Register
Page 54 of 186 FirstFirst ... 444525354555664104154 ... LastLast
Results 531 to 540 of 1857

Thread: Âu

  1. #531
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Merkel có bị kiện cáo tùm lum như Trưmp Bát Giới không?

    Lawsuit against Trump family charity can proceed, judge rules
    https://www.theguardian.com/us-news/...wsuit-new-york

    Xem thêm cho biết: https://ag.ny.gov/press-release/atto...dation-and-its



  2. #532
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Merkel có bị kiện cáo tùm lum như Trưmp Bát Giới không?
    Kiện TBG hay là kiện củ khoai?

  3. #533
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365





    Nhân viên Amazon Âu Châu đình công vì phải làm việc như ‘người máy’
    November 24, 2018



    Công nhân Amazon ở Tây Ban Nha đình công. (Hình: AP Photo/Manu Fernandez)

    LONDON, Anh (NV) – Các công nhân kho hàng của công ty Amazon tại Âu Châu hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Mười Một, đã mở cuộc đình công nhân ngày “Black Friday” để phản đối “điều kiện làm việc vô nhân đạo” hiện nay.

    Theo bản tin của hãng thông tấn UPI, nghiệp đoàn GMB, có trụ sở chính đặt tại Anh, đã mở cuộc đình công khắp lục địa Âu Châu với khẩu hiệu “Chúng Tôi Không Phải Là Người Máy.”

    Nghiệp đoàn GMB gửi tweet hôm Thứ Sáu nói rằng “nhân ngày Black Friday năm nay, các công nhân Amazon trên thế giới cùng nhau đưa ra một thông điệp cho nhà tỉ phú Jeff Bezos rằng chúng tôi không là người máy, hãy đối xử với chúng tôi bằng sự tôn trọng phẩm giá.”

    Ngoài nhân viên ở Anh, các nhân viên Amazon khác ở Đức, Ý và Tây Ban Nha cũng tham gia vào cuộc đình công.

    Cuộc đình công này xảy ra sau khi có bản tin của tờ báo Guardian hồi Tháng Năm cho biết xe cứu thương được gọi tới các kho hàng Amazon khoảng 600 lần trong thời gian ba năm do xảy ra các tai nạn vì điều kiện làm việc không an toàn.

    Công ty Amazon bác bỏ các con số nêu ra trong bài báo.

    Công ty cho hay: “Tất cả các nơi làm việc của chúng tôi đều an toàn và những tin tức gì khác đều sai lầm.”

    Cũng theo Amazon, các dữ kiện của cơ quan an toàn lao động của chính phủ Anh cho thấy trung bình các kho hàng Amazon có số tai nạn lao động ít hơn các nơi khác tới 40%. (V.Giang)


    /*nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/...c-vo-nhan-dao/


  4. #534
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365





    Một quốc gia không hèn nhát là một quốc gia dám bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của mình. Người ta dám đối diện chứ không phải lên bục: cực kỳ phản đối ... tàu lạ! Một phản ứng vừa hèn vừa nhục cho quốc thể.









    Căng thẳng trong biển Azov : Ukraina chuẩn bị ban hành thiết quân luật

    Tú Anh, Minh Anh

    Đăng ngày 26-11-2018
    Sửa đổi ngày 26-11-2018 15:00


    Ảnh tàu quân sự Ukraina bị hải quân Nga " cưỡng chế", tại cảng ở Kertch, ngày 26/11/2018.
    REUTERS/Pavel Rebrov

    Phải chăng Ukraina chuẩn bị phản ứng mạnh và tuyên bố ban hành thiết quân luật ? Căng thẳng trong quan hệ Nga-Ukraina đột biến leo thang sau khi hải quân Nga nổ súng « cưỡng chế » ba tàu quân sự Ukraina trong eo biển Kertch hôm chủ nhật gây thương tích cho 6 binh sĩ .

    Theo AFP, tình hình căng thẳng đến mức vào thứ hai 26/11/2018, theo yêu cầu của Nga và Ukraina, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên họp khẩn cấp vào lúc 16 giờ, giờ quốc tế.

    Trước đó tại Kiev, trong đêm chủ nhật rạng sáng thứ hai, Hội Đồng An Ninh và Quốc Phòng đề nghị với tổng thống Petro Porochenko ban hành thiết quân luật trong « 60 ngày ». Tổng thống Ukraina lên án Nga « gây hấn có tính toán » nhưng cũng thận trọng tuyên bố « không tuyên chiến với Matxcơva ».

    Thái độ của Kiev được hiểu như thế nào ?

    Từ Kiev, thông tín viên Stephane Siohan phân tích :

    "Hôm nay, Quốc Hội Ukraina họp phiên đặc biệt vào lúc 16 giờ trưa. Đây là thông báo của Hội Đồng An Ninh và Quốc Phòng Ukraina sau cuộc họp khẩn cấp do tổng thống Petro Porochenko chủ trì kèm theo đề nghị ban hành thiết quân luật.

    Cho dù cuộc chiến ở miền đông Ukraina đã kéo dài bốn năm nhưng chưa bao giờ Kiev dứt khoát quyết định ban hành tình trạng khẩn cấp, kể cả vào lúc nghiêm trọng nhất vào năm 2014 khi bán đảo Crimée bị Nga sáp nhập. Lý do làm chính quyền Ukraina do dự là nếu đất nước lâm vào tình trạng chiến tranh thì sẽ không nhận được tài trợ quốc tế.

    Giờ đây, nếu Quốc Hội Ukraina chấp thuận tình trạng thiết quân luật thì sẽ dẫn đến một số hệ quả.

    Trước hết, Ukraina sẽ phải tuyên bố cắt đứt bang giao với Nga cho dù tổng thống Petro Porochenko có nói là trong mọi trường hợp thiết quân luật không có nghĩa là tuyên chiến với Nga.

    Về thời gian, Kiev cũng nói là chỉ có 60 ngày. Thế nhưng, Ukraina đang ở giai đoạn tiền bầu cử. Bầu tổng thống diễn ra vào tháng 03/2019. Chính phủ có thể quyết định hạn chế các hoạt động chính trị.

    Cuối cùng, thiết quân luật cũng đồng nghĩa với hạn chế một số quyền tự do nhất là tự do báo chí."

    Eo biển Kertch, điểm xung khắc giữa Nga và Ukraina : Chuyện gì xảy ra giữa hải quân hai nước ?

    Theo Kiev, ba tàu quân sự Ukraina gồm hai tàu tuần duyên và một tàu tiếp vận trong lúc từ biển Đen vào biển Azov qua eo biển Kertch thì bị hải quân Nga chận lại và nổ súng « cưỡng chế ». Matxcơva nhìn nhận có nổ súng nhưng tố hải thuyền Ukraina « hoạt động bất hợp pháp trong vùng lãnh hải của Nga vừa khiêu khích vừa gây áp lực ».

    Trái lại, hải quân Ukraina cho là đã thông báo với Nga về hải trình của ba chiếc tàu quân sự. Ba chiếc tàu phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ, vì bị một chiếc tàu dầu gặp nạn kẹt giữa chân cầu, cản lối.

    Nằm giữa bán đảo Crimée bị Nga xáp nhập năm 2014 và lãnh thổ miền đông Ukraina, eo biển Kertch là con đường hàng hải duy nhất nối liền Hắc hải và biển Azoz, là trục giao thông chiến lược của hai nước thù nghịch nhưng Nga ở thế thượng phong.

    Từ Matxccơva, thông tín viên Daniel Vallot nhận định :

    "Căng thẳng lên cao kể từ hôm qua, 25/11, khi ba chiếc tàu của Ukraina tiến gần eo biển Kertch…Và theo Matxcơva, các tàu này đã xâm nhập trái phép vào vùng biển của Nga và dường như có những hành động nguy hiểm buộc hải quân Nga phải can thiệp.

    Kết quả là nhiều người bị thương, ba chiếc tàu của Ukraina bị bắt giữ và khám xét và đây là một sự cố rất nghiêm trọng về quân sự và ngoại giao. Sự cố xẩy ra tại một vùng cực kỳ nhậy cảm : đó là eo biển Kertch nằm giữa Nga và Crimée, tuyến đường dẫn ra biển Azov nhỏ bé. 

    Kể từ khi Nga sáp nhập Crimée, năm 2014, căng thẳng trong vùng này không ngừng gia tăng và đặc biệt là từ khi Nga xây dựng cây cầu dài 19 cây số, hồi năm 2017, nối liền Nga với Crimée. Kể từ khi được xây dựng, một số tàu bè gặp khó khăn khi qua lại nơi đây. Chính quyền Kiev tố cáo Nga cố tình ngăn cản tàu bè của Ukraina. Trên thực tế, cây cầu này cho phép Matxcơva đóng cửa eo biển rất dễ dàng và sự cố xẩy ra ngày hôm qua là bằng chứng rõ ràng nhất."

    Từ khi sáp nhập Crimée, Nga tuyên bố chủ quyền trên phần lớn lãnh hải chung quanh bán đảo này. Kiev cũng như các nước Tây phương vẫn tố cáo Nga « cố tình cản trở lưu thông » tàu bè qua lại eo biển Kertch.

    Theo AFP, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Nga tái lập lưu thông và cùng với Ukraina xuống thang xung khắc. Vào chiều nay, theo yêu cầu của Kiev, tổng thư ký NATO triệu tập Ủy ban NATO-Ukraina họp khẩn tại Bruxelles

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181126-ca...hiet-quan-luat

  5. #535
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Quan chức cao cấp Thượng Viện Pháp bị nghi làm gián điệp cho Bắc Triều Tiên

    Thanh Phương
    Đăng ngày 27-11-2018
    Sửa đổi ngày 27-11-2018 15:33


    Benoît Quennedey, trên đài truyền hình Pháp France24 hồi tháng 3/2018.
    France 24

    Ông Benoit Quennedey, một quan chức cao cấp của Thượng Viện Pháp đã bị cơ quan phản gián Pháp bắt giữa tối Chủ Nhật 25/11/2018, vì bị nghi hoạt động gián điệp cho Bắc Triều Tiên.

    Theo một nguồn tin tư pháp được hãng tin AFP trích dẫn quan chức này đang bị tạm giữ tại trụ sở của Tổng cục An ninh Nội địa ở ngoại ô Paris, trong khuôn khổ một cuộc điều tra mà viện Công tố Paris đã mở vào tháng 3 năm nay về vụ « thu thập và cung cấp thông tin cho một nước ngoài, có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia ».

    Theo hãng tin AFP, lực lượng cảnh sát của cơ quan tình báo đã bắt ông Quennedey tại nhà riêng và đã lục soát văn phòng của ông ở Thượng Viện. Cơ quan tình báo Pháp hiện đang thẩm vấn Benoit Quennedey để xác định xem có đúng là ông đã cung cấp những thông tin mật cho cho chế độ Bình Nhưỡng hay không. Hiện Thượng Viện Pháp chưa bình luận về các thông tin nói trên.

    Ông Quennedey là một trong những quan chức quản lý kiến trúc, di sản và vườn cây của Thượng Viện Pháp. Tốt nghiệp Trường hành chính quốc gia ENA, ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về Bắc Triều Tiên. Với tư cách chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp-Triều Tiên, ông Quennedey đã nhiều lần đến bán đảo Triều Tiên từ năm 2005. Ông còn là tác giả một tiểu luận về nền kinh tế Bắc Triều Tiên, xuất bản năm 2013 và một cuốn sách về Bắc Triều Tiên xuất bản tháng 12 năm ngoái.

    Trong một đoạn video đăng trên mạng Youtube vào thời điểm đó, ông Quennedey đã ca ngợi Bắc Triều Tiên là một « mô hình phát triển », khẳng định là người dân nước này được tự do hưởng các quyền lợi về giáo dục và y tế.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20181127-qua...bac-trieu-tien

  6. #536
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post





    Một quốc gia không hèn nhát là một quốc gia dám bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của mình. Người ta dám đối diện chứ không phải lên bục: cực kỳ phản đối ... tàu lạ! Một phản ứng vừa hèn vừa nhục cho quốc thể.









    Căng thẳng trong biển Azov : Ukraina chuẩn bị ban hành thiết quân luật

    Tú Anh, Minh Anh

    Đăng ngày 26-11-2018
    Sửa đổi ngày 26-11-2018 15:00


    Ảnh tàu quân sự Ukraina bị hải quân Nga " cưỡng chế", tại cảng ở Kertch, ngày 26/11/2018.
    REUTERS/Pavel Rebrov

    Phải chăng Ukraina chuẩn bị phản ứng mạnh và tuyên bố ban hành thiết quân luật ? Căng thẳng trong quan hệ Nga-Ukraina đột biến leo thang sau khi hải quân Nga nổ súng « cưỡng chế » ba tàu quân sự Ukraina trong eo biển Kertch hôm chủ nhật gây thương tích cho 6 binh sĩ .

    Theo AFP, tình hình căng thẳng đến mức vào thứ hai 26/11/2018, theo yêu cầu của Nga và Ukraina, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên họp khẩn cấp vào lúc 16 giờ, giờ quốc tế.

    Trước đó tại Kiev, trong đêm chủ nhật rạng sáng thứ hai, Hội Đồng An Ninh và Quốc Phòng đề nghị với tổng thống Petro Porochenko ban hành thiết quân luật trong « 60 ngày ». Tổng thống Ukraina lên án Nga « gây hấn có tính toán » nhưng cũng thận trọng tuyên bố « không tuyên chiến với Matxcơva ».

    Thái độ của Kiev được hiểu như thế nào ?

    Từ Kiev, thông tín viên Stephane Siohan phân tích :

    "Hôm nay, Quốc Hội Ukraina họp phiên đặc biệt vào lúc 16 giờ trưa. Đây là thông báo của Hội Đồng An Ninh và Quốc Phòng Ukraina sau cuộc họp khẩn cấp do tổng thống Petro Porochenko chủ trì kèm theo đề nghị ban hành thiết quân luật.

    Cho dù cuộc chiến ở miền đông Ukraina đã kéo dài bốn năm nhưng chưa bao giờ Kiev dứt khoát quyết định ban hành tình trạng khẩn cấp, kể cả vào lúc nghiêm trọng nhất vào năm 2014 khi bán đảo Crimée bị Nga sáp nhập. Lý do làm chính quyền Ukraina do dự là nếu đất nước lâm vào tình trạng chiến tranh thì sẽ không nhận được tài trợ quốc tế.

    Giờ đây, nếu Quốc Hội Ukraina chấp thuận tình trạng thiết quân luật thì sẽ dẫn đến một số hệ quả.

    Trước hết, Ukraina sẽ phải tuyên bố cắt đứt bang giao với Nga cho dù tổng thống Petro Porochenko có nói là trong mọi trường hợp thiết quân luật không có nghĩa là tuyên chiến với Nga.

    Về thời gian, Kiev cũng nói là chỉ có 60 ngày. Thế nhưng, Ukraina đang ở giai đoạn tiền bầu cử. Bầu tổng thống diễn ra vào tháng 03/2019. Chính phủ có thể quyết định hạn chế các hoạt động chính trị.

    Cuối cùng, thiết quân luật cũng đồng nghĩa với hạn chế một số quyền tự do nhất là tự do báo chí."

    Eo biển Kertch, điểm xung khắc giữa Nga và Ukraina : Chuyện gì xảy ra giữa hải quân hai nước ?

    Theo Kiev, ba tàu quân sự Ukraina gồm hai tàu tuần duyên và một tàu tiếp vận trong lúc từ biển Đen vào biển Azov qua eo biển Kertch thì bị hải quân Nga chận lại và nổ súng « cưỡng chế ». Matxcơva nhìn nhận có nổ súng nhưng tố hải thuyền Ukraina « hoạt động bất hợp pháp trong vùng lãnh hải của Nga vừa khiêu khích vừa gây áp lực ».

    Trái lại, hải quân Ukraina cho là đã thông báo với Nga về hải trình của ba chiếc tàu quân sự. Ba chiếc tàu phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ, vì bị một chiếc tàu dầu gặp nạn kẹt giữa chân cầu, cản lối.

    Nằm giữa bán đảo Crimée bị Nga xáp nhập năm 2014 và lãnh thổ miền đông Ukraina, eo biển Kertch là con đường hàng hải duy nhất nối liền Hắc hải và biển Azoz, là trục giao thông chiến lược của hai nước thù nghịch nhưng Nga ở thế thượng phong.

    Từ Matxccơva, thông tín viên Daniel Vallot nhận định :

    "Căng thẳng lên cao kể từ hôm qua, 25/11, khi ba chiếc tàu của Ukraina tiến gần eo biển Kertch…Và theo Matxcơva, các tàu này đã xâm nhập trái phép vào vùng biển của Nga và dường như có những hành động nguy hiểm buộc hải quân Nga phải can thiệp.

    Kết quả là nhiều người bị thương, ba chiếc tàu của Ukraina bị bắt giữ và khám xét và đây là một sự cố rất nghiêm trọng về quân sự và ngoại giao. Sự cố xẩy ra tại một vùng cực kỳ nhậy cảm : đó là eo biển Kertch nằm giữa Nga và Crimée, tuyến đường dẫn ra biển Azov nhỏ bé. 

    Kể từ khi Nga sáp nhập Crimée, năm 2014, căng thẳng trong vùng này không ngừng gia tăng và đặc biệt là từ khi Nga xây dựng cây cầu dài 19 cây số, hồi năm 2017, nối liền Nga với Crimée. Kể từ khi được xây dựng, một số tàu bè gặp khó khăn khi qua lại nơi đây. Chính quyền Kiev tố cáo Nga cố tình ngăn cản tàu bè của Ukraina. Trên thực tế, cây cầu này cho phép Matxcơva đóng cửa eo biển rất dễ dàng và sự cố xẩy ra ngày hôm qua là bằng chứng rõ ràng nhất."

    Từ khi sáp nhập Crimée, Nga tuyên bố chủ quyền trên phần lớn lãnh hải chung quanh bán đảo này. Kiev cũng như các nước Tây phương vẫn tố cáo Nga « cố tình cản trở lưu thông » tàu bè qua lại eo biển Kertch.

    Theo AFP, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Nga tái lập lưu thông và cùng với Ukraina xuống thang xung khắc. Vào chiều nay, theo yêu cầu của Kiev, tổng thư ký NATO triệu tập Ủy ban NATO-Ukraina họp khẩn tại Bruxelles

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181126-ca...hiet-quan-luat




    Putin cảnh cáo Ukraina về thiết quân luật ở các vùng biên giới

    Thanh Phương
    Đăng ngày 27-11-2018
    Sửa đổi ngày 27-11-2018 13:32


    Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh chụp ngày 29/08/2018)
    Sputnik/Alexei Druzhinin/Kremlin via REUTERS

    Hôm nay, 27/11/2018, tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh cáo Ukraina là không nên có những hành động « thiếu suy nghĩ » sau quyết định của Kiev ban hành thiết quân luật nhằm đáp lại vụ tuần duyên Nga bắt giữ 3 chiến hạm của Ukraina. Ông Putin cũng kêu gọi thủ tướng Đức Angela Merkel gây áp lực lên Ukraina, đồng minh của các nước phương Tây.

    Tối qua, Quốc Hội Ukraina đã thông qua quyết định ban hành thiết quân luật, sau khi ngày 25/11 vừa qua Nga bắt giữ 3 chiến hạm Ukraina ngoài khơi vùng Crimée và bắt khoảng 20 thủy thủ Ukraina. Thiết quân luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày mai, 28/11, tại các vùng biên giới, nhất là biên giới giáp với Nga và Belarus, cũng như ở vùng biển Azov.

    Từ Kiev, thông tín viên Sébastien Gobert gởi về bài tường trình :

    « Đây đúng là thiết quân luật, nhưng thiết quân luật được giảm nhẹ và với nội dung không rõ ràng. Trong một bầu không khí náo động, các nghị sĩ Ukraina đã mất nhiều tiếng đồng hồ để chặn bớt những đòi hỏi của tổng thống Petro Porochenko. Ông đã đích thân đến Quốc Hội để thuyết phục các dân biểu về nguy cơ Nga mở cuộc tấn công trên bộ vào Ukraina.

    Ông nói: Tôi xin quý vị cho tôi được toàn quyền hành động. Để khi có bất kỳ một lính Nga nào băng qua biên giới, tôi sẽ bảo vệ ngay lãnh thổ Ukraina, không mất một giây nào!

    Kế hoạch ban đầu của tổng thống Porochenko là nhằm ban hành thiết quân luật trên toàn bộ lãnh thổ Ukraina trong 60 ngày và tiến hành động viên một phần. Như vậy kết quả cuộc bỏ phiếu là thắng lợi không trọn vẹn đối với một vị tổng thống đang vận động tái tranh cử. Nhiều nghị sĩ đã la ó khi ông Porochenko phát biểu trước Quốc Hội.

    Đạo luật được thông qua hôm qua quy định rằng, nếu tình hình bắt buộc, các quyền tự do dân sự sẽ bị hạn chế, nhưng luật lại không nói rõ là, trong trường hợp đó, những biện pháp nào sẽ được thông qua và thông qua như thế nào. Luật cũng không cho thấy là nó có thể giúp tăng cường khả năng quân sự của Ukraina hay giúp chặn đứng một cuộc can thiệp của Nga, nếu có.

    Trước mắt, thiết quân luật không rửa được mối nhục của hải quân Ukraina trong vụ xảy ra ngày 25/11. Hiện giờ 3 chiến hạm của Ukraina vẫn nằm trong tay của Nga và khoảng 20 thủy thủ Ukraina vẫn bị giam giữ, trong đó có 6 người bị thương. »

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181127-pu...vung-bien-gioi



  7. #537
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365





    Chị Merkel có giá.
    Bỗng nhiên chị Merkel có thớ ghê nơi. Hết tổng thống Ukraine đến Trâm già hú chị Mơ kèo. Ai cũng ngại phải đối diện mí Putin. ;-)




    Ukraine president asks Germany, NATO to send ships to Sea of Azov



    NATO members including Germany have been asked to send naval vessels to the Sea of Azov to back Ukraine against Russia. "Germany is one of our closest allies," President Petro Poroshenko said.


    Ukraine's president on Thursday sought support from NATO states in the stand-off with Russia in the the Sea of Azov off the Crimean coast.

    "Germany is one of our closest allies, and we hope that states within NATO are now ready to relocate naval ships to the Sea of Azov in order to assist Ukraine and provide security," President Petro Poroshenko told Germany's Bild daily, suggesting Russia "wants nothing less than to occupy the sea."

    Naming German Chancellor Angela Merkel as a great friend of Ukraine, Poroshenko said that "in 2015, she already saved our country with her negotiations in Minsk, and we hope she will once again support us so strongly, together with our other allies."


    Chancellor Merkel with President Poroshenko at the Mariinsky Palace in Kyiv

    Poroshenko suggested that Russia and its president, Vladimir Putin, had major plans.

    "Putin wants to bring back the old Russian Empire. Crimea, Donbas, he wants the whole country," Poroshenko suggested. "As a Russian emperor, as he sees himself, his empire cannot function without Ukraine, he sees us as a colony."

    Putin defiant


    For his part, Putin accused Poroshenko on Wednesday of orchestrating a "provocation" to boost his flagging popularity ratings before an election next year. The latest opinion polls in Ukraine show only 9 or 10 percent support for the Ukrainian president.

    Putin defended his forces' actions in seizing three Ukrainian ships last weekend in the Sea of Azov. "They were fulfilling their military duty," he said. "They were fulfilling their lawful functions in protecting Russia's borders."

    Poroshenko has imposed martial law in parts of Ukraine for 30 days.

    'Dangerous'


    The EU's top diplomat, Federica Mogherini, on Wednesday night issued a statement expressing "utmost concern about the dangerous increase of tensions" and dismay at the "unacceptable" use of force by Russia. It called on Russia to release the Ukrainian vessels and sailors it seized and ensure unrestricted sea access.

    There was no mention of sanctions in the statement. The bloc is divided on imposing further measures against Moscow. Countries such as Italy, Greece, Belgium and Cyprus have been calling for a softer approach to Russia, as Germany and France have focused on measures to ease tensions. Only the three former Soviet states on the Baltic Sea — Estonia, Latvia and Lithuania — backed by Poland and the UK called for tougher language against Moscow.

    US President Donald Trump told the New York Post on Wednesday that he "didn't like" what was happening. He called on European leaders, especially Merkel, to "get involved."

    "Angela, let's get involved Angela," Trump said.

    jm/sms (Reuters, AFP)

    /* src.: https://www.dw.com/en/ukraine-presid...zov/a-46496564

  8. #538
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



  9. #539
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365







    Khủng hoảng Áo Vàng : Chính phủ Pháp tìm một lối thoát hẹp

    Anh Vũ
    Đăng ngày 03-12-2018



    Người Áo Vàng biểu tình ngày 1/12/2018, tại Paris.
    REUTERS/Stephane Mahe

    Cuộc biểu tình của phong trào Áo Vàng bắt nguồn từ phản đối thuế nhiên liệu khiến xăng dầu lên giá đã biến thành một cuộc bạo động phá phách chưa từng có từ nhiều thập kỷ qua ngay tại trung tâm thủ đô của Pháp hôm thứ Bảy (01/12/2018). Sau bạo lực hỗn loạn, cảnh tượng hoang tàn và cả nỗi phẫn nộ, giờ là những cầu hỏi đặt ra cho chính phủ : Đâu là giải pháp chính trị để thoát khỏi khủng hoảng trong đối thoại ?

    Các cuộc biểu tình của phong trào tự phát Áo Vàng liên tục diễn ra từ ngày 17/11 ban đầu với một yêu sách ngừng tăng thuế nhiên liệu làm tăng giá xăng dầu, đã nhanh chóng chuyển hướng sang nhiều yêu sách khác về đời sống của các tầng lớp người dân bị thiệt thòi. Cao điểm của phong trào phản kháng là các cuộc biểu tình vào thứ Bảy hàng tuần, tập trung tại các thành phố lớn. Sự kiện diễn ra hôm thứ Bảy vừa qua là màn huy động thứ 3 liên tiếp như vậy.

    Tổng thống Emmanuel Macron đang phải đối mặt với một thách thức lớn nhất từ khi ông lên nắm quyền. Chính phủ Pháp đang phải chạy đua với thời gian tìm lối thoát cho cuộc « khủng hoảng Áo Vàng » nghiêm trọng, đe dọa nền dân chủ, sự ổn định xã hội cũng như uy tín của chính phủ. Cuộc tham vấn khẩn cấp các đảng phái chính trị và cuộc đối thoại với người biểu tình trong hôm nay và ngày mai của thủ tướng Pháp là bước đầu tiên để tìm một lối thoát, dù là hẹp, ra khỏi cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ lan rộng.

    Chính phủ Pháp cùng lúc đối mặt với sức ép từ những người Áo Vàng, vẫn được sự ủng hộ khá đông đảo của dân chúng, theo các thăm dò dư luận. Cuộc huy động của phong trào này có cơ lan rộng gây hỗn loạn không kiểm soát nổi. Trong khi đó các đảng phái đối lập lợi dụng tình hình quy trách nhiệm cho chính quyền của tổng thống Macron. Họ đưa ra những đòi hỏi giải tán Quốc Hội, như yêu cầu của đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia (RN) ; trưng cầu dân ý về chính sách hiện hành, theo lãnh đạo đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa Laurent Wauquier hay đòi hỏi thủ tướng từ chức như kêu gọi của đảng cực tả La France Insoumise.

    Trong bối cảnh điểm tín nhiệm của tổng thống và chính phủ đang ngày càng xuống thấp như hiện nay, giải tán Quốc Hội sẽ là sự tự tử chính trị của đảng cầm quyền. Trưng cầu dân ý thì về cái gì ? riêng về thuế nhiên liệu hay toàn bộ chính sách hiện nay ? Dù gì thì đây sẽ là sự phủ nhận khả năng lãnh đạo chính phủ hiện nay. Còn chuyện thay đổi thủ tướng, chỉ là giải pháp tình thế mà không mang lại được thay đổi gì về chính trị hay niềm tin vào chính phủ.

    Đến lúc này các đảng phái chính trị đối lập vẫn một mặt lên án bạo lực nhưng họ không bỏ lỡ cơ hội thổi bùng lên ngọn lửa chống đối nhằm làm suy yếu tổng thống Emmanuel Macron. Vậy thì làm sao để tham vấn những đối tác đang chạy theo phong trào phản kháng để vụ lợi ?

    Các lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay của chính phủ Macron dường như trở nên hẹp. Đối với phong trào Áo vàng, đòi hỏi của họ giờ không còn là duy nhất chỉ còn có giảm giá xăng dầu mà đã mở ra những khó khăn, phẫn nộ của đông đảo tầng lớp dân chúng từ bình dân đến trung lưu. Cuộc huy động của những người Áo Vàng vì thế có hội biến thái thành phong trào chống đối chính sách của chính phủ nói chung.

    Tổng thống Emmanuel Macron hôm qua cho biết đã đề nghị thủ tướng Edouard Philippe tiếp các đại diện Áo Vàng. Nhưng nếu chỉ để thương lượng ngừng tăng thuế nhiên liệu có đủ ? « Nối lại đối thoại không bao giờ là muộn », Bernard Vivier, giám đốc Viện nghiên cứu Lao động nhận định. Ông Vincent Cauchy, một trong số các phát ngôn viên của phong trào Áo Vàng nhấn mạnh, chính phủ « phải đi xa hơn nữa suy xét về những bất bình xã hội mà những người Áo Vàng đã bày tỏ. Có sự phẫn nộ lớn trong dân chúng vì lao động không đủ sống, các phí đóng góp quá nặng… có sự bất bình đẳng giữa xác doanh nghiệp lớn không trả thuế và các doanh nghiệp nhỏ thì bị bóp nghẹt vì thuế má ».

    Cũng cần phải nhắc lại là cuộc gặp cuối cùng giữa đại diện những người Áo Vàng với thủ tướng hôm 30/11 vừa qua đã thất bại.

    Mọi nỗ lực đối thoại với các đối tác địa phương từ dân biểu, chủ doanh nghiệp, công đoàn, hiệp hội, xã hội dân sự với Áo Vàng để tìm ra giải pháp dường như đến lúc này vẫn bế tắc bởi tính chất vô tổ chức, mục tiêu đấu tranh không rõ ràng của phong trào phản kháng này. Hành động của những người Áo Vàng dựa chủ yếu vào sức ép hay đe dọa. Những phát ngôn viên tự xưng của phong trào không đại diện hết được cho tiếng nói của những người Áo Vàng thực sự.

    Vào lúc các nỗ lực giải quyết khủng hoảng của chính phủ mới bắt đầu, những người Áo Vàng tiếp tục hành động. Họ vẫn phong tỏa các trục lộ giao thông ở các tỉnh, phong tỏa các kho xăng và sáng nay có khoảng một trăm trường trung học cũng bị phong tỏa để phản đối cải cách giáo dục.

    Chính phủ lúc này phải khẩn trương hành động, nhưng ít nhất cũng phải ra được một vài biện pháp cụ thể để làm dịu cơn phẫn nộ của những người Áo Vàng.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20181203-khung...-loi-thoat-hep


  10. #540
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Paris : Hơn 10 người ra tòa về tội phá hoại Khải Hoàn Môn

    Trọng Nghĩa
    Đăng ngày 05-12-2018
    Sửa đổi ngày 05-12-2018 11:54


    Quảng trường Khải Hoàn Môn ngày thứ Bảy, 1/12/2018.
    REUTERS/Stephane Mahe

    Sau những vụ phá hoại, bạo động nghiêm trọng bên lề cuộc biểu tình của những người Áo Vàng tại Paris vào thứ Bảy 01/12/2018, ngành tư pháp đã làm việc khẩn trương trong những ngày qua để xét xử những nghi can bạo động. Hôm qua, 04/12/2018, 13 người, trong đó có một thiếu niên, đã phải ra tòa để trả lời về vụ phá hoại gây chấn động tại Khải Hoàn Môn - Paris, một biểu tượng của nước Pháp.

    Trước tính chất nghiêm trọng của các hành vi phá hoại, bôi bẩn và cướp bóc nhắm vào Khải Hoàn Môn, Viện Công Tố Paris đã yêu cầu mở một cuộc điều tra tư pháp về các tội « xâm nhập trái phép vào một di tích lịch sử », « tham gia vào một băng nhóm được hình thành để chuẩn bị các hành vi bạo lực hoặc phá hoại », « tàng trữ đồ gian », « có hành vi trộm cắp nghiêm trọng » và « tụ tập để phá hoại một di sản ».

    Những hình ảnh và video trên phương tiện truyền thông và mạng xã hội cho thấy công trình kiến trúc cổ kính bị phá hoại nặng nề, với những khẩu hiệu loằng ngoằng viết và vẽ lên bằng sơn, phòng bảo tàng trên nóc bị phá tan hoang, nhiều hiện vật lịch sử bị cướp đi, một tượng bán thân của Napoléon bị chặt đầu, một mô hình bằng thạch cao của Khải Hoàn Môn năm 1930 bị đập nát. Gây chấn động nhất bức tượng nàng Marianne, tượng trưng cho nước Pháp bị đập thủng.

    Các nghi can đều bị bắt hôm 01/12/2018 ngay bên trong Khải Hoàn Môn, có một người bị câu lưu ngay trên nóc công trình. Tại tòa, nghi can này đã giải thích rằng anh leo lên nóc công trình chỉ để tránh hơi cay.

    Các nghi can này nằm trong số 412 người bị câu lưu tại Paris ngày 01/12. Ngay hôm thứ Hai, 03/12, đã có hơn 200 người đã phải ra trình diện thẩm phán điều tra, và cả trăm người bị đưa ra tòa tiểu hình.

    Lo ngại bạo động tiếp tục thứ Bảy tới đây do việc phe Áo Vàng tiếp tục hẹn nhau biểu tình, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) hôm nay đã kêu gọi tổng thống Macron ban bố tình trạng khẩn cấp.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20181205-paris...-khai-hoan-mon







    Áo Vàng : Chính phủ Pháp tạm hoãn việc tăng thuế xăng dầu

    Thụy My
    Đăng ngày 04-12-2018
    Sửa đổi ngày 04-12-2018 19:20


    Chính phủ Pháp trong cuộc họp về chính sách năng lượng. Ảnh ngày 27/11/2018.
    Ian Langsdon/Pool via REUTERS

    Dưới áp lực của phong trào « Áo Vàng » (Gilets Jaunes) và đối lập, chính phủ Pháp đã có động thái nhượng bộ đầu tiên. Thủ tướng Edouard Philippe hôm 04/12/2018 loan báo tạm hoãn việc tăng thuế xăng dầu.

    Đây là một bước ngoặt, vì cho đến nay chính phủ Pháp vẫn bác bỏ ý tưởng ngưng đánh thuế carbon, tỏ quyết tâm duy trì mục tiêu chuyển đổi sang năng lượng sạch.

    Thuế đánh vào xăng lẽ ra sẽ tăng 2,9 xu một lít kể từ ngày 01/01/2019, còn đối với dầu diesel tăng 6,5 xu/lít ; nhưng sẽ được hoãn lại sáu tháng. Kèm theo đó là một số biện pháp hòa dịu : không tăng giá điện và khí đốt trong mùa đông năm nay, tăng cường kiểm tra kỹ thuật xe cộ.

    Biện pháp này được quyết định vào tối qua tại điện Élysée, trong cuộc họp khẩn do tổng thống Emmanuel Macron chủ trì, sau hai tuần lễ chịu áp lực nặng nề từ phong trào Áo Vàng, đặc biệt là các vụ bạo động gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra vào thứ Bảy 01/12.

    Hành động nhân nhượng đầu tiên này bị đối lập cánh tả, cánh hữu cũng như phe « Áo Vàng » cho là chưa đủ, họ đòi hỏi phải có những biện pháp rộng rãi hơn để tăng cường sức mua của người dân.

    Chính phủ phải chạy đua với thời gian, sau khi hình ảnh các vụ nổi loạn : phóng hỏa, hôi của, đập phá… những khu vực sang trọng và mang tính biểu tượng của thủ đô Paris đã gây sốc không chỉ trong nước Pháp. Những lời kêu gọi ngày hành động thứ tư vào thứ Bảy tới đã nở rộ trên các mạng xã hội, và học sinh nhân đà này cũng tham gia tranh đấu.

    Hai tuần xuống đường của « Áo Vàng » vào thời điểm chuẩn bị mùa Giáng Sinh đã gây tác hại nặng nề cho nền kinh tế Pháp. Về mặt tư pháp, riêng thứ Bảy vừa qua đã có 363 người bị câu lưu, và đã có 18 bản án tù giam đầu tiên được tuyên. Tỉ lệ tín nhiệm của thủ tướng Édouard Philippe sụt đến 10 điểm, chỉ còn có 26%, còn tổng thống Emmanuel Macron đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay với 23% tín nhiệm.

    Chính quyền gặp khó khăn khi muốn đối thoại với « Áo Vàng », là phong trào tự phát, khởi sinh từ mạng xã hội, không có lãnh đạo cũng như tổ chức.

    Hủy cuộc gặp của nhóm « Áo Vàng tự do » với thủ tướng

    Theo AFP, các đại diện tự gọi là thuộc « nhóm Áo Vàng tự do » và có quan điểm ôn hòa, đã không tới phủ thủ tướng để đối thoại với chính phủ hôm nay, 3/12, như dự kiến. Một thành viên của nhóm, bà Jacline Mouraud, cho AFP, biết bà không đến Matignon được, do đã nhận được « quá nhiều đe dọa », sau khi nhóm công bố một thông báo sẵn sàng đối thoại với chính phủ trên báo JDD. Một thành viên khác của nhóm, ông Benjamin Cauchy, cho biết một lý do khác khiến nhóm này không tới Paris. Đó là do nhóm không muốn bị lợi dụng, để biến thành một phương tiện đánh bóng hình ảnh của chính phủ, vốn đang tỏ ra sẵn sàng đối thoại.

    MEDEF, hiệp hội của giới chủ Pháp, ủng hộ biện pháp « ngừng tăng thuế xăng dầu » của chính phủ, và kêu gọi nhanh chóng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20181204-ao-va...-thue-xang-dau

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:11 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh