Register
Results 1 to 1 of 1
  1. #1

    Nhìn Lại Mình - TRÍCH ĐOẠN 4: VÒNG LUẨN QUẨN - BƯỚNG BỈNH - CƯƠNG QUYẾT

    TRÍCH ĐOẠN 4: VÒNG LUẨN QUẨN - BƯỚNG BỈNH - CƯƠNG QUYẾT

    ………………………


    Tôi đã nói khá dài dòng về mùa hè ở Việt Nam một phần để đỡ nhớ Việt Nam, một phần để các bạn không sống trong khung cảnh đó có được một chút hình ảnh về nó, và cũng một phần để làm cho những bài viết về xã hội của tôi bớt khô khan. Tuy nhiên, lý do chính cho bài viết này bắt nguồn từ một nhận xét về hiện tượng thường thấy trong những quyển lưu bút. Hiện tượng đó là có nhiều người khi viết lưu bút hay tự nhận mình là “bướng bỉnh”. Lý do nhiều học sinh thích nhận mình bướng bỉnh có lẽ vì nó nghe có vẻ lãng mạn. “Bướng bỉnh” trong những quyển lưu bút bắt nguồn cho tôi nghĩ nhiều về sự bướng bỉnh trong xã hội, và tôi muốn bàn về sự bướng bỉnh trong xã hội xem sao.


    Tôi tin rằng và chắc nhiều quý vị và các bạn đọc giả cũng nghĩ như tôi là bướng bỉnh quá thì không tốt. Ðó là vấn đề thứ nhất. Vấn đề thứ hai tôi nghĩ còn quan trọng hơn là chúng ta lẫn lộn giữa tính “bướng bỉnh” và tính “cương quyết”. Tôi tin tưởng rằng một xã hội mà có nhiều người bướng bỉnh quá hoặc có nhiều người bướng bỉnh mà tưởng rằng mình cương quyết thì sẽ tai hại lắm.


    Phân biệt giữa bướng bỉnh và kiên quyết không phải d. Cả hai đều nói lên một mức độ cố gắng quyết tâm và ... lỳ lợm của con người. Sự cố gắng quyết tâm này bao gồm sự kiên trì vượt qua những khó khăn để nhất quyết đạt tới được mục tiêu của mình mà không bị tác động của người khác và môi trường, hoặc nếu có bị tác động thì cũng chỉ rất ít mà thôi. Tuy nhiên tôi nghĩ trong khi cương quyết có ý nghĩa hoàn toàn tốt nói lên sự nhất quyết, kiên trì thì bướng bỉnh có một ý nghĩa tiêu cực kèm theo, và mọi người khi nói tới bướng bỉnh thì có hàm ý sự tiêu cực này.

    Ý nghĩa tiêu cực của bướng bỉnh là người bướng bỉnh vì nhất quyết theo ý kiến của mình mà không chấp nhận hoặc lắng nghe ý kiến của bất cứ một ai khác. Người bướng bỉnh luôn luôn nghĩ mình đúng và làm việc theo suy nghĩ của mình mặc dầu có thể trong thân tâm người đó biết rằng anh ta sai, chưa chắc đúng lắm, hoặc biết rằng suy nghĩ hoặc phương cách làm việc của người khác hay hơn và hữu hiệu hơn. Người bướng bỉnh có thể biết rằng mình sai nhưng vẫn không chấp nhận sự sai của mình, vẫn làm theo ý mình và không chịu học hỏi từ người khác. Có thể nói người bướng bỉnh là một người “cương quyết một cách mù quáng”.

    Vì những đặc tính trên người bướng bỉnh rất khó làm việc với những người khác. Vì sự bướng bỉnh mà anh ta hoặc chị ta không chịu nghe ý kiến của người xung quanh và khó có thể hợp tác với mọi người để làm việc. Làm việc giữa người với người dĩ nhiên đòi hỏi khả năng biết lắng nghe và thương lượng, biết chấp nhận những ý kiến trái ngược, và quan trọng nhất là biết chấp nhận những ý kiến trái ngược có giá trị và biến nó thành hành động. Người bướng bỉnh sẽ không làm được những việc đó vì những việc đó đi ngược lại với bản tính hoặc thói quen của anh hoặc chị ta. Người bướng bỉnh vì không chịu lắng nghe ý kiến sẽ làm cho khả năng kết dính của một tổ chức bị yếu kém và chất lượng làm việc của một tổ chức hoặc của chính cá nhân anh hoặc chị ta không đạt mức cao nhất. Nếu người bướng bỉnh mà nắm giữ một vị trí quan trọng thì sự bướng bỉnh còn có thể đưa tới những hậu quả tai hại cho tổ chức hoặc công ty nữa ví dụ như làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty hoặc đưa đến chiến lược, đường lối kinh doanh sai lạc.


    Tính cương quyết thì khác. Tính cương quyết cho thấy sự quyết tâm nhưng không nói lên vấn đề tiêu cực của sự bướng bỉnh. Tính cương quyết cho thấy sự quyết tâm để đạt được mục đích. Tính cương quyết làm cho con người dồn hết khả năng, sức lực, sự kiên nhẫn, và tâm trí vào công việc và vì vậy d
    đưa đến thành công. Người vừa có tính cương quyết, vừa sáng suốt, và vừa biết lắng nghe thì d đạt được những kết quả đúng nhất và hiệu quả cao nhất. Trong khi người cương quyết d chiếm được sự khâm phục và nể nang của những người xung quanh thì người bướng bỉnh d làm những người xung quanh khó chịu, bực dọc và đôi khi khinh thường.

    Mặc dầu vậy, vì sự gần nhau giữa tính cương quyết và tính bướng bỉnh mà tôi hay lo sợ tôi và nhiều người khác d
    lẫn lộn giữa hai cái với nhau. Tôi đang bướng bỉnh và đang chứng tỏ sự bướng bỉnh mà tôi lại lầm tưởng tôi đang cương quyết và đang chứng minh sự cương quyết. Tôi là người bướng bỉnh nhưng lại lầm tưởng là người cương quyết. Và vì những đặc tính tốt của tính cương quyết mà tôi lại càng cố gắng xây dựng và củng cố cái tính “cương quyết” (thực ra là bướng bỉnh) của mình. Sau đó tôi lại đem cái tính “cương quyết” đó ra áp dụng trong xã hội với mọi người. Càng ngày tôi càng phát triển cái tính “tốt” đó của tôi hơn và càng trở nên “cương quyết” hơn. Sau nhiều năm tháng tôi đã trở nên ngày càng bướng bỉnh mà không hề hay biết. Tệ hại hơn nữa là có thể tôi tự tin và tự hào mình là một người cương quyết. Như vậy thì tai hại quá.

    Có thể những người xung quanh thấy tôi quá bướng bỉnh không làm việc chung được và bỏ mặc để tôi làm theo ý mình thì tôi lại hiểu lầm sự “cương quyết” của tôi đã chiến thắng. Hoặc trường hợp khác khi những người xung quanh từ chối hợp tác với tôi thì có thể tôi sẽ cho là những người này không thể làm việc chung được, hoặc tệ hại hơn nữa tôi có thể đổ lỗi cho xã hội là trong xã hội này mọi người không biết làm việc chung với nhau (hay chung với tôi (?)). Trong trường hợp nếu một xã hội có nhiều người bướng bỉnh quá và hiểu lầm là cương quyết thì chắc chắn không làm việc với nhau thường xuyên và dính chắc được, và kết quả của sự làm việc chung nếu có cũng không hữu hiệu nhất. Trong trường hợp đó những người này có thể đổ lỗi tại xã hội như thế này như thế nọ mà con người không làm việc với nhau được. Nếu mọi người hoặc phần lớn mọi người đều bướng bỉnh thì chắc chắn không ai đổ lỗi cho ai khác được mà mọi người phải đổ lỗi cho “xã hội” mà thôi.


    Tôi tin rằng giữa “bướng bỉnh” và “cương quyết” có một ranh giới rất nhỏ và vì cái ranh giới nhỏ đó mà có thể đưa tới sự hiểu lầm cho một số người. Bướng bỉnh nhưng lại tưởng là cương quyết. Niềm tin vào sự cương quyết sai lầm đó lại thúc đẩy việc củng cố và áp dụng tính cương quyết đó. Kết quả là trở nên bướng bỉnh hơn, và bướng bỉnh hơn sẽ đưa đến niềm tin thêm về tính cương quyết tưởng tượng, rồi lại cương quyết, rồi lại bướng bỉnh ... cứ như vậy xoay vòng.


    Cái vòng đó tôi gọi là cái vòng luẩn quẩn vì nó không có chỗ kết thúc, và vì người bị vướng vào cái vòng đó khó mà biết được mình là người cương quyết hay người bướng bỉnh, hoặc khó mà biết được mình là người cương quyết nhiều hay bướng bỉnh nhiều, hoặc khó mà biết được lúc này mình đang cương quyết hay thực ra mình chỉ đang bướng bỉnh mà thôi. Tôi nghĩ nếu bị vướng vô cái vòng như vậy thì không tốt cho tôi, và nếu nhiều người bị vướng vô cái vòng như vậy thì không tốt cho xã hội. Không tốt tại vì những tác hại sẵn có của tính bướng bỉnh, và càng nguy hiểm hơn nữa khi mình không biết mình đang ở trong cái vòng đó. Tôi đã bị như vậy trong vài trường hợp mà mỗi lần nghĩ lại tôi cứ thấy mắc cở. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng quan sát chính mình trong mọi trường hợp để biết rõ mình đang bướng bỉnh hay đang cương quyết. Tôi tin rằng chỉ khi nào biết được mình đang ở trong cái vòng thì mình mới thoát ra khỏi nó được.
    Last edited by LeKhoi; 11-05-2011 at 01:30 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 12-09-2014, 09:17 AM
  2. Mình Ơi !...
    By Nguyenthitehat in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 10-14-2011, 12:15 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:47 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh