Register
Page 18 of 186 FirstFirst ... 816171819202868118 ... LastLast
Results 171 to 180 of 1857

Thread: Âu

  1. #171
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Quote Originally Posted by ốc
    Đi tranh cử bên Đức vui nhỉ. Em sẽ đi hàng ngày.
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Cho em đi ké với.


    Ai uống "La - dze" Việt Nam mà xỉn thì "không có cửa" mí trà có bọt của nước Phổ đâu nhá.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #172
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Lý Khắc Cường đến Đức
    Vì sao bang giao với Trung Quốc quá căng thẳng



    • Nhiều quốc gia EU, trong đó có Đức gần đây đồng ý tạo mối bang giao gần gũi hơn với Trung Quốc
    • Tuy nhiên bang giao giữa Đức và Trung Quốc có khó khăn. Trung Quốc trước sau vẫn cư xử theo kiểu bảo hộ mậu dịch và vẫn gây rắc rối cho kỹ nghệ Đức.


    bài viết của Christoph Giesen từ Bắc Kinh

    Đây là một chuyến hành trình nghe như là một chọn lựa mới mẻ, có người còn hi vọng đó là một lối thoát khỏi đề tài Trump. Thứ Tư hôm nay thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ làm khách tại Berlin, thứ Năm sẽ có một cuộc họp thượng đỉnh ở Bruxelles giữa EU và Trung Quốc. Trong lúc các nhà nước và nguyên thủ Châu Âu tự hỏi họ phải đối xử với tổng thống Mỹ trong tương lai như thế nào, thì đâu đó cứ nghe có mong muốn gần gũi Trung Quốc. Nhưng sự thật thì mối bang giao giữa Bá Linh và Bắc Kinh đang căng thẳng. Mikko Houtari, chủ tọa chương trình quan hệ quốc tế của Viện Merator Institute for China Studies ở Berlin cho biết, "Từ vài tháng nay có nhiều biểu hiện mâu thuẫn khác thường". Đặc biệt là bang giao kinh tế gặp trục trặc.
    Có thể quan sát ví dụ như hồi giữa tháng Năm, lúc lãnh đạo Trung Quốc mời các nước đến dự Hội nghị Con Đường Tơ Lụa có tên gọi là "Belt and Road Forum" ở Bắc Kinh, hầu hết những người phát biểu đều ca ngợi Chủ tịch nước và chủ tịch đảng Tập Cận Bình về sáng kiến của ông ta. Có người thì nịnh nọt, có người thì tâng bốc. Ví dụ ông thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phát biểu theo như biên bản: "Hy Lạp trân trọng ý nghĩa của đề xướng Belt-and-Road".

    Tổng thống Tiệp Miloš Zeman lại còn nói: "Đề xướng Belt-and-Road là một kế hoạch quyến rũ chưa từng có trong lịch sử hiện đại". Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ duy nhất: tổng thống Nga Vladimir Putin, một ông không thích luồn cúi trước một ai. Và bà bộ trưởng kinh tế Đức Brigitte Zypries (SPD). Bà đã nhắc nhở Trung Quốc cụ thể rằng mọi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phải được bài trừ - theo như lời hứa.

    Hồi tháng Giêng Tập đã có một bài phát biểu ấn tượng tại cuộc họp thường niên thế giới tư bản ở Davos. Chính Tập đã cổ súy cho việc toàn cầu hóa, khuyến cáo việc dẹp bỏ hàng rào thuế má và chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Lúc đó thiên hạ hân hoan gọi y là "Freetrade Xi" (tạm dịch là Tập, gã lái buôn tự do <= đùa. Ông Tập tự do kinh doanh) trên vùng núi đồi Thụy Sĩ. Ông chủ tịch đảng cộng sản đã yêu cầu điều mà mọi người đang mong đợi ở tổng thống Mỹ. Trong lúc ông này đang cấy vào người hâm mộ ông ta ý tưởng "America First". Nhưng rồi từ dạo ấy ra sao?

    Trong những tháng vừa qua người ta cũng cảm nhận được một kiểu cách tấn công đắc nhân tâm (charm offensive). Nỗi e ngại của Trung Quốc: nếu tranh cãi giao thương với Hoa Kỳ là Châu Âu thừa nước đục thả câu. Hơn 50 phần trăm hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị lâm nạn. Trong chuyện mậu dịch Trung Quốc thường có lập trường cứng rắn. Ví dụ như trong kỹ thuật y khoa, các bệnh viện nhà nước ở Trung Quốc buộc phải mua máy móc dụng cụ nội hóa - làm như vậy sẽ thất lợi nặng nề cho kỹ nghệ Đức. Giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn gần như không chịu thỏa hiệp nào khác với các luật lệ sẵn có. Vì vậy tổ chức OECD xếp Trung Quốc vào loại một trong những quốc gia kỹ nghệ đóng kín nhất, hạng 59 trên 59 quốc gia.

    Trong một cuộc thăm dò nhân viên của phòng thương mại và kỹ nghệ Châu Âu ở Trung Quốc, gần phân nửa các công ty can dự cho biết so sánh với năm qua đã khó mở văn phòng làm ăn ở Trung Quốc hơn. Chỉ có 15 phẩn trăm các công ty tin rằng trong năm năm tới tệ nạn quan liêu sẽ hết. 40 phần trăm công ty thì ngược lại cho rằng các rào cản ở Trung Quốc còn gia tăng hơn. Chủ tịch phòng thương mại Mats Harborn lại yêu cầu Trung Quốc cho các công ty Châu Âu có được cơ hội công bằng như các công ty khác.

    Trong khi các công ty Trung Quốc đang thu mua ở Châu Âu thoải thì các công ty Châu Âu lại bị nhiều giới hạn khi bước chân vào Trung Quốc. Trong bản tường trình của phòng thương mại cho biết, "Các đầu tư của Châu Âu vào Trung Quốc bị đơn giản ngăn chận lại thôi." Điều này cho thấy trên số liệu. Trong khi hàm lượng thu mua của Trung Quốc ở Cộng đồng chung Châu Âu năm 2016 khoảng 77 phần trăm lên hơn 35 tỉ euro, thì chỉ số đầu tư vào Trung Quốc của các công ty Châu Âu có 23 phần trăm hạ xuống 8 tỉ euro. Đặc biệt Đức bị nằm vào bảng theo dõi đầu tư của Trung Quốc.

    Phần ấn định sản xuất xe hơi điện của Trung Quốc khiến các đại công ty Đức e ngại

    Ông Huotari của viện Merics cho biết, "Gần như người ta có cảm giác rằng Trung Quốc đang đùa cợt với Đức". "Các thỏa hiệp trong bang giao gần như chiếu theo luật lệ của Trung Quốc". Và họ chỉ thú nhận khi nào mình báo động ầm ầm lên mà thôi. Ví dụ như lượng sản xuất xe hơi điện cố định. Ban đầu chính phủ Trung Quốc ra tín hiệu cho các công ty ngoại quốc rằng từ năm 2020 trở đi họ sẽ phải sản xuất theo chỉ số ấn định. Không ai vui vẻ trước tin tức này nhưng người ta bắt đầu xây dựng kế hoạch thì bỗng nhiên cuối tháng Chín năm 2016 xuất hiện một bản luật dự thảo trên trang mạng của chính phủ. Thay vì năm 2020 thì bỗng nhiên là năm 2018. Hai năm là một thời gian khá dài cho các công ty có kế hoạch lâu dài. Các công ty Đức tìm đến chính trị gia, Sigmar Gabriel (SPD) lúc đó còn là bộ trưởng bộ kinh tế đề cập vấn đề này trong chuyến công du Bắc Kinh. Trung Quốc chẳng có phản ứng gì.

    Cho đến khi bà thủ tướng Đức Angela Merkel (CDU) mấy tuần lễ sau đó gọi điện thoại cho Tập, họ mới có được một thỏa thuận giải pháp miệng. Luật đó bây giờ sẽ có hiệu lực bắt đầu vào năm 2019, và các công ty chế xe hơi không cần phải đưa tất cả chi tiết kỹ thuật cho Trung Quốc như dự luật ban đầu. Tuy nhiên một dự luật mới thành văn vẫn chưa có. Nếu cứ tiếp tục như vậy, Trung Quốc cứ tạo ra một vấn đề rồi giải quyết theo kiểu "khoan hồng".

    (* theo Süddeutsche Zeitung)

    Last edited by Triển; 05-31-2017 at 04:35 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #173
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post




    Sau gặp gỡ ở NATO và ở G7 Ý, hiện đang có cuộc khẩu chiến âm thầm giữa Merkel và Trump


    (nguồn: chuồng chim của Trâm)



    #Chí phèo

    "...Như thường lệ, tổng thống Mỹ hôm qua đã dùng Twitter để phản pháo. Ông đáp trả với những từ cố tình viết hoa : « Chúng ta bị thâm hụt thương mại KHỦNG KHIẾP với Đức, hơn nữa Berlin còn chi ra RẤT ÍT cho NATO và cho lãnh vực quân sự. Rất tệ hại cho HOA KỲ. Điều này sẽ phải thay đổi »...."

    Trong văn học VC có nhân vật Chí Phèo. Chuyên gây chuyện rồi ngồi ra giữa chợ khóc than ăn vạ. Cả cái nước cộng sản VN bé xíu cũng có thể hiếp đáp được Mỹ về thâm hụt cán cân kinh tế, mà Hoa Kỳ vốn dĩ là "hạng nhất đủ thứ" thì làm sao Đức thoát khỏi bị rầy. Tuy nhiên chờ xem anh Trâm có dọa được chị Mơ cồ hay không.







    Căng thẳng giữa tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức

    Thụy My
    Đăng ngày 31-05-2017
    Sửa đổi ngày 31-05-2017 19:38


    Thủ tướng Đức Angela Merkel và Donald Trump tại Thượng đỉnh G7 Taormina, Sicilia Ý, ngày 26/05/2017.
    REUTERS/Jonathan Ernst

    Quan hệ giữa thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Mỹ Donald Trump lại thêm căng thẳng từ hôm qua 30/05/2017, sau khi ông Trump kịch liệt chỉ trích Đức. Cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay giữa hai nước đồng minh được cho là khá nghiêm trọng.

    Trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicilia, bà Merkel đã không ngần ngại chỉ trích thái độ « một mình chống lại tất cả » của ông Trump, dù không nêu đích danh. Kêu gọi châu Âu thức tỉnh, thủ tướng Angela Merkel, đang vận động tranh cử cho nhiệm kỳ thứ tư, đã cảnh báo người dân Đức về thời kỳ có thể đặt trọn niềm tin vào Hoa Kỳ « hầu như đã qua ». Bà tin rằng chủ trương của ông Trump có thể là cú hích giúp châu Âu tiến bộ về quốc phòng và ngoại giao.

    Như thường lệ, tổng thống Mỹ hôm qua đã dùng Twitter để phản pháo. Ông đáp trả với những từ cố tình viết hoa : « Chúng ta bị thâm hụt thương mại KHỦNG KHIẾP với Đức, hơn nữa Berlin còn chi ra RẤT ÍT cho NATO và cho lãnh vực quân sự. Rất tệ hại cho HOA KỲ. Điều này sẽ phải thay đổi ».

    Một tiếng đồng hồ trước đó, bà Angela Merkel vốn rất thận trọng lựa chọn từ ngữ, nhận định việc châu Âu trở thành « một nhân tố có trách nhiệm trên trường quốc tế là vô cùng quan trọng », nhất là do sự quay ngược chính sách của phía Mỹ. Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni ủng hộ lời kêu gọi này, cho rằng « tương lai của châu Âu phải nằm trong tay của châu lục, trước những thách thức của thế giới ».

    Hôm thứ Hai 29/5, ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel còn đi xa hơn khi tố cáo tổng thống Mỹ đã « làm phương Tây yếu đi », do phản đối hiệp ước khí hậu và nhiều tỉ đô la vũ khí bán cho Ả Rập Xê Út, quốc gia bị chỉ trích nhiều về nhân quyền.

    Tình trạng căng thẳng Mỹ-Đức như thế chưa từng xảy ra kể từ sau năm 2003, khi chính phủ của ông Gerhard Schröder phản đối chiến tranh Irak. Hôm qua, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer cố gắng xoa dịu tình hình, cho rằng ông Trump và bà Merkel rất hợp ý, ông rất tôn trọng bà Merkel và coi châu Âu là đồng minh quan trọng của nước Mỹ.

    Dù sao đi nữa, người Đức tỏ ra đồng tâm nhất trí về chủ đề này. Ứng viên cạnh tranh với bà Angel Merkel trong cuộc bầu cử tháng Chín tới, nguyên chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Martin Schulz đã bênh vực đối thủ của mình, cáo buộc ông Donald Trump dựa vào « chủ trương cô lập và luật của kẻ mạnh » để áp đặt quan điểm.

    Thật ra trước và sau khi đắc cử, nhà tỉ phú địa ốc vẫn luôn chỉ trích nước Đức, đe dọa lập hàng rào thuế quan để trả đũa thặng dư thương mại của Đức. Nhưng thái độ của thủ tướng Angela Merkel kể từ hội nghị thượng đỉnh G7 ở Taormina (Sicilia) đánh dấu một bước ngoặt mới. Trái hẳn với các lãnh đạo châu Âu khác, bà Merkel phê phán các cuộc thảo luận « không đáng hài lòng chút nào » dẫn đến tình trạng « sáu chống một ».

    Ông Donald Trump và bà Angela Merkel còn tái ngộ trong hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Hambourg vào tháng Bảy tới.

    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170531-ca...u-tuong-duc-ok )
    Last edited by Triển; 06-01-2017 at 12:09 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #174
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Macron và Putin nắn gân nhau tại lâu đài Versailles

    Trọng Thành
    Đăng ngày 31-05-2017
    Sửa đổi ngày 31-05-2017 19:26


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và tổng thống Nga Vladimir Putin trên đường thăm khu vườn lâu đài Versailles, ngày 29/05/2017.
    Ảnh: Sputnik/Alexei Nikolsky/Kremlin via REUTERS


    Về thời sự quốc tế, hội kiến giữa hai nguyên thủ Pháp-Nga tại lâu đài Versailles đầu tuần tiếp tục là tâm điểm thời sự. Trang nhất Le Figaro giới thiệu cuộc phỏng vấn tổng thống Nga Putin, dưới hàng tựa : “Đừng bịa ra những đe dọa tưởng tượng từ Nga!”. Nghi án dùng tài sản công không đúng nguyên tắc liên quan đến một bộ trưởng Pháp, lãnh đạo đảng Nước Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống, là chủ đề chính của Le Monde và Libération. Les Echos vui mừng trước xu thế tăng trưởng trở lại của Pháp. La Croix lo ngại về số phận 10.000 người vượt biển vừa được cứu vớt, nhưng không biết sắp tới số phận ra sao. Trước hết, xin giới thiệu xã luận Le Monde về cuộc hội kiến Pháp-Nga : “Macron và Putin nắn gân nhau tại lâu đài Verseilles”.

    Le Monde ghi nhận, quan hệ Pháp - Nga vào lúc nhiệm kỳ của tổng thống Hollande kết thúc đang “đầy rẫy những bất đồng”: từ việc Nga can thiệp vào thời gian tranh cử tổng thống tại Pháp, cho đến hai hồ sơ Syria và Ukraina, hiện đang bế tắc trong bối cảnh Paris và Matxcơva ngờ vực nhau.

    Mục tiêu của tổng thống Pháp là tái khởi động quan hệ song phương với Nga. Dịp khai trương một triển lãm về Pie Đại Đế (Pyotr Đại Đế) tại lâu đài Versailles, để đánh dấu 300 năm quan hệ ngoại giao Pháp-Nga đã được sử dụng với mục tiêu rõ ràng là để "làm đẹp mặt" tổng thống Nga.

    Một tiếng đồng hồ thảo luận mặt đối mặt đã cho phép đưa ra một cách nhìn mang tính thực tế hơn về các hồ sơ bất đồng. Tân tổng thống Pháp đã có một cuộc đối thoại “trực diện và thẳng thắn”, có nghĩa là thừa nhận các khác biệt trong hàng loạt vấn đề, nhưng đồng thời cũng để ngỏ cánh cửa cho các hợp tác tương lai.

    Emmanuel Macron nhấn mạnh: “không có bất cứ một chủ đề căn bản nào trong thế giới hiện nay có thể tìm ra giải pháp mà không có một cuộc đối thoại” sâu sắc với Matxcơva.

    Cụ thể là, tổng thống Pháp thừa nhận rằng “phải bảo tồn Nhà nước Syria”, điều đó có nghĩa là “không đặt việc Bachar Assad (tổng thống Syria) phải ra đi, thành điều kiện tiên quyết cho các thảo luận về tương lai chính trị của quốc gia bất hạnh này”.

    Paris cũng khẳng định rằng công thức Normandie, tức cơ chế bốn bên (bao gồm Pháp, Đức, Nga, Ukraina) để giải quyết vấn đề xung đột Ukaina là cơ chế phù hợp, nhưng vấn đề là các bên liên quan trực tiếp, bao gồm Nga và Ukraina, phải có các nỗ lực tối thiểu, điều chưa xảy ra cho đến nay.

    Cuộc đối thoại với tổng thống Pháp để ngỏ cánh cửa cho khả năng Nga gia tăng áp lực với đối với chính quyền Syria, trước hết là trong vấn đề vũ khí hóa học. Trong hồ sơ Ukraina, tổng thống Pháp muốn Matxcơva hiểu rằng chính quyền Kiev có được tính chính đáng là nhờ bầu cử tự do, chứ không phải từ một cuộc đảo chính của “lực lượng thân phát xít”, như tuyên truyền tại Nga, đồng thời “lập trường ủng hộ lực lượng cực hữu bài châu Âu sẽ không có lợi gì cho nước Nga”.

    Theo Le Monde, trong cuộc thử sức đầu tiên với tổng thống Nga, nguyên thủ trẻ tuổi của Pháp Emmanuel Macron đã thành công ấn định được “phong cách” của mình, sẵn sàng phản bác các vu khống.

    Điều quan trọng hơn là ông đã nỗ lực nắm lấy “cái thời điểm của châu Âu”, đúng vào lúc nước Anh quyết định rời khỏi Liên Hiệp, tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương co cụm và Liên Hiệp Châu Âu đang đứng trước mục tiêu chung phải siết chặt hàng ngũ, thể hiện tiếng nói thống nhất trong các vấn đề lớn như Ukraina, Syria, biến đổi khí hậu.

    Pháp và Nga: “Không thể ly dị, nhưng không chắc đồng thuận”

    Tiếp tục bình luận về cuộc gặp giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nguyên thủ Nga Vladimir Putin tại cung điện Versailles, hôm thứ Hai, 29/05/2017, báo Le Figaro có bài phân tích “Pháp và Nga: Không thể ly dị nhưng không chắc đồng thuận” của nhà báo Laure Mandeville.

    Sau khi nhắc lại chuyến công du nước Pháp của Pie Đại Đế cách nay 300 năm, tác giả cho rằng, Pháp và Nga có mối tình sử lâu đời, với những ảnh hưởng lẫn nhau về mặt trí thức. Paris “xuất khẩu” sang Matxcơva những tư tưởng của Cách mạng tư sản dân quyền Pháp, để rồi sau đó, cuộc Cách mạng Tháng Mười đã nuôi dưỡng niềm say mê mù quáng của tầng lớp trí thức Pháp đối với chủ nghĩa cộng sản Xô Viết. Các nhà văn Nga yêu thích tiếng Pháp, còn các triết gia Pháp thì say mê tư tưởng chuyên chế “không phải lúc nào cũng sáng suốt” của các Nga hoàng. Các mô hình chính trị - như vai trò của Nhà nước, chính sách tập quyền, vấn đề đế chế - cũng có những nét tương đồng.

    Theo Le Figaro, chiều sâu lịch sử của mối liên hệ văn hóa và chính trị hiển nhiên là hậu cảnh cho chính sách ngoại giao của Pháp đối với Nga. Có thể nói, đó là những yếu tố khiến cho Nga và Pháp không thể “ly dị”. Câu hỏi được đặt ra là qua việc tiếp Vladimir Putin ở Versailles, thái độ trọng thị của Emmanuel Macron đối với nước Nga có hiệu quả gì hay không?

    Tổng thống Pháp phải đối phó với Nga ngay trong nước

    Những người tiền nhiệm của Macron, kể cả de Gaulle, nhân danh chính sách ngoại giao thực tiễn (realpolitik), đều phải chững lại trước “hố sâu ngăn cách về giá trị”, không tạo ra được chiều sâu chiến lược trong quan hệ với nước Nga.

    Giờ đây, trước một đất nước chỉ biết sử dụng ngôn ngữ sức mạnh, dọa nạt các láng giềng, không ngần ngại nhấn mạnh tư tưởng dân tộc chủ nghĩa bài tây phương, thái độ cần phải có của nước Pháp quả là khó, làm dấy lên nhiều tranh luận và chia rẽ nước Pháp. Emmanuel Macron hiểu được điều này và dường như muốn thúc đẩy Vladimir Putin nên có thái độ thực tế.

    Le Figaro cho rằng tổng thống Pháp có lý, nhưng lưu ý: Tổng thống Macron không nên quên rằng, Pie Đại Đế muốn “Âu hóa nước Nga”, trong lúc Putin lại có tham vọng “Nga hóa châu Âu” và muốn đóng vai trò là biểu tượng cho một hướng đi khác, một “lối thoát” trước các nền dân chủ phương Tây bị ông tố cáo là “bất lực và suy đồi”. Đương nhiên, luận điệu này nhằm che dấu những yếu kém hiển nhiên của “mô hình Nga” đang bị tàn phá bởi tình trạng không có tự do, nạn tham nhũng và giới tinh hoa thì bỏ tổ quốc ra đi.

    Thế nhưng, trong một nước Pháp e ngại vì bất lực, Putin tìm được những người ủng hộ mình. Do vậy, Le Figaro cho rằng, đối với Macron, quan hệ với Nga cũng sẽ trở thành “một vấn đề chính trị nội bộ”


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170531-macro...dai-verseilles )

    .
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #175
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    #Ảm đạm

    Sáng sớm thức dậy đã nghe Luân Đôn bị liên tiếp 2 vụ khủng bố.






    (coi nữa)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #176
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    #Ảm đạm

    Sáng sớm thức dậy đã nghe Luân Đôn bị liên tiếp 2 vụ khủng bố.






    (coi nữa)




    Tấn công khủng bố ở trung tâm London

    Tóm tắt

    • Sáu người thiệt mạng và ba nghi phạm bị cảnh sát bắn chết trong vụ tấn công khủng bố tại khu vực London Bridge và Borough Market
    • Xe tải chạy tốc độ cao đâm vào khách bộ hành trước khi các nghi phạm nhảy ra và đâm dao vào dân thường và cảnh sát
    • Các nghi phạm mặc áo vest giả là có chất nổ bên trong, cảnh sát nói
    • Lực lượng cấp cứu London Ambulance Service nói 48 người đã được đưa vào năm bệnh viện
    • Các ga tàu London Bridge và London Bridge vẫn đóng
    • Vụ đâm người ở gần Vauxhall không liên quan đến khủng bố, cảnh sát nói


    (BBC)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #177
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Năm xui của các chính "chị" gia?? Để xem chị Mơ cô có hên hơn hay không?

    #MAYhem iscorrect


  8. #178
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #179
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #180
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Le God Save La République En Marche??
    Macron's party wins clear parliamentary majority
    http://www.bbc.com/news/world-europe-40322140

    The result has swept aside all of the mainstream parties and gives the 39-year-old president a strong mandate in parliament to pursue his pro-EU, business-friendly reform plans.
    #MACRONation #ThanksTrump #MakeEuropeUnitedAgain

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:15 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh