Register
Page 3 of 39 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 386
  1. #21
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2016
    Posts
    430
    Quote Originally Posted by V.I.Lãng View Post


    Các nuớc chút xíu như Pháp Đức Ý... thì cả hàng triệu nguời di dân tới họ phải tính làm sao để bảo lãnh . Chắc có lẽ vậy mà Anh đã rút khỏi Khối lien minh châu Âu, để tránh đuợc gánh nặng này (Bà gi đó bên Anh chống việc không tách, hôm truớc hôm sau là lãnh vài viên kẹp đồng) .... Đức Úc Pháp ... méo mặt , bây giờ cố quậy Hoa Kỳ .

    Turkey đứng ngán giữa đuờng , là một trong những nơi giữ dân tị nạn đông nhất , nên tô?ng thống Turkey đâu ngán Đức . Chỉ cần thả cửa là dân tị nạn tràn vào, làm sao Bà Merkel chịu nổi .


    Nhân nhắc chuyện bà Merkel , bà ấy cứ hô hào biểu Mỹ cho nhập cư tị nạn , sao bà không giỏi mà mở cửa thả giàn đi . Nếu bà làm vậy thì sang mùa ứng cử sau bà sẽ rớt thảm hại

    Ừ mà lạ nhỉ, sao Canada mở rộng vòng tay đón chào sao họ không làm giấy tờ lẹ lẹ để qua . Ông Trudeau này có trái tim vĩ đại quá, ờ mà ổng có xuất tiền trả cho dân tị nạn đâu, tiền thuế của dân cứ lấy đó mà chu cấp. Ông Trudeau này pro cho Phi Đeo Cu ba, hôm bữa Phi
    Đeo chết , nghe Trudeau chia buồn thấy mà ứa gan

    ===

    Ha ha, chào tái ngộ V cô nương.

    Anh giai đẹp Trudeau chắc muốn làm Mr. Nice Guy giống ngài Ô Hắc Đế xưa.
    Ảnh khoái tên đao phủ Phi Đeo chắc là vì ảnh chịu ảnh hưởng của cha ảnh, Pierre Elliott Trudeau cựu TT Canada, cha ảnh với Phi Đeo rất có tình đồng chí.

    Nói tới chuyện bà Merkel và người tị nạn Hồi thì nên nói khách quan chút xíu vì họ tràn vào ngay bậc thềm của các nước khá giả của Châu Âu. Xua đuổi thì không được mà nhận vào thì quả là một gánh nặng rất lớn cho họ nên họ mới yêu cầu những nước đại gia khác như Mỹ, Canada chia sẻ.

    Nói đi nói lại, V. và mọi người hãy ôn lại cảnh những thuyền nhân VN bị kéo ngược lại ra biển thuở xưa rồi nhìn những hình ảnh tang thương của nước Syria bây giờ thì thấy khó xử lắm. Đành rằng có rất nhiều thành phần Hồi giáo cực đoan và khủng bố trà trộn vào đoàn người tị nạn nhưng có lẽ đại đa số họ là tị nạn chân chính.

    Nói tới chuyện mấy người Hồi giáo cực đoan. Kể câu chuyện thật nghe cho tức mình nha. Cái chúng cư tôi ở có rất nhiều người Hồi giáo 40 ~ 50 gia đình gì đó. Căn chúng cư này trước đây đa phần là người da trắng ở nên họ có cái truyền thống cứ Noel là họ chưng 1 cây Giáng Sinh trong lobby thế rồi cách đây hai năm có một mớ mấy cậu/mợ Hồi cuồng yêu cầu manager của building dẹp cây Noel vì điều đó offend chúng. Ghê không? Dĩ nhiên không ai chịu nhưng kể ra nghe để thấy tụi Hồi giáo cuồng tín ... cuồng thế nào.

    Mr. Tôm... tôi cũng khoái cái cung cách cao bồi bình dân của ông Trump.
    Last edited by tư; 02-02-2017 at 03:50 PM.

  2. #22
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Xin phép V.I. Lãng cho dán bài ở đây:

    Khủng Hoảng Di Dân (Nguyễn Xuân Nghĩa)



    Đây là vấn đề văn hóa, bản sắc và an ninh quốc gia


    Tuần qua, Tổng thống Donald Trump ban hành ba sắc lệnh hành pháp (executive orders) nhằm giải quyết hai hồ sơ là di dân và nạn dân vào Mỹ và gây tranh luận tại Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Trước khi tranh luận, hay phản ứng, có lẽ người ta cần hiểu rõ hơn về sự thật, là điều hơi khó cho nhiều nhà báo!

    Sắc lệnh thứ nhất là không cho ngân sách liên bang tài trợ các thị xã đã lập khu tạm trú cho di dân bất hợp pháp (sancturaty city) hoặc từ chối trục xuất di dân nhâp lậu đã có tiền án. Nhiều chính quyền địa phương trong tay đảng Dân Chủ lấy quyết định phi pháp ấy vì lý do chính trị, hốt phiếu thiểu số di dân, nhân danh lý tưởng nhân đạo. Chính quyền Liên bang khó can thiệp vào từng quyết định của địa phương, nhưng vẫn có thể sử dụng biện pháp ngân sách chống lại hành vi nổi loạn và không tôn trọng luật pháp liên bang.

    Sắc lệnh thứ hai cho biết ý định xây dựng một bức tường ngăn di dân từ lãnh thổ Mexico (Mễ Tây Cơ) xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoa Kỳ: ông Trump thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử trong khi nhiều người không để ý rằng biên giới Mỹ-Mễ dài khoảng 3.150 cây số đã có nhiều hàng rào nhưng chưa kín – chỉ được hơn 900 câu số - và thiếu nhân lực kiểm soát.

    Sắc lệnh thứ ba mới quan trọng, và rắc rối, vì gồm ba phần. Thứ nhất là cấm mọi nạn dân đến từ Syria; thứ hai, tạm ngưng tiếp nhận mọi nạn dân trong 120 ngày; thứ ba là tạm cấm trong 90 ngày mọi công dân từ bảy nước là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, dưới diện nạn dân hay không. Lý do là để tăng cường thủ tục thanh lọc cho kỹ càng hơn.

    Nội dung của ba sắc lệnh bao trùm lên nhiều vấn đề nhưng có mâu thuẫn hay luộm thuộm trong việc áp dụng. Một tai nạn điện toán trên mạng lưới thông tin của hàng không Delta càng gây thêm hỗn loạn trong ngày đầu tiên. Phản ứng chống đối của dư luận gây ra hỗn loạn chính trị nên người ta nói đến nạn khủng hoảng di dân của Hoa Kỳ. Nếu có cơ hội tìm hiểu và theo dõi tình trạng hỗn loạn của nhiều nước Âu Châu từ hai năm qua trước làn sóng di dân và nạn dân từ Trung Đông thì người ta đã có thể bình tĩnh hơn.

    Nhưng truyền thông Hoa Kỳ không chú ý đến những gì xảy ra ở nơi khác, và truyền thông Việt Nam nhiều khi chỉ là dịch bản, đôi khi sai mà không biết, của những gì truyền thông Hoa Kỳ loan tải. Nếu bình tĩnh hơn, chúng ta có thể thấy ra một vụ khủng hoảng khác của Hoa Kỳ, với những hậu quả sâu xa hơn.

    Trong mục tiêu trình bày lại bối cảnh của các vấn đề phức tạp, bài này sẽ tập trung vào chuyện khủng hoảng đó chứ không nói về loại phản ứng ngoài da của nhiều người có đầy nhiệt tình.

    Người Việt chúng ta từng là nạn dân, là dân tỵ nạn chính trị, rồi di dân, và ngay trong hiện tại, không thiếu gì người có thể đợi dăm ba năm, thậm chí 15 năm, để được nhập cư hợp pháp vào Mỹ. Hoa Kỳ có chánh sách thanh lọc di dân áp dụng chung dưới các chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hòa, nhưng không chủ trương “chống di dân từ Việt Nam”. Những vụ ngư phủ của ta bị hành hung bức hiếp mấy chục năm về trước chỉ là những ngoại lệ ngắn ngủi không thuộc diện chánh sách.

    Ngày nay, Chính quyền Donald Trump chỉ chú trọng tới hai vấn đề được ông coi là ưu tiên giữa nhiều hồ sơ khác, là 1/ di dân gốc Hồi giáo và 2/ dân nhập cư bất hợp pháp từ Mexico.

    Về bối cảnh, Hoa Kỳ là quốc gia thành hình từ di dân, và trong lịch sử từ thời lập quốc, cứ một hai thế hệ lại có mâu thuẫn giữa thành phần di dân định cư từ lâu với thành phần mới nhập cư sau này. Dân Mỹ gốc Anh trở thành “quý tộc” từ thời lập quốc thì nghi ngờ dân Scots-Irish tới sau như bọn tứ chiếng giang hồ, bên trong có nhiều kẻ bất hảo. Sau đấy, cả hai thành phần gốc “Bắc Âu” đó đều e ngại làn sóng Trung Âu đến từ Đức, Nga, hay từ Đông Âu bên trong có dân Do Thái, người gốc Balkan, rồi làn sóng Nam Âu còn nghèo hơn nữa, điển hình là dân Ý theo Công giáo. Làn sóng di dân gốc Ý và Do Thái lên tới cao trào trong 40 năm từ 1880 tới 1920, và mâu thuẫn cũng có xảy ra: mỗi thế hệ cũ lại thấy nghi kỵ lớp người mới. Nhưng rồi mới cũ gì cũng đều hội nhập vào dòng chính, nhiều khi chỉ cười cợt nhau như dân Ba Lan hay say rượu, Do Thái thì keo bẩn, dân Ý là tổ sư “mafia”, v.v….

    Nếu có cơ hội tìm hiểu thì “khủng hoảng di dân” đã xảy ra một cách thường trực trong lịch sử Hoa Kỳ, được các chính trị gia và truyền thông báo chí từng thời khuếch đại như tin động trời. Thành thử, chữ khủng hoảng rất ăn khách cho truyền thông có khi là chữ bị lạm dụng nhất!

    Có hai trường hợp đáng chú ý ở đây là di dân gốc Á, đến từ hai nước nghèo và đông dân nhất mà cũng thành công nhất tại Hoa Kỳ. Đó là Ấn Độ và Trung Quốc.

    Trường hợp di dân gốc Ấn là một thành tựu chói lọi của Hoa Kỳ mà ít ai nhắc tới. Người Ấn vào Mỹ mà không gây phản ứng nghi ngờ hoặc chống đối, dù màu da khác hẳn dân Mỹ lập quốc đa số da trắng, và họ thành công mạnh nhất về kinh tế. Trong các thành phần sắc tộc, dân Mỹ gốc Ấn chỉ có bốn triệu (bằng dân số gốc… Phi Luật Tân) nhưng là sắc dân giàu hơn mọi sắc dân khác, kể cả người da trắng.

    Ngày nay, người Mỹ-Ấn có mặt trong đại học ở các vị trí cao nhất, đã đoạt nhiều giải Nobel; trên doanh trường thì họ ngồi ở cấp chỉ huy, nam như nữ. Chính trường đã có Thống đốc, Nghị sĩ gốc Ấn. Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc hiện nay là bà Nikki Haley nguyên là Thống đốc South Carolina. Vậy mà có ai nói đến cộng đồng gốc Ấn? Họ thành công mà không ồn ào!

    Có dân số gần năm triệu (chưa kể chừng 190 ngàn người gốc Đài Loan, theo thống kê của US Census Bureau), người Mỹ gốc Hoa là trường hợp đáng chú ý hơn nữa.

    Nhập cư từ giữa thế kỷ 19, người Hoa là lực lượng lao động được tuyển mộ để xây dựng đường hỏa xa tại miền Viễn Tây và đã có lúc “đọ sức” với thợ thuyền với dân Irish, đến từ Ái Nhĩ Lan. Tại Hoa Kỳ, họ bị bóc lột, khinh thường mà còn không có quyền nhập tịch, nhiều người Mỹ hay quên hẳn đạo luật Chinese Exclusion Act năm 1882! Rồi trăm năm sau, kể từ quãng 1970, người gốc Hoa mới bắt kịp dân Ấn: dù chưa giàu bằng dân Mỹ gốc Ấn, dân Mỹ gốc Hoa cũng là một thiểu số thành công tại Hoa Kỳ.

    Dù kín đáo thành công như dân gốc Ấn hoặc đã từng bị ngược đãi như người gốc Hoa, hai cộng đồng thiểu số này không hề bị kỳ thị. Nếu dân Mỹ có tinh thần kỳ thị chủng tộc, từ đám da trắng cực đoan chẳng hạn, thì hai cộng đồng da màu đó phải được chiếu cố trước tiên! Chuyện ấy không xảy ra. Các cộng đồng da màu khác, như Phi, Việt, Miên, Lào cũng vậy. Nếu Donald Trump muốn khai thác phản ứng kỳ thị của một thiểu số da trắng, như ông đang bị xuyên tạc, thì tại sao cộng đồng di dân gốc Á lại lọt ra khỏi tầm nhắm? Cho nên, vấn đề không thể là tinh thần kỳ thị di dân của những người ủng hộ Donald Trump, hoặc là quốc sách của Tổng thống thứ 45.

    Thế thì tại sao lại có sự quan tâm về dân Hồi giáo hay người gốc Mễ? Câu trả lời thật ra cũng đơn giản.

    Từ năm 2001, sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ là quốc gia lâm chiến với làn sóng Hồi giáo cực đoan trong một thế giới có hơn một tỷ 300 triệu theo đạo Hồi.

    Trong thời chiến, tâm lý quần chúng thường có ác cảm với người dân xuất phát từ các nước đối thủ. Dân gốc Đức từng bị nghi ngờ như vậy trong Thế chiến I và Thế chiến II. Không chỉ tâm lý quần chúng, chánh sách công quyền cũng thế. Trong Thế chiến II, Chính quyền Franklin Roosevelt của đảng Dân Chủ không chỉ nghi ngại mà còn ra lệnh tập trung các công dân Mỹ gốc Nhật vì sợ họ là nội tuyến hoặc phá hoại hậu phương. Thời Chiến Tranh Lạnh, người Mỹ gốc Nga hay gốc Đông Âu từ khu vực Xô viết cũng bị cơ quan FBI nghi ngờ theo dõi.

    Việc nghi ngờ và canh chừng đối thủ trong thời chiến là điều thường tình. Khi nghi ngờ thì nên canh chửng di dân xuất thân từ các quốc gia đang khai chiến với Hoa Kỳ.

    Sau 15 năm chiến tranh với một số lực lượng Hồi giáo, dân Mỹ có thể nghi ngờ và chính quyền có bổn phận canh chừng. Chính quyền Barack Obama đã có quyết định canh chừng đó khi nêu danh bảy nước Hồi giáo vào diện “đáng quan tâm”, countries of concern, để thanh lọc di dân. Đấy là bảy nước trong sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Tại sao khi đó truyền thông dòng chính không đả kích Obama tội kỳ thị Hồi giáo mà ngày nay người ta nhao nhao chửi ông Trump?

    Chuyện dân Mễ còn phức tạp hơn.

    Chiến tranh Mỹ-Mễ đã bùng nổ nhưng kết thúc từ lâu. Người Mỹ không nghi ngờ dân Mễ vì cuộc chiến đó dù dân số gốc Mễ đã lên quá 32 triệu trong số 50 triệu thuộc diện “Hispanic hay Latino”. Ngày nay, chuyện dân Mễ đang gây tranh luận chỉ vì hiện tượng di dân nhập lậu, và vì nỗ lực hợp pháp hóa cư dân bất hợp pháp trong khi di dân vào ngả chính thức thì phải đợi nhiều năm.

    Quốc hội Hoa Kỳ đã có đạo luật quy định thể thức đón nhận di dân chính thức, nhưng khi giới dân cử trong cơ chế lập pháp đó lại lấy những quyết định trái ngược để xử lý khoảng năm triệu người Mễ đã đột nhập phi pháp bằng cách bảo vệ họ và xuyên tạc những ai không đồng ý thì vì nhân nhượng ta cũng phải nói đến tội đạo đức giả. Yếu tố kinh tế, là lợi ích của dân lao động bất hợp pháp, là điều còn có thể bàn cãi, nhưng không thể là lý do xé luật được. Khi bộ máy công quyền còn uyên áo dùng chữ như “di dân không có giấy tờ” (undocumented immigrants) để tránh nói đến “di dân bất hợp pháp” (illegal immigrants) thì người Mỹ bình thường cũng có thể nổi đóa.

    Phản ứng nổi đóa này không là phát minh của Donald Trump.

    Ngược lại, nhiều người nổi đóa chống lại Donald Trump vì bầt cứ lý do gì – nhiều lắm – thì lại có cơ hội nói nhảm về chuyện di dân. Một số khá giả trong thành phần này thì chỉ biết tới di dân nhập lậu khi thuê người làm trong nhà và chẳng biết rằng họ sống trong cõi ảo và có khi ủng hộ việc hợp pháp hóa thành phần phi pháp vì lý do kinh tế - cho đỡ tiền thuê gia nhân. Gian hay ngoan thì tùy quan điểm!

    Nhưng xã hội Mỹ có nhiều người nổi đóa và ủng hộ ông Trump không vì họ là tỷ phú giàu có mà chỉ là đám trung lưu thấp. Công việc làm và lợi tức của họ bị hoạn nạn từ lâu mà chẳng ai biết hoặc khỏi cần biết, nhưng khi “thành phần quý tộc” và ưu tú của nước Mỹ đùng đùng bảo vệ đám di dân nhập lậu vì lý do nhân đạo hay lý cớ kinh tế, có gia nhân và công nhân rẻ tiền, thì họ càng nghi ngờ các chính khách “phải đạo” đã lo cho di dân hơn là công dân.

    Mà vấn đề không chỉ có vậy. An ninh của nước Mỹ bị đe dọa với di dân hay nạn dân Hồi giáo, bản sắc của Hoa Kỳ cũng vậy, với di dân nhập lậu. Kỷ cương quốc gia là gì khi biên cương được mở rộng cho những người không tôn trọng hay hãnh diện là công dân Hoa Kỳ? Vì vậy, sâu xa hơn chuyện an ninh còn có vấn đề văn hóa. Hoa Kỳ có còn là một quốc gia có bản sắc văn hóa riêng không khi nhận cả di dân bất hợp pháp trong khi những người xin vào theo thủ tục chính thức thì đợi ở ngoài?

    Hoa Kỳ đang có chiến tranh với nhiều người theo đạo Hồi và quyết định hạn chế để thanh lọc mới chỉ nhắm vào bảy quốc gia trong số hơn 40 nước có đa số dân chúng theo Hồi giáo. Từ đó mà nói nước Mỹ hay chính quyền Trump có chánh sách kỳ thì Hồi giáo, người ta đã nhảy quá xa.

    Hoa Kỳ cũng chỉ nêu vấn đề về di dân nhập lậu từ miền Nam và đang có chánh sách di dân thực tiễn hơn, qua ngả chính thức. Chính quyền Trump bị kẹt ở giữa hai sự phẫn nộ. Nguyên do phẫn nộ nào là chính đáng khi nước Mỹ dưới thời George W. Bush đã muốn cải tổ chánh sách di dân, từ hơn 10 năm trước, mà chưa xong?

    Ai là người phá hoại nhu cầu cải cách đó?

    Kình tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    Nguồn : http://dainamaxtribune.blogspot.com/2017/02/khung-hoang-di-dan-hay-van-hoa.html










  3. #23
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155
    Dạ xin chào Anh Chị Em cùng các Bạn ,

    Truớc tiên Lãng rất vui khi thấy ACEB góp bài, góp ý

    Sau là Lãng xin thưa:
    Chủ đề này mở ra là cho tất cả những ai đang " thao thức " với tình trạng hiện nay . Sự hỗn loạn ở Hoa Kỳ thì chắc chắn sẽ có sự hỗn loạn ở vài nuớc hải ngoại mà các Anh Chị Em đang cư trú , ngay cả Việt Nam thân yêu của chúng ta.

    Lãng rất mong Anh Chị Em góp tin , những suy nghĩ của mình.

    Sống ở nuớc tự do , mà lại ở diễn đàn tự do , tại sao mình phải ngại . Thẳng thắn góp ý đó là cách hay nhất để giúp diễn đàn ngày thêm phong phú hơn

    Còn một điều nữa là Lãng rất mong từ các Anh Chị Em và các Bạn : Xin hãy tự nhiên thoải mái khi vào đây, nếu cần thì cứ việc phang thẳng tay, không cần chào hỏi , hay xin phép chi cho khách sáo

    ---

    Em chào Chị Hiền Vy ,

    Em rất mê những bài viết của Anh lắm . Em cũng có vô đài Việt Nam Hải Ngoại để tìm Chị xem Chị phụ trách chương trình nào , nhưng tìm mãi không thấy đâu , chỉ thấy Chị Thục Đoan cùng vài nguời nữa ...

    ---

    Anh Tư ơi,

    Anh nói chiện nghe khôn quá hà

    Mỹ là đại gia mà giao bao nhiêu chuyện nhức đầu cho Mỹ thì coi bộ hổng fair chút nào

    Anh em nhà đại gia phải chung lưng đấu cật mà gánh chứ

    Hội đại gia G6: France, Germany, Italy, Japan, United Kingdom , United States.

    Hội đại gia G7: France, Germany, Italy, Japan, United Kingdom, United States, Canada

    Hội đại gia G8: France, Germany, Italy, Japan, United Kingdom , United States. Canada, Russia


    Mà lạ ghê nha:

    Ông Anh Nhật Bản giàu rứa mà im hơi không nhận một anh tị nạn Hồi giáo nào là sao ?

    Ông Anh Nga thả bom cho tan nát đất nuớc nguời ta mới ra cớ sự dân tị nạn ùn ùn đổ về biên giới châu Âu . Sao mấy anh em nhà đại gia không trừng phạt Nga mà lại Ông O cấm vận Nga vì cái chuyện không đâu "Nga tác động quần chúng Hoa Kỳ và bẻ khoá thùng phiếu để Trump đuợc làm tổng thống" . Thiệt hết biết !!!
    Last edited by V.I.Lãng; 02-03-2017 at 05:26 AM.

  4. #24
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by V.I.Lãng View Post
    [B]

    Mà lạ ghê nha: Ông Anh Nhật Bản giàu rứa mà im hơi không nhận một anh tị nạn Hồi giáo nào là sao
    Là vì họ sợ anh em Hồi Giáo không sống nổi ở Nhật. Chỉ có mấy nước Tây Phương mới có lòng nhân từ để cưu mang họ thôi.

    Bác Tư nhắc lại chuyện tị nạn ngày xưa đúng là gian truân thiệt đó chứ. Tớ nghĩ nên làm như nước Đức, cho người ta vào trại tị nạn nuôi ăn ở, phỏng vấn như anh em mình ngày xưa, nước nào nhận thì đi, không nhận thì nằm chờ. Hồi đó tớ cũng nằm hết 2 năm đấy mà mình đâu phải khủng bố gì đâu . Để tớ nói ông Trump bỏ tiền ra xây trai tị nạn rồi hô hào anh em Đức, Pháp, Anh ...,như hồi đó, chia nhau nhận sau khi điều tra lý lịch đàng hoàng.
    Laissez les bon temps rouler!

  5. #25
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Là vì họ sợ anh em Hồi Giáo không sống nổi ở Nhật. Chỉ có mấy nước Tây Phương mới có lòng nhân từ để cưu mang họ thôi.

    Bác Tư nhắc lại chuyện tị nạn ngày xưa đúng là gian truân thiệt đó chứ. Tớ nghĩ nên làm như nước Đức, cho người ta vào trại tị nạn nuôi ăn ở, phỏng vấn như anh em mình ngày xưa, nước nào nhận thì đi, không nhận thì nằm chờ. Hồi đó tớ cũng nằm hết 2 năm đấy mà mình đâu phải khủng bố gì đâu . Để tớ nói ông Trump bỏ tiền ra xây trai tị nạn rồi hô hào anh em Đức, Pháp, Anh ...,như hồi đó, chia nhau nhận sau khi điều tra lý lịch đàng hoàng.
    Nó khác chứ bác Tôm.

    tình hình hồi đó thế giới chia ra làm hai phe rõ rệt, phe công sản và phe thế giới tư do. Miền nam nằm trong khối phe thế giới tư do, vì thế các nước Tây Âu, Mỹ, Úc, Nhật chia ra nhận dân tị nạn cộng sản là phải lẽ và hợp đạo lý.

    Hồi xưa thanh lọc về cái gì? tị nạn cộng sản hay tị nạn kinh tế, còn nữa coi có cán bộ cộng sản trà trộn vào không.
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 02-02-2017 at 08:11 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #26
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    .

    Hồi xưa thanh lọc về cái gì? tị nạn cộng sản hay tị nạn kinh tế, còn nữa coi có cán bộ cộng sản trà trộn vào không.
    Thanh lọc thì chỉ có hồi đầu năm 1989 thôi bác. Trước đó thì cứ tới trại là có ngay thẻ tỵ nạn do UNHCR cấp đàng hoàng.
    Cán bộ CS thì khỏi mong đi Mỹ nhưng vẫn được đi Úc Canada hay Châu Âu....
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  7. #27
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155


    Chuyện vuợt biên của nguời Mễ vào đất Hoa Kỳ


    Biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico dài 3196 km, đuờng biên giới này đi qua sa mạc, làng xóm, sôngn ngòi từ Vịnh Mexico (Gulf of Mexico) cho đến bờ Thái Bình Dương.

    Theo thốngn kê , hàngn nãm có khoảng 350 triệu nguời ði qua biên giới này , trong ðó có khoảng 400 ngàn nguời Mễ vô Hoa Kỳ bất hợp pháp .

    Hoa Kỳ giáp ranh với Mexico trên ðoạn ðuờng rất dài nên Hoa Kỳ chỉ làm hàngn rào ngãn ngắn thôi chứ không thể nào xây cao và rào xa ðuợc. Vì thế khoảng 20 ngàn nguời lính Hoa Kỳ tại biên giới họ phải dùngn tới các dung cụ khoa học kỹ thuật khác ðể bắt những di dân lậu ....




    Hàng rào biên giới giữa Hoa Kỳ - Mễ. nõi ðây gần biển. Bên kia là biển của ðất của Hoa Kỳ bên ðây hang rào là mễ



     

    Lính Hoa Kỳ ði dò thám ban đêm tại biên giới

     

    Biên giới bang qua sa mạc


     

    Biên giới là giòng song Rio Grande. Lính biên giới đang tuần tra


     

    Dân Mễ đang bơi lậu qua sông Rio Grande


     

    Lính biên giới đi kiểm tra bằngn bógn bay


     

    Lính biên giới dung ống kính thấy ban đêm (night goggles)


     

    Di dân lâ>u bị bắt giữ vào ban đêm


     

    Di dân lậu mà có bầu và con nít thì đuợc ưu tiên giữ lại bên Hoa Kỳ để chờ ngày tái xét "định cư" tại Hoa Kỳ



     

    Dân Mễ đang bị bắt lại và giữ phía vên Hoa Kỳ . Họ đang làm thủ tục đế xin duợc "tị nạn"


     

    Một di dân lậu đang có bầu , và họ đuợc cho vô đất Mỹ

     

    Con đuờng hợp pháp vô đất Hoa Kỳ



     

    Mốc biên giới tại San Ysidro , tiểu bang Cali . Biên giới nõi ðây dài khoảng 2000 dặm , mỗi ngày có khoảng 10 ngàn di dân lậu vào ðất Mỹ


     

    Những ngôi mộ vô danh "John Doe" của di dân Mễ





    Bên tuờng biên giới



     

    Di dân lậu bị bắt

     

    Di dân lậu bị bắt



     

    Một kiểu rào biên giới

     

    Một kiểu rào biên giới

     

     

    Nguồn: Getty Images / Lãng tạm dịch sang tiếng Việt




    Last edited by V.I.Lãng; 02-03-2017 at 03:04 AM.

  8. #28
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155
    Tại sao Ông Obama đưa tiền $150 tỉ cho I răn, để nó hiện đại hoá quân sự , bây giờ nó phản ?

    Cái đám biểu tình có nhìn xa trông rộng không, nhận vài đồng bạc của đám phá hoại Hoa Kỳ để quấy rối trật tự xã hội. Ai là nguời đứng đàng sau để trả tiền những vụ phá rối như thế này ?


    Ngày 3/2/2017
    Last edited by V.I.Lãng; 02-03-2017 at 05:38 AM.

  9. #29
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Donald J. Trump ‏@realDonaldTrump 1h1 hour ago

    A new radical Islamic terrorist has just attacked in Louvre Museum in Paris. Tourists were locked down. France on edge again. GET SMART U.S.
    _____________________

    Theo CNN (xin lỗi bác Gun, tớ phải dẫn nguồn tin từ phe địch cho công bằng ), nhân vật này la lên "Allahu akbar" trước khi hành động. Chả trách bác Gun sợ đám này. Tớ thấy chuyện tạm ngưng không cho người nhập cư từ những nước có khả năng khủng bố thì có gì sai đấu. Chẳng lẽ chờ có thêm nhiều vụ khủng bố nữa để kiểm chứng sao? Chẳng hiểu nổi.

    Tớ dám chắc, nếu Hillary hay ai đó trong đảng DC lên làm TT cũng sẽ làm như ông Trump để đảm bảo an toàn cho đất nước mình. Tớ nghĩ mấy cuộc biểu tình này là do bị thua đau quá (thua trong khi đang nghĩ mình thắng) nên khích động những người nhẹ dạ được khen là trí thức, yêu người.
    Last edited by RaginCajun; 02-03-2017 at 06:51 AM.
    Laissez les bon temps rouler!

  10. #30
    Chào Lãng
    Chị làm cho đài Á Châu Tự Do, Lãng ạ.
    Từ lúc anh Hưng về hưu, chị theo ảnh đi chơi miết nên rất ít làm việc.
    Cám ơn Lãng thích bài của ảnh nha.

    =======================

    Trong kỳ bầu cử Tháng 11 vừa rồi, tui chỉ bầu cho những chức vụ địa phương còn chức TT tui bỏ trống vì không tin được bà Hillary (báo chí nói nhiều quá rồi nên tôi không viết ra lý do tai sao nữa).
    Tui cũng không bầu cho ông Trump vì không thích lối nói ngang tàng của ổng khi vận động tranh cử.
    NHƯNG tôi đã có vui chút chút khi bà HC thất cử.
    Bây giờ ông Trump là TT Mỹ, là tổng thống của tui luôn.
    Ngày ổng nhậm chức, tui có theo dõi TV, thấy trong số người phản đối ổng, có một số đập nhà, đốt xe... tui rầu hết sức vì biết kẻ xấu lợi dụng thời cơ...

    Ngày chị em phụ nữ "xuống đường" đội nón màu hồng tai mèo, thú thật là tui chỉ thấy không đẹp vì có vài chị dán hình đội nón tai mèo lên FB, nhìn hơi giống... chuột.
    Nhưng quả tình là tui không biết nghĩa bóng của "pink pussy" cho đến tối hôm kia, đọc bài của tác giả VuLinh trên Việt Báo.
    Sau khi post bài đó lên FB của tui, tui nhận được links về chữ đó, từ bạn FB. Đọc xong tui ... hết hồn


    ===================
    Copy từ FB của tui

    Bài viết trên Việt Báo có đoạn này lạ quá!!!
    Tôi không hề biết "pink pussy" là biểu tượng... như thế!
    "...
    Cuộc biểu tình vĩ đại của hơn nửa triệu người tại thủ đô một ngày sau lễ tuyên thệ, đại đa số là phụ nữ, là một tuyên ngôn mà TT Trump không thể phớt lờ được. Nhưng đáng tiếc thay hành động đầy ý nghiã đó đã bị các vị nữ lưu cấp tiến biến thành một cuộc biểu dương lực lượng của phụ nữ bị dồn nén hay ám ảnh vì sex. Hầu hết các bà cô đội mũ len màu hồng với hai cái tai mèo, mà con mèo mầu hồng -pink pussy- cũng là biểu tượng cho bộ phận sanh đẻ của phụ nữ trong văn hoá Mỹ. ..."

    https://vietbao.com/a263487/tuong-la...f8_4o.facebook


    Tương Lai Đảng Dân Chủ


    31/01/201700:00:00(Xem: 7152)





    ...thất bại của bà Hillary năm nay chỉ là một hiện tượng nhỏ trong một tiến trình lớn...

    Cách đây không lâu, chỉ cuối tháng Mười năm ngoái, vài ngày trước bầu cử, cả nước –hay đúng hơn, cả thế giới- đều nghĩ đảng Dân Chủ sẽ thống trị chính trị Mỹ ít nhất vài thập niên, nếu không muốn nói là vĩnh viễn chôn vùi đảng Cộng Hòa luôn, cho đến khi đảng này lột xác, thay đổi quan điểm chính trị cũng như nhân sự một cách toàn diện, noi theo gương DC, trở nên cởi mở, hợp với đà tiến hoá nhân loại cấp tiến hơn.

    Oái ăm thay, chỉ một ngày sau ngày bầu cử, tư tưởng trên bị lật ngược hoàn toàn. Bây giờ thì thiên hạ lại kết luận tương lai DC đen hơn đêm 30, và chính đảng này mới là đảng phải thay đổi trọn vẹn từ nhân sự đến chủ trương nếu không muốn bị phế thải, “liệng vào thùng rác của lịch sử” –in the trash bin of history- giống như TT Reagan đã phê phán các chế độ cộng sản.

    Nhiều người, nhất là đảng viên và chính khách DC cay cú, hậm hực, thấy bà thần tượng thua đau, tìm cách đổ thừa bốn phương tám hướng, không tha bất cứ lý cớ nào. Tất cả mọi lý do nghiêm chỉnh hay vớ vẩn, đều được viện dẫn như gian lận phiếu nên đòi đếm phiếu lại, thể thức cử tri đoàn hết thời cần thay đổi, rồi Putin quậy phá giúp ông Trump, bà Hillary thắng tới ba triệu phiếu. Tiếu lâm hơn nữa là ngay cả đến ngày quốc hội họp để xác nhận kết quả bầu cử của cử tri đoàn, hai bà dân biểu da đen vẫn gân cổ nói cuộc bầu của cử tri đoàn không hợp lệ. Cũng may ông PTT Biden vẫn còn tỉnh táo, cắt ngang hai bà và nói “Xong hết rồi!” (Its over!).

    Rồi một ông dân biểu da đen già có thành tích tranh đấu cho dân da đen, đánh nhau với cảnh sát cách đây hơn nửa thế kỷ, vẫn nghĩ mình là đại anh hùng dân tộc, bất khả xâm phạm, nghêng ngang tuyên bố Trump là “tổng thống không chính danh” và “lần đầu tiên trong đời, tôi tẩy chay không tham gia lễ nhậm chức của một tân tổng thống”. Việc ông hơi bất ngờ là bị ngay TT Trump chẳng nể nang gì, phạng lại “thứ chính khách chỉ lảm nhảm nói và nói, chẳng làm gì”, rồi báo chí khui ông này cũng có lời nói và hành động tẩy chay y chang với TT Bush con, chứ không phải là “lần đầu tiên trong đời”. Chứng tỏ TT Trump nói sai: ông dân biểu này không phải chỉ là “nói và nói” mà là “nói láo và nói láo” theo đúng truyền thống của các chính khách.

    Trước ngày bầu, trong không khí say men chiến thắng giả tưởng, TTDC tiên đoán chẳng những bà Hillary đại thắng, mà DC sẽ còn chiếm lại đa số tại Thượng Viện và hồ hởi hơn nữa, rất có thể dành lại đa số tại Hạ Viện luôn. Bà Hillary tin tưởng cái lạc quan tếu đó, không thèm đi vận động một lần nào tại tiểu bang Wisconsin mà bà tin là đã nằm trong bóp bà rồi, mặc dù đây là tiểu bang đã bầu ông thống đốc CH Scott Walker và ông dân biểu CH Paul Ryan, chủ tịch Hạ Viện. Trong đêm bầu cử, Wisconsin là tiểu bang vùng Đại Hồ đầu tiên lọt vào tay ông Trump trước sự ngỡ ngàng của cả nước. Cũng là lần đầu tiên tiểu bang này bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống CH từ ngày bầu cho ông Reagan cách đây ba thập niên. Bảo sao TTDC chỉ được có 15% dân Mỹ tin tưởng. Bà Hillary tin TTDC đã phải trả giá cực đắt.

    Lạ lùng hơn nữa, bà tự tin đến độ tìm cách gia tăng tối đa số phiếu cử tri phổ thông của mình tại ngay cả những tiểu bang DC, coi như thêm một cái tát vào mặt ông Trump cho bõ ghét. Bà đi vận động tại Cali, Nevada và Colorado,... là những nơi bà chắc ăn 1000%, nhưng muốn có càng nhiều phiếu càng... sướng. Trong khi ông Trump lẳng lặng đi vào các tỉnh nhỏ, vùng quê các tiểu bang xôi đậu như Michigan, Pennsylvania, và Ohio. Sau cuộc bầu, cử tri của bà hô hoán bà Hillary chiếm được nhiều phiếu hơn. Không sai, nhưng càng la hét, càng chứng minh bà Hillary chỉ là một chính trị gia hạng bét, không biết đi kiếm phiếu đúng chỗ để đắc cử, mặc dù đã trải qua kinh nghiệm hai lần tranh cử của ông chồng và một lần của chính mình.

    Khiến kẻ này thắc mắc: tại sao DC lại lựa một người quá yếu như vậy ra tranh cử? Năm 2008, bà Hillary coi như 99,9% chắc ăn, thì thua một anh tổ chức cộng đồng vô danh. Cái sai lầm lớn của bà Hillary khi đó là đã lơ là tiểu bang Iowa, là tiểu bang cực kỳ quan yếu vì bỏ phiếu sơ bộ đầu tiên. Tiểu bang chỉ có khoảng 1% dân đa đen và bà tin chắc ông da đen Obama tuyệt đối vô vọng. Chiến thắng bất ngờ của Obama tại đây đã như hỏa tiễn bắn lên không gian, không ai kéo xuống được nữa. Chứng tỏ bà Hillary đã quá dở. Lần này thì bà Hillary lơ là cả khối thợ thuyền, cũng vì tin chắc ông tỷ phú vô phương được dân lao động hậu thuẫn. Để rồi lại thảm bại.

    Thật ra, sự thất bại của bà Hillary năm nay chỉ là một hiện tượng nhỏ trong một tiến trình lớn: sự đại bại của toàn thể đảng DC trong tất cả các cuộc bầu bán trên cả nước, từ Thượng Viện đến Hạ Viện, từ thống đốc đến các quốc hội tiểu bang.

    Phe DC la hét bà Hillary thắng ông Trump tới ba triệu phiếu cử tri, nhưng nín thinh không đả động tới việc đảng CH nói chung thắng tới gần bốn triệu phiếu trong cuộc bầu quốc hội trên toàn quốc, kể cả Cali và New York.

    Dĩ nhiên, không ít người cho TT Obama là người chịu trách nhiệm về sự suy thoái của đảng DC, được minh chứng rõ ràng bằng việc hơn 1.000 viên chức DC mất job qua bốn lần bầu cử những năm 2010-12-14-16. Và dĩ nhiên không kém, theo đúng mô thức sở trường, TT Obama chối bay biến, bác bỏ mọi trách nhiệm bằng đủ cách đổ thừa. Lần đầu thì đổ thừa lên ... đầu TT Bush. Ông cho rằng ông thừa kế một gia sản quá tệ hại, nên bất cứ chính quyền nào nắm quyền cũng sẽ gặp khó khăn. Lời bào chữa không ai tin được vì thật vô lý. Năm 2008, cả nước tin ông và đảng DC, trao cả Nhà Trắng lẫn hai viện quốc hội cho khối này. Hai năm sau, họ gạt DC ra khỏi Hạ viện, sao lại đổ thừa lại cho TT Bush con được?

    Nghĩ lại thấy quả vô lý thật nên TT Obama đổi giọng, quay qua giảng giải “chuyện thất bại đó là chuyện của đảng DC, tôi có quá nhiều trách nhiệm, đâu có thể nào vừa làm tổng thống vừa điều hành đảng được”. Câu này TT Obama nói với anh phóng viên TV phe ta George Stephanopoulos, khiến anh này chỉ biết công khai trợn mắt nhìn TT Obama trong cuộc phỏng vấn trên TV.

    Nói trắng ra, DC đại bại toàn diện trên mọi cấp, chứ chẳng phải chỉ có một mình bà Hillary thua. Có nghiã là DC đang gặp vấn đề lớn liên quan đến toàn thể lập trường, quan điểm, chính sách, và nhân sự trước cử tri Mỹ. Muốn sống lại, phải xét lại toàn diện tất cả các khiá cạnh trên.

    Điều đầu tiên phải nói là ôm lấy thái độ the party of no, hay tệ hơn nữa the party of destruction sẽ không phải là giải pháp. TNS Schumer, lãnh đạo khối DC tại Thượng Viện chưa gì đã tuyên bố những câu nẩy lửa. Nào là “tôi sẽ chống tất cả những người TT Trump muốn bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện, bất kể ai”, rồi đến “chỉ có một cách duy nhất tôi ủng hộ TT Trump là ông ta theo đảng DC, hoàn toàn bỏ đảng CH”.

    Sách lược của DC khá rõ nét: dùng việc chống TT Trump của khối thiểu số da màu, phụ nữ và trí thức trẻ làm điểm tập hợp mới để đoàn kết và gây dựng lại đảng DC, do đó sẽ chống TT Trump tuyệt đối về bất cứ chuyện gì. Nói cách khác, tìm cách gây dựng lại đảng dựa trên chống đối TT Trump chứ không dựa trên ý kiến sáng tạo xây dựng nào. Tương lai nước Mỹ sẽ càng ngày càng phân hoá nặng. Đó sẽ là gia tài lớn nhất TT Obama đã để lại.

    Vẫn trên vấn đề nhân sự, nhìn gần, đảng DC hoàn toàn không có ai lãnh đạo hết. Chức vụ tương đương với chủ tịch đảng, là chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia -National Committee- vẫn bỏ trống vì nội bộ còn đang tranh dành đánh đá lẫn nhau [dĩ nhiên TTDC im lặng dấu nhẹm dùm]. Còn những nhân vật gọi là sáng giá hiện nay của đảng, có nhiều triển vọng ra tranh cử tổng thống năm 2020, không ai có thể nghĩ rằng đó là... tương lai thực sự của đảng DC. Vẫn cụ bà Hillary, cụ bà Elizabeth Warrens, và các cụ ông Biden và Sanders,... toàn là các ngôi sao loại khủng long của thời tiền sử sống sót đến giờ [Khủng long là danh từ Lý Tống gắn cho các lãnh đạo CS Cuba, bây giờ hoàn toàn thích hợp cho lãnh đạo đảng DC Mỹ!]. Các cụ này nên nghĩ đến chuyện về hưu, chịu khó bồi đắp, xây dựng một thế hệ lãnh đạo mới, mang nguồn sinh khí mới và những tư tưởng mới vào đảng. Các cụ còn 4 năm để làm chuyện này. Hay chính xác hơn, 2 năm thôi, để còn 2 năm vận động tranh cử cho bầu cử 2020.

    Về chính sách, hướng đi cấp tiến chắc chắn cần phải xét lại.

    Điều quan trọng đầu tiên là chính sách phải đạo chính trị tuy không phải là sai, nhưng đi quá trớn, đến độ gây sốc cho quá nhiều người, kể cả những người có tư tưởng phóng khoáng, cởi mở. Những chuyện vớ vẩn như lo xây cầu tiêu cho một nhúm dăm ba anh chị chuyển giới lập dị, cần phải đặt để lại cho đúng mức.

    Chính sách kinh tế phải thực tế hơn nhiều. Những lý thuyết keynesian của thời Đệ Nhị Thế Chiến, dựa vào Nhà Nước nợ như Chúa Chổm để tạo công ăn việc làm mà TT Obama áp dụng đã quá lỗi thời. Thời đó, cả thế giới bị tàn phá, không còn công ty tư nhân nặng ký nào, hay còn quá ít, trong khi việc xây dựng lại cả thế giới đòi hỏi những cố gắng cực lớn, khiến vai trò tích cực của Nhà Nước hoàn toàn cần thiết và chính đáng. Ngày nay, khu vực tư của Mỹ cực lớn và đã chứng minh khả năng thành công vượt bực, đã trở thành đầu máy kéo theo cả nền kinh tế. Nhà Nước chỉ còn cần thiết trong vai trò kiểm soát và giới hạn những lạm dụng thái quá, chứ không thể là đầu máy được nữa. Nói về khả năng sáng tạo và sự nhiệt tình cần cho kinh tế, đám công chức ăn lương bèo bọt của Nhà Nước không thể nào so sánh được với cả triệu doanh gia.

    Chính sách thuế khóa phải thực tế hơn, đáp ứng nhu cầu của giới doanh gia để họ tin tưởng và mang hãng xưởng về Mỹ lại, tạo công ăn việc làm cho thợ thuyền Mỹ.

    TT Trump đã công bố sách lược kinh tế bảo thủ của ông rất rõ ràng, giảm thuế kinh doanh, tăng thuế nhập cảng, trừng phạt các công ty mang công ăn việc làm ra ngoài nước Mỹ. Chính sách này hiệu quả như thế nào, chưa biết, chỉ biết là đã mang lại chiến thắng cho ông Trump và hình như đã mang lại lạc quan cho giới kinh doanh qua việc chỉ số chứng khoán tăng như diều gặp bão, cũng như qua quyết định đầu tư vào Mỹ lại của nhiều đại công ty. Đảng DC phải tìm ra kế hoạch chống lại hữu hiệu hơn là gân cổ đòi tăng thuế kinh doanh Mỹ và mở toang cửa biên giới kinh tế như bà Hillary chủ trương.

    Vấn nạn di dân là có thực. Nhưng mở toang cửa rồi cấm trục xuất những người đã lọt vào là cách bảo đảm CH sẽ thắng trong tất cả các cuộc bầu cử trong mấy chục năm nữa.

    Phe ta phản đối chuyện xây tường dọc biên giới vì hoàn toàn vô hiệu mà lại quá tốn kém khi chính phủ Mễ sẽ không chịu trả chi phí. Thật ra họ đã không hiểu ý nghiã thực sự của bức tường của TT Trump. Đó là một tuyên cáo chính trị cho hai khối: a) cho khối di dân: chúng tôi sẽ không chấp nhận quý vị ào ạt qua đây nữa và sẽ tìm mọi cách ngăn cản quý vị; và b) cho chính quyền Mễ: quý vị cũng phải chia sẻ trách nhiệm bảo vệ biên giới chung nếu không quý vị sẽ phải trả một giá khá đắt. Việc bức tường thực hiện được hay không, tốn bao nhiêu tiền, hiệu quả như thế nào, chỉ là những chi tiết phụ, không phải ý chính của TT Trump.

    Lịch sử tái diễn một cách rất tẻ nhạt, không có gì gọi là sáng tạo hết.

    Cuối thập niên 70, TT Jimmy Carter của DC chủ trì một nước Mỹ trong đó kinh tế bết bát gần bằng thời đại khủng hoảng đầu thế kỷ, khi lạm phát, thất nghiệp, lãi suất vay ngân hàng leo lên đến những mức kỷ lục.

    Ứng viên CH Ronald Reagan mà cả phe DC thời đó coi thường y như coi thường ông Trump năm ngoái, bất ngờ hất cẳng TT Carter, khiến ông này thành tổng thống một nhiệm kỳ. Ông tài tử phim cao bồi rẻ tiền Reagan thành công nhờ thu phục được khối thợ thuyền lao động của đảng DC. Người ta gọi khối cử tri đó là Reagans Democrats, những đảng viên DC của Reagan.

    Đảng DC mất khối này cho mãi đến năm 1992, khi những khó khăn kinh tế thời đó kéo họ về lại với ứng viên DC Bill Clinton, giữ họ lại cho đến thời Obama, để rồi bây giờ mất họ lần nữa, họ thành khối Trumps Democrats. Sách lược tồn vong của DC không thể giản dị hơn: tìm cách kéo họ về, ra khỏi tay TT Trump, bằng cách đề xướng ra một chính sách kinh tế, lao động hợp lý hơn.

    Về lâu dài, chưa ai biết đảng DC sẽ thay đổi như thế nào, nhưng trong những ngày vừa qua sau cuộc bầu, đảng DC đã thật sự lột xác, biến thành một đảng của những người thua đau quá hoá điên. Từ TT Obama đến bà Hillary đến dân biểu, nghị sĩ, dân thường và nhất là khối phụ nữ và tài tử, ca sĩ.

    Cuộc biểu tình vĩ đại của hơn nửa triệu người tại thủ đô một ngày sau lễ tuyên thệ, đại đa số là phụ nữ, là một tuyên ngôn mà TT Trump không thể phớt lờ được. Nhưng đáng tiếc thay hành động đầy ý nghiã đó đã bị các vị nữ lưu cấp tiến biến thành một cuộc biểu dương lực lượng của phụ nữ bị dồn nén hay ám ảnh vì sex. Hầu hết các bà cô đội mũ len màu hồng với hai cái tai mèo, mà con mèo mầu hồng -pink pussy- cũng là biểu tượng cho bộ phận sanh đẻ của phụ nữ trong văn hoá Mỹ.

    Ở đây, cũng phải nói về một gia tài khác của TT Obama. Sau tám năm khai phóng phụ nữ theo phải đạo chính trị, phụ nữ do chính sách của Obama đẻ ra là những người thô tục và vô văn hoá nhất. Trong cuộc biểu tình của phụ nữ đó, những danh từ được nghe và thấy nhiều nhất trên các biểu ngữ đều là... những danh từ mà chắc chắn ban biên tập Việt Báo sẽ không cho phép kẻ này viết lại vì báo có nhiều độc giả vị thành niên và đứng đắn. Phe ta hùng hổ tố Trump thô bỉ, không chịu thua, tìm mọi cách chứng minh ta còn... thô bỉ hơn. Hiển nhiên là họ đã thành công lớn.

    Dĩ nhiên đám phụ nữ này sẽ đổ thừa tại Trump xàm sở với phụ nữ khiến họ nổi giận. Cũng có lý thôi! Nhưng câu hỏi là khi TT Clinton ôm điện thoại nói chuyện quốc sự trong khi một em chân ngắn ngồi dưới gầm bàn thì những phụ nữ nổi giận này ở đâu? Đám phụ nữ tiến bộ này chẳng những thô bỉ mà còn giả dối nữa.

    Tất cả đều là những chống chế tuyệt vọng, chỉ phản ánh một thái độ cố đấm ăn xôi, thiếu quân tử, thiếu tự trọng, thiếu dân chủ của một đảng miả mai thay mang tên là... đảng Dân Chủ.

    Kẻ viết này nghi ngờ phương cách chống đối này sẽ chỉ làm cho đại đa số dân Mỹ ngày càng sợ và lánh xa khối cấp tiến hơn nữa và khối cử tri của TT Trump đoàn kết hơn nữa trong kỳ bầu bốn năm nữa.

    Miả mai lớn nhất mà đảng DC đang phải đối diện là mặc dù luôn vỗ ngực là đảng của cởi mở, đa dạng, nhưng trên thực tế, đảng này chỉ là một kết hợp tạp nhạp của các khối thiểu số như da đen, di dân nâu và vàng, dân cần trợ cấp, phụ nữ ham vui nhưng không thích trách nhiệm gia đình, đồng tính muốn tự do lấy nhau, trí thức khoa bảng kiêu căng tự mãn, truyền thông tự phong cho mình một loại thiên mệnh, tài tử ca sĩ say men ái mộ tìm cách nuôi dưỡng tên tuổi của mình, và chính khách mỵ dân vẫn bận lùng phiếu. Một cái lều lớn –the big tent- khoan dung nhưng lại chủ trương loại bỏ khối đại đa số dân da trắng, dân trung lưu và dân lao động.

    Con đường này chính là con đường đưa DC đến thảm bại trong 4 mùa bầu cử qua vì sự thật rõ ràng nhất là khối da trắng đó, dù muốn hay không cũng vẫn là khối chiếm hai phần ba dân số Mỹ. Ngày nào DC còn xua đuổi khối này thì ngày đó DC sẽ còn thất bại. Nhất là khi các khối thiểu số cử tri của DC ngày càng đổ dồn, tập trung vào vài ba tiểu bang hai ven biển. Càng tập trung sẽ càng thất bại nặng khi nước Mỹ vẫn còn là một liên bang. Theo đà này, trong tương lai, ứng viên tổng thống của DC sẽ luôn luôn chiếm đa số phiếu cử tri, nhưng ứng viên CH sẽ luôn luôn là người tuyên thệ nhậm chức. (29-01-17)


    Vũ Linh



 

 

Similar Threads

  1. nô lệ thời hiện đại
    By gtmt in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 03-14-2016, 03:20 PM
  2. Replies: 13
    Last Post: 04-14-2014, 06:24 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 06-03-2013, 09:16 AM
  4. Châm ngôn Việt Nam thời hiện đại
    By hoài vọng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 7
    Last Post: 05-28-2013, 10:24 AM
  5. Bí ẩn cuộc tình Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 09-15-2012, 11:53 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:41 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh