Register
Page 53 of 186 FirstFirst ... 343515253545563103153 ... LastLast
Results 521 to 530 of 1858

Thread: Âu

  1. #521
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Dự án phòng vệ châu Âu : 9 nước lần đầu tiên thảo luận tại Paris

    Trọng Thành
    Đăng ngày 07-11-2018
    Sửa đổi ngày 07-11-2018 15:39


    Lính nhảy dù Bỉ trên một phi cơ vận tải C160 của Pháp trong cuộc tập trận OAPEX.
    GEORGES GOBET / AFP

    Đại diện quân đội 9 quốc gia châu Âu họp lần đầu tiên tại Paris hôm nay, 07/11/2018, để thảo luận về dự án Sáng kiến can thiệp chung châu Âu (IEI). Nhân dịp này, tổng thống Pháp kêu gọi thành lập một « quân đội châu Âu thực thụ » để bảo vệ châu lục, trong bối cảnh đe dọa từ Nga gia tăng và chính quyền Trump ngày càng tỏ ra ít đáng tin cậy.

    Cuộc thảo luận hôm nay của bộ trưởng Quốc Phòng 9 quốc gia tham gia IEI - bao gồm Pháp, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Estonia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh Quốc - có mục tiêu xác định rõ « các ưu tiên » (khu vực địa lý, nguy cơ, đe dọa…), để quân đội các nước phối hợp trong các can thiệp nhanh, trong các chiến dịch quân sự « cổ điển », cũng như đối phó thảm họa thiên nhiên, hay sơ tán dân cư. Phần Lan cũng dự định tham gia sáng kiến này.

    Cuộc họp hôm nay là một nỗ lực nhằm cụ thể hóa dự án tăng cường lực lượng phòng vệ châu Âu IEI, được khởi sự theo sáng kiến của tổng thống Pháp, đưa ra hồi năm ngoái trong bài phát biểu tại Đại học Sorbone.

    Một nguồn tin thân cận với chính phủ Pháp cho biết dự án IEI này có lợi thế là mang lại cho các nước châu Âu « một khuôn khổ hợp tác mang tính mềm dẻo, ngược lại với các cơ chế đã có, vốn đòi hỏi phải có sự thống nhất tuyệt đối của toàn bộ các thành viên châu Âu ».

    Phát biểu trên đài phát thanh radio Europe 1 hôm qua, tổng thống Emmanuel Macron nhấn mạnh là « Đối diện với nước Nga nằm sát biên giới, từng chứng tỏ có thể là một mối đe dọa… cần phải có một châu Âu có thể tự bảo đảm về mặt quân sự, không phụ thuộc vào Hoa Kỳ ». Tổng thống Pháp cũng nói đến nguy cơ Trung Quốc, và kể cả nước Mỹ của Donald Trump, với ý định rút khỏi một thỏa thuận giải trừ hạt nhân với Nga mới đây.

    Dự án tăng cường phòng vệ châu Âu có một số bước tiến trong thời gian gần đây, với hai cơ chế mới của Liên Âu. Thứ nhất là cơ chế hợp tác thường trực bao gồm 25 quốc gia thành viên, và Quỹ phòng vệ châu Âu, với 13 tỉ euro. Trong bài phát biểu năm ngoái tại Sorbonne, tổng thống Pháp muốn đi xa hơn với chủ trương các nước châu Âu cần tăng cường phối hợp bên ngoài các cơ chế sẵn có của NATO và Liên Hiệp Châu Âu, để hướng tới một « sự tự trị về chiến lược ».

    Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, dự án phòng vệ châu Âu độc lập mà tổng thống Pháp mơ ước chắc chắc sẽ vấp phải các trở lực rất lớn trong nội bộ châu lục. Đức vốn rất gắn bó với Hiệp Ước Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO. Quyết định mới đây của Bỉ mua nhiều máy bay F-35 của Mỹ thay vì của châu Âu bị tổng thống Pháp chỉ trích là, « về mặt chiến lược », đi ngược lại các lợi ích của châu lục. Chủ tịch đảng đối lập cánh hữu LR Laurent Wauquiez dự án của tổng thống Pháp chỉ là một « ảo tưởng ».

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20181107-du-an...luan-tai-paris

  2. #522
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Macron yêu cầu thành lập một đạo quân Châu Âu thật sự

    Nguyên thủ nước Pháp Macron đã yêu cầu từ nhiều tháng nay về việc thành lập một đạo quân can thiệp của Liên Âu, và bây giờ yêu cầu này thêm rõ ràng hơn: "Một đạo quân Châu Âu thật sự" nên thành lập để tự vệ chống lại "các thế lực bá quyền".


    Emmanuel Macron

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhìn nhận rằng, tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi hiệp ước giải trừ vũ khí INF với Nga là một hiểm họa cho Châu Âu. "Nạn nhân chính" là "Châu Âu và an ninh của mình". Vì vậy Macron đã nhấn mạnh yêu cầu của ông về một quân đội chung Châu Âu.

    Không có một "đạo quân Châu Âu thật sự", người Châu Âu sẽ không thể tự vệ, Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Europe 1. Nếu nhìn thấy "Nga đứng ở biên giới chúng ta và có thể trở thành mối đe dọa" thì người Châu Âu "không thể chỉ trông cậy vào Mỹ".

    Macron lập luận cho yêu cầu của ông bằng cảnh giác trước "các thế lực bá quyền đang gia tăng ở biên giới Châu Âu và trở lại cầm vũ khí". Châu Âu phải tự vệ "trước Trung Quốc, Nga và ngay cả Hoa Kỳ".

    Năm ngoái Macron đã đề nghị rằng đến năm 2020 sẽ thành lập một "đạo quân can thiệp chung" ở Châu Âu để can thiệp vào các cuộc khủng hoảng. Ông còn đề nghị thành lập một ngân sách phòng thủ chung và một chính sách chung.

    Lúc đó chính phủ Đức còn phản ứng dè dặt: Bà bộ trưởng quốc phòng Ursula von der Leyen (CDU) đã nói rằng đề nghị của Macron không phải là "kế hoạch ngay bây giờ".

    Bà thủ tướng Đức Angela Merkel (CDU) sau đó lại ra tín hiệu mở cho ý tưởng của Macron. Merkel nói trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Sáu với báo "Frankfurter Allgemeinen Sonntagszeitung" rằng "Tôi thấy đề nghị về hành động can thiệp của tổng thống Macron khả quan". Tuy nhiên một đạo quân can thiệp phải được thiết lập vào "cấu trúc chính trị phòng thủ làm việc chung" đã có sẵn của EU, bà thủ tướng nói lúc đó.

    vks/AFP

    * theo Spiegel Online - http://www.spiegel.de/politik/auslan...a-1236936.html


  3. #523
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    9 tây tháng 11






  4. #524
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Lần đầu tiên thủ tướng Đức đến nơi Pháp và Đức ký Hòa Ước 11/11/1918

    Thanh Hà
    Đăng ngày 10-11-2018
    Sửa đổi ngày 10-11-2018 16:28


    Ảnh minh họa : Thủ tướng Đức Angela Merkel.
    Lehtikuva/Martti Kainulainen/via REUTERS

    Tiếp tục chương trình kéo dài trong nhiều ngày nhân kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế Chiến I, chiều ngày 10/11/2018 tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp thủ tướng Đức Angela Merkel tại Rethondes trong khu rừng Compiègne.

    Đây là nơi, trên một toa tàu hỏa, đúng ngày này 100 năm trước tướng Foch đại diện cho quân đội đồng minh của bên thắng cuộc đã ký kết Hoà Ước vào lúc 5 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 11 năm 1918 và hiệp định có hiệu lực kể từ 11 giờ cùng ngày. Về phía Đức, Rethondes là một thất bại ê chề, là thời điểm quân đội Đức phải đầu hàng. Đến năm 1940, ngày 22 tháng 6, khi quân Đức Quốc Xã xâm chiếm nước Pháp trong Thế Chiến Thứ Hai, đến lượt Adolf Hitler ngồi vào chiếc ghế của tướng Foch và bắt Paris phải đặt bút ký xin hàng.

    Từ năm 1940, chưa một nguyên thủ Đức nào đặt chân đến Rethondes. Chiều nay, tổng thống Macron và thủ tướng Merkel cùng ký tên vào sổ vàng ngay trên toa tàu mà hai hiệp định Hòa Ước 1918 và 1940 đã được ký kết năm xưa.

    Cùng với thủ tướng Merkel tổng thống Macron trở lại Paris, để chuẩn bị tiếp khoảng 60 nguyên thủ quốc tế vào tối nay. Ông sẽ mời các vị thượng khách của Paris tham quan bảo tàng Osay, nơi đang triển lãm tranh của danh họa Picasso. Các bên sẽ dùng cơm tối trước buổi lễ trọng thể vào trưa mai trên đại lộ Champs Elysées trước Khải Hoàn Môn. Mười ngàn cảnh sát được huy động bảo vệ an ninh trong thời gian các lãnh đạo quốc tế có mặt tại Paris.

    Thành phố Paris cũng tổ chức nhiều sự kiện tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến 1914-1918 : gần 100.000 bông hoa ba màu xanh trắng đỏ, màu cờ của nước Pháp, được đặt trước cổng vào tòa đô chính Paris tưởng nhớ những người lính của thành phố.

    Ngày 11/11/2018, bà đô trưởng Anne Hidalgo khánh thành một tượng đài tử sĩ trong khuôn viên nghĩa trang Père Lachaise vinh danh những vị anh hùng của Paris trong Chiến Tranh Thứ Nhất.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181110-ky...-rethondes-noi










    Rethondes: Biểu tượng của hai cuộc Đại Chiến thế kỷ XX

    Thanh Hà
    Đăng ngày 10-11-2018
    Sửa đổi ngày 10-11-2018 17:09


    Tướng Foch (thứ ba từ trái sang phải) trước khi ký Hòa Ước 11/11/1918.
    AFP

    Cách nay 100 năm, 5 giờ 20 sáng ngày 11/11/1918, Hòa Ước kết thúc cuộc Đại Chiến I được ký kết trong một toa xe lửa, tại khu rừng trống Rethondes, trong rừng Compiègne, vùng Oise. Thế giới sang trang bốn năm chiến tranh kéo dài, với những thiệt hại về nhân mạng tàn khốc. Thời khắc lịch sử đem lại hòa bình đó cũng chính là điểm khởi đầu dẫn tới Thế Chiến Thứ Hai.

    Sau bốn năm chiến tranh, 18 triệu người thiệt mạng trong cuộc Đại Chiến 1914-1918. Một triệu tư những người lính trẻ của Pháp chết trận. Thiệt hại về phía Đức còn nghiêm trọng hơn với hai triệu binh sĩ tử vong.

    Lúc 11 giờ sáng ngày 11/11/1918, Đệ Nhất Thế Chiến chính thức kết thúc. Mờ sáng cùng ngày, cách Berlin gần 1000 cây số và cách Paris chưa đầy 100 km, tại khu rừng trống Rethondes, Đức đầu hàng.

    Đúng một tuần lễ trước đó, chính quyền Berlin cử một chính trị gia lão luyện là Mathias Erzberger và nhà ngoại giao Alfred von Oberndorff sang điều đình với Pháp.

    Ngày mồng 8 tháng 11 vào một buổi sáng sớm, chuyến tàu hỏa chở tướng Foch đại diện cho quân đội đồng minh gồm Anh, Mỹ, Canada, Úc, Ý và Nga, dừng lại Rethondes. Đây là nơi tướng Foch tiếp hai sứ giả Đức. Đôi bên gặp nhau trong bầu không khí giá lạnh, nơi một bìa rừng hẻo lánh.

    Đến 9 giờ sáng, phía Đức hỏi tướng Foch về những điều kiện của bên thắng cuộc. Đại diện liên quân trả lời : "Các ông có muốn đặt được một bản hòa ước hay không ? Muốn thì cho chúng tôi biết". Phía Đức gật đầu, im lặng nghe những điều kiện của đối phương. Tướng Foch ra tối hậu thư cho Berlin đến ngày 11/11 để hoàn tất mọi thủ tục cần thiết.

    Sau 5 giờ sáng ngày 11/11, tướng Foch cùng với một sĩ quan cao cấp của Pháp, hai thượng tướng của quân đội Anh, đại diện cho phe đồng minh. Phía Berlin gồm ba người, là các ông Mathias Erzberger, Alfred von Oberndorff và tướng Vanselow của Hải Quân Đức. Thêm vào đó là hai thông dịch viên Pháp và Đức. Tất cả chứng kiến một thời khắc lịch sử.

    11 giờ sáng cùng ngày, Thế Chiến Thứ Nhất chính thức kết thúc. Khu rừng trống Rethondes năm 1922 được mang tên Allée Triomphale. Năm 1937 một bức tượng lớn của tướng Foch được dựng lên chính tại nơi này. Ở giữa khu rừng Rethondes có một tấm bảng khắc hàng chữ: "Nơi này ngày 11 tháng 11 năm 1918, những dân tộc tự do đã đánh gục đế quốc Đức kiêu hãnh".

    Toa tàu có dấu ân của tướng Foch sau đó được chuyển về Paris.

    Nhưng lịch sử không dừng lại ở đây.

    Đối với một phần dân Đức, Hiệp Định Versailles năm 1919 là viên thuốc đắng, Hòa Ước 11 tháng 11 là một sự sỉ nhục. Adolf Hitler nung nấu hận thù.

    Năm 1940 khi bắt Pháp đầu hàng, lãnh đạo phát xít Đức đã chọn chính toa tàu năm xưa có dấu ấn của Foch trong khu rừng trống Rethondes là nơi để ký hiệp định với Paris nhưng Pháp là bên thua cuộc.

    Hitler ra lệnh đưa toa tàu nơi quân đội đồng minh đã buộc nước Đức ký Hòa Ước năm 1918 từ Paris trở lại Rethondes. Ngày 21 tháng 6 năm 1940, Hitler bước lên toa tàu, ngồi vào đúng chiếc ghế của tướng Foch năm nào nhưng rồi đã rời khỏi bàn đàm phán trước khi hiệp định được ký kết một ngày sau đó.

    Từ đó tới nay, chưa một lãnh đạo Đức nào đặt chân đến Rethondes. Phải đợi 100 năm sau kết thúc Thế Chiến Thứ Nhất, thủ tướng Angela Merkel mới là nguyên thủ Đức đầu tiên trở lại khu rừng nơi đã kết thúc và cũng là điểm khởi đầu của chiến tranh trong thế kỷ XX.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20181110-retho...hien-the-ky-xx





    Last edited by Triển; 11-10-2018 at 10:30 PM.

  5. #525
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367






    Non nớt!






    Gián điệp Nga tại Áo : Quan hệ ngoại giao Matxcơva-Vienna căng thẳng

    Thu Hằng
    Đăng ngày 10-11-2018
    Sửa đổi ngày 10-11-2018 13:44


    Ảnh minh họa : Thủ tướng Áo Sebastian Kurz phát biểu với báo chí sau cuộc họp hội đồng bộ trưởng ngày 10/10/ 2018, tại Vienna.
    REUTERS/Heinz-Peter Bader

    Ngày 09/11/2018, ngay sau khi thủ tướng Áo Sebastian Kurz thông báo một sĩ quan vừa nghỉ hưu bị tình nghi làm gián điệp cho Nga trong nhiều thập niên, quan hệ ngoại giao Nga-Áo trở nên căng thẳng : Đại sứ hai nước bị triệu mời, một chuyến thăm chính thức bị hủy bỏ.

    Thông tín viên RFI tại Matxcơva Daniel Vallot cho biết thêm :

    « Nga đã phản ứng ngay về các cáo buộc của chính phủ Áo. Bị chất vấn trong một cuộc họp báo, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định « không biết gì » về những nghi ngờ nhắm vào vị đại tá Áo bị cho là làm gián điệp cho Nga từ thập kỷ 1990.

    Đối với Matxcơva, lại thêm một vụ gián điệp mới và có khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao mới với một nước phương Tây. Nhưng lần này, vụ việc lại liên quan đến một nước tỏ ra ủng hộ nối lại đối thoại với Nga.

    Thực vậy, đảng cực hữu FPÖ trở lại nắm quyền tại Áo từ tháng 12 vừa qua, nhờ liên minh với cánh hữu Áo, chưa bao giờ che giấu quan hệ thân hữu với tổng thống Vladimir Putin. Tháng 03/2018, Vienna thậm chí từ chối trục xuất nhân viên ngoại giao Nga để đáp trả vụ đầu độc cựu tình báo Skripal tại Anh.

    Với những cáo buộc tình báo này, tất cả dường như phải xem xét lại. Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl đã thông báo hủy chuyến thăm Nga được dự kiến từ lâu. Vậy mà mùa hè vừa qua, bà Karin Kneissl tổ chức lễ cưới với sự có mặt của một vị thượng khách, đó là tổng thống Nga Putin ».


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181110-gi...nna-cang-thang


  6. #526
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Non nớt!
    Trâm hớn hở khi trông thấy thần tượng.


    https://slate.com/news-and-politics/2018/11/photo-shows-trump-beaming-when-putin-joins-world-leaders-at-paris-event.html

    Yêu nhau cho nhau nụ cười...

  7. #527
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Không dễ bắt nạt.






    TT Emmanuel Macron: ‘Pháp là đồng minh, không phải là chư hầu của Mỹ’
    November 15, 2018


    Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, giữa, trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle. (Hình: Christophe Simon/ Pool photo via AP)


    PARIS, Pháp (NV) – Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron hôm Thứ Tư, ngày 14 Tháng Mười Một, có lời nhắn gửi Tổng Thống Mỹ Donald Trump rằng: nước Pháp là đồng minh, chẳng phải chư hầu của Mỹ.

    Phản ứng cứng rắn này được đưa ra sau khi ông Trump gửi ra một loạt các bản tweet tấn công vào ông Macron, cho thấy mối quan hệ giữa hai người đang lúc càng trở nên lạnh nhạt hơn, theo bản tin của hãng thông tấn Reuters.

    Trong năm bản tweet gửi hôm Thứ Ba sau chuyến viếng thăm Paris để tham dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày ký kết thỏa ước đình chiến, chấm dứt Đệ Nhất Thế Chiến, ông Trump nhắc nhở nước Pháp về việc họ bị Đức đánh tơi tả trong hai trận thế chiến, hàm ý nói rằng không có Mỹ thì giờ này dân Pháp đã nói tiếng Đức.

    Ông Trump trước đó cũng chỉ trích lời tuyên bố của ông Macron rằng cần có một đội quân Âu Châu, một phần cũng để giảm bớt sự trông cậy vào quân đội Mỹ.

    Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle rằng ông có cảm thấy bị xúc phạm bởi các bản tweet của Tổng Thống Trump hay không, ông Macron trả lời bằng cách nhắc lại mối quan hệ quân sự lâu đời giữa Pháp và Mỹ, từ thời chiến tranh giành độc lập của Mỹ cho tới nay.

    “Ở mỗi giai đoạn lịch sử, cả hai bên đều là đồng minh, do đó giữa đồng minh cần có sự tôn trọng,” ông Macron nói với đài truyền hình TF1.

    Ông nói thêm rằng: “Tôi không nghĩ người dân Pháp muốn tôi trả lời các bản tweet, mà phải tiếp tục mối quan hệ lịch sử quan trọng này.”

    Ông Macron còn nói rằng những phát biểu của ông Trump chỉ nhắm vào người đọc là dân chúng Mỹ, sau khi đảng Cộng Hòa của ông Trump gặp một số thất bại trong kỳ bầu cử giữa khóa.

    “Tôi nghĩ rằng ông ta đang chơi trò chính trị, và tôi cứ để ông chơi trò chính trị với dân Mỹ,” ông Macron nhận định.

    Nhưng khi được hỏi rằng phải chăng có sự hiểu lầm sâu xa hơn giữa hai quốc gia sau khi ông Macron đưa ra lời phát biểu về nhu cầu có đội quân riêng của Âu Châu– một điều đã khiến ông Trump giận dữ, ông Macron trả lời là đồng minh của Mỹ không có nghĩa là phải phục tòng Mỹ.

    “Nước Mỹ là đồng minh lâu đời của chúng ta và sẽ tiếp tục có vai trò này. Đây là đồng minh mà chúng ta cùng chấp nhận các nguy hiểm, cùng tiến hành các nỗ lực khó khăn nhất. Nhưng là một đồng minh không có nghĩa chúng ta là một chư hầu,” ông Macron nói. (V.Giang)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/...hu-hau-cua-my/

  8. #528
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Pháp: Hơn 2.000 cuộc biểu tình trên toàn quốc chống tăng giá xăng dầu

    Trọng Nghĩa
    Đăng ngày 17-11-2018
    Sửa đổi ngày 17-11-2018 15:18



    Biểu tình trước một siêu thị ở Nantes, ngày 17/11/2018.
    REUTERS/Stephane Mahe

    Theo thống kê tạm thời của chính phủ Pháp, tính đến 15g00 ngày 17/11/2018, trên toàn quốc đã có khoảng 124.000 người tham gia hơn 2.000 cuộc biểu tình chống việc chính phủ tăng thuế trên các loại nhiên liệu. Những người biểu tình đã chọn mặc áo bảo hộ màu vàng làm biểu tượng. Đã có một vài vụ xô xát xẩy ra, đặc biệt là một tai nạn tại tỉnh Savoie, miền đông nam nước Pháp khiến một phụ nữ biểu tình bị thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

    Theo hãng tin Pháp AFP, vụ việc xẩy ra tại một rào cản ở thị trấn Pont-de-Beauvoisin, tỉnh Savoie. Một phụ nữ chở con đi bác sĩ đã bị chận lại ở một chốt cản do người biểu tình dựng lên. Hoảng hốt khi bị đám đông biểu tình vây quanh và đập vào chiếc xe, người lái xe đã nhấn ga, đâm vào đám đông khiến một phụ nữ biểu tình khoảng 50 tuổi thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

    Người lái xe trong trạng thái thất thần đã bị câu lưu ngay tại chỗ. Theo chính quyền, chốt cản mà người biểu tình dựng lên đã không được xin phép trước, tương tự như nhiều trường hợp ở nơi khác.

    Cảnh sát ở một số địa phương đã phải dùng hơi cay để giải tán đám biểu tình đã chặn lối lên một chiếc cầu, nhưng nhìn chung, không có tình trạng giao thông bị ùn tắc quá đáng như nhiều người lo ngại.

    Theo bộ Nội Vụ Pháp, lực lượng giữ gìn an ninh đã câu lưu 24 người, trong số này có nhiều người đã dùng võ lực để phá rào chắn của người biểu tình.

    Đoàn biểu tình đông nhất được ghi nhận là tại thành phố Caen, miền Tây nước Pháp, nhưng cũng chỉ quy tụ khoảng 800 người. Tại Paris, một nhóm áo khoác vàng chừng một trăm người đã đi dọc đại lộ Champs-Elysées từ Khải Hoàn Môn, hô to khẩu hiệu : « Macron ! Từ Chức ngay đi ! »

    Những người chủ trương biểu tình thoạt đầu kêu gọi chống tăng thuế xăng dầu, nhưng sau đó do có thêm những yếu tố gây bất bình khác, phong trào đã chuyển thành một hình thức tố cáo chính sách đánh thuế của chính phủ khiến sức mua của người dân giảm sút.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20181117-phap-...g-gia-xang-dau


  9. #529
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,000
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Cũng còn chút lương tâm.




    Vụ Khashoggi: Đức ngưng bán vũ khí cho Ả Rập Xê-út
    Có thể bà Merkel không có gieo kèo xây cất khách sạn hoặc câu lạc bộ gôn nào ở Ả Rập Xê Út.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  10. #530
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    Có thể bà Merkel không có gieo kèo xây cất khách sạn hoặc câu lạc bộ gôn nào ở Ả Rập Xê Út.
    Cô Nụ so sánh Merkel với Trâm là sỉ nhục bả á.
    Merkel là tiến sĩ Vật Lý, con gái của mục sư
    không phải con buôn cũng không có trốn quân dịch
    vì được miễn tự nhiên. Chỉ có một chồng, không
    thấy có sở thích ngao du với phi công trẻ và tại vị 16 năm.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:24 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh