Register
Page 58 of 186 FirstFirst ... 848565758596068108158 ... LastLast
Results 571 to 580 of 1857

Thread: Âu

  1. #571

  2. #572
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Build a wall. Ireland will pay for it.

  3. #573
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    EU-Japan Free Trade





    Thỏa thuận thương mại tự do Nhật-EU có hiệu lực


    Thỏa thuận sẽ có tác động lớn đến xe hơi của Nhật Bản xuất khẩu sang Châu Âu và các sản phẩm nông nghiệp của EU như pho-mát xuất khẩu sang Nhật Bản.

    Liên minh Châu Âu và Nhật Bản hôm thứ Sáu đã đưa vào hiệu lực một thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt mà họ nói sẽ thúc đẩy kinh doanh giữa hai cường quốc kinh tế và gửi đi thông điệp rằng các hiệp ước quốc tế vẫn còn giá trị trong thời đại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên đà gia tăng.

    Thỏa thuận sẽ loại bỏ gần như tất cả thuế quan đối với các sản phẩm mà cả hai bên buôn bán, sẽ có tác động lớn đến xe hơi của Nhật Bản xuất khẩu sang Châu Âu và các sản phẩm nông nghiệp của EU như pho-mát xuất khẩu sang Nhật Bản.

    Trưởng phụ trách chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini hôm thứ Sáu nói rằng cả hai bên đều có “điều gì đó đáng để ăn mừng. Hôm nay, chúng ta đưa vào hiệu lực khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay.”

    “EU và Nhật Bản đang gửi một thông điệp tới thế giới về tương lai của thương mại rộng mở và công bằng,” Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker nói.

    EU và Nhật Bản chiếm gần một phần ba kinh tế thế giới và thỏa thuận này, được kí kết chính thức vào mùa hè năm ngoái, dự kiến trung bình sẽ làm lợi cho 635 triệu công dân của hai bên.

    Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko hoan nghênh thỏa thuận, nói rằng nó có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là giữa những lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trong thương mại.

    Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Toshimitsu Motegi cho biết thỏa thuận này, cùng với một hiệp ước khác có sự tham gia của các quốc gia Thái Bình Dương, “sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Nhật Bản.”

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/thoa-...c/4769307.html

  4. #574
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Cũng phải từ từ, làm dữ quá mơi mốt lại lòi thêm một Aung San Suu Kyi lộn giống, ma giờ in Vể nể du ê lả thì mệt.





    EU cẩn trọng công nhận Tổng thống lâm thời Venezuela


    Chủ tịch Quốc hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát, ông Juan Guaido, cùng vợ là Fabiana Rosales và con gái 20 tháng tuổi Miranda.

    Các chính phủ Liên hiệp Châu Âu bắt đầu từ tuần tới sẽ tiến tới công nhận ông Juan Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela bằng những lời lẽ cẩn trọng để tránh khủng hoảng chính trị, các nhà ngoại giao EU cho biết ngày 1/2.

    Lo ngại rằng quyết định tự xưng Tổng thống của ông Guaido sẽ trở thành tiền lệ cho các lãnh đạo đối lập trên toàn thế giới, các Ngoại trưởng EU tuần này thống nhất tại Bucharest rằng chỉ hậu thuẫn ông Guaido cho tới khi một cuộc bầu cử mới được mở ra tại Venezuela.

    Thay vì toàn khối ra thông cáo chung, từng chính phủ một trong khối 28 nước EU sẽ công bố quan điểm của họ về việc ủng hộ hay không đối với ông Guaido.

    Bắt đầu từ thứ hai tuần sau, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha dự kiến loan báo công nhận ông Guaido nếu Venezuela không đáp ứng thời hạn 8 ngày được đưa ra để tổ chức bầu cử Tổng thống. Tổng thống theo chủ nghĩa xã hội của Venezuela, Nicolas Maduro, bác bỏ tối hậu thư này.

    Đa số các nước EU nhỏ hơn sẽ hậu thuẫn ông Guaido nhưng nhất trí tránh dùng những ngôn từ bộc trực như “công nhận” ông Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela.

    Dù Nghị viện Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, và một số nước Mỹ Latin đã công nhận nhà lãnh đạo đối lập 35 tuổi này là Tổng thống Venezuela lâm thời, EU tới nay vẫn tránh đưa ra một quan điểm rõ ràng về ông Guaido.

    Trong khi Venezuela đang đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế và chính trị dẫn tới làn sóng di cư khổng lồ và tình trạng siêu lạm phát, EU đã ban hành cấm vận võ khí và chế tài các giới chức Venezuela để trừng phạt các vi phạm về nhân quyền và dân chủ.

    EU đồng ý dẫn đầu một nhóm giải quyết khủng hoảng quốc tế gồm 10 đến 12 quốc gia. Nhóm Liên lạc Quốc tế về Venezuela dự kiến mở cuộc họp đầu tiên vào tuần tới ở Montevideo, tìm cách áp lực Venezuela tổ chức bầu chọn Tổng thống trong vòng 90 ngày.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/eu-ca...a/4769272.html


  5. #575
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch và đầu tư với Singapore

    Thanh Hà
    Đăng ngày 14-02-2019
    Sửa đổi ngày 14-02-2019 12:15



    Nghị Viện Châu Âu trong phiên bỏ phiếu ngày hôm qua, 13/02/2019, tại Strasbourg, Pháp
    REUTERS/Vincent Kessler

    Ngày 13/02/2019 Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại (EUSFTA) và Hiệp Định Đầu Tư (EUSIPA) với Singapore. Singapore là đối tác thương mại quan trọng nhất của Liên Âu trong khu vực Đông Nam Á và cũng là thành viên đầu tiên của khối ASEAN ký hiệp định tự do mậu dịch với Bruxelles.

    Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu - Singapore EUSFTA được thông qua với 425 phiếu thuận 186 phiếu chống và 41 người không bỏ phiếu dự trù có hiệu lực ngay trong năm nay, mở ra viễn cảnh các hàng rào quan thuế sẽ từng bước được xóa bỏ trong 5 năm sắp tới. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều - gồm hàng hóa và dịch vụ - năm 2017 lên tới 104 tỷ euro.

    Dù vậy ngay sau cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua tại Nghị Viện Châu Âu, một số tiếng nói bất đồng đã dấy lên, như tường thuật sau đây của đặc phái viên đài RFI tại Strasbourg, trụ sở Nghị Viện Châu Âu :

    "Sau cuộc biểu quyết, báo cáo viên, nghị sĩ người Anh, David Martin, thuộc cánh tả hài lòng trước viễn cảnh hiệp định này đang mở ra. Ông nói Singapore là một mắt xích quan trọng và sẽ là cánh cửa mở ra thị trường châu Á. Thế nhưng văn bản này lại bị một số nghị sĩ cánh tả của Pháp chống đối với lý do Singapore chưa phê chuẩn tất cả những điều khoản cơ bản của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Cũng có những chỉ trích cho rằng Singapore hoạt động gần như là một thiên đường thuế khóa.

    Riêng đối với nghị sĩ Frank Proust, đại diện cho các nghị sĩ Pháp thuộc Đảng Nhân Dân Châu Âu (đảng EPP hiện chiếm đa số tại Nghị Viện Châu Âu) thì cốt lõi của vấn đề không nằm ở đó. Ông nhìn nhận : "Đương nhiên, các chuẩn mực về lao động hay nhân quyền là một vấn đề. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để cải thiện tình hình. Liệu rằng nông phẩm của châu Âu có dễ dàng thâm nhập thị trường Singapore hay không ? Và Singapore có mở cửa thị trường công cho các doanh nghiệp châu Âu hay không ? Câu trả lời là không".

    Ngoài ra, phe chống hiệp định EUSFTA còn đả kích điều khoản dự trù thành lập một cơ quan tư pháp cho phép các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Singapore phản đối luật doanh nghiệp châu Âu. Nghị viên châu Âu thuộc đảng Xanh Yannick Jadot bực mình thốt lên rằng trong trường hợp châu Âu muốn cấm sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate hay giảm thiểu lượng thải khí carbon, điều này gây bất lợi cho các doanh nghiệp và như vậy họ có thể kiện châu Âu. Thật là quá đáng.

    Nếu như hiệp định thương mại Liên Hiệp Châu Âu- Singapore có khả năng bắt đầu đi vào hoạt động ngay từ năm nay, thì ngược lại điều khoản liên quan đến việc thành lập một tòa án trọng tài sẽ còn phải được Quốc Hội của mỗi thành viên trong Liên Âu đồng ý thông qua".

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20190214-hie...anh-vien-asean

  6. #576
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch và đầu tư với Singapore

    Thanh Hà
    Đăng ngày 14-02-2019
    Sửa đổi ngày 14-02-2019 12:15



    Nghị Viện Châu Âu trong phiên bỏ phiếu ngày hôm qua, 13/02/2019, tại Strasbourg, Pháp
    REUTERS/Vincent Kessler

    Ngày 13/02/2019 Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại (EUSFTA) và Hiệp Định Đầu Tư (EUSIPA) với Singapore. Singapore là đối tác thương mại quan trọng nhất của Liên Âu trong khu vực Đông Nam Á và cũng là thành viên đầu tiên của khối ASEAN ký hiệp định tự do mậu dịch với Bruxelles.

    Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu - Singapore EUSFTA được thông qua với 425 phiếu thuận 186 phiếu chống và 41 người không bỏ phiếu dự trù có hiệu lực ngay trong năm nay, mở ra viễn cảnh các hàng rào quan thuế sẽ từng bước được xóa bỏ trong 5 năm sắp tới. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều - gồm hàng hóa và dịch vụ - năm 2017 lên tới 104 tỷ euro.

    Dù vậy ngay sau cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua tại Nghị Viện Châu Âu, một số tiếng nói bất đồng đã dấy lên, như tường thuật sau đây của đặc phái viên đài RFI tại Strasbourg, trụ sở Nghị Viện Châu Âu :

    "Sau cuộc biểu quyết, báo cáo viên, nghị sĩ người Anh, David Martin, thuộc cánh tả hài lòng trước viễn cảnh hiệp định này đang mở ra. Ông nói Singapore là một mắt xích quan trọng và sẽ là cánh cửa mở ra thị trường châu Á. Thế nhưng văn bản này lại bị một số nghị sĩ cánh tả của Pháp chống đối với lý do Singapore chưa phê chuẩn tất cả những điều khoản cơ bản của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Cũng có những chỉ trích cho rằng Singapore hoạt động gần như là một thiên đường thuế khóa.

    Riêng đối với nghị sĩ Frank Proust, đại diện cho các nghị sĩ Pháp thuộc Đảng Nhân Dân Châu Âu (đảng EPP hiện chiếm đa số tại Nghị Viện Châu Âu) thì cốt lõi của vấn đề không nằm ở đó. Ông nhìn nhận : "Đương nhiên, các chuẩn mực về lao động hay nhân quyền là một vấn đề. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để cải thiện tình hình. Liệu rằng nông phẩm của châu Âu có dễ dàng thâm nhập thị trường Singapore hay không ? Và Singapore có mở cửa thị trường công cho các doanh nghiệp châu Âu hay không ? Câu trả lời là không".

    Ngoài ra, phe chống hiệp định EUSFTA còn đả kích điều khoản dự trù thành lập một cơ quan tư pháp cho phép các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Singapore phản đối luật doanh nghiệp châu Âu. Nghị viên châu Âu thuộc đảng Xanh Yannick Jadot bực mình thốt lên rằng trong trường hợp châu Âu muốn cấm sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate hay giảm thiểu lượng thải khí carbon, điều này gây bất lợi cho các doanh nghiệp và như vậy họ có thể kiện châu Âu. Thật là quá đáng.

    Nếu như hiệp định thương mại Liên Hiệp Châu Âu- Singapore có khả năng bắt đầu đi vào hoạt động ngay từ năm nay, thì ngược lại điều khoản liên quan đến việc thành lập một tòa án trọng tài sẽ còn phải được Quốc Hội của mỗi thành viên trong Liên Âu đồng ý thông qua".

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20190214-hie...anh-vien-asean



    Hội đồng Châu Âu gửi thư cho giới hoạt động Việt Nam về EVFTA
    February 14, 2019


    Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (phải), Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu, Brussels. (Hình: AFP)

    Sài Gòn, Việt Nam (NV) – Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu gửi thư phúc đáp đến 17 tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam.

    Tin từ trang cá nhân của Luật sư Lê Công Định cho biết hôm 12 Tháng Hai, 2019 Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Âu (cơ quan chính trị cao nhất EU) đã gửi thư phúc đáp lá thư ngày 18 Tháng Giêng của khối xã hội dân sự độc lập về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong mối liên hệ với Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

    Trong thư, đại diện của Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh: “Các vấn đề nhân quyền vẫn liên tục được EU nêu ra với Việt Nam, kể cả ở cấp cao nhất. Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam tới đây cũng là một dịp để chúng tôi tiếp tục việc này, và sẽ đề cập đến khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đối với quyền tự do biểu đạt, tự do hiệp hội, tự do tụ tập, tự do tôn giáo tín ngưỡng, và trường hợp của cá nhân những nhà hoạt động nhân quyền,” theo Facebook của Luật sư Lê Công Định.

    Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu cho biết nhà nước Việt Nam “đã nhiều lần nhắc lại cam kết thúc đẩy tiến bộ nhanh chóng” trong lĩnh vực liên quan đến quyền lao động, và “EU chắc chắn sẽ theo dõi sát sao bất kỳ diễn tiến nào trong lĩnh vực này”. Hội Đồng Châu Âu xác nhận họ ủng hộ các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tiếp tục nỗ lực đấu tranh để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong nước.


    Thư của Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Châu Âu gửi cho các tổ chức XHDS Việt Nam. (Hình: Facebook Lê Công Định)

    17 tổ chức xã hội dân sự độc lập được nêu trong lá thư của Văn phòng Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu có Nhật Ký Yêu Nước, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, Hội Nhà báo Độc lập, Văn phòng Công lý và Hòa bình, Luật Khoa tạp chí.

    Ngày 18 Tháng Giêng, 2019, 18 tổ chức dân sự trong và ngoài Việt Nam đã gửi thư đến Quốc hội Châu Âu, đề nghị EU hoãn việc bỏ phiếu thông qua EVFTA vì những lo ngại về tình hình nhân quyền đang xuống dốc trầm trọng tại Việt Nam.

    Thư kêu gọi được soạn thảo và đăng tải bởi Human Right Watch, với 18 Tổ chức XHDS trong và ngoài nước đồng ký tên được gửi đến Quốc hội Châu Âu vì những lo ngại về tình hình nhân quyền đang xuống dốc tại Việt Nam.

    Thư nói rõ chẳng những Chính phủ Việt Nam đã không đáp lại những lời kêu gọi vài tháng qua của Nghị viện Châu Âu mà tình hình mấy tuần qua còn đang xấu đi với đạo luật an ninh mạng hà khắc nay đã có hiệu lực và những báo cáo đáng lo ngại về việc cưỡng chế đất đai đối với người Công giáo ở TPHCM vừa rồi.

    Trong lá thư, các tổ chức XHDS đề nghị các nước thành viên và Nghị viện CHâu Âu yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm vì thực thi quyền căn bản. Yêu cầu bãi bỏ và sửa đổi 1 số Bộ luật hiện hành như hình sự, Tố tụng Hình sự, Luật An ninh mạng…

    Trước đó, ngày 10 Tháng Giêng, 2019, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) ra thông cáo kêu gọi Nghị viện và Hội đồng Châu Âu nên hoãn phê chuẩn EVFTA cho đến khi nào chính phủ Hà Nội thực hiện các bước cụ thể cải thiện hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam. Một biện pháp mới nhất nhằm hạn chế các quyền con người là cho thực thi Luật an ninh mạng kể từ ngày 1 Tháng Giêng vừa qua.

    Luật sư Lê Công Định cho rằng lá thư hồi đáp của Văn phòng Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu cho thấy sự kiện này có ý nghĩa trong việc EU công nhận và khẳng định những nỗ lực của xã hội dân sự độc lập và các nhà hoạt động vì nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam.

    Đồng thời, cho thấy nhà nước Việt Nam phải nhìn nhận đã đến lúc chính quyền không thể gạt bỏ vai trò của xã hội dân sự ra khỏi tiến trình phát triển của đất nước. (K.L)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/newarticl...-nam-ve-evfta/

  7. #577

  8. #578
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    EU: Press Vietnam on Rights Record
    Systemic Repression Intensifies Ahead of Dialogue





    Twenty-five political prisoners currently locked up for exercising basic rights. © 2018 Private

    (Brussels) – The European Union should press the Vietnamese government on human rights issues, Human Rights Watch said today in advance of the 8th EU-Vietnam Human Rights Dialogue, scheduled for March 4, 2019 in Brussels.

    In a submission to the EU, Human Rights Watch said that the EU should press Vietnam to immediately release political prisoners and detainees; end repression of free speech, association, assembly and movement; allow freedom of information; cease interference with religious affairs; and take concrete measures to curb police brutality.

    “Vietnam has strengthened its crackdown in the last couple of years against activists who campaign for basic civil and political rights and punishes them with harsh prison sentences,” said Phil Robertson, deputy Asia director. “The EU should remind Vietnam that it expects meaningful human rights improvements in order for their bilateral political and economic relations to move forward.”

    EU-Vietnam bilateral relations are regulated by their 2012 Partnership and Cooperation Agreement, which defines the “respect for democratic principles and human rights” as an “essential element” of the agreement. Vietnam also benefits from the EU’s Generalized Scheme of Preferences, which allows for tariff reductions for countries that ratify and comply with core labor and human rights conventions.

    In October 2018, the European Commission announced the adoption of the EU-Vietnam Free Trade Agreement, which is awaiting consent by the European Council and Parliament to enter into force. Despite weak provisions on human rights, the agreement has a strong link to the Partnership Agreement and could be suspended if Vietnam fails to implement its human rights obligations.

    In September 2018, 32 Members of the European Parliament signed a public letter raising serious concerns about Vietnam’s ongoing crackdown on human rights and calling on the country to improve its human rights record ahead of any vote on the free trade agreement. The same concerns were raised with Vietnam’s deputy trade minister in October during a debate in the European Parliament, and again in an urgency resolution in November. In February 2019, the EU announced that the vote on the trade agreement had been postponed.

    During 2018, Vietnamese authorities convicted at least 42 rights activists and bloggers under various abusive laws, almost triple the number of convictions in 2017, including Le Dinh Luong (20 years), Luu Van Vinh (15 years), Hoang Duc Binh (14 years), Nguyen Quoc Hoan (13 years), Nguyen Van Tuc (13 years), Nguyen Trung Truc (12 years), Nguyen Trung Ton (12 years), Truong Minh Duc (12 years), Vuong Van Tha (12 years), Nguyen Bac Truyen (11 years), Nguyen Van Duc Do (11 years), Tu Cong Nghia (10 years), and Tran Thi Xuan (9 years).

    The authorities systematically use draconian provisions of Vietnam’s criminal code to suppress peaceful dissent. Its criminal procedure code allows authorities to hold those who are suspected of “violating national security” in police custody without access to a lawyer as long as the authorities see fit.

    Nguyen Danh Dung, a blogger, has been forcibly disappeared since his arrest in December 2016. A former political prisoner and high-profile blogger, Truong Duy Nhat, who fled to Bangkok to seek asylum in mid-January mysteriously disappeared in Thailand on January 26 and has not been heard from since. His disappearance evokes the case of a former oil company executive and asylum seeker, Trinh Xuan Thanh, who was kidnapped by Vietnamese government officials in Germany and forcibly returned to Vietnam in July 2017.

    Unidentified men assault rights bloggers and activists with impunity. In August, the activists Pham Doan Trang, Nguyen Tin, and Nguyen Dang Cao Dai were beaten severely after a police raid on a concert in Ho Chi Minh City. In September, unidentified thugs attacked and broke the arm of a former political prisoner, Truong Van Kim in Lam Dong.

    The Vietnamese government also stepped up its online repression. In January, a highly problematic law on cybersecurity went into effect. Under this new law, service providers must take down posts that offend the authorities within 24 hours of receiving a request from the police. Internet companies are required to store data locally, verify user information, and disclose user data to state security officials on demand without a court order, all of which threaten the right to privacy and could facilitate further suppression of online dissent or activism.

    “This human rights dialogue is an important tool for the EU to demonstrate to Vietnam how seriously the EU is committed to promote rights, yet it’s not the only one,” Robertson said. “Human rights should be an integral part of every discussions and negotiations between the EU, its member states and Vietnam.”


    * src.: https://www.hrw.org/news/2019/03/04/...-rights-record





  9. #579
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Daniel Kriener bị trục xuất ra khỏi Venezuela

    "Nhà cầm quyền đe dọa đại sứ Đức"


    Quyền tổng thống tự phong của Venezuela Guaidó chỉ trích người cầm quyền Maduro chuyện trục xuất đại sứ Đức - họ là mối đe dọa cho Berlin. Guaidó nói về hệ quả cần thiết.

    thực hiện phỏng vấn Jens Glüsing, Caracas



    Spiegel: Nicolás Maduro đã trục xuất đại sứ Đức. Đức đã công nhận ông là quyền tổng thống. Ông có yêu cầu đại sứ Đức ở lại hay không?

    Juan Guaidó: Có, tôi đã làm rồi. Venezuela đang sống trong chế độ độc tài, việc trục xuất này là đe dọa Đức. Maduro đang tại vị bất hợp pháp. Ông ta không được phép tuyên bố một vị đại sứ là người không được hoan nghênh. Tôi công nhận vị đại sứ này và tôi xin cám ơn Đức về những giúp đỡ nhân đạo đã làm. Dân tôi đang bị đói, nên việc cứu trợ là khẩn cấp.


    Spiegel: Ông đánh giá thế nào vụ trục xuất một nhà ngoại giao Đức?

    Juan Guaidó: Nhà cầm quyền đe dọa đại sứ không chỉ bằng lời nói, phẩm chất của đại sứ cũng bị xúc phạm. Nhân quyền bị chà đạp mỗi ngày, những người biểu tình bị sát hại, mỗi ngày đều có xô xát. Hôm nay nhà cầm quyền đã ra lệnh bắt một ký giả Mỹ; cách đây vài giờ một thanh niên trẻ bị giết chết vì tố cáo nhà cầm quyền tham nhũng.


    Spiegel: Đây là lần đầu tiên Maduro dằn mặt một quốc gia Châu Âu.

    Juan Guaidó: Ông ta muốn chứng minh là mình còn quyền lực. Nhưng mà quyền lực duy nhất ông ta còn nắm trong tay là quân đội. Ông ta muốn lừa công chúng rằng ông vẫn còn quyền thế bằng cách trục xuất một ông đại sứ. Nhưng mà làm vậy chỉ tự hại mình mà thôi. Chế độ này đã bị cô lập. Không còn được lân bang và Châu Âu công nhận nữa. Tôi hi vọng rằng Châu Âu sẽ phản ứng mạnh trước vụ đe dọa đại sứ nặng nề này.


    Spiegel: Châu Âu nên làm gì?

    Juan Guaidó: Trước hết người Châu Âu nên bác bỏ vụ trục xuất một cách rõ rệt. Kế đến là gia tăng cấm vận tài chánh chế độ này. Cộng đồng thế giới phải ngăn cản, vì rằng tiền bạc của người dân Venezuela bị lạm dụng để sát hại đối lập và những người phản đối chính quyền như chuyện đã xảy ra ở biên giới Ba Tây.


    Spiegel: Cộng đồng thế giới đóng một vai trò ngày càng quan trọng ở Venezuela. Họ có thể giúp đỡ gì bằng một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng này?

    Juan Guaidó: Họ giúp đỡ bằng cách gây áp lực. Cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đối thoại. Việc này là chuyện chắc chắn rồi. Vấn đề là chúng tôi đã thử đối thoại 3 lần trong 5 năm qua. Nhà cầm quyền đã lợi dụng ý tốt của chúng tôi để châm chọc phe đối lập, bịt miệng họ hoặc là xuyên tạc. Một kẻ độc tài chỉ phản ứng khi bị áp lực. Chế độ này đã phá hoại đất nước này và nền kinh tế. Tổng sản lượng bình quân bị hạ xuống 50%, chúng tôi ước lượng rằng năm nay sẽ bị lạm phát mười triệu phần trăm. Lạm phát sẽ dẫn đến việc số người đi tị nạn sẽ tăng lên năm, sáu triệu người. Venezuela trở thành quốc gia có mức người đi tị nạn cao nhất thế giới. Những số liệu này chỉ có ở các quốc gia đang có chiến tranh mà thôi. Maduro khẳng định rằng ông ta là nạn nhân của chiến tranh kinh tế, trong khi chính hắn là kẻ chủ chiến chống lại dân chúng của mình.



    Spiegel: Nếu các cuộc cấm vận được gia tăng, liệu rằng dân chúng có bị vạ lây chịu đựng hay không?

    Juan Guaidó: Năng lực kinh tế đã giảm 50% cho dù có bị cấm vận hay là không; việc sản xuất của kỹ nghệ dầu thô dù không có các cuộc cấm vận cũng bị giảm từ hơn ba triệu xuống còn ít hơn một triệu thùng. Trẻ con bới rác tìm thức ăn, chúng nó đang chết vì đói. Nhiều người vì tuyệt vọng đã kéo nhau thành đoàn đi về hướng biên giới. Đã có hơn 3 triệu người bỏ nước mà đi. Chúng tôi sẽ còn đau khổ hơn nữa nếu chúng tôi không làm gì hết. Chúng tôi phải tự vệ trước cái chế độ này để chúng nó không còn phương tiện nào để đàn áp mình. Các cuộc cấm vận không chịu trách nhiệm cho sự đau khổ của dân chúng. Sự cấm vận đánh vào những cá nhân riêng lẻ, không phải cốt ý đánh vào cả nước này.



    Spiegel: Nhưng mà việc cấm vận dầu hỏa sẽ dẫn đến việc xăng dầu hao hụt và lây lan đến thực phẩm và hàng hóa khác khi phải vận chuyển bằng xe cộ.

    Juan Guaidó: Loại cấm vận này chỉ mới có hiệu lực một tháng. Sự nghèo đói đang xảy ra không liên quan gì đến các cấm vận mới đây.



    Spiegel: Ông mới đi công vụ từ các nước Nam Mỹ về bằng máy bay dân sự đáp xuống phi trường quốc tế Caracas, mặc dù Maduro đã dọa bắt nhốt ông. Lý do nào Maduro cho ông nhập cảnh?

    Juan Guaidó: vì chế độ này suy yếu rồi. Maduro không nhận được hậu thuẫn của dân chúng nữa. Dân không nghe lời ông ấy nữa. Ông ta cô đơn và khiến tình trạng càng nguy hiểm. Ông ta cố gắng giữ quyền lực bằng cách chung chạ với các băng đảng hình sự. Hắn dùng các băng đảng này để sát hại các nhóm dân bản xứ.



    Spiegel: ông có tin là cảnh sát phi trường đã nhận lệnh của Manduro cho phép ông nhập cảnh không?

    Juan Guaidó: Tôi không biết.



    Spiegel: Sau khi về đến nhà ông có tiết lộ rằng việc đảo chánh sẽ còn kéo dài lâu hơn dự tính.

    Juan Guaidó: Chúng tôi hi vọng rằng việc lật đổ chính quyền này sẽ trôi qua thật nhanh, bởi vì nạn đói không thể chờ đợi ai. Tình trạng khẩn cấp chung quanh đời sống người dân ngày càng rộng ra. Vì vậy chúng tôi sẽ tạo áp lực mạnh hơn nữa. Tôi mới nói chuyện với những người lãnh đạo của năm lãnh vực nghiệp đoàn quan trọng nhất của quốc gia. Họ đại diện cho 600 nghiệp đoàn lớn nhỏ, đặc biệt là giới công chức. Lâu nay họ bị chính quyền thao túng, bây giờ họ giúp đỡ chúng tôi.



    Spiegel: Liệu có kêu gọi tổng đình công chăng?

    Juan Guaidó:
    Quyết định này tùy theo giới công nhân, nhưng mà chúng tôi sẽ bảo đảm rằng những người không đứng về phe nhà cầm quyền không sợ bị trả thù.



    Spiegel: Quân đội xem chừng vẫn còn đứng bên Maduro.

    Juan Guaidó: Tình hình lính tráng ngày tệ hơn. Hơn 80 phần trăm lính muốn có sự thay đổi. Họ không thể sống với đồng lương được nữa, họ bị theo dõi. Họ đang phẫn nộ vì Cuba can thiệp và do các nhóm phiến quân. Họ sợ bị đàn áp vì bất đồng chính kiến, tuy nhiên ngày càng có nhiều quân lính thay đổi chiến tuyến hơn.



    Spiegel: Sau các vụ trục xuất đại sứ Đức và vụ trả thù ký giả cũng như phe đối lập, ông có thấy xác suất đe dọa mình bị bắt cao hơn không?

    Juan Guaidó: Nguy hiểm thì lúc nào cũng có. Sự ủng hộ của dân chúng và cộng đồng thế giới bảo đảm cho sự tự do của tôi. Ngoài ra hiến pháp nước này sẽ bảo vệ tôi.




    * Việt dịch từ: http://www.spiegel.de/politik/auslan...a-1256637.html
    Last edited by Triển; 03-07-2019 at 12:56 AM.

  10. #580
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Cái vụ Brexit này coi bộ hơi giống "gái một con đợi mòn con mắt" quá. Ba năm rồi vẫn chưa thấy bóng dáng ẻm. Bây giờ lại xin khất hẹn thêm 3 tháng để bầu một lần nữa. #May-hem

    Ba năm tình lận đận
    Một đứa đòi xa nhau
    Ba năm tình lận đận
    Hai đứa cùng hư hao
    Âu vẫn thường khuyến cáo
    Anh vẫn cứ làm cao

    ...
    Âu bây giờ có lẽ
    Không muốn còn đợi chờ
    Anh bây giờ có lẽ
    Toan tính chuyện câu giờ
    Chuông đồng hồ đổ chậm
    Thủ tướng già hơn xưa
    Mây bây giờ có lẽ
    Sắp tan thành nước mưa...

    (Thơ Tất Nhiên Rồi)


    Pathetic, incoherent, chaotic: Europe's verdict on Brexit shambles

    https://www.theguardian.com/politics...rexit-shambles

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:02 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh