Register
Page 44 of 186 FirstFirst ... 3442434445465494144 ... LastLast
Results 431 to 440 of 1858

Thread: Âu

  1. #431
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Đại tư bản Mỹ đầu tư tiền bạc vào kinh tế châu Âu cho nên không dễ mà để cho Nga nhảy vào tranh mất. Trâm nói tùm lum để kiếm chác tư lợi thôi, vì mỗi bận Trâm nói gì thì thị trường đảo điên bán tống bán tháo rồi hai ba bữa lại mua cao mua cố. Chả khác gì la "cháy nhà" trong đám đông để thiên hạ hoang mang rối loạn mà trục lợi.

  2. #432
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Đại tư bản Mỹ đầu tư tiền bạc vào kinh tế châu Âu cho nên không dễ mà để cho Nga nhảy vào tranh mất. Trâm nói tùm lum để kiếm chác tư lợi thôi, vì mỗi bận Trâm nói gì thì thị trường đảo điên bán tống bán tháo rồi hai ba bữa lại mua cao mua cố. Chả khác gì la "cháy nhà" trong đám đông để thiên hạ hoang mang rối loạn mà trục lợi.

    Chờ coi sao. Người không làm được chuyện lớn thì cũng thường làm lớn chuyện.
    Đại tư bản Mỹ nào không thấy chỉ sợ dân chúng nhiều quốc gia mất việc. Nga
    kinh tế còn yếu lắm, Nga mạnh trở lại có nghĩa là thu hồi lãnh thổ Liên Xô cũ
    xâm lăng khắp nơi. Có Mỹ hậu thuẫn thì đường hoàng bước vào Iran làm ăn bất
    chính.

    * PS: Trong đường Link là bài học từ Herbert Hoover. Cựu tổng thống Mỹ từ đầu thế kỷ trước.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #433
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Mấy cha nậu Cộng hòa lên là nó vậy. Thời Dubya mới sau 8 năm là kinh tế thất thế. Son of a B**h.


    (Bush)

  4. #434
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Cựu phụ tá của Trump lập tổ chức chống EU
    24/07/2018


    Chính trị gia cực hữu Pháp bà Marine Le Pen chào mừng ông Steve Bannon cựu chiến lược gia chính trị của Tổng thống Trump tại Lille, Pháp, ngày 10/3/ 2018.


    Cựu chiến lược gia chính trị của Tổng thống Donald Trump, Steve Bannon, và một cộng tác viên hàng đầu đã thành lập một tổ chức chính trị có trụ sở tại Brussels nhằm gây phương hại dẫn tới làm tê liệt Liên hiệp Châu Âu.

    Trao đổi với Reuters, ông Bannon và ông Raheem Kassam, một cựu phụ tá trưởng cho ông Nigel Farage, một lãnh tụ người Anh chống EU hiện là một phụ tá của ông Bannon, nói tổ chức này được biết dưới tên The Movement, đã hoạt động và đang tuyển dụng nhân viên.

    Ông Kassam nói “The Movement sẽ là trung tâm trao đổi kinh nghiệm của phong trào dân túy, dân tộc tại châu Âu. Chúng tôi đặt trọng tâm vào việc hỗ trợ cho các cá nhân hay tổ chức quan tâm đến vấn đề chủ quyền, kiểm soát biên giới, công ăn việc làm, trong số những việc khác.”

    Ông Kassam cho biết tiếp “Chúng tôi quyết định đặt trụ sở tại Brussels vì đây là trung tâm của Liên hiệp Châu Âu—lực lượng nguy hại nhất chống lại nền dân chủ của các quốc gia tại phương Tây hiện nay. Tổ chức hiện đã có nền tảng cơ cấu với một ngân sách hàng năm đáng kể và chúng tôi bắt đầu thu nhận nhân viên.”

    Ông Kassam từ chối cho biết thêm chi tiết về tổ chức này.

    Ông Bannon trong một chuyết đi thăm London tuần qua đã gặp ông Farage và Louis Aliot, một cộng tác viên thân cận của chính trị gia cực hữu Pháp bà Marine Le Pen, mô tả tổ chức ông thành lập là “dự án dân túy” nhằm đánh động “sự chuyển dịch mảng kiến tạo tại châu Âu”

    “Cuộc bầu cử tại nghị viện châu Âu sang năm sẽ là một thử nghiệm quan trọng cho cả hai phe thuộc Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu cũng như phe cải cách, và The Mouvement sẽ là nơi hai phe này ăn khớp chặt chẽ với nhau,” ông Kassam nói.

    Liên hiệp Châu Âu có nguồn gốc sau Thế Chiến Thứ Hai như là một phương thức tạo dựng sự hợp tác kinh tế và ngăn chặn các quốc gia kình địch lẫn nhau. Hiện nay Liên hiệp Châu Âu là khối kinh tế lớn nhất trên thế giới và đã bành trướng quyền lực chính trị.

    Hai ông Bannon và Kassam nói kế hoạch của họ là sử dụng phong trào mới để thúc đẩy các cử tri dân túy và dân tộc đi bầu nghị viện châu Âu đông đảo được tổ chức tại các nước thành viên EU vào tháng 5 sang năm.

    Được hỏi về kế hoạch của ông Bannon vào ngày thứ Hai 23/7, phát ngôn viên trưởng của Ủy ban nói với các phóng viên là những người điều hành EU biết kế hoạch này nhưng từ chối đưa ra bình luận.


    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%...u/4495405.html

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #435
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Bruxelles viện trợ khẩn cấp cho Hy Lạp và Tây Ban Nha


    Thụy My
    Đăng ngày 02-08-2018
    Sửa đổi ngày 02-08-2018 15:27



    Người tị nạn đến bờ eo biển Gibraltar, Tây Ban Nha, ngày 01/08/2018.
    REUTERS/Jon Nazca

    Ủy ban Châu Âu mới đây quyết định viện trợ bổ sung cho Hy Lạp và Tây Ban Nha để đón tiếp di dân, gồm 37,5 triệu euro cho Athens và 30 triệu euro cho Madrid. Từ nhiều tháng qua, các nước này gặp khó khăn với việc tân chính phủ Ý từ chối không cho các tàu chở di dân cập cảng.


    Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota gởi về bài tường trình :

    Trên 20.000 di dân đã vào Tây Ban Nha kể từ tháng Giêng. Do lượng người đổ vào thường xuyên, cơ quan chức năng Tây Ban Nhà bị quá tải trong việc đăng ký và tiếp đón người nhập cư. Chủ nhật vừa rồi Madrid phải yêu cầu Quỹ tị nạn, nhập cư và hội nhập của châu Âu trợ giúp. Quỹ này hiện có khoảng mấy trăm triệu euro.

    Một nguồn tin châu Âu xác nhận trước tình hình khẩn cấp, « Tây Ban Nha sẽ được hỗ trợ mấy chục triệu euro trong những ngày tới ».

    Cách đây một tháng, Hy Lạp đã yêu cầu tương tự và nhận được 31,1 triệu euro cho việc chăm sóc sức khỏe, cung cấp thực phẩm và chi phí phiên dịch. Một ngân sách bổ sung 6,4 triệu euro đã được cấp cho Tổ chức Di dân Quốc tế để cải thiện điều kiện tiếp đón.

    Một phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu nhìn nhận : « Maroc cần sự trợ giúp nhiều hơn ». Theo dự kiến, châu Âu sẽ viện trợ 55 triệu euro. Tuy nhiên, theo giải thích của chủ tịch Ủy Ban, nhiều quốc gia thành viên vẫn chưa chuyển phần đóng góp như đã hứa cho Quỹ tín dụng khẩn cấp của Liên Hiệp Châu Âu dành cho châu Phi.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180802-di...va-tay-ban-nha

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #436
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Đức khôi phục quy chế đoàn tụ gia đình cho người tị nạn


    Anh Vũ
    Đăng ngày 01-08-2018
    Sửa đổi ngày 01-08-2018 13:47



    Người nhập cư đăng ký tị nạn tại một trung tâm ở Erding, gần Munich, Đức, ngày 15/11/2016.
    CHRISTOF STACHE / AFP

    Tại Đức, các quy định mới về đoàn tụ gia đình cho những người nhập cư bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay, 01/08/2018. Khả năng đoàn tụ gia đình đã bị loại bỏ từ năm 2016 đối với người tị nạn, đến từ các vùng chiến sự và đã được cấp thẻ cư trú tạm thời, trong đó chủ yếu là người Syria.

    Quy định mới cho phép những đối tượng trên có thể mời người thân đến Đức, nhưng với các tiêu chí khắt khe hơn. Mặc dù vậy chủ trương này đã gây tranh cãi gay gắt trong chính giới cũng như dư luận Đức.

    Thông tín viên RFI tại Berlin, Pascal Thibaut, tường trình :

    "Với một số người thì đó là vấn đề nhân đạo, các gia đình phải được sống cùng nhau. Chính điều đó tạo thuận lợi cho họ hòa nhập. Còn một số khác thì nhấn mạnh những người tỵ nạn đến từ các vùng chiến sự sẽ chỉ được định cư tạm thời tại Đức, rồi phải hồi hương. Một số ý kiến theo quan điểm cực tả thì cho rằng có thể có thêm hàng trăm nghìn người nhập cư vào Đức nhờ các quy định mới.

    Chủ đề đang rất nóng này đã làm dấy lên các cuộc tranh luận gay gắt ngay trong chính giới. Sau hơn hai năm quy định đoàn tụ gia đình bị hủy, người tị nạn đến từ những vùng chiến sự, như Syria chẳng hạn, sẽ có thể đưa vợ chồng con cái họ đến đoàn tụ tại Đức.

    Nhưng số lượng sẽ bị hạn chế : 1.000 người mỗi tháng. Các tiêu chí để đoàn tụ cũng chặt chẽ : Thời gian xa cách, có hay không có con nhỏ, mức độ nguy hiểm đe dọa tính mạng của những người liên quan, hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng… Những tiêu chí chứng minh sự hội nhập tốt của họ cũng sẽ được tính đến, như các thành viên trong gia đình đã ở Đức có việc làm hay không, được đào tạo hay nói tốt tiếng Đức hay không.

    Bộ Ngoại Giao Đức thống kê có hơn 30 000 đơn xin đoàn tụ, chủ yếu của người Syria và Irak. Trong đó cũng chỉ có một số ít được chấp thuận. Nhưng những người có tiền thì vẫn tìm cách đưa người thân của họ vào Đức bất hợp pháp".

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180801-du...o-nguoi-ti-nan


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #437
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Đức trù bị biện pháp ngăn chận Trung Quốc mua xí nghiệp

    Tú Anh
    Đăng ngày 07-08-2018
    Sửa đổi ngày 07-08-2018 16:44


    Phái đoàn Trung Quốc tham dự một sự kiện tại sân bay Tempelhof, Berlin, ngày 10/07/2018.
    REUTERS/Fabrizio Bensch/Pool

    Lo ngại tham vọng của Bắc Kinh chiếm đoạt công nghệ cao cấp, chính phủ Đức chuẩn bị nhiều biện pháp kiểm soát đầu tư từ những nước « ngoài châu Âu ». Các luật lệ mới sẽ được áp dụng kể từ đầu năm tới 2019.

    Theo giải thích của bộ trưởng Peter Altmaier với nhật báo Die Welt ngày 07/08/2018, trong tương lai, chính phủ Đức muốn có phương tiện « xem xét chặt chẽ mỗi khi có một công ty liên quan đến quốc phòng, hạ tầng cơ sở nhạy cảm hay các công nghệ dân sự quan trọng về an ninh, bán cổ phần cho nước ngoài ». Tuy Đức vẫn khuyến khích đầu tư nhưng chính phủ có « bổn phận bảo đảm an ninh quốc gia ».

    Cho đến nay , Berlin chỉ có quyền ngăn chận mọi thương vụ mua công ty Đức của một nhà đầu tư ngoại quốc nếu phần vốn lên đến 25%. Chính phủ Đức muốn hạ thấp ngưỡng đầu tư này, xuống 15%, để dễ bề kiểm soát một số lớn các vụ thương lượng mua bán công ty thuộc loại nhạy cảm.

    Luật định mới có thể áp dụng kể từ đầu năm tới.

    Tuy bộ trưởng kinh tế Đức xác định là không nhắm đặc biệt vào một nước nào nhưng theo báo chí Đức, từ hai năm nay, Berlin lo ngại tham vọng của Trung Quốc. Trong tháng 7, chính phủ Đức đã hai lần can thiệp để chận các dự án đầu tư của doanh nhân Trung Quốc bằng cách bỏ tiền ra mua lại cổ phần.

    Trong chuyến viếng thăm Đức hồi tháng 7, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bảo đảm là đầu tư Trung Quốc không đe dọa an ninh Đức. Tuy nhiên, giám đốc tình báo Đức Hans-Georg Maassen thận trọng :"người ta cần gì đánh cắp công nghệ nếu có thể mua trọn hàng loạt công ty".

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180807-duc...-mua-xi-nghiep
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #438
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Giáo hoàng Phanxicô kiên quyết không chấp nhận án tử hình


    Trọng Nghĩa
    Đăng ngày 03-08-2018
    Sửa đổi ngày 03-08-2018 17:47



    Đức Giáo hoàng Phanxicô. Ảnh tại Vatican, ngày 31/07/2018.
    Reuters

    Quan điểm chống án tử hình của đức giáo hoàng Phanxicô đã được ngài biểu thị từ lâu. Nhưng mới đây, ngài đã có một bước tiến được đánh giá là quyết định trong nỗ lực vận động chống án tử hình khi cho thay đổi nội dung liên quan đến án này trong Sách Giáo Lý Công Giáo, dạy rằng « án tử hình là điều không thể chấp nhận được ».

    Quyết định của người đứng đầu Tòa Thánh Vatican đã được rất nhiều người ủng hộ, nhưng cũng đã bị nhiều người trong giới Công Giáo bảo thủ phê phán.

    Phải nói là chống án tử hình từng là quan điểm chung của Giáo Hội Công Giáo từ thời giáo hoàng Gioan Phao Lồ Đệ Nhị đến nay. Tuy nhiên, trong Sách Giáo Lý Công Giáo, đoạn 2267 nói về án tử hình không bác bỏ án này một cách triệt để, và không loại trừ việc áp dụng tử hình trong những trường hợp « rất hiếm hoi ».

    Tuy nhiên, mới đây, đức giáo hoàng Phanxicô đã phê chuẩn việc sửa đổi đoạn 2267 về án tử hình trong Sách Giáo Lý Công Giáo, theo đó, do việc « đã xuất hiện một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của hình phạt tử hình do Nhà nước áp đặt », cho nên « án tử hình không thể chấp nhận được » trong mọi trường hợp. Quyết định sửa đổi đã được Bộ Giáo Lý Đức Tin của Tòa Thánh Vatican công bố hôm 01/08/2018 vừa qua trong một bức « Thư gửi các giám mục ».

    Ngoài việc sửa đổi lời dạy trong sách Giáo Lý Công Giáo, theo hãng tin Mỹ AP, đức giáo hoàng Phanxicô còn kêu gọi toàn Giáo Hội đẩy mạnh vận động để các nước bãi bỏ hoàn toàn án tử hình.

    Quyết định dứt khoát chống án tử hình trong mọi trường hợp của đức giáo hoàng Phanxicô dĩ nhiên đã được giới vận động cho việc bãi bỏ án tử hình trên toàn thế giới nhất loạt hoan nghênh.

    Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), định chế đi đầu trong phong trào chống án tử hình trên toàn thế giới đã lập tức ca ngợi quyết định của Tòa Thánh, xem đó là một « bước tiến quan trọng ».

    Ông Riccardo Noury, phát ngôn viên của Amnesty International tại Ý Italia ghi nhận : « Trong quá khứ, Giáo Hội Công Giáo đã từng chống lại án tử hình, nhưng với những từ ngữ vẫn tạo nên sự mơ hồ… Lần này, Giáo Hội đã nói một cách rõ ràng hơn. »

    Tại Mỹ, vài tiếng đồng hồ sau khi Vatican loan báo quyết định có thể gọi là đặt án tử hình ra ngoài vòng giáo luật, thống đốc bang New York ông Andrew Cuomo cam kết sẽ đệ trình một dự luật để loại bỏ án tử hình ra khỏi luật lệ của tiểu bang này.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng hoan nghênh quyết định của đức giáo hoàng Phanxicô. Giới Công Giáo bảo thủ, những người thường xuyên chỉ trích người lãnh đạo Tòa Thánh, đã cho rằng đức giáo hoàng không có quyền thay đổi những gì được ghi trong Kinh Thánh, và đã từng được biết bao giáo hoàng giảng giải trong nhiều thế kỷ qua.

    Trong một thông điệp trên mạng Twitter, chủ trang blog Công Giáo bảo thủ Rorate Caeli không ngần ngại tố cáo : « Ông ta (tức là đức giáo hoàng) đang trắng trợn vi phạm chính quyền lực mà ông ta được giao. Cho nên không một người Công Giáo có nghĩa vụ tuân thủ một sự lạm dụng quyền lực ».

    Trên các phương tiện xã hội, một số người còn cho rằng Tòa Thánh Vatican và Giáo Hội đã muốn đánh lạc hướng dư luận sau những tai tiếng bao che cho các linh mục phạm tội ấu dâm hay lạm dụng tình dục ở nhiều nơi trên thế giới.

    Dẫu sao thì quyết định đầy tính nhân bản của Tòa Thánh được cho là sẽ góp phần thúc đẩy phong trào chống án tử hình trên toàn thế giới. Hiện nay, án này đã bị bãi bỏ ở hầu hết châu Âu và Nam Mỹ, nhưng nó vẫn được áp dụng tại Hoa Kỳ và ở các nước châu Á, châu Phi và Trung Đông.


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180803-gi...g-giao-luat-ok




    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #439
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Mỹ trừng phạt Iran: Đức cảnh báo gia tăng bất ổn tại Trung Đông


    Trọng Thành
    Đăng ngày 08-08-2018
    Sửa đổi ngày 08-08-2018 16:40



    Hình vẽ chống Mỹ trên một bức tường ở thủ đô Teheran, Iran. Ảnh chụp ngày 13/10/2017.
    Nazanin Tabatabaee Yazdi/TIMA via REUTERS

    Hôm nay, 08/08/2018, một ngày sau khi Washington tái áp đặt các trừng phạt kinh tế đối với Iran, nhằm ngăn chặn tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Teheran tại Trung Đông, ngoại trưởng Đức lên tiếng cảnh báo, quyết định của Mỹ có thể có tác dụng ngược, khiến tình hình khu vực này thêm trầm trọng hơn.

    Trả lời báo chí địa phương, ngoại trưởng Đức Heiko Maas báo động với tổng thống Mỹ là : « Việc cô lập Iran có thể tạo thuận lợi cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thế lực cực đoan ». Lãnh đạo ngoại giao Đức nhắc đến Irak và Libya như các bài học nhãn tiền cho thấy, nếu Iran rơi vào hỗn loạn, tình hình của khu vực vốn đã bất ổn này lại càng thêm bất ổn hơn.

    Theo ngoại trưởng Heiko Maas, quan điểm của Berlin là từ bỏ hiệp định về hạt nhân với Iran (đạt được năm 2015) « là một sai lầm ». Dù thỏa thuận này có nhiều điều bất cập, nhưng có được thỏa thuận này rõ ràng còn hơn không.

    Nhiều công ty lớn châu Âu rút lui

    Trước việc Mỹ tái áp đặt trừng phạt, Đức cùng các đối tác châu Âu khác như Pháp và Anh, kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục hợp tác với Iran, và hứa hẹn có các biện pháp để giảm nhẹ các hậu quả, đặc biệt với việc tái áp dụng « luật ngăn chặn trừng phạt », cho phép các doanh nghiệp châu Âu kiện những đối tượng, định chế gây thiệt hại cho họ, do thực thi trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn châu Âu, như các công ty Pháp Total hay PSA và Renault, đã quyết định rút khỏi thị trường Iran, để tránh bị vạ lây. Hôm qua, đến lượt tập đoàn xe hơi Đức Daimler tuyên bố ra đi.

    Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :

    Daimler từng dự kiến sản xuất và bán xe tải Mercedes tại Iran trong khuôn khổ một kế hoạch hợp tác với nhiều doanh nghiệp địa phương. Nhà chế tạo xe hơi Đức - từng làm việc tại Iran trong vòng 50 năm, cho đến 2010 - nêu lý do tình hình kinh tế Iran và thị trường xe hơi nước này tiến triển ít thuận lợi để lấy cớ rút khỏi quốc gia này.

    Nhiều doanh nghiệp lớn khác của Đức rút khỏi Iran do sợ các trừng phạt của Mỹ. Đây là trường hợp của hãng Adidas, từng ký một hợp đồng với Liên đoàn bóng đá Iran hồi năm ngoái. Còn tổng giám đốc của Siemens mới đây đã đưa ra các số liệu để chứng minh tầm quan trọng của thị trường Mỹ : 60.000 nhân viên của hãng làm việc tại Mỹ, với 24 tỉ đô la doanh thu, so với 600 triệu ở Iran.

    Theo Phòng Thương Mại Đức - Iran, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức có thể sẽ không thay đổi chiến lược, nếu các doanh nghiệp này không làm ăn tại Mỹ. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp lĩnh vực máy công cụ.

    Hàng hóa xuất khẩu Đức sang Iran tăng 16% trong năm ngoái. Tuy số hàng này chỉ chiếm 0,2% trong toàn bộ xuất khẩu của Đức, nhưng nước vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của Iran. Hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trong những năm 1970, Iran từng là đối tác kinh tế thứ hai của Đức ở ngoài châu Âu, sau Hoa Kỳ.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180808-ta...tai-trung-dong

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #440
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Đức-Tây Ban Nha đồng tình ủng hộ Maroc để hạn chế nhập cư

    RFI
    Đăng ngày 12-08-2018
    Sửa đổi ngày 12-08-2018 12:22



    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đón đồng nhiệm Đức Angela Merkel, tại Andalousie, miền nam Tây Ban Nha, ngày 11/08/2018.
    TERS/Marcelo del Pozo

    Vấn đề nhập cư là trọng tâm của buổi làm việc giữa thủ tướng Đức Angela Merkel và đồng nhiệm Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 11/08/2018 tại Andalousie. Lãnh đạo hai nước muốn Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ mạnh mẽ Maroc để ngăn làn sóng nhập cư bất hợp pháp. Từ tháng 01/2018, Tây Ban Nha trở thành cửa ngõ đầu tiên vào châu Âu của di dân đến từ phương nam do Ý đóng cửa.

    Thông tín viên RFI Diane Cambon tường trình từ Madrid :

    « Thể hiện sự khác biệt với các chính sách bài ngoại mà một số chính phủ châu Âu đang tiến hành là hình ảnh mà thủ tướng Xã Hội Tây Ban Nha Pedro Sanchez cùng đồng nhiệm Đức Angela Merkel muốn truyền tải trong cuộc gặp tại Andalousie.

    Hai nhà lãnh đạo tỏ ra thông hiểu nhau và nhấn mạnh phải khẩn cấp kiểm soát chặt chẽ hơn các nước nguyên quán và trung chuyển của di dân. Maroc hiện nằm trên tuyến đầu.

    Thủ tướng Đức công khai ủng hộ đề xuất của Tây Ban Nha là hỗ trợ tài chính cho quốc gia Bắc Phi này để kiểm soát tốt hơn đường biên giới. Madrid sẽ chịu trách nhiệm đàm phán với Rabat. Về phần mình, chính phủ Tây Ban Nha đã chấp nhận giữ lại những người nhập cư đã ghi tên ở Tây Ban Nha nhưng tìm cách xin tị nạn ở Đức.

    Tuy nhiên, thỏa thuận vừa có hiệu lực này chỉ liên quan đến một phần rất nhỏ người nhập cư đến Tây Ban Nha có nguyện vọng tị nạn ở Đức. Phần lớn trong số họ chọn sang Pháp hoặc ở lại bán đảo Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ».


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180812-du...an-che-nhap-cu
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:38 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh