Register
Page 36 of 39 FirstFirst ... 263435363738 ... LastLast
Results 351 to 360 of 386
  1. #351
    Kinh Tế Chính Trị Học Donald Trump, Hiệu Ứng Cho Âu Châu
    16/03/201700:00:00(Xem: 530)
    • Nguyễn Xuân Nghĩa

    Nước Đức Lao đao, Liên Âu Vất vả và WTO ngả nghiêng

    Bài thứ hai, viết ngày 12 Tháng Ba, trong loạt bài về Kinh tế Chính trị học Donald Trump lại xin nói về chuyện Mỹ-Đức, vì hai lý do:

    Lý do đầu tiên, hai chủ trương căn bản về kinh tế của Tổng thống Donald Trump là kế hoạch cải tổ thuế vụ và xây dựng hạ tầng phải vượt cửa ải và đi sau việc giải tỏa chế độ bảo dưỡng y tế gọi là Obama Care để biểu quyết một đạo luật thay thế. Dự luật do lãnh đạo Cộng Hòa đưa ra tuần trước (American Health Care Act, AHCA, như “anh hát ca”) gặp sự chống đối chẳng bất ngờ từ phe bảo thủ và từ chủ trương tự do tuyệt đối (libertarian) trong đảng khiến Ban tham mưu của Tổng thống mở cuộc vận động tại các tiểu bang then chốt trong cuộc bầu cử năm tới thì mới có hy vọng được Thượng viện thông qua. Lạc quan thì ta mất thêm ba bốn tháng.

    Lý do thứ hai, tuần này Thủ tướng Đức Angela Merkel của Đức trực tiếp qua Mỹ gặp Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày Thứ Tư 15 nên thượng đỉnh Mỹ-Đức khiến chúng ta phải nhìn vào bài toán kinh tế chính trị của Đức và tương lai của Âu Châu khi Hoa Kỳ có chủ trương kinh tế mới.

    Nói cho gọn, và hấp dẫn tới rợn mình, kinh tế chính trị học Donald Trump có thể làm Đức lao đao và Liên Âu lao xuống vực!

    ***

    Từ khi tranh cử và sau khi nhậm chức, ông Trump thường phê phán lãnh đạo Đức về mọi chuyện kinh tế và an ninh, từ ngoại thương đến Minh ước NATO, và được Đức “lại quả” khá nặng nề gay gắt trước sự hả hê của truyền thông cánh tả tại Hoa Kỳ.

    Nhưng sự thật kinh tế vượt khỏi sự quan tâm của nhiều người là nước Đức không phải vô can!

    Sau khi Liên bang Xô viết tan rã và nước Đức tái thống nhất trong sự hội nhập của các nước Âu Châu thành Liên hiệp Âu châu, lãnh đạo Đức đã vận động sự hình thành của khối tiền tệ thống nhất, là Khối Euro nay có 19 thành viên. Trước thời Euro, đồng Đức Mã (Deutsche Mark hay D-Mark) là ngoại tệ mạnh nhất Âu Châu, do Ngân hàng Liên bang Đức Bundesbank điều tiết. Khi ấy, các nước nghèo hơn như Pháp và Ý thường phá giá đồng bạc để tìm lợi thế xuất cảng. Với sự hình thành của khối Euro, các nước từ đó bị cột vào vòng kim cô tiền tệ chung nên không nhúc nhích được nữa. Cùng lúc đó, qua các chánh sách về lao động và thuế khóa bên trong (đánh thuế rất cao trên đồng lương trung bình để giảm giá thành tới hơn 4% và còn có thể giảm thuế Trị giá Gia tăng VAT trên các mặt hàng xuất cảng), Đức mặc nhiên phá giá đồng bạc và có lợi thế về ngoại thương để thành cột trụ của toàn khối. Kinh tế Đức dẫn đầu cả Âu Châu về xuất cảng, đạt xuất siêu rất cao, tới 6% Tổng sản lượng GDP là điều trái luật, mà thực tế thì ăn trên lưng các nước khác. Trong khi ấy, Đức chiếm thêm lợi thế của đồng Euro mất giá vì các nước nghèo yếu kia kéo hối suất Euro xuống dưới trị giá thật của tiền Đức, và nếu bị phàn nàn thì Đức núp sau Ngân hàng Trung ương  châu ECB là xong.

    Thật ra, mâu thuẫn giữa Đức và các thành viên còn lại của khối Euro đã có từ những năm 2010, trước khi thiên hạ nghe nói đến Donald Trump.

    Khi ông Trump than phiền về việc đồng Euro quá thấp tạo ưu thế xuất cảng cho Âu Châu và gây thiệt hại cho Hoa Kỳ, báo chí thường chỉ nói tới khía cạnh tiền tệ và hối đoái của cả khối, chớ sự thật nằm sâu hơn trong chánh sách kinh tế quá tinh vi và ác độc của Đức. Nó làm các nước Nam Âu, từ Hy Lạp tới Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Pháp bị chết kẹt. Một quốc gia khôn ngoan không nhận vòng kim cô Euro và vừa ra khỏi khối Liên Âu là Anh Quốc.

    Đấy là bối cảnh kinh tế của trận đấu ngoại thương Mỹ-Đức.

    Nhưng vấn đề không chỉ là kinh tế chính trị mà còn liên quan tới cả khái niệm đại thế chính trị hay địa dư chính trị, “geopolitics”, (xin tạm dùng chữ “địa chính” cho gọn, miễn là đừng lầm với các khái niệm như địa tịch, địa trắc hay “cadastre”!)

    Nhìn về lịch sự thì trên toàn cõi Âu Châu, hay miền Tây của đại lục Âu-Á, các nước đã gặp “Vấn nạn Đức” từ nhiều thế kỷ rồi. Nằm trên một vùng địa dư trống trải là Bình nguyên phía Bắc Âu Châu, không được thiên nhiên bảo vệ, khi Đức còn phân tán thành nhiều tiểu vương quốc thì bị các Đế quốc lân bang tấn công. Khi nước Đức thống nhất tại vùng trung tâm của Âu Châu thì các nước chung quanh lãnh họa. Một cường quốc như Pháp còn bị Đức bợp tai ba lần, 1871, 1914 và 1939, nói gì đến các nước kia? Vì vậy, sau Thế chiến I và II, rồi từ khi Liên Xô tan rã và Đức tái thống nhất, Vấn nạn Đức đã tạm lui – nhờ Hoa Kỳ.

    Các nước Âu Châu hết sợ bị Đức tấn công hay chiếm đóng nữa, họ có giải pháp hợp tác kinh tế. Biết đâu là từ tiềm thức, họ chấp nhận sự khống chế kinh tế của Đức còn hơn tái diễn Vấn nạn Đức với binh đao chinh chiến.

    Bây giờ, ta mới nói đến chuyện Hoa Kỳ.

    ***

    Khi Thế chiến II sắp kết thúc, nước Mỹ rút tỉa kinh nghiệm chiến tranh tại Âu Châu mà lập ra kiến trúc tài chánh là hệ thống Bretton Woods - tên một hội nghị năm 1944 tại thành phố Bretton Woods của tiểu bang New Hampshire – và kiến trúc quốc tế là Liên hiệp quốc. Từ đó thế giới Âu Châu và nơi khác đã có thanh bình tương đối, ngay trong thời “Chiến tranh lạnh”.

    Cũng do Hoa Kỳ mà thế giới có thêm Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Ngân hàng Thế giới World Bank và Minh ước Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO. Sau này, kiến trúc Bretton Woods còn có ảnh hưởng sâu xa hơn nữa, là các hiệp ước thương mại tự do như GATT và hậu thân của GATT là Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Khi Liên Xô trên đà tan rã, cũng Hoa Kỳ đã dàn xếp với chế độ Cộng sản của Mikhail Gorbachev để thống nhất nước Đức và giải phóng Đông Âu hầu các nước Âu Châu hoàn thành Liên hiệp Âu châu, là Liên Âu hay EU.

    Hoa Kỳ giữ vai chủ chốt trong ngần ấy dàn xếp quốc tế và là nền tảng của trào lưu toàn cầu hóa lẫn hệ thống tự do thương mại, với Đức trở thành trưởng tràng của khối Euro và Liên Âu.

    Nhưng từ năm 2010 tình hình đã thay đổi tại Âu Châu và trên đại lục Âu-Á. Và từ năm 2016, tình hình cũng thay đổi tại Hoa Kỳ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống.

    Ông thấy đời bất công khi nước Mỹ cứ gánh vác thiên hạ sự mà Hoa Kỳ lại bị thiệt và dân Mỹ mất việc trong trật tự thương mại cũ do Hoa Kỳ dựng nền móng! Sau nhiều lần phát biểu, hôm Thứ Tư mùng một vừa rồi, Tòa Bạch Cung chuyển qua Quốc hội phúc trình của Tổng thống về chánh sách ngoại thương mới. Tài liệu dày tới 336 trang vốn là khó nhá cho mọi người (!) nhưng chắc chắn phải làm lãnh đạo nhiều quốc gia khác và Thủ tướng Merkel thấy giật mình.

    Như kế hoạch cải cách thuế vụ đang được thai nghén, chánh sách ngoại thương mới của Chính quyền Donald Trump sẽ ảnh hưởng tới mọi người, mọi doanh nghiệp và mọi quốc gia làm ăn với Hoa Kỳ. Thí dụ như Hoa Kỳ có thể đơn phương áp đặt thuế suất nhập nội với các quốc gia (mà Chính quyền Mỹ cho là) có biện pháp mậu dịch bất công (Trung Quốc, Mexico hay Đức không là duy nhất) và sẽ trừng phạt các doanh nghiệp đã chuyển dịch đầu tư ra ngoài để bán ngược về Mỹ. Triệt để hơn vậy, chủ trương mới của Chính quyền Trump không loại bỏ giả thuyết là sẽ bác bỏ nhiều quy định của tổ chức WTO.

    Cuối chân trời, có khi là còn đòi ra khỏi WTO!

    Thứ nhất, nếu Hoa Kỳ đặt lại vấn đề với nhiều nước và với WTO, các nước có thể trả đũa bằng quan thuế hay trừng phạt doanh nghiệp Mỹ. Khi ấy, thế giới lui về chế độ bảo hộ mậu dịch và toàn cầu hóa sẽ là toàn rầu rĩ. Thứ hai, kịch bản kinh hãi hơn cho Thủ tướng Đức, là Hoa Kỳ có thể khai chiến với một nền móng xuất phát từ 70 năm trước, là tổ chức WTO. Không chỉ có NATO và trách nhiệm tăng chi quân sự của Đức mà trật tự thế giới cũng bị đảo lộn!

    Là thành viên của WTO từ năm 1995, Hoa Kỳ đã gặp nhiều mâu thuẫn với tổ chức này nhưng trải ba đời Tổng thống, từ Clinton tới Bush và Obama, thì vẫn chấp nhận nhiều phán quyết bất lợi của WTO. Donald Trump lại hăm dọa là sẽ có phản ứng khác. Trên thị trường ngoại thương như một chiến trường, WTO là ông tòa… tạm được. Nay Hoa Kỳ lại cho là không được và dú có gây hậu quả tai hại cho Âu Châu thì dường như Donald Trump cũng bất cần chẳng vì ác ý với Đức mà vì thiết tha với quyền lợi của Hoa Kỳ.

    Bây giờ, ta kết thúc câu chuyện kinh tế bằng tâm tư của Thủ tướng Merkel.

    ***

    Bà Merkel là người điềm đạm, suy tính chậm rãi và không nóng nẩy dữ dằn như ông Trump. Nhưng làm sao bà thuyết phục Tổng thống Mỹ rằng chủ trương của ông sẽ là tai họa cho Đức, cho khối Liên Âu và toàn thế giới còn lại?

    Nước Đức đang chết kẹt, ngân hàng lớn nhất là Deutsche Bank bị điêu đứng vừa phải tăng vốn, bà Merkel có thể thất cử vào Tháng Chín với chính trường Đức rơi vào ách tắc với liên minh tả hữu lần này sẽ do cánh tả lãnh đạo, trong khi kinh tế trôi vào suy trầm. Khi đó, khối Euro và cả Liên Âu sẽ bị rung chuyển, có khi rách nát.

    Về phần Âu Châu, khi Anh Quốc đòi rút thì các nước đều thấy Liên Âu hết là vòm trời duy nhất. Nếu Anh còn có thể thương thuyết hiệp ước mậu dịch song phương với các nước khác, như Hoa Kỳ, Canada, Ấn, Úc, hay với Hiệp hội Tự do Thương mại Âu châu, các nước còn lại trong Liên Âu cũng có thể nghĩ tới kịch bản xé chiếu ra khỏi Liên Âu.

    Đã vậy, nội tình Liên Âu còn đầy mâu thuẫn, như với Ba Lan, Hung Gia Lợi, hay Hòa Lan đang có bầu cử, hoặc nước Pháp với lãnh tụ cực hữu của Mặt trận Quốc gia là Marine Le Pen. Nếu nhân vật này dẫn đầu ở vòng một vào Tháng Tư, Liên Âu sẽ như bị sét đánh vì trào lưu chống Âu Châu lại càng thắng thế ở nơi khác. Một cường quốc kinh tế thứ ba của khối Euro là Ý cũng chông chênh treo mành và có thể lại bầu cử nữa. Sau quyết định táo bạo của Hoa Kỳ, hàng loạt biến cố chính trị sẽ gây thêm phân hóa trong nội tình Liên Âu.

    Đúng lúc đó, Liên Âu vừa lãnh thêm cái vạ là khủng hoảng ngoại giao giữa Hòa Lan và Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) làm các thành viên Âu Châu khác càng khó xử. Xứ Thổ muốn tu chỉnh Hiến pháp để từ thể chế Đại nghị chuyển qua Tổng thống chế cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan có thêm quyền hạn. Chính quyền Ankara vận động cả kiều dân của mình tại Âu Châu bỏ phiếu với những lập luận chống Âu Châu. Hòa Lan bèn từ chối cho một Bộ trưởng Thổ qua đó nói chuyện và còn đẩy một Bộ trưởng khác ra khỏi biên giới.

    Xứ Turkey là thành viên Hồi giáo duy nhất của Minh ước NATO nay đang mâu thuẫn nặng với Liên Âu vì một chuyện kỳ dị!

    Một chuyện khác lại ít được báo chí Mỹ tiết lộ nhưng chắc là không ra khỏi sự chú ý của Thủ tướng Đức: giới tư lệnh quân đội của ba quốc gia đang kín đáo thảo luận và hành động nhằm tấn công tổ chức khủng bố ISIS. Ba nước đó là Liên bang Nga, Turkey và… Hoa Kỳ! (Ít ra ta thấy cỗ xe của quân lực Mỹ không bị rò rỉ như bộ máy hành chánh công quyền trong nỗ lực tấn công Chính quyền Donald Trump qua những tiết lộ dồn dập cho báo chí nhai lại!)

    Để tạm tổng kết về kinh tế chính trị học Donald Trump, ta đang chứng kiến hiệu ứng ghê người cho Đức và Âu Châu với những hậu quả vượt ra khuôn khổ kinh tế hay mậu dịch. Đáng ngạc nhiên và đáng ngại là vì thượng đỉnh Mỹ-Đức ảnh hưởng tới lãnh vực địa chính, của EU, NATO hay cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, vậy mà ban tham mưu của Tổng thống Trump về trận đánh Mỹ-Đức lại thiếu tiếng nói của giới an ninh và quân sự, như Tổng trưởng Quốc phòng Jim Mattis hay Cố vấn An ninh Quốc gia, Trung tướng H.R. McMasters.

    Ngày xưa, lãnh tụ Pháp là Georges Clémenceau có câu danh ngôn: “Chiến tranh là chuyện quá hệ trọng để giao cho giới quân sự!” Ôi, kinh tế hay thương mại cũng vậy chăng?

    https://vietbao.com/p112a265313/kinh...ng-cho-au-chau
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #352
    Một con sâu làm rầu nồi canh hay còn nhiều người như vậy???

    Đảng dân chủ là đảng của không kỳ thị và bao dung hết mực mà sao lại làm hành động có vẻ kỳ thị thế này.


    ***

    Vào bar uống rượu bị đuổi ra vì đội nón ủng hộ TT Trump

    NEW YORK, New York (AP) – Một người đàn ông ở thành phố Philadelphia vừa đưa đơn kiện một quán bar ở New York, nói rằng ông không được phục vụ chỉ vì đội nón ủng hộ Tổng Thống Donald Trump.

    Bản tin của tờ New York Post cho hay ông Greg Piatek, 30 tuổi, một kế toán viên, nói trong đơn kiện rằng cá nhân ông và các bạn đi cùng lúc đầu được tiếp đãi đàng hoàng ở quán bar có tên “The Happiest Hour” hôm 28 Tháng Một.

    Tuy nhiên, ông cho hay khi một người phục vụ ở quầy rượu nhận thấy ông đội nón có hàng chữ “Make America Great Again”, người này mới hỏi Piatek rằng “đây có phải trò đùa không?”

    Đơn kiện của Piatek nói khi gọi rượu uống lần thứ nhì, ly của anh “bị dằn xuống quầy”.

    Đơn kiện cho hay một quản lý quán rượu sau đó yêu cầu Piatek ra khỏi nơi này, nói rằng ông ta được chủ quán bar nói “bất cứ ai ủng hộ ông Trump hay tin vào những điều mà chính cá nhân anh đang tin đều không được chào đón nơi đây.”

    Quán rượu này hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận về việc này của hãng thông tấn AP.

    http://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/vao...g-ho-tt-trump/
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  3. #353
    Bây chừ thì xứ lạnh tình nồng canada của bác gun cũng chịu hết nổi.

    Khi quá một limit chịu đựng nào đó thì người ta cũng quay lưng.

    ***

    Gần nửa dân Canada muốn trục xuất di dân lậu

    WINNIPEG, Manitoba (NV) – Có tới gần một nửa dân Canada muốn trục xuất những người từ Mỹ vượt biên giới vào Canada bất hợp pháp, với cũng số người tương tự không đồng ý với cách Thủ Tướng Justin Trudeau đối phó với tình trạng này, theo kết quả một cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos thực hiện và được công bố hôm Thứ Hai.

    Bản tin của hãng thông tấn Reuters cho biết có khoảng 40% số người được hỏi nói rằng thành phần vượt biên giới bất hợp pháp sẽ khiến Canada “ít an toàn hơn”, cho thấy khả năng có rủi ro chính trị cho đảng cầm quyền Cấp Tiến của ông Trudeau.

    Sự kiện ngày càng có nhiều người gốc Phi Châu và Trung Đông từ Mỹ chạy sang Canada xin tị nạn trong mấy tháng trở lại đây, đang trở thành vấn đề gây tranh cãi ở Canada.

    Bản tin Reuters cho hay từ nhiều thập niên nay vẫn có tinh thần hỗ trợ đón nhận người tị nạn ở Canada. Nhưng nay mỗi khi ông Trudeau xuất hiện trước quốc hội đều gặp phải những chất vấn trái ngược: phía tả đòi nhận thêm người tị nạn và phía hữu đòi hỏi phải giảm bớt vì lo ngại đe dọa an ninh cho quốc gia này.

    Người dân Canada có vẻ cũng lo ngại về giới di dân bất hợp pháp không kém gì người dân Mỹ, theo cuộc thăm dò, được tiến hành trong hai ngày 8 và 9 Tháng Ba vừa qua. Có khoảng 48% dân Canada nói họ ủng hộ việc gia tăng trục xuất người sống bất hợp pháp ở Canada.

    Khi được hỏi về những người từ Mỹ vượt biên giới vào Canada bất hợp pháp thời gian gần đây, có khoảng 48% nói chính quyền Canada nên “gửi trả những người này về lại Mỹ.”

    Các di dân bất hợp pháp ở Canada này khi được Reuters phỏng vấn cho hay họ sống hợp pháp ở Mỹ và có nộp đơn xin tị nạn, nhưng nay họ bỏ trốn sang Canada vì sợ bị liên lụy do những cuộc bố ráp di dân lậu của chính phủ Trump.

    http://www.nguoi-viet.com/newarticle...at-di-dan-lau/
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #354
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Thì cái gì của Caesar thì trả về cho Caesar thôi bác.
    Thật tình mà nói thì dân Canada cũng kỳ thị ghê gớm chứ không vừa đâu.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  5. #355
    Các tư tưởng về tự do, bình đẳng, môi trường, toàn cầu hóa đều đúng đắn nên cần được phát huy; nhưng khi những quan điểm này trở thành nề nếp cứng ngắt bắt mọi người suy nghĩ trong khuôn mẫu lại trở thành mô thức tự do toàn trị (liberal hegemony). Thí dụ quyền tự do của giới đồng tính LGBT hay phá thai không phù hợp với nền tảng đạo đức và tôn giáo của nhiều người nhưng thay vì lắng nghe lại chỉ có những lời hò hét rao giảng một thứ luân lý mới. Đa số người Mỹ không chống di dân nhưng lại không thể chấp nhận việc chối cãi khía cạnh của những người thiểu số đem theo tội phạm, lạm dụng an sinh xã hội, hay phủ nhận Hồi giáo phong kiến là mối đe dọa cho nền văn minh Tây Phương.

    Giám thị tư tưởng (political correctness)
    20/03/20171400(Xem: 251)
    Đoàn Hưng Quốc

    Giám thị tư tưởng (political correctness)

    Đoàn Hưng Quốc


    Ở những nước độc tài toàn trị như Việt Nam có kiểm duyệt và bưng bít thông tin. Tây Phương và nhất là Hoa Kỳ lại có tình trạng giám thị tư tưởng. So sánh như vậy tuy dễ tạo hiểu lầm vì nước Mỹ không ngăn cấm, đánh đập hay bắt bớ những người bất đồng quan điểm nhưng giám thị tư tưởng lại là một trong những nguyên nhân chính khiến số đông dân chúng bất bình bỏ phiếu cho ông Trump; riêng trong cộng đồng Mỹ gốc Việt hiện tượng này đã tạo nên nhiều bất đồng tranh cãi vô cùng gay gắt cho nên đây là một đề tài cần nên tìm hiểu.

    Nói chung dù tả hay hữu khi nào có một phe tự cho rằng mình nắm vững chân lý của thời đại và không lắng nghe những lời phê bình chỉ trích thì sẽ gặp phản ứng gay gắt từ phía đối diện. Tại Hoa Kỳ tuy vẫn có một tầng lớp vô cùng bảo thủ (như những người gõ cửa nhà đi truyền giáo) nhưng nói chung cánh tự do cấp tiến (liberals) ảnh hưởng mạnh hơn trong học đường, truyền thông và xã hội.


    Các tư tưởng về tự do, bình đẳng, môi trường, toàn cầu hóa đều đúng đắn nên cần được phát huy; nhưng khi những quan điểm này trở thành nề nếp cứng ngắt bắt mọi người suy nghĩ trong khuôn mẫu lại trở thành mô thức tự do toàn trị (liberal hegemony). Thí dụ quyền tự do của giới đồng tính LGBT hay phá thai không phù hợp với nền tảng đạo đức và tôn giáo của nhiều người nhưng thay vì lắng nghe lại chỉ có những lời hò hét rao giảng một thứ luân lý mới. Đa số người Mỹ không chống di dân nhưng lại không thể chấp nhận việc chối cãi khía cạnh của những người thiểu số đem theo tội phạm, lạm dụng an sinh xã hội, hay phủ nhận Hồi giáo phong kiến là mối đe dọa cho nền văn minh Tây Phương.

    Có lẽ không cần nói xa xôi trừu tượng mà trong nhiều gia đình Mỹ gốc Việt nếu ai đã gặp một thanh thiếu niên theo tư tưởng tự do (liberals) đều biết rất khó đối thoại vì chỉ có thái độ dạy đời ta đây (know it all) - người viết xin lỗi khi dùng từ ngữ sống sượng này nhưng chỉ nhằm diễn đạt tâm lý vô cùng bực bội khi người dân Mỹ bỏ phiếu chống tầng lớp tự do cấp tiến.

    Tư tưởng tự do được giới tinh hoa (elites) chấp nhận nên tạo ảnh hưởng mạnh trong truyền thông dòng chính (mainstream media), học đường và ở hai miền ven biển là nơi du nhập nhiều sắc dân theo trào lưu toàn cầu hóa. Trái lại các vùng trong nội địa theo tư tưởng bảo thủ và một số không ít dân chúng mất công ăn việc làm do hãng xưởng chạy sang Nam Mỹ và Đông Á, nhưng thế lực chính trị và tiếng nói phản kháng của họ mất dần cho đến khi có Internet.

    Facebook, Twitter và blog đã san bằng mặt phẳng ngôn luận và tạo ra một luồng truyền thông dòng ngược (alternative media). Tranh luận giữa báo chí dòng chính và dòng ngược không phải để phân biệt ai đúng hay sai vì mỗi bên chỉ nhằm công kích tính chính đáng (legitimacy) và cho rằng đối thủ không đại diện tiếng nói của dân thường. Thông tin dòng chính như CNN và New York Times bị lên án làm công cụ của thành phần ưu tú vì chọn lọc thông tin và nhồi nhét chủ nghĩa tự do, trong khi thông tin dòng ngược bị tố cáo tung tin giả (fake news) để mỵ dân.

    Trở lại cộng đồng Mỹ gốc Việt từ lâu chịu áp lực nặng nề của nề nếp giám thị tư tưởng nhưng lại từ cánh hữu. Tuy kinh nghiệm sống và quan điểm của cộng đồng về lịch sử và hiện tình chính trị tại Việt Nam có đúng nhưng do thái độ thiếu lắng nghe mọi quan điểm khác biệt đâm ra mất bạn thêm thù. Dù không có thông tin dòng ngược nhưng khoảng cách và sự xa lánh của thế hệ thứ nhì và thứ ba cho thấy khuôn khổ suy nghĩ của cộng đồng không thu hút đa số giới trẻ Mỹ gốc Việt - chưa nói đến đa số giới trẻ ở Việt Nam.

    Political correctness ban đầu chỉ để lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, chẳng hạn như gọi African-American thay vì Niggers (tương tự Việt Nam dùng chữ Hoa Kiều thay vì Chệt) nhưng dần dần trở nên một hệ thống giám thị lời nói, tư tưởng và hành vi mà đả phá mọi khác biệt. Tuy ở Mỹ không bắt bớ giam cầm như tại Việt Nam hay ném đá tử hình như các nước Hồi giáo thủ cựu nhưng áp lực của giám thị tư tưởng rất nặng nề như doanh nghiệp đụng chạm với LGBT có thể bị tẩy chay thua lỗ (hay phạt vạ) hàng triệu USD, cho nên tự do lúc nào cũng phải có đối thoại và tranh đấu thì mới không xơ cứng trở thành độc tài toàn trị.

    https://vietbao.com/p112a265478/giam...l-correctness-
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #356
    Dân chủ trả đòn thủ nỗ lực để cản Gorsuch

    ****

    Neil Gorsuch điềm tĩnh trong phiên điều trần chánh án TCPV sặc mùi chính trị

    Cali Today News – Theo lý thuyết thì các vị nghị sĩ trong Uỷ ban Tư pháp Thượng viện phải để lại quan điểm chính trị của mình ngoài cửa trước khi đưa ra quyết định liệu ứng cử viên được Tổng thống đề cử vào ghế chánh án Tối cao pháp viện (TCPV) có phù hợp hay không.
    Tuy nhiên, phiên điều trần chuẩn thuận chánh án Neil Gorsuch mang đầy màu sắc chính trị.

    Dân chủ cảm thấy ông Trump bổ nhiệm ứng cử viên của mình vào đúng thời điểm mà sự độc lập giữa hành pháp và tư pháp bị đe doạ. Bên cạnh đó, họ giận dữ vì ứng cử viên điền vào ghế chánh án vẫn đang bỏ trống được Tổng thống Obama chỉ định chưa bao giờ được ra điều trần.

    Trong khi đó thì Cộng hoà khá hài lòng với bổ nhiệm này, chánh án quá cố Scalia sẽ được thay thế bằng một lá phiếu bảo thủ đáng tin cậy khác. Nói gì thì nói, Cộng hoà cuối cùng cũng nắm trong tay khả năng phê chuẩn ông Gorsuch, và Dân chủ chẳng qua tìm mọi cách để tiến trình này càng đau đớn hơn mà thôi.

    Cộng hoà muốn chứng minh Gorsuch không mang ơn Tổng thống mặc dù hiếm khi có yêu cầu một ứng cử viên Tối cao Pháp viện tuyên bố độc lập khỏi vị tổng thống chọn ông ta hay bà ta. Lý do đứng đằng sau việc này là vì Giám đốc FBI James Comey vào hôm qua đã xác nhận cơ quan đang điều tra mối quan hệ bất hợp pháp giữa các cố vấn vận động tranh cử của ông Trump với Nga.

    Bên cạnh đó, ông Trump vẫn thường xuyên chỉ trích quan toà nào đưa ra phán quyết không có lợi cho ông ta khiến Thượng viện Cộng hoà phải tìm cách nhấn mạnh sự độc lập của ứng cử viên Gorsuch. Các vị thượng nghị sĩ liên tục cho Gorsuch cơ hội chứng tỏ tránh xa ông Trump. (Có tin, ông Gorsuch vào tháng trước đã cho rằng hành động công kích vị chánh án đóng băng sắc lệnh di trú tạm thời của ông Trump là “mất tư cách.”)

    “Ông có vấn đề gì không nếu đưa ra phán quyết chống lại tổng thống đã bổ nhiệm mình?” Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Charles Grassley (Cộng hoà-Iowa) hỏi ngay, chỉ vài phút sau khi phiên điều trần bắt đầu. “Tôi không có khó khăn gì trong việc đưa ra phán quyết chống lại bất cứ đảng phái nào dựa vào luật và sự kiện của mỗi trường hợp cụ thể,” ông Gorsuch nói.

    Thượng nghị sĩ Orrin G. Hatch (Cộng hoà – Utah) lặp lại câu hỏi, yêu cầu Gorsuch hồi đáp những lời chỉ trích cho rằng ông ta không độc lập với Tổng thống Trump. Ông Gorsuch cho rằng, một chánh án giỏi không để chính trị hay ý niệm chính trị vào quyết định của mình. “Không có chánh án Dân chủ hay chánh án Cộng hoà,” ông Gorsuch nói. “Không có ai đứng trên pháp luật cả,” vị chánh án nhắc đi nhắc lại câu này.

    Dân chủ cho biết họ có nhiều lý do để nghi vấn sự đề cử ông Gorsuch, tuy nhiên phiên điều trần hôm nay cho thấy họ không có chiến thuật cụ thể nào, đôi khi cho thấy nỗ lực trong tuyệt vọng.

    Thượng nghị sĩ Dân chủ từ California Dianne Feinstein chất vấn liệu Gorsuch có ủng hộ quyền của người lao động hay không, trích dẫn một loạt phán quyết của ông có lợi cho những công ty lớn. Gorsuch đối đáp, ông rất nhiều lần xét xử, bênh vực những người yếu thế như vụ một phụ nữ bị cầu thủ bóng ném quấy rối.

    Sự thất vọng của đảng Dân chủ đến từ một điều, người của họ không được xem xét ngay thậm chí cả khi Dân chủ còn kiểm soát Toà Bạch Ốc. Đảng Cộng hoà trước đó tìm cách trì hoãn xem xét ứng cử viên do Tổng thống Obama đề cử, chánh án Merrick Garland. “Nếu Cộng hoà tuân theo Hiến pháp,” Thượng nghị sĩ Patrick J. Leahy (Dân chủ- Vertmon) nói, “thì Chánh án Merrick Garland đã vào Tối cao Pháp viện.”

    “Sự đề cử ông nằm trong chiến lược của đảng Cộng hoà muốn nắm luôn nhánh tư pháp,” Thượng nghị sĩ Richard J. Durbin (Dân chủ-Illinois) phát biểu hôm thứ hai.
    Thậm chí một nghị sĩ Dân chủ không tham gia vào buổi điều trần chuẩn thuận Gorsuch đi hơi quá đà, tố cáo Cộng hoà trộm ghế chánh án.

    Nếu được chuẩn thuận thì Neil Gorsuch – 49 tuổi – là một trong những chánh án Tối cao Pháp viện trẻ tuổi nhất trong lịch sử hiện đại. Ra điều trần với phong thái rất tự tin, bình tĩnh, nụ cười thoải mái, ông Gorsuch tỏ ra rất sắc bén trong mỗi câu trả lời, hiếm khi lúng túng.

    Chỉ có duy nhất một lần Gorusch tỏ ra mất bình tĩnh khi bị các thượng nghị sĩ chấn vấn về sự vô tư chính trực. Thượng nghị sĩ Leahy chỉ ra, một dân biểu Cộng hoà tuyên bố ông ta muốn chánh án Gorsuch vào Tối cao Pháp viện để có thể “duy trì lệnh cấm Hồi giáo của ông Trump.” Lần đầu tiên ông Gorsuch lên giọng, “Thượng nghị sĩ, ông không biết tôi sẽ đưa ra phán quyết trường hợp đó thế nào, và, Thượng nghị sĩ, tôi sẽ không nói bất cứ điều gì ở đây để cho bất cứ ai có ý tưởng tôi sẽ xử như thế nào đối với bất cứ vụ nào như vậy nếu đưa lên Tối cao Pháp viện.”

    Hương Giang (Theo Washington Post)

    http://www.baocalitoday.com/breaking...chinh-tri.html
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  7. #357
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    https://www.bbc.co.uk/news/amp/39358363
    Post-election communications of Donald Trump's team were swept up in an "incidental collection" by intelligence agencies, a Republican lawmaker says.

    House intelligence committee chairman Devin Nunes said he was "concerned" whether this may have amounted to spying on the team.

    He said what was collected was "widely disseminated" in intelligence reports.

    He said the collection was apparently legal and was brought to his attention, also legally, by an unnamed source.

    The collection of information was not believed to be linked to an FBI investigation into alleged links between the Trump team and Russian officials during the election campaign.

    Mr Nunes said it was "possible" Mr Trump's own communications were collected.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  8. #358
    Mỹ sẽ lập khu an toàn cho dân tị nạn khủng bố

    WASHINGTON, DC (NV) – Mỹ sẽ thành lập những khu an toàn để cho dân tị nạn có thể trở về trong giai đoạn mới của nỗ lực chống ISIS cũng như al-Qaeda.

    Hãng tin Reuters đưa tin này, căn cứ theo lời của Ngoại Trưởng Rex Tillerson tuyên bố trong hội nghị 68 nước thành viên liên minh chống ISIS họp tại Bộ Ngoại Giao ở Washington, DC hôm Thứ Tư.
    Ông chưa nói rõ những khu an toàn như vậy sẽ hoạt động thế nào.

    Tờ The Guardian cho rằng để làm việc này quân lực Mỹ có thể phải can dự nhiều hơn vào cuộc chiến Syria, điều mà Tổng Thống Barack Obama đã rất thận trọng để hạn chế.
    Phát ngôn viên của liên minh, Ðại Tá Joseph Scrocca, tuyên bố quân đội Mỹ chưa nhận được chỉ thị làm việc ấy.

    Theo The Guardian, Tổng Thống Donald Trump có thể phải gia tăng hoạt động của không lực Mỹ và đồng minh nếu muốn thành lập những vùng cấm bay, còn nếu muốn bảo vệ thường dân trong những khu an toàn thì sẽ cần đến các đơn vị bộ binh.

    Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng Trung Ðông đặt ra rất nhiều thách thức, tuy nhiên, đánh bại ISIS là mục tiêu hàng đầu, và “liên minh không có trách nhiệm tái thiết hay xây dựng quốc gia ở Syria.”
    Ông cũng kêu gọi các thành viên liên minh hoàn thành cam kết đóng góp tài chính $2 tỷ năm 2017.

    Quân đội Iraq với sự trợ lực của liên minh do Mỹ dẫn đạo, năm ngoái đã lấy lại nhiều thành phố do ISIS chiếm đóng và đến nay đã giải phóng được khu phía Ðông thành phố Mosul.
    Thủ Tướng Haider al-Abadi của Iraq phát biểu tại hội nghị ở Wahington, DC kêu gọi sự đoàn kết của liên minh chống ISIS mà cho đến nay tổ chức khủng bố này chỉ còn chiếm giữ và cố thủ ở một số cứ điểm bằng chiến thuật sử dụng xe bom tự sát và bắn sẻ.

    Theo ông, bây giờ Iraq đã vượt qua giai đoạn cầm giữ để tiến tới tiêu diệt ISIS.

    Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (Cộng Hòa-South Carolina) cho biết qua cuộc thảo luận với Thủ Tướng Haider al-Abadi rằng, phải có $50 tỷ để tái thiết các tỉnh Anbar và Niveneh cũng như thành phố Mosul.

    http://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/se-...ho-dan-ti-nan/
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  9. #359
    Sau màn đòi tách rời cali khỏi nước Mỹ, bây giờ các ông bà nghị cali đòi trừng phạt các hãng xây dựng nào dám nhận thầu xây tường.


    ***

    California xem xét trừng phạt những công ty tham gia xây tường biên giới

    Cali Today News – Ba vị dân biểu Dân chủ tại California đang khuyến cáo những nhà thầu ghi danh tham gia vào công việc xây cất bức tường biên giới Mỹ-Mễ của Tổng thống có thể sẽ lãnh hậu quả tài chánh.

    Trong nỗ lực chống lại chính phủ Trump, các nhà lập pháp tiểu bang đang trình dự luật buộc tiểu bang rút đầu tư khỏi quỹ hưu trí đối với các công ty liên quan đến dự án xây cất này.

    “Đây là bức tường của sự hổ thẹn và chúng tôi không muốn một tí nào,” Dân biểu Phil Ting từ San Francisco tuyên bố trong thông báo. “Các câu chuyện về người di dân thuộc lịch sử Mỹ và bức tường là cơn ác mộng.

    Dự luật 946 được dân biểu Phil Ting, Lorena Gonzalez Fletcher – San Dieo và Eduardo Garcia – Coachella- đề xuất vào hôm thứ hai, ba ngày sau Cơ quan Quan thuế và Bảo vệ Biên giới yêu cầu đề nghị gởi “mẫu bức tường.” Dự luật yêu cầu California Public Employee Retirement System và California State Teachers Retirement System — hai quỹ hưu trí lớn nhất quốc gia với tổng số đầu tư lên $312 tỉ Mỹ kim và $202 tỉ Mỹ kim (theo thứ tự) trong vòng 1 năm chấm dứt hay rút đầu tư khỏi những công ty tham gia xây cất tường.

    Dự luật là một trong những đề xuất đang diễn ra trên cả nước do vùng Vịnh San Francisco dẫn đầu. Hội đồng thành phố Berkeley vào tuần trước đã thông qua một nghị quyết đề nghị thành phố rút khỏi bất cứ công ty nào tham gia vào bất cứ phần nào của dự án. Hội đồng thành phố Oakland sẽ bỏ phiếu quy định cấm thành phố ký hợp đồng với các công ty xây cất bức tường. Tại New York, dân biểu Nily Rozic trình dự luật cấm tiểu bang ký hợp đồng với các công ty tham gia vào việc xây tường.

    Vào thứ sáu tuần trước, Cơ quan Quan thuế và Bảo vệ Biên giới yêu cầu gởi đề nghị mẫu bức tường được dự kiến sẽ dài 2000 dặm. Hai trong những yêu cầu về mẫu gồm chiều cao tường ít nhất 18 feet và ngăn chặn được xây cất đường hầm ngầm ít nhất 6ft dưới đất. Hạn chót gởi bản vẽ đề nghị vào ngày 29 tháng 3.

    Chưa rõ có bao nhiêu công ty thực sự sẽ nộp thầu trong khi trang mạng của chính phủ cho biết hơn 200 công ty bày tỏ quan tâm muốn làm việc với chính phủ liên bang. Trong số này có một số công ty đang có hợp đồng lớn với những thành phố trong vùng Vịnh San Francisco.
    Hương Giang (Theo San Francisco Chronicle)

    http://www.baocalitoday.com/breaking...bien-gioi.html
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #360
    Những Oái Ăm Mới Của Chính Trị Mỹ
    21/03/201700:00:00(Xem: 1609)
    • Vũ Linh

    ..Mọi đánh giá –cổ võ hay công kích- hiện giờ chỉ phản ánh hai bên đang trả giá trước công chúng...

    Theo dõi báo chí, nước Mỹ ngày càng nhiều chuyện oái ăm, quái lạ, chưa từng thấy đã xuất hiện trên truyền thông dòng chính (TTDC). Ta thử xét lại vài chuyện xem sao.

    QUAN HỆ VỚI NGA

    Nếu một độc giả nào cách đây hơn nửa thế kỷ uống một thứ thần dược nào đó, ngủ một giấc dài, rồi thức dậy tháng Hai năm 2017, sẽ cảm thấy như mình chỉ mới đi ngả lưng có nửa tiếng. Chuyện đâu vẫn còn đó. Thập niên 50, thượng nghị sĩ Joe McCarthy tung ra phong trào tố cộng kinh hoàng trong chính trường Mỹ. Cả ngàn người, đặc biệt là trong giới chính trị gia và công chức, bị đi tù, bị tẩy chay, mất job, thân bại danh liệt,… vì tội gián điệp, tay sai của Liên Xô, hay thậm chí chỉ vì tội có cảm tình với Liên Xô.

    Ngày nay, phong trào bài Nga, chống Nga bất ngờ cũng đang sôi sục, do chính các đệ tử của TT Obama quậy lên. Trong khi TT Trump bị tố đã đắc cử nhờ Nga giúp, thì một ông tướng được đề cử lo an ninh quốc gia phải rút lui vì quna hệ qúa chặt chẽ với Putin, trong khi một bộ trưởng Tư Pháp đang bị phe đối lập đòi lấy đầu vì đã dám nói chuyện điện thoại gì đó với đại sứ Nga hai lần mà “không thành thật khai báo”.

    Kẻ này gãi đầu tới tróc da vẫn không hiểu chuyện gì đang xẩy ra. Cái ông đại sứ Nga -hay đại sứ bất cứ nước nào khác- được bổ nhiệm làm đại sứ tại Mỹ để làm gì? Có phải là để tạo quan hệ, nói chuyện trao đổi chính trị, kinh tế, thương mại, cả văn hoá không? Các vị đại sứ Nga, hay Pháp hay Trung Cộng hay Việt Cộng cũng vậy, đi gặp đủ loại người, tham gia mọi tiệc tùng, lễ lạc, điện thoại nói chuyện với càng nhiều chính khách, thương gia, nhà báo, hoạt động cộng đồng càng tốt. Đó là chuyện bình thường từ trước đến giờ.

    Nhưng thưa quý vị, đó là lý luận kiểu cổ điển xưa rồi. Quan điểm thời thượng hiện nay, là quan điểm kinh thiên động địa hơn thời McCarthy nữa. Bất cứ anh chính khách Mỹ nào vô phúc gật đầu chào một ông Nga hay bắt tay ông ta, là ngay lập tức bị lọt vào danh sách đại gián điệp, hay phản quốc đang thương thảo việc bán tiểu bang Cali hay Alaska gì đó cho Putin rồi. Đây là kỹ thuật bảo vệ an ninh quốc gia đảng DC và truyền thông phe ta mới học được sau khi thụ huấn khoá học bảo vệ tổ quốc do giáo sư Cậu Ấm Ủn họ Kim mới dạy. Ở xứ cậu Ấm, bắt cứ anh dân giã nào dám bắt tay hay nói hai ba câu gì với một người nước ngoài là có quyền được đi cải tạo mãn kiếp. Bây giờ ở xứ Mỹ gọi là tự do dân chủ phóng khoáng nhất thế giới, bất cứ anh chính khách CH nào đã bắt tay hay nói chuyện với một anh Nga nào là có triển vọng bị TTDC đòi chu di tam tộc ngay.

    Một ông nhà báo tỵ nạn, tự cho là thông hiểu hết chuyện kín hậu trường Mỹ, viết tướng Flynn, được đề cử Cố Vấn An Ninh thấy bị lộ chuyện mình nói chuyện với đại sứ Nga, vi phạm luật Logan, không cho phép bất cứ anh thường dân nào điều đình và ký hiệp ước gì với các chính quyền nước khác, nên đã phải xách dép chạy trốn tội bằng cách xin từ chức.

    Chỉ trong cái 4-5 dòng ngắn ngủi này, cái cụ chuyên gia này đã sai lầm tới ba lần. Lần thứ nhất, chưa có bất cứ một văn kiện hay thoả ước nào giữa tướng Flynn và Nga hết, chưa ai đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào hết, chưa có điều tra và ra toà, kết án gì hết. Sai lầm thứ hai, tướng Flynn chỉ mới được TT Trump đề cử, chưa được quốc hội phê chuẩn thì làm gì đã có chức gì đâu mà từ? Ông chỉ là rút tên ra khỏi danh sách TT Trump đề nghị thôi. Sai lầm thứ ba là nếu tướng Flynn thật sự phạm luật Logan điều đình chuyện gì đó thì có “từ chức” cũng không thoát tội, vẫn có thể đi tù thật bất kể xách dép chạy đi đâu, chứ không phải từ chức là trốn được tội.

    Cũng một anh nhà báo tỵ nạn khác làm loa lập lại đòi hỏi của phe DC là bộ trưởng Tư Pháp phải từ chức ngay vài ngày sau khi Thượng Viện phê chuẩn vì khi còn làm thượng nghị sĩ đã có nói điện thoại với đại sứ Nga hai lần. Làm như thể bổ nhiệm bộ trưởng ở Mỹ giống như đi thuê thợ Mễ cắt cỏ sau nhà vậy. Thích thì thuê, không thích thì đuổi, tìm anh khác. Nếu gặp hay nói chuyện gì đó với đại sứ Nga là phạm tội gián điệp phản quốc thì có lẽ 90% dân biểu, nghị sĩ, nhà báo, nhà kinh doanh,... bất kể thuộc đảng DC hay CH, đều đã là tay sai hay gián điệp của Nga hết rồi.

    Năm 2012, TT Obama miả mai chọc quê ứng viên tổng thống CH, Mitt Romney “bác ơi, chiến tranh lạnh chấm dứt hơn hai chục năm rồi!”. Thế nhưng bây giờ thì chiến tranh lạnh Mỹ-Nga có lẽ còn nóng hơn cục than đỏ. Có cần phải cám ơn thành quả hâm xôi lại chiến tranh lạnh của TT Obama không nhỉ?

    CỰU BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP

    Cựu bộ trưởng Tư Pháp của TT Obama, bà Loretta Lynch, mới đây đã lên tiếng về việc nổi dậy chống TT Trump. Bà cho rằng các quyền công dân của chúng ta đang bị tấn công, chà đạp, thậm chí rút lại, và trong quá khứ, “người ta đã xuống đường, đã đổ máu, và đã chết” để hậu thuẫn những lý tưởng đó, và bà kết luận “chúng ta cũng có thể làm như vậy nữa” (We can do it again). Nếu đây không phải là lời kêu gọi xuống đường, đổ máu để chống TT Trump thì là gì? Chuyện quả là quái lạ.

    Thứ nhất, bộ Tư Pháp bảo vệ luật pháp, ép buộc người dân phải tuân thủ luật pháp, nếu không thì sẽ bị cho đi bóc lịch ngay. Nhưng bây giờ thì cái bà trước đây có trách nhiệm này bây giờ lại chính là người kêu gọi dân chúng xuống đường, chống luật pháp hiện hành, chống tổng thống được bầu cử và đắc cử hoàn toàn hợp pháp và chính danh, chỉ vì cái tội không phải phe ta.

    Thứ nhì, chẳng những phải chống, mà còn phải chống bằng bạo lực. “Chúng ta có thể làm như vậy nữa”: làm gì nữa? Lại xuống đường, đổ máu và giết nhau? Nếu có người nào nghĩ nước Mỹ đã văn minh, dân chủ tiến bộ, biết cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn bằng những thể thức bầu cử dân chủ ôn hoà, thì bà cựu bộ trưởng lo bảo vệ an ninh trật tự xã hội đã nhắc nhở ngay là không phải vậy, nước Mỹ này vẫn cần phải đổ máu và giết nhau.

    Thứ ba, bà cựu bộ trưởng da đen Lynch giải thích những quyền công dân mà dân Mỹ đã đổ máu để có được đang bị tấn công, chà đạp, thậm chí thu hồi lại. Quyền công dân nào? Trong hơn một tháng qua, TT Trump đã lấy quyết định gì khiến bà nghĩ quyền công dân đã bị chà đạp? Dân da đen bị mất quyền ứng cử và bầu cử? Dân da đen bị bắt làm nô lệ lại? Không được quyền vào tiệm ăn của người da trắng? Phụ nữ bị mất quyền bỏ phiếu? Không được phá thai nữa? Bị hạ xuống làm công dân hạng hai sau đàn ông? Chẳng ai biết bà Lynch mập mờ xúi thiên hạ giết nhau vì chuyện gì.

    Nhân chuyện bộ Tư Pháp, TTDC làm rùm beng vụ mà báo Việt tỵ nạn gọi là “sa thải” 46 công tố viên liên bang –federal attorneys- khiến nhiều vị chới với, làm nhu thể TT Trump trả thù gì đó và các vị này sắp sửa phải xếp hàng xin phiếu thực phẩm vậy. Một vài báo đi xa hơn nữa. Mập mờ ám chỉ TT Trump “sa thải” tất cả công tố viên để chấm dứt mọi cuộc điều tra đang hay sẽ được tiến hành về ông.

    TTDC không nói rõ đây là truyền thống mà tất cả các tổng thống cận đại đều làm. Khi tổng thống mới nhậm chức là yêu cầu toàn thể tất cả các công tố liên bang từ chức, để tổng thống mới toàn quyền lưu nhiệm, tái bổ nhiệm, hay bổ nhiệm người mới, cũng không khác gì trường hợp các đại sứ.

    TT Clinton vừa lên nhậm chức, “sa thải” ngay 93 công tố viên của TT Bush cha và Reagan. Chẳng có gì đặc biệt. Và các vị này cũng chăng ai chới với hay bất ngờ gì hết vì họ đều biết là thủ tục truyền thống từ mấy chục năm nay đã như vậy. Sau khi “mất job”, bảo đảm chỉ một ngày sau họ đều có ngay việc làm trong khu vực tư trả lương ít ra là cả chục lần lương công tố viên.

    Cái giả dối hay đúng hơn, cái chủ ý tấn công của TTDC được thể hiện rõ nét qua bài viết của anh nhà báo Josh Gerstein trên diễn đàn mạng Politico. Năm 2009, anh ta viết “Obama thay thế một số công tố viên” (Obama replaces a number of US attorneys); năm nay anh ta viết “Trump đuổi hết công tố viên của Obama” (Trump ousts all Obama-appointed US attorneys). Cùng một hành động, hai cách thông tin. Đó là kỹ thuật tuyên truyền phe đảng của TTDC. “Thay thế một số” mang ý nghiã khác xa “đuổi hết”; và “US attorneys” cũng không mang tính phe đảng như “Obama-appointed US attorneys”.

    CÂU CHUYỆN NGHE LÉN ĐIỆN THOẠI

    TT Trump theo đúng bài bản của ông, nhẩy lên tweet viết bóng gió có thể điện thoại của ông đã bị TT Obama nghe lén trong thời gian tranh cử tổng thống.

    Dĩ nhiên con cá mập lớn như vậy thì phải khai thác triệt để. TTDC nhẩy tưng tưng, tố cáo đây là lời kết tội nặng nề nhất đối với một tổng thống, nếu TT Trump không có bằng chứng thì sẽ là trọng tội có thể bị đàn hặc. Trong khi đó, phát ngôn viên của TT Obama tuyên bố “TT Obama không hề ra lệnh nghe lén TT Trump”. Dân biểu DC tố cáo TT Trump bịa đặt hoàn toàn. Câu chuyện không giản dị như vậy.

    Trong thời gian tranh cử, FBI đã được lệnh của chính quyền Obama điều tra về vai trò của Nga trong cuộc vận động tranh cử. Để thi hành nhiệm vụ, FBI xin trát toà để nghe lén điện thoại của vài nhân vật chính trong ban vận động tranh cử của ứng viên Trump, trong đó có cả ứng viên Trump luôn. Nhưng bị toà bác. FBI làm đơn xin lại, bỏ tên ông Trump ra, và được tòa chấp nhận cho nghe lén điện thoại tại cao ốc Trump Tower, trụ sở ban vận động tranh cử.

    Nhìn vào diễn tiến thì rõ ràng là FBI đã có ý định muốn nghe lén ông Trump, nhưng không được toà chấp nhận, sau đó FBI có nghe lén hay không thì ai biết được? Ví dụ như FBI nghe lén điện thoại của bà giám đốc cuộc vận động tranh cử Kellyanne Conway nói chuyện với ông Trump thì đó là FBI nghe lén bà Conway (hợp lệ) hay ông Trump (bất hợp lệ)?

    Việc phát ngôn viên của TT Obama khẳng định “TT Obama không ra lệnh” nghe có vẻ tiếu lâm. Dĩ nhiên là không đời nào TT Obama lại ngây thơ đến độ đích thân ký giấy ra lệnh làm chuyện đó. Vấn đề là ông có biết việc FBI muốn nghe lén ông Trump và có chấp nhận hay không. Khi đó, giám đốc FBI, ông James Comey, trực thuộc bộ Tư Pháp của bà Loretta Lynch, và cả hai vị đều do TT Obama bổ nhiệm. Chỉ có điều tra thì may ra mới biết. Đó là cái ý của TT Trump.

    TT TRUMP ĐÓNG THUẾ

    Đài TV phe ta MSNBC với bà to mồm Rachel Maddow rầm rộ khua chiêng trống trên TV là đã mới truy lục ra được giấy thuế của TT Trump, và sẽ thông báo chi tiết sớm. Chẳng bao lâu sau, bà Maddow lên TV công bố thật. Nhưng cái mà bà công bố không phải toàn bộ hồ sơ đóng thuế cả đời của ông Trump, mà chỉ là bản tóm gọn hai trang thuế ông Trump khai năm 2005.

    Cả thế giới cấp tiến thất vọng. Cho tới nay, TT Trump đã nhất quyết tìm mọi lý do không công bố giấy khai thuế. Báo phe ta New York Times, xì tin bí mật là năm 1995, ông Trump khai lỗ kinh doanh đâu hơn 900 tỷ, và nhờ đó, ông có quyền khấu trừ vào tiền thuế phải đóng cho những năm sau, mà kết quả là ông đã không đóng thuế có thể tới 18 năm theo NYT tính toán. Bà Hillary trong thời gian tranh cử đã nhẩy bổ vào tố giác ông Trump hình như cả đời chẳng đóng xu thuế nào. Các đệ tử của bà, không cần biết ất giáp gì, cũng bám theo, tố ông Trump cả đời trốn thuế. Ông Trump bất chấp, vẫn không thèm công bố giấy thuế.

    Khi MSNBC loan tin đã lục được giấy thuế của ông Trump, cả nước hồi hộp chờ xem kết quả coi tay này trốn hay gian lận bao nhiêu tiền thuế.

    Kết quả, chỉ có hai trang tóm lược cho năm 2005. Đã vậy, hai trang này lại tiết lộ năm đó, TT Trump đã đóng 38 triệu đô thuế trên lợi tức 150 triệu, nghĩa là đóng theo thuế xuất 25%. Thế nghiã là gì? Xin thưa là chỉ một chục năm sau khi khai lỗ gần một tỷ, ông Trump đã đóng 38 triệu thuế rồi, chứ không phải là trốn thuế gần 20 năm theo như NYT dự đoán, hay không đóng xu thuế nào cả đời như bà Hillary tố.

    Một tờ báo phe ta khác, Washington Post, giảng giải thêm là thuế xuất cao nhất thời điểm đó là 35% chứ không phải 25%, với hàm ý ông Trump trốn thuế một phần. Cái gian trá của WaPo là trên thực tế, không có một người Mỹ nào, kể cả quý độc giả và kẻ viết này, đã đóng thuế xuất ở mức tối đa, vì tất cả đều được khấu trừ đủ kiểu. Năm 2015, TT Obama đóng 81.500 đô thuế trên lợi tức 436.000 đô, theo thuế xuất chưa tới 19%. Nhìn cách khác, hơn 10 năm trước, TT Trump đã đóng thuế trong một năm bằng mức thuế của TT Obama đóng trong 465 năm (= 38 T/ 81.500) !!! Không biết các cụ lâu nay vẫn hò hét đòi biết TT Trump trốn bao nhiêu thuế đã thỏa mãn chưa?

    Không ai biết MSNBC đã làm cách nào để có bản khai thuế đó, nhưng theo luật Nhà Nước, tiết lộ giấy khai thuế của bất cứ ai có thể bị phạt tới 5 năm tù.

    Câu chuyện được chấm dứt một cách bất ngờ và khá khôi hài khi TT Trump nhắn tin –tweet- mấy câu... cám ơn bà Maddow đã chứng minh cho cả thế giới thấy là ông đã đóng thuế đầy đủ!

    Không biết vì chuyện quảng cáo con bò rồi đẻ ra con chuột, hay tại bà Maddow khi trưng ra giấy thuế của TT Trump thực sự đã giúp ông này, gây bất mãn lớn trong khối người thiên tả chống Trump, chỉ biết số người theo dõi chương trình của bà Maddow sau đó rớt như diều đứt giây, mất ngay một nửa (-54%).

    OBAMACARE

    Nhiều độc giả viết thư hỏi về Obamacare. Không có gì đáng ngạc nhiên vì đây là chuyện dính dáng đến tất cả mọi người, già, trẻ, lớn, bé, giàu, nghèo,... Nhiều người lo ngại là chính đáng. Nhất là khi TTDC hô hoán 24 triệu người sẽ “mất” bảo hiểm.

    Xin độc giả bình tĩnh, ngồi yên xem câu chuyện tiến triển về đâu. Chưa có gì phải hoảng hốt vì còn khá lâu mới có thay đổi. Điều chắc chắn là sẽ có thay đổi nhiều vì tất cả thăm dò đều cho thấy hơn 60% dân Mỹ chống, cũng như TT Trump và cả khối CH đều chống, nhưng thay đổi như thế nào thì chẳng ai còn đồng ý với ai nữa. Sẽ còn tranh cãi nhiều trước khi có luật mới. Rồi sau khi có luật mới thì cũng phải áp dụng từng bước lâu dài, không phải một sớm một chiều. TT Trump dự đoán sẽ không có thay đổi gì cho tới sớm lắm là năm 2018.

    Con số 24 triệu người mất bảo hiểm chỉ là chuyện xuyên tạc thôi. Thứ nhất con số này chỉ là ước lượng do một cơ quan nghiên cứu dự phóng, chẳng có gì bảo đảm là đúng. Cứ nhìn vào việc thắng cử của ông Trump thì thấy bao nhiêu cơ quan nghiên cứu đã đoán đúng. Thứ nhì, đây không phải là con số người “mất” bảo hiểm, mà là con số người “không” có bảo hiểm, tức là bao gồm những người tự ý không muốn mua bảo hiểm vì luật mới có thể sẽ không ép buộc và bắt phạt những người không muốn mua bảo hiểm, đại đa số là những người trẻ không thấy nhu cầu mua bảo hiểm quá đắt và chấp nhận nộp phạt dưới Obamacre. Cuối cùng, đây chỉ mới là đề nghị của một khối dân biểu CH trong Hạ Viện, sẽ còn phải trải qua nhiều loạt trả giá thương thảo trong khối CH, với khối DC, với Thượng Viện, và với TT Trump. Còn nhiều ải lắm.

    Chỉ có một điều chắn chắn là những người đang bị bệnh, sẽ không ai bị mất bảo hiểm.

    TT Trump đang cố gắng làm một cuộc “cách mạng” thay đổi mọi chuyện, đụng chạm tứ phiá, cả phe đối lập DC lẫn phe đồng minh CH, không phải là chuyện dễ dàng. Tốt hay xấu, chưa ai khẳng định được, nhưng trước những biến chuyển mù mờ, thiên hạ nhiều lo lắng là chuyện đương nhiên và TTDC cũng như đảng DC đang cố tình khai thác nỗi lo âu đó, tung đủ loại tin hỏa mù để hù dọa và gây xáo trộn. Mọi đánh giá –cổ võ hay công kích- hiện giờ chỉ phản ánh hai bên đang trả giá trước công chúng trong khi những trả giá thực sự trong hậu trường thì không ai biết được hết. Ta cần bình tĩnh hơn để theo dõi.

    Vũ Linh

    Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.
    https://vietbao.com/p112a265518/nhun...a-chinh-tri-my
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Similar Threads

  1. nô lệ thời hiện đại
    By gtmt in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 03-14-2016, 03:20 PM
  2. Replies: 13
    Last Post: 04-14-2014, 06:24 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 06-03-2013, 09:16 AM
  4. Châm ngôn Việt Nam thời hiện đại
    By hoài vọng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 7
    Last Post: 05-28-2013, 10:24 AM
  5. Bí ẩn cuộc tình Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 09-15-2012, 11:53 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:12 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh