Register
Page 12 of 186 FirstFirst ... 210111213142262112 ... LastLast
Results 111 to 120 of 1857

Thread: Âu

  1. #111
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Cuộc tranh luận ra khỏi lề từ giây phút đầu tiên

    Bài viết của Sascha Lehnartz

    Người Pháp được xem một cuộc tranh luận tay đôi tệ nhất chưa từng có của hai ứng cử viên tổng thống. Với kiểu la làng lăng mạ cá nhân, bà Marine Le Pen đã kéo đối thủ ông Macron của mình xuống nước theo trình độ của bà.



    Sau cùng các ứng cử viên tổng thống có tiết mục "carte blanche", họ có 2 phút để trình bày một đề tài từ đáy lòng mà trong hai giờ đồng hồ do tranh luận kéo dài mà chưa nói được. Trong một khoảnh khắc thật ngắn có được cảm giác ở những giây phút cuối rằng cuộc tranh luận có một trình độ chấp nhận được, sau một buổi thảo luận toàn là đấu võ miệng thô tục dai dẳng.

    Emmanuel Macron hứa hẹn khi làm tổng thống sẽ hỗ trợ quyền lợi của người khuyết tật và đặc biệt là những người bị bệnh tự kỷ có được phương tiện chăm sóc tốt hơn. Marine Le Pen trả lời rằng dĩ nhiên bà cũng sẽ cải thiện tình trạng những người bị giới hạn. Nhưng sau đó bà cũng chêm vào được một câu phụ chú mang so sánh người khuyết tật với người nhập cư. Rằng ngân sách đã tốn nhiều tiền cho người nhập cư mà người tự kỷ chẳng còn được bao nhiêu. Kiểu biện hộ xảy ra gần như theo kiểu như vậy. Đó là một trong hàng loạt ý tưởng tung ra kiểu trồng chuối ngược đầu mà Marine Le Pen trong đêm trình diễn trước màn hình phải suy nghĩ lại này.

    Dân Pháp được mục kích một cuộc tranh luận tay đôi tệ nhất chưa từng có của hai ứng cử viên tổng thống trong lịch sử nền đệ ngũ cộng hòa. Những ai hôm nay vẫn chưa biết Chủ Nhật này phải bầu cho ai, cũng sẽ không rút tỉa được gì qua chương trình này. Nói cách khác: Ai ngày hôm nay vẫn chưa biết rằng họ sẽ bầu ai ngày Chủ Nhật coi như là hết thuốc chữa.

    Các cuộc tranh luận tay đôi trên truyền hình lúc trước có trình độ hơn

    Sự đột nhập kinh khủng về trình độ thảo luận càng rõ rệt hơn khi cao điểm của cuộc tranh luận lần trước được lặp lại: Giscard d’Estaing, người bóp chết Mitterrand năm 1974 với câu nói: "Ông không có được hết lòng dân".

    Jacques Chirac, người vào năm 1988 từng nghĩ rằng mình siêu việt khi nhập đề rằng, ông ta hiện diện đêm nay không ở trong cương vị thủ tướng và đối thủ của ông ta, ông François Mitterrand cũng không phải là tổng thống. Họ chỉ là hai ứng cử viên tổng thống, cho nên ông ta cũng sẽ không xưng hô "thưa ông tổng thống" mà chỉ nói là "thưa ông Mitterrand" mà thôi.

    Ông tổng thống tiếu lâm trả đũa câu độc rằng: "Ông nói hoàn toàn có lý, thưa ông thủ tướng". Nicolas Sarkozy người từng ném một câu năm 2007 cho bà Ségolène Royal: "Làm tổng thống là phải bình tĩnh".

    Rồi sau cùng đến François Hollande trước đây 5 năm trong buổi tranh luận với Nicolas Sarkozy luôn luôn cướp ngôi với 16 lần lặp đi lặp lại ngữ vựng "Nếu tôi là tổng thống ..." - và trước 18 triệu dân Pháp xem truyền hình ông giới thiệu mình biến thành một lực lượng cà lăm.

    Người dẫn chương trình chỉ theo dõi như không có can dự gì

    Một loại tuyệt phẩm có ảnh hưởng quyết định cho cuộc bầu cử như vậy lần này khán giả không được chiêm ngưỡng. Cuộc tranh luận lần này đã leo lề ngay từ phút đầu. Cũng do hai người dẫn chương trình mà đáng lý họ không xứng đáng được nhận gọi như vậy.

    Bà Nathalie Saint-Cricq và ông Christophe Jakubyszyn trông có vẻ như người được thắng giải có hai cái vé ngồi hàng đầu. Rất tiếc dường như không có ai nói cho họ biết là họ phải dẫn dắt một chương trình tranh luận chức tổng thống cả. Họ ngồi xem hai ứng cử viên cứ tiếp tục lăng mạ nhau như không có can dự gì.

    Tuy rằng việc cãi nhau từ phút ban đầu theo phong cách kê tủ đứng bằng miệng không phải chỉ vì lý do bất tham dự của hoạt náo viên mà còn đặc biệt vì kiểu giận dữ cấu cào của bà Marine Le Pen.

    Bà này nhập cuộc như một con chó săn vịt được chích Ketamine. Với câu mở lời đầu tiên bà đã đối đầu với Macron ngay: Ông là ứng cử viên của sự toàn cầu hóa, của phá hợp đồng, của dân đầu têu tài chánh, của thứ người từ kỹ nghệ - ngắn gọn: là một người chuyên về đầu tư ngân hàng lãnh đạm.

    Le Pen mắng Macron là tôi tớ của Angela Merkel

    Với kiểu đánh phủ đầu bằng cách lăng mạ cá nhân, Marine Le Pen đã làm được một điều: bà ta kéo được đối thủ của mình xuống nước theo trình độ của mình. Đối thủ của bà vui vẻ kê lại: Marine Le Pen mới vừa chứng minh bà ấy có đầu óc sâu sắc, Macron nói, một người phụ nữ thừa hưởng tính cách cực hữu của cha, cứ tiếp tục bình thản cái "Logorrhoe" - tầm phào của bà ấy. Trong giọng điệu này họ tiếp tục tranh luận 2 giờ đồng hồ.

    Le Pen tự phong hết lúc này đến lúc khác danh hiệu "Nữ ứng cử viên của dân" và mắng Macron là người thừa kế của Hollande, là kẻ thất bại an ninh chính trị, là tôi tớ của Angela Merkel, là người khinh khi giới lao động tay chân và kẻ vũ phu thấp hèn, là (một chữ chửi thú vị) "Europeist" (Thằng hám châu âu), là một người mở cửa biên giới, là một người thấu hiểu khủng bố - và luôn luôn là kẻ đại diện một nước Pháp chỉ biết "thần phục". Khi thì thần phục Đức, khi thì thần phục Mỹ, khi thần phục thị trường tài chánh, khi thì thần phục Cộng đồng chung châu Âu. Chiến thuật của Le Pen là "trump-hóa" cuộc tranh luận, cự tuyệt mọi cách nói chuyện nghiêm túc.

    Macron: "Madame Le Pen, bà nói toàn chuyện nhảm nhí"

    Macron trả đũa bằng cách gọi Le Pen là người đại diện cho sự thù hằn và đại diện cho những người ghét ngoại quốc, đại diện cho sự tụt hậu, của quá khứ. Đặc biệt là ông ta cáo buộc bà này khi là "người man trá" và "không có kiến thức". "Madame Le Pen, bà nói toàn chuyện nhảm nhí" („n’importe quoi“), ông ấy ném vào đầu bà này gần chục lần.

    Thực sự bà Marine Le Pen không cho được ấn tượng vững vàng khi bàn về các đề tài có sách có chứng. May mắn cho bà là không bị quá nhiều trận. Nếu có thì bà bị lung lay và ghi chú lung tung lên giấy. Bà nhầm lẫn giữa các nhà cho thuê mạng điện thoại với các công ty cung cấp năng lượng lúc bà cố gắng dồn ông cựu bộ trưởng kinh tế trách nhiệm vụ bán sạch nền kỹ nghệ Pháp.



    Khi gặp phải phản biện bà thường chỉ tối đa là phản ứng bằng cách cười nhạo báng. Bà cáo buộc Macron "làm cố vấn 4 năm cho Hollande và 2 năm làm bộ trưởng", ý bà là nhiệm kỳ tổng thống chỉ kéo dài có 5 năm.

    Bà giới thiệu một đề nghị lộn xộn gây cấn về việc xử dụng lại đồng Franc cho người Pháp cũng như đồng Ecu cho việc kế toán - đồng thời vẫn giữ đồng Euro cho các công ty lớn. Và tương đối ít bất ngờ là việc bà muốn đóng ngay tất cả cửa biên giới và "đuổi" sạch các đối tượng có nguy cơ khủng bố.

    Macron muốn thấy một nước Pháp mạnh mẽ trong Châu Âu


    Macron cố gắng chống chọi như điều ông gọi là "Tinh thần chủ bại" thành "Tinh thần chủ chiến". Le Pen muốn "thoát thân khỏi dòng lịch sử", còn ông ta thì muốn "một nước Pháp mạnh mẽ trong một Châu Âu được bảo vệ". Việc ông mất lý trí sau cùng khi chửi bà đối thủ là "ký sinh trùng của hệ thống" xem như không được hoàn toàn thanh lịch cho lắm.

    Các kế hoạch của Macron có vẻ còn nhiều chỗ chưa chín chắn, và một số thành phần sản xuất trong dân chúng có thể khó đè nén bực dọc về cái kênh kiệu của đứa con 39 tuổi đa tài kia. Kiểu trình bày của ông này luôn mang một chút dáng vẻ dạy đời. Trong trường hợp bình thường có lẽ người ta sẽ cầu mong cho anh chàng "lên thẳng" này phải nên thua một trận bầu cử để bay trở về với thực tế một chút. Nhưng mà nước Pháp không còn thời gian mơ mộng nữa.

    Theo thăm dò đầu tiên của đài truyền hình BFMTV có 63 phần trăm dân Pháp nghĩ rằng Macron sẽ thắng trong cuộc đấu tay đôi này, cuộc bầu mà giới truyền thông Pháp e dè gọi là "căng thẳng" hoặc là "mạnh bạo". Có 35 phần xem Marien Le Pen sẽ dẫn đầu.

    Chỉ có thể hi vọng rằng các con số này gần gũi với thực tế. Bởi vì hoặc là Macron thắng cử vào Chủ Nhật tuần này, còn không là nước Pháp tự bỏ cuộc.

    (* theo Welt.de )

    Last edited by Triển; 05-04-2017 at 06:27 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #112
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    #Giả danh khủng bố




    Nghi ngờ một người lính Đức đóng vai người tị nạn khủng bố



    Một người lính Đức giả người tị nạn chiến tranh từ Syria và đã lên kế hoạch khủng bố. Theo công tố viện Frankfurt cho biết sau một ngày bắt người đàn ông 28 tuổi đang trong khóa huấn luyện ở Hammelburg, rằng người đại úy Đức này đã khai man danh tính nộp đơn tị nạn và nhận tiền trợ cấp. Anh này đóng quân ở thành phố Illkirch thuộc Elsass thuộc đơn vị nhảy dù trong một lữ đoàn Đức - Pháp. Thanh tra cho rằng đây là một trường hợp đặc biệt có động cơ thù ghét người ngoại quốc.

    Người lính Đức đóng quân bên Pháp này bị tình nghi từ ba tháng trước vì anh ta giấu một khẩu súng 7,65 li trong nhà cầu của phi trường ở Viena. Lúc anh ta định lấy khẩu súng lục từ chỗ giấu ra thì bị nhà chức trách Áo bắt tạm giữ vào ngày 3 Tây tháng Hai. Anh lính này không có giấy phép xử dụng khẩu súng này. Khẩu súng này cũng không thuộc súng của quân đội Đức, bởi vì súng lục bình thường của quân đội Đức có đạn 9 li.

    Theo sự điều tra của công tố viện và Bộ hình sự liên bang Đức (BKA) thì người đàn ông này đã giả dạng người tị nạn Syria ghi danh dưới tên khác xin tị nạn ở trại chuyển tiếp ở Gießen vào cuối tháng Mười Hai năm 2015. Đầu tháng Giêng năm 2016 anh này nộp đơn xin tị nạn ở trại chuyển tiếp thuộc thành phố Zirndorf. Theo đó thì nhà chức trách hoàn toàn không nghi ngờ lúc anh này ghi danh. Sau đó y còn được nhận chỗ ở trong một trại tị nạn và từ tháng Giêng năm 2016 cũng được nhận tiền dưới tên tuổi giả.

    Một nữ phát ngôn viên của Bộ hình sự cho biết, "Không phải vì anh ta đóng quân ở Pháp rồi phải ở đó mỗi ngày. Y có thể tự do đi lại trong thời gian nghỉ." Đã tìm thấy căn cứ động cơ thù ghét người ngoại quốc ở anh lính này. Vì vậy người ta nghi ngờ rằng anh này trước đó giấu vũ khí ở phi trường Viena đã có lên kế hoạch phạm tội hình sự, bà tổng biện lý Nadja Niesen cho biết. Chi tiết chưa được biết thêm.

    Tiếp theo là một nghi phạm sinh viên 24 tuổi khác

    Trong kế hoạch khủng bố có lẽ có sự hợp tác của một sinh viên 24 tuổi. Anh này cũng đã bị bắt. Thanh tra cũng tìm thấy nơi anh này các dẫn chứng có bối cảnh thù ghét người ngoại quốc. Cả hai đều là người quê quán ở thành phố Offenbach và liên lạc qua email với nhau. Thanh tra đã tìm thấy trong nhà người sinh viên này các vật thể phạm luật giữ vũ khí, luật vũ khí chiến tranh và luật chất nổ.

    90 cảnh sát của bộ hình sự và cảnh sát tiểu bang Hessen và tiểu bang Bayern cũng như cảnh sát Áo và an ninh Pháp đã lục xét hôm thứ Tư 16 phòng ốc và cơ sở quân đội Đức, Áo và Pháp. Ngoài nhà của 2 nghi phạm, thanh tra cũng theo dõi nhà cửa của những người bị nghi can. Họ đã tịch thu điện thoại di động, máy móc Laptops và các giấy tờ tài liệu lấy được.


    (theo Süddeutsche Zeitung)




    Hiện anh lính trẻ này đang bị bắt giam trong lúc điều tra. Hôm nay lại lòi ra một chi tiết mới. Anh đại uý này đã trộm của quân đội Đức 1000 viên đạn các loại súng G36, G3, P8. Luận án ra trường của anh này có nhiều yếu tố cực hữu. Hậu quả là bà bộ trưởng bộ quốc phòng đã ra lệnh điều tra cả cấp trên của anh này. Sự việc ngày một nghiêm trọng. Thứ Năm hôm qua bà bộ trưởng quốc phòng đã họp với một 100 tướng lãnh để cố vấn sự việc. Người ta có nghi ngờ trong quân đội Đức có len lỏi phe nhóm cực hữu "có hệ thống".

    (theo Spiegel Online)





    G36:




    G3:





    P8:




    (* nguồn hình Wiki)

    Last edited by Triển; 05-04-2017 at 09:50 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #113
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Cuộc tranh luận ra khỏi lề từ giây phút đầu tiên

    Bài viết của Sascha Lehnartz

    Người Pháp được xem một cuộc tranh luận tay đôi tệ nhất chưa từng có của hai ứng cử viên tổng thống. Với kiểu la làng lăng mạ cá nhân, bà Marine Le Pen đã kéo đối thủ ông Macron của mình xuống nước theo trình độ của bà.



    Sau cùng các ứng cử viên tổng thống có tiết mục "carte blanche", họ có 2 phút để trình bày một đề tài từ đáy lòng mà trong hai giờ đồng hồ do tranh luận kéo dài mà chưa nói được. Trong một khoảnh khắc thật ngắn có được cảm giác ở những giây phút cuối rằng cuộc tranh luận có một trình độ chấp nhận được, sau một buổi thảo luận toàn là đấu võ miệng thô tục dai dẳng.

    Emmanuel Macron hứa hẹn khi làm tổng thống sẽ hỗ trợ quyền lợi của người khuyết tật và đặc biệt là những người bị bệnh tự kỷ có được phương tiện chăm sóc tốt hơn. Marine Le Pen trả lời rằng dĩ nhiên bà cũng sẽ cải thiện tình trạng những người bị giới hạn. Nhưng sau đó bà cũng chêm vào được một câu phụ chú mang so sánh người khuyết tật với người nhập cư. Rằng ngân sách đã tốn nhiều tiền cho người nhập cư mà người tự kỷ chẳng còn được bao nhiêu. Kiểu biện hộ xảy ra gần như theo kiểu như vậy. Đó là một trong hàng loạt ý tưởng tung ra kiểu trồng chuối ngược đầu mà Marine Le Pen trong đêm trình diễn trước màn hình phải suy nghĩ lại này.

    Dân Pháp được mục kích một cuộc tranh luận tay đôi tệ nhất chưa từng có của hai ứng cử viên tổng thống trong lịch sử nền đệ ngũ cộng hòa. Những ai hôm nay vẫn chưa biết Chủ Nhật này phải bầu cho ai, cũng sẽ không rút tỉa được gì qua chương trình này. Nói cách khác: Ai ngày hôm nay vẫn chưa biết rằng họ sẽ bầu ai ngày Chủ Nhật coi như là hết thuốc chữa.

    Các cuộc tranh luận tay đôi trên truyền hình lúc trước có trình độ hơn

    Sự đột nhập kinh khủng về trình độ thảo luận càng rõ rệt hơn khi cao điểm của cuộc tranh luận lần trước được lặp lại: Giscard d’Estaing, người bóp chết Mitterrand năm 1974 với câu nói: "Ông không có được hết lòng dân".

    Jacques Chirac, người vào năm 1988 từng nghĩ rằng mình siêu việt khi nhập đề rằng, ông ta hiện diện đêm nay không ở trong cương vị thủ tướng và đối thủ của ông ta, ông François Mitterrand cũng không phải là tổng thống. Họ chỉ là hai ứng cử viên tổng thống, cho nên ông ta cũng sẽ không xưng hô "thưa ông tổng thống" mà chỉ nói là "thưa ông Mitterrand" mà thôi.

    Ông tổng thống tiếu lâm trả đũa câu độc rằng: "Ông nói hoàn toàn có lý, thưa ông thủ tướng". Nicolas Sarkozy người từng ném một câu năm 2007 cho bà Ségolène Royal: "Làm tổng thống là phải bình tĩnh".

    Rồi sau cùng đến François Hollande trước đây 5 năm trong buổi tranh luận với Nicolas Sarkozy luôn luôn cướp ngôi với 16 lần lặp đi lặp lại ngữ vựng "Nếu tôi là tổng thống ..." - và trước 18 triệu dân Pháp xem truyền hình ông giới thiệu mình biến thành một lực lượng cà lăm.

    Người dẫn chương trình chỉ theo dõi như không có can dự gì

    Một loại tuyệt phẩm có ảnh hưởng quyết định cho cuộc bầu cử như vậy lần này khán giả không được chiêm ngưỡng. Cuộc tranh luận lần này đã leo lề ngay từ phút đầu. Cũng do hai người dẫn chương trình mà đáng lý họ không xứng đáng được nhận gọi như vậy.

    Bà Nathalie Saint-Cricq và ông Christophe Jakubyszyn trông có vẻ như người được thắng giải có hai cái vé ngồi hàng đầu. Rất tiếc dường như không có ai nói cho họ biết là họ phải dẫn dắt một chương trình tranh luận chức tổng thống cả. Họ ngồi xem hai ứng cử viên cứ tiếp tục lăng mạ nhau như không có can dự gì.

    Tuy rằng việc cãi nhau từ phút ban đầu theo phong cách kê tủ đứng bằng miệng không phải chỉ vì lý do bất tham dự của hoạt náo viên mà còn đặc biệt vì kiểu giận dữ cấu cào của bà Marine Le Pen.

    Bà này nhập cuộc như một con chó săn vịt được chích Ketamine. Với câu mở lời đầu tiên bà đã đối đầu với Macron ngay: Ông là ứng cử viên của sự toàn cầu hóa, của phá hợp đồng, của dân đầu têu tài chánh, của thứ người từ kỹ nghệ - ngắn gọn: là một người chuyên về đầu tư ngân hàng lãnh đạm.

    Le Pen mắng Macron là tôi tớ của Angela Merkel

    Với kiểu đánh phủ đầu bằng cách lăng mạ cá nhân, Marine Le Pen đã làm được một điều: bà ta kéo được đối thủ của mình xuống nước theo trình độ của mình. Đối thủ của bà vui vẻ kê lại: Marine Le Pen mới vừa chứng minh bà ấy có đầu óc sâu sắc, Macron nói, một người phụ nữ thừa hưởng tính cách cực hữu của cha, cứ tiếp tục bình thản cái "Logorrhoe" - tầm phào của bà ấy. Trong giọng điệu này họ tiếp tục tranh luận 2 giờ đồng hồ.

    Le Pen tự phong hết lúc này đến lúc khác danh hiệu "Nữ ứng cử viên của dân" và mắng Macron là người thừa kế của Hollande, là kẻ thất bại an ninh chính trị, là tôi tớ của Angela Merkel, là người khinh khi giới lao động tay chân và kẻ vũ phu thấp hèn, là (một chữ chửi thú vị) "Europeist" (Thằng hám châu âu), là một người mở cửa biên giới, là một người thấu hiểu khủng bố - và luôn luôn là kẻ đại diện một nước Pháp chỉ biết "thần phục". Khi thì thần phục Đức, khi thì thần phục Mỹ, khi thần phục thị trường tài chánh, khi thì thần phục Cộng đồng chung châu Âu. Chiến thuật của Le Pen là "trump-hóa" cuộc tranh luận, cự tuyệt mọi cách nói chuyện nghiêm túc.

    Macron: "Madame Le Pen, bà nói toàn chuyện nhảm nhí"

    Macron trả đũa bằng cách gọi Le Pen là người đại diện cho sự thù hằn và đại diện cho những người ghét ngoại quốc, đại diện cho sự tụt hậu, của quá khứ. Đặc biệt là ông ta cáo buộc bà này khi là "người man trá" và "không có kiến thức". "Madame Le Pen, bà nói toàn chuyện nhảm nhí" („n’importe quoi“), ông ấy ném vào đầu bà này gần chục lần.

    Thực sự bà Marine Le Pen không cho được ấn tượng vững vàng khi bàn về các đề tài có sách có chứng. May mắn cho bà là không bị quá nhiều trận. Nếu có thì bà bị lung lay và ghi chú lung tung lên giấy. Bà nhầm lẫn giữa các nhà cho thuê mạng điện thoại với các công ty cung cấp năng lượng lúc bà cố gắng dồn ông cựu bộ trưởng kinh tế trách nhiệm vụ bán sạch nền kỹ nghệ Pháp.



    Khi gặp phải phản biện bà thường chỉ tối đa là phản ứng bằng cách cười nhạo báng. Bà cáo buộc Macron "làm cố vấn 4 năm cho Hollande và 2 năm làm bộ trưởng", ý bà là nhiệm kỳ tổng thống chỉ kéo dài có 5 năm.

    Bà giới thiệu một đề nghị lộn xộn gây cấn về việc xử dụng lại đồng Franc cho người Pháp cũng như đồng Ecu cho việc kế toán - đồng thời vẫn giữ đồng Euro cho các công ty lớn. Và tương đối ít bất ngờ là việc bà muốn đóng ngay tất cả cửa biên giới và "đuổi" sạch các đối tượng có nguy cơ khủng bố.

    Macron muốn thấy một nước Pháp mạnh mẽ trong Châu Âu


    Macron cố gắng chống chọi như điều ông gọi là "Tinh thần chủ bại" thành "Tinh thần chủ chiến". Le Pen muốn "thoát thân khỏi dòng lịch sử", còn ông ta thì muốn "một nước Pháp mạnh mẽ trong một Châu Âu được bảo vệ". Việc ông mất lý trí sau cùng khi chửi bà đối thủ là "ký sinh trùng của hệ thống" xem như không được hoàn toàn thanh lịch cho lắm.

    Các kế hoạch của Macron có vẻ còn nhiều chỗ chưa chín chắn, và một số thành phần sản xuất trong dân chúng có thể khó đè nén bực dọc về cái kênh kiệu của đứa con 39 tuổi đa tài kia. Kiểu trình bày của ông này luôn mang một chút dáng vẻ dạy đời. Trong trường hợp bình thường có lẽ người ta sẽ cầu mong cho anh chàng "lên thẳng" này phải nên thua một trận bầu cử để bay trở về với thực tế một chút. Nhưng mà nước Pháp không còn thời gian mơ mộng nữa.

    Theo thăm dò đầu tiên của đài truyền hình BFMTV có 63 phần trăm dân Pháp nghĩ rằng Macron sẽ thắng trong cuộc đấu tay đôi này, cuộc bầu mà giới truyền thông Pháp e dè gọi là "căng thẳng" hoặc là "mạnh bạo". Có 35 phần xem Marien Le Pen sẽ dẫn đầu.

    Chỉ có thể hi vọng rằng các con số này gần gũi với thực tế. Bởi vì hoặc là Macron thắng cử vào Chủ Nhật tuần này, còn không là nước Pháp tự bỏ cuộc.

    (* theo Welt.de )




    Hôm qua báo Đức bình luận, hôm nay coi báo Tây bình luận ....




    Pháp : Tranh luận nảy lửa giữa Macron-Le Pen

    Thu Hằng, Thùy Dương
    Đăng ngày 04-05-2017
    Sửa đổi ngày 04-05-2017 17:30


    Ứng cử viên tổng thống Pháp 2017: Emmanuel Macron (P) và Marine Le Pen chụp ảnh chung trước khi bước vào cuộc tranh luận trên truyền hình ngày 03/05/2017.
    REUTERS/Eric Feferberg

    Tối hôm qua, 03/05/2017, cuộc tranh luận truyền hình nhằm mục đích thuyết phục các cử tri còn lưỡng lự hoặc sẽ vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 ngày 07/05, giữa hai ứng viên tổng thống Marine Le Pen và Emmanuel Maron đã trở thành một cuộc đối đầu nảy lửa và lộn xộn với những lời chỉ trích « ăn miếng trả miếng ».

    Khoảng 16,5 triệu khán giả đã theo dõi cuộc tranh luận kéo dài hơn 2 giờ 30 trên các kênh truyền hình TF1 và France 2. Các chủ đề chính được hai ứng viên tổng thống tranh luận là vấn đề kinh tế, vị trí của nước Pháp trong Liên Hiệp Châu Âu và khu vực đồng euro, an ninh-khủng bố, thị trường lao động và giáo dục.

    Theo rút thăm, bà Le Pen bắt đầu buổi tranh luận và ông Macron là người kết luận. Tuy nhiên, ngay những phút đầu tiên, ứng viên cực hữu đảng Mặt Trận Quốc Gia (Front National, FN) đã tấn công trực diện đối thủ Emmanuel Macron thuộc phong trào Tiến Bước! (En Marche!), cho rằng ông là « ứng viên của tiến trình toàn cầu hóa man dại, tình trạng bấp bênh, tư tưởng cộng đồng », tất cả đều do tổng thống thuộc đảng Xã Hội sắp mãn nhiệm François Hollande giật dây.

    Ông Macron đáp trả bà Le Pen là ứng viên gieo rắc « hận thù » và « dối trá », không muốn « một cuộc tranh luận dân chủ, công bằng và cởi mở ». Hai ứng viên liên tục cáo buộc nhau « nói dối », « sai sự thật ».

    Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng trên vấn đề khủng bố thánh chiến, nhà máy Whirlpool tại Amiens sẽ bị chuyển sang Ba Lan và nước Pháp rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu và khối đồng tiền chung.

    Trên mạng Twitter, ông Jean-Luc Mélenchon, ứng viên đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (La France insoumise), về thứ 4 trong vòng 1, đánh giá : « Không một ai trong hai người tỏ ra xuất sắc. Một cuộc cãi vã vụn vặt. Nực cười. Thảm họa cho đất nước ».

    Trả lời phỏng vấn đài phát thanh France Inter ngày 04/05, ứng viên Emmanuel Macron cho rằng phải « đánh bại » Mặt Trận Quốc Gia « dù bị ô danh một chút ». Ông khẳng định là nạn nhân của những lời xúc phạm « từ nhiều tháng qua trên internet ».

    Cuộc tranh luận tối 03/05 là cơ hội để ông đáp trả một cách đầy đủ. Ông cũng cho biết « đã nghĩ rất nhiều đến Jacques Chirac », vì trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002, ứng viên lọt vào vòng hai Jacques Chirac đã khiến công luận bất ngờ khi từ chối tranh luận trực tiếp với ông Jean-Marie Le Pen, cha của bà Marine Le Pen.

    Thăm dò ý kiến sau tranh luận

    Theo thăm dò ý kiến Elabe thực hiện cho BFM TV sau cuộc tranh luận tối 03/05 trên truyền hình giữa hai ứng viên tổng thống Emmanuel Macron và Marine Le Pen, 63% số người được hỏi đánh giá chương trình tranh cử của ứng viên của phong trào Tiến Bước! thuyết phục hơn chương trình tranh cử của đối thủ đảng cực hữu. Ứng viên Le Pen chỉ được 34% số người được hỏi ủng hộ.

    Những con số này cho thấy ứng viên Macron đang có ưu thế hơn so với bà Le Pen. Tỉ lệ trên cũng khớp với kết quả thăm dò ý định bỏ phiếu công bố hôm Chủ Nhật 07/05, theo đó 60% số người được hỏi có ý định bỏ phiếu cho Macron trong vòng 2 diễn ra vào ngày 07/05.

    Ngày 04/05, ứng viên Marine Le Pen đánh giá là dù cuộc tranh luận « làm thay đổi các thông lệ », nhưng điều này là quan trọng để « thức tỉnh người dân Pháp ». Theo AFP, bà Le Pen cũng giải thích mục đích của bà là « vén màn bí mật » về tính cách cũng như con đường hoạt động chính trị của đối thủ Macron.

    Trong khi đó, ứng viên Emmanuel Macron cùng ngày 04/05 đã khởi kiện đối thủ Marine Le Pen là « tung tin giả », « vu khống » Macron khi nói rằng ông có tài khoản ở thiên đường thuế khóa ở Bahamas trong buổi tranh luận được truyền hình trực tiếp tối hôm trước. Một nguồn tin tư pháp tiết lộ Viện Công Tố Paris ngay lập tức đã mở cuộc điều tra ban đầu việc Marine Le Pen « tung tin giả ».

    Về chương trình vận động cử tri, ứng viên Marine Le Pen hôm nay tới tiếp xúc cử tri tại tỉnh Ille et Vilaine và Somme (tây bắc Pháp), còn ứng viên Emmanuel Macron sẽ tổ chức mít-tinh tại vùng Albi (phía nam nước Pháp).


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170504-phap-...lua-va-lon-xon )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #114
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Hôm qua báo Đức bình luận, hôm nay coi báo Tây bình luận ....




    Pháp : Tranh luận nảy lửa giữa Macron-Le Pen

    Thu Hằng, Thùy Dương
    Đăng ngày 04-05-2017
    Sửa đổi ngày 04-05-2017 17:30


    Ứng cử viên tổng thống Pháp 2017: Emmanuel Macron (P) và Marine Le Pen chụp ảnh chung trước khi bước vào cuộc tranh luận trên truyền hình ngày 03/05/2017.
    REUTERS/Eric Feferberg

    Tối hôm qua, 03/05/2017, cuộc tranh luận truyền hình nhằm mục đích thuyết phục các cử tri còn lưỡng lự hoặc sẽ vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 ngày 07/05, giữa hai ứng viên tổng thống Marine Le Pen và Emmanuel Maron đã trở thành một cuộc đối đầu nảy lửa và lộn xộn với những lời chỉ trích « ăn miếng trả miếng ».

    Khoảng 16,5 triệu khán giả đã theo dõi cuộc tranh luận kéo dài hơn 2 giờ 30 trên các kênh truyền hình TF1 và France 2. Các chủ đề chính được hai ứng viên tổng thống tranh luận là vấn đề kinh tế, vị trí của nước Pháp trong Liên Hiệp Châu Âu và khu vực đồng euro, an ninh-khủng bố, thị trường lao động và giáo dục.

    Theo rút thăm, bà Le Pen bắt đầu buổi tranh luận và ông Macron là người kết luận. Tuy nhiên, ngay những phút đầu tiên, ứng viên cực hữu đảng Mặt Trận Quốc Gia (Front National, FN) đã tấn công trực diện đối thủ Emmanuel Macron thuộc phong trào Tiến Bước! (En Marche!), cho rằng ông là « ứng viên của tiến trình toàn cầu hóa man dại, tình trạng bấp bênh, tư tưởng cộng đồng », tất cả đều do tổng thống thuộc đảng Xã Hội sắp mãn nhiệm François Hollande giật dây.

    Ông Macron đáp trả bà Le Pen là ứng viên gieo rắc « hận thù » và « dối trá », không muốn « một cuộc tranh luận dân chủ, công bằng và cởi mở ». Hai ứng viên liên tục cáo buộc nhau « nói dối », « sai sự thật ».

    Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng trên vấn đề khủng bố thánh chiến, nhà máy Whirlpool tại Amiens sẽ bị chuyển sang Ba Lan và nước Pháp rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu và khối đồng tiền chung.

    Trên mạng Twitter, ông Jean-Luc Mélenchon, ứng viên đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (La France insoumise), về thứ 4 trong vòng 1, đánh giá : « Không một ai trong hai người tỏ ra xuất sắc. Một cuộc cãi vã vụn vặt. Nực cười. Thảm họa cho đất nước ».

    Trả lời phỏng vấn đài phát thanh France Inter ngày 04/05, ứng viên Emmanuel Macron cho rằng phải « đánh bại » Mặt Trận Quốc Gia « dù bị ô danh một chút ». Ông khẳng định là nạn nhân của những lời xúc phạm « từ nhiều tháng qua trên internet ».

    Cuộc tranh luận tối 03/05 là cơ hội để ông đáp trả một cách đầy đủ. Ông cũng cho biết « đã nghĩ rất nhiều đến Jacques Chirac », vì trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002, ứng viên lọt vào vòng hai Jacques Chirac đã khiến công luận bất ngờ khi từ chối tranh luận trực tiếp với ông Jean-Marie Le Pen, cha của bà Marine Le Pen.

    Thăm dò ý kiến sau tranh luận

    Theo thăm dò ý kiến Elabe thực hiện cho BFM TV sau cuộc tranh luận tối 03/05 trên truyền hình giữa hai ứng viên tổng thống Emmanuel Macron và Marine Le Pen, 63% số người được hỏi đánh giá chương trình tranh cử của ứng viên của phong trào Tiến Bước! thuyết phục hơn chương trình tranh cử của đối thủ đảng cực hữu. Ứng viên Le Pen chỉ được 34% số người được hỏi ủng hộ.

    Những con số này cho thấy ứng viên Macron đang có ưu thế hơn so với bà Le Pen. Tỉ lệ trên cũng khớp với kết quả thăm dò ý định bỏ phiếu công bố hôm Chủ Nhật 07/05, theo đó 60% số người được hỏi có ý định bỏ phiếu cho Macron trong vòng 2 diễn ra vào ngày 07/05.

    Ngày 04/05, ứng viên Marine Le Pen đánh giá là dù cuộc tranh luận « làm thay đổi các thông lệ », nhưng điều này là quan trọng để « thức tỉnh người dân Pháp ». Theo AFP, bà Le Pen cũng giải thích mục đích của bà là « vén màn bí mật » về tính cách cũng như con đường hoạt động chính trị của đối thủ Macron.

    Trong khi đó, ứng viên Emmanuel Macron cùng ngày 04/05 đã khởi kiện đối thủ Marine Le Pen là « tung tin giả », « vu khống » Macron khi nói rằng ông có tài khoản ở thiên đường thuế khóa ở Bahamas trong buổi tranh luận được truyền hình trực tiếp tối hôm trước. Một nguồn tin tư pháp tiết lộ Viện Công Tố Paris ngay lập tức đã mở cuộc điều tra ban đầu việc Marine Le Pen « tung tin giả ».

    Về chương trình vận động cử tri, ứng viên Marine Le Pen hôm nay tới tiếp xúc cử tri tại tỉnh Ille et Vilaine và Somme (tây bắc Pháp), còn ứng viên Emmanuel Macron sẽ tổ chức mít-tinh tại vùng Albi (phía nam nước Pháp).


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170504-phap-...lua-va-lon-xon )


    Tranh luận Macron-Le Pen : Cuộc đụng độ giữa oán hận và lý trí

    Trọng Thành
    Đăng ngày 04-05-2017
    Sửa đổi ngày 04-05-2017 18:45


    Hai ứng cử viên Emmanuel Macron (t) và Marine Le Pen
    REUTERS/Christian Hartmann

    « Cãi cọ ầm ĩ », « tranh cãi hỗn loạn », « đấu khẩu dữ dội », « cận chiến », « giành giật từng câu chữ » hay « vũng bùn không lối thoát »… là những từ ngữ mà nhiều báo Pháp dành để mô tả cuộc tranh luận lịch sử hôm qua, 03/05/2017, giữa hai ứng cử viên lọt vào chung kết cuộc bầu cử tổng thống, Emmanuel Macron và Marine Le Pen. Ai là người chiến thắng ? Giới quan sát nghiêng về Emmanuel Macron. Về cuộc tranh luận tối hôm qua, tờ Le Figaro thiên hữu có bài xã luận : « Nỗi oán giận và sự tỉnh táo ».

    Theo Le Figaro, « chỉ sau không đầy 5 phút, người coi đã có thể hiểu rằng đây sẽ là cuộc tranh luận dữ dội nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống (Pháp). So với cuộc tranh luận này, thì các cuộc song đấu giữa Giscard d'Estaing và Mitterand năm 1974, hay Chirac-Mitterand năm 1988 chỉ là những tranh cãi dễ chịu trong phòng trà. Còn lần này, mọi thứ đều dữ dội, gây tan nát, thậm chí gây ngao ngán. Hiển nhiên trong chuyện này, bà Marine Le Pen là người có trách nhiệm trước nhất, bởi bà ấy là người đã khởi đầu cuộc chơi với chiến lược mở đường bằng xe tăng, hỏa lực mở về mọi hướng, nói chung là hết sức hỗn loạn, đến mức khó mà gọi cuộc khẩu chiến hôm qua là ‘‘tranh luận’’ ».

    Tuy nhiên, Le Figaro nhấn mạnh rằng : « cần lưu ý là diễn biến dữ dội nói trên đã phản ánh chính cái thời đại mà chúng ta đang sống. Tình hình hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống cuối thế kỷ XX. Giờ đây, thay cho tâm trạng chán nản là những nỗi oán hận ghê gớm, những nỗi sợ sâu sa. Đây là những tình cảm được ghi nhận trong suốt giai đoạn tranh cử hỗn loạn vừa qua. Ứng cử viên Mặt Trận Quốc Gia ở đó để bày tỏ những tình cảm ấy, với một phong cách dữ dội, mà không hề chứng tỏ bà có đủ tư cách để đảm nhiệm cương vị nguyên thủ quốc gia ».

    Tờ báo nhận xét : « Bà Marine Le Pen đã rất mù mờ trong vấn đề nguồn ngân sách chi trả cho các cam kết tranh cử, và thậm chí trở nên rất kỳ quặc khi nói về dự án đưa nước Pháp rời khỏi euro, trở lại với đồng franc, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng đồng euro trong một số giao dịch. Dự án rời euro bị tất cả những người có tiền gửi tiết kiệm, người về hưu, giới doanh nhân, nhỏ, lớn hay vừa, coi là một sự điên rồ. Và trong buổi tranh luận hôm qua, chính Marine Le Pen cũng tỏ ra không tin tưởng vào điều này. Về vấn đề này, Emmanuel Macron đã không quá khó khăn để chứng tỏ ưu thế của lý trí ».

    Tuy nhiên, Le Figaro cảnh báo, « cho dù đắc cử tổng thống ngày Chủ Nhật tới, và điều này là chắc chắn, thì lãnh đạo phong trào Tiến Bước ! cũng cần phải tính đến thái độ của gần một nửa dân Pháp (gồm những người cực hữu và cực tả), đã trở nên oán hận, sau bao nhiêu thất bại của nhiều đời chính phủ. Nhiệm vụ của ông Macron là tự do hóa nền kinh tế Pháp và ngừng tiếp điện cho cỗ máy sản xuất nạn thất nghiệp, vận hành từ 30 năm nay. Bên cạnh đó, việc trở lại với trật tự của nền cộng hòa, cuộc chiến chống nhập cư và trận đấu không khoan nhượng chống khủng bố ». Và trong trường hợp các nỗ lực nói trên thất bại, « thật khó mà dám hình dung điều gì sẽ diễn ra trong cuộc tranh luận tổng thống năm 2022… ».

    Cuộc đấu không cùng đẳng cấp

    Thử thách không dễ dàng với cả hai đối thủ trong cuộc tranh luận lịch sử hôm qua, 03/05/2017. Lần đầu tiên trong lịch sử nền Cộng Hòa V của Pháp, một ứng cử viên lọt vào vòng hai chấp nhận tranh luận trực tiếp với ứng cử viên cực hữu. Trong khi đó, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, với tỉ lệ ủng hộ thấp hơn nhiều theo các thăm dò dư luận, chọn phương cách tấn công làm chính, nhắm vào đối thủ Emmanuel Macron, người được coi là nắm chắc nhiều hồ sơ về kinh tế, sau nhiều năm làm việc trong chính phủ.

    Giới quan sát nghiêng về Emmanuel Macron. Tờ Libération thiên tả nhận xét : « Rõ ràng, (bà Le Pen) không ở cùng đẳng cấp. Nếu gạt qua một bên các nguy cơ gắn liền với dự án của ứng cử viên này, hay những kỳ thị mà bà Le Pen áp đặt cho những người nhập cư, nếu chỉ đơn giản xem xét mức độ nắm vững hồ sơ, độ hợp lý của các tính toán tài chính, độ vững chắc của các đề nghị, tóm lại trong một từ, đó là chất lượng của các lập luận, thì có thể nói rằng ứng cử viên Marine Le Pen chỉ xứng đáng với một cuộc chơi ở hạng hai ».

    « Rõ ràng có nhiều điều để nói về các dự án của Emmanuel Macron, về khả năng thực hiện, về hiệu quả, về các hệ quả tồi tệ có thể xảy ra ». Tuy nhiên, theo Libération, « không thể bằng cách tấn công như vậy. Không thể tấn công đối phương với cùng một trọng pháo bắn một cách ngẫu nhiên như vậy, cùng với một loại đạn như vậy, với các thủ thuật thô thiển như vậy... Dựa chặt vào các hồ sơ mang theo, bám vào các khẩu hiệu tranh cử, lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia liên tục nã đạn trong suốt hai giờ đồng hồ, ắt hẳn do bị ám ảnh bởi 10 điểm thua kém theo các thăm dò dư luận ».

    Chiếc bẫy khẩu chiến

    Báo kinh tế Les Echos cũng thừa nhận : « Macron đã trả đũa hiệu quả trước các đòn tấn công của Le Pen ». Theo nhà bình luận Gregoire Poussielgue của Les Echos, ứng cử viên phong trào Tiến Bước ! đã thành công trong việc « kéo cuộc tranh luận về những vấn đề căn bản », « không bị rơi vào chiếc bẫy cãi vã mà đối thủ giương ra ». Ông đã thành công trong việc đứng vững trên những vấn đề căn bản, để « lên án tính chất rỗng tuếch trong cương lĩnh của đối thủ ».

    Trong phần đầu của cuộc tranh luận về kinh tế, luật lao động, sức mua, ứng viên Tiến Bước ! « đã tỏ ra vượt trội ». Trong lúc đối thủ không ngừng kéo ông về kết quả của nhiệm kỳ 5 năm của chính phủ mãn nhiệm, mà ông từng tham gia một thời gian, thì Macron đã lần lượt trình bày các sáng kiến chính trong cương lĩnh của mình, nhanh chóng đặt bà Le Pen vào tình thế khó xử, trước hết trong vấn đề hai tập đoàn SFR và Alstom, khi cáo buộc đối thủ đã lẫn lộn các hồ sơ này.

    Cũng tương tự như trong các chủ đề an ninh, hay đồng euro, Emmanuel Macron liên tục ở thế thượng phong, sử dụng thời gian để trình bày rõ quan điểm và các đề xuất của ông, sửa lại những điểm không chính xác trong luận điểm của đối thủ, « với nguy cơ đôi khi tỏ ra giống với một giáo viên đang giảng bài ». Tuy nhiên, Les Echos nhấn mạnh điều quan trọng là Macron đã trụ vững trong các vấn đề căn bản, không để bị lôi vào những chuyện vụn vặt.

    Bỏ phiếu vòng hai : « Chỉ số tình yêu » rất thấp

    Bình luận về cuộc bỏ phiếu tổng thống Pháp vòng hai Chủ Nhật tới, Le Monde có bài « Lá cờ của chủ nghĩa định mệnh lơ lửng trên các hòm phiếu ». Việc hai ứng cử viên không thuộc các đảng phái chính trị truyền thống lọt vào vòng hai là một sự kiện chưa từng thấy, được giới quan sát ghi nhận nhiều. Tuy nhiên, điều mà phân tích của Le Monde nhấn mạnh là tỉ lệ ủng hộ thực sự, hay nói cách khác « chỉ số tình yêu » (côte d’amour) đối với hai ứng cử viên vào chung kết hết sức thấp.

    Một phần hai số cử tri bầu cho hai ứng cử viên là ở trong thế phải buộc phải chọn, vì không còn ai khả dĩ hơn. Cụ thể là, trong số những người từng bầu cho lãnh đạo phong trào Nước Pháp Bất Khuất Jean-Luc Melenchon ở vòng một, 48% dự định sẽ bầu cho ông Macron trong vòng hai. Nhưng có đến hơn 90% trong số những người này sẽ bỏ phiếu theo kiểu miễn cưỡng, bỏ phiếu chỉ để chống lại lãnh đạo cực hữu, mà có đến 59% người Pháp rất ghét.

    Tình trạng này để ngỏ viễn cảnh rất dễ trở thành hiện thực, đó là « tổng thống tương lai sẽ bắt đầu nhiệm kỳ trong một không khí tin tưởng hết sức thấp, và một sự độ lượng rất có giới hạn của dân chúng ».

    Quốc Hội Pháp : Tiến bước ! có thể có đa số

    Về viễn cảnh cuộc bầu cử Quốc Hội Pháp vào tháng 6 tới. Theo một thăm dò dư luận của Opinion Way, cho báo Les Echos và Radio Classiques, thì cho dù không khí tin tưởng thấp, cử tri Pháp vẫn có xu hướng sẽ dành một đa số trong Quốc Hội cho tổng thống Emmanuel Macron, nếu ông đắc cử.

    Phong trào Tiến Bước ! sẽ giành được từ 249 đến 286 ghế (tức suýt soát với đa số tuyệt đối 290). Cánh hữu và cánh trung (LR và UDI) sẽ được từ 200 đến 210 ghế. Đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia được từ 15 đến 25 ghế, đủ để lập một nhóm tại Quốc Hội. Đảng Xã Hội trong tình trạng tả tơi sẽ chỉ còn 28 đến 43 ghế. Mặt Trận Cánh Tả, 6 đến 8 ghế.

    Điều tra của Opinion dựa trên giả thuyết mỗi phong trào chính trị hay đảng phái cử đủ số ứng cử viên.

    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170504-tranh...-han-va-ly-tri )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #115
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Bầu cử tổng thống Pháp : En Marche ! bị tấn công tin học quy mô


    Thanh Hà Đăng ngày 06-05-2017 Sửa đổi ngày 06-05-2017 13:27






    Emmanuel Macron mừng thắng lợi kết quả vòng đầu, 23/04/2017 .AFP/Eric Fefeerberg


    "Một vụ tấn công tin học quy mô và có phối hợp".
    Hai ngày trước bầu cử tổng thống Pháp vòng hai, tối ngày 05/05/2017 phong trào Tiến Bước ! ( En Marche! ) của ứng cử viên Emmanuel Macron cho biết, rất nhiều tài liệu, thông tin của ban vận động tranh cử cho ông Macron bị đánh cắp, phát tán trên mạng internet. Bên cạnh những tài liệu thật còn có nhiều thông tin giả.


    Những tài liệu bị đánh cắp được phổ biến trên mạng Pasterbin và người sử dụng tài khoản để phát tán những thông tin đó lấy tên là EmLeaks. Ban vận động tranh cử của En Marche ! cho biết thông tin bị đánh cắp gồm hợp đồng của phong trào này, hàng chục ngàn thư điện tử, tài liệu kế toán …

    Ủy ban quốc gia giám sát về tình hình bầu cử Pháp CNCCEP yêu cầu các phương tiện truyền thông cũng như các cá nhân không phổ biến những tài liệu bị đánh cắp với lý do : phổ biến thông tin thất thiệt là điều bất hợp pháp.

    Trong thông cáo chính thức, ứng cử viên tổng thống của phong trào En Marche ! Emmanuel Macron tố cáo một chiến dịch tin tặc nhằm "gây bấy ổn tại một nền dân chủ, tương tự như điều từng xảy ra trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ" năm 2016. Sáng lập viên WikiLeaks, Julian Assange, qua Twitter, khẳng định không liên quan đến vụ tấn công nhắm vào ứng cử viên tổng thống Pháp.

    Phong trào Tiến Bước ! tập hợp tả hữu của ông Emmanuel Macron trong tháng 2 và tháng 3/2017 đã liên tục bị tin tặc tấn công.
    Theo En Marche !, vụ thứ nhất xuất phát từ Ukraina. Trong vụ thứ nhì, tập đoàn an ninh mạng của Nhật Bản Trend Micro khẳng định thủ phạm là một nhóm tin tặc Nga .

    (Nguồn:
    http://vi.rfi.fr/phap/20170506-bau-c...c-o-muc-quy-mo )
    Last edited by thuykhanh; 05-06-2017 at 08:37 AM.

  6. #116
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,854
    Nên bầu cho ông Macron nếu còn nghĩ tới hậu duệ đời sau ở Pháp. Chưa bao giờ thấy một cuộc tranh cải không có chút gì giá trị, và nhân bản con người, chỉ vì ham muốn quyền lực mà bà Le Pen dùng những lời lẽ hạ tiện, không xứng đáng và thể diện một ứng cử viên TT lảnh đạo một quốc gia, được coi là văn minh và dân chủ ở Âu Châu. Về hiểu biết kinh tế, chính trị thì bà Le Pen nói hươu, nói vượn, lầm lãn tiền tệ ở Âu Châu và Pháp, đi tranh luận mà ôm theo một đống tài liệu để trước mặt như học trò không thuộc bài, nói chuyện thì ngạo man, cười khinh bỉ đối thủ (xin lỗi phải nói là mất dạy) một người có trình độ luật sư mà ăn nói như vậy, có lẽ chưa bao giờ hành nghề nên không biết gì ngoài ghét người ngoại quốc.
    Last edited by Ngoc Han; 05-06-2017 at 09:51 AM.

  7. #117
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Hổm rày thấy các công ty thăm dò bên Pháp đều cho kết quả Macron sẽ thắng. Nhưng như bên Mỹ thăm dò kết quả cũng bà Clinton cao điểm. Rốt cuộc Trâm lên ngồi. Hồi hộp thiệt.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #118
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    [CENTER]
    Bầu cử tổng thống Pháp : En Marche ! bị tấn công tin học quy mô


    Chắc lại có bàn tay lông lá của "kép" Putin.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #119
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Dạ hồi hộp thiệt. Không biết hôm nay chị Lú sẽ bầu cho ai.

  10. #120
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    #Di sản chiến tranh

    Cứ lâu lâu lại có màn di tản tạm thời. Sau thế chiến thứ hai không biết bao nhiêu triệu tấn bom đã rơi xuống nước Đức trước khi họ đầu hàng, mà đến ngày hôm nay thỉnh thoảng khi đào đất đi dây điện, làm mạng internet hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở là lại phát hiện những trái bom vĩ đại còn sót lại từ thế chiến thứ II. Hôm nay tại một quận của thủ phủ của tiểu bang Niedersachsen cũng hồi hộp. 50 ngàn dân chúng phải di tản để chuyên viên phá bom hủy ngòi.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:35 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh