Register
Results 1 to 4 of 4
  1. #1

    Nhìn Lại Mình - TRÍCH ĐOẠN 3: CÓ NHỮNG VẤN ĐỀ

    Dưới đây là trích đoạn một phần trong sách Nhìn Lại Mình do tôi viết, phân tích về những vấn đề văn hoá, lịch sử, xã hội và con người Việt Nam.
    Tôi sẽ lần lượt đăng lên nhiều trích đoạn khác về nhiều đề tài khác nhau trong những chương của quyển sách này. Mời quý vị đọc.
    Nếu muốn nhận ebook toàn bộ quyển sách, xin liên lạc leqkhoi@yahoo.com

    TRÍCH ĐOẠN 3: CÓ NHỮNG VẤN ĐỀ


    ………………………

    Hai chương trước tôi nói khá nhiều về nền văn minh Việt Nam và lòng tự hào bốn ngàn năm văn hiến của người Việt. Niềm tự hào này của chúng ta rất lớn và cũng rất phổ biến. Bằng chứng cho sự phổ biến là chúng ta được nghe và nói rất nhiều về nó. Sự hiện diện của những câu như “Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến”, “Việt Nam có một truyền thống văn hoá lâu đời”, “Người Việt Nam thông minh học giỏi”, v.v. có ở nhiều nơi, trong thơ, trong nhạc, trong sách truyện, trong phim, trong kịch, trong lời nói, trong trường học, và trong gia đình hàng ngày. Một bằng chứng khác về niềm tự hào này là chúng ta thường hay chê bai hoặc xem thường những dân tộc khác. Nếu chúng ta đã chấp nhận mình là người có một nền văn hiến lâu đời và cao độ thì chúng ta cần phải chứng minh điều đó. Chúng ta nói chúng ta là người có văn hoá thì chúng ta phải giữ lời nói đó và sống đúng như ý nghĩa của chữ “có văn hoá”.


    Trình độ văn hoá của một dân tộc phần nào được phản ánh qua những việc làm và cách giao tiếp giữa con người hàng ngày. Những việc làm và cách giao tiếp này lại phản ánh sự suy nghĩ và trí tuệ của con người. Trong phần viết này tôi muốn được nói lên một vài nhận xét về những việc làm hàng ngày xung quanh ta. Ðây là những điều không được tốt lắm. Những việc này có thể chỉ nhỏ thôi, và không đáng quan tâm đối với nhiều người. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ mặc dầu là những việc làm, hành động nhỏ, chúng có thể nói lên rất nhiều về trình độ văn hoá của một số đông
    con người hoặc một dân tộc; và nếu nhìn từ góc cạnh trình độ văn hoá như vậy thì đây là những vấn đề rất lớn. Tôi tin tưởng rằng ngoài tôi ra còn rất nhiều người khác nữa cũng sẽ coi những việc này là quan trọng và nhiều ý nghĩa. Có những việc làm không hay và những giống dân khác hoặc người bản xứ cũng làm. Nhưng ta không thể dùng đó để làm “excuse” cho mình được vì làm như vậy nghĩa là nói rằng người ta làm điều xấu thành ra cũng không sao nếu chúng ta làm những điều tương tự. Dĩ nhiên không thể như vậy được.

    ……….…..

    Dơ bẩn và xả rác là vấn đề thứ ba.

    Cũng ở những trung tâm sinh hoạt hoặc chợ búa của cộng đồng, các bạn có để ý là lúc nào nó cũng dơ hơn những trung tâm chợ búa của người bản xứ hoặc những giống dân khác không? Lý do chỉ đơn giản thôi. Xả rác. Mọi người đua nhau xả rác. Từ đàn ông cho tới đàn bà. Từ già cho tới trẻ. Tôi đã từng gặp những cụ già vừa ăn xong cái bánh tét và liệng ngay cái vỏ lá chuối xuống lề đường trong những khu chợ như chỗ không người. Tôi đã từng gặp những anh thanh niên hút thuốc xong liệng ngay phần còn lại của điếu thuốc xuống đất trong nhà hàng mặc dầu cái gạt tàn thuốc nằm ngay trên bàn trước mặt. Tôi đã từng chứng kiến những bà mẹ trẻ vất những bịch ny lông đựng hàng trong những bãi đậu xe để gió thổi những bịch này bay ... phất phới. Tôi đã chứng kiến những đứa bé chọi pháo ở trên mặt đường, vất giấy kẹo, v.v. khắp nơi mà bố mẹ đi chung cũng chẳng để ý hoặc dạy dỗ.

    Ðó là ở bên ngoài. Bây giờ chúng ta thử vào một chợ bán thực phẩm xem sao. Ấn tượng trước tiên sẽ là cảnh chật chội người và người vì những gian hàng đặt gần nhau quá và nhiều quá chiếm hết chỗ đi lại. Hàng hóa thì lung tung, vô trật tự, rối rắm. Có những món hàng rất dơ và cũ, quá hạn mà vẫn được bầy bán. Những người đi chợ thì lục lọi, bới móc các món hàng lộn cả lên để rồi cuối cùng bỏ đi còn lại là một đống bề bộn. Nhìn xuống đất thì rau cải, bịch ny lông, hộp các tông đủ thứ linh tinh như một trận đồ. Trong khi quý vị và các bạn nhìn lên để tìm lối đi giữa những thùng đựng hàng được đặt ra khắp nơi thì hãy cẩn thận vì đôi khi quý vị và các bạn sẽ đạp lên một vũng nước đọng không ai lau chùi.


    Rời chợ thực phẩm chúng ta hãy vào một nhà hàng ăn. Nhà hàng ăn cũng dơ không kém. Ðây là một điều tôi không thể nào hiểu được. Nhà hàng là nơi ăn uống thì cần nhất phải sạch sẽ chứ tại sao mà phần lớn những nhà hàng Việt Nam tôi đi đều thật dơ bẩn. Trước tiên hãy nhìn xuống sàn nhà. Những mẫu đồ ăn lụn vụn trên sàn nhà dơ bẩn ở các nhà hàng này tôi nghĩ có thể nuôi được một gia đình chuột. Chuột thì tôi chưa được thấy nhưng gián thì thấy vài lần; còn ruồi thì nhiều, ở mọi nơi, bay tới bay lui rất ... mát mẻ. Sau đó muốn biết rõ mức độ dơ bẩn thì các bạn chỉ việc quan sát cách chùi bàn của những nhân viên nhà hàng. Một cái khăn không sạch lắm, quét một lượt hoặc hai lượt trên mặt bàn là xong ngay để lại trên mặt bàn những lằn nước trộn lẫn với dầu mỡ. Nhiều mẫu đồ ăn lụn vụn từ trên bàn theo cái quét đó mà rơi xuống đất và xuống ... ghế. Các bạn hãy khoan ngồi xuống đã vì khả năng trên ghế ngồi của các bạn có một vài cọng giá, một mẩu hành là rất cao. Khi ngồi các bạn hãy cẩn thận không thì một mảnh xương heo hoặc xương cá sẽ đâm vào ... đít. Ngồi xuống xong nếu các bạn ghé mắt nhìn vào những hũ, bình đựng nước mắm, nước tương, tiêu muối thì chắc chắn các bạn sẽ thấy một đống chai lọ, muỗng, đũa dơ bẩn với mắm, muối, tương, dầu bám vào chúng như cáu ghét và dầu mỡ nhớp nháp với những dấu vân tay của không biết bao nhiêu người sử dụng.
    Cầm tờ thực đơn nhàu nát và cũng nhớp nháp không kém, các bạn có cảm nghĩ gì không? Các bạn có bao giờ vào nhà hàng của những dân tộc khác mà phải dùng khăn giấy để lau lại muỗng nĩa, hoặc phải tráng lại tách nước trà bằng chính nước trà dùng để uống chưa?

    Tôi rất ít khi đi vào nhà cầu của những nhà hàng. Nhà hàng là nơi ăn uống thì chắc chắn khách sẽ cần vào nhà cầu để rửa tay, rửa miệng, đi tiểu, v.v. Nhưng phần đông nhà cầu của những nhà hàng Việt Nam lại là nơi dơ bẩn nhất. Xin nói rõ tôi chỉ nói nhà cầu đàn ông thôi vì tôi là ... đàn ông mà. Tôi chưa bao giờ vô phía ... bên kia cả. Trong nhiều nhà hàng vượt qua con đường ngắn dẫn tới nhà cầu cũng đã là một chiến công rồi. Tới nơi, chỉ nhìn cánh cửa nhà cầu thôi với những màu sắc dấu vết dính trên đó là lại chùng bước một lần nữa không biết có nên mở ra không. Khi mở cửa bước vào thì có khả năng quý vị và các bạn sẽ được chào đón bằng một ánh đèn lờ mờ và mùi khai nồng nặc. Ðôi khi một cuộn giấy lăn lóc trên sàn lẫn trong những vũng nước nhỏ sẽ làm cho sự di chuyển của quý vị và các bạn khó khăn hơn. Các bạn bước vào nhà cầu thì ôi thôi cầu nghẹt với tất cả những thứ trong đó trôi nổi và chưa có ai thông cầu cả. Các bạn vội bước ra bồn tiểu vừa tiểu vừa nín hơi. Tiểu xong, vặn nước và cúi xuống nhìn lại thì nhận ra một đống đầu thuốc lá được vất trong cái cầu uế vàng đó đã làm nghẽn nước. Nước ọc ạch trôi, chực trào ra ngoài thành và không biết có trôi hết không. Bạn nản lắm rồi nhưng còn phải rửa tay cái đã. Bạn bước tới bồn rửa tay. Nếu may mắn thì cả nước nóng và lạnh đều hoạt động. Nhưng ngay ở trong bồn rửa tay bạn cũng sẽ thấy một vài mẫu thuốc lá lẫn trong những chất gì nhơn nhớt với màu sắc riêng biệt của nó. Bạn cũng cố gắng và vội vã rửa tay ... không (vì không có xà bông) cho xong. Tới khi bước ra lấy khăn giấy lau tay thì ôi thôi khăn giấy đã hết từ lúc nào. Bạn chỉ còn hai lựa chọn mà thôi, hoặc là để tay ướt, hoặc là chùi lên quần áo. Dù bạn chọn cách nào đi nữa thì trước khi rời nhà cầu bạn cũng lại phải đặt tay lên cái núm cửa trên cánh cửa với những vết dính có màu sắc kỳ lạ kia. Bạn ra khỏi nhà cầu thở phào nhẹ nhõm và tự hỏi tại sao nhà cầu của nhà hàng “fast food” McDonald’s lại sạch sẽ và thơm tho đến thế, khác hẳn với nơi này.


    Ðáng buồn quá. Như vậy thì làm sao nói dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến.

    Ðiều tôi nói trên đây thực sự có phóng đại, nhưng đúng là tôi đã gặp tất cả những cảnh như vậy trong nhiều nhà hàng Việt Nam. Tôi chỉ gom những kinh nghiệm đó vào chung trong một câu chuyện mà thôi. Tôi cũng tin chắc rằng quý vị và các bạn đọc giả cũng đã nhiều lần trải qua những kinh nghiệm tương tự tại nhiều nhà hàng. Dĩ nhiên cũng có những nhà hàng sạch sẽ, vệ sinh hơn nhưng số lượng hình như quá ít ỏi. Hay tại tôi đi những nhà hàng rẻ tiền? Tôi không nghĩ nhà hàng sang rẻ là lý do giải thích cho sự dơ hay không dơ. Hãy thử nhìn một tiệm ăn rẻ tiền McDonald’s nhưng sạch sẽ thì chúng ta sẽ hiểu. Cũng cần nhắc là sự dơ bẩn cũng phụ thuộc vào người sử dụng nữa. Cả người sử dụng và chủ nhà hàng đua nhau làm tăng sự dơ bẩn.

    Có rất nhiều vấn đề “nho nhỏ” như ba vấn đề trên đây mà tôi rất muốn kể, nhưng tôi nghĩ sẽ không thể nào nói ra hết được. Vả lại tôi cũng thấy quá “depressed” rồi. Tôi chỉ nói sơ sơ một vài ví dụ mà thôi: hút thuốc trong những nơi cấm hút thuốc; khạc nhổ ngoài đường, đi tiểu ngoài đường (điều này chỉ xảy ra trong nước và còn khá phổ biến, và đáng buồn là có những người ăn mặc lịch sự và không phải vô gia cư làm điều đó); nói tục (nhiều người nói tục nhiều quá đến nỗi những lời tục tĩu gần như trở thành một phần của câu nói và chẳng ai để ý tới nữa); v.v.


    Ðó là những vấn đề "nhỏ". Những vấn đề lớn hơn cũng vậy. Sau đây là một vài dẫn chứng.

    Ví dụ như việc thi cử gian lận trong trường học. Ðây là một vấn đề rất phổ biến, rất lớn, và rất đáng xấu hổ. Vậy mà có những người lại tự hào và khoe khoang khả năng gian lận đó với người khác. Không những vậy, có những người thi cử, bài vở gian lận; đến cuối năm được điểm cao thì tự hào học giỏi, và khi ra trường lại tự hào có bằng cấp.

    Ví dụ như cách thức thảo luận … mà nhiều khi những cuộc tranh luận đó trở thành, hoặc bị coi là, cãi nhau hoặc chửi nhau (Thực sự đó là những cuộc chửi nhau).

    Ví dụ như những cuộc cãi nhau, những cuộc chửi nhau, những sự vu khống, bêu xấu, hoặc tự ca ngợi, tự tâng bốc lẫn nhau trên những phương tiện truyền thông. Cho dù vì mục đích gì đi nữa (có thể là để tự lăng xê, có thể là ganh ghét hoặc quấy rối sinh hoạt chính trị, v.v.) và cho dù ai làm công việc đó đi nữa; tất cả đều cho thấy một trình độ văn hoá thấp kém và sự thông minh thảm hại của những nhân vật đó … những người làm và đại diện cho văn hoá, văn học, chính trị, xã hội, truyền thông của chúng ta.

    Ví dụ như việc in sang lậu băng Video, CD, DVD, và những sản phẩm trí tuệ khác (intellectual property); gian lận trong sử dụng “cable TV” và đĩa vệ tinh (satellite dish). Ví dụ như việc thâu và trình diễn âm nhạc không xin phép tác giả.

    Ví dụ như việc gian lận lợi tức xã hội, "welfare", nhà cửa, v.v.; gian lận trong "healthcare", sức khoẻ; gian lận trong bảo hiểm; v.v.

    Ví dụ như cách thức làm ăn của những cơ sở kinh doanh được nhìn thấy qua thái độ cư xử với khách hàng, với nhân viên làm việc, và với các đối tác thương mại.

    Ví dụ như cách thức cạnh tranh, cách thức làm việc trong một tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau, v.v.

    Ví dụ như việc hối lộ, biển thủ trong chính quyền. Ví dụ như sự bất công xã hội, thiếu dân chủ của chính quyền.

    Còn nhiều lắm. Tôi chứng kiến những việc đó ở mọi nơi, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, già trẻ, trai gái, trong nước hay ngoài nước, hoặc tư tưởng chính trị. Những điều đó là vấn đề của cả một dân tộc. Những điều đó không cho tôi thấy chúng ta là một dân tộc có văn hoá hoặc văn hiến. Các bạn chỉ việc quan sát đời sống xung quanh mình thì sẽ thấy thôi.


    Tôi biết rằng những vấn đề xã hội đất nước nào cũng gặp phải, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta chấp nhận nó hoặc dùng nó để biện hộ những việc không hay của chính mình. Hơn nữa mức độ và sự phổ biến của những vấn đề sẽ nói lên được trình độ văn minh và kỷ luật xã hội của mỗi dân tộc. Đồng thời, đôi khi trong vấn đề gian lận thì những gian lận to lớn phần nào chứng tỏ được khả năng và sự “khôn ngoan to lớn” của những kẻ gian lận. Những gian lận nhỏ bé, vặt vãnh hình như dễ làm chúng ta khó chịu hơn và khinh thường hơn thì phải. Tuy vậy, cả hai đều không tốt và đều đáng bị trừng phạt.


    Tôi đồng ý không phải mọi người đều có những hành vi thiếu văn hoá; không phải nhà hàng nào cũng dơ bẩn; không phải học sinh nào cũng gian lận trong trường học; không phải ai cũng thích cãi nhau, chửi nhau, vu khống, nói xấu người khác. Nhưng những điều đó tôi thấy quá rõ ràng và thường xuyên, phổ biến.

    ……………..


    Tôi chỉ mong đưa ra một vài ví dụ trong rất nhiều những ví dụ để chứng minh rằng chúng ta còn nhiều giới hạn cần phải vượt qua, còn nhiều suy nghĩ phải thay đổi. Chúng ta tự hào với bốn ngàn năm văn hiến vậy thì chúng ta hãy chứng minh điều đó đi.
    Last edited by LeKhoi; 11-04-2011 at 08:53 AM.

  2. #2
    Cám ơn anh Lê Khôi ! mong chờ để đọc tiếp,dù vẫn biết những chuyện này khg mới gì,và mắt mình luôn nhìn thấy mỗi ngày,mỗi giờ phút mà vì cần thiết ,phải ló mặt ra đường...Một sự thật xấu hổ khg thể,khg có cách gì biện luận ....
    Nếu về sau quay gót cuốn mau, dấu chân sầu in vết không lâu...chẳng nợ gì nhau ...

  3. #3
    Trích đoạn 4 vừa được đăng lên. Xin mời đọc.

  4. #4
    t qua con đường ngắn dẫn tới nhà cầu cũng đã là một chiến công rồi. Tới nơi, chỉ nhìn cánh cửa nhà cầu thôi với những màu sắc dấu vết dính trên đó là lại chùng bước một lần nữa không biết có nên mở ra không. Khi mở cửa bước vào thì có khả năng quý vị và các bạn sẽ được chào đón bằng một ánh đèn lờ mờ và mùi khai nồng nặc.
    Try out our free C_TFIN52_66 exam dump and latest comptia testking.biz - E20-018 dumps training courses to get high flying success in final the-berklee and www.northeastern.edu exams, mcts College of Notre Dame of Maryland is also very useful tool.

 

 

Similar Threads

  1. NHỮNG VỠ TAN NGÀY NÀO thái san
    By ttv2007 in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 10-15-2011, 05:43 AM
  2. Mình Ơi !...
    By Nguyenthitehat in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 10-14-2011, 12:15 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:12 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh