Register
Page 9 of 20 FirstFirst ... 789101119 ... LastLast
Results 81 to 90 of 191
  1. #81


    Ai quên ai khi bàn tay trót nằm trong lòng tay rồi
    Em ơi chuyện hai đứa mình mộng xưa khó thành
    Biết nhau chiều hôm nay xin nhớ mãi về sau này ...






    Mong sao đừng quên mỗi lần chiều qua cuối tuần
    Có tôi về trông em khi phố cũ vừa lên đèn ...



  2. #82
    các bài hát HUế rất hay và giọng người Huế cũng dễ thương

  3. #83
    Hôm nay, thả bộ xuống metro ở Paris, đang tìm chiếc xe đi tới khu phố Việt Nam , bổng chợt nghe một anh chàng hát trong trạm metro , ca bài này .... Làm giựt mình, tuởng mình đang thả bộ ở một khu phố SG ngày xưa ....


  4. #84
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662
    " Ngồi hoạ người tình vào bãi cát vàng ...
    Hình bóng em yêu chìm dần trong bóng đêm ( ? ) "

    Nghe bài hát này cầm lòng không đặng , ghé vô viết vài chữ thăm sức khoẻ của anh Khoa .

    Cám ơn người anh văn nghệ đã luôn thăm hỏi và khích lệ HX trong tinh thần văn nghệ .

    Gửi anh Khoa cùng ACB thân hữu trang " Nhạc Và Đời " một bài hát khác của Christophe mà HX thích
    :




    Một trong những bản nhạc Pháp khác mà HX thích là " Oh Mon Amour "


    Link nhạc với nhiều bài hát
    Pháp quen thuộc do Christophe th hiện , HX gửi nhờ nhà anh Khoa được chứ ?
    .
    https://www.youtube.com/watch?v=vU40FsXe6M8
    Chúc anh Khoa sức khoẻ , niềm vui và mau lành .
    HX


    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  5. #85
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post
    " Ngồi hoạ người tình vào bãi cát vàng ...
    Hình bóng em yêu chìm dần trong bóng đêm ( ? ) "

    Nghe bài hát này cầm lòng không đặng , ghé vô viết vài chữ thăm sức khoẻ của anh Khoa .

    Cám ơn người anh văn nghệ đã luôn thăm hỏi và khích lệ HX trong tinh thần văn nghệ .

    Gửi anh Khoa cùng ACB thân hữu trang " Nhạc Và Đời " một bài hát khác của Christophe mà HX thích
    :


    Một trong những bản nhạc Pháp khác mà HX thích là " Oh Mon Amour "


    Link nhạc với nhiều bài hát
    Pháp quen thuộc do Christophe th hiện , HX gửi nhờ nhà anh Khoa được chứ ?
    .
    https://www.youtube.com/watch?v=vU40FsXe6M8
    Chúc anh Khoa sức khoẻ , niềm vui và mau lành .
    HX

    Hi Huơng,

    Anh cảm ơn Huơng luôn hỏi thăm anh . Anh ok now , cái sự xuôi xẻo còn xót lại của năm xưa đã qua rồi . Nên anh mới đuợc tiếp tục đi công tác . Kể cho Huơng và các ACE trong đây nghe là tuy đi Pháp vài lần nhưng vẫn chưa quen uống cafe expresso vì đặc quá . Đã quen coffee Việt Nam hay coffee USA rồi ( ở Rome và Barcelona thì có coffee US , I miss my 7-11 cheap coffee with hazelnut eheheh ) . Nên khi đi đến thành phố nào có Việt Nam thì hay đi tìm cafe VN để uống . Khi đứng chờ metro thì giựt mình , nói rõ hơn là chắc hú hồn , vì vài giây phút trong không gian đó , khi nghe lại Aline , tuởng như mình đang ở SG ... Nói cho vui , theo cách diển tả USA, thì như là twilight zone vậy đó, giữa thực tế và một bầu không gian khó diễn tả . Khoa còn nhớ lúc ở VN , khi Ba làm việc ở SG / Gia Định , thì có đi chơi cùng bạn bè và nghe tác phẫm Aline này . Hình như trong cuộc ca hát show của một thời Nhạc Trẻ Sài Gòn vuờn Tao Đàn , anh Jo Marcel hay Elvis Phuơng đã hát tác phẫm này .

    Khoa đứng lại và nghe hết bài hát , thuởng cho anh ca sĩ trạm metro này vài Euro và lên xe . Khi ngồi xuống , suy nghĩ là đã hơn 42 hay 43 năm gì đó , không có dịp nghe lại Aline , cho đến ngày hôm qua ....

    Huơng cứ tự nhiên post ở đây . Có nguời chia sẻ nhạc và đời , có nguời chịu đọc những lời viết vớ vẫn của anh , đây là niềm vui trong đời ...

    Amen

  6. #86
    Khoa nhận đuợc bài viết này từ một nguời bạn , chắc nguồn là từ intenet . Bài này đuợc viết năm 2016 , cho đến gần đây , Khoa mới nhận và đọc qua . Hôm nay , mang vào forum chia sẻ với các bạn .

    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\--------------------------------------------------------------------------

    Thăm bà quả phụ ' Người anh hùng Mũ Đỏ tên Đương '


    Việt Hùng/Người Việt


    SÀI GÒN (NV) - Năm nay, 2016, là đúng 45 năm ngày mất của cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương (1971-2016), Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ðại Úy Ðương hy sinh tại chiến trường Hạ Lào vào đầu năm 1971, và được mọi người biết đến như một huyền thoại qua tác phẩm bất hủ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, “Anh Không Chết Ðâu Anh.” Phóng viên Việt Hùng của Người Việt đến thăm bà quả phụ Nguyễn Văn Ðương, nhũ danh Trần Thị Mai, tại tư gia ở Quận 11, Sài Gòn và được bà dành cho cuộc phỏng vấn dưới đây.

    Việt Hùng (NV): Xin bà cho biết ký ức về thời gian Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương hy sinh ở mặt trận Hạ Lào?

    Bà Trần Thị Mai (TTM): Tôi còn nhớ những ngày đó, nó rơi vào những ngày cuối Tháng Hai Dương Lịch, 1971. Lúc đó tôi lên phòng hậu cứ để lãnh lương của anh Ðương, thì được một người lính nhảy dù, buồn bã nói với tôi là “một tuần nữa chắc chị có khăn mới đeo.” Lúc đó tôi không biết khái niệm “khăn mới” là gì hết.

    Một tuần sau, tôi nhận được giấy báo mất tích của anh Ðương tại đồi 31, căn cứ Hạ Lào (tức vào sâu trong vùng biên giới nước Lào khoảng 25km). Lúc đó tôi vẫn còn hy vọng. Tôi cầu nguyện và xin lá xâm trên chùa, thì được thầy cho biết là “người này đang gặp đại nạn.” Tuy vậy, tôi vẫn còn rất tin tưởng là chồng mình còn sống.

    Thế nhưng anh Ðương, ảnh rất là “linh.” Sau đó khoảng 3 ngày thì tôi nằm ngủ mơ, trong giấc mơ, tôi thấy anh Ðương về nhà trong tình trạng bị thương ở chân, vẫn còn mặc bộ đồ lính và nói với tôi là “lần này anh đi không trở lại được, em ở nhà ráng nuôi các con khôn lớn. Anh vẫn luôn che chở cho mẹ con em.” Tôi òa khóc! Giật mình tỉnh dậy thì không thấy ai bên mình hết. Lúc đó thì tôi tin là anh Ðương đã mất.

    Sau đó đúng 3 ngày thì tôi nhận được giấy báo tử của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đề ngày mất là 24 Tháng Hai, 1971, nhằm 29 Tháng Giêng, năm Tân Hợi. Bởi vậy gia đình tôi vẫn luôn cúng giỗ cho anh Ðương vào ngày 29 tháng Giêng âm lịch. Năm nay là nhằm ngày 7 Tháng Ba Dương Lịch.

    NV: Về thông tin những giây phút cuối đời của Ðại Úy Ðương, bà có nắm được gì không?

    TTM: Lần cuối anh Ðương ở nhà là vào Mồng Một Tết Tân Hợi 1971. Qua ngày Mồng Hai anh được lệnh phải vào gấp trong trại, và anh gọi điện về là sẽ đi chiến dịch quan trọng, nên mẹ con ở nhà ăn tết vui vẻ. Sang Mồng Ba thì toàn bộ Sư Ðoàn Nhảy Dù đã âm thầm di chuyển bằng không vận từ các căn cứ gần Sài Gòn ra Ðông Hà, Quảng Trị.

    Lần lượt các đơn vị Dù đã được không tải đến những địa điểm ấn định từ trước, phối hợp với các đơn vị khác, thực hiện cuộc hành quân mang tên là “Hành Quân Lam Sơn 719” nhằm tiến quân đánh thẳng vào các căn cứ tiếp vận quan trọng của Cộng Sản ở đường mòn Hồ Chí Minh, vùng Hạ Lào (tức là vượt biên 25 km qua lãnh thổ Lào). Con số 719 là gồm 71 là năm 1971 và số 9 là Quốc Lộ 9, con đường huyết mạch để chuyển quân trong chiến dịch này. Vì vậy có tên gọi “Hành Quân Lam Sơn 719.”

    Sau này khi tôi nghe các anh lính cũng là lính Nhảy Dù trong chiến dịch hành quân Lam Sơn 719 kể lại thì lúc giáp chiến với quân đôi Bắc Việt là vào 19 giờ tối ngày 24 Tháng Hai, 1971. Cả pháo đội 3 của anh Ðương đều bị trúng đạn, đường tiếp viện bị cắt, biết không thể thoát, anh Ðương ra lệnh cho các anh em tuyến dưới ai tháo chạy được thì cứ chạy. Còn anh Ðương vẫn ở lại với một chân bị thương rất nặng, sau đó anh tuẫn tiết bằng khẩu súng tự bắn vào đầu mình.

    Qua hôm sau là ngày 25 Tháng Hai, 1971, cả căn cứ 31 thuộc vùng Hạ Lào đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của quân đội Bắc Việt. Rất nhiều người lính VNCH đã bỏ mạng nơi đây... (khóc)

    NV: Rồi sau năm 1975 cuộc sống gia đình bà ra sao?

    TTM: Từ năm 1971 đến 1975 thì tôi vẫn còn lương của chính quyền VNCH, nên tuy một mình, tôi vẫn đủ nuôi 4 đứa con (3 trai 1 gái). Tuy nhiên sau năm 1975 thì cuộc sống gia đình tôi bắt đầu gặp rất nhiều khó khăn. Ðầu tiên là từ phía chính quyền CSVN, thời gian đầu họ “kiểm tra hộ khẩu” nhà tôi liên tục. Có nhiều đêm tôi không dám ở nhà vì sợ cảm giác “gõ cửa lúc nửa đêm.”

    Vì hoàn cảnh quá khó khăn, tôi làm đủ thứ nghề mà vẫn không khá được. Các con tôi đều không được học hành đàng hoàng. Lớn lên một tí thì hai đứa con trai lớn vì không chịu nổi hoàn cảnh và đã đến tuổi đi “bộ đội” (trên 18 tuổi, luật của CSVN là bắt đi nghĩa vụ quân sự), nên đã bỏ trốn qua Campuchia làm nghề cạo mủ cao su. Rồi cả hai đều mất vì những căn bệnh hiểm nghèo. Có lẽ hít phải mùi cao su quá nhiều và ăn uống kham khổ nên đổ bệnh.


    Ðứa con trai út đang sống với tôi là Nguyễn Viết Xa, năm nay đã 47 tuổi, lúc bố mất, nó mới có 2 tuổi à. Hiện nay nó đang làm nghề chạy xe ôm. Còn đứa con gái thì lấy chồng ở bên phía nhà chồng.

    Bản thân tôi năm nay đã bước sang tuổi 76, bệnh tật đầy mình, một con mắt đã mù hẳn vì nhà sập trong quá khứ. Hiện nay căn nhà tôi đang ở là của bố mẹ chồng (tức bố mẹ anh Ðương).

    NV: Với tư cách là vợ người anh hùng đã hy sinh vì sự bình yên của miền Nam, bà có mong muốn điều gì?

    TTM: Với tôi thì tuổi đã già, tôi không mong muốn gì hơn là có thể được sang vùng Hạ Lào năm xưa, để hỏi thăm về tin tức anh Ðương. Tôi biết là rất khó có thể tìm được xương cốt của ảnh, nhưng ít ra tôi có thể chứng kiến được vùng đất nơi anh ấy đã bỏ mạng. Từ ngày anh ấy mất cho đến giờ, tôi chưa một lần được sang vùng đất đó, vì nhiều lý do, trong đó vì không có kinh phí và người dẫn đường, cùng với những bộn bề của cuộc sống làm tôi vẫn chưa thực hiện được mong muốn của mình.

    NV: Với những thăng trầm của cuộc sống, điều gì khiến bà cảm thấy hối tiếc nhất, và tự hào nhất?

    TTM: Ðiều tôi hối tiếc là chưa nuôi dạy con được tốt. Bốn đứa con không đứa nào được học hành đàng hoàng. Hai đứa đầu thì đã mất, đứa con gái lấy chồng thì cũng tạm ổn, nhưng thằng con trai út thì vẫn phải hành nghề xe ôm kiếm sống qua ngày. Tôi có lỗi với anh Ðương về điều này (khóc).

    Còn điều tôi tự hào nhất thì chắc chắn là về anh Ðương. Tôi tự hào khi có được người chồng anh dũng như vậy. Bản thân tôi không “đi bước nữa” cũng vì lý do này. Với tôi anh Ðương vẫn luôn là người anh hùng trong tim tôi!

    Cho đến bây giờ, lâu lâu tôi vẫn mở bản nhạc “Anh Không Chết Ðâu Anh” để nghe. Tôi thuộc làu từng lời bài hát đó, nhưng vẫn cứ thích nghe đi nghe lại và ngồi hát một mình vu vơ (cười).

    NV: Cảm ơn bà đã dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn này. Xin chúc bà được nhiều sức khỏe và mong bà sớm thực hiện được ước muốn của mình là được sang vùng Hạ Lào để nhìn thấy nơi Ðại Úy Ðương đã anh dũng hy sinh. Biết đâu điều kỳ diệu sẽ đến, khi bà tìm được xương cốt của cố đại úy.

    TTM: Cảm ơn Người Việt rất nhiều. Xin chúc độc giả quý báo một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.



    Anh Không Chết Ðâu Anh


    Tác giả: Trần Thiện Thanh

    Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Ðương
    Tôi vẫn thấy đêm đêm, một bóng dù sáng trên đồi máu
    Nghe trong đêm kêu gào, từng tiếng súng pháo đếm mau
    Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi

    Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
    Anh vẫn sống thênh thang, trong lòng muôn người biết thương đời lính
    Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
    Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh

    Ôi đất mát trên đồi xanh, tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
    Ðâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
    Trong những tiếng reo hò kia, lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu
    Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh

    Không, anh không, anh không chết đâu em, anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
    Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
    Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
    Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh...




  7. #87
    Khoa post tiếp bài viết ở trên ....

    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Bà quả phụ anh hùng 'Mũ Ðỏ tên Ðương' tìm về Ðồi 31 Hạ Lào


    Ước mơ 45 năm


    QUẢNG TRỊ (NV) - Sau khi được cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ, trưa 12 Tháng Tư, 2016, bà quả phụ cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương, tức Trần Thị Mai, và người con trai út Nguyễn Viết Xa đã có chuyến đi từ Sài Gòn đến đồi 31, Hạ Lào, nơi “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương” hy sinh.

    Buổi trưa hôm ấy, anh Nguyễn Viết Xa cũng chay xe ôm, nhưng khác hẳn mọi hôm, hôm nay anh chở vị khách đặc biệt, là mẹ của mình, thẳng tiến phi trường Tân Sơn Nhất, bắt đầu cuộc hành trình đầy khó khăn để sang vùng đất nơi thân phụ mình nằm lại.

    Máy bay vừa cất cánh, bà Mai quay sang chúng tôi nở nụ cười: “Ðây là lần đầu cô đi máy bay, nên cảm giác hơi run. Nhưng cứ nghĩ sắp được đến Hạ Lào là vui lắm.”

    Ngồi bên cạnh bà Mai, anh Nguyễn Viết Xa cũng vậy. Khuôn mặt hiền lành, nhìn cái gì trên máy bay cũng đều lạ lẫm. Có lẽ suốt hàng chục năm qua, ước mơ một lần được ngồi máy bay của vợ con người anh hùng Mũ Ðỏ tên Ðương mới thành hiện thực.

    Tỉnh Quảng Trị có ranh giới với Hạ Lào, không có phi trường, chúng tôi mua vé bay ra phi trường Phú Bài của Huế, rồi từ đó bắt xe đi Quảng Trị, men theo đường tỉnh lộ 9 sang biên giới nước Lào qua cửa khẩu Lao Bảo.

    Ðón chúng tôi ở phi trường Phú Bài là hai người quen mà phóng viên Người Việt đã liên lạc từ trước. Họ đều là người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn ở Lào và nói được tiếng Lào sành sỏi. Khi nghe tin báo Người Việt đề cập đến việc đưa bà Mai sang vùng Hạ Lào, họ vui vẻ bỏ công việc và bắt xe để giúp đỡ cuộc hành trình mà chúng tôi đang hướng đến.

    Ðường đến Hạ Lào

    Từ Phú Bài, Huế, đến cửa khẩu Lao Bảo khoảng 200km, chiếc xe chúng tôi bắt đầu lăn bánh trên quốc lộ 1A, đi tới địa phận tỉnh Quảng Trị, qua con sông lịch sử Thạch Hãn khoảng 20km là có con đường số 9, bên tay trái. Rẽ vào đó và thẳng tiến khoảng 90km là đến cửa khẩu Lao Bảo.

    Trên đoạn đường số 9 này, đoàn chúng tôi ghé lại khu vực Khe Sanh, nơi chiến trường khốc liệt trong chiến dịch hành quân Lam Sơn 719, thắp nén nhang tưởng niệm các tử sĩ VNCH, cũng như các quân nhân Hoa Kỳ hy sinh ở khu vực đồi núi này.

    Con đường 9 ngoằn ngoèo, băng qua những vùng đồi núi trập trùng đầy cây xanh. Ðến cửa khẩu Lao Bảo đã 5 giờ chiều, làm thủ tục xuất và nhập cảnh xong là trời tối đen như mực. Hạ Lào đón chúng tôi bằng một cơn mưa tầm tã.

    Hạ Lào là một vùng quê miền núi nghèo khó, nguồn thu nhập của người dân ở đây chủ yếu từ cây chuối. Tìm một khách sạn đầy đủ tiện nghị ở đây còn khó hơn lên trời. Chúng tôi tìm mãi mới ra được một khách sạn, hay nói đúng hơn là một nhà nghỉ ven đường, vì phòng chỉ có một chiếc quạt gọi là tiện nghi. Ngoài ra không có vật dụng gì khác.

    Thời tiết ở đây khắc nghiệt, ban đêm trời lạnh và ẩm ướt bởi sương mù. Nhưng ban ngày rất nóng bởi ánh nắng mặt trời và nguồn gió Lào khô khan.

    Ðêm đó, nói chuyện với chủ khách sạn, chúng tôi biết được 2 ngày nữa là ngày Tết chính thức của người Lào. Người dân đang chuẩn bị đón tết, nên chợ búa, hàng quán không buôn bán gì. Bởi vậy việc tìm khách sạn đã khó, mà việc tìm thức ăn còn khó hơn.

    Cuối cùng mọi người ăn món “xôi hấp thịt gà nướng,” món đặc trưng của người dân nơi đây. Bà Mai lại là người ăn chay trường, bởi vậy chỉ có thể ăn một ít xôi với phần lương khô chay, mà bà đã chuẩn bị sẵn mang theo.

    Gian khó là vậy, nhưng khi được hỏi “cô có mệt không?” Bà trả lời: “Có gì đâu mà mệt, cứ nghĩ sáng mai được đến đồi 31 là hết mệt. Cảm xúc của cô bây giờ cứ vui buồn lẫn lộn. Vui vì sắp được chứng kiến nơi anh Ðương đã hy sinh. Nhưng buồn vì có lẽ khó mà tìm được xương cốt của ảnh.”

    Rồi bà tiếp tục cầm tràng hạt, miệng lẩm nhẩm tụng kinh. Tôi nhìn bà, nét khắc khổ hiền hòa của người phụ nữ miền Nam. Trong thời chiến, họ hy sinh ở nhà chăm sóc con cái cho chồng ra chiến trận. Thời bình, họ đứng trước cảnh mất chồng, các con thơ còn quá nhỏ. Thế nhưng họ không bỏ cuộc, tiếp tục cuộc mưu sinh, nuôi dạy con khôn lớn.

    Ðồi 31, nơi người lính không về!

    Sáng 13 Tháng Tư, đúng vào 30 Tết của người Lào, cả khu thị trấn Tchepone-Hạ Lào vắng hoe. Chúng tôi ghé một quán cà phê cóc ven đường, tình cờ gặp anh Kha, một người Việt đang làm ăn sinh sống ở đây.

    Khi được hỏi về đồi 31 Hạ Lào, anh Kha cho biết: “Người dân ở đây gọi vùng đất này là Nam Lào, tôi chỉ biết là có một ngọn đồi, trước 1975 là nơi đóng quân của lính VNCH và lính Mỹ. Hiện nay họ đã làm một viện bảo tàng. Nhưng không biết đây là đồi 30 hay 31.”

    Rồi anh chỉ đường cho chúng tôi. Ðó là một ngọn đồi rộng khoảng 10 hecta. Khung cảnh hoang vắng, không một bóng người. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những chiếc trực thăng của Mỹ, Xe chở quân đội VNCH, súng ống đại bác... Tại đây chúng tôi gặp được anh Xê Phảnh, người Lào, là người bảo vệ ở khu vực này.

    Khi được hỏi về đồi 31, anh cho biết: “Ở đây là khu vực đồi 30, khu vực của quân đội Mỹ và VNCH đóng quân trước đây, thuộc huyện Sepone, tỉnh Savannakhet. Còn đồi 31 cách đây khoảng 7km, cũng sát bên đường 9, nó thuộc bản Skiphine.”

    “Hiện nay bên đồi 31 chỉ có một cái miếu thờ, người ta đã xây hàng rào bao xung quanh, phải có chìa khóa mới vào bên trong được.” Anh Xê Phảnh vừa nói, vừa chỉ tay sang khu vực vùng đồi 31.

    Sau khi nghe chúng tôi trình bày về mục đích đi đến đây, anh Xê Phảnh ngạc nhiên: “Tôi làm việc ở đây đã hơn 15 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy một phái đoàn thuộc lính VNCH ngày xưa sang đây thắp hương.”

    Anh Xê Phảnh đưa chúng tôi sang đồi 31. Từ đồi 30, men theo đường 9, hướng về cửa khẩu Lao Bảo-Việt Nam khoảng 7km, sẽ bắt gặp một ngọn miếu thờ bên phía tay trái nằm trên một ngọn đồi hiu quạnh.

    Ðồi 31 nằm sát ngay đường 9, khu đất này cao hơn mặt đường khoảng 10m. Tấm bảng bên ngoài bức tường rào, ngay cổng lối đi vào khu đền thờ, ghi bằng cả chữ Lào và Việt Nam.

    'Mong anh hãy theo mẹ con em về Việt Nam'

    Ðúng 11 giờ trưa, chúng tôi đến khu vực đồi 31. Ngọn đồi hoang vu giá lạnh. Ðất đai khô cằn, nền đất đỏ với nhiều hạt đá nhỏ trộn lẫn vào nhau. Chỉ có giống cỏ voi là còn mọc được nơi đây, ngoài ra không thấy cây cối nào khác.

    Cầm tấm hình cố Ðại Úy Ðương trên tay, bà Trần Thị Mai bước xuống xe như ứa nước mắt, nhìn xa xăm và nói: “ Cô cảm thấy lạnh quá cháu à. Cô cảm nhận được anh Ðương đang ở rất gần đây. ” Rồi cô ôm bó nhang, cùng bịch trái cây đã chuẩn bị sẵn mang theo bên mình, đi đến khu vực có miếu thờ.

    Chưa đi tới cổng vào, tự nhiên một trái táo trong món đồ cúng mang theo rơi xuống đất. Bà Mai giật mình đứng lại, hai tay chắp lại, quì xuống vái lạy và miệng lẩm nhẩm: “ Anh Ðương ơi, có phải anh muốn báo nơi anh mất chính là ở đây? ” Rồi bà òa khóc nức nở.

    Thấy thế, anh Nguyễn Viết Xa cũng chạy đến bên mẹ, và hỏi: “Hay là mình cúng ở đây đi mẹ à.” “Ừ, đúng rồi, mình làm lễ thắp hương ở đây đi con. Mẹ cảm nhận cha con đã hi sinh ở nơi này.” Bà Mai trả lời. Rồi bà thắp nhang, bày vật dụng đã mang sẵn theo ra để làm nghi thức cúng viếng. Trong tiếng gió rít trên đồi, tiếng bà thì thầm với người chồng nằm lại mảnh đất này: “Anh Ðương ơi, hôm nay em dẫn con trai của anh đến đây thắp nhang và rước vong hồn của anh về lại Việt Nam. Ðây là lần đầu tiên em đến được nơi này.”

    “Nếu anh có linh thiêng thì hãy theo mẹ con em về Việt Nam, chứ ở đây lạnh lẽo lắm anh à. Em sẽ thỉnh một nắm đất nơi đây, đem về Việt Nam để nơi Chùa, mong hương hồn anh hãy theo em về, để mẹ con em còn được thắp hương cúng thờ cho anh.”

    Bà Mai vừa nói, vừa bốc nắm đất bỏ vào cái khăn vải đỏ gói lại để mang về Việt Nam.

    Còn anh Nguyễn Viết Xa nói với cha: “Ba ơi, 45 năm rồi từ ngày ba ra đi đến hôm nay con và mẹ mới được đến nơi đây. Ngọn đồi 31 này con cũng nghe nhiều, nhưng hôm nay mới được chứng kiến. Con và mẹ đã rất muốn đến đây sớm hơn, nhưng điều kiện không cho phép. May mà có quí vị ân nhân ở hải ngoại giúp đỡ, nay mẹ và con mới đến được nơi này.”

    “Khi ba mất con còn quá nhỏ. Bởi vậy con không nhớ gì về thời gian ba còn sống bên con. Chỉ nghe mẹ nói trong 4 anh chị em, ba thương con nhất. Con mong ba hãy an nghỉ, bởi còn có rất nhiều người quí mến ba. Họ đã giúp đỡ con và mẹ rất nhiều trong thời gian qua.”

    Trong khi ấy, bà Mai sụt sịt khóc: “Mong anh hãy tha lỗi cho em, vì em chưa làm tròn bổn phận của người vợ. Tâm nguyện của anh, em cũng không hoàn thành. Vì đời sống quá khó khăn, bốn đứa con không đứa nào được ăn học đàng hoàng. Hai đứa cũng đã mất rồi anh à...”

    Rồi bà cầm xấp giấy tiền hàng mã, rải đều trên đất. Mảnh đồi hoang vu, cùng với cơn gió Lào thổi mạnh, khiến cho từng tờ giấy bay xa. Khuôn mặt bà nhìn xa xăm theo làn gió theo những tờ vàng mã bay xa. Một mắt bà đã mù hẳn, con mắt còn lại cũng yếu mờ, nhưng bà vẫn cố nhìn ra xa, xa mãi nơi ngọn đồi 31 huyền thoại, nơi rất nhiều người lính vẫn nằm lại nơi đây không trở về.

    Sau nghi thức cúng vái, bà Mai đi thắp nhang khắp nơi, xung quanh ngọn đồi 31. Bà đi mà không biết mệt giữa cái nắng chói chang và từng cơn gió Lào nóng khô khốc, hất vào mặt, từng cơn, từng cơn...

    Mong vợ chồng được ở mãi bên nhau

    Sau nghi thức cúng viếng ở đồi 31, mọi người bắt đầu ra về. Bà Mai vui hẳn: “Cô vui vì cô tin là anh Ðương sẽ theo cô về Việt Nam.”

    Khi được hỏi, lúc còn sống kỷ niệm nào về Ðại Úy Ðương khiến bà nhớ nhất, bà cho hay: “Tính anh Ðương hay ‘nổ’ (nói dóc) lắm con à. Cô nhớ trước khi đi chiến dịch Lam Sơn, anh Ðương có nói là đợt này đi xong chiến dịch là anh sẽ lên lon thiếu tá.”

    “Hồi đó cô nghe chỉ cho vui, cứ nghĩ ổng lại ‘nổ’ nữa rồi. Ai ngờ ổng lên thiếu tá thật. Nhưng có điều sau khi mất mới được vinh thăng. Có lẽ đây là lời ‘nổ’ chính xác nhất của anh Ðương.”

    Những mẩu chuyện vừa vui vừa buồn theo suốt chiều dài cuộc hành trình từ Hạ Lào về lại Huế. Chúng tôi lưu trú lại thành phố Huế một đêm.

    Ðêm duy nhất ở Cố Ðô, chúng tôi lại có một kỷ niệm đẹp khi mọi người cùng đi ăn tối. Chúng tôi bất ngờ được anh Lê Quýnh, một người gốc Huế, nhận ra bà Mai và chủ động tới bắt chuyện.

    “Tôi biết được câu chuyện của cô khi vô tình đọc được bài viết trên báo Người Việt Online. Không ngờ được gặp cô nơi đây. Bản thân tôi rất yêu thích bản nhạc ‘Anh Không Chết Ðâu Anh’ và quí mến, nể trọng Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương.” Rồi anh lấy Guitar, tự đàn hát ca khúc “Anh Không Chết Ðâu Anh” để tặng mọi người.

    Sáng hôm sau, chúng tôi trở về lại Sài Gòn và đi thẳng đến một ngôi Chùa mà bà Mai đã đặt trước am thờ và nhờ thầy tụng kinh niệm Phật.

    “Sau này cô mất, cô mong muốn được thiêu và mang tro cốt đặt bên cạnh Ðại Úy Ðương nơi đây. Ðể con cháu có thể dễ dàng đến thắp nhang cúng viếng. Và cũng để vợ chồng cô mãi mãi được bên nhau,” bà Mai tâm sự.



    ( nguồn Internet )



  8. #88
    May mà có em ... Hôm nay, tôi gọi về cho em . Tiếng nói liú lo của em , tiếng cuời hồn nhiên của em , đã mang cho tôi giây phút yêu đời giữa những sôi bồi trong công việc . Đêm nay, tất cả những hình ảnh quá khứ ẩn hiện trong tâm trí của tôi như người bộ hành dừng chân nhìn lại những chặn đường mình đã đi qua . Thời gian lại luớt đi vội trong mắt tôi . Và tôi cũng biết rằng thời gian chỉ là một lớp bụi dầy phủ lấp những dấu vết của kỷ niệm . Để rồi một phút nào đó trong cuộc đời , sẽ có một cơn gió vô tình thổi bay lớp bụi đó và mình lại nhìn thấy dấu vết kỷ niệm của ngày xưa.

    Nhiều khi tôi cảm thấy mệt mỏi với những công việc nhàm chán phải làm để sinh nhai . Tôi trở thành một khúc gổ chỉ biết đi và biết nói . Đi qua những phố xá không quen thuộc, tôi cũng không thèm chú ý đến cảnh vật chung quanh . Em cho tôi một nụ cuời , như một nụ cuời của thuở nào . Ai đó đã nói với tôi : Khi con tim mình biết rung cảm, xao xuyến, pha lẩn nhớ nhung , thì lúc đó cuộc đời thú vị hơn .

    đúng rồi .... may mà có em ... đời còn dễ thuơng ....




  9. #89
    Có một nguời bạn co-worker , đi làm xa cùng nhau , hay chia sẻ vui buồn . Tuần rồi anh ta đuợc tin nguời con trai có con . Anh ta mừng lắm và khoe với Khoa , to which Khoa nói : oh Cháu đích tôn . He is an American so he replied : " Dick Tone , what does that mean ? " the way he said was funny . Anh ta hay ghẹo this and that to make each trip shorter , a long day to be more bearable . He is a great friend , a brother . Anh ta lấy flight về và promised sẽ kể cho vợ về chuyện " Dick tone " . Khi về nhà , anh ta complained of chest and stomach pain ...

    Then few days later , Khoa gọi về hỏi thăm . Nguời vợ khóc nức nở ... he is gone ....




    It's been a long day without you, my friend
    And I'll tell you all about it when I see you again
    We've come a long way from where we began
    Oh, I'll tell you all about it when I see you again
    When I see you again
    Dang, who knew?
    All the planes we flew
    Good things we've been through
    That I'll be standing right here talking to you
    'Bout another path .....



  10. #90
    Nhiều bác chắc còn nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức, người thầy đào tạo nhiều ca sĩ nổi tiếng một thời Sài Gòn năm xưa. Loan tác giả nói trong bài là ca sĩ Phương Hồng Loan, ít người biết vì sớm rời bỏ nghiệp cầm ca sau khi lên xe hoa với đạo diễn Lê Hoàng Hoa năm 19 tuổi. Phương Hồng Loan mất tích ngoài biển cùng 2 con trai năm 1978.

    Lời cuối cho thầy
    Tôn Nữ Mặc Giao

    (Kính dâng linh hồn nhạc sĩ Nguyễn Đức vừa mất ở VN)

    Phượng vẫn nở bên trời rực rỡ
    Hạ vẫn về dệt những vần thơ
    Tiễn biệt thầy giữa mùa tuổi ngọc
    Đời hư ảo chỉ là vọng mơ.

    Tròi đã vào Hạ chưa thì không biết, chỉ thấy ngoài kia nắng hồng lên rực rỡ. Xí Muội (XM) nằm dưỡng bịnh trong phòng nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy nắng lên cao mà tiếc nuối vô vàn những ngày xưa còn khoẻ mạnh. Năm 2015 này hình như là năm cùng tháng tận của XM hay sao mà XM bịnh triền miên, mồng 4 tết té một cái đích đáng ở nhà một người bạn, dộng cái bàn tọa xuống đất nghe một cái ịch khiến cho cái đốt xương sống số 4 hay số 8 gì đó (XM quên rồi) bị bẹp ra, đè vào dây thần kinh đau không thể tả, làm cho hai cái chân như bị liệt đi không được. Nằm nhà thương 4 bữa chỉ chích Morphine chứ chẳng chữa trị gì cả khiến XM chóng cả mặt và ói mệt cả người vì bị thuốc hành. Xuất viện về nhà với bốn năm thứ thuốc và hai người y tá đến nhà hàng tuần chăm sóc, XM cứ nhắm mắt uống bừa thuốc mà không biết mình đã bị “side effect”. XM hết ôm bụng rên la lại đến ôm đầu kêu đau, liệng vô cấp cứu mới biết bị xuất huyết trong ruột. Thế là lại chữa trị ruột, cứ thế mà chỉ trong một tháng XM bị đi cấp cứu đến ba lần. Cứ sáng vô thì nửa đêm về, mà chiều vô thì rạng sáng về. Suốt từ sau hôm nằm bịnh viện về đến giờ cuộc đời của XM phủ toàn màu xám, tưởng hui nhị tỳ rồi, không ngờ sáng ngủ dậy thấy mình vẫn còn lây lất bên lề của kiếp nhân sinh.

    Còn đang nhìn ra ngoài cửa sổ để tưởng nhớ đến những ngày mạnh khoẻ khi xưa thì chuông điện thoại reo vang, cả mấy tuần nay rồi XM không bao giờ nghe điện thoại vì không còn sức để mà trả lời, có ông xã ở nhà thì ông xã nghe, còn không thì điện thoại reo chán rồi thì tự động ngưng thôi. Nhưng hôm nay ông xã đang ở dưới Westminster, XM liếc thấy area code 714 lại cứ ngỡ ông xã gọi về nên đành phải giở điện thoại lên. Đầu dây bên kia là giọng của một người đàn ông thật ấm (mà không phải là giọng của ông xã). Cái “giọng ấm ấy” xin nói chuyện với “XM tiểu thơ”, XM ngờ ngợ là Trần Quốc Bảo (TQB) mà vẫn chưa dám xác nhận (đã bảo con người nhát gan mà lị!) vì chỉ có TQB mới lịch sự gọi XM là “XM tiểu thơ”. Còn ngoài ra thỉnh thoảng XM cũng nhận được vài cú điện thoại “vô duyên” của những người... vô duyên thì XM chỉ lẳng lặng cúp nhẹ một cái chứ cũng không trả lời trả vốn chi cả để khỏi làm người ta quê mà mình cũng không bị phiền phức phải nghe những lời vớ vẩn.

    Giá như hôm nay XM khoẻ mạnh như mọi khi thì đầu óc còn có thể minh mẫn sáng suốt để nhận ra giọng của TQB, XM sẽ “đía” một vài câu cho TQB hết hồn chơi. Nhưng vì XM đang bịnh quá nên không còn hơi sức để đùa được nữa, mà XM cứ nhớ là Bảo nói tiếng Nam vì hôm gặp nhau lần đầu ở Canada (thăm thầy Nguyễn Đức do Phương Hồng Quế tổ chức) XM nhớ là Bảo nói tiếng Nam mà! Sao hôm nay Bảo lại nói giọng Bắc mà lại ấm vô cùng (MC có khác). TQB báo tin anh Hai Nguyễn Đức vừa mới mất ở Việt Nam (ngày 25 tháng 5 năm 2015) làm XM ngạc nhiên vô cùng vì mới hôm gần Tết 2015 mình đây XM còn nói chuyện được với anh Hai lần cuối cùng mà đâu có nghe thầy nói thầy về Việt Nam đâu.

    Anh Hai ơi! một ngày là thầy thì suốt đời cũng là thầy, em tuy học nhạc với anh Hai chỉ có một thời gian ngắn và chưa thành tài. Kỷ niệm lúc nhỏ của em với anh Hai chỉ là sợ và sợ mà thôi! Em hay trốn ngồi dưới cuối bàn để xa anh Hai một chút, vậy mà anh Hai cũng thấy được và lôi em ra bắt đi hát chung với Loan ở đài phát thanh Quân Đội. Đến khi anh Hai bắt em phải may đồng phục để đi hát những nơi khác nữa thì em “lặn” mất tiêu luôn. Tại anh Hai không biết đấy thôi! Đến lúc đó em mới khám phá ra là em nhát gan, không đủ can đảm đứng trước đám đông để mà khoa chân múa tay, làm duyên làm dáng để diễn tả hết một bài hát được. Sorry anh Hai, làm nhọc lòng anh Hai cứ phải “hét” với Loan:

    - Cái con nhỏ đen thui đó đâu rồi? (bộ hồi nhỏ em đen lắm hả anh Hai?) Mày nói vói nó một là đi hát lại, hai là phải có thơ của phụ huynh chứ đâu phải muốn “dzô” là dzô muốn ra là ra nghe không?

    Thế là em ra khỏi nghiệp cầm ca từ đó, nào ngờ già đầu rồi hai thầy trò mình lại có duyên gặp lại nhau và lại hợp nhau nữa chứ! Có điều em là học trò anh Hai mà anh Hai không thân lại đi thân với ông xã em mới là lạ chứ! Bây giờ thì em hết sợ anh Hai rồi, từ đó mười mấy năm rồi, Tết năm nào em cũng gởi tiền lì xì cho anh Hai vui. Chỉ có tháng 12 năm 2014 vừa rồi em và gia đình đi Việt Nam nên không kịp gởi lì xì mừng Christmas và New Year cho anh Hai. Trở lại Mỹ, em gởi lì xì vào dịp Tết Việt Nam 2015 cho anh Hai. Nhưng cái số anh Hai không được hưởng lộc cuối cùng của em, cái ngày em nói chuyện vói anh Hai là cận Tết quá rồi! Anh Hai nói anh Hai vẫn chưa nhận được check của em, em có ra ngân hàng hỏi, họ nói không thấy ai cash cái check số đó cả, và nói em chờ một hai tuần nữa xem sao, nếu anh Hai vẫn chưa nhận được họ sẽ hủy cái check đó và em sẽ viết lại cho anh Hai cái khác. Nào ngờ sau đó em bịnh triền miên, không liên lạc và cũng chẳng viết lại cái check khác cho anh Hai được. Em đâu ngờ anh Hai về Việt Nam và mất bên đó, em và ông xã sẽ tụng kinh cho anh Hai. Cuộc đời là vô thường, hãy ra đi cho nhẹ nhàng thanh thản, buông bỏ tất cả anh Hai nhé! Mong Phật A Di Đà tiếp dẫn và siêu độ cho anh Hai. R.I.P.
    Last edited by chieclavotinh; 10-15-2017 at 05:06 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Ca nhạc sĩ Viêt Dzũng đã qua đời
    By ngocdam66 in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 31
    Last Post: 01-22-2014, 09:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:15 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh