Register
Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 44
  1. #21
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Xin chào tất cả,

    Có nhời chép rằng:"Ma lực đồng tiền". Đồng tiền có ma vì qua tay nhiều người. Người tham tiên khi chết thì hồn đi theo đồng tiền của họ. Thì như làm vậy, một đồng tiền có nhiều hồn ma ám. Đồng tiền càng cũ thì càng có nhiều ma. Mấy cái ngân hàng nhà nước cứ phải in tiền mới để trấn an người tiêu dùng. Ở các nước tiến bộ, người ta gửi tiền trong nhà băng. Chứ không dám cất dấu trong nhà vì sợ ma.

    Ngày xưa, công nghệ nhà băng chưa phát triển, người ta phải cất tiền trong nhà. Nhà càng giàu càng nhiều ma phá khuấy, càng bị ma cám dỗ. Thì như làm vậy, người tu tại gia khó thành chánh quả. Tu chợ lại càng khó vì nơi đó có nhiều ma cỏ từ bốn xứ đổ về.

    Người tu tại gia, sau khi ngộ, thì nhận ra tiền là đầu mối của sự dữ. Cần phải tránh xa. Càng xa càng tốt để khỏi bị sa chước cám dỗ. Đem tiền đi chôn dấu thì chưa phải cách vì mình biết rõ nơi chốn dấu. Ngộ nhỡ ra, sau này, có lúc mình cần tiền rồi tìm đến nơi chôn dấu để đào lên. Như sách có câu "ông kia đã bỏ thuốc lào, Thấy ba số tám vội đào điếu lên". Đem cho người nghèo khổ cũng chưa phải cách vì mình biết nơi ăn chốn ở của họ. Ngộ nhỡ ra ngày sau mình tìm đến nơi họ. Hoặc giả như, họ mang ơn mình rồi mấy dịp lễ lớn, họ cứ quà cáp biếu xén này nọ thì cũng phiền. Đem tiền đổ xuống sông xuống biển là tốt nhất vì mình không biết đồng tiền trôi về nơi mô. Nói dại mồm, là nhỡ ngày sau có cần đến tiền thì cũng chả biết nơi đâu mà mò. Phải không cơ?


    Kính thưa bác Đậu,


    Bài bác Viết thật vui và có ý nghĩa.


    Đây cũng là một trong những cách giãi thích rất hay và thực tế về cái việc buông xã tiền của.


    Cám ơn bác đã viết những lời rất hữu ích giúp cho Vui có thêm được sự hiểu biết rất vui.


    Kính.


    Góp vui.

  2. #22
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Ông bà mình dạy là tiền chết có mang theo được đâu cốt ý nói con cháu chân hạnh phúc không dựa trên đồng tiền, sống sao cho có nghĩa có tình, có cha có mẹ, có huynh có đệ, có chị có em, có vợ có chồng, có bạn có bè. Đừng tham lam quá, đừng chạy theo đồng tiền quá không tận hưởng hạnh phúc. Ông bà mình chẳng thiền gì cũng đã thấu hiểu mục đích cuộc sống.

    Còn giáo lý Phật giáo thì tham sân si ấy là cái khổ. Giác ngộ nghĩa là bỏ được cái khổ, tìm thấy cái vui. Đây không gọi là buông xả mà là buông bỏ. Buông xả là bỏ đi cái tính sân si, buông bỏ là đừng níu kéo cái tham canh cánh bên mình. Đem bỏ tiền xuống sông là gạt bỏ phiền não, giữ bên mình cứ sợ mất và muốn vun bồi. Tự tìm cái khổ. Mình đã bỏ thì sao lại đem cho người. Đó là phú ý vậy.

    Tuy nhiên...

    Nếu tu tập theo đại thừa, lái chiếc xe bự, thì đồng tiền quả thật là bánh xe bò nếu biết đặt để đúng cách cũng cứu người nhiều lúc. Hoặc giả mang đi tặng chùa chiền nấu lại các bữa cơm ngày lễ lạc giúp đỡ đội quân cái bang qua cơn đói lòng. Nếu phân chia đồng tiền ấy cho bá tánh âu cũng là giúp người thiết thưc qua cơn bĩ cực. Người bình thường thêm tiền là gia tăng cho họ cái tính tham lam, nhưng người nghèo được cho tiền chỉ là sống còn từng bữa. Thầy tu Nam Tông cũng cầm bình bát đi xin ấy mà, cho bữa cơm hay cho đồng tiền để họ mua cơm cũng là giúp đỡ họ tu mà thôi.

    Hột kim cương lóng lánh vì nó được mài dũa nhiều mặt. Sự việc trở nên phong phú nếu mình chịu nhìn từ nhiều phía.

    My two cents.
    Last edited by Triển; 06-15-2017 at 09:19 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #23
    Cám ơn bác Triển đã giãi thích rõ ràng và rất hay cả hai trường hợp: đời và đạo.
    Và vô cùng cám ơn bác đã giãi nghĩa rõ ràng sự khác nhau giữa hai từ "Buông xã" và "buông bỏ".


    Tại Vui còn là người đời thành ra còn có cái tâm phân biệt đời và đạo, nhưng đối với giáo lý Phật giáo thì "Tất cả các pháp đều là Phật pháp".


    Rất kính phục sự hiểu sâu biết rộng của bác trong nhiều lảnh vực khác nhau .






    Hột kim cương lóng lánh vì nó được mài dũa nhiều mặt. Sự việc trở nên phong phú nếu mình chịu nhìn từ nhiều phía.

    My two cents.




    Cho nên Vui luôn mong đón nhận những quan điểm khác nhau từ nhiều bậc cô bác và các anh chị


    Kính.


    Góp Vui

  4. #24
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Chào chủ nhà anh/chị gopvui cùng các anh chị,

    Chiều mang hoa sen chụp dưới mưa, cho tâm thêm tịnh, cám ơn sư huynh Triển đã giải thích rõ "Buông xã" và "buông bỏ"
    Chiều vừa đi xa vài chuyến về, có nhiều điều lạ và vui sẽ chia sẻ thêm hình trong góc nhỏ sau.

    Last edited by chieubuon_09; 06-16-2017 at 04:30 PM.

  5. #25
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Se sẻ nghe tiếng chuông chùa hay tiếng chuông nhà thờ thì tâm sẽ tịnh .

  6. #26
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by góp vui
    Cám ơn bác Triển
    Du a quẹo cằm.



    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    Chào chủ nhà anh/chị gopvui cùng các anh chị,

    có nhiều điều lạ.

    Chắc là có ý trung nhân rồi. Nhớ đem hình lên cho các anh chị em chấm điểm mức độ điển trai nha.




    Quote Originally Posted by hoài vọng
    Se sẻ nghe tiếng chuông chùa hay tiếng chuông nhà thờ thì tâm sẽ tịnh .
    Không thể ngồi ngóng đồng hồ chờ công phu chiều hoặc đúng giờ chẳn chuông gióng được Lính Đại Ca. Muốn tâm tịnh chỉ cần hít thở sâu đều đặn thì tâm sẽ tịnh. Huyết áp sẽ xuống, óc nhiều dưỡng khí. Tinh thần sẽ thư thái. Tâm trí sẽ thảnh thơi. Có hai loại người đầy kinh nghiệm cho vụ hít thở là sản phụ lúc đang sanh và sĩ tử vào mùa thi cử.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #27

    Kính thưa tất cả quý vị,


    Kính chào bác Hoài Vọng và Chiều Buồn đến thăm quán.


    Cách đây vài tuần có một vị PM cho cái link, Vui đã đọc và không biết chắc có phải vị ở trong tin là cùng chung một người?


    Nhưng mà dù sao thì Vui cũng vẫn còn hình ảnh của bác trong tâm cho nên cứ coi như mình đang thưa chuyện với bác.


    Nếu có gì động chạm đến ai đó thì xin thứ lỗi.


    Kính ghi.


    ..........................................


    Khi mở quán nầy ra thì Vui không có ý định bàn về tôn giáo. Nhưng mà tình cờ có chất tác dụng đưa đến những câu chuyện vui, cho nên Vui cũng tùy duyên mà viết ra thôi.


    Nói về tình thương người và sự chia sẻ cho những người có nhu cầu thì Vui đã gặp nhiều trường hợp.


    Cách đăy vài năm Vui có đi một chuyến tham quan qua Án Độ.
    Chuyện rất dài nhưng trong phạm vi bài nầy Vui chỉ tóm tắc phần mình muốn nói thôi.
    Chuyến đi nầy khỏang 30 chục người có cả quý thầy và quý sư cô.


    Đoàn đi đến đảnh lễ nhưng danh thắng của lịch sử Đức Phật.


    Trước khi đi quý thầy đã chỉ bảo những gì được làm và những gì không nên làm, nhất là phải cẩn thận khi cho tiền.


    Đến đâu cũng có một đám đông phần lớn là trẻ em xòe tay xin tiền. Vì là lần đầu tiên đi sang đây cho nên Vui chưa có kinh nghiệm gì hết. Thấy các trẻ có vẽ nghèo khổ quá cho nên lấy tiền ra phân phát cho các em.


    Thế là một đám đông vây quanh chật cứng Vui không thể nào thoát ra được, quý thầy đã dặn rồi nhưng mà Vui không ngờ chuyện khó khăn đến thế.


    Thế là hướng dẫn viên (Người Ấn Độ) phải can thiệp vào, ông ta cầm cây roi dài và hét lên cho các em tránh ra.


    Sau đó quý thầy có giải pháp là: ai muốn cho tiền thì gom góp lại giao cho một người, bảo các em đứng xấp hàng, hướng dẫn viên cầm cây coi đứng canh chừng không cho các em chồm lên tay của người phát tiền. Thế là Vui thấy có những người lớn cũng nhập vào luôn, người phát tiền cũng phải mõi cả tay.


    Khi có thì giờ ngồi nghĩ, chúng tôi ngồi trò chuyện với hướng dẫn viên. Ông ta nói rằng, "Các bạn có lòng tốt thì quý lắm, tôi rất cám ơn các bạn, nhưng có điều tôi muốn nói với các bạn rằng, những đước trẻ đó mỗi ngày có thể nhận được vài trăm rub, bằng số tiền mà cha mẹ chúng phải đi làm vất vả mỗi ngày.
    Cho nên cha mẹ chúng không cho chúng đi học để ở nhà đi kiếm tiền".


    Chúng tôi nghe thế bèn hỏi thầy, vậy nên cư sử thế nào cho đúng?


    Xin lỗi quý vị nha, Vui bận việc phải đi, sẽ viết tiếp khi có thì giờ.


    Kính




  8. #28
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Bàn cho vui....

    Nếu chúng ta không đi hành hương. Nếu chúng ta không đi khắp nơi du lịch, chắc chắn là các nơi hành hương, các xứ du lịch cũng không có đội quân trẻ con cái bang này. Cho nên đã đến nơi rồi thì không nên nghĩ ngợi nhiều quá. Ngoài đời người ta nói làm việc có hiệu quả, khi chỉ tập trung vào công việc chính, đừng ôm đồm đa đoan. Trong đạo Phật thì người ta nói làm việc gì cũng nên có chánh niệm. Nghĩa là chú tâm vào việc đó.

    Khi đứng ban phát tiền của, hiện vật cho những đứa trẻ thì chỉ nên tập trung, nhứt tâm nghĩ đến chuyện ban phát. Đừng nghĩ ngợi gì khác, thì công việc làm của mình có ý nghĩa cho người chung quanh, thân tâm mình được an lạc vì vừa làm một việc tốt.

    Khi về nhà nghĩ ra được chuyện bố thí là gián tiếp hại các đứa trẻ, thì rút kinh nghiệm đừng đi hành hương hay du lịch nữa. Bởi vì mình không tạo điều kiện thì đội quân tiểu cái bang cũng sẽ tự động tan rã. Mọi người an vui.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #29

    Hành hương Ấn Độ

    Kính chào bác Triển,
    Kính chào tất cả,

    Cám ơn bác Triển có những lời giãi nghĩa quý báu.
    Đây cũng là một trong những cách gãi quyết vấn đề hợp tình hợp lý.

    Lý thuyết của Phật pháp là tuỳ duyên, nghĩa là không chấp chặt vào một bên nào, nên còn có những lối giãi thích khác nhau và hành xử khác nhau, không nhất thiết kết luận bên nào đúng hai sai .

    Khi chúng tôi hỏi một vị thầy, làm thế nào cư xử cho đúng (Nghĩa là nên bố thí cho những trẻ em đó hay không nên).

    Thầy bảo rằng.
    Thí dụ như, có một người năm trước là một triệu phú, Nhưng vì chuyện kinh doanh thất bại nên thua lổ và trở nên sạt nghiệp, phải bán hết nhà cửa để trả nợ, bây giờ ông trở nên một người nghèo khổ, thiếu thốn. Ông ta cần một sự giúp đở để qua cơn đói khổ .
    Mình có nên giúp hay không ? có nên cho rằng ông đã từng là một triệu phú, vậy không cần phải giúp đở ông .

    Trường hợp thứ nhì :
    Có một người nhà giàu đi du lịch, dọc đường không may bị trộm mất hết tiền bạc và giấy tờ, bây giờ không có tiền để mua thức ăn
    ông ta cần sự giúp đở tạm thời để sống qua một ngày trong khi chờ đợi thân nhân tiếp tế, mình có nên giúp không hay là cho rằng ông ta là một nhà giàu đâu cần giúp đở .
    Cho nên tuỳ cái tâm của mình nghĩ như thế nào thì làm như thế ấy thôi.

    Về trường hợp những trẻ em nghèo hằng ngày đi xin tiền để sống.
    Có người quan niệm rằng:
    Các em đó ỷ lại vào lòng thương người, cứ đi xin tiền mãi như vậy là gieo cái nhân không tốt, cho nên có cái quả là cứ bị nghèo hoài .
    Thay vì cố gắng sống nghèo khổ một chút mà lo học hành để mai sau lớn lên có cái nghề để sinh sống, không chịu đi học, lớn lên không có việc làm để nuôi gia đình, thì kéo theo những con cháu khác lại phải nối nghiệp cha mẹ chúng hồi nhỏ.

    Trở lại câu chuyện phát tiền cho các em .
    Lúc mọi người phát tiền cho các em trước cửa một khách sạn gần Bồ Đề Đạo Tràng, có một vị khách người Nhật đứng đó nhìn và nói với tôi rằng :
    "Chúng tôi không làm những chuyện bố thí như thế mà chúng làm làm một chuyện bố thí lớn hơn, bố thí cho tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo sang hèn"
    Tôi hỏi ông "Bằng cách nào? ".
    Ông ấy nói "bạn có thấy cái hàng máy lọc nước ở lối ra vào trước cổng Bồ Đề Đạo Tràng không".
    Tôi trả lời "Dạ, tôi có thấy"
    Ông ta hỏi tiếp "Có khi nào bạn dừng lại và dùng nước ở đó để uống không"
    Tôi đáp "Thỉnh thoảng"
    Ông ta nói "Chúng tôi đã góp tiền lại để làm cái máy lọc nước đó cho tất cả mọi người, ai cũng có thể đến đó lấy nước về để dùng".
    Tôi nói "Cám ơn ông"

    Vì nước ở khu vực gần B Đ Đ T. có nhiều chất vôi cho nên cần phải qua hệ thồng máy lọc nước trước khi dùng .

    Tôi cũng được biết là người Thái Lan cũng làm hai dãy nhà vệ sinh cho nam và nữ cũng gần lối ra vào gần Tháp Giác Ngộ .
    Rất là cần thiết có hai dãy nhà vệ sinh đó .

    Người Việt mình cũng nổi tiếng là có tâm từ rất lớn, mỗi nhóm người đến đó đều cúng dường cho những nhà sư ở nơi B Đ Đ T và cho tiền người nghèo, nên trẻ em ở khu vực đó biết rất rõ . Khi thấy đoàn Việt Nam đến là các em bám theo, bám theo cho đến nổi mọi người không cầm lòng được . Chuyện nầy, bên nào kiên nhẫn hơn thì bên đó sẽ thắng . Các em còn học một số tiếng Việt cần thiết . Thí dụ như, khi thấy đoàn Việt Nam đến là các em chạy theo chào đón và nói "Nam Mô A Di Đà Phật " .

    Thế rồi tôi đi Ấn Độ một lần nữa.
    Lần nầy tôi ở lâu hơn,
    Lần nầy tôi không cho tiền các em nữa mà cho tiền vào những thùng donation để cho cái phần "Fair share " của mình thôi, vì tôi không có tiền nhiều để làm những chuyện gì lớn hơn.

    Và tôi cũng cầu nguyện an vui no ấm cho tất cả mọi người .

    Kính chúc quý vị những ngày vui .

  10. #30
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Xin chào tất cả

    Nước Ấn nghèo vì dân số đông. Dân số đông là tại đàn ông nước Ấn có nhiều vợ. Nhiều vợ thì phải ở nhà nhiều. Không còn thời giờ để ra ngoài làm lụng kiếm tiền nữa. Thì như làm vậy, mức thu nhập hàng tháng của gia đình sẽ thấp nhưng được cái là nhiều con nhiều cái. Đấy, cứ làm tính nhẩm thì biết ngay. Chả cần phải dùng đến khao cu lê tơ làm gì cho nhớn chuyện. Một vợ thì một đứa con mỗi năm. Có thề là hai là ba, là các trường hợp ngoài lệ, nhưng đây chỉ tình là một, cho tiện việc nhà nước. Hai vợ thì là hai con mỗi năm. Ba thì là ba. Bốn thì là bốn. Có thể nói mà chả sợ nhầm là cấp số con mỗi năm bằng cấp số vợ hiện tại.

    Nhiều con mà làm ít tiền thì nhà nghèo là cái chắc. Nhà nghèo thì phải tìm cách xoay xở cho bớt nghèo. Nói nào ngay, dù bằng cách nào thì cũng cần có vốn. Chỉ có một cách xoay mà chả cần vốn là đi ăn xin. Người nhớn đi ăn xin thì xấu hổ mà nhiều khi không có kết quả tốt. Thì như làm vậy, mới đẩy con nít ra đường phố. Nhà nào có nhiều con thì mức thu nhập tăng gấp hai gấp bà. Nhà nào có một đứa thì người nhớn ngồi lại bàn cách tăng hộ khẩu cho nhanh chóng đang bắt kịp đà tiến cuả hàng xóm.

    Thì đó, nếu chỉ bố thì cho bọn trẻ thì chả bao giờ triệt tiêu được cái vấn nạn con nít ăn xin trên đường phố. Mỗi năm số trẻ ăn xin lại tăng lên gấp hai gấp ba. Thì rồi sẽ đến lúc đường phố toàn là bọn trẻ ăn xin. Khách du lịch mỗi ngày một vắng vì lòng dạ bức xúc khi nhòm bọn trẻ ăn xin mà chả làm gì hơn được ngoài việc bố thí.

    Thành phố du lịch, ngày nào sầm uất, thì rồi sẽ vắng ngắt. Các cửa hàng dịch vụ cung cấp này nọ cho khách du lịch dần dà phải đóng của vì làm ăn thua lỗ. Rồi thì công nhân viên sẽ bị sa thải. Dân chúng sống trong cảnh nghèo đói quanh năm. Ngài thị trưởng, Mè e, của thành phố phải lên truyền hình tuyên bố nghành du lịch phố nhà phá sản và kêu gọi nhân dân bám trụ, cương quyết không dọn nhà đi chỗ khac. Mặt khác, ông Mè e nộp đơn xin tiền trợ cấp của liên bang để giải quyết các khâu quan trọng trong đời sống hằng ngày của thành phố .

    Ấy, sẽ có nhiều gia đình không kham nổi mức sống nghèo khổ thì rồi sẽ di dân qua thành phố kế bên. Lại đẩy con cái ra đường phố ăn xin. Lại tìm cách tăng nhanh nhân khẩu gia đình để làm giàu cho chóng. Rồi số trẻ ăn xin tăng vượt mức, vượt bờ làm công nghệ du lịch ở thành phố đó đi đến chỗ phá sản.

    Rồi thì cả nước Ấn không còn công nghệ du lịch nua. Cả nước đã nghèo giờ thêm ngheo. Phải kêu gọi lòng nhơn đạo của các nước văn mình tiến bộ khác. Nói giả dụ là nước Mỹ. Đấy, rồi nhận dân Mỹ phải thắt lưng buộc bụng đóng thêm thuế để nhà nước cứu trợ cho nước Ấn.

    Nói tóm lai, việc bố thì cho bọn trẻ ăn xin chỉ là giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Còn phần rễ củ thì em xin được điều trần tường tận như trên và đưa ra phương án thích hợp kịp thời là cấm đàn ông Ấn lấy nhiều vợ. Ai vi phạm? Nghiêm trị.

    Anh nào lỡ có nhiều vợ thì phải nộp lên phường khóm bản hoạch sanh nở hợp lý đàng hoàng. Và cương quyết làm theo đề án đưa ra. Triệt để tránh né các trường hợp đẻ ngoài kế hoạch. Ai vi phạm sẽ bị phạt vạ theo mức độ nghiêm trọng của sự việc.


    Xin hết
    Đỗ thành Đậu

 

 

Similar Threads

  1. Nhắn chị PhPhuongVy
    By Văn in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 2
    Last Post: 03-16-2015, 06:05 PM
  2. Nhắn TKNI
    By huutrung in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 1
    Last Post: 12-13-2011, 02:21 PM
  3. Nhắn chị Thụy Khanh
    By PhPhuongVy in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 29
    Last Post: 12-08-2011, 07:17 PM
  4. Nhắn bạn của 3X
    By Ba Ếch in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 113
    Last Post: 11-18-2011, 06:04 PM
  5. Nhắn huynh Cao Nguyên
    By Co may in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 0
    Last Post: 10-07-2011, 08:28 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:03 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh