Register
Page 19 of 84 FirstFirst ... 917181920212969 ... LastLast
Results 181 to 190 of 834

Thread: Á

  1. #181
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342


    Nhiều tầu Trung Quốc vây ép và đâm tầu Kiểm ngư Việt Nam




    Mời bấm lên hình để theo dõi
    Last edited by thuykhanh; 06-26-2018 at 08:00 PM.

  2. #182
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Thằng cu phóng viên này thế nào cũng bị rọ mõm hoặc âm thầm biến mất vì đã dám nàm nộ bí mật của đảng và nhà lước.

    ...

    Trong một biệt thự kín đáo bên Nghi Tàm, gần Hồ Tây.

    Đồng chí Trọng lú và nữ đồng chí Ngân thõa rủ rỉ với nhau:

    - Này cậu nú. Cứ như vụ việc xem trong vi(đéo) cậu bảo ta phải xử ný nàm sao?

    - Thế mợ thõa không nhìn ra à. Trước sau gì ló cũng thịt mình. Biển, đảo, đất đai gì thì cũng thuộc về ló thôi.Thế lên tôi đánh lước cờ cao nà đem 3 cái vùng kia cho nó thuê khoán thì vừa có tiền, vừa an thân, vừa được nòng họ. Đợi đám trẻ mang hết đô na ra hải ngoại rồi thì sau sẽ mưu kế khác. Mình chỉ còn độ 10 lăm hú hí với nhau, tội chó gì mà chẳng hưởng. Cắn nhau với đàn anh thì chỉ có rách mõm mà chết. Chả dại! Chả dại!

    - Cậu nú lói dzất chuẩn. Tình hình, lếu ta chưa nhập vào Trung Quốc, thì 99 lăm sau, tôi và cậu cũng đều đã xuống kia để hầu cả ba : bác tự sướng, bác ba son và bác vẩu. Thêm điều lữa, cậu nhớ bảo bọn côn an theo rõi, trói gạch bát tràng vào chân thằng phóng viên phóng hòn kia niệng xuống Nong Biên cho cả nũ sợ mà tịt vòi nhẩy!

    - Mợ lói chí phải. Lào bây giờ chúng mình dzô dzô ...

    - Ơ! còn khoản kia thì tí lữa à?

    - Hờ hờ hờ ....
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  3. #183
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post


    Nhiều tầu Trung Quốc vây ép và đâm tầu Kiểm ngư Việt Nam




    Mời bấm lên hình để theo dõi
    Cái nghề này bảo đảm ở VN khỏi cần chạy tiền để vô làm.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #184
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365





    Tướng Bắc Hàn bị xử tử vì cấp thêm thực phẩm cho quân nhân dưới quyền

    June 29, 2018


    Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un tại cuộc họp thượng đỉnh với Tổng Thống Donald Trump ở Singapore. (Hình: Getty Images)

    SEOUL, Nam Hàn (NV) — Theo tin giới truyền thông quốc tế, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un hồi Tháng Tư vừa qua đã ra lệnh xử tử một tướng lãnh cao cấp vì ông này đã tự ý cấp thêm lương thực và nhiên liệu cho quân nhân dưới quyền tại trung tâm không gian Sohae.

    Theo tờ International Business Times, ông Kim vô cùng phẫn nộ khi biết trung tướng Hyon Ju Song, 56 tuổi, đã ra lệnh cấp thêm gạo và bắp cho quân nhân dưới quyền và gia đình của họ.

    Tướng Hyon, bị coi là làm lợi cho địch quân, có hành vi chống đảng lãnh đạo và lạm quyền, bị chín tử tội quân phạm dùng súng bắn 90 viên đạn vào người tại khu xử bắn ở Học Viện Quân Sự Kang Kon, trong thủ đô Bình Nhưỡng.

    Theo nguồn tin trên, tướng Hyon từng có lần phát biểu rằng: “Chúng ta nay không còn phải thắt lưng buộc bụng để có tài nguyên chế tạo hỏa tiễn hay võ khí nguyên tử nữa.”

    Từ trước tới nay, lãnh tụ Kim Jong Un từng đích thân ra lệnh xử tử nhiều người.

    Hồi Tháng Hai năm 2016, tham mưu trưởng quân đội Ri Yong Gil bị xử tử về tội tham nhũng và bè phái, theo Reuters.

    Hồi Tháng Tư 2016, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hyon Yong Chol bị xử tử trước sự chứng kiến của hàng trăm người vì tỏ thái độ không trung thành với Kim Jong Un và ngủ gục trong buổi lễ có sự hiện diện của nhà lãnh đạo này, theo bản tin BBC. (V.Giang)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/...an-duoi-quyen/

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #185
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Trâm khen anh Kim là nhân tài hiếm có của Bắc Hàn.

    “I learned he was a talented man. I also learned he loves his country very much.” Trump also said Kim had a “great personality” and was “very smart.”

  6. #186
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    12 tây này tây du gặp Putin lúc đó chắc khen Kim là giáo chủ kiệt xuất phát La Sát.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #187
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Bà góa phụ Lưu Hiểu Ba được thả đi Đức. Dường như là một cử chỉ đẹp của các anh chệt để hợp tác xa hơn. TQ cũng muốn bám EU thả câu, EU cũng muốn ôm lấy TQ níu phao. Tất cả chỉ vì lão Trâm phệ (Trumpf) dồn vào chân tường. Hôm qua nghe BMW tuyên bố dọn nhà từ Mỹ sang TQ. Chắc cũng có vài người Mỹ thất nghiệp thôi. Kệ, đến gặp Trâm phệ để giới thiệu vô Ford làm việc.





    Liu Xia, wife of late Nobel Peace Prize winner, leaves China

    Friends of Liu Xia report she has boarded a flight to Europe after years of house arrest. Her husband, Nobel Prize winner Liu Xiaobo, died in detention last July.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #188
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Choáng váng vì Trump, Trung Quốc cố ve vãn châu Âu nhưng bất thành


    Thụy My
    Đăng ngày 20-07-2018
    Sửa đổi ngày 20-07-2018 22:31



    Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tại Bắc Kinh ngày 16/07/2018.
    REUTERS/Thomas Peter

    Bị cơn lốc xoáy Donald Trump làm choáng váng, Trung Quốc bèn quay sang ve vãn châu Âu, cố tìm cho được đồng minh trong cuộc chiến thương mại.

    Hôm thứ Hai 16/07/2018, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ, giương cao ngọn cờ « tự do mậu dịch » để đón tiếp chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. Nền kinh tế thứ nhì thế giới mong chiêu dụ được Bruxelles nhân hội nghị thượng đỉnh thường niên với Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh tổng thống Mỹ vừa bắn một loạt đại pháo mới, áp đặt thuế hải quan lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu.

    Trục Bắc Kinh - Bruxelles cô lập Donald Trump?

    Vốn có thói quen cao ngạo trước các đối tác thương mại, lần này Bắc Kinh nồng hậu tiếp đón những thượng khách từ Bruxelles. Vài ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc thậm chí còn để cho bà Lưu Hà (Liu Xia), vợ góa của giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) bay sang Đức theo yêu cầu của thủ tướng Angela Merkel, kết thúc tình trạng bị quản thúc chặt chẽ từ nhiều năm qua.

    Nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) nhận định : « Hành động có tính toán này nằm trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trung Quốc muốn xích lại gần châu Âu để cô lập Donald Trump ». Tuy nhiên cũng theo ông Chương - một trong những nhà phân tích cuối cùng tại Trung Quốc còn dám phát biểu một cách tự do - cử chỉ này quá lộ liễu và chiến dịch quyến rũ khó thể kéo dài, vào lúc chủ tịch Tập Cận Bình thâu tóm mọi quyền lực, đề cao ý thức hệ mác-xít.

    Bắc Kinh và cựu lục địa đều là mục tiêu bị nằm trong tầm ngắm của Nhà Trắng, và đều chia sẻ mối lo ngại trước chủ nghĩa bảo hộ đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên hy vọng của Trung Quốc sẽ tạo được trục Bắc Kinh – Bruxelles đã biến thành nỗi thất vọng.

    Giáo sư Trần Đạo Ẩn (Chen Daoyin) giảng dạy ở Thượng Hải nhưng không muốn nói tên trường để tránh bị sách nhiễu, phân tích : « Châu Âu sẽ không liên minh với Trung Quốc, vì cũng đồng tình với Hoa Kỳ trước các hành vi cạnh tranh bất chính của Bắc Kinh ».

    Về mặt công khai thì các nhà kỹ trị ở Bruxelles tố cáo chủ nghĩa đơn phương của Washington, trái với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng trong hậu trường, họ vỗ tay hoan nghênh những cú đòn trời giáng của Donald Trump đối với người khổng lồ Trung Quốc luôn vi phạm luật chơi quốc tế. Bruxelles và Washington đều phản đối việc trợ giá ồ ạt cho các đại tập đoàn Trung Quốc để tràn ngập thị trường các nước, coi đây là các hàng rào phi thuế quan để cản trở các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ tại thị trường nội địa Trung Quốc.

    Bắc Kinh nói một đằng, làm một nẻo


    Những loan báo mới đây về việc mở cửa một số lãnh vực như xe hơi, không còn buộc phải liên doanh với các công ty trong nước, là « quá trễ và quá hạn chế » - một bản báo cáo của Phòng Thương mại Liên Hiệp Châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC) công bố ngày 10/07/2018 tố cáo.

    Tài liệu này nhấn mạnh khoảng cách giữa các bài diễn văn cổ vũ tự do mậu dịch của ông Tập Cận Bình tại Diễn đàn Davos năm ngoái, và thực tế tại Trung Quốc, nơi mà hy vọng trước những lời hứa mở cửa ngon ngọt đã trở nên mòn mỏi. Trong một cuộc thăm dò vào tháng Sáu của EUCCC, có đến hai phần ba các doanh nghiệp châu Âu đặt cơ sở tại Trung Quốc tố cáo bị phân biệt đối xử. Nhà nghiên cứu Françoise Nicolas, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp cũng có cùng nhận định : « Cách biệt giữa lời nói và việc làm của Bắc Kinh rất lớn ».

    Theo giáo sư Trần Đạo Ẩn, sự khác biệt mang tính căn cơ về lâu về dài. Ông nói : « Bắc Kinh coi quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương chỉ là công cụ để thống trị thế giới, áp đặt các quy định của Trung Quốc. Trong khi đó đối với châu Âu, đây là vấn đề nguyên tắc ». Bất đồng cốt yếu này bao trùm lên tất cả, mặc cho những tuyên bố ủng hộ tự do mậu dịch.

    Sự khó xử của châu Âu

    Liên Hiệp Châu Âu bị đặt trong tình thế khó xử : trước mặt là một đối tác cho biết sẵn sàng tham gia một mặt trận đa phương chống lại Donald Trump, nhưng bản thân lại không chấp hành các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

    Tuy xuất khẩu vô số hàng hóa sang châu Âu (gần 375 tỉ euro trong năm 2017) và mua rất nhiều doanh nghiệp của cựu lục địa, nhưng Trung Quốc vẫn đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài. Nhà phân tích Agatha Kratz của Rhodium Group nêu cụ thể : không chỉ cạnh tranh bằng giá nhân công rẻ, Bắc Kinh còn khóa chặt thị trường đấu thầu ; các lãnh vực vận tải, truyền thông, tài chính. Ngược lại EU vẫn chưa dựng lên hàng rào nào để ngăn trở Trung Quốc « mua sắm » các công ty châu Âu.

    Tệ hại hơn nữa là Bắc Kinh, vô địch về trợ giá cho các công ty quốc doanh, là nguyên nhân của tình trạng sản xuất thừa thép, khiến Washington phải đặt ra rào cản thuế quan. Một quan chức châu Âu bực tức : « Điều mà chúng tôi cố gắng giải thích cho ông Trump : châu Âu không gây ra nạn thừa thép, mà cũng là nạn nhân như Mỹ vậy ».

    Mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Bruxelles hiện vẫn nhập nhằng. Trong khi châu Âu ngày càng mua nhiều hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc (xuất khẩu sang châu Âu tăng 7,5% hàng năm kể từ 2013), Ủy ban Châu Âu liên tục áp thuế chống phá giá. Hiện nay có 65 sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế này, chủ yếu là các mặt hàng làm từ thép và nhôm ; và trên 31 biện pháp chống né thuế - nhắm vào hàng Trung Quốc đi vòng sang các nước khác để vào EU.

    Song song đó, Bruxelles còn cải thiện khung pháp chế. Viễn cảnh Trung Quốc được hưởng quy chế nền kinh tế thị trường khiến 28 nước EU phải hiện đại hóa các công cụ tự vệ thương mại – một hồ sơ bị dậm chân tại chỗ từ nhiều năm qua. Châu Âu ngưng công khai danh sách các nền kinh tế không mang tính thị trường để duy trì mức độ bảo vệ các nhà sản xuất của mình. Còn Bắc Kinh đã kiện EU trước Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 12/2016, cáo buộc châu Âu không nhanh chóng công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc.

    Mặt khác, trước việc Trung Quốc liên tục mua các công ty EU và chú tâm vào các cổ phiếu mang tính chiến lược, mà điển hình là trường hợp Kuka, nhà sản xuất robot của Đức, Liên Hiệp Châu Âu rốt cuộc phải tính đến việc « thanh lọc » lại các đầu tư này – một điều cấm kỵ hồi năm 2014. Mỗi quốc gia EU tự xem xét lãnh vực nào là chiến lược, và chia sẻ thông tin với các thành viên khác. Đầu tháng Sáu năm nay, Bruxelles cũng kiện lên WTO về các vụ chuyển giao công nghệ bất hợp pháp của Bắc Kinh.

    Quyền lực mềm Trung Quốc

    Trong bài « Châu Âu không nên ngây thơ trước Trung Quốc », nhà nghiên cứu Philippe Le Corre của Havard Kennedy School nhấn mạnh, từ sau Đại hội 19, Bắc Kinh không ngừng khẳng định sức mạnh trên nhiều lãnh vực.

    Về ngoại giao, năm nay ngân sách được tăng 20% để triển khai các công cụ « soft power » như các Viện Khổng tử, mở rộng các phương tiện truyền thông ra quốc tế (China Daily, « Tiếng nói Trung Quốc »…). Về kinh tế, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á có tham vọng cạnh tranh với các định chế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Về quân sự, quân cảng Djibouti mới toanh đã là nơi đóng quân của 5.000 lính Trung Quốc.

    Hàng hải được đặc biệt chú trọng : cảng Pirée của Hy Lạp trở thành ngõ vào chính của Trung Quốc tại Đại Tây Dương (công ty Cosco Trung Quốc nắm 67% vốn). Bên cạnh đó còn có cảng Gwadar ở Pakistan, cảng nước sâu ở bang Rakhine, Miến Điện (Trung Quốc chiếm 70% vốn), và nhất là cảng Hambantota ở Sri Lanka, bị đem cho Trung Quốc thuê 99 năm. Hoạt động ở cảng « thương mại » này không chỉ là vận chuyển hàng hải, mà từ nhiều năm qua đã tiếp đón các tàu ngầm và chiến hạm của hải quân Trung Quốc.

    Có nên liên minh với một chế độ toàn trị, tư bản nửa mùa ?

    Chuyên gia Le Corre cảnh báo, rõ ràng đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà nằm trong chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh. Như vậy có nên liên minh với Trung Quốc – một mô hình toàn trị và tư bản nửa mùa, Nhà nước do Đảng chỉ đạo có toàn quyền kiểm soát, trừng phạt các doanh nghiệp ?

    Hơn nữa, đầu tư của Hoa Kỳ vào châu Âu cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc, và chiều ngược lại cũng tương tự. Cuối cùng là các giá trị phương Tây, từ dân chủ cho đến tự do cá nhân, tự do thông tin mà châu Âu và Mỹ cùng chia sẻ.

    Theo Philippe Le Corre, đã hẳn những tuyên bố của Donald Trump gây hoang mang, nhưng lợi ích chiến lược về lâu về dài phải bao trùm lên tính cách cá nhân của ông chủ Nhà Trắng hiện nay.

    Rốt cuộc, châu Âu không bị phỉnh phờ trước những lời đường mật. Ngay sau cuộc họp thượng đỉnh, EU lại ký kết với đối thủ của Trung Quốc là Nhật Bản một hiệp định thương mại lịch sử. Một khu vực tự do mậu dịch chiếm đến một phần ba GDP toàn cầu được hình thành, với 600 triệu dân. Trước viễn cảnh biện pháp trừng phạt của Washington sẽ làm tăng trưởng Trung Quốc bị giảm 0,2 đến 0,5 điểm, Bắc Kinh có lẽ càng thêm cay cú.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180720-cho...hung-bat-thanh

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #189
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Google chấp nhận bị kiểm duyệt để trở lại thị trường Trung Quốc

    Thanh Phương
    Đăng ngày 02-08-2018
    Sửa đổi ngày 02-08-2018 13:50


    Một nhân viên an ninh Trung Quốc đứng trước biểu hiệu Google tại Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 21/04/2016
    REUTERS

    Tập đoàn Google của Mỹ hiện đang thử nghiệm một công cụ tìm kiếm đáp ứng những yêu cầu về kiểm duyệt của Bắc Kinh để có thể quay trở lại thị trường Trung Quốc, sau 8 năm bị gián đoạn. Một nhân viên của Google vừa thông báo tin trên với hãng tin AFP hôm nay, 02/08/2018.

    Do bị kiểm duyệt gắt gao và bị nhiều vụ tấn công tin tặc, vào năm 2010, Google đã rút công cụ tìm kiếm của họ ra khỏi Trung Quốc. Từ đó cho đến nay, nhiều dịch vụ của tập đoàn này vẫn bị chặn tại quốc gia hiện là nền kinh tế thứ hai thế giới.

    Nay để có thể quay trở lại thị trường béo bở này, Google đang thử nghiệm một công cụ tìm kiếm, có tên là « Dragonfly » ( Chuồn Chuồn ), được thiết kế đặc biệt để có thể sàng lọc những trang mạng và những từ khóa bị cấm ở Trung Quốc.

    Theo nhân viên của Google, xin được giấu tên, mã nguồn của dự án này có thể được tham khảo và được thử nghiệm trên mạng tin học nội bộ của Google, xác nhận những thông tin của báo chí Mỹ. Nhưng Taj Meadows, phát ngôn viên của Google ở châu Á, đã từ chối phủ nhận hay xác nhận sự tồn tại của dự án công cụ tìm kiếm Dragonfly.

    The Intercept, trang mạng đầu tiên tiết lộ về dự án Dragonfly, cho biết công cụ tìm kiếm này là để sử dụng cho hệ điều hành Android trên các điện thoại thông minh smartphone. Theo trang mạng này, danh sách đen các từ bị cấm sẽ bao gồm các từ « nhân quyền », « dân chủ », « tôn giáo », « biểu tình ». Công cụ tìm kiếm còn có khả năng phát hiện và ngăn chận những trang web bị chính quyền Bắc Kinh cấm truy cập.

    Trung Quốc hiện có một hệ thống kiểm duyệt Internet rất chặt chẽ, chặn được các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter hay Google và Gmail, cũng như chặn nhiều cơ quan truyền thông của phương Tây. Các mạng của riêng Trung Quốc như Weibo hay WeChat thì phải tự kiểm duyệt những nội dung bị xem là nhạy cảm : chỉ trích chế độ, tôn giáo, tai tiếng về y tế,….

    Trong bối cảnh như vậy, các tập đoàn công nghệ thông tin của nước ngoài luôn gặp tình thế khó xử : hoăc là nhân nhượng chính quyền Bắc Kinh, hoặc từ bỏ thị trường khổng lồ này.

    Thông tin về dự án công cụ tìm kiếm mới của Google dĩ nhiên là khiến cho giới hoạt động nhân quyền rất thất vọng. AFP trích lời ông Patrick Poon, một nhà nghiên cứu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế : « Đấy sẽ là một ngày đen tối đối với quyền tự do Internet, nếu Google chấp nhận những quy định rất gắt gao về kiểm duyệt để có thể thâm nhập vào thị trường này, đặt lợi nhuận lên trên nhân quyền ». Rất lo ngại, Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Google không nên chấp nhận những nhân nhượng như vậy.

    Thật ra thì Google chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc hoàn toàn. Tuy đã rút đi công cụ tìm kiếm vào năm 2010, nhưng tập đoàn Mỹ vẫn còn 3 văn phòng và hơn 700 nhân viên ở Trung Quốc, đồng thời tiếp tục nhận các khoản thu từ quảng cáo ở nước này. Mùa đông vừa qua, Google đã thông báo sẽ mở một trung tâm nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo ở Bắc Kinh và sẽ hợp tác với tập đoàn Internet Tencent của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, theo AFP, việc thiết lập công cụ tìm kiếm đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc có thể gặp rắc rối, do thái độ bất bình của nhân viên Google. Gần đây, đã có hơn 4 ngàn nhân viên của tập đoàn này ký vào một kiến nghị yêu cầu Google không ký một hợp đồng khổng lồ với quân đội Mỹ, vì theo họ, sự hợp tác này là trái với những giá trị của tập đoàn.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180802-goo...ong-trung-quoc
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #190
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Các chiều hướng cực đoan trong giới cử tri theo đảng cộng hòa (chính xác là theo Trâm) đang có khuynh hướng điên khùng gần đây: "Q"! Một biểu tượng và tư duy đáng sợ nằm phía sau đó.

    Bài viết bên dưới của tác giả không ngoài mục đích vinh danh sự dân chủ trong hệ thống chính trị đúng đắn. Sau cùng thì nền dân chủ là căn bản để phục vụ lợi ích chung, không phải phục vụ đảng phái lẫn cá nhân hay nhóm lợi ích nào.







    Cambodia: có đa đảng là có dân chủ?
    By Quỳnh Vi
    Posted on 02/08/2018


    Thủ tướng Hun Sen bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử 2018. Ảnh: AFP.


    Thủ tướng Hun Sen thẳng thừng phủ nhận những lời cáo buộc cuộc tổng tuyển cử ở Cambodia vào ngày 29/7/2018 là “phi dân chủ” trong vài phút trao đổi với nhà báo Úc, Sophie McNeil, một ngày sau khi nó kết thúc.

    Lý do Hun Sen đưa ra là đã có tổng cộng 20 đảng phái chính trị tham gia tranh cử lần này, và đó chính là dân chủ.

    Lập luận này nghe qua thì cũng có vẻ… khá hợp lý. Khi đã có nhiều hơn một đảng phái chính trị, thì về mặt lý thuyết, người dân sẽ có quyền tuyển chọn ra ứng viên đến từ bất kỳ đảng nào mà họ cảm thấy đáp ứng được nhu cầu của cử tri. Và nếu như người dân được lựa chọn bằng lá phiếu, thì đó chẳng phải là dân chủ hay sao?

    Vậy thì cho dù đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Hun Sen lãnh đạo dành được 100% số ghế tại Quốc hội Cambodia (National Assembly) trong cuộc bầu cử vừa qua, điều đó cũng đâu có gì đáng bàn cãi khi mà họ đã cạnh tranh với những 19 đảng phái chính trị khác?

    Thế mà Hun Sen vẫn bị cộng đồng quốc tế lên án và phản đối, thậm chí còn bị cáo buộc là đã “bóp chết nền dân chủ Cambodia” mà Liên Hiệp Quốc đã dày công xây dựng trong 25 năm qua. Ngay trước cuộc tổng tuyển cử, cả Liên minh Châu Âu (EU) lẫn Hoa Kỳ đều tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này, nếu các quy tắc về bầu cử tự do và công bằng của quốc tế không được tuân thủ.

    Đa số các “thế lực thù địch” đều lập luận rằng đảng CPP và Hun Sen vốn không thể toàn thắng trong mùa bầu cử 2018 vừa qua, nếu như đối thủ chính trị “đủ cân đủ lượng” với họ vẫn còn tồn tại. Bởi vì cho dù là có đến 19 đảng chính trị khác tham gia tranh cử, nhưng tất cả đều là vô nghĩa khi đảng đối lập duy nhất – từng nắm giữ gần 40% số ghế trong Quốc hội – đã bị bức tử từ nửa năm trước đó.

    Không phải cứ có đa đảng thì sẽ có dân chủ

    Trong những điều kiện căn bản của một thể chế dân chủ vốn không chỉ nhắm đến số lượng đảng phái trong một nước, mà là sự đa nguyên chính trị (political pluralism) trong một quốc gia.

    Khi mà đảng cầm quyền, nhằm giữ vững vị thế độc quyền chính trị, có thể tùy ý “hô biến” để xóa sổ bất kỳ đảng phái đối lập nào mang lại đe dọa đối với quyền lực của họ, thì đó không phải là đa nguyên chính trị. Và khi không có một lực lượng nào đủ sức cạnh tranh với đảng cầm quyền một cách công bằng, thì dù cho có hàng trăm hay hàng nghìn đảng phái đi nữa, mô hình đó vẫn không thể gọi là một nền dân chủ.

    Đa nguyên chính trị là một yếu tố cần thiết cho một nền dân chủ, vì nó không chỉ khuyến khích việc thành lập các đảng phái để tạo ra sự cạnh tranh. Mà hơn thế, trong một nền chính trị đa nguyên thì tất cả các đảng phái đó đều được đảm bảo điều kiện hoạt động trong một môi trường công bằng và ôn hòa. Việc chuyển tiếp quyền lực chính trị giữa các cá nhân, hoặc giữa những lực lượng khác nhau trong xã hội, sau mỗi cuộc bầu cử, sẽ diễn ra trong hòa bình.


    John Adams và Thomas Jefferson đều tranh cử cho chức vụ tổng thống năm 1796. Ảnh: White House Historical Association.

    Đơn cử một ví dụ là nước Mỹ thời lập quốc vốn không có đảng phái, thậm chí Hiến pháp Hoa Kỳ còn chẳng có dòng nào viết về đảng chính trị. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nước Mỹ không có các lực lượng chính trị đối kháng nhau. Cuộc tổng tuyển cử năm 1796 là lần đầu tiên có hai ứng cử viên chạy đua cho chức vụ tổng thống, và đảng phái chính trị tại Hoa Kỳ cũng bắt đầu hình thành theo.

    Màn đối đầu giữa Thomas Jefferson và John Adams năm đó rất quyết liệt, vì họ đại diện cho hai tư duy chính trị hoàn toàn đối lập nhau. Mức độ gay gắt của mùa bầu cử ấy chẳng hề kém cạnh cuộc bầu cử mới nhất năm 2016 giữa Hillary Clinton và Donald Trump. Nhưng dù là 1796 hay 2016 và có là ai đắc cử đi chăng nữa, thì việc chuyển giao quyền lực của người đứng đầu quốc gia Hoa Kỳ đã diễn ra trong ôn hòa và trật tự.

    Có thể nói, các hệ tư tưởng khác nhau của các nhà lập quốc Hoa Kỳ thời kỳ đầu chính là sự đa nguyên chính trị mà một nền dân chủ cần có. Chính sự khác biệt trong tư duy chính trị của các nhà lập quốc Hoa Kỳ và sự đối chọi giữa các phe phái khi đó, đã giúp cho quốc gia của họ phát triển thần tốc và trở thành một hình mẫu về mô hình nhà nước dân chủ ngày nay.

    Xóa sổ lực lượng đối lập tức là xóa bỏ đa nguyên

    Muốn đảm bảo đa nguyên chính trị, hai thiết chế quan trọng bậc nhất cần phải có là báo chí tự do và tư pháp độc lập. Nhưng Hun Sen, bằng cách đàn áp báo chí và thao túng các cơ quan tư pháp, đã triệt tiêu đa nguyên chính trị tại đất nước này.

    Chúng ta hãy thử hình dung một cuộc chạy đua 800 mét với 21 tuyển thủ điền kinh mà trong đó chỉ có hai người là ngang sức ngang tài với nhau. 19 bạn còn lại thì dù có chấp chạy trước đi nữa vẫn không có cơ hội đoạt giải vì thể lực không đủ. Nhưng nếu một trong hai tuyển thủ có cơ hội giành ngôi quán quân lại “giở trò” khiến cho đối thủ duy nhất của mình bị cấm thi đấu vĩnh viễn, thì liệu có còn ai dám cạnh tranh nữa không? Và một cuộc đua như thế có được xem là công bằng không?

    Hun Sen đã dùng chính phương pháp nói trên để loại trừ đối thủ chính trị duy nhất có khả năng uy hiếp quyền lực của mình trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.


    Lãnh đạo đảng CNRP Khem Sokha và cựu lãnh đạo Sam Rainsy cùng đoàn người sau cuộc tổng tuyển cử 2013. Ảnh: AFP.

    Năm năm trước, vào cuộc tổng tuyển cử 2013, lần đầu tiên trong vòng gần 20 năm nắm toàn bộ quyền lực tại Cambodia, Hun Sen và đảng CPP đã đứng trước nguy cơ có thể thất bại trước một đối thủ chính trị thực thụ: đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP).

    Đảng CNRP đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013 với 63/123 ghế tại Quốc hội, và lên tiếng cáo buộc CPP gian lận khi chỉ thừa nhận CNRP giành được 55/123 số ghế.

    Mối đe dọa từ CNRP càng thêm rõ nét vào mùa hè năm ngoái. Trong kỳ bầu cử địa phương (commune election) cho các chức vụ hội đồng phường, xã vào tháng 6/2017, khoảng cách giữa hai đảng càng lúc càng rút ngắn khi số phiếu phổ thông (popular vote) mà CNRP đạt được chỉ thua phe CPP có 500.000 phiếu.

    Nhưng chỉ vỏn vẹn năm tháng sau, đến tháng 11/2017 thì đảng CNRP đã hoàn toàn bị xóa sổ tại Vương quốc Chùa tháp. Hun Sen và đảng CPP vốn đã lên kế hoạch cho “một trận đánh đẹp” nhằm dẹp tan CNRP trước mùa bầu cử 2018 từ một năm trước đó.

    Tháng 3/2017, Luật Đảng phái tại Cambodia đã được Quốc hội với phe đa số thuộc đảng CPP chấp thuận sửa đổi để mở đường cho kế hoạch loại trừ CNRP ra khỏi cuộc đua chính trị. Theo đó, tòa án được trao quyền giải tán bất kỳ đảng chính trị nào với những tiêu chuẩn hết sức mơ hồ và lỏng lẻo.

    Tiếp theo, Hun Sen ra tay đóng cửa các tờ báo và cơ quan truyền thông độc lập như tờ Cambodia Daily nhằm ngăn cản các tiếng nói bất đồng chính kiến. Sau đó, chính quyền bắt giữ lãnh đạo phe đối lập là Kem Sokha với tội danh phản quốc.

    Sử dụng Luật Đảng phái đã được sửa đổi, Tòa án Tối cao Cambodia – mà một số đánh giá cho rằng cũng do Hun Sen và CNP thao túng – đã giải tán đảng CNRP vào tháng 11/2017. Ngoài ra, toàn bộ số ghế của CNRP tại Quốc hội, cũng như các vị trí hội đồng phường, xã cũng bị tòa án tuyên không còn giá trị.

    Sau đó, các vị trí do dân bầu ra trong năm 2017 của CNRP đã bị CPP thay thế đến 99% ở các cấp địa phương. Số ghế của CNRP tại Quốc hội cũng bị CPP chia đều cho các đảng phái chính trị đối lập nhỏ lẻ. Chỉ sót lại duy nhất một vị trí lãnh đạo địa phương còn độc lập khỏi CPP (trong tổng số 1.646), do thành viên của một đảng chính trị nhỏ là ông Da Chhean của đảng Quốc gia Khmer Thống nhất (KNUP) nắm giữ tại thị xã Thmar Puok thuộc tỉnh Banteay Meanchay.

    Tài liệu tham khảo:




    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:03 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh