Register
Page 37 of 186 FirstFirst ... 2735363738394787137 ... LastLast
Results 361 to 370 of 1857

Thread: Âu

  1. #361
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Thanh tra Liên Âu Avramopoulos
    Đức nhận 10 ngàn người tị nạn

    Liên Âu khởi sự chương trình di tản cho người tị nạn cần cưu mang đặc biệt. Đức tham gia chương trình này và nhận 10 ngàn người từ Bắc Phi và vùng Trung cận Đông.


    Người tị nạn Syria ở Lebanon

    Thứ Năm ngày 19 tháng Tư 2018

    50 ngàn người phải được di tản bằng đường hợp pháp, trực tiếp và an toàn sang châu Âu cho đến năm 2019, nếu họ ở diện đặc biệt cần bảo trợ. Chương trình di tản mới ra của EU đã viết như vậy - và Đức đã tham gia chương trình và nhận 10 ngàn người tị nạn từ Bắc Phi và vùng Trung cận Đông theo lời thanh tra tị nạn Dimitris Avramopoulos.
    Ông Avramopoulos cho hay với giới báo chí của nhóm truyền thông Der Funke rằng văn phòng cao ủy Liên Âu đã nhận được văn thư hứa nhận người tị nạn của Đức trong tuần này.


    Thanh tra Liên Âu Dimitris Avramopoulos

    Do các quốc gia thành viên đã chấp thuận nhận 40 ngàn người tị nạn, nên thỏa thuận của chương trình "Resettlement-Program" xác định phải nhận 50 ngàn chỗ đã đạt được và còn hơn thế nữa. Ông thanh tra EU cho biết "Chính phủ Đức lại một lần nữa hiện diện khi cần sự đoàn kết trên bình diện quốc tế".

    Tổ chức Pro Asyl đánh giá con số sẵn sàng nhận người tị nạn là quá ít

    Tổ chức nhân quyền Pro Asyl cho rằng con số thu nhận này quá ít. "Trên căn bản chúng tôi hoan nghênh mỗi sự thu nhận cứu một người tị nạn từ một hoàn cảnh nguy hiểm tính mạng. Nhưng chúng tôi yêu cầu hãy chấm dứt ngay việc huấn luyện cảnh sát tuần duyên của Lybia và hợp tác với họ", giám đốc tổ chức Pro Asyl Günter Burkhardt cho biết.
    Châu Âu phải chịu trách nhiệm qua sự hợp tác này "đã cứu lên hàng ngàn người trên biển rồi đưa lại vào các trại giam và tra tấn ở Lybia", ông Burkhardt nói thêm. "Mỗi người bị giam cầm ở Bắc Phi phải được cứu ra".

    Thanh tra Liên Âu cảnh báo việc hồi phục Hệ thống Schengen

    Ông Avramopoulos đang ép buộc Cộng Hòa Liên Bang Đức sớm chấm dứt việc kiểm soát ở biên giới. Ông sẽ "không chấp nhận" các kiểu kiểm soát biên giới như vậy hoài được, ông nói. "Chúng ta phải nhanh chóng hồi phục lại sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống Schengen," ông yêu cầu. Ông thanh tra Liên Âu cảnh báo, "Nếu Schengen gãy đổ thì đó chính là sự khai tử Cộng đồng chung Châu Âu, như chúng ta từng biết".
    Bộ trưởng nội vụ Đức Horst Seehofer (CSU) mới đây vừa trình văn thư trước ủy ban EU về việc gia hạn việc kiểm soát biên giới Đức - Áo từ tháng Năm trở đi thêm sáu tháng nữa. Nhưng ông bỏ hẳn việc kiểm soát có hệ thống các chuyến bay từ Hy Lạp sang Đức.
    Avramopoulos sẽ gặp gỡ Seehofer thứ Năm hôm nay ở Berlin. Ông thanh tra Liên Âu muốn thảo luận với ông bộ trưởng nội vụ Đức sau quyết định phi trường về "các bước tiếp theo".

    dop/AFP

    (* chuyển ngữ từ "EU-Kommissar Avramopoulos - Deutschland nimmt 10.000 Flüchtlinge auf" )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #362
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Pháp và Đức lạc quan về kế hoạch cải tổ châu Âu

    Thụy My
    Đăng ngày 19-04-2018
    Sửa đổi ngày 19-04-2018 16:49


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và thủ tướng Đức Angela Merkel họp báo tại Berlin, Đức, ngày 19/04/2018.
    Kay Nietfeld/Pool via Reuters

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 19/04/2018 tỏ ra lạc quan về khả năng thỏa thuận được với nhau trong việc vạch ra lộ trình cải cách châu Âu hậu Brexit, trước cuộc họp Hội Đồng Châu Âu vào cuối tháng Sáu.


    Thủ tướng Đức Merkel nhấn mạnh vẫn còn có những bất đồng, nhưng « sẽ có được kết quả tốt đẹp ». Bà nói : « Chúng tôi đã thỏa thuận từ nay cho đến khi họp Hội Đồng, sẽ có những quyết định quan trọng để tái thúc đẩy châu Âu. Tất nhiên quan điểm của mỗi bên không phải lúc nào cũng như nhau, và có những trao đổi rất thẳng thắn, nhưng sẽ đạt được kết quả ».

    Về phía tổng thống Pháp Macron tuyên bố : « Nhiệm vụ tuy rất nặng nề, nhưng có khả năng thành công ».

    Hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức cho biết sẽ sớm bàn bạc về dự án liên minh ngân hàng, khu vực đồng euro và chính sách nhập cư. Bà Angela Merkel nói rằng cũng như ông Emmanuel Macron, bà tin rằng « khu vực đồng euro chưa đủ mạnh để đối đầu với các cuộc khủng hoảng ». Thủ tướng Đức khẳng định sẵn sàng bàn bạc về một hệ thống bảo đảm tiền gởi ngân hàng. Tổng thống Pháp nói thêm, về kinh tế và tiền tệ, cần tăng cường trách nhiệm và tình liên đới.

    Gần một năm sau khi đắc cử, tổng thống Pháp phải đối mặt với những làn gió ngược từ phía Đức, trong khi hai nước trên nguyên tắc phải thống nhất các quan điểm chung trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày 28 và 29/6


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20180419-phap-...-to-chau-au-ok )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #363
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367






    Tòa án Đức bắt đầu xử nghi can bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

    April 24, 2018


    Nghi can gián điệp CSVN Nguyễn Hải Long ngồi trong phòng riêng tại phiên tòa xét xử hôm 24 Tháng Tư, 2018, mặt bị làm mờ. (Hình: Người Việt cắt từ màn hình RBB)

    BERLIN, Đức (NV) – Tòa Thượng Thẩm Đức tại thủ đô Berlin bắt đầu xử Nguyễn Hải Long, một trong các nghi can tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh rồi bí mật đưa về Việt Nam hồi Tháng Bảy năm ngoái.

    Phiên tòa đầu tiên diễn ra ngày 24 Tháng Tư, 2018, và dự trù kéo dài 3 tuần lễ xử vụ án mật vụ CSVN tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

    Theo tin tức, hình ảnh và video clip của báo chí và truyền hình Đức tường thuật, chỉ có Nguyễn Hải Long, nghi can duy nhất bị bắt giữ và đưa ra tòa truy tố vì những nghi can khác đã chạy trốn. Hai nghi can nằm trong tòa Đại Sứ CSVN tại Berlin chỉ bị trục xuất vì đặc miễn ngoại giao.

    Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã làm chính phủ Đức phẫn nộ, thúc đẩy họ đuổi hai viên chức tòa Đại Sứ CSVN trong đó có Ðại Tá Tình Báo Nguyễn Đức Thoa. Chính phủ Đức dừng thỏa hiệp đối tác chiến lược với Việt Nam và cũng cản luôn hiệp định thương mại tự do giữa Liên Âu và Việt Nam dự trù ký kết cuối năm ngoái.

    Những gì nhìn thấy trên Internet, trong phiên xử đầu tiên, nghe công tố viên đọc cáo trạng, bị cáo Nguyễn Hải Long im lặng, không phát biểu gì. Ông ta được ngồi trong một tròng riêng, tai có máy nghe để theo dõi diễn tiến.

    Các chi tiết liên quan đến vụ bắt cóc có được từ cuộc điều tra của cảnh sát được tổng hợp trong bản cáo trạng, một phần đã được báo chí Đức khai thác từ khi vụ bắt cóc xảy ra đến nay. Họ không thể ngờ chế độ Hà Nội dám dùng “luật rừng” tại một quốc gia Tây phương vốn minh bạch và thượng tôn pháp luật trong mọi chuyện.

    Nguyễn Hải Long bị cáo hoạt động gián điệp và hỗ trợ cho “vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người đi cùng.” Chính phủ Đức lên án Hà Nội là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23 Tháng Bảy, 2017, là “vi phạm chủ quyền nước Đức” và “trắng trợn vi phạm luật lệ quốc tế.”



    Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về Việt Nam, rồi bị xử án chung thân. Hình chụp trong ngày Trịnh Xuân Thanh ra tòa ở Hà Nội. (Hình: Getty Images)

    Theo báo chí Đức tường thuật, Nguyễn Hải Long chỉ là một điệp viên cấp thấp, tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh dưới sự chỉ huy của Trung Tướng Công An Đường Minh Hưng từ Việt Nam sang chỉ huy trực tiếp.

    Tướng Hưng bị tình nghi đã gọi hoặc gửi tin nhắn hơn 100 lần qua điện thoại di động trao đổi với các điệp viên khác tại “trung tâm chỉ huy” tạm thời đặt tại một khách sạn ở Berlin, chỉ cách công viên Tiergarten vài dãy phố, nơi vụ bắt cóc xảy ra.

    Nguyễn Hải Long bị bắt ở Prague ngày 12 Tháng Tám, 2017, rồi bị dẫn độ sang Đức ngày 23 Tháng Tám, 2017. Long từng qua Đông Đức làm mướn khi nơi này còn theo Cộng Sản. Sau đó, ông ta quay về Việt Nam, trở lại nước Đức nhưng bị từ chối cho tỵ nạn. Ông ta sang Czech sống và sau cùng thì làm dịch vụ chuyển tiền.

    Bản cáo trạng kể tội ông ta mướn chiếc xe Volkswagen Multivan T5 tại một cơ sở cho thuê xe ở Prague rồi lái nó sang Berlin. Tại đây, một số kẻ võ trang đã áp lực Trịnh Xuân Thanh và “đào” của ông ta (Đỗ Thị Minh Phương) lên chiếc xe chạy tới Prague cùng ngày.

    Trịnh Xuân Thanh, trước khi bị đưa sang Czech và cô bạn gái Đỗ Thị Minh Phương đã bị đưa đến tòa Đại Sứ CSVN tại Berlin. Sau đó cô Phương bị đưa lên máy bay về Việt Nam qua ngả Trung Quốc, có 2 người áp tải.

    Từ Prague, Trịnh Xuân Thanh bị đưa về Việt Nam bằng cách nào và từ nước nào, không có tin tức rõ rệt. Chỉ thấy truyền hình Việt Nam đưa hình ảnh và bản tin nói ông ta tới cơ quan công an ở Hà Nội “đầu thú,” giống như ông ta “đằng vân” hay độn thổ” về nước và ngoan ngoãn đi nộp mạng. Ông Thanh bị kết án hai án chung thân về các tội “tham ô” và “cố ý làm trái…”

    Nguyễn Hải Long cũng còn thuê một chiếc xe BMW X5 dùng để theo dõi sự di chuyển của Trịnh Xuân Thanh và bạn gái. Ông ta bị truy tố về tội làm việc cho một cơ quan tình báo nước ngoài và tiếp tay bắt cóc nếu bị kết án, Nguyễn Hải Long có thể bị đến 10 năm tù, theo luật lệ hình sự Liên Bang Đức.

    Tuần báo Der Spiegel, trong ký sự dài 3 trang giấy, cảnh sát đã dựng lại toàn cảnh vụ bắt cóc nhờ hệ thống chỉ đường GPS gắn trên các xe, lời các nhân chứng, hình ảnh lưu lại từ camera giám sát ở công viên, các khách sạn nơi nhóm gián điệp CSVN thuê mướn và cả điện thoại di động của Trịnh Xuân Thanh bị bỏ lại tại công viên nơi bị bắt cóc. (TN)


    (* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/...nh-xuan-thanh/ )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #364
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367







    RSF: 21 nước đàn áp báo chí nghiêm trọng

    Tú Anh
    Đăng ngày 25-04-2018
    Sửa đổi ngày 25-04-2018 14:27


    Ảnh minh họa : Tự do báo chí trên thế giới bị siết chặt hơn vào 2017.
    Paul Bradbury/Getty Images

    Tự do báo chí tiếp tục bị tấn công trên khắp thế giới. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, trong bản báo cáo tình hình 2017, cho biết có 21 nước đang ở trong tình trạng « rất nghiêm trọng », một kỷ lục mới. Việt Nam đứng hạng 175 trên 180.

    Bản đồ thế giới do RSF công bố dựa theo bản xếp hạng toàn cầu về quyền tự do báo chí năm 2017 là một bức tranh ảm đạm : 21 nước đứng trong danh sách bị xem là tệ hại nhất. Trong danh sách này, năm nay có thêm Irak 160, cùng đứng chung với các chế độ có thành tích trấn áp báo chí như Ai Cập 161, Cuba 172 Việt Nam 175,Trung Quốc 176, hay Bắc Triều Tiên, hạng 180, cuối bảng.

    Với hạng 175, Việt Nam được mô tả là một nước mà toàn thế các cơ quan truyền thông báo chí « phải theo lệnh của đảng Cộng sản ». Nguồn tin độc lập duy nhất là « blogger và người dân làm báo ». Nhưng các phóng viên độc lập thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực . Bị cáo buộc « hoạt động tuyên truyền chống nhà nước nhằm lật đổ chính quyền », nhiều blogger lãnh án tù rất nặng nề.

    Nếu tại châu Âu, Na Uy vẫn đứng đầu các nước tôn trọng tự do báo chí theo Tổng thư ký của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Christophe Deloire, các nền dân chủ tây phương đang bị đe dọa. Cho dù châu Âu là nơi là báo chí được hoạt động tự do nhất địa cầu nhưng một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu như Cộng hoà Séc, Slovakia, Serbia và Malta bị xuống hàng chục hạng trong bảng tổng kết 2017. Ngay nước Pháp (33) , tuy lên được 6 hạng, nhưng không thiếu trường hợp báo chí bị giới chính trị gièm pha.

    Theo RSF, các nền dân chủ đang bị tâm lý « Hận thù giới làm báo » đe dọa.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180425-da...trong-theo-rsf )












    « Hận thù giới làm báo », củi khô đốt nền dân chủ


    Tú Anh
    Đăng ngày 25-04-2018
    Sửa đổi ngày 25-04-2018 15:08


    Nhà báo Alexandre Sokolov bị chính quyền Nga kết án 3 năm rưỡi tù (Ảnh chụp site Phóng viên không biên giới)
    (Capture d'image site rsf.org)

    Báo chí trên thế giới tiếp tục bị đàn áp kỷ lục trong năm 2017. Báo cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố ngày 25/04/2018 báo động về tình trạng « căm ghét giới truyền thông » đang lan ra ở nhiều châu lục, kể cả tại châu Âu và Hoa Kỳ. Hư thực và hệ quả nguy hiểm ra sao ?

    Báo chí bị tấn công, nền dân chủ bị đe dọa. Trên đây là nhận định của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) trong bản tổng kết tình hình 2017.

    Trump, Putin, Tập, khắc tinh của tự do báo chí

    Trước hết, RSF tố cáo ba đại cường thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc đứng đầu xu hướng chống tự do báo chí nhưng với những biện pháp và quy mô khác nhau.

    Tại Trung Quốc, xếp hạng 176 trên 180, chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng công nghệ mới, áp đặt một mô hình xã hội dựa trên việc kiểm soát thông tin và theo dõi công dân. Bắc Kinh tìm cách « xuất khẩu » mô hình đàn áp này ra phần còn lại của châu Á, thiết lập « trật tự thế giới mới » trong ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Khá hơn Trung Quốc, nước Nga của tổng thống Vladimir Putin, hạng 148, cũng không ngừng bóp nghẹt báo chí qua các đạo luật chống quyền tự do thông tin, xem các cơ quan truyền thông độc lập là « nhân viên » của nước ngoài theo nghĩa nhậy cảm. Các đài truyền hình Nhà nước hàng ngày ra sức tuyên truyền cho dân tộc chủ nghĩa trong khi những nhà báo Nga muốn bảo vệ thông tin độc lập, ít nhất là 5 người, đã vào nhà giam trong năm 2017. RSF còn tố cáo Matxcơva xuất khẩu « tuyên truyền » ra thế giới, qua trung gian đài Russia Today và hãng thông tấn Sputnik.

    Donald Trump, tuy là tổng thống thứ 45 của « siêu cường thế giới tự do » cũng thường xuyên gièm pha, công kích các phóng viên, thậm chí mượn một câu nói của Stalin, lên án phóng viên là « kẻ thù của nhân dân ». Hệ quả là nước Mỹ bị xuống hai bậc trong bảng xếp hạng từ 43 xuống 45.

    Theo nhận định của Christophe Deloire, tổng thư ký tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, điều đáng lo ngại, là hiện tượng thù ghét nhà báo đã lan đến các nền dân chủ khác nhau : Nhà báo ở Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte (xếp thứ 133) được cảnh báo là « không bảo đảm an toàn »; tại Ấn Độ của thủ tướng Narendra Modi (138), nhiều đảng thuê dư luận viên sách động giết ký giả.

    Lo ngại tại châu Âu

    Nhưng trong các nước bị xuống hạng thảm nhất, từ 10 đến 18 điểm, có bốn thành viên Liên Hiệp Châu Âu : Cộng Hoà Séc 34, Slovakia 27, Malta 65 và Serbia 77. Tổng thống Séc, Milos Zeman, trong một cuộc họp báo, giương khẩu súng AK bằng nhựa có hàng chữ : dành cho nhà báo. (Cựu) thủ tướng Slovakia, Robert Fico gọi nhà báo là « gái điếm », còn tại Malta, một nữ phóng viên điều tra tham nhũng bị sát hại bằng chất nổ.

    Theo Phóng Viên Không Biên Giới, những sự kiện này là dấu hiệu cho thấy mô hình tự do báo chí, một trong những cột trụ của nền dân chủ, suy yếu.

    Mồi dẫn hỏa : Lòng hận thù nhà báo

    Nước Pháp, do các quốc gia láng giềng tụt hạng, lên được sáu bậc, đứng hạng 33. Tuy nhiên, Phóng Viên Không Biên Giới khuyến cáo hiện tượng một số nhà chính trị, không ngần ngại gièm pha, vu khống báo chí, lên đến đỉnh điểm trong cuộc bầu cử tổng thống 2017, nay vẫn chưa ngưng. RSF dẫn trường hợp lãnh đạo đảng cánh tả « La France Insoumise » (Nước Pháp Bất Khuất), Jean - Luc Melanchon, gần đây còn tuyên bố « hận thù những cơ quan truyền thông và những kẻ điều hành là hành động đúng đắn và lành mạnh ».

    RSF cảnh báo : « Công kích vai trò chính đáng của nhà báo là đùa với lửa. Một nền dân chủ không chỉ bị tiêu diệt vì một cuộc đảo chính mà nó còn có thể bị những ngọn lửa nhỏ thiêu sống. Hận thù nhà báo là những nhánh củi đầu tiên ».



    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180425-%C...ot-nen-dan-chu )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #365
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #366
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Pháp, Đức, Anh ủng hộ ‘‘thỏa thuận mới’’ về hạt nhân Iran


    Trọng Thành Đăng ngày 30-04-2018 Sửa đổi ngày 30-04-2018 12:24


    Thủ tướng Anh Theresa May (G), tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và thủ tướng Đức Angela Merkel (P) tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles, ngày 22/03/2018.
    REUTERS/Francois Lenoir

    Trước viễn cảnh Washington liên tục đe dọa xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, ba cường quốc Pháp, Đức, Anh tái khẳng định đây là con đường tốt nhất để ngăn chặn tham vọng vũ khí nguyên tử của Teheran, đồng thời đề xuất một hiệp định mới để đáp ứng các lo ngại của Hoa Kỳ.

    Ngày hôm qua, Chủ Nhật 29/04/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Anh Theresa May đã có cuộc điện đàm về nhiều hồ sơ quốc tế lớn, trong đó hạt nhân Iran là một chủ đề trọng tâm. AFP, dẫn lại thông cáo của Phủ tổng thống Pháp, nhấn mạnh là thỏa thuận hiện nay với Iran, vốn chỉ đạt được sau rất nhiều nỗ lực ngoại giao, cần phải được duy trì.

    Theo điện Elysée, nhóm E3 (tức Pháp, Đức và Anh) đang có « một nỗ lực kép » trong vấn đề này, cùng với Hoa Kỳ. Đó là một mặt, tiếp tục thuyết phục Hoa Kỳ ở lại trong thỏa thuận hiện có, mặt khác, cần « chuẩn bị ngay từ bây giờ », « một thỏa thuận khung rộng hơn, bao gồm cả giai đoạn 2025 (tức sau khi thỏa thuận 2015 hết hiệu lực), cũng như các lo ngại của Hoa Kỳ và Liên Âu về chương trình đạn đạo của Iran và các xung đột ở Trung Đông ».

    Cho đến nay, quan điểm của chính quyền Trump là sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran kể từ ngày 12/05 tới, nếu thỏa thuận này không được sửa đổi, theo hướng cứng rắn hơn với Teheran.

    Iran kiên quyết không đàm phán lại

    Về phía Iran, sau cuộc điện đàm với tổng thống Pháp, ngày hôm qua, tổng thống Iran Hassan Rohani tái khẳng định Teheran kiên quyết không chấp nhận đàm phán lại thỏa thuận 2015. Thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình từ Teheran :

    « Teheran « dứt khoát không thương lượng về thỏa thuận hạt nhân hay bất cứ chủ đề nào khác được đưa ra mượn cớ thỏa thuận này », tổng thống Iran Hassan Rohani tuyên bố như trên trong một cuộc điện đàm với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron. Nguyên thủ Iran nói thêm là sau năm 2025, Iran « không chấp nhận bất cứ một ràng buộc nào bên ngoài những cam kết đã có » thể theo luật pháp quốc tế.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có quan điểm phản đối dữ dội thỏa thuận hạt nhân, được ký kết giữa Teheran và các cường quốc hồi tháng 7/2015, vào ngày 12/05 tới, sẽ phải thông báo có quyết định rút khỏi thỏa thuận này hay không. Rút khỏi thỏa thuận có nghĩa là Washington tái áp dụng các trừng phạt đơn phương với Iran, tạm thời đình chỉ từ khi thỏa thuận có hiệu lực.

    Hồi tuần trước, trong chuyến công du Hoa Kỳ cấp Nhà nước, tổng thống Macron đã đưa ra một loạt đề nghị với đồng nhiệm Mỹ nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân. Emmanuel Macron đề xuất một thỏa thuận mới, để gia tăng các ràng buộc đối với chương trình hạt nhân Iran, sau cái mốc 2025, nhưng đồng thời cũng đối với cả chương trình hỏa tiễn đạn đạo của Teheran và vai trò của Iran, bị lên án là « gây bất ổn » trong khu vực.

    Về phần mình, trong những ngày gần đây, chính quyền Iran bác bỏ mọi đàm phán mới về các vấn đề này và mọi giới hạn trong tương lai đối với chương trình hạt nhân ».

    Tân lãnh đạo ngoại giao Mỹ lên án Iran « tham vọng thống trị Trung Đông »

    Tân ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong chuyến công du Trung Đông, hôm qua, 29/04, cho biết đã có một số tiến bộ trong đàm phán với các đối tác châu Âu về thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng khẳng định là « còn nhiều việc phải làm ». Trọng tâm của chuyến công du Trung Đông của ông Mike Pompeo lần này là tái khẳng định sự hậu thuẫn của Washington đối với hai đồng minh trụ cột Israel và Ả Rập Xê Út, hai đối thủ khu vực của Iran. Tại Tel Aviv, lãnh đạo ngoại giao Mỹ lên án « tham vọng thống trị Trung Đông » của Iran.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20180430-phap-...80%99?ref=fb_i

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #367
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367






    Châu Âu tăng gần 20 tỉ euro ngân sách hợp tác Quốc phòng


    Thu Hằng
    Đăng ngày 29-04-2018
    Sửa đổi ngày 29-04-2018 15:57



    Dự án định vị Galileo GPS nằm trong ngân sách quốc phòng châu Âu
    DRwikipedia


    Ngân sách quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ được tăng thêm đáng kể, gần 20 tỉ euro, cho giai đoạn 2021-2027. Dự thảo ngân sách đang được Ủy Ban Châu Âu nghiên cứu.

    Theo tài liệu mà hãng tin AFP tra cứu được, trong gói thứ nhất của tổng số tiền gần 20 tỉ euro, sẽ có 7 tỉ dành cho ngành công nghiệp quốc phòng, một khoản khác 3,5 tỉ euro dành cho nghiên cứu và phát triển hỗn hợp công nghệ và trang thiết bị.

    Gói thứ hai gồm 6,5 tỉ euro được dành cho việc di chuyển quân sự tại châu Âu nhằm tăng cường năng lực hậu cần thông qua cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt để vận chuyển các đơn vị và trang thiết bị từ Ý sang Ba Lan, từ Pháp sang Estonia.

    Lĩnh vực không gian cũng được chú ý với khoản ngân sách dự trù 13 tỉ euro dành cho hệ thống vệ tinh định vị Galileo và EGNOS.

    Theo AFP, Liên Hiệp Châu Âu tăng ngân sách quốc phòng nhằm củng cố sức mạnh với tư cách là một tác nhân chủ chốt trên thế giới và cũng để chuẩn bị với việc Mỹ có thể rút bớt lực lượng khỏi khu vực.

    Dự án trên cũng giúp các nước thành viên tiết kiệm đáng kể chi phí, vì theo chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Junker, « khi mua chung trang thiết bị, châu Âu có thể sẽ tiết kiệm được gần 1/3 cho khoản chi phí hiện nay dành cho quốc phòng ». Ông giải thích thêm, « châu Âu có đến 178 hệ thống vũ khí khác nhau, trong khi Hoa Kỳ chỉ có 30 hệ thống ».


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180429-ch...tac-quoc-phong
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #368
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    #BanPhátÂnHuệ30Ngày





    Áp thuế nhôm, thép : Mỹ hoãn thêm một tháng cho châu Âu

    Thụy My
    Đăng ngày 01-05-2018
    Sửa đổi ngày 01-05-2018 15:17



    Công du Hoa Kỳ hôm 23/04/2018 tổng thống Pháp E.Macron (T) kêu gọi Mỹ miễn áp thuế vào thép và nhôm của Liên Hiệp Châu Âu.
    REUTERS/Kevin Lamarque


    Hoa Kỳ thông báo tạm hoãn áp thuế hải quan lên thép và nhôm nhập khẩu từ Liên Hiệp Châu Âu, Canada và Mêhicô cho đến ngày 01/06. Châu Âu ngày 01/05/2018 cho rằng quyết định này « kéo dài thêm tình trạng bất định », mà không chấm dứt được đối đầu thương mại.

    Tối 30/04/2018 trong một thông cáo vào giờ chót, Nhà Trắng cho biết gia hạn thêm 30 ngày, thay vì đánh thuế lên các mặt hàng trên từ ngày 01/05. Nhưng Liên Hiệp Châu Âu không hài lòng trước sự nhượng bộ của tổng thống Mỹ Donald Trump.

    Ủy Ban Châu Âu ngay sáng nay đã phản ứng, cho rằng : « Quyết định của Mỹ chỉ kéo dài thêm sự bất an của thị trường, vốn đã bị ảnh hưởng ».

    Theo Bruxelles, châu Âu « lẽ ra cần phải được miễn trừ toàn bộ và vĩnh viễn việc đánh thuế này, do không thể chứng minh bằng lý do an ninh quốc gia ». Đối thoại với Hoa Kỳ vẫn tiếp tục, nhưng « chúng tôi sẽ không thương lượng dưới sự đe dọa ».

    Đức cho biết « vẫn chờ đợi được miễn hẳn », riêng Anh Quốc hoan nghênh quyết định tạm hoãn của Mỹ, nhưng nhấn mạnh tiếp tục tìm kiếm một giải pháp lâu dài.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 08/03 đã quyết định tăng 25% thuế hải quan lên thép nhập khẩu và 10% lên nhôm, nhưng miễn đánh vào Canada và Mêhicô do việc tái thương lượng hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA, và đến cuối tháng Ba Nhà Trắng thông báo tạm hoãn đánh thuế nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu.

    Hoa Kỳ đòi hỏi các nhượng bộ về thương mại, và đã đạt được với Hàn Quốc : Seoul giảm xuất thép qua Mỹ, đồng thời mở cửa thị trường xe hơi. Nhưng châu Âu cho rằng chính Trung Quốc mới là nguyên nhân của tình trạng sản xuất thừa trên thế giới, với việc trợ giá ồ ạt cho kỹ nghệ thép.

    Bruxelles trong những tuần lễ gần đây đã nghiên cứu các biện pháp trả đũa. Trước mắt là đánh thuế khoảng vài chục mặt hàng nổi tiếng của Mỹ, trong đó có những mặt hàng được sản xuất tại các tiểu bang đã bầu cho ông Donald Trump. Một danh sách các mặt hàng bị áp thuế đã được các nước thành viên thông qua vào giữa tháng Tư. Liên Hiệp Châu Âu cũng có thể kiện lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nhưng vụ kiện sẽ kéo dài nhiều năm.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180501-th...inh-hoang-mang
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #369

  10. #370

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:30 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh