Register
Page 42 of 186 FirstFirst ... 3240414243445292142 ... LastLast
Results 411 to 420 of 1857

Thread: Âu

  1. #411
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    #Trâm'sCơDìn
    Giống đến cả cách làm việc, ví dụ dựng rào biên giới rồi kèo nài EU trả tiền. Cũng thuộc loại vừa cực đoan vừa khật khùng.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #412
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Di dân nhập cư: Lòng nhân đạo bị thách thức

    Tú Anh
    Đăng ngày 19-06-2018
    Sửa đổi ngày 19-06-2018 15:25


    Cảnh thuyền nhân được cứu ở Địa Trung Hải. Ảnh ngày 12/06/2018.
    e/Handout via REUTERS

    Thảm nạn của di dân lánh nạn chiến cuộc, nghèo đói, bạo lực và độc tài tìm miền đất hứa ở tây phương có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị tại châu Âu và hy vọng đánh động lương tâm con người tại nước Mỹ.

    Thảm kịch 630 thuyền nhân, được tàu Aquarius của Tổ chức Y sĩ không biên giới cứu cấp nhưng bị Malta và Ý xua đuổi phải chạy đến tận Tây Ban Nha, hay hàng ngàn trẻ em đơn độc ở biên giới Mỹ-Mêhicô, là biểu tượng của một cuộc khủng hoảng thế kỷ 21.

    Trước hết tại Châu Âu. Được mô tả là « cằn cỗi, kinh tế bấp bênh, thất nghiệp cao, tăng trưởng thấp », trong nhiều thập niên qua, Liên Hiệp Châu Âu vẫn là « miền đất hứa », đã rộng lượng đón tiếp hàng triệu người nhập cư từ Trung Quốc ở châu Á cho đến di dân ở châu Phi. Từ khi khủng hoảng Syria từ một cuộc tranh đấu đòi dân chủ biến thành xung đột vũ trang, từ khi Libya hậu Kadhafi trở thành địa bàn của các tổ chức buôn người, Địa Trung Hải ngăn cách châu Phi với châu Âu không còn là biên giới tự nhiên.

    Nước Đức của Angela Merkel, với hai kinh nghiệm đau thương là chế độ kỳ thị của Hitler và độc tài Đông Đức, đã mở rộng cánh cửa đón tiếp gần 1,5 triệu di dân lúc khủng hoảng nhân đạo lên cao điểm trong năm 2015. Nước Ý, do là « bến cảng » lý tưởng nên đã tiếp đón gần như là hàng ngàn thuyền nhân mỗi tuần. Áp lực di dân đã biến thành lá bài tranh cử với hệ quả là phe hữu cực đoan ở khắp châu Âu lên điểm đến mức độ các đảng phái truyền thống cũng bắt đầu theo chiêu bài bày ngoại để chinh phục cử tri.

    Angela Merkel lưỡng đầu thọ địch : Seehofer và Trump

    Trong bối cảnh này, tình thế của thủ tướng Merkel rất bi quan, chính phủ liên minh có thể tan rã bất cứ lúc nào nhưng không phải vì đối tác Dân Chủ Xã Hội mà do nội bộ của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo. Bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer ra tối hậu thư, kỳ hạn cho thủ tướng từ nay đến cuối tháng phải tìm ra một giải pháp chung ở cấp Châu Âu để ngăn chận làm sóng nhập cư. Dụng ý của vị bộ trưởng này là thách thức thủ tướng có dám cách chức ông hay không với hệ quả là bầu lại quốc hội trong xu hướng bài ngoại đang lên trong công luận. Lần đầu tiên từ sau Thế Chiến, một « trục Áo, Đức, Ý » gồm ba bộ trưởng có chủ trương chống di dân được thành lập.

    Theo AFP, thủ tướng Đức, dù có bản lĩnh đến đâu cũng không thể thuyết phục toàn thể Liên Hiệp Châu Âu thông qua một luật mới trục xuất di dân về quốc gia đầu tiên đón tiếp họ. Chắc chắn Ý và Hy Lạp sẽ bác bỏ.

    Macron cứu tinh ?

    Giải pháp trung dung là Đức với sự đồng thuận của Pháp, tăng cường lực lượng Frontex tuần tra trên biển và nhanh chóng lập ra những trại tạm cư ở châu Phi để nhận đơn xin tị nạn hay nhập cư của di dân trong khi chờ đợi « thống nhất luật tị nạn » trong Liên Hiệp Châu Âu.

    Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này, Đức và Pháp có một cuộc họp thượng đỉnh vào hôm nay. Thế nhưng đồng minh Hoa Kỳ, hay chính xác hơn là tổng thống Donald Trump lại đánh một đòn chí tử vào thủ tướng Đức và qua Berlin, là cả Liên Hiệp Châu Âu : « Nhân dân Đức đang quay lại chống những người lãnh đạo của họ ».

    5 vị đệ nhất phu nhân

    Không rõ trong toan tính chiến lược của tổng thống một nước siêu cường, ông Donald Trump có lợi gì khi ủng hộ phe hữu bài ngoại ở châu Âu, gây ra sức ép lên những nhà lãnh đạo có chủ trương nhân đạo ?

    Phải chăng Donald Trump muốn làm công luận quên đi thảm cảnh di dân đang bị chính sách « bức tường » của ông khóa cổng biên giới Mỹ-Mêhicô ?

    Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, cùng một lúc 4 cựu đệ nhất phu nhân Mỹ và cả đương kim lên tiếng chống lại biện pháp bất nhân này : chia cách trẻ con với cha mẹ. Khoảng 2000 trẻ di cư đang lâm vào hoàn cảnh này, gợi nhớ thời Đức Quốc Xã đàn áp dân Do Thái, theo cảnh báo của các nhà phân tích.

    Vào lúc tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định « di dân là nhu cầu tự nhiên và cần thiết » thì tổng thống Mỹ tuyên bố ông « không để nước Mỹ trở thành một trại tị nạn ».

    Đến tổng thống Donald Trump mà còn không nhớ mình là « hậu duệ » của di dân. Từ Châu Âu đến Mỹ, lòng nhân đạo đang bị thách thức nghiêm trọng.


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180619-di...-bi-thach-thuc


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #413
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Liên Âu nên thẳng tay trừ trợ cấp các nước: Ba Lan, Hungary, Tiệp và Slovakia. Tiền thì lúc nào cũng lấy nhưng bổn phận thì không bao giờ chịu làm. Kỳ thị, ích kỷ, xấu xa.





    Nhập cư: 16 nước Liên Hiệp Châu Âu họp khẩn tìm giải pháp

    Thu Hằng
    Đăng ngày 24-06-2018
    Sửa đổi ngày 24-06-2018 13:01


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (p) và thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tại điện Elysée, Paris (Pháp) ngày 23/06/2018.
    ®Thibault Camus/Pool via Reuters

    Trước vấn đề nhập cư bất hợp pháp đang gây chia rẽ sâu sắc trong khối, lãnh đạo 16 nước trên tổng số 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã họp khẩn ngày 24/06/2018 tại Bruxelles, để bàn về « các giải pháp châu Âu ».

    Cuộc họp hôm nay không mang tính chất chính thức, do Ủy Ban Châu Âu triệu tập, thoạt đầu chỉ có 8 nước (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Bulgaria, Hy Lạp và Malta), nhưng sau đó có thêm 8 nước khác quan tâm (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Slovenia và Croatia).

    Riêng 4 nước thuộc khối Visegrad (Ba Lan, Hungari, Cộng Hòa Séc và Slovakia) đã thẳng thừng từ chối tham gia thượng đỉnh bàn về di dân vì đánh giá các chủ đề đưa ra thảo luận là « không chấp nhận được ».

    Một ngày trước thượng đỉnh, Pháp và Tây Ban Nha, với sự ủng hộ của Đức, đã đề xuất « châu Âu hóa » hồ sơ nhập cư và hy vọng trục Paris-Berlin-Madrid có thể làm đối trọng với các nước chống nhập cư thuộc khối Visegrad và các chính phủ dân túy Ý, Đức, Áo.

    Giải pháp đầu tiên được tổng thống Pháp nêu lên trong cuộc họp báo tại điện Elysée với thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez là thành lập « các trung tâm khép kín » tại các bờ biển châu Âu :

    « Đề xuất mà chúng tôi mong muốn thực hiện tuân theo các quy định về cập bờ, phù hợp với các quyền nhân đạo, trong đó có quy định liên quan đến quốc gia an toàn nhất và gần nơi cập bến nhất.

    Chúng tôi đề xuất áp dụng mô hình trung tâm tiếp nhận di dân của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HCR), gồm những điểm sau :

    « Các trung tâm khép kín » do Liên Hiệp Châu Âu tài trợ sẽ được thành lập ở các nước an toàn nhất và gần nơi cập cảng nhất ; châu Âu cũng sẽ tài trợ cho một tổ chức để nghiên cứu hồ sơ (xin ti nạn); các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu cam kết tiếp nhận theo quota những người đến từ những « trung tâm khép kín » này ; và các nhóm điều phối viên sẽ đưa những người không được quy chế tị nạn đang tạm trú trong những trung tâm khép kín đó trở ngược về nguyên quán của họ.

    Đây là đề xuất liên quan đến quốc gia châu Âu đầu tiên tiếp nhận di dân ».

    Một đề xuất khác được tổng thống Pháp đưa ra là trừng phạt tài chính các nước Liên Hiệp Châu Âu từ chối tiếp nhận di dân vì, theo ông, « không thể có những nước được hưởng lợi lớn từ tình đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu, nhưng lại kịch liệt bảo vệ những đòi hỏi dân túy ích kỷ khi đề cập đến vấn đề di dân ».

    Ý chỉ trích Pháp « hách dịch »

    Đề xuất của Paris và Madrid không được Rôma hưởng ứng. Bộ trưởng Nội Vụ, kiêm phó thủ tướng Ý Matteo Salvini gay gắt chỉ trích : « Nếu Pháp hách dịch cho rằng có thể biến nước Ý thành một trại tị nạn cho toàn châu Âu nhờ vài đồng euro pourboire, thì Pháp hoàn toàn sai lầm ».

    Tân chính phủ Ý vẫn dọa giữ hoặc từ chối cho tầu cứu hộ cập cảng, buộc các tầu này phải sang một nước khác, hoặc lênh đênh ngoài vùng biển quốc tế. Ví dụ điển hình là con tầu cứu hộ Lifeline của một tổ chức phi chính phủ Đức, chở 230 người nhập cư, hiện vẫn chờ trong vùng biển quốc tế.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20180624-nhap-...-tim-giai-phap

    Last edited by Triển; 06-24-2018 at 11:23 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #414
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Tiểu thượng đỉnh châu Âu thất bại trong hồ sơ nhập cư

    RFI Đăng ngày 25-06-2018 Sửa đổi ngày 25-06-2018 12:28


    Tiểu thượng đỉnh châu Âu họp tại Bruxelles, ngày 24/06/2018, bế tắc trong hồ sơ nhập cư
    Geert Vanden Wijngaert/Pool via Reuters

    Hôm qua, 24/06/2018, tổng thống và thủ tướng của 16 nước trong Liên Hiệp Châu Âu 28 thành viên đã họp tại Bruxelles để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Châu Âu sẽ được tổ chức trong các ngày 28 và 29 sắp tới.

    Tại cuộc họp làm việc được coi là tiểu thượng đỉnh này, các nước vẫn tiếp tục bất đồng với nhau trong hồ sơ nhập cư và không ra được thông cáo chung.

    Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet cho biết thêm thông tin :

    « Các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục có lập trường trái ngược nhau trong hồ sơ nhập cư. Một bên là các nước Trung Âu và đại diện cho nhóm này tại hội nghị thượng đỉnh châu Âu ngày hôm qua là Áo. Các nước này nhấn mạnh rằng việc định ra hạn ngạch phân chia đón nhận người nhập cư, ngay cả trong trường hợp có khủng hoảng, vẫn là chủ đề cấm kỵ. Bên kia là các nước thuộc vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là Ý. Các nước này phàn nàn sự thiếu vắng tình đoàn kết bên trong Liên Hiệp Châu Âu và tố cáo việc duy trì quy định Dublin (người nhập cư làm thủ tục xin tị nạn tại nước đầu tiên đặt chân đến).

    Thế nhưng, đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chính các vấn đề chính trị nội bộ tại một số nước đã làm chao đảo các cuộc thảo luận về nhập cư. Ông nói: Hiện nay, đó là một thách thức gắn liền với áp lực chính trị tại một số nước thành viên và người ta gọi đó là tình trạng nhập cư lần thứ hai, đó là những người đặt chân đến một nước để xin tị nạn nhưng sau đó họ lại sang nước khác. Hiện nay, châu Âu làm việc chưa đủ hiệu quả để hỗ trợ hồi hương những người không đủ điều kiện tị nạn. Trong hồ sơ nay, châu Âu cần phải là việc nhiều hơn, nhưng đồng thời, chúng ta cũng không nên tự dối mình. Lãnh đạo một số nước thành viên khai thác tình trạng di dân hiện nay để tạo ra căng thẳng chính trị và khai thác nỗi sợ hãi của người dân.

    Dù sao, hội nghị thượng đỉnh hôm qua cũng đạt được một số kết quả cụ thể. Các nước châu Âu đạt đồng thuận đề ra ba hướng làm việc : thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách trong từng nước, bảo vệ biên giới và tìm kiếm sự hợp tác với các nước vùng Balkan hay châu Phi, để ngăn chặn từ trước áp lực nhập cư ».

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180625-ti...-ho-so-nhap-cu
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #415
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367











    Theo tờ Spiegel Online vừa đi tin. Ba thành phố Đức là Berlin, Kiel và tiểu bang Schleswig Holstein của Đức đòi nhận hết số người do tàu Lifeline cứu trên biển mà cả tuần nay cứ lênh đênh vì Ý, Malta không chịu cho cặp bến.

    Tui nghĩ những người gặp nạn mà quay lưng không cứu người ta, nếu có kiếp sau, họ sẽ bị trừng phạt y hệt như vậy.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #416
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367






    Thống kê: cảnh sát Đức bắn chết 14 người trong lúc làm nhiệm vụ


    Trong hầu hết các trường hợp xảy ra năm ngoái cảnh sát bắn chết thú vậy nguy hiểm, bệnh dại hoặc là đã bị thương. (hình ảnh: Hauke-Christian Dittrich )

    Münster (DPA) - Cảnh sát Đức đã bắn tử thương 14 người trong lúc thi hành nhiệm vụ trong năm ngoái. Theo kết quả trường Đại học Cảnh sát Quốc gia Đức ở Münster loan tin thì có thêm 39 người bị thương. Con số này của năm 2017 cao hơn các năm trước một chút.

    Năm 2016 có 11 người thiệt mạng, 28 người bị thương do cảnh sát bắn, năm 2015 có 10 người chết và 22 người bị thương theo bản thống kê của thông tấn xã Đức DPA có được. Tuy nhiên tính theo tổng số gần 300 ngàn cảnh sát liên bang và tiểu bang thì số lần buộc xử dụng súng ở Đức nằm ở mức độ thấp.

    Theo thống kê mà các nhóm truyền thông báo chí tường thuật thì cảnh sát đã xử dụng súng để bắn người 75 lần, tính ra cứ 5 ngày thì có một lần. Theo giải trình của đại học cảnh sát quốc gia thì trong 14 vụ tử thương có 13 vụ là tự vệ khẩn cấp hoặc là phải cứu trợ khẩn cấp. Cứu trợ khẩn cấp nghĩa là các trường hợp cảnh sát phải cứu người đang trong tình trạng sinh tử. Có một trường hợp có lý do là truy đuổi.

    Đa số các trường hợp nhà chức trách bắn súng để giết thú vật nguy hiểm, có bệnh dại hoặc là thú vật đã bị thương. Đại học cảnh sát quốc gia ở Münster tính ra trong năm ngoái có 13 ngàn 400 vụ bắn súng có lý do đả thương này. Và trong năm 2016 có 12 ngàn 656 vụ như vậy.

    /* nguồn: https://www.welt.de/newsticker/dpa_n...im-Dienst.html








    * So sánh với Hoa Kỳ: Number of people shot to death by the police in the United States in 2017-2018, by month

    ( -- cho nên hãy Trâm mà bá láp gì đó về tình hình tội phạm hình sự của Đức hay các quốc gia không có chính sách như Trâm, để đánh lạc hướng các vấn đề trong nội bộ Hoa Kỳ y đang gặp phải, thì các bạn rất dễ dàng kiểm chứng mức độ chính xác trên mạng ngày nay. -- )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #417
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Thượng đỉnh châu Âu khai mạc trong căng thẳng vì hồ sơ nhập cư

    Tú Anh
    Đăng ngày 28-06-2018
    Sửa đổi ngày 28-06-2018 12:34


    Thuyền nhân trên tầu Aquarius cập cảng Valence ngày 17/06/2018. Di dân là chủ đề nghị sự chính tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày 28-29/06/2018.
    Kenny Karpov/SOS Mediterranee/Handout via Reuters

    Hai mươi tám nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles trong hai ngày 28 và 29/06 sẽ tập trung vào di dân nhập cư, hồ sơ đang gây chia rẽ nội bộ. Một vài giải pháp được đề xuất nhưng không nhận được đồng thuận. Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các thành viên cùng nỗ lực chung vì không có giải pháp riêng rẽ : « Số phận cả châu Âu bị thách thức vì vấn đề di dân ».

    Từ Bruxelles, thông tín viên Dominique Baillard phân tích :

    " Vấn đề nát óc này đã được nước Ý đưa vào chương trình nghị sự của ngày họp thượng đỉnh đầu tiên. Bởi vì không một thành viên nào thực tâm muốn giúp di dân cơ hội xây dựng một cuộc sống mới ở châu Âu. Đề xuất cải cách luật tị nạn, lẽ ra phải được thảo luận trong kỳ họp này, đã bị đình hoãn vô hạn định.

    Giải pháp tạm thời do Hội Đồng Châu Âu đề nghị, phân chia định mức cho mỗi thành viên, chưa bao giờ được tôn trọng. Lập trường của bốn nước trong nhóm Visegrad gồm Ba Lan, Hungari, Cộng hòa Sec, Slovakia luôn bác bỏ đề nghị này, được củng cố thêm.

    Donald Trust, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đề nghị lập những khu tạm cư cách ly ở ngoài lãnh thổ châu Âu để quản lý làn sóng di dân như mô hình của Thổ Nhĩ Kỳ. Sáng kiến này được quan tâm nhưng đặt ra một số câu hỏi chưa có giải đáp : Những quốc gia nào sẽ chấp thuận cho lập trại tạm cư ?

    Người ta nói đến Tunisia nhưng làm sao bảo đảm là quyền của người xin tị nạn được tôn trọng ? Một câu hỏi quan trọng hơn nữa là vấn đề ngân sách tài trợ. Vấn đề này ít được ý kiến chia sẻ nhất như đã thấy qua trường hợp giúp Thổ Nhĩ Kỳ : huy động tiền tài trợ rất khó khăn."

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180628-th...mac-nhap-cu-qt

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #418
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Bàn về nhân đạo cùng đi đến một thoả thuận vô nhân đạo






    Thượng đỉnh Châu Âu đạt được "thỏa thuận" đón tiếp di dân



    Tú Anh
    Đăng ngày 29-06-2018
    Sửa đổi ngày 29-06-2018 14:56


    Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, lúc rời cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu ở Bruxelles. Ảnh 29/06/2018.
    REUTERS/Eric Vidal

    Liên Hiệp Châu Âu tránh được khủng hoảng. Lãnh đạo 28 thành viên đã thông qua được thỏa thuận về di dân vào sáng sớm thứ sáu 29/06/2018, sau một đêm thương lượng gay go tại Bruxelles trước áp lực « không có tôi thì các anh sẽ chết » của Roma. « Ý không còn cô đơn », thủ tướng Giuseppe Conte hoan hỉ tuyên bố. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khen ngợi « chiến thắng của tinh thần hợp tác ».

    Cụ thể, Liên Hiệp Châu Âu thỏa hiệp ra sao và có thay đổi gì trong chính sách tiếp đón di dân ? Từ nơi họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ở Bruxelles, đặc phái viên Anastasia Becchio tường thuật :

    "Trong thỏa thuận đạt được còn nhiều điểm để ngỏ. Giờ đây cần phải tìm được đồng thuận để thi hành. Văn bản thích hợp với mong đợi của 28 thành viên từ nước Ý, quốc gia đứng ở tuyến đầu trước làn sóng di dân cần được hỗ trợ trong tinh thần liên đới, cho đến bốn nước Đông Âu trong nhóm Visegrad, vốn ngần ngại không muốn chia sẻ gánh nặng.

    Thủ tướng Ý Giuseppe Conte rất hài lòng với thỏa hiệp này vì trong suốt đêm hôm qua, ông nhất quyết không ký cho đến khi các đối tác chấp thuận nguyên tắc : người đặt chân đến lãnh thổ Ý phải được xem là đã đến lãnh thổ của Liên Hiệp Châu Âu. Một yêu sách khác của Roma cũng được chấp thuận. Đó là đề xuất lập « khu trung chuyển » do Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc quản lý, tuy nhiên hình thể ra sao thì vẫn mù mờ.

    Hội Đồng Châu Âu cũng thông qua một sáng kiến của Pháp, sau đó được Ý tán đồng: Đó là khi một di dân đặt chân lên lãnh thổ một quốc gia châu Âu thì người đó sẽ được tạm trú trong một trung tâm tiếp cư, có kiểm soát nhưng không khép kín như một nhà tù. Các trung tâm này sẽ được thiết lập ở các nước châu Âu, cũng theo nguyên tắc tình nguyện, được cung ứng phương tiện vật chất và nhân sự châu Âu để giải quyết đơn xin tị nạn càng nhanh càng tốt.

    Chỉ có những nước tình nguyện mới được châu Âu trợ giúp lập trung tâm tiếp cư và chỉ có những nước tình nguyện mới được phân bổ lượng người tị nạn định cư."

    Tuy mọi biện pháp cụ thể chưa rõ ràng, nhưng nhiều tổ chức quốc tế đoán được thâm ý của châu Âu.

    Cơ quan Di Dân Quốc Tế yêu cầu không đặt các trung tâm xử lý hồ sơ di dân ở một nước thứ ba : mọi giải pháp phải là của châu Âu và ở bên trong châu Âu.

    Hiệp hội Y Sĩ Không Biên Giới ra thông cáo phản đối Bruxelles muốn « ngăn chận di dân « từ bên ngoài cửa châu Âu ».

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180629-th...on-tiep-di-dan



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #419
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Châu Âu gia hạn sáu tháng lệnh trừng phạt Nga

    Thụy My
    Đăng ngày 29-06-2018
    Sửa đổi ngày 29-06-2018 15:48



    Ảnh minh họa: Nghị Viện Crimée tại Simferopol, với cờ Nga ở lối vào. Ảnh ngày 14/03/2014.
    AFP/ FILIPPO MONTEFORTE

    Hôm nay 29/06/2018 28 lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã chính thức quyết định gia hạn thêm sáu tháng việc trừng phạt kinh tế đối với Nga, do không thấy tiến triển gì trong việc áp dụng thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraina.

    Lệnh trừng phạt được đưa ra vào mùa hè năm 2014, vài tháng sau khi Matxcơva sáp nhập Crimée của Ukraina, tiếp theo là các cuộc tấn công của phe nổi dậy thân Nga. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng Ukraina. Kiev và phương Tây tố cáo Nga vũ trang cho quân nổi dậy.

    Liên Hiệp Châu Âu (EU) còn trừng phạt gần 150 nhân vật trong đó có những khuôn mặt thân cận với tổng thống Nga Vladimir Putin bị cho vào danh sách đen. Tiền gởi trong các ngân hàng châu Âu của những người này bị phong tỏa, và họ bị cấm nhập cảnh vào EU.

    Bên cạnh đòi hỏi tuân thủ thỏa thuận ngưng bắn Minsk, 28 nước châu Âu còn khuyến khích Matxcơva « nhìn nhận trách nhiệm » trong vụ chuyến bay MH17 bị một hỏa tiễn Nga bắn rơi khi đang bay trên không phận Ukraina năm 2014, làm 298 người thiệt mạng.

    EU đánh giá tiến độ Brexit

    Bên cạnh đó, 27 nhà lãnh đạo EU hôm nay cũng bàn bạc về mức độ tiến triển của Brexit, nhưng không có sự tham dự của thủ tướng Anh Theresa May. Trước đó bà May đã cảnh báo nếu việc « ly dị » không suông sẻ, sẽ ảnh hưởng đến an ninh của châu Âu.

    Bà Theresa May cũng cho biết sẵn sàng đẩy nhanh thương lượng, trước việc EU than phiền rằng sự chia rẽ trong chính phủ Anh đang làm tiến trình bị giậm chân tại chỗ. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker hôm qua bày tỏ quan ngại về sự chậm chạp này, vì chỉ còn 9 tháng nữa là Anh quốc phải rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Các lãnh đạo EU nhiều lần cảnh báo, Luân Đôn không thể tiếp tục hưởng lợi từ thị trường chung 500 triệu người tiêu thụ, mà không chấp nhận các nghĩa vụ như tự do dịch chuyển của công dân EU tại Anh quốc.


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180629-ch...trung-phat-nga

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #420
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Phản đối chính sách của TT Trump, đại sứ Mỹ tại Estonia từ chức
    June 30, 2018


    Đại sứ Mỹ ở Estonia, ông James D. Melville Jr., người vừa loan báo quyết định từ chức và phản đối chính sách của Tổng Thống Donald Trump. (Hình: AP Photo/Vitnija Saldava)

    TALLINN, Estonia (NV) – Đại sứ Mỹ tại Estonia, một quốc gia trong vùng Baltic, hôm Thứ Sáu, 29 Tháng Sáu loan báo ông quyết định từ chức vì không đồng ý với cách Tổng Thống Donald Trump đối xử với các quốc gia đồng minh Âu Châu.

    Theo bản tin USA, điều này xảy ra trong khi Tổng Thống Donald Trump chuẩn bị viếng thăm NATO và có cuộc họp thượng đỉnh với Tổng Thống Nga Vladimir Putin.

    Trong bản post trên trang Facebook giới hạn người xem, Đại Sứ James D. Melville, một nhà ngoại giao có 33 năm kinh nghiệm, viết rằng: “Việc Tổng Thống Mỹ nói rằng EU được thành lập ‘để lợi dụng nước Mỹ, để lấy tiền của nước Mỹ,’ hay là ‘NATO cũng tệ hại như NAFTA’ là điều không chỉ là sự sai lầm trong thực tế, mà còn là điều cho tôi biết rằng đã đến lúc tôi phải ra đi.”

    “Một nhân viên ngoại giao từ ngày đầu viên bước vào ngành đã được huấn luyện rằng nhiệm vụ của mình là ủng hộ chính sách của nước Mỹ và chúng tôi cũng được dạy rằng nếu đến lúc nào đó không còn có thể làm điều này, nhất là khi với vai trò chỉ huy, thì con đường danh dự nhất là từ chức,” ông Melville viết, theo tạp chí Foreign Policy.

    “Là người từng phục vụ sáu vị tổng thống và 11 bộ trưởng ngoại giao, tôi không hề nghĩ rằng có lúc mình phải làm điều này,” ông Melville nói thêm.

    Ông Melville là đại sứ ở Estonia, quốc gia vùng Baltic và là thành viên NATO, từ năm 2015 tới nay. (V.Giang)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/ph...tonia-tu-chuc/


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:28 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh