Register
Page 52 of 186 FirstFirst ... 242505152535462102152 ... LastLast
Results 511 to 520 of 1858

Thread: Âu

  1. #511
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Tiền là tiên là Phật. Rốt cuộc rồi thì CSVN lại tiếp tục thắng. Liên Âu cũng màu mè
    vụ nhân quyền cho có mà thôi. Rốt cuộc thì lợi ích kinh tế là trên hết. Ai hơi đâu đi
    tranh đấu tranh điếc gì cho người dân Việt Nam. Để xem nghị viện Châu Âu có trì
    hoãn gì không hay đồng loạt ký tên cái rẹt.

    Người da trắng Tây phương chỉ đưa cái mái nhà ra hốt giùm vài người tị nạn CSVN
    khi cần thôi. Nói về nồi cơm thì nhân quyền gì đó chỉ là thứ yếu vì có phải dân họ đâu
    họ chẳng phải lo. CSVN biết rõ yếu điểm tự nhiên này của Tây phương nên tha hồ
    trả giá.






    Press release
    VIETNAM | Brussels, 17 October 2018

    Commission presents EU-Vietnam trade and investment agreements for signature and conclusion

    The European Commission today adopted the EU-Vietnam trade and investment agreements, paving the way for their signature and conclusion. Through this adoption, the Commission is demonstrating its commitment to putting these agreements in place as soon as possible.

    The trade agreement will eliminate virtually all tariffs on goods traded between the two sides. The agreement also includes a strong, legally binding commitment to sustainable development, including the respect of human rights, labour rights, environmental protection and the fight against climate change, with an explicit reference to the Paris Agreement.

    President of the European Commission Jean-Claude Juncker said: "The trade and investment agreements with Vietnam are exemplary of Europe's trade policy. They bring unprecedented advantages and benefits for European and Vietnamese companies, workers and consumers. They take fully into account the economic differences between the two sides. They promote a rules- and values-based trade policy with strong and clear commitments on sustainable development and human rights. By adopting them a few hours before welcoming the participants in the ASEM-EU Summit in Brussels, the Commission shows its commitment to open trade and engagement with Asia. I now expect the European Parliament and EU Member States to do the necessary for the agreements to enter into force as soon as possible".

    Commissioner for Trade Cecilia Malmström said: "The Commission has now delivered two valuable and progressive agreements with Vietnam that I am convinced the European Parliament and EU Member States can support. Vietnam has massive potential for EU exporters and investors to do business, both now and in the future. It is one of the fastest-growing economies in Southeast Asia, with a vibrant market of more than 95 million consumers, an emerging middle class and a young, dynamic workforce. Through our agreements, we also help spread European high standards and create possibilities for in-depth discussions on human rights and the protection of citizens. I hope the Council and the European Parliament will approve the agreements swiftly to allow businesses, workers, farmers and consumers to reap the benefits as soon as possible."

    The trade agreement will eliminate over 99% of customs duties on goods traded between the two sides. Vietnam will remove 65% of import duties on EU exports from entry into force of the agreement, with the remainder of duties being gradually eliminated over a 10-year period, to take into account that Vietnam is a developing country. The agreement also contains specific provisions to address non-tariff barriers in the automotive sector, and will provide protection for 169 traditional European food and drink products in Vietnam, the so-called Geographical Indications, like Rioja wine or Roquefort cheese. Through the agreement, EU companies will be able to participate on an equal footing with domestic companies in bids for procurement tenders with Vietnamese authorities and state-owned enterprises.

    Besides offering significant economic opportunities, the trade agreement also ensures that trade, investment and sustainable development go hand in hand, by setting the highest standards of labour, safety, environmental and consumer protection, ensuring that there is no 'race to the bottom' to attract trade and investment. The agreement commits the two parties to respect and effectively implement the principles of the International Labour Organisation (ILO) concerning fundamental rights at work; and to implement international environmental agreements, such as the Paris Agreement; to act in favour of the conservation and sustainable management of wildlife, biodiversity, forestry and fisheries; and to involve civil society in the monitoring the implementation of these commitments by both sides.

    The trade agreement includes an institutional and legal link to the EU-Vietnam Partnership and Cooperation Agreement, allowing appropriate action in the case of breaches of human rights.

    The investment protection agreement, meanwhile, includes modern rules on investment protection enforceable through the new Investment Court System and ensures that the right of the governments on both sides to regulate in the interest of their citizens is preserved. It will replace the bilateral investment agreements that 21 EU Members States currently have in place with Vietnam.

    Alongside the agreement recently reached with Singapore, this agreement will make further strides towards setting high standards and rules in the ASEAN region, helping to pave the way for a future region-to-region trade and investment agreement.

    Background

    Vietnam is the EU's second largest trading partner in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) after Singapore, with trade in goods worth €47.6 billion a year and €3.6 billion as it comes to services. While EU investment stock in Vietnam remains modest standing at €8.3 billion in 2016, an increasing number of European companies are establishing there to set up a hub to serve the Mekong region. Main EU imports from Vietnam include telecommunications equipment, clothing and food products. The EU mainly exports to Vietnam goods such as machinery and transport equipment, chemicals and agricultural products.

    Next steps

    The Commission is now submitting to the Council the proposals for signature and conclusion of both agreements. Once authorised by the Council, the agreements will be signed and presented to the European Parliament for consent. Once the European Parliament has given its consent, the trade agreement can then be concluded by the Council and enter into force. The investment protection agreement with Vietnam will be ratified by Member States according to their respective internal procedures.


    /*src.: http://trade.ec.europa.eu/doclib/pre...iWYIdiEYXjpiJ0



  2. #512
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Chắc châu Âu thấy so với Ả dập Xê út...

  3. #513
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Chắc châu Âu thấy so với Ả dập Xê út...
    Giai thoại "Vừa đánh ... (rắm) vừa đàm" - phiên bản Châu Âu.

  4. #514
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Brexit: Jewish families in UK who fled Nazis seek German passports

    As Brexit approaches, figures show that Germans who made Britain their home are increasingly applying for repatriation. The majority are the families of those who fled because they were persecuted by the Nazi regime.



    An increasing number of people living in the UK have applied for repatriation to Germany since the June 2016 referendum result for Britain to leave the EU, according to government figures.

    Individuals who were persecuted by the Nazis and their descendants made up the majority of those applying, a report on Friday said.

    Of the 3,731 applications since 2016, 3,408 referred to the German Constitution's Article 116. Under the article, former German citizens who were deprived of citizenship on "political, racial, or religious grounds" — and their descendants — are entitled to have citizenship restored.

    Tens of thousands of Jews fled Germany for the UK before and during World War II. They included some 10,000 children who were evacuated as part of the so-called "Kindertransport” between December 1938 and August 1939, most of whom never saw their families again.

    Sharp rise in applications

    The increase in those applying for repatriation increased significantly after the UK's Brexit referendum, according to figures published by the Funke Mediengruppe newspaper group.

    In 2015, there were only 59 applications, while in 2016 — the year the UK Brexit vote took place in June — there were 760. In 2017, 1,824 applied, and 1,147 applied in the first eight months of 2018.

    The Funke Mediengruppe figures were obtained in response to a parliamentary question from Germany's pro-business Free Democrats (FDP).

    Aside from Jews, many other groups fled Germany and the Nazi regime, including members of the Roma community, homosexuals and political opponents.

    'Not surprising'

    According to FDP interior affairs spokesman Konstantin Kuhle, the development showed that many UK citizens were keen to retain "the benefits of European citizenship" within the EU.

    "This is not surprising given the British government's chaotic Brexit negotiation line," Kuhle said, adding that the EU should not forget "that many people in the UK feel close to the EU."

    The 2016 referendum, called by then Prime Minister David Cameron, ended with 52 percent voting in favor of Brexit, and 48 percent against.

    The number of Britons living in Germany who seek German citizenship has also increased significantly since June 2016.


    /* nguồn: https://www.dw.com/en/brexit-jewish-...rts/a-45950709


  5. #515

  6. #516
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Cũng còn chút lương tâm.




    Vụ Khashoggi: Đức ngưng bán vũ khí cho Ả Rập Xê-út


    Tổng thống Thổ Nhỉ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Đức Angela Merkel, tại cuộc họp báo ở Berlin, ngày 28/9/2018.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 22/10 gọi vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả Rập Xê-út ở Istanbul là “khủng khiếp” và nhất quyết ngưng xuất khẩu vũ khí sang Ả Rập Xê-út cho đến khi vụ này được sáng tỏ.

    Bà Merkel chỉ trích điều bà gọi là “sự dã man tại lãnh sự quán Ả Rập Xê-út ở Thổ Nhĩ Kỳ” trong một cuộc tập họp vận động tranh cử tại thị trấn Ortenberg, cách Frankfurt khoảng 50 kilômét về phía đông bắc.

    “Việc này phải được làm sáng tỏ. Chừng nào không được sáng tỏ, sẽ không có việc xuất khẩu vũ khí sang Ả Rập Xê-út. Tôi bảo đảm chắc chắn như thế,” bà Merkel nói.

    Cùng ngày 22/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông vẫn chưa hài lòng về những gì ông nghe được từ Ả Rập Xê-út đối với việc nhà báo Jamal Khashoggi bị giết, nhưng ông không muốn mất những khoản đầu tư từ Riyadh.

    Ông Jamal Khashoggi là một người viết bình luận cho tờ Washington Post và thường chỉ trích Thái tử Mohammed bin Salman, người cai trị trên thực tế Ả Rập Xê-út. Nhà báo này mất tích cách đây 3 tuần sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê-út tại Istanbul để xin giấy tờ làm thủ tục kết hôn.

    Lúc đầu Riyadh nói không biết gì về số phận của ông Khashoggi, nhưng sau đó công nhận ông này bị giết trong một vụ xung đột trong lãnh sự quán, một phản ứng bị một vài chính phủ phương Tây nghi ngờ, gây nên căng thẳng trong mối quan hệ với quốc gia xuất khẩu dầu hỏa lớn nhất thế giới này.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%...-/4625229.html


  7. #517
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Bất ổn ở Trung Đông chưa đủ, phải xách mé,
    thổi lửa cho lên vụ chạy đua vũ khí thập niên
    80 mới thôi. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết.




    Tổng Thống Putin: Quốc gia nào chứa hỏa tiễn Mỹ sẽ là mục tiêu của Nga
    October 24, 2018



    Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Thủ Tướng Ý Giuseppe Conte tại điện Kremlin. (Hình: Sergei Chirikov/Pool Photo via AP)


    MOSCOW, Nga (AP) – Tổng Thống Nga Vladimir Putin, hôm Thứ Tư, 24 Tháng Mười, lên tiếng cảnh cáo rằng nếu Mỹ bố trí hỏa tiễn tầm trung ở Âu Châu, Nga sẽ phải coi quốc gia nào chứa các hỏa tiễn này là mục tiêu của mình.

    Lời cảnh cáo nghiêm khắc này được đưa ra tiếp theo loan báo của Tổng Thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tuần qua rằng ông dự tính rút khỏi thỏa thuận kiểm soát võ khí nguyên tử INF, được Tổng Thống Ronald Reagan và Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev ký kết tại Washington D.C. vào năm 1987, lấy lý do là phía Nga vi phạm thỏa thuận này.

    Ông Putin nói ông hy vọng phía Mỹ sẽ không tiến tới việc bố trí hỏa tiễn tầm trung ở Âu Châu vì hành động đó sẽ đưa lại tình trạng đối đầu của thời Chiến Tranh Lạnh vào thập niên 1980.

    “Nếu họ bố trí võ khí ở Âu Châu, chúng tôi dĩ nhiên phải có biện pháp đối phó,” Tổng Thống Putin nói trong cuộc họp báo chung ở Moscow với Thủ Tướng Ý, ông Giuseppe Conte.

    “Các quốc gia Âu Châu nào đồng ý để Mỹ đặt hỏa tiễn phải hiểu rằng điều đó sẽ khiến lãnh thổ của họ có nguy cơ bị một cuộc tấn công trả đũa. Đây là những điều rõ ràng,” theo ông Putin.

    Putin nói thêm: “Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại đưa Âu Châu vào nỗi nguy hiểm như vậy. Không có lý do gì để làm như thế.”

    Tổng Thư Ký NATO, ông Jens Stoltenberg, hôm Thứ Tư nói rằng các quốc gia thành viên NATO coi việc Nga chế tạo hỏa tiễn mới là vi phạm thỏa ước INF, nhưng không nghĩ rằng sẽ có sự tăng cường võ khí nguyên tử ở Âu Châu để trả đũa. (V.Giang)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/...-tieu-cua-nga/


  8. #518
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Đức: Cử tri lại trừng phạt đại liên minh

    Thanh Phương
    Đăng ngày 29-10-2018
    Sửa đổi ngày 29-10-2018 15:01


    Ông Volker Bouffier (T), thuộc phe bảo thủ, đứng đầu chính quyền bang Hessen, tại Wiesbaden, ngày 28/10/2018.
    REUTERS/Kai Pfaffenbach

    Đại liên minh cầm quyền tại Đức một lần nữa bị cử tri trừng phạt qua lá phiếu trong cuộc bầu cử tại bang Hessen ngày 28/10/2018. Cả hai đảng Dân Chủ - Thiên Chúa Giáo CDU và Xã Hội - Dân Chủ SDP đều bị mất nhiều điểm, do ảnh hưởng của việc chính phủ liên minh bị mất uy tín.

    Sau thất bại bầu cử tại Hessen, thủ tướng Angela Merkel hôm nay vừa thông báo nhiệm kỳ hiện nay của bà sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng và tuyên bố sẽ không ra tái tranh cử chức chủ tịch đảng CDU, đảng mà bà đã lãnh đạo từ 18 năm nay.

    Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault tường trình :

    « Hai đảng trong liên minh cầm quyền ở Berlin bị mất ít nhất 20 điểm. Cử tri Hessen rõ ràng muốn trừng phạt một đại liên minh mà từ khi được thành lập cho tới nay chỉ thấy cãi vã với nhau nhiều hơn là điều hành đất nước một cách hiệu quả.

    Vốn đã bị suy yếu, bà Angela Merkel có nguy cơ bị thua nặng tại một vùng dưới sự lãnh đạo của một nhân vật thân cận Volker Bouffier liên minh với đảng Xanh, đảng này một lần nữa đạt kết quả rất tốt. Đảng Dân Chủ - Thiên Chúa Giáo CDU bị mất 10 điểm, nhưng về đầu và như vậy có thể lập chính phủ mới.

    Tổng thư ký đảng CDU, bà Annegret Kramp-Karrenbauer, tuyên bố : « Chúng tôi phải làm tốt hơn. Đó là điều mà người dân và các đảng viên mong muốn. Chúng tôi cần có một phong cách lãnh đạo mới bên trong liên minh cầm quyền ».

    Về phần SDP, đảng này chỉ thu được chưa tới 20%, tỷ lệ phiếu thấp nhất kể từ sau chiến tranh. Phe xã hội - dân chủ đối lập ở Hessen cũng bị ảnh hưởng bởi uy tín sụt giảm của chính phủ liên minh. Chủ tịch SPD, bà Andrea Nahles, thừa nhận : « Tình hình của đại liên minh là không thể chấp nhận được. Chúng tôi muốn đảng Dân Chủ - Thiên Chúa Giáo rút ra những bài học từ cuộc bầu cử này và nhanh chóng chấm dứt những đấu đá cá nhân và chính trị để công việc của chính phủ không bị tác hại. »

    Những người vẫn yêu cầu chính phủ từ chức nay lại có dịp lớn tiếng đòi hỏi. Nhưng tổ chức bầu cử trước thời hạn sẽ rất tai hại đối với một đảng SPD nay chỉ thu được 15% trong các cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu ».


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181029-du...-dai-lien-minh



  9. #519
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    LHQ thất vọng vì Áo và Hung rút khỏi thỏa thuận toàn cầu về di trú


    Trọng Nghĩa
    Đăng ngày 01-11-2018
    Sửa đổi ngày 01-11-2018 13:54


    Cảnh sát phong tỏa biên giới Bosnia và Croatia, ngăn chặn di dân vượt biên sang Croatia, ngày 24/10/2018.
    ©REUTERS/Marko Djurica

    Quyết định của Áo và Hungary quay lưng lại với một thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc về quản lý di trú trên thế giới là một điều « kỳ lạ» và « sai lầm ». Trả lời hãng tin Anh Reuters vào hôm qua, 31/11/2018, đại diện đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Di Dân Quốc Tế, bà Louise Arbor, đã phê phán như trên.

    Quan chức cao cấp Liên Hiệp Quốc đã phản ứng ít lâu sau khi chính quyền cánh hữu tại Áo cho biết sẽ rút ra khỏi Thỏa Thuận Toàn Cầu về Di Trú An Toàn, Trật Tự và Hợp Lệ (The Global Compact For Safe, Orderly and Regular Migration), vừa được 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tán đồng vào tháng Bảy vừa qua.

    Ngay từ năm ngoái, Hoa Kỳ đã rút ra khỏi thỏa thuận này viện dẫn lý do « không phù hợp » với chính sách của Mỹ.

    Tại châu Âu, Áo như vậy đã quyết định đi theo Hungary, nước láng giềng cũng đã rời bỏ thỏa thuận vào tháng Bảy. Nối gót Áo sẽ là Ba Lan, mà theo Reuters, cũng đang cân nhắc khả năng này.

    Reuters đã dẫn lời thủ tướng Áo Sebastian Kurz, cho biết là Vienna sẽ không tham gia thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc, vì sự « nhập nhằng » giữa di cư hợp pháp và bất hợp pháp, và sẽ không ký kết các thỏa thuận về quyền hạn của người nhập cư và dân tị nạn, dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc vào tháng 12 tới tại Marrakech (Maroc).

    Trước đó, chính quyền Hungary của thủ tướng Viktor Orban cũng tuyên bố ý định tương tự.

    Hai chính quyền Áo và Hungary hiện nay rất chống đối chính sách tiếp nhận di dân. Tuy nhiên, việc Vienna bác bỏ một thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc rất đáng tiếc, vì lẽ nước này hiện đang là chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181101-lh...-cau-ve-di-tru


  10. #520
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Nga dè dặt, nhiều lãnh đạo Liên Âu vui mừng

    Trọng Thành
    Đăng ngày 07-11-2018
    Sửa đổi ngày 07-11-2018 13:55


    Ảnh minh họa: Quốc kỳ Mỹ trên điện Capitol ở Washington, 02/11/2018.
    REUTERS/Jonathan Ernst

    Kết quả bầu cử giữa kỳ Mỹ gây nhiều phản ứng khác nhau. Nếu như chính quyền Nga tỏ ra hết sức dè dặt, thì nhiều lãnh đạo châu Âu hân hoan.

    Theo AFP, bình luận về kết quả bầu cử giữa kỳ Mỹ, người phát ngôn điện Kremlin tỏ ra dè dặt. Theo ông Dmitri Peskov, « ít có khả năng » là việc đảng Dân Chủ kiểm soát Hạ Viện sẽ « còn làm phức tạp thêm » quan hệ giữa Matxcơva và Washington. Người phát ngôn Nga nhấn mạnh là Matxcơva « hoàn toàn không có thích thú gì » can dự vào công việc nội bộ của nước Mỹ, dù hay, dù dở đây là điều cử tri Mỹ quyết định, « tổng thống Putin chỉ có một đối tác, đó là tổng thống Trump. Và họ sẽ tiếp tục đối thoại ».

    Về phía Liên Hiệp Châu Âu, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, ông Frans Timmermans, nhà cựu ngoại giao Hà Lan, có thông điệp vui mừng qua Twitter : « Các cử tri Hoa Kỳ đã chọn hy vọng thay vì nỗi sợ, văn minh thay vì thô bạo, mở cửa thay vì phân biệt chủng tộc, bình đẳng thay vì kỳ thị. Họ đã bảo vệ các giá trị của mình. Được hành động của cử tri Mỹ gây cảm hứng, đến lượt mình, chúng ta cũng sẽ làm như vậy ».

    Cũng trên Twitter, ủy viên phụ trách kinh tế và tài chính châu Âu Pierre Moscovici gửi thông điệp : « Các ứng cử viên Dân Chủ đã giành được Hạ Viện lần đầu tiên kể từ 8 năm nay, cho dù các đơn vị bầu cử bị phe Cộng Hòa chia lại ». Ủy viên châu Âu nhại lại lời tổng thống Mỹ : « Donald Trump có lý (khi ông nói) "Thành công tối nay thật là vang dội" ».

    Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thì nhấn mạnh : « Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng có một thay đổi chính trị từ phía Donald Trump, sau cuộc bầu cử giữa kỳ này… Hoa Kỳ vẫn là đối tác ngoài châu Âu quan trọng nhất của chúng ta. Chúng ta cần phải xem xét lại và điều chỉnh lại quan hệ với nước Mỹ để bảo vệ quan hệ đối tác này ».


 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:08 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh