Register
Page 6 of 84 FirstFirst ... 456781656 ... LastLast
Results 51 to 60 of 836

Thread: Á

  1. #51
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,604
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Trong các sự việc này có mạnh miệng cũng không giúp ích được gì.
    Cũng giúp ích được chứ, càng tuyên bố mạnh miệng thì các Trâm hộ viên càng khoái con rái.

  2. #52
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Cũng giúp ích được chứ, càng tuyên bố mạnh miệng thì các Trâm hộ viên càng khoái con rái.
    Không thấy Trâm ra chuồng chim chửi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. (Chưa thấy ?)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #53
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    #LàmNgơ





    Miến Điện : 87.000 người tị nạn Rohingya tràn qua Bangladesh


    Thanh Hà

    Đăng ngày 04-09-2017
    Sửa đổi ngày 04-09-2017 12:42

    Hàng chục ngàn người Rohingya chạy sang Bangladesh, để tránh bị tàn sát, ngày 03/09/2017.
    Ảnh : REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

    Sau 10 ngày bạo động tại miền tây Miến Điện, số lượng người Hồi Giáo Rohingya sang Bangladesh tiếp tục tăng nhanh. Theo văn phòng điều phối của Liên Hiệp Quốc tại Cox's Bazar cho đến sáng ngày 04/09/2017 gần 90.000 người vượt biên sang Bangladesh lánh nạn. Cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên chính quyền Naypyidaw và nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyu.

    Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, bạo động bùng lên tại bang Rakhin, miền tây Miến Điện từ hôm 25/08/2017, khoảng 30 đồn cảnh sát bị lực lượng nổi dậy ARSA tấn công nhằm mục đích bảo vệ cộng đồng thiểu số người Rohingya.

    Lực lượng quân đội Miến Điện trả đũa : 400 người thiệt mạng, hầu hết là người Rohingya ; hàng chục ngàn người phải sơ tán. Theo thẩm định Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn còn khoảng 20.000 người kẹt tại biên giới giữa Miến Điện – Bangladesh. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lo ngại bạo động nhắm vào người Rohingya tại Miến Điện dẫn tới một "cuộc khủng hoảng nhân đạo".

    Vào hôm nay, người trên thực tế đang nắm quyền tại Miến Điện là bà Aung San Suu Kyu, cùng với tướng Mun Aung Hlang, lãnh đạo quân đội Miến Điện, tiếp ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi để tìm một ngõ thoát trên hồ sơ nhậy cảm này.

    Giải thưởng Nobel Hòa Bình 2014 người Pakistan, Malala Yousafzai, qua mạng Twitter chỉ trích khôi nguyên Hòa Bình Miến Điện năm 1991, Aung San Suu Kyu, làm ngơ trước thảm cảnh của người Rohingya trên xứ bà.

    (*nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-870...qua-bangladesh )


    HĐBA LHQ sắp bàn về khủng hoảng tị nạn Rohingya của Myanmar


    Người Rohingya ở Myanmar bỏ chạy sang Bangladesh do bị nhà nước trấn áp, 2/9/2017

    Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này về nạn bạo lực vẫn đang diễn ra ở miền tây Myanmar đã buộc gần 400.000 người Hồi giáo Rohingya di tản qua biên giới sang Bangladesh.

    Cuộc họp, dự kiến sẽ diễn ra hôm 13/9, do Anh và Thụy Điển đề nghị sau khi ông Zeid Ra'ad al-Hussein, cao ủy nhân quyền LHQ, nói rằng sự đối xử với người Rohingya không khác gì "ví dụ điển hình về thanh lọc sắc tộc". Ông Zeid nói với Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva rằng văn phòng của ông đã nhận được rất nhiều báo cáo và hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng an ninh Myanmar và dân quân địa phương tiến hành các vụ giết người vô pháp và đốt trụi các ngôi làng Rohingya ở bang Rakhine. Ông Zeid cũng dẫn ra các báo cáo cho hay quân đội Myanmar gài mìn dọc theo biên giới chung.

    Cơ quan tị nạn LHQ cho hay khoảng 370.000 người Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh kể từ khi bạo lực nổ ra hôm 25/8, khi một nhóm các chiến binh người Rohingya tấn công hàng chục trụ sở cảnh sát và một căn cứ quân sự. Họ gọi đó là một nỗ lực để bảo vệ dân tộc thiểu số của họ khỏi bị bức hại. Khoảng 400 người đã bị giết trong các cuộc đụng độ sau đó, và một cuộc phản công quân sự gây ra cuộc di tản hiện nay.

    Nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã hứng chịu búa rìu chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng đối với phản ứng của bà liên quan đến vụ bạo lực.

    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hdba-...r/4025445.html )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #54
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    HĐBA LHQ sắp bàn về khủng hoảng tị nạn Rohingya của Myanmar


    Người Rohingya ở Myanmar bỏ chạy sang Bangladesh do bị nhà nước trấn áp, 2/9/2017

    Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này về nạn bạo lực vẫn đang diễn ra ở miền tây Myanmar đã buộc gần 400.000 người Hồi giáo Rohingya di tản qua biên giới sang Bangladesh.

    Cuộc họp, dự kiến sẽ diễn ra hôm 13/9, do Anh và Thụy Điển đề nghị sau khi ông Zeid Ra'ad al-Hussein, cao ủy nhân quyền LHQ, nói rằng sự đối xử với người Rohingya không khác gì "ví dụ điển hình về thanh lọc sắc tộc". Ông Zeid nói với Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva rằng văn phòng của ông đã nhận được rất nhiều báo cáo và hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng an ninh Myanmar và dân quân địa phương tiến hành các vụ giết người vô pháp và đốt trụi các ngôi làng Rohingya ở bang Rakhine. Ông Zeid cũng dẫn ra các báo cáo cho hay quân đội Myanmar gài mìn dọc theo biên giới chung.

    Cơ quan tị nạn LHQ cho hay khoảng 370.000 người Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh kể từ khi bạo lực nổ ra hôm 25/8, khi một nhóm các chiến binh người Rohingya tấn công hàng chục trụ sở cảnh sát và một căn cứ quân sự. Họ gọi đó là một nỗ lực để bảo vệ dân tộc thiểu số của họ khỏi bị bức hại. Khoảng 400 người đã bị giết trong các cuộc đụng độ sau đó, và một cuộc phản công quân sự gây ra cuộc di tản hiện nay.

    Nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã hứng chịu búa rìu chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng đối với phản ứng của bà liên quan đến vụ bạo lực.

    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hdba-...r/4025445.html )



    Bà ấy từ chối đi sang New York họp rồi!

    Myanmar's Aung San Suu Kyi to miss UN General Assembly debate
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #55
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,166
    ...
    Quê hương mình lại bị bão lớn nữa rồi N5 ơi, hic...

    ...

  6. #56
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Bão cấp 11 hà không sao đâu! Phải cấp 16 trở lên như Irma mới sợ. Cỡ cấp này mà di tản là lúc trở về nhà của cải mất hết ba phần tư. Dân gan lì ở lại đi hôi của. Ở đâu không có chớ Việt Nam không ai dám không tin.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #57
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #NóiNgheHay

    Mấy ông chính trị gia này nói nghe hay lắm, để coi có làm được không.





    Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam – Châu Âu "tùy thuộc vào nhân quyền"


    Thanh Phương
    Đăng ngày 16-09-2017
    Sửa đổi ngày 16-09-2017 13:18



    Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt ở Hà Nam, 07/10/2015.
    REUTERS/Kham


    Ngày 15/09/2017, một quan chức cao cấp đặc trách thương mại của Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo hiệp định tự do mậu dịch giữa khối này với Việt Nam có thể sẽ không thành tựu, nếu Hà Nội không giải quyết được các vấn đề về nhân quyền, vì đây là trọng tâm của các cuộc đàm phán song phương.

    Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Bernard Lange, chủ tịch Uỷ ban Nghị viện châu Âu về thương mại quốc tế, cho biết các cuộc đàm phán hiện nay đặt trong tâm vào vấn đề lao động cưỡng bức và tự do ngôn luận ở Việt Nam.

    Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu - Việt Nam đã được Hà Nội và Bruxelles ký vào năm 2015 và có thể được phê chuẩn ngay từ năm tới sau khi xem xét về khía cạnh pháp lý. Nếu có hiệu lực, thỏa thuận mậu dịch này sẽ cắt giảm hầu như toàn bộ các thuế quan giữa hai nước và đặc biệt sẽ thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu.

    Châu Âu hiện đã là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và là một trong những nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất của Việt Nam.

    Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam được xem là yếu tố trọng tâm trong tiến trình phê chuẩn hiệp định này. Trong những tháng gần, Việt Nam đã bị lên án vì đã bắt giam và kết án tù nặng nề các nhà bất đồng chính kiến, đồng thời mở chiến dịch đánh vào những quan chức tham nhũng.

    Vào tháng trước, chính phủ Đức tố cáo Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch công ty PVC, ngay tại Berlin. Vụ này đã gây khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước và có nguy cơ cản trở việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170915-t...vao-nhan-quyen )



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #58
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Anh Kim mập lại cương tiếp .... hôm nay thứ bom mà Tân Hoa Xã lẫn Liên hiêp thông tấn xã của Nam Hàn loan tin gây ra địa chấn cấp 6,2 ở Bắc Hàn. Hình như đồ chơi của anh Kim mập có thiệt!




    Bắc Triều Tiên thông báo thử thành công bom nhiệt hạch

    RFI
    Đăng ngày 03-09-2017
    Sửa đổi ngày 03-09-2017 11:15


    Truyền thông Bắc Triều Tiên, ngày 03/09/2017, đăng ảnh Kim Jong Un đứng bên cạnh một quả bom nguyên tử.
    KCNA / REUTERS

    Đài truyền hình trung ương Bắc Triều Tiên, được AFP trích dẫn, cho biết, hôm nay, 03/09/2017, Bình Nhưỡng đã thử thành công bom nhiệt hạch, còn gọi là bom H và vũ khí này được thu nhỏ, để có thể lắp đặt trên tên lửa tầm xa.

    Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias cho biết thêm thông tin:

    « Bắc Triều Tiên khẳng định đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch, được thu nhỏ, có hai tầng và đủ khả năng tấn công một lục địa khác. Vài giờ trước đó, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên đã cho đăng ảnh có thể là quả bom này.

    Các tuyên bố nói trên của Bình Nhưỡng khó có thể kiểm chứng. Điều chắc chắn, đó là Bắc Triều Tiên vào sáng nay, đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu, dưới lòng đất và sức công phá lớn nhất. Vụ nổ được đo và thẩm định bởi tất cả các cơ sở theo dõi địa chấn : Vụ nổ xẩy ra ở Punggye Ri, nơi Bắc Triều Tiên thường xuyên tiến hành các thử nghiệm hạt nhân.

    Theo Hàn Quốc, sức công phá của quả bom thử lần này mạnh gấp 10 lần so với vụ thử lần thứ tư hồi năm ngoái.

    Cần phải chờ đợi các tính toán cụ thể, nhưng theo các thẩm định ban đầu, thì đó là một quả bom có sức công phá khoảng 150 nghìn tấn. Còn quá sớm để xác định phải chăng đó là bom nhiệt hạch và nhất là vũ khí này liệu đã được thủ nhỏ để có thể lắp gắn vào đầu tên lửa.

    Tuy nhiên, vụ nổ sáng nay cho thấy, khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên ngày càng khả tín ».


    (* nguồn: Pháp Á)






    #TrâmCương

    Giờ lại đến phiên Trâm cương...






    Trump gây thêm khó khăn cho chiến lược Bắc Triều Tiên của Mỹ

    Thanh Phương
    Đăng ngày 20-09-2017
    Sửa đổi ngày 20-09-2017 15:29



    Quang cảnh phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 tại New York ngày 19/09/2017.
    REUTERS/Brendan McDermid

    Ai cũng biết rằng ông Donald Trump không phải là một nhân vật ôn hòa, nhưng hôm qua cả thế giới đã sững sờ khi nghe tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng đe dọa « hủy diệt hoàn toàn » Bắc Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng thống Mỹ đưa ra lời đe dọa tiêu diệt một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời đe dọa như vậy từ chế độ như Bình Nhưỡng.

    Khi phát biểu như trên, ông Donald Trump có lẽ muốn thể hiện quyết tâm của Washington bằng mọi giá ngăn chận Bắc Triều Tiên trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt, cho dù chính quyền Hoa Kỳ hiện nay biết rằng họ không thể chọn ngay giải pháp quân sự với chế độ Bình Nhưỡng. Bởi vì, mọi can thiệp quân sự nhằm tiêu diệt kho vũ khí tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên đều chứa đựng nhiều nguy cơ đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, những nơi hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Bắc Triều Tiên.

    Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis, khi được hỏi về bài phát biểu của tổng thống Trump hôm qua, đã tuyên bố rằng chính quyền Hoa Kỳ vẫn muốn giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên « thông qua các phương tiện ngoại giao ».

    Các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng cho tới nay hầu như không có tác dụng, trong khi mà chính quyền Mỹ vẫn chưa vạch ra được chiến lược nào khác một cách rõ ràng. Nga và Trung Quốc, tuy bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, vẫn thúc giục Hoa Kỳ tìm cách đối thoại với Bắc Triều Tiên. Nhưng phía Mỹ cho rằng hiện chưa phải là lúc mở lại đàm phán chính thức với chế độ Kim Jong-Un.

    Trong khi đó, tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bài phát biểu của tổng thống Trump có giọng điệu ngày càng hiếu chiến với Bắc Triều Tiên. Tệ hại hơn, tổng thống Mỹ còn đặt hai chế độ Bình Nhưỡng và Teheran vào chung một rọ mang tên là « quốc gia côn đồ ». Bất chấp việc Iran đã chấp nhận ký với các cường quốc một hiệp định về ngưng chương trình hạt nhân của nước này cách đây hai năm, nhưng tổng thống Trump lại dọa sẽ rút khỏi hoặc sửa đổi hiệp định này.

    Theo nhận định của chuyên gia Mark Fitzpatrick, thuộc Viện Quốc tế Nghiên Cứu Chiến Lược, IISS, việc ông Trump so sánh Bình Nhưỡng với Teheran có thể khiến cho Kim Jong-Un càng thấy cần phải trang bị vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo để đối đầu với Hoa Kỳ, và không thể nào thương lượng một hiệp định tương tự với Mỹ để rồi cũng sẽ có chung số phận như Iran.

    Khi thương lượng hiệp định hạt nhân Iran năm 2015, chính quyền Obama vẫn luôn nhấn mạnh rằng thỏa thuận này nhằm chứng tỏ Washington sẵn sàng thương lượng với bất cứ đối thủ nào có thiện chí, ám chỉ đến những quốc gia như Bắc Triều Tiên.

    Với những vụ bắn tên lửa và thử hạt nhân khiêu khích cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng coi như đã loại trừ khả năng đạt thương lượng ngoại giao. Nhưng các đồng minh của Mỹ vẫn không muốn tổng thống Trump từ bỏ hẳn giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

    Hôm qua, phát biểu trước ông Trump, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi chọn con đường ngoại giao. Một sự mong đợi không được đáp trả. Vài phút sau, tổng thống Mỹ đã dọa « hủy diệt hoàn toàn » Bắc Triều Tiên và như vậy ông đã khép chặt hơn nữa cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng.

    Nếu Kim Jong Un tiếp tục cho bắn tên lửa và thử hạt nhân mà chính quyền Trump vẫn không có hành động quân sự nào để « hủy diệt hoàn toàn », thì lúc đó còn gì là uy tín của Hoa Kỳ?


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-tru...en-luoc-btt-my )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #59
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Nếu Kim Jong Un tiếp tục cho bắn tên lửa và thử hạt nhân mà chính quyền Trump vẫn không có hành động quân sự nào để « hủy diệt hoàn toàn », thì lúc đó còn gì là uy tín của Hoa Kỳ?


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-tru...en-luoc-btt-my )



    North Korea could test hydrogen bomb over Pacific Ocean, says foreign minister

    By Joshua Berlinger and Zahra Ullah, CNN
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #60
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    #PhậtTửHaySaTăngTử




    Miến Điện : Phật tử cản đường nhân viên cứu trợ cho người Rohingya


    Thanh Hà

    Đăng ngày 21-09-2017
    Sửa đổi ngày 21-09-2017 15:49


    Người tị nạn Rohingya đứng chờ phát hàng cứu trợ nhân đạo ti Banglades ngày 20/09/2017.
    Reuters

    Một ngày đen tối đối với Hội Chữ Thập Đỏ tại Bangladesh : ngày 21/09/2017, 9 nhân viên cứu trợ cho người Hồi giáo Rohingya Miến Điện tử vong. Nhưng mọi chú ý dồn về sự kiện tối qua ở bang Arakan, hàng trăm Phật tử chận hàng viện trợ nhân đạo cho người Rohingya.

    Theo hãng tin Anh Reuters, một chiếc tàu với 50 tấn lương thực, thuốc men đã rời cảng Sittwe để tiếp viện cho người Rohingya còn kẹt lại ở miền bắc bang Arakan, phía tây Miến Điện. Nhưng khi tàu cập bến tối qua, đã có khoảng hàng trăm Phật tử dùng bom xăng ném vào nhân viên hội Chữ Thập Đỏ, ngăn cản họ đưa hàng cứu trợ vào bờ và phân phát cho người Rohingya.

    Trong thông cáo chính thức, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi đưa ra con số 300 Phật tử có liên quan tới vụ này. Cảnh sát đã phải can thiệp, bắn chỉ thiên giải tán đám đông, tái lập trật tự,

    Trong khi đó tại Bangladesh, một chiếc xe chở hàng cứu trợ cho người Rohingya, cũng của Hội Chữ Thập Đỏ bị tai nạn vào sáng sớm hôm nay. Xe lao xuống vực làm 9 người chết, hơn một chục người bị thương. Tất cả các nạn nhân là người Bangladesh, đang trên đường chở hàng cứu trợ đến khoảng 500 gia đình người Rohingya. Tai nạn xảy ra tại phía đông nam quận Bandarban, gần biên giới Miến Điện - Bangladesh.

    Bạo động bùng lên tại bang Arakan từ ngày 25/08/2017 đẩy hơn 400.000 người Hồi giáo Rohingya tràn sang biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh, nhưng phần lớn cộng đồng sắc tộc thiểu số này vẫn ở lại làng quê.

    Theo các tổ chức phi chính phủ, số người này đang thiếu đủ mọi thứ, từ lương thực đến thuốc men. Nhà ở của họ phần lớn đều bị phá hủy. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội Miến Điện tiến hành một cuộc "thanh lọc chủng tộc".

    Trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, phó tổng thống Miến Điện Henry Van Thion hôm qua cam kết "cứu trợ nhân đạo người Rohingya là ưu tiên hàng đầu" của chính quyền Naypyitaw, và các khoản trợ giúp này sẽ được phân phát cho tất cả mọi người, "không có chuyện phân biệt đối xử".


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170921-mie...ingya?ref=fb_i )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:10 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh