Register
Page 3 of 186 FirstFirst 123451353103 ... LastLast
Results 21 to 30 of 1853

Thread: Âu

  1. #21
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Thượng viện Anh chặn Brexit, yêu cầu Hạ viện sửa đổi

    Nam Quỳnh
    02 Mar 2017

    Dự luật cho phép nhà nước Anh khởi động tiến trình Brexit, vừa được Hạ viện Anh thông qua hôm 08/02, đã bị Thượng viện ngăn lại vào hôm qua vì duy nhất một vấn đề: dự luật chưa đảm bảo được quyền cư trú tại Anh quốc sau Brexit của công dân các nước EU tại Anh.

    Hôm qua 01/03, với một đa số phiếu 358 phiếu chống lại một thiểu số 256 phiếu, Thượng viện Anh ủng hộ việc đưa vào Dự luật Brexit một sửa đổi bổ sung: bắt buộc chính phủ Anh phải đưa ra các đề xuất chính sách bảo toàn quyền cư trú tại Anh của các công dân EU đang cư trú hợp pháp ở Anh vào thời điểm dự luật có hiệu lực thi hành.

    Sửa đổi bổ sung này được thượng nghị viên, Nam tước phu nhân Hayter thuộc Công đảng Anh đưa ra. Đây là sửa đổi bổ sung duy nhất được Thượng viện chọn đem ra bỏ phiếu, từ một nhóm 36 các đề xuất do các thượng nghị viên đưa ra.

    Trong nhóm đa số ủng hộ sửa đổi bổ sung này, ngoài hai nhóm đông đảo các thượng nghị viên thuộc Công đảng và thuộc đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democrat), có 7 thượng nghị viên đảng Bảo thủ đang cầm quyền và 78 trên 103 thượng nghị viên trung lập.

    Một trong những thượng nghị viên ủng hộ sửa đổi bổ sung này là Bá tước Pannick, vị luật sư đã giành chiến thắng trong vụ kiện đầu năm nay của một số công dân Anh, giúp ép được chính phủ Anh phải đưa vấn đề Brexit ra Nghị viện.

    “Quyền lợi của người dân EU không thể bị dùng làm món đồ đem ra mặc cả.”

    Phát biểu mở đầu của Nam tước phu nhân Hayter đi thẳng vào vấn đề bà muốn giải quyết: tình trạng pháp lý không chắc chắn của hơn 3 triệu công dân EU đang sống và làm việc tại Anh quốc.

    Bà Hayter chỉ ra rằng các quan chức chính phủ Anh, gần đây nhất là Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd, đã nhiều lần thể hiện một quan điểm chính sách đáng ngại: chính phủ Anh sẵn sàng sử dụng quyền lợi của hơn 3 triệu công dân EU tại Anh làm một quân bài để mặc cả trên bàn thương lượng Brexit với Liên minh 27 nước EU. Theo đó, việc đảm bảo hay không quyền lợi các công dân EU tại Anh có thể được đưa ra để gây sức ép trong thương lượng.


    Nam tước phu nhân Hayter. Ảnh: labourmovement.eu.

    Theo bà Hayter, lo lắng cho việc các công dân EU tại Anh bị chính phủ Anh lợi dụng trên bàn đàm phán ở đây thực ra cũng là lo lắng cho chính các công dân Anh đang sống và làm việc tại các nước EU. Liên minh Châu Âu cũng có thể dùng biện pháp tương tự để đối lại chiêu trò mặc cả của chính phủ Anh. Quyền lợi của các công dân Anh đã có gia đình, cuộc sống, và công ăn việc làm ổn định tại các nước EU như thế cũng sẽ bị đe dọa.

    Bà Hayter, cũng như nhiều thượng nghị viên khác, trong thời gian qua đã nhận được rất nhiều thư từ của các công dân EU đang sống tại Anh và của các công dân Anh đang sống tại EU. Cả hai nhóm đều chia sẻ một nỗi lo chung về tình trạng pháp lý không chắc chắn của họ khi Brexit được thương lượng.

    Sửa đổi bổ sung của bà Hayter, nếu được chấp nhận đưa vào luật, sẽ đảm bảo các công dân EU đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Anh có thể yên tâm rằng quyền cư trú của họ được giữ nguyên trong quá trình ít nhất là 2 năm khi Anh và EU thương lượng Brexit.

    Trong phát biểu giàu cảm xúc ủng hộ sửa đổi bổ sung của bà Hayter, Tử tước Hailsham thuộc đảng Bảo thủ chia sẻ rằng, cho dù ông hiểu được là chính phủ Anh đang cố gắng suy nghĩ thực dụng, nhưng quyền sống, quyền làm việc tại Anh quốc theo đúng lựa chọn của mình của hơn 3 triệu công dân EU tại Anh, nhiều người trong số đó đã ở Anh rất nhiều năm, không phải là những quyền có thể được xem nhẹ.

    Áp dụng một quan điểm thực dụng khi đối xử với những quyền công dân đó, theo Tử tước Hailsham, đơn giản là “chống lại công lý tự nhiên” và có nguy cơ vi phạm “các nguyên tắc lập pháp về nhân quyền”.


    Tử tước Hailsham phát biểu. Ảnh: Parliament.tv.

    Đáp lại đa số ý kiến ủng hộ sửa đổi bổ sung của Nam tước phu nhân Hayter, một số thượng nghị viên cho rằng việc đưa vấn đề quyền công dân EU tại Anh vào đạo luật này là không cần thiết và không thích hợp, đặc biệt khi chính phủ đã có một số đảm bảo về quyền lợi cho các công dân EU tại Anh.

    Tuy nhiên, đa số các thượng nghị viên có vẻ rất hoài nghi các đảm bảo nằm-ngoài-luật-pháp và có phần mâu thuẫn nhau của các quan chức chính phủ.

    Sức mạnh thuyết phục của sửa đổi bổ sung do Nam tước phu nhân Hayter đưa ra tại Thượng viện có lẽ còn nằm ở giá trị đạo đức mà nó muốn đề cao: không có thượng nghị viên nào lên tiếng công khai ủng hộ phương án dùng quyền công dân EU làm quân bài mặc cả Brexit mà các quan chính phủ trông có vẻ đang rất muốn dùng.

    “Lập pháp bóng bàn”?

    Bước tiếp theo của tiến trình thông qua Dự luật Brexit sẽ có thể là một màn “lập pháp bóng bàn” giữa Thượng viện và Hạ viện Anh.

    Cho dù Thượng viện có quyền để xuất sửa đổi bổ sung vào luật, họ không có quyền phủ quyết (từ chối thông qua luật). Mọi sửa đổi bổ sung do Thượng viện đưa ra đều phải được Hạ viện Anh chấp thuận.

    Theo đó, có khả năng xảy ra một tình huống là Thượng viện cứ đòi sửa, Hạ viên cứ đòi bác, sàng xê qua lại như một ván bóng bàn, cho đến khi một trong hai bên chịu nhường nhau (Luật quy định Thượng viện chỉ có thể trì hoãn việc thông qua một dự luật trong một khoảng thời gian tối đa là 2 năm).

    Thực tế là khi thảo luận tại Hạ viện Anh hôm 08/02, vấn đề chính phủ Anh phải đảm bảo quyền lợi cho công dân EU tại Anh đã được đưa vào một sửa đổi bổ sung (Số hiệu NC57). Tuy nhiên sửa đổi bổ sung này đã thất bại tại Hạ viện vì chỉ nhận được 290 phiếu ủng hộ so với 332 phiếu chống.

    Như vậy, chênh lệch ủng hộ/phản đối tại Hạ viện thấp hơn tại Thượng viện (42 so với 102). Tuy nhiên, con số đó không đảm bảo là Hạ viện sẽ dễ dàng chấp nhận đưa vào dự luật một vấn đề họ đã bỏ ra.


    Thượng viện Anh tranh luận Dự luật Brexit. Ảnh: Parliament.tv.

    Một thủ tướng không dân cử đối đầu một thượng viện không dân cử

    Diễn biến mới này tại Nghị viện Anh tạo ra một tình huống hiếm có trong lịch sử chính trị Anh: các thành viên quốc hội không do dân bầu (thượng nghị viên được Hoàng gia Anh, theo tư vấn chính phủ, bổ nhiệm hoặc do thừa kế tước vị quý tộc) ‘đọ kiếm’ với chính phủ do một thủ tướng cũng không do dân bầu lãnh đạo (Thủ tướng Anh bà Theresa May lên nắm quyền sau khi thủ tướng tiền nhiệm ông David Cameron từ nhiệm hồi năm ngoái, ông Cameron được dân gián tiếp bầu ra còn bà May thì không).

    Hai lực lượng có vẻ ‘phản dân chủ’ nhất này lại đang làm cho tiến trình dân chủ trở nên thú vị hơn mong đợi tại một trong những nền dân chủ cổ kính nhất thế giới.

    Nhiều người cũng có thể ngạc nhiên là sao hai ‘cột trụ thể chế’ của nước Anh lại có thể mâu thuẫn với nhau vì quyền lợi của một nhóm thiểu số người ngoại quốc – những công dân các nước EU đang cư ngụ tại Anh như thế?

    Lựa chọn chiều tối hôm qua của Thượng viện Anh là một diễn biến đáng chú ý trong thời đại mà tinh thần chính trị thực dụng sắt đá vẫn chi phối chính trị toàn cầu và chủ nghĩa dân tộc bài ngoại vẫn đang lên.



    * Ảnh bìa của báo Independent.co.uk.


    (* nguồn: http://luatkhoa.org/2017/03/thuong-v...-vien-sua-doi/ )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #22
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Đức "chứa chấp khủng bố"


    Thu Hằng
    Đăng ngày 04-03-2017
    Sửa đổi ngày 04-03-2017 15:49



    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (P) và những người ủng hộ cải cách Hiến pháp tại Istanbul ngày 26/02/2017.
    Reuters


    Trong một bài diễn văn ngày 03/03/2017, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc Đức « chứa chấp khủng bố » và khẳng định một nhà báo song tịch Đức-Thổ bị bắt tại Thổ Nhĩ Kỳ là một nhà ly khai người Kurdistan làm gián điệp cho Đức.

    Theo AFP, những lời phát biểu gay gắt trên nhằm đáp trả việc chính quyền Đức hủy ba buổi mít-tinh dự trù diễn ra tại Đức để ủng hộ cải cách hiến pháp nhằm tăng cường quyền lực của tổng thống Erdogan thông qua cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra ngày 16/04.

    Tổng thống Erdogan tố cáo Đức dung túng cho các cuộc tập hợp của người Kurdistan ly khai mà Ankara liệt vào danh sách khủng bố. Ông còn đi xa hơn khi tuyên bố chính quyền Đức « phải bị đưa ra xét xử vì giúp đỡ và chứa chấp khủng bố ». Trước đó, nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra những lời chỉ trích gay gắt Berlin, dù chính phủ Đức bác bỏ mọi liên quan đến các quyết định do chính quyền địa phương đưa ra.

    Mối quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên sóng gió hơn từ khi chính quyền Ankara bắt Deniz Yucel, một thông tín viên mang hai quốc tịch của nhật báo Đức Die Welt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Angela Merkel chỉ trích vụ bắt giữ trên và cho rằng Đức phải lên tiếng « chỉ trích các vi phạm quyền tự do báo chí » ở Thổ Nhĩ Kỳ.

    Sau Đức, thủ tướng Hà Lan, trên trang Facebook ngày 03/03, cũng cho biết không muốn một buổi mít-tinh ủng hộ tổng thống Erdogan, được dự kiến diễn ra tại Rotterdam ngày 11/03. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có quyết định chính thức về việc cho phép hay hủy buổi mít-tinh trên.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170304-th...hung-bo-%C2%BB )


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #23
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Tổng thống Pháp tố cáo Nga tuyên truyền như Liên Xô

    Tú Anh
    Đăng ngày 06-03-2017
    Sửa đổi ngày 06-03-2017 16:03


    Tổng thống Pháp François Hollande. Ảnh ngày 23/02/2017, tại Paris.
    REUTERS/Stephane de Sakutin/Pool

    Chính quyền Nga sử dụng mọi phương thức để tác động lên công luận châu Âu kể cả biện pháp tuyên truyền của thời Liên Xô cũ. Trên đây là cảnh báo của tổng thống Pháp François Hollande trên báo chí châu Âu trong bối cảnh sắp bầu cử quan trọng tại Pháp và Đức.

    Trong một bài phỏng vấn dành cho 6 nhật báo lớn của Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, và Ba Lan trong đó có nhật báo Pháp Le Monde, tổng thống Hollande nhấn mạnh : Nước Nga sử dụng mọi phương tiện để ảnh hưởng lên công luận quốc tế và không từ những biện pháp, phương pháp và kỹ thuật của thời Liên Xô cũ.

    Theo phân tích của tổng thống Pháp, Nga tiến hành một « chiến lược gây ảnh hưởng, tạo mạng lưới tuyên truyền với những luận điểm bảo thủ về mặt luân lý cũng như chiêu bài bảo vệ giá trị Thiên Chúa Giáo chống lại đạo Hồi ».

    Nga muốn gì?

    Mục tiêu của điện Kremlin là muốn có tiếng nói trên trường quốc tế, muốn trắc nghiệm khả năng đề kháng của Tây Phương, muốn tham gia giải quyết tranh chấp như một đại cường và buộc mọi người phải nghiêng theo quyền lợi của Nga.

    Theo tổng thống Pháp, Tây Phương không nên lo sợ mà phải cảnh giác. Cảnh giác « lột mặt nạ những chiến dịch tuyên truyền ý thức hệ, tố cáo ai nhận tiền và nhận tiền của ai ? ». Cũng theo tổng thống Hollande, cần phải tìm hiểu tại sao các tổ chức cực hữu kỳ thị lại có « quan hệ » ít nhiều với Nga ?

    Trong một cuộc họp với Hội Đồng Quốc Phòng tại điện Elysée, tổng thống Pháp cũng đã yêu cầu ngăn chận mọi hành động « gây nhiễu » bầu cử tổng thống Pháp trong khi bộ Ngoại Giao nhiều lần cảnh báo nguy cơ Nga « can thiệp ».


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170306-phap-...en-nhu-lien-xo )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #24
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan chụp mũ Đức là “phát xít”

    Tú Anh
    Đăng ngày 06-03-2017
    Sửa đổi ngày 06-03-2017 15:34


    Tổng thống Thổ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc mít-tinh ủng hộ ông tại Istanbul, ngày 05/03/2017.
    REUTERS/Murad Sezer

    Căng thẳng gia tăng giữa Ankara và nhiều quốc gia châu Âu. Bực tức vì hai cuộc mít-tinh tuyên truyền cổ vũ cho cuộc trưng cầu dân ý trao hết quyền lực cho tổng thống bị hủy bỏ tại Đức, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đồng hóa chính phủ Angela Merkel với chế độ Quốc Xã của Hitler.

    Quyết định hủy bỏ hai cuộc mít-tinh ủng hộ ông Erdogan, hôm thứ năm và thứ sáu, không thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang mà tùy thuộc vào chính quyền địa phương trong bối cảnh khủng bố đe dọa, theo giải thích của Berlin nhưng ông Erdogan bất chấp.

    Lời tuyên bố thô bạo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây bất bình tại châu Âu.

    Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette phân tích :

    "Hôm thứ bảy, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ có động thái sưởi ấm quan hệ một cách giả vờ. Cuộc điện đàm giữa thủ tướng Angela Merkel và thủ tướng Binali Yildirim được xem là « xây dựng ». Ngoại trưởng hai nước cũng loan báo sẽ gặp nhau vào thứ tư 08/03.

    Thế rồi, qua hôm sau,chủ nhật, những lời nói nhã nhặn đã bay đi. Trong một cuộc mít-tinh tại Istanbul, tổng thống Erdogan tuyên bố : ' không ngờ chính quyền Đức hành xử không khác chi chế độ phát-xít'.

    Chưa bao giờ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những lời chỉ trích quá trớn như thế. Thay vì hoà dịu với Đức, ông làm cho tranh cãi tăng thêm và lan rộng ra. Chính quyền Hà Lan đã chống lại cuộc vận động ủng hộ dự thảo Hiến pháp tăng cường quyền lực cho tổng thống Erdogan trong cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ dự trù tại thành phố Rotterdam.

    Từ nay, đến lượt thủ tướng Áo kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu cấm mọi hình thức vận động trưng cầu dân ý cho Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Âu. "


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170306-ch...hat-xit-%C2%BB )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #25
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan chụp mũ Đức là “phát xít”

    Tú Anh
    Đăng ngày 06-03-2017
    Sửa đổi ngày 06-03-2017 15:34


    Tổng thống Thổ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc mít-tinh ủng hộ ông tại Istanbul, ngày 05/03/2017.
    REUTERS/Murad Sezer

    Căng thẳng gia tăng giữa Ankara và nhiều quốc gia châu Âu. Bực tức vì hai cuộc mít-tinh tuyên truyền cổ vũ cho cuộc trưng cầu dân ý trao hết quyền lực cho tổng thống bị hủy bỏ tại Đức, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đồng hóa chính phủ Angela Merkel với chế độ Quốc Xã của Hitler.

    Quyết định hủy bỏ hai cuộc mít-tinh ủng hộ ông Erdogan, hôm thứ năm và thứ sáu, không thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang mà tùy thuộc vào chính quyền địa phương trong bối cảnh khủng bố đe dọa, theo giải thích của Berlin nhưng ông Erdogan bất chấp.

    Lời tuyên bố thô bạo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây bất bình tại châu Âu.

    Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette phân tích :

    "Hôm thứ bảy, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ có động thái sưởi ấm quan hệ một cách giả vờ. Cuộc điện đàm giữa thủ tướng Angela Merkel và thủ tướng Binali Yildirim được xem là « xây dựng ». Ngoại trưởng hai nước cũng loan báo sẽ gặp nhau vào thứ tư 08/03.

    Thế rồi, qua hôm sau,chủ nhật, những lời nói nhã nhặn đã bay đi. Trong một cuộc mít-tinh tại Istanbul, tổng thống Erdogan tuyên bố : ' không ngờ chính quyền Đức hành xử không khác chi chế độ phát-xít'.

    Chưa bao giờ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những lời chỉ trích quá trớn như thế. Thay vì hoà dịu với Đức, ông làm cho tranh cãi tăng thêm và lan rộng ra. Chính quyền Hà Lan đã chống lại cuộc vận động ủng hộ dự thảo Hiến pháp tăng cường quyền lực cho tổng thống Erdogan trong cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ dự trù tại thành phố Rotterdam.

    Từ nay, đến lượt thủ tướng Áo kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu cấm mọi hình thức vận động trưng cầu dân ý cho Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Âu. "


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170306-ch...hat-xit-%C2%BB )



    Đức phẫn nộ vì bị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi là “phát xít”

    Mai Vân
    Đăng ngày 07-03-2017
    Sửa đổi ngày 07-03-2017 14:37


    Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh cần duy trì quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ.
    Ảnh ngày 06/03/2017.
    REUTERS/Fabrizio Bensch

    Công luận và chính giới Đức ngày càng giận dữ sau khi bị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chụp mũ là « phát xít ». Bực tức vì không được tổ chức mít tinh tại Đức để ủng hộ việc tăng thêm quyền hạn cho chính mình, ông Erdogan đã không ngần ngại chỉ trích Berlin là có hành động không khác thời Đức Quốc Xã.

    Thông tín viên RFI tại Berlin Anne Maillet ghi nhận phản ứng phẫn nộ tại Đức trước lời phỉ báng của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ :

    Người Đức không nguôi cơn giận : Lời lẽ bị cho là mang tính chất phỉ báng, cao ngạo hay không đúng chỗ, của tổng thống Erdogan ví nước Đức ngày nay với thời Quốc Xã trước đây đã gây phản ứng mạnh mẽ. Một số chính khách đã đòi Ankara chính thức xin lỗi.

    Tuy nhiên thủ tướng Angela Merkel muốn làm dịu tình hình : Tuy phản bác những lời tố cáo « hành động như thời Quốc Xã » của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tướng Đức kêu gọi Ankara bình tĩnh. Phát ngôn viên phủ thủ tướng Đức Steffen Seibert nhắc nhở : « Không nên quên ý nghĩa quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai bên ».

    Đức không muốn cắt đứt đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ, một đối tác chủ yếu giúp giảm làn sóng di dân vào châu Âu.

    Nhưng tại Đức ngày càng có thêm nhiều tiếng nói, trong phe đối lập và trong giới truyền thông, đòi Berlin phải cứng rắn hơn đối với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.

    Theo một cuộc thăm dò dư luận được tờ báo Bild công bố hôm Chủ Nhật, 81% người Đức đánh giá là chính quyền Berlin quá nhún nhường trước Ankara.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170307-du...t-xit%E2%80%9D )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #26
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Băng Đảo (Iceland) là quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố luật pháp ràng buộc công ty, hãng xưởng trả lương bình đẳng không phân biệt giới tính, chủng tộcquốc tịch vào ngày phụ nữ bình quyền 08 tháng 03.




    (coi nữa)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #27
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Thượng viện Đức bác dự luật xác định các quốc gia Maghreb là các quốc gia an toàn

    Tuy-ni-di, Algeria và Ma-rốc không được phép định nghĩa là các quốc gia an toàn. Thượng viện Đức đã quyết định như vậy và có nghĩa là dự luật của chính phủ bị bác bỏ. Liên hiệp chính phủ Đức muốn dùng luật mới để nhanh chóng bác đơn xin tị nạn của người các quốc gia đến từ vùng Maghreb.

    Tuy nhiên điều dự luật được soạn thào năm ngoái của Hạ viện Đức không được đa số Thượng viện năm nay chấp thuận. Ngoại trừ tiểu bang Baden Württemberg, tất cả các chính quyền tiểu bang có đảng Xanh và tham dự cánh tả chống lại dự luật. Chính phủ liên bang hoặc là Hạ viện chỉ còn cách kêu cứu Hội đồng trung gian(Vermittlungsausschuss; một cơ quan giữa Thượng viện và Hạ viện).

    Hạ viện đã quyết định ra dự luật này vào tháng Năm năm ngoái nhưng cho đến nay chưa có sự biểu quyết ở Thượng viện. Dự luật đã nhanh chóng bị cho ra khỏi chương trình vào tháng Sáu năm ngoái vì không có đa số biểu quyết. Do tiểu bang Bayern nộp đơn mà dự luật này trong năm bầu cử 2017 lại được đem ra bàn thảo dù có bị bác.

    theo kev/AFP/dpa









    Merkel dẫn theo giám đốc Siemens và BMW đi gặp Trump



    Bà thủ tướng Angela Merkel sẽ tháp tùng với hai tổng giám đốc Joe Kaeser (Siemens) và Harald Krüger (BMW) gặp gỡ Trump vào thứ Ba tuần tới. Theo nguồn tin của Spiegel, Merkel hi vọng rằng hai vị lãnh đạo đại công ty sẽ tạo ra được không khí tốt cho buổi nói chuyện với cựu thương gia Trump.

    Ngoài ra Kaeser và Krüger, hai người điều hành công ty ở Mỹ có nhiệm vụ minh bạch rằng đã tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm qua sự đầu tư trực tiếp ở Mỹ.

    Cuộc gặp gỡ tuần tới ở Hoa Thịnh Đốn là cuộc gặp mặt cá nhân đầu tiên giữa Merkel và Trump. Họ đã điện thoại cuối tháng Giêng sau khi tân tổng thống Mỹ nhậm chức. Bên lề Hội nghị An ninh ở Munich hồi tháng Hai, bà Merkel đã có nói chuyện với phó tổng thống Mỹ Mike Pence.

    * theo Spiegel Online

    Last edited by Triển; 03-10-2017 at 04:16 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #28
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan chụp mũ Đức là “phát xít”

    Tú Anh
    Đăng ngày 06-03-2017
    Sửa đổi ngày 06-03-2017 15:34


    Tổng thống Thổ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc mít-tinh ủng hộ ông tại Istanbul, ngày 05/03/2017.
    REUTERS/Murad Sezer

    Căng thẳng gia tăng giữa Ankara và nhiều quốc gia châu Âu. Bực tức vì hai cuộc mít-tinh tuyên truyền cổ vũ cho cuộc trưng cầu dân ý trao hết quyền lực cho tổng thống bị hủy bỏ tại Đức, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đồng hóa chính phủ Angela Merkel với chế độ Quốc Xã của Hitler.

    Quyết định hủy bỏ hai cuộc mít-tinh ủng hộ ông Erdogan, hôm thứ năm và thứ sáu, không thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang mà tùy thuộc vào chính quyền địa phương trong bối cảnh khủng bố đe dọa, theo giải thích của Berlin nhưng ông Erdogan bất chấp.

    Lời tuyên bố thô bạo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây bất bình tại châu Âu.

    Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette phân tích :

    "Hôm thứ bảy, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ có động thái sưởi ấm quan hệ một cách giả vờ. Cuộc điện đàm giữa thủ tướng Angela Merkel và thủ tướng Binali Yildirim được xem là « xây dựng ». Ngoại trưởng hai nước cũng loan báo sẽ gặp nhau vào thứ tư 08/03.

    Thế rồi, qua hôm sau,chủ nhật, những lời nói nhã nhặn đã bay đi. Trong một cuộc mít-tinh tại Istanbul, tổng thống Erdogan tuyên bố : ' không ngờ chính quyền Đức hành xử không khác chi chế độ phát-xít'.

    Chưa bao giờ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những lời chỉ trích quá trớn như thế. Thay vì hoà dịu với Đức, ông làm cho tranh cãi tăng thêm và lan rộng ra. Chính quyền Hà Lan đã chống lại cuộc vận động ủng hộ dự thảo Hiến pháp tăng cường quyền lực cho tổng thống Erdogan trong cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ dự trù tại thành phố Rotterdam.

    Từ nay, đến lượt thủ tướng Áo kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu cấm mọi hình thức vận động trưng cầu dân ý cho Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Âu. "


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170306-ch...hat-xit-%C2%BB )



    Hòa Lan cấm máy bay ngoại trưởng Thổ hạ cánh
    tuyên truyền trưng cầu sửa đổi hiến pháp tại Rotterdam.
    Erdogan nổi đoá lại chửi.



    (coi nữa)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #29
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    #Scotexit

    Thủ hiến Tô Cách Lan, bà Nicola Sturgeon, muốn trưng cầu dân ý lần hai sau khi bà thủ tướng Anh đòi có một sự thoát ly EU cứng rắn







    (coi nữa)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #30
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    #Chính_Trị_Hoá

    ESC 2017

    Trước một ngày hết hạn nộp tên ca sĩ dự thi Eurovision Song Contest tổ chức ở Ukraine (do năm trước Ukraine thắng giải) Nga mới đưa tên nộp là ca sĩ khuyết tật Julia Samoilova ghi danh bài Flame is Burning. Nga xem ra đã chính trị hoá việc ca hát này để thoả mãn nhu cầu chính trị của mình. Cô gái này 27 tuổi, có tật từ nhỏ và đã hát trên đảo Crimea năm 2015. Nếu Ukraine không cho cô này dự thi ESC 2017, nghĩa là hất hủi người khuyết tật. Nhưng ngược lại cho cô này tham dự là gián tiếp công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga.


    (theo BBC)

    Năm ngoái thắng giải ESC 2016 với bài 1944, Ukraine cũng đã đặt khao khát chính trị vào trong bài hát. Năm nay đến lược Putin thách thức Ukraine với màn ghi danh của cô Julia Samoilova. Tôi đã nghe cô này hát trên Youtube. Bài hát không có nội dung chính trị lẫn người hát. Tuy nhiên cô ca sĩ vô hình trung đã trở thành công cụ để chính quyền Nga thao túng.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:16 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh