Register
Page 6 of 39 FirstFirst ... 4567816 ... LastLast
Results 51 to 60 of 386
  1. #51
    Trời!!! chị Lucy giải thích Obamacare nửa chừng khiến bà còn thắc mắc dữ à nghe.

    Xin phép chị Lucy mang qua đây chút để làm sáng tỏ thêm. Tại sao nhiều người không thích Obamacare đặc biệt thành phần trung lưu đông đảo lại bầu cho ông Trump trong đó có bác PHương (NVHN) kỹ sư tin học, bác Tôm kỹ sư năng lượng.

    Originally Posted by Lucy
    Nhưng chuyện này thì tui biết chắc nè nha :
    Obamacare là một thất bại, là huyền hoặc xa vời. Nó buộc phần lớn người dân, những người khoẻ mạnh có công ăn việc làm, thinh không phải nộp thêm tiền, buộc họ phải thay đồi bảo hiểm trái ý mong muốn, mà phúc lợi thì không có, hoặc có nhưng ở những đẩu những đâu.

    Kết luận là...
    Chính cái Obamacare này đã đẩy thẳng các phiếu bầu lẽ ra của DC sang phía CH, trong số đó có gia đình tui và gia dinh tướng công.
    Chẳng phải vì họ là người việt nên khư khư với truyền thống phò CH, cho dù tất cả, dà tất cả, đã ngó trump mà ngán ngẫm.

    Obamacare có thể là viên kẹo đắng bọc đường, mới nếm thấy ngọt thì khoái, nhưng hết đường rồi thì nuốt không dzô.
    Obamacare hoạt động tốt hay không?

    Sau khi đạo luật này được ban hành thì rất nhiều tranh cãi diễn ra trong nội bộ nước Mỹ, từ dân chúng cho các các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các công ty bảo hiểm, cho đến các chính trị gia.

    Trong số dân chúng Mỹ, thì hiện nay số người không ủng hộ Obamacare nhiều hơn là ủng hộ. Nếu như trước đây, tổng thống Obama từng tuyên bố Obamacare sẽ cắt giảm khoảng $2500/ năm/hộ gia đình tiền chi trả cho y tế thì thực tế đang diễn ra ngược lại. Các công ty bảo hiểm ước tính đến năm 2015, chi phí bảo hiểm y tế sẽ tăng ít nhất là 10% so với năm 2014 (chưa kể lạm phát). Tại sao lại như vậy? Bởi vì Obamacare đem lại lợi ít cho 3 nhóm mà mình nhắc tới phía trên, cho nên các công ty bảo hiểm phải chi trả tiền bệnh viện, tiền bác sỹ, thuốc men nhiều hơn, buộc lòng họ phải tăng giá bảo hiểm. Và sự tăng giá này tác gây bất lợi trực tiếp lên tầng lớp trung lưu (middle class), đây cũng đồng thời là tầng lớp đông đảo nhất ở Mỹ.

    Khi được hỏi ý kiến về thiệt và lợi của Obamacare, mình cho rằng nó thiệt nhiều hơn lợi đối với người dân Mỹ. Vì chúng ta phải xem xét đâu là thành phần chính hình thành nên dân số Mỹ: là middle class. Khi Obamacare đi vào hoạt động, chắc hẳn nhóm người nghèo được lợi, nhóm người giàu thì có đóng tiền nhiều hơn nữa cũng chẳng ảnh hưởng gì, chỉ có tầng lớp ỡ giữa là phải lảnh thêm gánh nặng thông qua tiền tăng giá bảo hiểm.

    Một điều đáng tranh cãi khác là việc trợ cấp cho người nghèo mua bảo hiểm bằng cách cắt giảm tiền đóng thuế của họ. Như ta biết, sẽ có thêm nhiều người được hưởng trợ cấp sức khỏe, đồng nghĩa với việc nhà nước phải chi trả nhiều hơn, ngân sách trở nên hạn hẹp, để giải quyết vấn đề này, khả năng rất cao là chính quyền Obama sẽ lại tăng thuế, đồng nghĩa với việc huề vốn, đâu lại vào đó.

    Điều tranh cãi khác là mối quan hệ giữa Medicare và Medicaid. Như đã nói ở trên: Medicaid là chương trình y tế cho người nghèo, còn Medicare là chương trình y tế cho người già (65 tuổi trở đi) và những người nào dưới 65 mà mắc một vài chứng bệnh được Medicare quy định. Với đạo luật mới, số người được hưởng Medicaid tăng, nên người ta nghi ngờ khả năng số tiền nhà nước dùng cho Medicare sẽ bị chuyển sang Medicaid. Từ đó các dịch vụ chăm sóc y tế cho người già sẽ bị cắt giảm -> người già cũng sẽ trở thành nạn nhân của Omabacare ?!

    PS: Nhiều hãng bảo hiểm bắt đầu chán Obamacare, như United Healthcare rút ra khỏi chương trình Obamacare vì thua lỗ.
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 02-08-2017 at 12:32 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #52
    Thợ Né nvhn's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,009
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Trời!!! chị Lucy giải thích Obamacare nửa chừng khiến bà còn thắc mắc dữ à nghe.

    Xin phép chị Lucy mang qua đây chút để làm sáng tỏ thêm. Tại sao nhiều người không thích Obamacare đặc biệt thành phần trung lưu đông đảo lại bầu cho ông Trump trong đó có bác PHương (NVHN) kỹ sư tin học, bác Tôm kỹ sư năng lượng.


    "Sách có nói "vua không nói chơi".

    -Chúa Kitô không có tay mà chỉ trông chờ đôi tay của chúng ta thay đổi thế giới ngày nay.
    -Chúa Kitô không có chân mà chỉ trông chờ đôi chân của chúng ta dẩn bước thế giới nầy đến với người.
    -Chúa Kitô không có môi miệng mà chỉ trông chờ môi miệng của chúng ta nói với mọi người.
    ------ ĐGH Gioan Phaolô II -----

    "Mặt em giận dễ thương "
    "Mặt vợ giận dễ sợ "

    Hình Hội Tết Fairgrounds 2012 @ San Jose.

  3. #53
    Đọc lại bài của anh/chi hongnguyen đã mang về đây. post #22.

    Nếu theo lập luận của ông Nguyễn Xuân nghia thì sắc lệnh di dân không có ý kỳ thị chủng tộc. Như vậy sắc lệnh di dân của ông Trump không có vi hiến.

    Cám ơn anh/chị hong nguyen, đọc lại bài này thấy sáng tỏ thêm vấn đề.

    *****

    Thế thì tại sao lại có sự quan tâm về dân Hồi giáo hay người gốc Mễ? Câu trả lời thật ra cũng đơn giản.

    Từ năm 2001, sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ là quốc gia lâm chiến với làn sóng Hồi giáo cực đoan trong một thế giới có hơn một tỷ 300 triệu theo đạo Hồi.

    Trong thời chiến, tâm lý quần chúng thường có ác cảm với người dân xuất phát từ các nước đối thủ. Dân gốc Đức từng bị nghi ngờ như vậy trong Thế chiến I và Thế chiến II. Không chỉ tâm lý quần chúng, chánh sách công quyền cũng thế. Trong Thế chiến II, Chính quyền Franklin Roosevelt của đảng Dân Chủ không chỉ nghi ngại mà còn ra lệnh tập trung các công dân Mỹ gốc Nhật vì sợ họ là nội tuyến hoặc phá hoại hậu phương. Thời Chiến Tranh Lạnh, người Mỹ gốc Nga hay gốc Đông Âu từ khu vực Xô viết cũng bị cơ quan FBI nghi ngờ theo dõi.

    Việc nghi ngờ và canh chừng đối thủ trong thời chiến là điều thường tình. Khi nghi ngờ thì nên canh chửng di dân xuất thân từ các quốc gia đang khai chiến với Hoa Kỳ.

    Sau 15 năm chiến tranh với một số lực lượng Hồi giáo, dân Mỹ có thể nghi ngờ và chính quyền có bổn phận canh chừng. Chính quyền Barack Obama đã có quyết định canh chừng đó khi nêu danh bảy nước Hồi giáo vào diện “đáng quan tâm”, countries of concern, để thanh lọc di dân. Đấy là bảy nước trong sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Tại sao khi đó truyền thông dòng chính không đả kích Obama tội kỳ thị Hồi giáo mà ngày nay người ta nhao nhao chửi ông Trump?

    Chuyện dân Mễ còn phức tạp hơn.

    Chiến tranh Mỹ-Mễ đã bùng nổ nhưng kết thúc từ lâu. Người Mỹ không nghi ngờ dân Mễ vì cuộc chiến đó dù dân số gốc Mễ đã lên quá 32 triệu trong số 50 triệu thuộc diện “Hispanic hay Latino”. Ngày nay, chuyện dân Mễ đang gây tranh luận chỉ vì hiện tượng di dân nhập lậu, và vì nỗ lực hợp pháp hóa cư dân bất hợp pháp trong khi di dân vào ngả chính thức thì phải đợi nhiều năm.

    Quốc hội Hoa Kỳ đã có đạo luật quy định thể thức đón nhận di dân chính thức, nhưng khi giới dân cử trong cơ chế lập pháp đó lại lấy những quyết định trái ngược để xử lý khoảng năm triệu người Mễ đã đột nhập phi pháp bằng cách bảo vệ họ và xuyên tạc những ai không đồng ý thì vì nhân nhượng ta cũng phải nói đến tội đạo đức giả. Yếu tố kinh tế, là lợi ích của dân lao động bất hợp pháp, là điều còn có thể bàn cãi, nhưng không thể là lý do xé luật được. Khi bộ máy công quyền còn uyên áo dùng chữ như “di dân không có giấy tờ” (undocumented immigrants) để tránh nói đến “di dân bất hợp pháp” (illegal immigrants) thì người Mỹ bình thường cũng có thể nổi đóa.

    Phản ứng nổi đóa này không là phát minh của Donald Trump.
    https://dtphorum.com/pr4/showthread....%87n-nay/page3
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 02-08-2017 at 05:34 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #54
    Kinh tế Trung Quốc không thể thay Hoa Kỳ

    Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
    2017-02-08




    Từ trái qua: Giám đốc điều hành của Boeing, Microsoft, IBM, Amazon, tham dự buổi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị bàn tròn kinh doanh Mỹ - Trung hôm 23/9/2015 tại Hoa Kỳ.
    AFP photo



    Kinh tế Trung Quốc không thể thay Hoa Kỳ



    00:00/00:00








    Sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã lấy nhiều quyết định và có những phát biểu liên hệ đến quyền lợi của Hoa Kỳ y như khi ông tranh cử. Thí dụ là việc rút khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP hay đòi thương thuyết lại với từng nước các hiệp ước tự do mậu dịch nhằm đem lại việc làm cho công nhân Mỹ. Điều ấy khiến nhiều người cho là Hoa Kỳ đang từ bỏ vị trí lãnh đạo hệ thống giao dịch quốc tế và Trung Quốc sẽ trám vào khoảng trống đó với những mục tiêu chiến lược vượt ra khỏi khuôn khổ kinh tế.

    Chân Như:Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, các nước trên thế giới, từ Âu sang Á tới Châu Mỹ La Tinh đều bị chấn động bởi những gì đang xảy ra tại Hoa Kỳ khi vị Tổng thống thứ 45 vừa đắc cử đã thực hiện điều ông hứa hẹn khi tranh cử năm ngoái.
    Trong lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP, đòi thương thuyết lại Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ là NAFTA và còn đả kích nước Đức đã cố tình hạ giá đồng Euro so với đô la Mỹ để chiếm lợi thế xuất khẩu.
    Khi lãnh đạo Hoa Kỳ nêu ra quan điểm nhuốm mùi bảo hộ mậu dịch như vậy thì tại Thượng đỉnh của Diễn đàn APEC ở Peru, Chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình mau mắn đề cao toàn cầu hóa và tự do mậu dịch. Vì thế, nhiều người mới tự hỏi rằng liệu Hoa Kỳ có triệt thoái khỏi hệ thống thương mại toàn cầu và nhường chỗ cho Trung Quốc hay không? Ông nghĩ sao về mối lo này và liệu Trung Quốc có thay thế nước Mỹ để trở thành trung tâm của hệ thống giao dịch toàn cầu không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là loại đề tài khó hiểu nhất nên tôi xin đi từng bước để chúng ta cùng thấy ra sự thể, thay vì để cảm quan chi phối nhận thức. Một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ có lý khi thay đổi lập trường như vậy và thứ hai, Trung Quốc chưa thể nào trám vào khoảng trống nếu nước Mỹ triệt thoái khỏi các hiệp ước thương mại quốc tế mà tìm giải pháp song phương như Chính quyền Trump đã đề nghị.
    Thứ nhất, nói về sự thể khách quan thì ta cần nhớ lại vài ba khái niệm kế toán liên hệ đến luồng giao dịch toàn cầu. Một quốc gia có thể bị nhập siêu là nhập nhiều hơn xuất khẩu, tức là cán cân thương mại bị khiếm hụt. Nhưng sự thật kế toán tài chính của sự khiếm hụt ấy là nền kinh tế đó lại được nhập siêu về tư bản, tức là nhập nhiều hơn xuất trong cán cân vãng lai.
    Nhìn cách khác, kinh tế Mỹ bị nhập siêu quá nặng trong một giai đoạn quá lâu, nay đã lên tới khoảng 700 tỷ đô la một năm, nhưng thiếu hụt thương mại ấy cũng có nghĩa là Hoa Kỳ tiếp nhận tư bản và nguồn tư bản ấy lại yết giá bằng Mỹ kim, là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất. Người ta gọi đó là việc Mỹ mắc nợ, nhưng đấy cũng là một gánh nặng phụ trội cho Hoa Kỳ khi thế giới đều tìm đến tiền Mỹ khiến đô la lên giá. Nhìn trong trường kỳ thì sự thể không luôn luôn như vậy mà cũng chẳng đáng sợ như vậy.

    Chính quyền Trump gạt TPP sang một bên

    Chân Như:Quả thật là ông vừa phân tích một vấn đề hơi khó hiểu khi kết luận rằng sự thể không đáng sợ như vậy. Xin đề nghị ông giải thích thêm.


    Một công trình xây dựng ở Hudson Yards, New York hôm 7/2/2017. AFP photo


    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    Trên diễn đàn này, tôi có nhiều lần giải thích rằng việc đồng Mỹ kim là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất không là ưu thế mà còn là gánh nặng cho kinh tế Mỹ. Nay Chính quyền Donald Trump đang thấy ra và than phiền các quốc gia bạn hàng là vì lẽ đó.
    Chúng ta cần thấy ra một quy luật về tiết kiệm và đầu tư. Trong một thế giới khan hiếm tư bản để đầu tư thì các nước được thặng dư thương mại có thêm tư bản để đầu tư vào kinh tế. Sau hai trận Thế chiến, từ quãng 1920 tới 1970, các nước Âu Á bị tàn phá bởi chiến tranh đều thiếu tư bản để tái thiết và phát triển. Đấy là lúc kinh tế Hoa Kỳ tương đối giàu mạnh nhất đã liên tục đạt thặng dư thương mại, tức là được xuất siêu, nhờ vậy tư bản Mỹ góp phần tái thiết các nước kia. Tức là tiết kiệm tại Mỹ đã chảy qua đầu tư vào các nước đồng minh Âu-Á.
    Nửa thế kỷ sau, là kể từ quãng 1970 trở đi cho tới nay, thì các nước Âu Á đó đều phát triển, chủ yếu là nhờ nguồn tiết kiệm tại Mỹ, và đạt xuất siêu trong khi kinh tế Mỹ bị nhập siêu và nay tiếp nhận tư bản chảy ngược về Mỹ. Như vậy, gần trăm năm qua, Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của hệ thống giao dịch này, khi thì cung cấp đầu tư cho các nước bị tàn phá và thiếu tư bản, khi thì tiếp nhận hàng nhập khẩu của các nước, bị khiếm hụt thương mại nhưng cũng nhập cả tư bản hay tiết kiệm của các nước kia.
    Ngày nay, Hoa Kỳ không muốn là thị trường số một của thiên hạ, không chấp nhận bị nhập siêu mãi và đòi vẽ ra luật chơi khác. Nhưng chẳng phải vậy mà kinh tế Trung Quốc sẽ là trung tâm thay thế Hoa Kỳ vì lý do đơn giản là Trung Quốc cần được xuất siêu để giữ đà tăng trưởng, chứ nếu bị nhập siêu như Hoa Kỳ thì sẽ lâm khủng hoảng. Chuyện này quá phức tạp nên nhiều người không hiểu cứ hay báo động về ngôi vị quá lớn của Trung Quốc khi nước Mỹ muốn giảm nhập siêu và gia tăng xuất khẩu.

    Chân Như: Ông thường nói rằng kinh tế cũng là chính trị, như vậy việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước TPP không có hậu quả chính trị là nhường chỗ cho Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đang có nhiều vấn đề nên không thể là trung tâm giao dịch thương mại thay cho nước Mỹ phải không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về Hiệp ước TPP, chúng ta không nên quên là các Chính quyền George W. Bush và Barack Obama tham gia đàm phán trong mục tiêu đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho sự hợp tác toàn diện với 11 nước kia. Lý do là các doanh nghiệp Mỹ bị luật lệ Hoa Kỳ chi phối rất mạnh, nào là về môi sinh hay quyền lợi lao động nên khó cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại quốc vốn dĩ không bị kiểm soát chặt chẽ như vậy.
    Khi ấy, mục tiêu của Mỹ chỉ là trù hoạch một sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp cũng để bảo vệ quyền lợi của mình, chứ việc đàm phán này không chỉ có nghĩa là gạt Trung Quốc ra ngoài vì lý do chính trị. Ai cũng biết là doanh nghiệp Trung Quốc không bị kiểm soát hay phải tuân thủ những quy định khắt khe như doanh nghiệp Hoa Kỳ hay Nhật Bản.

    Chân Như:
    Nhưng sau cùng Chính quyền Trump lại gạt bỏ kết quả thương thuyết của hai chính quyền tiền nhiệm. Ông giải thích thế nào về chuyện này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    Thật ra Quốc hội khóa 114 đã gạt Hiệp ước này qua một bên mà không đem ra thảo luận và phê chuẩn sau khi TPP được ký kết ngày bốn Tháng Hai năm ngoái, cách nay đúng một năm.
    Ông Trump chỉ hợp thức hóa sự đã rồi mà thôi. Ngày nay, Chính quyền Trump không chỉ gạt Hiệp ước TPP sang một bên mà muốn đàm phán lại mọi hiệp ước thương mại để bảo đảm là quyền lợi của Hoa Kỳ được tôn trọng và để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ. Việc ông ta than phiền về trị giá quá cao của đồng Mỹ kim hay cách ấn định tỷ giá quá thấp của các ngoại tệ kia, như đồng Euro, đồng Yen và đồng bạc Trung Quốc, đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ cũng nằm trong hướng đó. Quả thật là kinh tế Đức quá cần xuất khẩu nên Chính quyền Đức có cố tình dìm giá đồng Euro cho rẻ và gây thiệt hại cho chính các nước thành viên của khối Euro ở miền Nam, như Hy Lạp hay Ý, hay Tây Ban Nha.
    Nếu không hiểu thì người ta ngạc nhiên và bất mãn khi thấy ông Trump có vẻ gây hấn với mọi bạn hàng hay đồng minh. Ông ta chỉ chuẩn bị cho các cuộc thương thuyết sắp tới và khi thương thuyết thì không chỉ nhắm vào mục tiêu kinh tế mà quên vai trò rất đáng ngại của Trung Quốc tại khu vực Đông Á. Việc Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vừa nhậm chức là bay qua thăm viếng hai đồng minh tại Đông Bắc Á là Nam Hàn và Nhật Bản có cho thấy ưu tiên của nước Mỹ nằm ở đâu. Cũng trong mạch đó, tôi không tin là Mỹ sẽ đột ngột áp đặt thuế suất nhập nội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam như đang dọa Mexico trong Hiệp ước NAFTA.

    Thực tế sức mạnh Trung Quốc

    Chân Như: Chúng ta bước qua phía bên kia để tìm hiểu vì sao Trung Quốc không thể nào thay thế Hoa Kỳ là cột trụ của luồng giao dịch toàn cầu. Thưa ông, nguyên nhân kinh tế là những gì?

    Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất Honda Civic tại nhà máy Dongfeng Honda của hãng tại Vũ Hán, Trung Quốc hôm 6/2/2017. AFP photo


    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    Người ta cứ cho rằng kinh tế Hoa Kỳ quá lệ thuộc vào tiêu thụ nên bị nhập siêu khi nước Mỹ nhập khẩu hàng rẻ để dân Mỹ xài cho sướng. Tự do mậu dịch có đem lại lợi ích tỏa rộng cho giới tiêu thụ và doanh nghiệp nhập khẩu nhưng gây thiệt hại tập trung cho thành phần thợ thuyền lao động bị mất việc hay sụt lương. Ông Trump quan tâm đến thành phần ấy nên đang vận động các doanh nghiệp Mỹ song song cùng việc đòi thương thuyết lại các hiệp ước thương mại. Trường hợp của Trung Quốc lại trái ngược.
    Từ cả chục năm nay, kinh tế xứ này bị lệch lạc ngay bên trong và chưa thể cải cách từ sau Đại hội khóa 18 vào cuối năm 2012 vì sự cưỡng chống của các thế lực cao cấp ngay trong đảng. Hậu quả của sự lệch lạc đó là sức tiêu thụ quá thấp của các hộ gia đình, ở mức thấp nhất trong các nền kinh tế lớn.
    Khi được tiêu thụ ít, các hộ gia đình tiết kiệm nhiều và nguồn tài nguyên ấy bị trưng dụng thành tín dụng nhẹ lãi cho các doang nghiệp. Tình trạng bất công xã hội ấy có mặt tương phản về kinh tế là Trung Quốc cần đầu tư, cần xuất khẩu và cần đạt xuất siêu, là xuất hơn nhập, và nay đang mắc nợ ngập đầu, có thể là gần 290% Tổng sản lương Nội địa mà chưa chắc đã đảm bảo được đà trăng trưởng khoảng 6-7% một năm. Lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng với các bài toán nan giải ấy và trở lại với khả năng ứng phó duy nhất là giữ mức xuất siêu cao để duy trì đà tăng trưởng và tránh nạn thất nghiệp. Như vậy, vì những lý do nội tại về kinh tế lẫn chính trị, Trung Quốc không thể là một trung tâm của hệ thống giao dịch toàn cầu thay cho nước Mỹ!

    Chân Như:
    Ông trình bày một số sự thể kinh tế hơi bất ngờ cho độc giả của chúng ta vì hầu như ai ai, kể cả giới học giả hay nghiên cứu quốc tế, cũng đều nói tới sự lớn mạnh đáng ngại của Trung Quốc.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    Trung Quốc đáng ngại ở những động thái quân sự, điều ấy rất đúng. Nhưng họ chưa thể thay thế vị trí của Hoa Kỳ cách nay trăm năm với luồng tư bản dồi dào chảy qua các nước khác để bành trướng ảnh hưởng. Và đáng ngại hơn vậy là xứ này đang lâm vòng bế tắc về kinh tế nếu không thể chủ động giảm đà tăng trưởng và cho người dân cơ hội tiêu thụ nhiều hơn. Họ tiếp tục bơm tín dụng và chất lên một núi nợ sẽ sụp đồ thì làm sau đồng Nguyên có thể giữ vị trí ngọai tệ dự trữ và Bắc Kinh giữ thế trung tâm của hệ thống giao dịch toàn cầu?
    Tôi cho rằng chúng ta nên hiểu ra một thực tế là khi muốn giữ thế lãnh đạo thì quốc gia phải trả giá về kinh tế nên phải có khả năng đó. Từ trăm năm nay, Hoa Kỳ giữ thế lãnh đạo ấy trải qua hai trận Thế chiến rồi gần nửa thế kỷ chiến tranh lạnh. Ngày nay, nước Mỹ đang mệt mỏi và muốn lui về lo lấy cho quyền lợi của mình nhưng vẫn là một siêu cường kinh tế có khả năng vạch ra luật chơi mới. Trung Quốc thì chưa, và khi bên trong đang có vấn đề kinh tế xã hội mà bên ngoài lại đòi vạch ra luật chơi bằng phương tiện quân sự thì sẽ chẳng được thế giới chấp nhận.

    Chân Như:
    Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.


    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...017130038.html

    Last edited by TTHV; 02-09-2017 at 07:05 AM.

  5. #55
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *

    Chào chủ nhà VL.
    Cjhào hết khách viếng thăm cổ phiếu quan, TTHV, tôm.

    Y tế xã hội là chuyện đường dài. Nó như chén cơm ta bưng lên miệng ăn mỗi bữa vì chuyện đau yéu bịnh tật là chuyện khẩn thiết đời thường. Để có cơm ăn thì phải có lúa gạo, có nước, có bếp... Rồi để ăn cho ngon lại còn phải có chén muỗng và thức ăn. Đại khái... chỉ một chén cơm đó thôi mà nhiêu khê đủ chuyện. Chưa kể là còn phải cẩn trọng dòm chừng việc... ăn trông nồi và ngồi trông hướng.


    Tính toán y tế xã hội là tính toán xa chớ hổng gần, liên tục chớ hổng giai đoạn. Vì rằng... gạo chứa trong lu cứ thỏng thả nấu ăn, hết rồi tính tiếp, thì có thể đói như chơi. Đói sẽ sanh giặc hổng chừng nha, rồi dám phú lít mang xe cây áp tải, nêú không về nhà tù thì cũng về viện tế bần hay trại... phục hồi nhơn phẩm.


    Obamacare là chuyện thoạt nghe có vẻ hợp lý bùi tai. Ai cũng có bảo hiểm y tế ráo nạo, chớ không chờ nước tới chơn mới lia chia nhảy. Đám nhà giàu thì chuyện bảo hiểm là chuyện nhỏ. Đám nhà nghèo thiếu công ăn việc làm hoan hô, vì sức khoẻ được chánh quyền lo lắng. Đám lửng lơ ở giữa, hổng giàu hổng nghèo, chỉ đủ ăn do chịu thưong chịu khó làm lụng dĩ nhiên hổng thắc mắc. Xưa rày bảo hiểm y tế chúng vẫn mua và sẽ tiếp tục mua. Thay đổi nếu có là... sẽ đóng ít lợi. Tốt quá tốt.


    Nhưng rồi đã không như mong đợi. Kết quả trước mắt là chi phí bảo hiểm tăng, và có thể còn tiếp tục tăng. Xa hơn chút xíu là chánh phủ sẽ kiệt quệ, và một trong những cách cân bằng ngân sách hẳn phải là tăng thuế – với tình trạng kinh tế hiện nay, ngó miết hổng thấy tiền sẽ vào khúc nào - Sau cùng thì đám lửng lơ lãnh trọn, không đủ giàu để bất cần, không đủ nghèo để hưởng phúc lợi an sanh, cục kẹo ngâm trong miệng thinh không hoá đắng nghét.


    Obamacare có thể tốt nếu ngắn hạn. Nó giải quyết cấp thời những nhu cầu bách thiết về y tế của người dân, nhứt là dân nghèo (di dân, tị nạn, thất nghiệp...) Nhưng Obamacare thiếu thiết thực nếu tính chuyện dài lâu, mà y tế là việc dài lâu. Vì rằng... cái chi xài rồi, rẻ và chùa nữa hổng chừng, thì cứ thong thả xài mãi không bỏ. Bắt bỏ là sẽ biểu tình phản đối, bạo loạn nữa hổng chừng, rồi hô hoán việc chánh quyền thiếu trách nhiệm - dám hô hoán việc kỳ thị chủng tộc, tôn giáo nữa là khác - Khổ lắm lận. Thì tại Canada nè, chánh quyền kêu gọi người dân đóng góp y tế, bằng cách trả tiền khám bịnh, thoạt tiên 10 đồng, sau rút xuống 5 cho mỗi lần đi bác sĩ. Dĩ nhiên hổng phải vì tiền, nhưng chỉ là cách giảm thiểu lạm dụng vì có trả mới xót. Vậy mà chúng cũng hổ hởi xuống đường cho được, làm chánh quyền xếp de luôn.


    Y tế là một phần của chánh trị. Làm chánh trị phải ngó xa, cái kiểu vô lu lấy gạo nấu cơm phải tính liền chuyện kiếm gạo thay thế. Còn như cứ ăn cho sướng rồi thong thả tính sau thì chuyện đói vì hết gạo là chuyện sẽ có, và ngay trước mắt là chuyện... mất phiếu.


    Tại sao y tế đại chúng dễ làm ở canda mà khó làm ở mỹ ? Thưa vì dân canada đóng thuế quen rồi, canada đất rộng, lại lạnh lẽo giá băng nên thưa dân, khác biệt cũng ít vì di dân chê không thèm tới (trước kia thôi, chớ chừ cũng đông lắm rồi) Tài nguyên thiên nhiên do chánh phủ kiểm soát, và an sanh xã hội do chánh phủ đảm nhiệm từ A tới Z.

    Nhưng đời ấy mà, tấm huân chương nào cũng có hai mặt. Mặt trái là... cái chi tư bao giờ cũng tốt hơn công, vì có cạnh tranh, ngay cả cạnh tranh y tế. Y tế canada là y tế công cộng, so với mỹ thiệt khó bằng. Nhưng mặt phải của nó là đại chúng, phân chia đồng đều tới tất cả người dân không phân biệt. Nhưng nền y tế ấy đã từ tư kiệt quệ rồi, chết lúc nào hổng biết, chưa biết, vì tình trạng xã hội nay đã khác.
    Make the long story... short !

  6. #56
    Nói về Obamacare thì còn rất dài, tôi có giữ một số tài liệu liên quan đến Obamacare, nhưng đến đây tạm thấy là đủ.

    Bữa nay lại trở về di dân lậu. Chuyện dài nhiều tập, và có lẽ không bao giờ hết phim.

    Trước đây khá lâu, chánh quyền Mỹ đã có luật cho phép các nông trại được
    thuê mướn công nhân tạm thời từ các nước khác. Các công nhân nầy được
    phép đến Mỵ để làm việc hợp pháp, nhưng không được hưởng bất cứ một
    quyền lợi gì, và họ cam kết sẽ về nước nếu người chủ thuê mướn không còn
    cần nữa. luật nầy nhằm giúp đỡ những nông trại cần nhân công mà người
    Mỹ không chịu làm. Từ những năm người nhập cư trái phép ồ ạt đến Mỹ,
    các nông trại không còn thuê mướn nhân công nước ngoài nữa vì đã có
    sẵn một số lớn nhân công, di dân bất hợp pháp thế chỗ....Các Thị Trưởng ở
    các thành phố như New York, San Francisco...muốn bảo vệ di dân bất hợp
    pháp, thật ra, họ chẳng phải nhân đạo gì, mà chỉ làm công việc là có một
    số lớn nhân công sẵn sàng làm lương rẻ hơn người bản xứ, dĩ nhiên là
    các hãng, xưởng được hưởng lợi
    Cali: Tiệm Ăn, Nông Trại Lo Thiếu Công Nhân Vì Trump

    Trong khi các doanh nghiệp kỹ nghệ thực phẩm – từ nhà hàng, nông trại tới sản xuất thực phẩm – đang chật vật để tìm công nhân làm việc, hành động về chính sách di dân của Tổng Thống Trump có thể cắt giảm lực lượng lao động của họ nhiều hơn nữa.

    Hôm Thứ Tư tuần trước, Trump ký lệnh xây bức tường dọc theo biên giới Mỹ và Mexico, gia tăng số nhân viên di trú thực thi các vụ trục xuất và đóng tài trợ liên bang đối với những thành phố dung dưỡng di dân lậu.

    Các sắc lệnh này, cũng phát họa đường hướng mới các ưu tiên trục xuất di dân lậu nhiều hơn, tạo ra một số thắc mắc đối với những người cung cấp việc làm trong ngành sản xuất thực phẩm của ta.

    Joe Schirmer, chủ nhân Dirty Girl Produce, một nông trại tại Watsonville, nói rằng việc thiếu hụt công nhân – được thúc đẩy bởi sự gia tăng trục xuất di dân trong vài năm qua – đã khiến cho ông phải thu hẹp các hoạt động nông trại của ông.

    Ông ấy đã phải cắt giảm việc trồng trọt từ 42 mẫu tây xuống còn 32 mẫu để hoạt động có thể được kiểm soát với lượng nhân công.

    Nhưng ông ấy lo ngại rằng các nông trại sẽ bắt đầu đóng nếu lực lượng công nhân bị cắt giảm.

    Theo một nghiên cứu từ Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, di dân lậu thực hiện 20% việc sản xuất mùa màn ở Hoa Kỳ, 19% “hoạt động hỗ trợ” cho nông nghiệp và lâm nghiệp, 18% giết mổ và chế biến thịt thú vật, 16% việc làm bánh kẹo và 11% việc làm trong những nơi ăn uống và các cửa tiệm thực phẩm chuyên khoa. Các di dân “hợp pháp” cũng chiếm phần trăm tương tự trong lực lượng lao động trong những kỹ nghệ đó.

    Ý kiến bạn đọc

    Dân lậu làm lấy tiền mặt, chính phủ không lấy được thuế !
    Chủ trại đầy tiền, tùy nghi khai thuế, không có cheks chứng minh thì tùy nghi khai báo ! Nhà nước mất thuế khá nhiều !
    Rõ ràng béo nhà giầu , báo hại đất nước, vừa không tiền, vừa phải chống ch.i băng đảng tội phạm do di dân !
    Chỉ TT TRump mới dám làm mạnh, ông biết rất nhiều, ông đang thách thức, kể cả thách thức biểu tình !
    Dân lười, tội phạm mà biểu tình thì vô tác dụng ! Bằng chứng là càng biểu tình, Trump càng làm mạnh !

    *****

    H-2A visa dành cho công việc ở nông trại , không cần tay nghề cao .
    H-2B visa dành cho những công việc khác không cần tay nghề .
    Visa này có thể xin cho 1 muà gặt hái , tới 1 năm , và có thể gia hạn tới 3 năm .
    Thật ra nườc Mỹ đã có luật lệ nhập cư để làm việc hợp pháp , đàng hoàng , nhưng nhiều người vẫn vì lợi riêng sẵn sàng phạm pháp . Chẳng hạn như các ông bà chủ dễ bóc lột công nhân , trả rẽ hơn nếu họ làm chui , không giấy tờ hợp pháp .
    Giờ tệ nạn này trở nên như là chuyện đương nhiên .
    1 xã hội mà người dân phạm luật không áy náy , nhâng nhâng đập phá đòi quyền được tiếp tục PHẠM PHÁP .
    Đáng buồn !

    *****

    Trước đây khá lâu, chánh quyền Mỹ đã có luật cho phép các nông trại được
    thuê mướn công nhân tạm thời từ các nước khác. Các công nhân nầy được
    phép đến Mỵ để làm việc hợp pháp, nhưng không được hưởng bất cứ một
    quyền lợi gì, và họ cam kết sẽ về nước nếu người chủ thuê mướn không còn
    cần nữa. luật nầy nhằm giúp đỡ những nông trại cần nhân công mà người
    Mỹ không chịu làm. Từ những năm người nhập cư trái phép ồ ạt đến Mỹ,
    các nông trại không còn thuê mướn nhân công nước ngoài nữa vì đã có
    sẵn một số lớn nhân công, di dân bất hợp pháp thế chỗ....Các Thị Trưởng ở
    các thành phố như New York, San Francisco...muốn bảo vệ di dân bất hợp
    pháp, thật ra, họ chẳng phải nhân đạo gì, mà chỉ làm công việc là có một
    số lớn nhân công sẵn sàng làm lương rẻ hơn người bản xứ, dĩ nhiên là
    các hãng, xưởng được hưởng lợi

    https://vietbao.com/p114a263740/cali...-nhan-vi-trump
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  7. #57
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *

    Y tế là một phần của chánh trị. Làm chánh trị phải ngó xa, cái kiểu vô lu lấy gạo nấu cơm phải tính liền chuyện kiếm gạo thay thế. Còn như cứ ăn cho sướng rồi thong thả tính sau thì chuyện đói vì hết gạo là chuyện sẽ có, và ngay trước mắt là chuyện... mất phiếu.
    Đọc bài viết của chị Lú đến chỗ này, Nghi thấy nhận định của chị nghiêng về lý và quá thực tế cho nên trở thành....xa rời với cái thực tế chánh trị. Gì chứ làm chánh trị mà phải ngó xa thì ngay trước mắt mới là chuyện bị mất phiếu chị ơi. Dân họ đâu có rỗi để nhìn cái xa, càng gần thì mới càng tốt, và người chính trị 'giỏi' là người lúc nào cũng có liền 'thức' (thức có thể vay mượn, có thể ảo, có thể tạm dùng) để cung ứng đòi hỏi, yêu cầu (hay dở tốt xấu không cần biết) của họ. Dân càng được chiều chuộng, càng được ăn quen, thì càng mát lòng, có lý nào không dồn phiếu cho mình.

    Phong cách làm chánh trị theo cái tâm thức dân tộc thì đời nào cũng vậy, chẳng có mấy ai. Bởi, đã làm chánh trị thì ai cũng muốn con đường chánh trị của mình càng dài càng tốt, phải mở rộng và đi lên, vì vậy, cần và đủ chỉ là phải biết giỏi vỗ về ru mị dân, hệ quả về sau ra sao thì...để người khác lo, mình hổng hơi đâu lý tới cho phiền.

    Chào tái ngộ chị Lú. Tổng chào quan khách.
    Carpe diem

  8. #58
    Banned
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    90
    Anh Hiệp, bài phân tích của anh không có gì sai, nhưng nó thể hiện ở một xã hội lý tưởng, thực tế thì khác rất xa .

    Ý kiến cá nhân tui khác nhiều với ý kiến bạn đọc của anh:

    - Một thằng dân bình thường, lậu hay không lậu, đa số trốn thuế được là trốn, dân Mít mình với hàng ngàn tiệm nail trốn thuế, cá nhân lão Trùm là một thằng trốn thuế số một, hàng trăm công ty giàu có của Mỹ (Apple, Ford, HP …) đều đầu tư ngoại quốc không ngoài lý do trốn thuế, làm giàu chủ hãng hay cá nhân .
    - Nếu dân có 1001 cách trốn thuế, chính phủ giỏi sẽ có 1002 cách lấy thuế, nước Mỹ lúc nào cũng đầy tiền, thâm thủng ngân sách chỉ là con số, tài sản cá nhân, ăn hối lộ hay công ty làm giàu hợp pháp, ở ngoại quốc cũng sẽ chạy về Mỹ mà thôi, nếu nước Mỹ còn luật pháp đàng hoàng và tự do, dân chủ, chỉ sợ độc tài hay CS.
    - Chính sách béo nhà giàu chính là chính sách của Trump.
    - Cá nhân anh và tôi, chắc cũng đã có lần tìm Mễ lậu để giúp xây nhà cho rẻ, lậu hay không, ai vào được nước Mỹ cứ để họ vào, trốn thuế được vài năm rồi cũng vào vòng xoáy giấc mơ Mỹ (khi bắt đầu xây dựng gia đình đàng hoàng), đóng thuế chết mẹ mà thôi, chẳng chết thằng Tây nào cả .

  9. #59
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2016
    Posts
    430
    Quote Originally Posted by hoaiviet View Post
    - Nếu dân có 1001 cách trốn thuế, chính phủ giỏi sẽ có 1002 cách lấy thuế, nước Mỹ lúc nào cũng đầy tiền, thâm thủng ngân sách chỉ là con số, tài sản cá nhân, ăn hối lộ hay công ty làm giàu hợp pháp, ở ngoại quốc cũng sẽ chạy về Mỹ mà thôi, nếu nước Mỹ còn luật pháp đàng hoàng và tự do, dân chủ, chỉ sợ độc tài hay CS.
    - Chính sách béo nhà giàu chính là chính sách của Trump.
    - Cá nhân anh và tôi, chắc cũng đã có lần tìm Mễ lậu để giúp xây nhà cho rẻ, lậu hay không, ai vào được nước Mỹ cứ để họ vào, trốn thuế được vài năm rồi cũng vào vòng xoáy giấc mơ Mỹ (khi bắt đầu xây dựng gia đình đàng hoàng), đóng thuế chết mẹ mà thôi, chẳng chết thằng Tây nào cả .
    Khúc sau đập khúc trước chan chát vậy thì nà nàm thao.
    Cái chi cũng ... "cứ để" thì nàm thao còn có được cái gọi là "luật pháp đàng hoàng".

  10. #60
    Banned
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    90
    Anh Tư, thằng vào lậu có dính dáng gì đến "luật pháp đàng hoàng" đâu anh ? Anh có luật pháp đàng hoàng thì anh cứ tìm nó mà trục xuất đi, tìm không được thì để nó ở, vậy thôi ...."Cứ để" ở đây là ý kiến cá nhân tui, nghĩa là thằng nào giỏi vào ngã nào được thì vào, chứ không phải tôi đề nghị đây là chính sách của một quốc gia .
    Last edited by hoaiviet; 02-09-2017 at 01:24 PM.

 

 

Similar Threads

  1. nô lệ thời hiện đại
    By gtmt in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 03-14-2016, 03:20 PM
  2. Replies: 13
    Last Post: 04-14-2014, 06:24 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 06-03-2013, 09:16 AM
  4. Châm ngôn Việt Nam thời hiện đại
    By hoài vọng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 7
    Last Post: 05-28-2013, 10:24 AM
  5. Bí ẩn cuộc tình Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 09-15-2012, 11:53 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:56 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh