Register
Page 106 of 186 FirstFirst ... 65696104105106107108116156 ... LastLast
Results 1,051 to 1,060 of 1858

Thread: Âu

  1. #1051
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Nhân dịp Đức thống nhất 30 năm, coi chơi cho vui...



    Đọc bài này tui đồng ý đến 70% nhận xét khách quan của chủ bút BBC Việt ngữ về Đức. Tuy nhiên sau 40 năm sống ở đây, tui không nghĩ là dân Đức còn mơ tưởng gì đến việc tái thiết lập quân sự sau gần 80 năm hòa bình. Có một điều mà tác giả nhắc tới nhưng lại quên, đó là tính cách "thực dụng" của họ. Dân Đức rất tiết kiệm, có nhiều vùng ở tiểu bang miền Nam có thể nói là hơn cả tiết kiệm: keo kiệt. Cho nên một nước Đức đủ ăn sẽ không cho phép lý trí của người dân nghĩ mình cần phải tái thiết quân sự, ngoại trừ bị dồn đến đường cùng.
    Nói về quốc ca thì bài ca có 3 đoạn, nhưng từ năm 1991 thời thủ tướng Helmut Kohl và tổng thống Richard von Weizsäcker đã thống nhất với nhau là đoạn thứ 3 mới nên là quốc ca của nước Đức:

    Einigkeit und Recht und Freiheit
    für das deutsche Vaterland!
    Danach lasst uns alle streben
    brüderlich mit Herz und Hand!
    Einigkeit und Recht und Freiheit
    sind des Glückes Unterpfand:
    Blüh im Glanze dieses Glückes,
    blühe, deutsches Vaterland!

    Chứ không phải 2 đoạn đầu. Từ lúc đó, hát 2 đoạn đầu dù không bị cấm cũng sẽ bị phê bình là phát-xít (nazis facism). Cho nên nếu chỉ nghe có người hát trong sân đá banh (cực hữu) mà kết luận là dân tộc tính của họ vẫn còn kiêu ngạo thì hơi vội vàng. Phải tìm hiểu thêm sách vở họ giáo dục học đường về đề tài này cũng như sự thanh lọc sâu rộng ý thức hệ nazis facism và nationalism trong cuộc sống hàng ngày mới hiểu họ chưa từng thích chủ nghĩa này. Dù vậy dân tộc tính của người Đức thật sự giống như sự kết hợp của 2 phần 3 người miền Trung và 1 phần 3 người miền Nam Việt Nam vậy. Họ làm nhiều hơn nói, rất chịu khó, tốt bụng, và có thể vươn qua bạn một cách dễ dàng, dù bên ngoài lúc nào cũng khiêm nhường đến độ thái quá.

    Bài viết của ông này không phải là tin tức, thuộc về tản mạn, ý kiến cá nhân, nhưng có nhiều nhận xét khách quan nên tui sao lại mọi người coi chơi cho vui.



    'Deutschland über alles' – nước Đức sau 30 năm hoàng kim sẽ đi về đâu?

    Nguyễn Giang
    BBC News Tiếng Việt


    5 tháng 10 2020




    Tuần qua, nước Đức kỷ niệm 30 năm thống nhất có vẻ hơi khiêm tốn quá.

    Ngoài lễ khai trương tượng Mikhail Gorbachev ở Dessau-Rosslau, bang Saxony-Anhalt – người Đức vẫn cảm ơn ông “đã cho phép” các bang miền Đông trở về với nước mẹ Đại Đức – thì có các buổi hòa nhạc ở nhiều nơi khác.

    Tổng thống Frank-Walter Steinmeier hôm thứ Bảy 03/10 có tới Potsdam, cách Berlin 25 km dự lễ Ngày Thống nhất Đức (German Unity Day) và cảm ơn những người biểu tình Đông Đức 30 năm trước đã mở đầu phong trào đòi dân chủ, tạo đà cho công cuộc thống nhất.

    Hè vừa qua tôi cũng có dịp thăm lại Potsdam và chú ý nhiều hơn đến những biểu tượng kiến trúc của Đế chế Phổ, công viên to đẹp nhưng tượng ít và không đẹp bằng Versailles của Pháp.

    Tôi rất thích 'đồi nho' (weinberg) được xây thành bậc xanh um ngay trước Cung Vô ưu (Sanssouci): thật là thực dụng kiểu Đức. Cung vua mang dáng dấp nông trại.

    Khi ấy, tức là thế kỷ 18, các vua Phổ (dòng Đức phía Đông Bắc) còn 'nông dân' lắm nếu so với vua chúa phía Tây Đức và không thể sánh bằng các triều đại Pháp, Anh, Tây Ban Nha trong cuộc chơi xa hoa, quyền quý.

    Thế nhưng Phổ đã dùng quân sự đưa các vương quốc nói tiếng Đức hợp nhất lại thành Đế chế Đức năm 1871 sau trận thắng kẻ thù cũ là Pháp ở Sedan (1870), bắt sống Hoàng đế Napoleon III.

    Vì thua Đức, nước Pháp đã cố đem quân đánh Đại Nam ở vùng Đông Nam Á xa tít mù khơi nhằm phục hồi danh dự ở châu Âu, theo sử gia Pháp Etienne Francois (Đại học Sorbonne) viết cho tạp chí Die Zeit Geschichte trong chuyên đề về Cuộc chiến Pháp-Phổ 1870/71.

    Tạm để sang một bên chuyện Việt Nam không chỉ một lần là nạn nhân gián tiếp của các cuộc tranh hùng châu Âu, cần phải nói kỷ nguyên Đức: 1871-1945 là đại họa cho chính người Đức và các láng giềng bởi chủ nghĩa quân phiệt Phổ sắt máu.

    Vì thế, sự kiện 30 năm trước, hai miền đông và tây của Đức thống nhất trong hòa bình, lại càng đặc biệt.

    Có lẽ vì sợ chính mình nên người Đức không cho phi cơ ném bom bay ào ào qua cổng Brandenburg ngày 03/10/2020 vừa qua, kỷ niệm Ngày Thống nhất.

    Quá khứ luôn ám ảnh nước Đức

    Nhưng đừng ai nghĩ nước Đức quên đi quá khứ của họ.

    Quốc ca Đức vẫn bắt đầu bằng câu 'Deutschland, Deutschland über alles, über alles in der Welt'.

    “Nước Đức trên hết, hơn tất cả trên toàn thế giới.”

    Trước khi Donald Trump muốn “Making America Great Again”, trước khi Tập Cận Bình muốn phục hưng Trung Hoa thì lời ca của Hoffmann von Fallersleben năm 1841 với nhạc của Joseph Hayden đã vang vọng khắp các xứ nói tiếng Đức.

    Các bạn xem bóng đá Bundesliga đôi khi thấy fan Đức bắt nhịp hát bài quốc ca của họ trên khán đài.

    Nhưng lời ca còn gắn với lịch sử Thế Chiến II: Tháng 11/1944, chiến hạm khủng Tirpitz bị Không quân Hoàng gia Anh đánh bom ở bờ biển Na Uy, và các vụ nổ đã lật nhào con tàu.

    Đội cấp cứu chỉ đục vỏ thép cứu được ra 82 người, còn rất nhiều chịu chết bên trong.

    Tiếng hát “Deutschland über alles” của họ vọng ra từ con tàu dần chìm xuống biển được kể lại hoặc dựng lại trong phim ảnh chiến tranh sau này.


    NGUYEN GIANG

    Tất nhiên, không một quân nhân Đức nào trong Thế Chiến II có thể được coi là hoàn toàn vô can.

    Nói thế để thấy ấn tượng về cuộc thế chiến vẫn còn rất kinh khủng tại châu Âu và nhiều thế hệ người Đức ngày nay tiếp tục hối lỗi cho cha ông họ.

    Vì vậy, các câu hỏi lớn được đặt ra nhân dịp 30 năm Đức thống nhất.

    Di sản Đông Đức

    Đầu tiên là về di sản Đông Đức.

    Một số trí thức Đức, như triết gia Jurgen Habermas, sử gia Steffen Mau đang đặt câu hỏi phải chăng việc “nhập Đông Đức” vào CHLB Đức diễn ra quá nhanh, thiếu một quá trình chuyển đổi chính trị ở chính xã hội Đông Đức.

    Hậu quả là chia rẽ trong lòng người Đông Đức đến nay về quốc gia chung vẫn còn.

    Việc đòi có tiếng nói riêng, đặc thù cho văn hóa của họ là một trong số các lý do đảng phái cực hữu, tân phát-xít nảy nở mạnh hơn tại vùng Đông Đức cũ.

    Cộng thêm vào đó là kinh tế vùng Đông, sau nhiều đầu tư, trợ cấp vẫn chỉ đạt thu nhập bằng 88% của phía Tây.

    Tóm lại, bị áp đặt mô hình, kể cả mô hình ưu việt hơn từ phía Tây, và nhận 'bao cấp dân chủ' khiến người Đông Đức cũ không đi tới các giải pháp tối ưu cho chính họ.

    Muốn tự chủ, có tư cách ngang hàng thì phải tự làm, như Ba Lan, Czech, Hungary, Lithuania, Latvia, Estonia đã vượt khó khăn sau 1990/91 để thăng hoa.

    Nhà văn Phạm Thị Hoài ở Berlin viết trên Facebook cá nhân:

    “Ba mươi năm tất nhiên chưa đủ để hàn gắn bốn mươi năm chia cắt. 90% dân chúng hài lòng với chất lượng sống hiện tại. 73% thấy mình là người Đức không phân biệt Đông Tây. 64% hài lòng hoặc rất hài lòng với sự vận hành của các thiết chế dân chủ. Song 2/3 thấy công cuộc thống nhất vẫn chưa hoàn thành. Quá nửa người bên Đông thấy mình vẫn là công dân hạng hai. 10% bên Đông và 3% bên Tây vẫn muốn phục hồi CHDC Đức. Lịch sử vẫn là một chiếc bập bênh, dù nó đã dành cho nước Đức nhiều may mắn.”

    Vấn đề thống nhất thế nào cho đúng hóa ra không chỉ đặt ra, và bị quên đi, với Việt Nam, mà vẫn hiện hữu ở Đức sau 30 năm thực sự thành công.

    Thứ nhì là câu hỏi lớn cho tương lai sắp tới của Đức.

    Cây bút nổi tiếng ở Anh, Timothy Garton Ash viết trên trang The Guardian hôm 03/10:

    “Lịch sử Đức chưa bao giờ tốt đẹp như 30 năm qua.”

    Quốc gia giàu nhất, to nhất châu Âu đã là hình mẫu của thống nhất lãnh thổ phi chiến tranh, xây dựng hòa bình, thịnh vượng và là tấm gương dân chủ khỏi chê.

    Nhưng nay, theo ông Garton Ash, người Đức và cả châu Âu đang hỏi tiếp đến 30 năm nữa, Đức sẽ làm gì với di sản 'hoàng kim' này.

    Bởi Đức làm gì, hay dở ra sao đều có tác động mạnh đến châu Âu.

    Nay Anh đã ra khỏi EU nhưng kể cả khi còn ở lại, Anh có ảnh hưởng toàn cầu hơn Đức mà luôn thua về các chỉ số cứng.

    Các sách của Anh dạy trẻ con mà tôi đọc ké của con gái đang học cấp ba đều luôn nhắc: Đức có dân số 83 triệu, đông hơn Anh 1/3, có diện tích cũng to hơn United Kingdom 1/3, 'vốn đất, vốn người' về cơ bản luôn trội hơn.

    Nay EU còn lại 'hai ông khổng lồ': Đức và Pháp.

    Nhưng trong quan hệ đó, Đức cũng to hơn Pháp (65 triệu dân), dù mỗi nước có vị trí địa chính trị khác nhau.

    Pháp án ngữ cả ba cửa biển: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và eo biển La Manche, Đức lại là địa bàn không thể trung tâm hơn: nối với Bắc Âu, Đông Âu, Baltic và Nga.

    EU không thể làm gì với Nga nếu thiếu nước Đức.

    Pháp muốn Đức chi tiền để Pháp... lo ngoại giao EU.

    Còn nhìn từ Anh, Timothy Garton Ash tin rằng “Anh Quốc ra khỏi EU sau Brexit có bị xô đẩy thế nào bên rìa châu Âu thì cũng ảnh hưởng gì đến ai nữa, nhưng không thể hình dung ra nước Đức liên bang thiếu EU và EU thiếu Đức”.

    Ông cũng cảnh báo Đức chưa chắc đã có 30 năm tới yên lành. Ba mươi năm qua Đức lên vù vù nhờ cả thị trường Trung Quốc, nhờ 'dự trữ' nhân lực rẻ mà có trình độ ở các láng giềng Đông Âu và nhờ môi trường EU nói chung khá ổn định.

    Vị học giả Anh từ Oxford mong đợi nước Đức sẽ mạnh hơn, dân chủ hơn để đối đầu với chế độ 'Leninist-tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc', và giúp châu Âu bớt lệ thuộc vào một Hoa Kỳ ích kỷ hơn, bất định hơn.

    Hiền lành và yên ổn quá mức?

    Đạp xe thăm nhà ga mới của Deutche Bahn, qua trung tâm chính trị ở Berlin mùa hè vừa qua trong một ngày nóng nực, tôi không thấy nước Đức sẵn sàng cho vai trò lãnh đạo thế giới.

    Đường phố xanh, sạch và hiền hòa, con người cũng thế và chẳng hề thấy bóng dáng cảnh sát nào cả vì dân tự giác quá.


    Nguyễn Giang đứng trước Điện Bellevue, tức Dinh Tổng thống Đức, trong mùa hè 2020

    Lượn một vòng sát tường Dinh Thủ tướng rồi tới cả Điện Bellevue là Dinh Tổng thống Liên bang, tôi để xe đạp vào giữa bãi cỏ đứng chụp ảnh.

    Khác với Downing Street ở London luôn có cảnh sát vũ trang lăm lăm súng MP5-SF đứng gác, Dinh Tổng thống Đức có hai anh cảnh sát đứng xa xa nhìn uể oải 'đuổi ruồi' trong trời nắng.

    Người Đức cũng chán ý thức hệ lắm rồi.

    Cặp tượng hai triết gia Marx và Engels từ thời Đông Đức được dọn về một góc công viên rất khiêm nhường, không xa bến một tàu thủy trên sông Spree.

    Không chỉ Berlin mà thành phố nào ở Đức tôi qua cũng chú ý tới thành tích môi trường, về nghệ thuật đường phố.

    Các tượng đài chiến tranh nếu có thì để dân Đức tưởng nhớ nạn nhân chế độ phát-xít, không bao giờ thấy khoe 'tính chiến đấu' của cha ông họ.

    Chỗ nào chiều xuống cũng có ca nhạc, nhảy múa, bia rượu vui vẻ. Cuộc sống sướng quá rồi chăng?

    Đúng là giữa hè 2020 Đức có biểu tình chỗ này chỗ kia chống các hạn chế dịch Covid, có nhóm xông cả lên thềm nhà Quốc hội Liên bang.

    Nhưng so với biểu tình ngồi chật cứng London hay phong trào Áo vàng đốt phá khói mù Paris thì tôi thấy tính kiềm chế của dân Đức vẫn còn rất cao.

    Mà thế giới, nói như Thủ tướng Justin Trudeau của Canada trước LHQ hôm vừa rồi thì thế giới “sẽ còn gặp khủng hoảng sâu nặng hơn nữa”.



    Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp gỡ lực lượng hải quân Đức khi bà đi thăm chiến hạm 'Braunschweig' hồi 1/2016 tại Kiel, Đức

    Châu Âu rất cần Đức có vai trò gì đó mạnh mẽ hơn.

    Chỉ mỗi tội họ làm mạnh chút thì các nước nạn nhân của Thế Chiến 2 lại muốn chỉ Berlin thật hiền hòa, chi tiền nhiều mà không gây sức ép ngoại giao.

    Gần đây, Đức tung ra chiến lược châu Á - Thái Bình Dương để nhắn gửi cho thế giới biết là họ đã để ý đến sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    Nhưng từ tuyên bố đến hành động vẫn là đoạn đường xa, và còn chờ châu Âu hậu Brexit “cho phép” nước Đức tái vũ trang.

    Hiện nay, Bundeswehr, lực lượng vũ trang 'hiền khô' của Đức, hoàn toàn không có kinh nghiệm tác chiến.

    Quân đội này chỉ ghi nhận đúng 57 tử sĩ bên ngoài biên giới tính từ Thế Chiến II, con số thương vong của Đức trong sứ vụ Nato nhằm kiến tạo hòa bình ở Afghanistan.

    Nghĩ lại lịch sử, chỉ một chiến dịch Citadel đánh trận Vòng cung Kursk ở Liên Xô (cũ), Wehrmacht tung vào 800 nghìn quân và bị thương vong hàng trăm nghìn.

    Với sức mạnh công nghệ và kinh tế to lớn, việc phục hồi lực lượng vũ trang không khó và có vẻ lãnh đạo Đức và giới tinh hoa cũng biết về nhu cầu an ninh riêng chứ không phải muốn nằm mãi dưới tấm chăn Nato bất cập.

    Cách đây vài năm, Berthold Kohler, chủ bút tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung nêu ý tưởng rằng Đức cần tính chuyện có vũ khí nguyên tử.

    Bà Angela Merkel muốn Đức có “quân đội mạnh với tư cách là quân đội của châu Âu, sẵn sàng đảm trách nghĩa vụ quốc tế”, theo lời ông Werner Kraetschell, một tuyên uý trong quân đội Đức, người quen biết bà Merkel nói với báo chí.

    Bản thân bà Merkel chưa công khai nêu kế hoạch như vậy vì biết xã hội Đức chưa sẵn sàng.

    Anh nhà giàu to xác sau vài vại bia Erdinger vẫn vui vẻ ngủ trên bãi cỏ bên sông để tối về xem bóng đá mà không hề mơ làm lính thủy.





    Năm 1871, sau khi thắng Pháp, Phổ trở thành thhế lực quân sự và kinh tế hùng mạnh ở Trung Âu, đưa các vương quốc nói tiếng Đức hợp nhất lại thành Đế chế Đức




    /* src.: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54417353


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #1052
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Paris hay là "Cung Vô Ưu"? Người bạn tui rủ tụi tui đi nghỉ Thu 1 tuần Paris ngắm lá vàng rơi của vườn Luxembourg. Tui nói, khiếp thôi tui bao anh ở chơi một tuần ở Potsdam ngắm lá vàng ở Cung Vô Ưu (chữ của ông chủ bút BBC Việt ngữ) thấy an toàn hơn. Lá cũng vàng vàng đỏ đỏ và diện tích rộng gấp 5 lần vườn Lục Xăm Bảo.

    Nói đùa vậy thôi hiện tại không thể đi đâu được vì dịch vẫn còn hoành hành, coi kìa tin tức cho hay Ba Lê đô thị đã cấm túc lại hàng quán ...




    Covid-19 : "Báo động tối đa", Paris và vùng phụ cận tăng cường biện pháp dịch tễ


    Bị xếp vào danh sách các vùng báo động tối đa, Paris dự kiến triển khai nhiều « biện pháp ràng buộc » để hạn chế đà lây lan của virus corona. Gonzalo Fuentes/Reuters

    Quán bar đóng cửa, các hội thảo bị cấm, các quán ăn phải áp dụng những quy định an toàn nghiêm ngặt… chính quyền thành phố Paris ngày 05/10/2020 ra thông báo siết chặt thêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Các quy định mới này chính thức có hiệu lực kể từ ngày mai thứ Ba, 06/10 và kéo dài trong vòng 15 ngày, sau khi Paris và vùng phụ cận bị đặt trong "tình trạng báo động tối đa".

    Ông Didier Lallement, cảnh sát trưởng Paris trong buổi họp báo trưa nay cùng với đô trưởng Paris, Anne Hidalgo, cho biết « đây là những biện pháp kềm hãm do dịch bệnh lan quá nhanh. Cần phải ngăn chận đà lây trước khi hệ thống y tế bị quá tải ». Ông Lallement cảnh báo chính quyền sẽ không dung thứ cho « những ai luồn lách quy định ».

    Khác với lần phong tỏa, lần này, các nhà hàng vẫn được phép mở cửa trong « các giờ thường lệ » nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn mới do Hội Đồng Y Tế Công thông qua. Trong số các biện pháp mới, có việc giữ khoảng cách một mét giữa các bàn, số người tụ tập cho một bàn chỉ còn là 6 người thay vì là 10 như trước đây và bắt buộc đeo khẩu trang phần lớn thời gian trừ lúc ăn Tương tự, các trung tâm thương mại và các cửa hàng lớn vẫn được phép hoạt động nhưng phải tuân thủ quy định giãn cách 4m²/khách hàng.

    Quy định này sẽ được áp dụng trên toàn quốc cho những vùng thuộc diện báo động tối đa và báo động tăng cường, kể cả vùng Aix-Marseille, những khu vực mà ngành kinh doanh quán ăn đã bị đóng cửa cách nay một tuần, nay được phép mở lại kể từ hôm nay.

    Ngoài ra, các biện pháp mới vừa ban hành cấm tổ chức các hội chợ, triển lãm và các sự kiện được tổ chức tại các trung tâm triển lãm như hội thảo hay các cuộc trình diễn nghệ thuật xiếc. Các phòng tập thể dục thẩm mỹ, các bể bơi dành cho người lớn phải bị đóng cửa. Riêng các sân vận động ngoài trời được phép mở cửa trong giới hạn 1.000 người hoặc chỉ 50% lượng khách tiếp đón tối đa.

    Các lớp học hay giảng đường đại học, những điểm dễ lây lan virus corona, có thể chỉ được đón nhận khoảng 50% số sinh viên. Chính phủ khuyến khích ưu tiên làm việc từ nhà nhằm hạn chế đà lây nhiễm của Covid-19.

    Hôm qua, Chủ Nhật 04/10, bộ Nội Vụ Pháp thông báo đặt Paris và vùng phụ cận là Hauts-de-Seine (92), Seine-Saint-Denis (93) và Val-de-Marne (94) trong tình trạng « báo động tối đa » trước đà lây lan mạnh mẽ của dịch Covid-19.

    Từ nhiều ngày qua, cả ba chỉ số là tỷ lệ người mắc bệnh, tỷ lệ người cao tuổi nhiễm bệnh, và tỷ lệ số giường hồi sức dành cho những bệnh nhân Covid-19 đều bị vượt ngưỡng tại Paris và các vùng phụ cận. Đặc biệt chỉ số giường bệnh giành cho các bệnh nhân Covid-19 tại vùng Ile-de-France đã vượt ngưỡng báo động tối đa là 30%, theo như các số liệu của Cơ Quan Y Tế Vùng (ARS).

    Chủ Nhật, 04/10/2020, Pháp ghi nhận thêm 12.500 ca nhiễm mới, thấp hơn ngày hôm trước đạt mức kỷ lục chưa từng có là 17.000 bệnh nhân. Hơn 1.300 người nằm trong phòng hồi sức (thêm 103 người trong vòng 24 giờ). Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Pháp có tổng cộng 32.230 người chết vì Covid-19 (tức là thêm 32 người trong vòng 24 giờ).

    /* src.: https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/2020...BB%91i-%C4%91a

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1053
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368




    The Nobel Peace Prize 2020
    Combatting the threat of hunger

    The Norwegian Nobel Committee has decided to award the Nobel Peace Prize for 2020 to the World Food Programme (WFP). The World Food Programme is the world’s largest humanitarian organization addressing hunger and promoting food security. In 2019, the WFP provided assistance to close to 100 million people in 88 countries who are victims of acute food insecurity and hunger.

    /* src.: https://www.nobelprize.org/prizes/pe...press-release/

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #1054
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,631
    Có gian lận gì không mà Trâm không thắng kỳ này?

  5. #1055
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Chắc có mà, thắng Noble Peace Prize 2020 á.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #1056
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,631
    Chắc có mà, thắng Noble Peace Prize 2020 á.
    More noble than Nobel. Bởi vậy mới được mấy người "nâng bi bằng mồm" gọi là "ngài". Lip service.

  7. #1057
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368

    Đúng là mát dây khi cứ gọi bằng ngài.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #1058
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368



    Thánh internet.





    Carlo Acutis: Italian teenager could be first millennial saint



    PA Media - Carlo Acutis's parents attended their son's beatification ceremony on Saturday

    An Italian teenager who used the internet to spread his faith is on a path to becoming the Catholic Church's first millennial saint.


    Carlo Acutis, who died of leukaemia in 2006 aged 15, has already been dubbed "the patron saint of the internet".

    On Saturday, he was beatified at a ceremony in the town of Assisi and moved one step closer to sainthood.

    The teenager recorded purported miracles online and helped run websites for Catholic organisations.

    Acutis was placed on the path to sainthood after the Vatican ruled he had miraculously saved another boy's life.

    The Church claimed he interceded from heaven in 2013 to cure a Brazilian boy who was suffering from a rare pancreatic disease.

    He is believed to be the youngest contemporary person to be beatified - the last stage before sainthood.

    A ceremony was held in the Basilica of St Francis of Assisi on Saturday and a portrait of Acutis was unveiled. Those gathered also praised Acutis for his charity work.

    "Carlo used the internet in service of the Gospel, to reach as many people as possible," Cardinal Agostino Vallini said at the ceremony.

    "Young people might have been tired of a pastoral ministry that's maybe a bit out of step with the times despite all its efforts," Church spokesman Enzo Fortunato said, according to the AFP news agency.

    "But the Lord intervenes in history and human affairs and gives us these guiding lights," he added.

    For Acutis to become a saint, the Vatican would have to verify a second miracle in his name. But Pope Francis has waived this requirement on previous occasions.

    Acutis was born in London in May 1991 to Italian parents. The family soon moved to Milan, and he spent the majority of his life in the city.

    "There was in him a natural predisposition for the sacred," his mother, Antonia Salzano, told the Corriere della Sera newspaper earlier this year.


    Alamy - Acutis was interested in football as well as computers and technology

    The teenager had a passion for computers and reportedly taught himself to code at a young age.

    "He was considered a computer genius," Ms Salzano said in an interview with Vatican News. "But what did he do? He didn't use [computers] to chat or have fun."

    Instead, Acutis took care of websites for local Catholic organisations and also created some of his own.

    But he was said to be conscious of the dangers of technology, something referenced by Pope Francis when he spoke about the teenager last year.

    "[Acutis] saw that many young people, wanting to be different, really end up being like everyone else, running after whatever the powerful set before them with the mechanisms of consumerism and distraction," the Pope said.

    The teenager was also involved in charity work and spent his own money on helping disadvantaged people in his local area. He also volunteered at a soup kitchen in Milan.

    "With his savings, he bought sleeping bags for homeless people and in the evening he brought them hot drinks," his mother told the Catholic News Agency.


    /* src.: https://www.bbc.com/news/world-europe-54507064


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #1059
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Coronavirus: Europe tightens measures amid sharp rise in cases




    Getty Images - Czech school pupils will continue their learning at home

    The Czech Republic is imposing a three-week partial lockdown shutting schools, bars and clubs, as Europe struggles to contain a sharp rise in Covid-19 cases.

    The country has the region's highest new infection rate per 100,000 people. Restaurants will be closed and public consumption of alcohol is banned.

    In the Netherlands, a partial lockdown was announced, and masks have become compulsory in public indoor spaces.

    Meanwhile, hospital admissions are rising fast again in many countries.

    Hospitals in Paris could have 90% of their intensive care beds filled by the end next week, Martin Hirsch, the head of public hospital group APHP, warned.

    President Emmanuel Macron is expected to announce further restrictions in a televised address on Wednesday. Local media reports suggest that cities considered hotspots, including Paris, could face evening curfews.

    Earlier, German Chancellor Angela Merkel said she was "watching with great concern" the situation in Europe, and added: "I must say the situation continues to be serious."

    What was announced in the Czech Republic?

    Schools, bars and clubs will be closed until 3 November while restaurants will be restricted to deliveries and takeaways, until 20:00.

    University dorms are also being closed temporarily, and all school lessons will continue at home via the internet. Kindergartens will stay open and special provision will be made for the children of critical care workers.

    Masks, already being worn in shops and on public transport, will also have to be worn at tram stops and on train platforms. The maximum for people gathering in a group, whether indoors or outside, will be six.

    There have been 1,051 deaths from Covid-19 in the Czech Republic since 1 March, when the country identified its first cases. The highest number of deaths in one day - 52 - occurred on Friday, the daily Ceske Noviny reports.

    In its report for 13 October the EU's European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC) shows that confirmed new Covid cases in the Czech Republic in the past 14 days totalled 55,538 - higher than the 42,032 in neighbouring Germany, whose population is eight times bigger.

    In March the Czech Republic was quick to impose a strict lockdown, shutting its borders and making mask-wearing compulsory.

    But in late June restrictions, including compulsory masks, were abandoned and a huge dinner party was held on Prague's Charles Bridge to celebrate the so-called end of the coronavirus crisis.




    Half-way to hell?

    By Rob Cameron, BBC correspondent in Prague

    There is a touch of Kremlinology to interpreting the official Covid response here. Statements must be viewed through a prism of political realities, in a land governed by a coalition of rivals.

    But every so often a statement is so sobering it is difficult to dismiss it as point-scoring. On Monday it was provided by Czech Interior Minister Jan Hamacek: "80,000 active cases is a problem, 120,000 is the point of no return. We're now at 61,000." Those cases are now rising faster than anywhere else in Europe.

    Mr Hamacek has been among those calling for a full lockdown; the new rules have instead been described as "soft lockdown". But will they be enough? The sense amongst those who must obey them is no. And if this is not enough, and Mr Hamacek's warning of "mobile morgues in car parks" becomes true, who is to blame?

    Not, it seems, Prime Minister Andrej Babis. The man accused of overruling tougher measures in September was asked if he now felt a sense of responsibility for the country's current predicament. "No," he replied, at the close of an increasingly testy online press briefing. "My conscience is clear."




    What was announced in the Netherlands?

    The four-week partial lockdown will see bars, restaurants, terraces and cannabis cafes being shut from Wednesday night, and only takeaway services will be allowed. Grocery stores are banned from selling alcohol after 20:00.

    "It hurts but it's the only way, we have to be stricter," Prime Minister Mark Rutte said in a news conference.

    But there will be no changes to schools' activities. People are being asked to work from home and use public transport for essential journeys only.

    Infections in the country have gone up 60% with almost 44,000 new cases in a week. Mr Rutte warned that 75% of regular hospital care would have to be cancelled if the numbers kept increasing.

    On Tuesday, the country reported a daily record of nearly 7,400 new infections.




    What is happening elsewhere in Europe?


    • An Austrian report into the Ischgl ski resort outbreak that affected more than 6,000 European tourists in March has criticised the local mayor, regional authorities and even Chancellor Sebastian Kurz. Skiing was allowed to continue for three days too long, and when evacuation came it was rushed and disorganised, the report says
    • A new Italian decree bans school trips and amateur contact sports such as football in the park. Private parties are banned and Italians are strongly urged to limit home visits to six people
    • Russia reported record high daily cases - almost 14,000 - and deaths, 244, but the authorities said they did not plan to impose lockdowns across the country



    /* src.: https://www.bbc.com/news/world-europe-54522279
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #1060
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368



    French police shoot dead man who slit teacher's throat

    By Tangi Salaün, Geert De Clercq

    PARIS (Reuters) - French police on Friday shot dead a man who minutes earlier had killed a middle school teacher by slitting his throat in the street in a suburb of Paris, police said on Friday.

    The teacher had shown pupils in his class cartoons of the Prophet Mohammad, which are considered by Muslims to be blasphemous, according to a police source.

    France’s anti-terror prosecutor said it was investigating the attack, which took place in Conflans Sainte-Honorine, a suburb north-west of Paris.

    The suspected attacker was spotted by a police patrol while carrying a knife a short distance from the scene of the attack. The police shot the suspect dead, according to a police spokesman.

    A police source said that witnesses had heard the attacker shout “Allah Akbar”, or “God is Great”. The police spokesman said that information was being checked.

    Another police source also said the victim had been decapitated in the attack, but this was not confirmed.

    France has over the past several years seen a series of violent attacks carried out by Islamist militants.

    Late last month, a man who emigrated to France from Pakistan used a meat cleaver to attack and wound two people outside the former offices of satirical magazine Charlie Hebdo.

    That was the spot where Islamist militants gunned down employees of the magazine five years ago in retaliation for the magazine’s publication of cartoons of the Prophet Mohammad.

    Reporting by Geert De Clercq and Dominique Vidalon; Writing by Christian Lowe


    /* src.: https://uk.reuters.com/article/uk-fr...KBN2712MH?il=0

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:56 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh