Register
Page 2 of 186 FirstFirst 12341252102 ... LastLast
Results 11 to 20 of 1857

Thread: Âu

  1. #11
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Đức nghe lén nhiều hãng truyền thông nước ngoài

    Thu Hằng

    Cục Tình Báo Liên Bang Đức (BND) đã do thám các nhà báo của nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài, như BBC, New York Times hay hãng tin Reuters. Thông tin trên được tuần báo Đức Der Spiegel khẳng định ngày 24/02/2017.

    Theo một số đoạn trích trong bài báo của tuần san có tiếng tại Đức và được phát hành ngày 25/02, từ năm 1999, Cục Tình Báo Liên Bang Đức đã xếp vào danh sách nghe lén « ít nhất 50 số điện thoại, số fax hay địa chỉ thư điện tử » của các nhà báo và ban biên tập.

    Trả lời AFP, nhà báo Martin Knobbe của tuần san Đức cho biết « không rõ hoạt động theo dõi này được tiến hành từ bao giờ. Chúng tôi nghĩ hiện giờ nó không còn hoạt động, nhưng chúng tôi không chắc chắn lắm ».

    Trong danh sách theo dõi có « vài chục » số điện thoại của các nhà báo làm việc cho đài BBC tại văn phòng ở Luân Đôn và Afghanistan, hoặc tại ban biên tập quốc tế của BBC World. Một số điện thoại của tờ New York Times ở Afghanistan cũng bị nghe lén. Tương tự, nhiều số điện thoại di động và vệ tinh của hãng tin Anh Reuters tại Afghanistan, Pakistan và Nigeria cũng nằm trong danh sách.

    Phát ngôn viên của BBC phát biểu với AFP rằng « rất thất vọng khi biết những thông tin này. Lẽ ra các nhà báo của chúng tôi phải được tự do và được đảm bảo an toàn khi hoạt động, cùng với sự bảo đảm tuyệt đối cho các nguồn tin. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ tôn trọng quy cách hoạt động của một nền báo chí tự do ».

    Được tuần san Der Spiegel trích dẫn, chi nhánh của Phóng Viên Không Biên Giới tại Đức (Reporter Ohne Grenzen), tố cáo « sự tấn công khủng khiếp nhắm vào tự do báo chí » và cho biết đang suy nghĩ để đưa vụ việc ra pháp luật.

    Riêng Cục Tình Báo Liên Bang Đức không trả lời Spiegel về các tiết lộ trên. Cơ quan này từng bị cáo buộc nghe lén bộ Ngoại Giao Pháp, phủ tổng thống Pháp và Hội Đồng Châu Âu cho cơ quan tình báo Mỹ NSA. Cuối năm 2015, cũng tuần san Der Spiegel đã khẳng định Cục Tình Báo Liên Bang Đức do thám bộ Nội Vụ các nước Mỹ, Ba Lan, Áo, Đan Mạch và Croatia.

    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170225-du...ong-nuoc-ngoai )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #12
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    « Russia Today » và « Sputnik » : Vũ khí chiến lược của Nga



    Tại một trường quay của kênh Russia Today
    Ảnh : AFP/Yuri Kochetkov


    Trọng Thành


    Về toan tính quốc tế của Nhà nước Nga trong lĩnh vực truyền thông, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài : « Những tiếng nói mới của nước Nga ». Nằm ở tuyến đầu của cuộc chiến là « Russia Today » và « Sputnik », hai phương tiện truyền thông chủ lực của Matxcơva, bắt đầu hoạt động mạnh ở Pháp. Chủ trương của ông Putin là « phải bẽ gãy thế độc quyền của các phương tiện truyền thông Anh-Mỹ » (phát biểu trên Russia Today, tháng 6/2013).

    Báo L’Obs cho biết cụ thể về kênh Russia Today, với hơn 2.000 nhân viên, khoảng 30 văn phòng trên khắp thế giới, được phổ biến bằng ba thứ tiếng : Anh, Ả Rập và Tây Ban Nha, và sắp tới là tiếng Pháp. Russia Today và Sputnik đều thuộc về tập đoàn Rossia Segodnia (« Nước Nga đương đại »), thuộc nhóm các doanh nghiệp « chiến lược » của Matxcơva, với ngân sách hàng năm 250 triệu euro, « vượt xa đầu tư cho văn hóa ».

    Tại trụ sở chính của Russia Today, người ta có thể thấy các nhà báo rất trẻ, tuổi không quá 30, làm việc trong không khí hài hước, nhẹ nhõm, có cảm tưởng không khác gì với một trung tâm báo chí chuyên nghiệp tại những quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, các phóng viên ở đây bắt buộc phải sử dụng « các ngôn từ » mang tính tuyên truyền của điện Kremlin, như chính phủ Ukraina phải gọi là « nhóm phát xít », hay quân nổi dậy ở Syria là « bọn khủng bố ». Russia Today sử dụng mọi cách để lấy lòng cánh cực tả, với việc lên án chủ nghĩa tư bản ; lấy lòng cánh cực hữu, với việc khai thác vấn đề khủng hoảng nhập cư…

    Russia Today tự coi là một phương tiện ngoại giao của nước Nga, giống như kênh CNN đối với Mỹ hay France 24 đối với Pháp. Tuy nhiên, theo L’Obs, vấn đề là Russia Today và Sputnik đã bất chấp đạo lý báo chí, khi coi việc sử dụng các tin tức bịa đặt như một phương tiện chinh phục cử tri. Hồi tháng 4/2014, phẫn nộ vì « các tuyên truyền trơ trẽn » của kênh RT (tức Russia Today) về cuộc khủng hoảng Ukraina và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée, « Liz Wahl, một nữ phóng viên Mỹ làm việc cho kênh này, đã tuyên bố từ nhiệm ngay trong một buổi truyền hình trực tiếp »...

    Làm gì để bảo vệ nền dân chủ?

    Ít tháng nữa, Russia Today sẽ mở kênh bằng tiếng Pháp. Đề nghị của Russia Today đã được cơ quan quản lý Pháp bật đèn xanh. Trong một xã hội mở như hiện nay, nhất là với sự phát triển của internet, « làm thế nào để có thể bảo vệ được các nền dân chủ chúng ta (cụ thể là các đảng phái trong tranh cử) », trước ảnh hưởng tuyên truyền của Nga ? Tuần báo Le Courrier International dẫn lại một số gợi ý của tuần báo Đức Die Zeit.

    Đó là các nạn nhân « cần ngay lập tức công bố các hành động tấn công, thông tin xuyên tạc…, và đưa tác giả của chúng ra trước công lý », trong quá trình tranh cử, các đảng phái « cần tập trung vào các vấn đề thuộc về thế mạnh của họ, như công lý, an toàn trong nước, hội nhập xã hội, giáo dục, cơ sở hạ tầng », cần phải « đến với các cử tri không tha thiết với bầu cử », hướng đến « các nhóm thiểu số », « các mạng xã hội », cũng như đầu tư thích đáng cho khâu « kiểm chứng thông tin ».

    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170225-%C2%A...n-luoc-cua-nga )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #13
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Công lý
    Vì sao có hàng ngàn người Tây Ban Nha biểu tình cho người tị nạn



    27.02.2017

    bài viết của Inka Reichert

    Thành phố Valencia ở Tây Ban Nha chính thức tự nhận mình là „Thành phố cưu mang người tị nạn“ vào tháng Chín năm 2015. Hiện tại lời nói này nghe như là khôi hài vậy. Vì vậy hàng ngàn người trên toàn cõi Tây Ban Nha đã tuần hành vào cuối tuần vừa qua.

    "No a l'Europa Fortaleza" – „Nói không với tình trạng kín cổng cao tường Châu Âu”, người Tây Ban Nha ở Valencia viết như vậy lên bích chương của họ. Và : "Volem Acollir" – „Chúng tôi muốn thu nhận“.

    Trước đây một tuần đã có 160 ngàn người xuống đường bắt đầu biểu tình ở Barcelona. Chủ Nhật hôm qua dân chúng đã tiếp tục xuống đường ở trên 30 thành phố Tây Ban Nha phản đối việc đóng cửa biên giới EU.

    Để tránh hàng rào kẽm gai ở biên giới EU chỉ trong năm 2015 đã có 3700 người đã thiệt mạng lúc vượt biển Địa Trung Hải bất hợp pháp, tổ chức giúp đỡ người tị nạn CEAR của Tây Ban Nha cho biết.

    Tổ chức Ân Xá Quốc Tế chỉ trích rằng hiện vẫn còn hàng chục ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ con trong các trại tị nạn trong tình trạng bất nhân ở Ý và trên đảo Hy Lạp mòn mỏi chờ đợi được cấp phép nhập cảnh. Gần 15 ngàn người tị nạn này đã nộp đơn xin tị nạn vào năm 2015 vào Tây Ban Nha. Đến nay chỉ có 3 ngàn 200 đơn được cứu xét, và gần 1000 đơn được chấp thuận (CEAR).


    Thành phố Valencia đã từ giả mỹ từ „Thành phố cưu mang người tị nạn“ từ lâu. Thị trưởng Joan Ribó nói vào tháng Mười hai năm ngoái, „Thành phố này sẽ không làm gì cho người tị nạn nữa“. Họ đã chuẩn bị mọi thứ, nhưng mà chính phủ Tây Ban Nha cứ cản trở thành ý của họ. Những người biểu tình ở Valencia không chỉ đổ lỗi cho chính phủ mà cũng kêu nài thiếu dần sự tự tin trong dân chúng.


    Chúng tôi đã phỏng vấn năm người đàn ông và phụ nữ.



    (hình ảnh: Inka Reichert)

    cô Luz Orrico, 17 tuổi, học sinh
    Chính quyền từng nói mình đủ chỗ để thu nhận người tị nạn. Nhưng mà chẳng thấy gì cả.

    Có nhiều người bảo thủ hoặc là các đảng phái thiên hữu không muốn cho người tị nạn vào Tây Ban Nha. Họ sợ người ngoại quốc. Chính quyền thì không đánh tan sự sợ hãi này mà còn cho đập vập vấn đề này nữa. Họ nói rằng chúng ta còn nhiều vấn đề khác quan trọng hơn.

    Trong gia đình tôi chúng tôi vẫn trò chuyện về các tình trạng nghiêm trọng của người tị nạn. Nhưng ở trường học và trong truyền thông không ai đặt vấn đề gì cả.

    Tôi xem tin từ các mạng xã hội. Trên video platform Playground tôi đã thấy tình trạng các trại tị nạn ở Hy Lạp quá thê thảm, đến độ người tị nạn chỉ muốn trở về cố hương hơn là tiếp tục ở đó. Tôi bị sốc quá.

    Chúng ta cũng có thể bị như vậy nếu chúng ta sinh ra ở các quốc gia như Syria, thì mình cũng sẽ là người tị nạn rồi cũng muốn được giúp đỡ mà thôi.


    (hình ảnh: Inka Reichert)

    Cô Ana Toma’s Tudele, 24 tuổi, ký giả

    Theo luật pháp thì chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ những người lánh nạn chiến tranh. Y hệt như người Tây Ban Nha bỏ chạy sang các quốc gia khác sau chiến chiến tranh vậy, thì người tị nạn ngày nay có quyền được chúng ta cưu mang.

    Đa số người Tây Ban Nha muốn giúp đỡ. Nhưng mà mọi thứ kéo dài lâu lắc quá cho đến khi phía chính phủ có được một quyết định gì. Hồi năm 2015 có nhiều người ở thành phố Valencia này đã ghi danh đồng ý sẵn sàng thu nhận người tị nạn vào nhà tư nhân cho ở. Nhưng ….



    (còn nữa)


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #14
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Dân Anh bây giờ cũng thành tỵ nạn nè: nạn nhân của Brexit oái oăm. Chả chiến chinh mà cũng tha hương...

    The Brits hurrying to become German citizens (from BBC)

    Esme was the most organised of any of us. She made her first appointment with the German authorities the week before the referendum. She took the citizenship test, submitted all the documents, and a few weeks ago became German in a ceremony in her local town hall, in the Berlin district of Neukoelln.

    ... About 50 people, of 22 different nationalities were being granted German citizenship: Syrians, Americans, Iraqis, Turks, Italians, French - even a few other Brits.

    ... But over the past few decades Germany has been going through a difficult, and largely successful, process of redefining what it means to be German. Angela Merkel now refers to Germany as "a country of immigration" - an unimaginable statement for a centre-right chancellor until very recently. And today 20% of Germans are described as having a migrant background.

  5. #15
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Anh cũng ồn ào trong vụ đuổi người gần đây lắm. Nhiều người ngoại quốc đã trở về cố xứ sau 25, 30 năm ở Anh. Chủ nghĩa dân túy thiên hữu ở Anh cũng không thể xem nhẹ. Mặc dù chưa đạt được thoả thuận gì và có đến hai ông cựu thủ tướng Anh (Tony Blair, John Major) ra cảnh cáo Theresa May về con đường sai lầm Brexit (cái co rút của bà Ngô ... Thời Tiết), nhưng Anh đã đẩy mạnh vụ đuổi người về cố xứ khi không có giấy tờ rõ ràng hoặc vi phạm luật lệ Anh được dung dưỡng mấy chục năm nay. Người Châu Âu không còn được làm việc ở Anh nữa, và ngược lại EU cũng sẽ trả đũa y hệt như vậy. Người ta đã khuyên Anh có "cái Brexit nhẹ nhàng" bằng cách có nhiều điều khoản ký kết như Thuỵ Sĩ, không thuộc EU nhưng có các hiệp ước bình đẳng với EU về xuất nhập cảnh người và xuất nhập cảnh hàng hoá. Nhưng Anh tỏ vẻ quyết tâm cắt đứt quan hệ nên dân Anh sống và làm việc nhiều năm ở Châu Âu gấp rút nhập tịch nước sở tại. Quốc tịch có thể mất nhưng công ăn việc làm mà mất thì không còn cách gì để sống còn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #16
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    (tiếp theo)


    (hình ảnh: Inka Reichert)

    Cô Ana Toma’s Tudele, 24 tuổi, ký giả

    Theo luật pháp thì chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ những người lánh nạn chiến tranh. Y hệt như người Tây Ban Nha bỏ chạy sang các quốc gia khác sau chiến chiến tranh vậy, thì người tị nạn ngày nay có quyền được chúng ta cưu mang.

    Đa số người Tây Ban Nha muốn giúp đỡ. Nhưng mà mọi thứ kéo dài lâu lắc quá cho đến khi phía chính phủ có được một quyết định gì. Hồi năm 2015 có nhiều người ở thành phố Valencia này đã ghi danh đồng ý sẵn sàng thu nhận người tị nạn vào nhà tư nhân cho ở. Nhưng không có người tị nạn nào đến ở cả. Người dân cảm thấy mệt mỏi và mất ý chí.

    Thêm vào đó là vấn đề như đã được biết là bên giới truyền thông giảm đi tin, họ chỉ giới hạn vào những gì các chính trị gia nói mà thôi. Họ không dành thời gian để săn tin nhiều hơn nữa.

    Dĩ nhiên tạo cơ hội cho người tị nạn hội nhập và có cuộc sống bình thường là một quá trình dài và khó khăn. Nhưng mà chúng ta là Châu Âu. Chúng ta là một trong những vùng đất phát triển mạnh nhất trên thế giới. Chúng ta có đủ năng lực và bổn phận phải giúp đỡ người tị nạn.


    (hình ảnh: Inka Reichert)

    anh Xavier Martínez, 24 tuổi, sinh viên

    Chính tôi đã có mặt hồi hè bên Hy Lạp để giúp đỡ trong các trại tị nạn đây. Nhưng mà tôi không thể thay đổi tình trạng ở đó. Chỉ có tiềm thức của tôi về tình trạng nghiêm trọng của người tị nạn ở nơi đó càng gia tăng mà thôi.

    Vì vậy tôi có mặt ở đây để biểu tình: Tôi muốn rằng người tị nạn và các tổ chức hỗ trợ thấy rằng chúng tôi ủng hộ họ mặc dù những cơ sở nhà nước làm ngơ.



    (hình ảnh: Inka Reichert)

    cô Melanie Torres, 26 tuổi, sinh viên

    Chúng ta nên đoàn kết với những người tị nạn. Chúng ta phải biểu tình nhiều hơn nữa cho đề tài này lên báo và có thêm nhiều người ủng hộ. Nếu chúng ta chiếm đa số, có thể những làm chính trị đổi ý.

    Trong sinh hoạt hàng ngày tôi cũng tâm nguyện ý thức của mình, tôi dạy học cho trẻ con và thảo luận với chúng nó về vấn đề tị nạn.



    (hình ảnh: Inka Reichert)

    anh Guillermo Sanz Rodrígo, 30 tuổi, nhà sản xuất âm nhạc

    theo tôi thì đó là khả năng tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của người nào. Tôi thấy thương cảm cho tình trạng thê thảm của người ta. Vì vậy chúng ta phải xuống đường và chứng minh rằng mình không có mặc kệ chuyện người tị nạn đâu.

    Người ta cần sự giúp đỡ thì mình phải giúp. Chỉ có vậy thế giới mình đang sống đây mới hoạt động theo cá nhân lẫn tập thể được. Chỉ đổ trách nhiệm cho những người làm chính trị thì đơn giản quá. Thực tế là chúng ta có cái chính trị hôm nay là tại vì chúng ta đã để mặc nó như vậy.


    Nếu mình xem truyền hình thấy những gì xảy ra trên thế giới sẽ khiến mình nhanh chóng bi quan đi. Nhưng mình phải bắt đầu từ những sự việc nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày, rồi sau cùng mới thay đổi được cái lớn lao toàn diện được.


    (* nguồn: http://www.bento.de/politik/demonstr...ieren-1212499/ )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #17
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Hungary xây bức tường biên giới thứ hai để ngăn người tị nạn

    Thùy Dương
    Đăng ngày 28-02-2017
    Sửa đổi ngày 28-02-2017 16:53


    Cảnh sát Hungary tuần tra ở vùng biên giới với Serbia. Ảnh ngày 2/10/2016.
    REUTERS/Laszlo Balogh/File Photo


    Một phát ngôn viên của chính phủ Hungary, hôm qua 27/02, thông báo, nhà chức trách nước này đã bắt đầu cho dựng một hàng rào dây thép gai giữa biên giới miền nam Hungary với Serbia để ngăn làn sóng di dân và người tị nạn tràn vào Hungary.

    Hãng tin Reuters cho biết là nhiều cây cột đã được dựng lên tại khu vực biên giới ở Kelebia và các nguyên vật liệu cũng đang được chở đến. Bức tường dự kiến sẽ được hoàn thành từ nay đến cuối mùa xuân.

    Theo chính quyền của thủ tướng Victor Orban, lực lượng an ninh tuần tra mỗi ngày đã bắt giữ được hàng ngàn di dân từ Serbia vượt biên giới sang Hungary và đã trục xuất những người này trở lại Serbia.

    Hàng rào dây thép gai đầu tiên đã được Hungary dựng lên dọc biên giới vào năm 2015 để chặn hàng trăm ngàn di dân và người tị nạn, phần lớn là từ Syria. Tuy nhiên, nhà chức trách Hungary cho rằng phải có thêm một lớp hàng rào dây thép gai thứ hai nữa thì mới có hiệu quả trong việc giữ di dân trong khi xử lý hồ sơ xin tị nạn của họ.

    Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch chỉ trích việc chính phủ Hungary xây thêm bức tường biên giới thứ hai để dựng lên một không gian như một khu giam cầm di dân và người xin ti nạn và việc trục xuất những người đã vượt biên giới trở lại Serbia là « quá đáng, vô ích và tàn bạo ».


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170228-hu...-va-nguoi-ti-n )


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #18
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Hai tuần nữa Hòa Lan cũng bầu cử. Ai muốn biết tình hình chính trị bầu cử Hòa Lan chỉ cần đọc bài này viết ngắn gọn về các ứng cử viên thấy hay. Một anh là copy của Obama và Justin Trudeau, còn một anh là copy của Trump. Tả hữu đụng nhau 2 tuần nữa trên vùng đất trũng.

    Dutch Green-Left Party tackles Geert Wilders - one door at a time


    Hữu ứng cử viên




    Tả ứng cứ viên


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #19
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Bầu cử tổng thống Pháp 2017 : Cử tri cảm thấy bị lừa dối


    Thanh Hà
    Đăng ngày 02-03-2017
    Sửa đổi ngày 02-03-2017 15:28


    Nghe: Nhà báo Nguyễn Văn Huy - Paris bình luận




    François Fillon (T) và Marine Le Pen, hai ứng cử viên tổng thống Pháp đang phải đối mặt với tư pháp.
    REUTERS/Stephane Mahe/Christian Hartmann


    50 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp ở vòng một, hai ứng viên đang dẫn đầu cuộc chạy đua vào điện Elysée – Marine Le Pen (FN), đảng cực hữu và François Fillon (LR) cánh hữu, đang bị vướng mắc với pháp lý. Theo nhận định của nhà báo Nguyễn Văn Huy-Paris, chưa bao giờ trước một cuộc bầu cử tổng thống, cử tri lại cảm thấy hoang mang như lần này.

    Dù chính thức thông báo về khả năng bị khởi tố trong vụ vợ và con ông bị tố cáo nhận lương thật nhưng làm việc giả, đại diện của đảng Những Người Cộng Hòa LR, François Fillon, vẫn không bỏ cuộc. Theo thăm dò dư luận chỉ còn có 25 % cử tri tin tưởng vào ứng cử viên từng được coi là một người trong sạch và có triển vọng vực dậy nước Pháp.

    Nhà báo Nguyễn Văn Huy, một người sống và theo dõi sát tình hình chính trị Pháp từ nhiều năm qua, cho rằng, chưa bao giờ trước một cuộc bầu cử tổng thống, cử tri lại cảm thấy hoang mang như trong mùa vận động 2017 và đây là dấu hiệu cho thấy các hoạt động chính trị tại Pháp đang bị bế tắc.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170302-bau-c...hay-bi-lua-doi )


    Last edited by Triển; 03-02-2017 at 11:19 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #20
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Nghị sĩ Quốc hội Châu Âu, ông Janusz Korwin-Mikke người Ba Lan thuộc cánh hữu,
    phát biểu trước quốc hội Châu Âu: "Phụ nữ làm lương ít là phải đạo rồi vì họ yếu hơn, nhỏ con hơn và dốt hơn".
    Báo bình luận ổng sắp bị phạt tiền vì nói tùm bậy tùm bạ ... )) Thầy tóc bạc này mà đứng trước chị Mơ kền, chị Linh Tôn, chị Tê rê xa Mai ... là tiêu rồi.



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:31 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh