Register
Results 1 to 2 of 2
  1. #1

    Nhìn Lại Mình: TRÍCH ĐOẠN 6: TỰ TIN, TỰ TÔN, TỰ KIÊU, TỰ ÁI, TỰ TI

    TRÍCH ĐOẠN 6: TỰ TIN, TỰ TÔN, TỰ KIÊU, TỰ ÁI, TỰ TI

    ………………………

    Người bạn cũ tôi gặp lại sau nhiều năm bỗng dưng hỏi, “Sao tao thấy người Mỹ và một số người Việt sống ở Mỹ có vẻ có rất nhiều tự tin trong họ, trong cách nói chuyện cũng như làm việc?” Câu hỏi đã làm tôi khá ngạc nhiên vì đây cũng là điều tôi hay suy nghĩ và lâu nay chưa có ai hỏi tôi một câu như vậy. Sau sự ngạc nhiên là cảm giác hơi buồn vì tôi nhận thấy rằng trong câu hỏi của anh bạn có chất chứa một sự ao ước hoặc tiếc rẽ nào đó như thể nói rằng, “Có lẽ tụi tao (những người bạn của tôi sống ở Việt Nam) chưa có được một sự tự tin cao như vậy.” Tôi chỉ trả lời anh bạn một cách ngắn gọn mà thôi “Tại bên Mỹ họ khuyến khích điều đó.”


    Tôi biết rằng đó không phải là câu trả lời đem đến sự thoả mãn cho người bạn. Tuy nhiên trong không khí buổi gặp mặt bạn bè lúc đó và giới hạn của thời gian tôi không thể giải thích hết những lý do được. Tôi không thể nào nói cho anh ta biết rằng sự tự tin đã bắt nguồn từ khi đứa bé được sinh ra và ở tuổi thơ ngây. Chúng rất ít khi bị la hét, chửi bới, và đánh đập bởi cha mẹ chúng. Chúng không bị hù doạ. Lớn hơn một chút, khi đi học chúng không bị thầy cô la mắng, doạ nạt, hoặc trừng phạt một cách thô lỗ trước mặt bè bạn; không bị cha mẹ đánh đập hoặc chì chiết vì những lỗi lầm. Sự khuyên bảo, thảo luận, sự tôn trọng lẫn nhau, tinh thần chịu trách nhiệm, và nhiều yếu tố khác như trừng phạt không bằng vũ lực sẽ giúp giải quyết những lỗi lầm. Trong xã hội chúng sống không có nhiều sự chê bai, cười ngạo vì con người hiểu rằng mọi suy nghĩ mọi ý kiến đều có giá trị riêng của nó, và mọi người tôn trọng những suy nghĩ ý kiến trái ngược hoặc đôi khi kỳ lạ. Sự chê bai, khi d
    được thay thế bằng những lời khen ngợi, khuyến khích, ủng hộ. Trong xã hội chúng sống, lo sợ về an ninh cá nhân và về kinh tế căn bản ở một mức rất thấp. Trong xã hội của chúng, mọi người không sống trong lo sợ và hồi hộp. Trong xã hội chúng mọi người được bảo vệ bằng luật pháp công bằng. Trong xã hội chúng sống người dân có quyền tham gia quyết định tương lai của đất nước. Môi trường làm việc và học hỏi của họ d đưa họ đến thành công và sự thành công lại càng làm con người trở nên tự tin hơn. Và trong suốt quá trình phát triển của đứa bé cũng như quá trình học tập và làm việc của con người, tinh thần tự tin luôn luôn được khuyến khích. Tất cả những yếu tố đó góp phần cùng nhau tạo nên tinh thần tự tin trong con người. Câu trả lời của tôi cho người bạn chỉ nói lên được một phần của nguyên nhân tại sao đa số người Mỹ và một số người Việt sống ở Mỹ lại có lòng tự tin cao.

    Tôi cũng buồn như người bạn của tôi, nhưng tôi đã không nói cho người bạn tôi biết là để cho những người bạn của tôi và con cái của chúng sau này có được mức độ tự tin như những đứa bé Mỹ hoặc người Mỹ có lẽ còn nhiều khó khăn và còn lâu lắm vì môi trường xã hội và chính trị Việt Nam vẫn còn những vấn đề làm cản trở sự phát triển tính tự tin một cách sâu và rộng.


    Ai cũng nhận ra rằng tính tự tin là điều tốt, và chính vì vậy mà mọi người đều cố gắng xây dựng cho mình lòng tự tin. Anh bạn tôi, tôi, người Mỹ, người Việt ai cũng biết rằng tự tin có ích cho cá nhân một con người và cho xã hội. Trong khi tự tin có nhiều giá trị tốt thì những đặc tính khác như tự ti, tự ái, tự kiêu, tự tôn thì ngược lại vì chúng đem đến những điều không tốt. Tôi tin tưởng rằng sự tự tin và những đặc tính kia mặc dầu hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng chúng có liên hệ qua lại rất chặt chẽ với nhau, và ở một chừng mực nào đó còn ảnh hưởng lẫn nhau nữa.


    I. Hai Ðầu Của Một Sợi Dây


    Trước tiên tôi sẽ tìm cách giải thích ý nghĩa của những đặc tính nói trên theo sự hiểu biết và cái nhìn của cá nhân. Tôi nghĩ rằng người tự tin là người biết mình, biết khả năng của mình, biết mức độ và giới hạn của trí tuệ mình. Người tự tin hiểu rõ cá nhân mình và qua phân tích những đặc tính cá nhân đó cùng với tình hình môi trường xung quanh, anh hoặc chị ta sẽ đưa đến những kết luận và đường hướng trong sự làm việc, trong liên hệ giữa người với người, và trong định hướng cuộc sống của anh chị ta. Anh chị đó sẽ tin vào những suy nghĩ, việc làm, đường hướng của mình là đúng đắn và sẽ làm việc theo định hướng suy nghĩ đó. Khi làm việc theo định hướng, niềm tin đó anh chị ta tin tưởng rằng họ sẽ đạt được kết quả cuối cùng họ đặt ra.


    Người tự tin tin vào khả năng làm việc của mình cũng như tin vào tầm nhìn của mình. Tuy nhiên, tôi nghĩ quan trọng hơn hết là người thực sự có lòng tự tin cao là người biết giới hạn của mình và dám chấp nhận giới hạn đó…………………


    Tự tôn là điều tôi có nói đến ở chương trước. Tự tôn có ý nghĩa khá rõ ràng của nó. Tự tôn là tự đưa mình lên. Người tự tôn là người nói về mình mà lại nói với tính cách ca ngợi.


    ………………….

    Tự tôn là tìm cách ca ngợi chính mình để đưa vị trí của mình, vai trò của mình, cống hiến của mình, và tài năng của mình lên cao và cho mọi người biết tới.

    Tự kiêu cũng đã được nói tới trước và cũng có ý nghĩa khá rõ ràng. Người tự kiêu là người nghĩ mình hay và tài giỏi. Ðiều tai hại của tự kiêu là suy nghĩ hay và tài giỏi đó lại là hay và tài giỏi hơn người khác. Thành ra người tự kiêu cũng d
    coi thường người khác. Người tự kiêu thường không chịu nghe ý kiến xung quanh vì nghĩ rằng người xung quanh không thông minh hoặc có khả năng bằng mình……………………..

    Tự ái và tự ti thì khác. Người d
    tự ái có thể quá nhạy cảm thành ra họ d bị cảm thấy khó chịu hoặc xúc phạm bởi những người khác……………….. Người tự ái có thể để ý nhiều đến những giá trị của họ hoặc đặc tính của họ, và khi những giá trị đặc tính của họ phải đối diện với sự phê bình dầu nhẹ nhàng hay sự chỉ trích dữ dội thì họ đều cảm thấy bị xúc phạm và trở nên “defensive” hoặc tức giận.

    …………………….

    Cần nói thêm sơ qua ở đây về một sự tự ái là “tự ái dân tộc”. Tôi nghĩ có lòng tự ái cho dân tộc và sẵn sàng đứng ra để bảo vệ cho dân tộc trước những nhận xét hoặc những lời chê bai có tính cách coi thường, nhục mạ là một điều rất cần thiết. Ðó là nhiệm vụ của mọi người. Tuy nhiên, nếu những ý kiến chỉ có tính cách xây dựng và đúng thì chúng ta cũng nên biết chấp nhận thực tế và lắng nghe. Trong những trường hợp đó chúng ta nên suy nghĩ kỹ và đừng tự ái hoặc nóng giận vội vã.

    Người tự ti thường thấy mình không bằng người khác. Ðây cũng là một tính không tốt. Người tự ti là người thấy mình dở, yếu, kém, thua sút, xấu hơn, ngu muội hơn người khác thành ra d mặc cảm, rút lui, và tránh né mọi người……………..

    ......................

    Bây giờ tôi xin tìm cách nối kết những đặc tính đã được kể trên với nhau. Tôi xin minh hoạ cho sự liên hệ của những đặc tính này bằng cách đặt chúng lên một sợi dây AB.
    Ðoạn đường thẳng nối liền hai điểm tối đa A và B. A đại diện cho sự tự tin hoàn hảo và B đại diện cho tự ái, tự ti, tự kiêu, và tự tôn cao nhất. Tôi nghĩ rằng tự tin là một đức tính tốt và trái ngược hẳn với bốn đặc tính còn lại của con người thành ra tự tin nằm một bên và bốn đặc tính còn lại nằm một bên. Tôi cũng tin tưởng rằng trong xã hội không có người nào nằm hẳn tại A hoặc hẳn tại B, mà phần lớn mọi người là ở trong khoảng AB. Ðiều chúng ta muốn cho bản thân chúng ta là lấn dần về phía A tức có nhiều tự tin và ít bốn tính chất còn lại. Ðiều chúng ta muốn cho xã hội là số lượng người nằm gần A nhiều hơn số lượng người nằm gần B.

    Ðiều tôi muốn thảo luận ở đây là sự liên hệ và hỗ trợ giữa những đặc tính này với nhau. Tôi tin rằng người càng có nhiều tự tin thì càng có ít hoặc có khả năng làm giảm bớt tự ái, tự ti, tự kiêu, và tự tôn; trong khi đó những người có nhiều tự ái, tự ti, tự kiêu, và tự tôn là những người ít tự tin. Càng có nhiều bốn đặc tính kia thì càng ít tự tin. Ðồng thời, tôi tin rằng người có một trong bốn tính không tốt bên B thì cũng d (tôi muốn nói “d” thôi) có ba tính không tốt còn lại vì sự ảnh hưởng lẫn nhau của bốn đặc tính này.

    Tại sao người càng tự tin thì càng ít tự tôn? Tôi nghĩ rằng một người tự tin, khi đã biết mình, tin vào khả năng của mình, và tin vào giới hạn của mình thì cần gì phải tôn mình lên hoặc tự ca ngợi mình cho người khác biết. Người tự tin làm và biết việc mình làm, biết kết quả giá trị thực sự của công việc mình thành ra không cần phải ca ngợi hoặc khuyếch đại công việc của họ cho ai thấy cả. Nếu đã tự tin thì hãy chấp nhận kết quả đạt được của mình hoặc khả năng của mình ở mức độ thực sự của nó mà không cần phải tôn những điều đó lên rồi mới cảm thấy thoả mãn và an tâm được. Người tự tin biết và tin tưởng vào giá trị thực sự của bản thân sẽ không có những lo lắng, không hồi hộp hoặc không an tâm về khả năng thực sự của mình, hoặc lo người khác không biết hoặc đánh giá sai khả năng thực sự của mình. Người tự tin biết mình là mình. Người tự tin biết người khác có khả năng đánh giá, tin vào khả năng đánh giá của họ, và dám để cho người khác đánh giá về khả năng và việc làm của anh hoặc chị ta. Người cứ cần phải chứng minh mình, ca ngợi mình và tôn mình lên cho thấy được sự không yên tâm và lo lắng về khả năng của chính họ, và điều đó chỉ chứng minh được rằng họ không có nhiều tự tin.


    Cũng tương tự như vậy, người tự tin sẽ ít tự kiêu. Người tự tin biết mình và biết giới hạn của mình, nhưng người tự tin cũng biết người và biết tài năng của người nữa. Người tự tin có khả năng chấp nhận nhược điểm của mình và chấp nhận ưu điểm của người khác. Người tự tin biết không ai hoàn hảo, ngay chính bản thân anh hoặc chị ta cũng vậy. Nếu vậy, đã biết mình không hoàn hảo, đã biết mình có những điều chưa tốt, đồng thời biết người khác có những cái hơn mình thì tự kiêu để làm gì và tự kiêu với ai đây? Hơn nữa, người tự kiêu “nặng” sẽ coi thường người khác và có thể từ chối học hỏi hoặc học hỏi một cách giới hạn. Người tự tin thì trái ngược lại. Người tự tin biết giới hạn của mình thành ra người tự tin sẽ cố gắng học hỏi mà không e dè mắc cở lo sợ người khác sẽ coi thường mình. Người tự tin tin vào khả năng người khác và tin vào sự tự tin của người khác thành ra họ sẽ tôn trọng và biết làm việc chung với người khác. Vì những lý do đó mà khi có nhiều tự tin thì tính tự kiêu sẽ giảm đi.

    Một trường hợp cần được nhắc tới là có những người có tính tự tin rất cao, nhưng vì họ quá giỏi và đạt được những thành công to lớn trong cuộc sống nên họ sẽ tự kiêu. Tôi nghĩ trường hợp này có, nhưng tôi nghĩ rằng sự tự kiêu này chỉ nhỏ mà thôi và người đó biết mình đang làm gì. Họ tự kiêu nhưng có tự chủ và kiểm soát. Và vì có tự chủ họ có khả năng điều khiển mức độ tự kiêu hoặc loại bỏ hẳn sự tự kiêu khi họ muốn. Vì có tự chủ, họ cũng biết rằng họ cần phải cố gắng và học hỏi thêm khi cần thiết. Trường hợp mà họ tự kiêu quá thì tôi sẽ trở lại với kết luận ban đầu là người này chưa đủ tự tin. Khi thực sự tự tin thì sẽ biết mình và biết người, và người thực sự tự tin vì vậy sẽ không tự kiêu. Tuy nhiên như đã nói trước, sẽ không có ai ở hẳn vị trí điểm A được.

    Càng nhiều tự tin có càng làm giảm bớt tự ti và tự ái không? Tôi tin là có. Cũng như những lý luận trên, người tự tin biết cái hay và cái không hay của mình, tin tài năng của mình nhưng cũng biết chấp nhận giới hạn của mình. Người tự tin tin vào sự đúng sai, hay dở của suy nghĩ và việc làm của mình; thành ra họ sẽ không quá tự ái. Nếu những ý kiến những phê bình nhận xét hoặc ngay cả chỉ trích đúng thì họ sẽ lắng nghe, còn nếu sai thì họ sẽ biết chống đối lại và chứng minh rằng họ đúng. Ðôi khi họ cũng không cần phải chứng minh hay phân bua gì cả vì họ đã biết và tin cái gì là đúng và cái gì là sai rồi. Ðơn giản vậy thôi chứ không việc gì mà phải cảm thấy bực bội hay xúc phạm để rồi cảm thấy đau lòng, tự ái.

    Bên cạnh đó người tự tin sẽ không tự ti. Ðiều này có lẽ khá rõ ràng và không cần phải giải thích nhiều. Tự tin là tin vào bản thân; trong khi tự ti là nghĩ mình có nhiều giới hạn, nhược điểm. Ðây là hai điều hoàn toàn trái ngược nhau. Có một đặc tính thì sẽ không có đặc tính kia. Cũng cần phải nói rằng người tự tin sẽ không tự ti, nhưng một người tự ti muốn xây dựng tính tự tin thì có lẽ sẽ khó khăn hơn.


    Vì những lý do giải thích trên tôi tin rằng tự tin và những đặc tính kia có quan hệ với nhau. Tính tự tin tự nhiên sẽ làm con người không cần phải tự tôn, tự kiêu để làm gì. Tự tin sẽ làm con người mất tự ái và tự ti. Trong khi đó những người không đủ tự tin thì d
    xúc động tự ái, hoặc mặc cảm. Những người không đủ tự tin thì hay phải nhờ vào tự tôn, tự kiêu để chứng tỏ mình hoặc “reassure” mình.

    Sự liên hệ giữa tự tin và bốn đặc tính kia theo tôi nghĩ là như vậy. Chúng trái ngược nhau hoàn toàn nhưng lại có liên hệ với nhau. Tự tin là tính tốt và đứng riêng một mình, trong khi đó tự tôn, tự ti, tự ái, và tự kiêu là những nhược điểm của con người và đứng chung với nhau trong một nhóm. Hơn nữa bốn đặc tính trong nhóm này lại còn hỗ trợ cho nhau.

    Hãy đặt một trường hợp để chứng minh cho sự liên hệ hỗ trợ này xem sao. Giả sử một người có nhiều tự ti, nghĩ rằng mình có nhiều nhược điểm thì dĩ nhiên hay mặc cảm và d cảm thấy bị xúc phạm khi bị “đụng chạm”. Ðó chính là tự ái. Trong trường hợp người tự ti (và tự ái) đó đạt được một thành quả nào đó thì d có khả năng người này sẽ tìm cách cho mọi người biết về thành quả của mình, và phải chứng minh mình với mọi người. Ðây là một nỗ lực của người tự ti, tự ái để làm cho người khác thấy được giá trị của họ và để họ cảm thấy an tâm hơn về chính bản thân của họ. Nhưng cái nỗ lực để chứng minh đó có thể đưa tới tự tôn. Tự tôn, thấy mình hay sẽ d dẫn đến sự tự kiêu. Ðồng thời có thể những người tự ti, vì ít đạt được nhiều thành công hoặc ít thành quả to lớn nên mỗi lần họ đạt được một điều gì có ý nghĩa thì đối với họ đó là đặc biệt lắm và họ trở nên kiêu ngạo. Vì tự ti, tự ái mà họ cũng cố gắng xây dựng cho mình một cái vỏ bọc bằng sự tự tôn và “reassurance” để bảo vệ cho mình và cho người khác có cảm giác mình là người có khả năng chứ không phải mặc cảm tự ti. Có thể họ sẽ cố gắng xếp đặt lại vị trí của họ cho cao hơn tại vì lâu nay họ đã ở vị trí thấp của người tự ái và tự ti. Nếu họ hãnh diện và tự hào về kết quả đạt được của họ thì tôi nghĩ là tốt. Hãnh diện và tự hào là hai điều tốt và khác với tự kiêu và tự tôn.

    Một trường hợp khác là người có nhiều tự tôn và kiêu ngạo cũng d
    trở nên tự ái, tự ti. Chính vì tự tôn và kiêu ngạo mà thành ra khi họ khám phá ra, hoặc người khác chứng minh cho họ thấy rằng, họ không có nhiều tài năng hoặc không tài giỏi (hoặc không tài giỏi như họ nghĩ) thì họ d bị tự ái và cảm thấy bị xúc phạm. Họ đang ở một vị trí trên cao mà bị lôi xuống thấp thì dĩ nhiên sẽ cảm thấy đau đớn, bực bội. Tương tự như vậy, có thể họ nhận ra rằng có nhiều người có khả năng như họ và hơn họ, và hiểu ra rằng họ không có thực tài trong khi nhiều người khác tài giỏi hơn, đang ở vị trí cao hơn thì họ cũng sẽ trở nên tự ti, mặc cảm. Họ tự kiêu và tự tôn để rồi một ngày nào đó họ ngưng lại, nhìn xung quanh và thấy rằng mình không tài giỏi lắm, và mọi người không đánh giá mình cao lắm, không phục mình thì tôi tin rằng họ sẽ rất thất vọng, mắc cở, bực dọc, và trở nên tự ti mặc cảm. Càng đặt mình trên cao thì càng trở nên tự ti, tự ái, và mặc cảm khi bị rớt xuống.

    Tự tôn và tự kiêu tôi nghĩ gần với nhau. Người tự kiêu nghĩ mình hay giỏi hơn mọi người thành ra sẽ biểu lộ sự cao siêu của mình qua lời nói việc làm để cho mọi người biết là mình hay, giỏi. Còn người tự tôn hay tìm cách đưa mình lên để có cảm giác ở trên cao và vì đó mà trở nên kiêu ngạo. Thực sự trong bản thân của việc tự tôn đã chứa đựng sự kiêu ngạo rồi. Vì nghĩ mình hay giỏi hoặc hay giỏi hơn người khác nên mới nói ra cho mọi người nghe. Ngược lại trong tự kiêu cũng chứa đựng tự tôn như đã nói ở trên.


    Ở Chương 2 tôi có nói về lòng tự hào và hiểu lầm nền văn minh đã làm dân tộc Việt Nam thấy mình cao siêu. Tôi tin tưởng rằng cái vòng liên hệ năm đặc tính trên có thể áp dụng cho dân tộc Việt và từng cá nhân người Việt trong trường hợp “thấy mình cao siêu” này. Tôi nhìn vào từng cá nhân con người và sự liên hệ giữa người Việt với nhau, và tôi cũng nhìn vào sự liên hệ giữa người Việt hoặc chính phủ Việt Nam với người nước ngoài và chính phủ nước ngoài thì tôi thấy sự hiện diện của cái vòng đó rất rõ ràng.
    Vài ví dụ rõ ràng hơn về mối liên hệ năm đặc tính này sẽ được liệt kê sau đây. Có nhiều ví dụ liên hệ đến chính quyền, nhưng nhìn chung dân tộc chúng ta là vậy, và dù thể chế chính trị nào đi nữa thì cái vòng đáng buồn đó vẫn tồn tại theo những dạng khác nhau.

    Thứ nhất là chính sách và hoạt động kinh tế tại Việt Nam hiện nay đã đi theo hướng kinh tế thị trường, và chính quyền đã thấy được sự thành công của Tư Bản Chủ Nghĩa (thực sự họ rất khâm phục Mỹ và phương Tây) cũng như thất bại của Cộng Sản Chủ Nghĩa. Chính quyền đã “copy” cách vận hành kinh tế từ phương Tây, nhưng
    không bao giờ công nhận đó là cách thức vận hành kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Họ không bao giờ có đủ can đảm mở miệng nói, “Đây là kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa.” Họ cứ luôn cho là sự thành công về kinh tế của Việt Nam có được là do đường lối, chủ trương, lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước. Họ làm như là những bộ óc thông minh của họ đã tạo nên được phương thức vận hành kinh tế thành công đó và rêu rao điều đó với người dân. Không những vậy, họ còn đặt ra một cái tên “kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, và họ tự lừa dối nhau với cái tên đó (và dĩ nhiên họ biết họ đang tự lừa dối). Họ không có đủ tự tin, sức mạnh để nói, “Tôi đã thất bại. Anh đúng, tôi đang học hỏi từ anh và theo khuôn mẫu của anh.” Không những vậy, những con người thiếu tự tin và nhiều bốn cái “tự” kia còn đòi nhận công lao của sự thành công về phần mình.

    Ví dụ hứ hai liên hệ tới điều mà Việt Nam gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh.” Trong khi tại các nước khác, những nhà chính trị, kinh tế, xã hội học, triết học, v.v. coi “tư tưởng” này chẳng ra gì và đánh giá nó là “mediocre”, thì ở Việt Nam nó lại được tung hô trở thành một điều gì đó to lớn, ghê gớm, vĩ đại. Đáng buồn là người Việt Nam, và giới trẻ Việt Nam, không được tìm hiểu nhiều về văn hoá thế giới nên không có dịp để so sánh và đánh giá sự “vĩ đại” của “tư tưởng” Hồ Chí Minh với những tư tưởng khác. Đây là ví dụ cho những người không có gì cả, và vì tự ty, tự ái, không tự tin mà cứ phải cố gắng tìm cách tôn những điều không to lớn lắm lên, để có cảm giác là mình cũng “có” một cái gì đó, để có cảm giác siêu việt, vĩ đại.


    Ví dụ thứ ba cũng liên hệ tới một vấn đề lớn và có tác hại lâu dài. Đó là chính sách giáo dục tại Việt Nam chỉ tập trung vào việc ca ngợi những cái hay, cái đẹp, cái tốt. Tệ hại hơn nữa là rất nhiều những điều ca ngợi đó không chính xác. Nhiều điều là sự phóng đại. Không những vậy nhiều điều là sai sự thật. Trong khi đó thì những điều xấu xa, tai hại nhưng là sự thật và tồn tại trong nền văn hoá, trong xã hội, trong chính quyền, trong con người, trong lịch sử phát triển đất nước thì bị che dấu, lảng tránh, không được đề cập tới, không được phép giảng dạy, học sinh không được bàn thảo và không có quyền tìm hiểu, phân tích. Càng nguy hại hơn là chính sách giáo dục đó được làm với tính cách ép buộc, tuyên
    truyền, và nhồi sọ. Tôi tin rằng chỉ dân tộc nào không có gì, thiếu tự tin và nhiều tự ái, tự ty, tự tôn, tự kiêu, lo lắng, không yên tâm về chính bản thân mình thì mới giáo dục theo cách và mức độ như Việt Nam mà thôi.

    Một ví dụ nữa là chính quyền Việt Nam ngoài miệng thì có thể chê trách, phê phán rất mạnh mẽ các quốc gia khác, đồng thời khẳng định sự mạnh mẽ, niềm tin, đường lối, sự thành công của mình; nhưng mặt khác thì lại xin tiền viện trợ, trợ giúp công nghệ từ những nước đó, hoặc mong muốn được làm việc với họ. Hành động phê phán, lên án người khác và cố gắng khẳng định mình theo cách của Việt Nam là hành động của những người yếu đuối, thiếu tự tin, nhiều mặc cảm, tự ty đang cố gắng chứng minh mình, đưa mình lên, cho người ta thấy hoặc cho người dân Việt Nam thấy mình cũng “ngon” lắm chứ “không đến nỗi.” Nhưng hành động xin trợ giúp thì lại cho thấy mình không có gì cả, yếu kém, và phụ thuộc. Tôi đã tham dự một vài cuộc
    họp với sự tham gia của nhân viên chính phủ Việt Nam bàn chuyện “hợp tác” (thực ra là trợ giúp Việt Nam), và tôi cũng như những người Mỹ tham dự đã thấy rất rõ sự hiện diện của bốn cái “tự” xấu và thiếu vắng cái “tự” tốt trong họ. Là một người gốc Việt, lúc đó tôi đã cảm thấy buồn và xấu hổ.

    Ví dụ cuối cùng, ở mức độ cá nhân từng con người, có thể thấy rõ ràng khi nhìn vào nhiều người Việt có dịp sống ở nước ngoài hoặc “thành công” ở nước ngoài, cũng như nhìn vào những người mới giàu lên nhờ kinh tế phát triển tại Việt Nam hiện nay. Chúng ta sẽ thấy “attitude” và “behavior” của họ được xây dựng dựa trên bốn đặc tính bên phải của sợi dây và sự thiếu vắng đặc tính thứ năm bên trái. Đơn giản nhất là cứ nhìn vào cách họ thích … “chơi hàng hiệu” (mà n
    hiều khi họ không biết thật hay giả(?!?!)) là thấy ngay. Cuối Chương 10, tôi có viết một câu chuyện ngắn. Trong câu chuyện đó hình ảnh những con người bị vướng trong cái vòng này có thể được thấy rõ ràng hơn một chút.

    Bốn đặc tính xấu trên có liên hệ chặt chẽ với nhau, và thực sự mà nói thì bốn đặc tính này chỉ là một mà thôi vì chúng là hai mặt của một đồng tiền. Bốn đặc tính xấu đó ở cùng một bên của sợi dây, còn đầu bên kia là tính tự tin. Vì sự liên hệ của chúng như vậy, tốt nhất là càng tránh xa được một trong bốn xấu đó và càng gần tính tự tin thì càng tốt.
    Last edited by LeKhoi; 11-05-2011 at 09:52 PM.

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Thứ nhất là chính sách và hoạt động kinh tế tại Việt Nam hiện nay đã đi theo hướng kinh tế thị trường, và chính quyền đã thấy được sự thành công của Tư Bản Chủ Nghĩa (thực sự họ rất khâm phục Mỹ và phương Tây) cũng như thất bại của Cộng Sản Chủ Nghĩa. Chính quyền đã “copy” cách vận hành kinh tế từ phương Tây, nhưng không bao giờ công nhận đó là cách thức vận hành kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Họ không bao giờ có đủ can đảm mở miệng nói, “Đây là kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa.” Họ cứ luôn cho là sự thành công về kinh tế của Việt Nam có được là do đường lối, chủ trương, lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước. Họ làm như là những bộ óc thông minh của họ đã tạo nên được phương thức vận hành kinh tế thành công đó và rêu rao điều đó với người dân. Không những vậy, họ còn đặt ra một cái tên “kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, và họ tự lừa dối nhau với cái tên đó (và dĩ nhiên họ biết họ đang tự lừa dối). Họ không có đủ tự tin, sức mạnh để nói, “Tôi đã thất bại. Anh đúng, tôi đang học hỏi từ anh và theo khuôn mẫu của anh.” Không những vậy, những con người thiếu tự tin và nhiều bốn cái “tự” kia còn đòi nhận công lao của sự thành công về phần mình.

    Ví dụ hứ hai liên hệ tới điều mà Việt Nam gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh.” Trong khi tại các nước khác, những nhà chính trị, kinh tế, xã hội học, triết học, v.v. coi “tư tưởng” này chẳng ra gì và đánh giá nó là “mediocre”, thì ở Việt Nam nó lại được tung hô trở thành một điều gì đó to lớn, ghê gớm, vĩ đại. Đáng buồn là người Việt Nam, và giới trẻ Việt Nam, không được tìm hiểu nhiều về văn hoá thế giới nên không có dịp để so sánh và đánh giá sự “vĩ đại” của “tư tưởng” Hồ Chí Minh với những tư tưởng khác. Đây là ví dụ cho những người không có gì cả, và vì tự ty, tự ái, không tự tin mà cứ phải cố gắng tìm cách tôn những điều không to lớn lắm lên, để có cảm giác là mình cũng “có” một cái gì đó, để có cảm giác siêu việt, vĩ đại.

    Ví dụ thứ ba cũng liên hệ tới một vấn đề lớn và có tác hại lâu dài. Đó là chính sách giáo dục tại Việt Nam chỉ tập trung vào việc ca ngợi những cái hay, cái đẹp, cái tốt. Tệ hại hơn nữa là rất nhiều những điều ca ngợi đó không chính xác. Nhiều điều là sự phóng đại. Không những vậy nhiều điều là sai sự thật. Trong khi đó thì những điều xấu xa, tai hại nhưng là sự thật và tồn tại trong nền văn hoá, trong xã hội, trong chính quyền, trong con người, trong lịch sử phát triển đất nước thì bị che dấu, lảng tránh, không được đề cập tới, không được phép giảng dạy, học sinh không được bàn thảo và không có quyền tìm hiểu, phân tích. Càng nguy hại hơn là chính sách giáo dục đó được làm với tính cách ép buộc, tuyên truyền, và nhồi sọ. Tôi tin rằng chỉ dân tộc nào không có gì, thiếu tự tin và nhiều tự ái, tự ty, tự tôn, tự kiêu, lo lắng, không yên tâm về chính bản thân mình thì mới giáo dục theo cách và mức độ như Việt Nam mà thôi.
    Nhà cầm quyền họ tự trào đấy. :-|
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 12-09-2014, 09:17 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 11-05-2011, 02:01 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-04-2011, 12:06 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:14 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh