Register
Page 38 of 186 FirstFirst ... 2836373839404888138 ... LastLast
Results 371 to 380 of 1858

Thread: Âu

  1. #371
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Đức : Biểu tình chống đặt tượng Karl Marx

    Thanh Phương Đăng ngày 05-05-2018 Sửa đổi ngày 05-05-2018 14:44


    Tượng đồng Karl Marx do Trung Quốc tặng đang được đặt tại thành phố Trier, quê hương của ông, ngày 13/04/2018.
    REUTERS/Wolfgang Rattay

    Hôm nay, 05/05/2018, nước Đức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx, nhưng di sản của nhà triết học Đức này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, gần 30 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, thể hiện qua các cuộc biểu tình chống việc dựng tượng tác giả «Tư bản luận» tại sinh quán của ông.

    Theo hãng tin AFP, ít nhất 600 sự kiện triển lãm, kịch, hội thảo, hòa nhạc được tổ chức hôm nay tại Trier, thành phố nằm gần Pháp và Luxembourg, nơi mà Karl Marx đã chào đời ngày 05/05/1818. Những hoạt động này nhằm tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật mà tư tưởng đã được dùng làm nền tảng cho chủ nghĩa cộng sản.

    Nhưng có một sự kiện sẽ làm xáo trộn kỷ niệm ngày sinh của Karl Marx, đó là lễ khánh thành bức tượng bằng đồng của nhà triết học Đức, cao 5,5 mét, quà tặng của Trung Quốc, quốc gia vẫn còn theo chế độ cộng sản. Bức tượng này gây bất bình cho nhiều người tại Đức, quốc gia từng bị chia đôi trong nhiều thập niên và bên Đông Đức cộng sản, người dân từng bị đàn áp khốc liệt.

    Các hiệp hội nạn nhân của cộng sản và đảng cực hữu Đức tổ chức nhiều cuộc biểu tình hôm nay tại Trèves để phản đối việc vinh danh Karl Marx, mà họ xem là cha đẻ của các chế độ cộng sản toàn trị.

    Về phần thị trưởng Trier, Wolfram Leibe, trả lời AFP, ông bác bỏ những lời chỉ trích rằng ông đã nhận bức tượng Karl Marx để lấy lòng du khách và nhà đầu tư Trung Quốc.

    Hiện nay trên thế giới chỉ còn vài nước theo chế độ cộng sản, như Trung Quốc và Việt Nam. Hôm qua, chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố là Trung Quốc « sẽ tiếp tục giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Marx ». Còn tại Việt Nam, chủ tịch Trần Đại Quang trong một bài viết đăng trên mạng ngày 02/04 cũng cho rằng, đối với Việt Nam, « chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành sức mạnh vật chất và di sản tinh thần quý báu, gắn liền với truyền thống yêu nước của dân tộc ta ».

    Theo AFP, hơn 130 năm sau khi Karl Marx qua đời tại Luân Đôn năm 1883, tác giả « Tư bản luận » vẫn là một trong những nhà trí thức được bình luận nhiều nhất. Gần đây nhất, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, một số người đã sử dụng những tư tưởng của Marx để chỉ trích hệ thống kinh tế tư bản.

    Tổng thống Đức, Frank-Walter Steinmeier, thuộc đảng Dân chủ Xã hội SPD, hôm thứ năm vừa qua đánh giá Karl Marx vẫn là « một nhà tư tưởng lớn ». Theo tổng thống Đức, « chúng ta không nên sợ Marx, nhưng cũng không nên dựng tượng vàng cho ông. Nói tóm lại : Marx phải vẫn là một nhân vật gây tranh cãi »

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180505-du...uong-karl-marx

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #372
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #ThịHiếu
    #Only bad news is good news






    Germany: Crime rate drops, but fear rises

    The latest crime statistics show Germany is one of the safest countries in the world but people say they feel less safe than ever. Interior Minister Horst Seehofer is to present the crime statistics for the first time.



    The presentation of the latest crime figures by Germany's interior minister never really captured public imagination in the past. But that all changed when the refugee crisis started. And this year, Horst Seehofer will be making the announcement.

    All eyes will be on the new interior minister in Berlin on Tuesday as he presents the new crime stats for the first time.

    The long list of potential headlines on the report could include

    "Steepest decline of crime in 25 years,"
    "20 percent fewer burglaries in Germany,"
    "Dramatic decrease in youth-related violence."

    But these headlines may not make it to print. Germany in 2018 is a different country from the one it was just a few years ago. Facts are increasingly making way for emotions.

    "On the one hand, it is a media phenomenon: 'Only bad news is good news,'" Germany's best-known criminologist, Christian Pfeiffer, told DW.


    'Media aggravate the feeling of insecurity'

    In 2017, the number of recorded crimes sank to 5.76 million — a 10 percent decrease on the previous year.



    Yet Pfeiffer, who was the director of the Criminological Research Institute of the state of Lower Saxony and served as justice minister in Lower Saxony, says a glance at the TV listings goes a long way to explaining why Germany feels less safe nonetheless.

    "It's crazy," he said. "Not a night goes by without some sort of crime movie on TV. We're being flooded with murder and homicide."

    No wonder, Pfeiffer concludes, that people generalize and become more anxious — even though violent crime in particular declined sharply last year.

    The emotional factor also plays an important role.

    "There's a feeling of insecurity in Germany because we have so many foreigners," Pfeiffer said. "A piece of "Heimat", a piece of emotional security has been lost."

    According to the criminologist, Germany is currently going through a process that every migrant nation experiences when a lot of immigrants arrive at once. "It's a phase of insecurity because humans have learned for millennia that foreigners could be dangerous."

    The sense of insecurity is especially high in large cities, where the proportion of immigrants has increased significantly in recent years. The reason, Pfeiffer said, wasn't an actual rise in crime, but "a perceived loss of "Heimat."

    The very German expression of "Heimat" denotes a place or a community where a person feels at home — something to which they are emotionally attached.

    'Immigrants' include many different groups

    Close attention is nowadays paid to foreigners, or rather immigrants, when it comes to the police's crime statistics. Comparisons with previous years are difficult, because now recognized refugees, like politically persecuted persons, are also counted under the umbrella term immigrant, which further includes:

    • asylum seekers,
    • persons "tolerated" in Germany because they cannot currently be deported,
    • persons without legal permission to stay in Germany,
    • persons under subsidiary protection (most of whom have fled civil war in their home countries),
    • the contingent refugees who were placed in Germany through international aid programs.




    The number of suspects with an immigrant background is proportionally higher in crimes such as pickpocketing, rape and sexual assault, battery and aggravated assault, robbery or burglary.

    One reason is also that "foreigners are twice as likely to have charges pressed against them as Germans," according to Pfeiffer.

    Young men were troublemakers before refugee crisis, too

    However, the age and gender of the suspects must be taken into account.

    "Young men between 14 and 30 were the most problematic group even before 2014, so before the start of the refugee crisis," Pfeiffer pointed out. "Back then, they made up half of all suspects, but only 9 percent of the general population."

    One-in-four war refugees are young men. Among immigrants from North Africa, that figure rises to one-in-two: Young men with little chance of actually getting to stay in Germany and who had to leave their wives and girlfriends at home.

    "The lack of women is very noticeable," the criminologist said. "Women make a point of solving issues civilly. When they aren't there, macho behavior gets out of hand."

    Horst Seehofer's Interior Ministry wants to dramatically restrict refugee family reunification — including immediate relatives. But would one solution be to let the men bring their families to Germany?

    On the one hand, yes, Pfeiffer said. But on the other hand, "Germany simply sees the limits of what the state with its social benefits can do for immigrants. I understand that."

    More investments, not less aid

    What he doesn't understand is German Finance Minister Olaf Scholz's plan to reduce development aid.

    Instead, Pfeiffer said, Scholz should run with an idea tabled by Development Minister Gerd Müller.

    "Müller has a very smart plan: He wants German companies to create jobs in refugees' home countries with the help of public funds."

    That would open new perspectives for people in their home countries. And that, Pfeiffer believes, would be good for German crime statistics as well.


    /* src: http://www.dw.com/en/germany-crime-r...ses/a-43692277

    Last edited by Triển; 05-08-2018 at 06:24 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #373
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Development Minister Gerd Müller.
    Huyền thoại túc cầu của Đức bây giờ thành bộ trưởng hả?

  4. #374
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Huyền thoại túc cầu của Đức bây giờ thành bộ trưởng hả?
    Lúc hết đá banh giả mở quán thịt ở Mỹ xong ế độ quá về Đức chán đời thành bợm nhậu. Sau đó cai rượu rồi làm nhân viên gì đó cho đội Bayern, cách đây 2, 3 năm bị phát hiện đãng trí, giờ ăn ở không.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #375
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Thời lai cầu thủ thành công dị
    Vận khứ anh hùng ẩn tại gia


    (Thơ Đặng Rung)

  6. #376
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    wow, thơ này hay quá, đọc xong cái - cảm hoài - hổng hết bịnh luôn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #377
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Mỹ rút khỏi hiệp ước với Iran
    Thời khắc của Châu Âu


    Một bài toán ngoại giao không có lời giải: Đức và Châu Âu phải làm gì để cứu vãn hiệp ước với Iran mà tránh phải đối đầu với Mỹ.

    Bài bình luận của Christiane Hoffmann




    Thứ Tư, 09 tháng Năm 2018


    Hiện tại sự việc tùy thuộc vào Châu Âu. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tự rút khỏi hiệp ước nguyên tử với Iran với các biểu hiện cứng rắn. Không do dự, không nhượng bộ, có xu hướng được gọi là: Đối đầu toàn diện.

    Bây giờ đã rõ ràng về sự mất được của Châu Âu trong canh bạc này: Thậm tệ. Giờ không còn chuyện ngăn cản Iran trở thành quốc gia quyền lực nguyên tử nữa. Mà sẽ có hiểm họa xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử, các quốc gia kình chống nhau không kiểm soát được nữa. Sự ổn định vốn dĩ sứt mẻ ở vùng Trung Cận Đông đang cận kề nguy hiểm. Và sau cùng vẫn xoay quanh chính sách đối ngoại bền vững, quan trọng và đầy tín nhiệm của Châu Âu trong nhiều thập niên qua, đó là mối bang giao đối tác với Hoa Kỳ, bang giao xuyên Đại Tây Dương.

    Hoa Kỳ đã đứng vào thế đối lập với Châu Âu. Cả lời mời mọc của Macron lẫn thỏa hiệp cứng rắn của Merkel cũng không cản được Trump. Một loại khẩu chiến đi ngược lại lợi ích của Châu Âu, một kiểu rối tung lên như vậy chưa từng có trong bang giao đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Ngày xưa khi Pháp và Đức không theo gót George W. Bush tham chiến Iraq, sự khác biệt ý thức hệ vẫn đã xảy ra trong khuôn khổ một bang giao đối tác chừng mực, tuy rằng có xung đột nặng nề, nhưng không phá vỡ các giá trị căn bản.

    Hiện tại đã khác hẳn. Mâu thuẫn này có thể biến thành một sự đối đầu leo thang giữa Châu Âu và Mỹ, trong trường hợp xấu nhất, Trump có thể đặt người Âu Châu vào vị trí phải chọn lựa: Hoặc là Mỹ hoặc là Iran. Ai không theo chúng tôi nghĩa là chống đối chúng tôi.

    Hiện tại Châu Âu đang đứng trước một bài toán ngoại giao gần như không có đáp án. Phải ngăn cản một bên là người Mỹ tránh leo thang, và phải vận động người Iran phía bên kia không hủy bỏ hiệp ước. Để làm việc này, trước hết Châu Âu phải cho các quốc gia còn lại đã ký vào hiệp ước biết, nghĩa là Trung Quốc và Nga, rằng họ có thể ngăn cản Iran bằng cách nào.

    Châu Âu không được phép cô lập Iran theo ý Trump. Ngược lại họ phải nói rõ vấn đề cô lập Iran là ý tưởng của Mỹ. Vẫn còn một cộng đồng thế giới muốn tiếp tục hiệp ước đó, và một vị tổng thống Mỹ phá hủy hiệp ước với sự ủng hộ của Do Thái và Ả Rập Saudi.

    Đức và Châu Âu mong muốn Iran tiếp tục giữ hiệp ước. Nếu không hậu quả sẽ bi thảm: Bởi vì không chỉ có nước cộng hòa Hồi giáo này trang bị vũ khí nguyên tử, mà các thế lực khác trong vùng như Ả Rập Saudi và Ai Cập cũng có thể làm như vậy. Nếu xảy ra sự việc như vậy là khai tử hiệp ước giải trừ nguyên tử rồi. Toàn bộ hệ thống kiểm soát nguyên tử lượng có thể bị tổn hại.

    Càng không ít nguy hiểm, nếu Do Thái và Mỹ cố gắng ngăn cản Iran tiếp tục chương trình nguyên tử lượng của mình bằng quân sự. Bởi vì đó chính là đe dọa leo thang chiến tranh, Teheran có thể trả đũa với sự hỗ trợ đồng minh của mình vây đánh Do Thái, hoặc là tiến đánh vào quân đội Mỹ trú đóng trong khu vực này. Ngoài ra Iran có xây dựng một phần các hệ thống nguyên tử lượng của họ dưới lòng đất, khiến việc tiêu hủy chúng khó khăn hơn như là việc triệt tiêu các nhà máy nguyên tử của Syria, mà Do Thái từng oanh tạc năm 2007.

    Tổng thống Iran Hassan Rohani đã tuyên bố hồi cuối tuần, trước khi Trump có quyết định rằng phản ứng của Châu Âu quan trọng lắm. Đối với họ quyết định trong việc này không phải là Trump, mà "Người Châu Âu có giữ khoảng cách với quyết định của Trump hay không".

    Châu Âu, Nga và Trung Quốc phải cho Iran một lợi lộc nào đó, chỉ như vậy phe cải cách ở Teheran mới cản được phe cứng rắn trong nội bộ của họ, mặc dù một phần lớn lợi ích kinh tế mà Tehera hi vọng có được qua hiệp ước không bao giờ trở thành hiện thực. Điều quyết định bây giờ, là các hãng xưởng Châu Âu không được từ Iran rút về.

    Nhưng quyết định này sẽ gặp trở ngại. Trump đã đe dọa áp dụng biện pháp trừng phạt các hãng xưởng tiếp tục làm ăn ở Iran. Châu Âu khó lòng bảo vệ kinh tế của mình trước sự trả thù của Mỹ.

    Châu Âu cần làm gì bây giờ


    Hiện tại vẫn chưa rõ Mỹ đi xa bao nhiêu trong chuyện này để ép Châu Âu đứng vô phe đồng minh chống lại Iran. Trump có thể gây áp lực, dĩ nhiên là áp lực kinh tế hoặc là tệ hại hơn là an ninh chính trị. Ví dụ như ông ta có thể đặt vấn đề về sự đoàn kết của khối NATO nếu Châu Âu không đứng về phía Hoa Kỳ chống Iran. Điều đó sẽ là một thảm họa.

    Mặc dù vậy người Châu Âu nên biết rằng Trump chưa bao giờ chịu nhượng bộ. Bây giờ Châu Âu cần ngoại giao khôn ngoan, thành lập một phe đồng minh trên bình diện thế giới, có sự thuyết phục quyết tâm không khiến cho tình trạng xấu hơn và gây tổn hại đến lợi ích chung và nền hòa bình thế giới.


    (* theo Spiegel Online)

    Last edited by Triển; 05-09-2018 at 05:45 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #378
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Đức và Châu Âu phải làm gì để cứu vãn hiệp ước với Iran mà tránh phải đối đầu với Mỹ.
    Chuyển tiền vào tài khoản của Ma cô Cò hen.

  9. #379
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Chuyển tiền vào tài khoản của Ma cô Cò hen.
    Quá lộ liễu, phải chuyển qua Nga.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #380
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Lộ liễu cỡ này thôi:


 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:09 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh