Register
Page 4 of 84 FirstFirst ... 234561454 ... LastLast
Results 31 to 40 of 837

Thread: Á

  1. #31
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368



    Con Đường Tơ Lụa Mới : Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại

    Trọng Nghĩa
    Đăng ngày 12-05-2017
    Sửa đổi ngày 12-05-2017 15:19


    Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc, nơi tổ chức thượng đỉnh Sáng Kiến Con đường Tơ lụa mới, Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 12/05/2017.
    REUTERS/Thomas Peter

    Lãnh đạo 28 quốc gia và quan chức cấp cao từ nhiều nước khác sẽ tề tựu về Bắc Kinh trong hai ngày 14-15/05/2017 để tham gia một hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến Con Đường Tơ Lụa đầy tham vọng của Trung Quốc. Phía Trung Quốc loan báo sẽ có cả trăm nước cử đại diện đến tham dự hội nghị. Tuy nhiên, theo giới quan sát, nhiều chính phủ, từ Washington, Matxcơva cho đến New Delhi, Jakarta, vẫn không tránh khỏi lo ngại trước ý đồ chính trị của Bắc Kinh thông qua vỏ bọc kinh tế, thương mại của sáng kiến này.

    Nhiều quốc gia cho rằng khi thúc đẩy việc xây dựng « Con Đường Tơ Lụa Mới », một chuỗi hải cảng cùng với các tuyến đường sắt và đường bộ, để mở rộng giao thương trong một vòng cung trải rộng từ châu Á, qua châu Phi và châu Âu, mục tiêu thâm sâu của Bắc Kinh là bành trướng ảnh hưởng chính trị của riêng Trung Quốc, bào mòn ảnh hưởng của các đối thủ.

    Một số nước khác thì lo ngại Trung Quốc có thể làm suy yếu các chuẩn mực về nhân quyền, môi trường và các tiêu chuẩn khác trong việc cấp tín dụng, hoặc là để cho các nước nghèo nhận trợ giúp của Trung Quốc bị nợ nần chồng chất.

    Ấn Độ là một trong những nước nghi ngờ Trung Quốc. New Delhi không hài lòng với việc các công ty Nhà nước Trung Quốc đến hoạt động tại vùng Kashmir hiện do Pakistan kiểm soát, nhưng đang có tranh chấp với Ấn Độ. New Delhi xem việc công ty Trung Quốc có mặt ở Kashmir là một sự tán thành của Bắc Kinh đối với quyền kiểm soát của Pakistan.

    Ngay cả Nga cũng không tránh khỏi nghi ngại, cho dù về danh nghĩa, Nga là đồng minh thân cận của Trung Quốc - tổng thống Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo cường quốc hiếm hoi đến tham dự hội nghị thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa Mới. Theo giới phân tích, Matxcơva đặc biệt quan ngại trước khả năng Bắc Kinh làm suy yếu ảnh hưởng của Nga ở vùng Trung Á bằng cách nối Uzbekistan và các nước Trung Á khác vào kinh tế Trung Quốc vốn năng động hơn Nga.

    Bản thân tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 06/2016 đã tìm cách chống đỡ sáng kiến Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc bằng cách đề xuất một « Đại Dự Án Á-Âu », trong đó Bắc Kinh dẫn đầu về kinh tế, còn Matxcơva lo mảng chính trị và an ninh. Theo hai chuyên gia Ba Lan Marcin Kaczmarski và Witold Rodkiewicz thuộc một trung tâm tham vấn tại Vacxava, sáng kiến đó cho phép điện Kremlin « duy trì được cái mã bề ngoài là họ vẫn nắm quyền chủ động chính trị trong khu vực ».

    Tại khu vực Đông Nam Á, nước lớn nhất ASEAN là Indonesia, dù có quan hệ tốt với Trung Quốc, cũng thận trọng với các tham vọng chiến lược của Bắc Kinh, đặc biệt sau khi Trung Quốc phớt lờ dư luận để bồi đắp các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông với mục tiêu áp đặt chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.

    Theo Christine Tjhin, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế ở Jakarta, giới tinh hoa chính trị Indonesia lo ngại rằng Trung Quốc có thể lên làm « bá chủ khu vực ».

    Sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc dĩ nhiên cũng gióng lên những tiếng chuông báo động tại Hoa Kỳ. Theo hãng tin Mỹ AP, một số nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích chính trị cho rằng Bắc Kinh đang cố tạo ra một mạng lưới kinh tế chính trị lấy Trung Quốc làm tâm điểm, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực và viết lại các quy tắc về thương mại và an ninh.

    Điều oái oăm là bất chấp các nhận định đó, từ ngày lên cầm quyền, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã mặc nhiên để cho Trung Quốc tự do tung hoành, khi rút Hoa Kỳ ra khỏi khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, được cho là một công cụ tốt, khả dĩ để cản trở được Trung Quốc.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170512-con...oc-gay-lo-ngai )







    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #32
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Thằng chệt tính dùng tơ lụa để ...thắt cổ các nước láng giềng

  3. #33
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Nó thắt cổ cho chết rồi nó bán hàng cho ai LĐC?







    (* nguồn: Đài Á Châu Tự Do)
    Last edited by Triển; 05-13-2017 at 09:33 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #34
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368



    Mô hình « toàn cầu hóa » kiểu Trung Quốc


    Minh Anh
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh "Con Đường Tơ Lụa Mới OBOR", Bắc Kinh, ngày 15/05/2017.
    REUTERS/Jason Lee

    Trong hai ngày 14-15/05/2017, Thượng đỉnh « Con Đường Tơ Lụa Mới - OBOR (One Belt, One Road) » đã diễn ra tại Bắc Kinh. Le Monde nhận xét : « Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình trải thảm ‘những con đường tơ lụa’ ». Trong bài diễn văn khai mạc hôm Chủ Nhật, chủ tịch Trung Quốc khẳng định đây là một « dự án thế kỷ » và kêu gọi « xây dựng một khối cộng đồng lớn cùng chia sẻ các lợi ích ».

    Thế nhưng, theo quan điểm của Les Echos, « Trung Quốc đang tìm cách áp đặt quan điểm của mình về toàn cầu hóa ». Bởi vì, theo nhận xét của nhật báo, ngoài những lợi ích kinh tế từ Con Đường Tơ Lụa Mới này, thì Bắc Kinh dự định sử dụng dự án trên như là một bàn đạp trên bình diện địa chính trị cho phép Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng và gây được nhiều áp lực hơn trong việc điều hành thế giới.

    Les Echos trích phân tích của ông Christian Deseglise, giáo sư đại học Columbia và chuyên gia về thị trường mới trỗi dậy thuộc ngân hàng HSBC, cho rằng : « Kể từ giờ Trung Quốc muốn có một vai trò lãnh đạo trên chính trường quốc tế. Với dự án Con Đường Tơ Lụa Mới OBOR, Trung Quốc có những phản ứng trước những chỉ trích về hiện tượng toàn cầu hóa và việc từ bỏ hệ thống Bretton Woods, một hệ thống mà ở đó các nước mới trỗi dậy cảm thấy chưa được đại diện một cách thỏa đáng ».

    Hệ thống Bretton Woods này được ký kết vào năm 1944, tại một hội nghị diễn ra tại Bretton Woods, New Hampshire, quy tụ hơn 730 đại biểu đến từ 44 lãnh đạo quốc gia. Hệ thống này thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng có giá 35 đôla Mỹ. Hệ thống Bretton Woods kéo dài từ năm 1944 đến năm 1971.

    Như để thuyết phục các đối tác Bắc Kinh đã cam kết một gói hỗ trợ về mặt tài chính trị giá 113 tỷ euro để phát triển nhiều công trình hạ tầng ở những nơi dự án OBOR đi qua (từ cầu cảng, đường bộ, cho đến đường sắt…), vốn tập trung đến hơn 60% dân số thế giới và chiếm đến 1/3 tổng thu nhập toàn cầu.

    Tuy biết rằng đó là « một tham vọng quá khổ » nhưng đối với Bắc Kinh « dù chỉ là một phần dự án được thực hiện có hiệu quả, tiến bộ có được cũng sẽ rất là to lớn », như nhận định của ông Jean-François Di Meglio, chủ tịch Trung Tâm Cố Vấn Asia Centre.

    Mặc dù cố sức bảo vệ « một sáng kiến đôi bên cùng có lợi » dựa trên sự « hợp tác » và đảm bảo mang lại « hòa bình và thịnh vượng », nhưng chủ tịch Tập Cận Bình vẫn không dỡ bỏ được mọi sự kháng cự của một số nước. Nhiều quốc gia láng giềng lo ngại chính sách bành trướng khu vực này của Trung Quốc, nhất là Ấn Độ và Nhật Bản.

    Về phần mình, nhiều nước châu Âu cũng đã từ chối ký vào bản thông cáo chung do Trung Quốc soạn thảo khi cho rằng bản thông cáo này chưa đề cập đầy đủ những mối bận tâm của châu Âu trên phương diện minh bạch hóa thị trường công hay những chuẩn mực về xã hội và môi trường.

    Tuy nhiên, về điểm này, Le Figaro có bài viết của nhà báo Renaud Girard chỉ trích Liên Hiệp Châu Âu đang thiếu một chiến lược trước đà tiến của Trung Quốc. Tác giả lưu ý là trên phương diện thương mại, Hoa Kỳ đã có một hình thức chiến lược riêng của mình là theo chủ nghĩa cơ hội. Nghĩa là tùy theo từng lợi ích tức thì mà Hoa Kỳ có thể luân phiên thay đổi mầu áo: tự do trao đổi mậu dịch hay bảo hộ mậu dịch.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170516-obo...ieu-trung-quoc )




    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #35
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by Triển View Post




    #Nắn gân

    Anh Trâm nắn gân anh Kim với hàng không mẫu hạm có 3200 thủy thủ đoàn và 2480 chuyên viên không lực trên hạm đội Carl Vinson.

    Cách đây 2 năm, hạm đội này từng góp sức tìm kiếm chiếc máy bay hãng hàng không Mã Lai mất tích khu vực Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

    Lúc đó người ta đồn trên báo, mỗi ngày ngày tốn 1 triệu Mỹ kim cho lực lượng này. Hạm đội này tìm một tháng, vị chi 30 triệu.

    Vài cái gãi ngứa của Kim khiến anh Trâm nổi đóa hay là chiêu ma mới nắn gân ma cũ? Khá tốn kém.






    (theo Spiegel Online)

    #Nắn gân tập 2



    Mỹ gởi chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai mang tên "USS Ronald Reagan" tới vùng biển Bắc Hàn. ))
    Nghe sợ chớ thật ra để đổi chỗ với chiếc kia. ))

    (* nguồn: Spiegel Online )


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #36
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Đài VOA đi tin hơi chậm nhưng có còn hơn không ....

    #Tập dằn mặt Trâm?





    Chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông


    Một chiếc P-3 Orion của hải quân Mỹ.

    Hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc chặn một máy bay trinh sát của hải quân Mỹ trên Biển Đông hôm 24/5, thậm chí một chiếc chỉ bay cách 180 mét.

    Các quan chức Mỹ không muốn nêu danh tính được Reuters trích lời nói hôm 27/5 rằng chiếc máy bay tuần thám của Mỹ là P-3 Orion đang trong không phận quốc tế, ở vị trí cách đông nam Hong Kong khoảng 240 km, thì các chiến đấu cơ của Trung Quốc có hành động ngăn chặn thiếu an toàn.

    Tin cho hay, một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay trước máy bay của Mỹ, giới hạn khả năng di chuyển của chiếc P-3 Orion.

    Lầu Năm Góc xác nhận việc hai máy bay của Trung Quốc xác nhận vụ việc, coi đó là hành động “thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu an toàn”.


    Một máy bay chiến đấu của Mỹ.

    Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy. Đầu tháng này, hai máy bay chiến đấu SU-30 của Trung Quốc đã chặn một chiếc máy bay dò phóng xạ của Hoa Kỳ khi nó bay trong không phận quốc tế trên Biển Hoa Đông.

    Vụ chặn máy bay Mỹ xảy ra đúng ngày quan chức Hoa Kỳ cho biết rằng một tàu chiến của nước này đã tiến sát vào một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây ở Biển Đông, trong phạm vi 12 hải lý (22 km).

    Hành động mà Washington gọi là duy trì tự do hàng hải này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ làm vậy dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Donald Trump.


    (* nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/chien-...g/3873882.html )



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #37

  8. #38
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    #PhiênBảnGốcCủaTrịnhXuânThanh
    #KịchBảnTựThú




    Trung Quốc: Một luật sư bảo vệ nhân quyền “thú nhận” tội tại tòa

    Thanh Phương


    Luật sư Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong) đang trả lời các phóng viên. Ảnh chụp tại Bắc Kinh, ngày 02/05/2012.
    AFP PHOTO/Mark RALSTON


    Sau khi mất tích trong nhiều tháng, hôm nay, 22/08/2017, một luật sư bảo vệ nhân quyền của Trung Quốc, xuất hiện trở lại tại một phiên tòa, để “thú nhận” tội “kích động phá hoại Nhà nước”.

    Ông Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong) là một luật sư chuyên lo về những vụ nhạy cảm ở Trung Quốc, liên quan đến giáo phái Pháp Luân Công bị cấm, các nhà đấu tranh Tây Tạng hay các nạn nhân vụ sữa nhiễm độc.

    Ông đã mất tích từ tháng 11/2016 trên đường đi từ Bắc Kinh đến Trường Sa để hỏi thăm tin tức về Tạ Dương (Xie Yang), một luật sư bảo vệ nhân quyền khác bị bắt giữ vào tháng 07/2016. Chính ông Giang Thiên Dũng đã thông báo với quốc tế là đồng nghiệp Tạ Dương bị tra tấn trong tù.

    Hôm nay, tòa án Trường Sa công bố trên Internet một đoạn video của phiên xử, trong đó luật sư Giang Thiên Dũng khẳng định là ông “bịa ra toàn bộ chuyện đó” để bêu xấu chính quyền Trung Quốc và ông “thành thật xin lỗi”.

    Nhưng theo lời ông William Nee, nhà nghiên cứu về Trung Quốc của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, trong vụ xử luật sư Giang Thiên Dũng, gia đình của ông đã bị sách nhiễu, bản thân ông thì không được tự do chọn luật sư biện hộ và rất ít người được vào dự phiên tòa, trong khi chính quyền khẳng định đây là một phiên xử công khai.

    Vụ bắt giữ và xét xử luật sư Giang Thiên Dũng là vụ mới nhất trong chiến dịch nhằm siết chặt sự kiểm soát lên xã hội dân sự Trung Quốc. Chiến dịch đàn áp này được phát động kể từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền cuối năm 2012. Ban đầu chỉ nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động, chiến dịch đàn áp dần dần nhắm vào cả giới luật sư.

    Còn tại Hồng Kông, sau khi đã bị xử y án 6 tháng tù vào tuần trước, hôm nay, lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) hôm nay lại ra tòa cũng về những cáo buộc liên quan đến phong trào đòi dân chủ mùa thu năm 2014.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170822-tru...9D-toi-tai-toa )




    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #39
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    #ChơiHayGiỡn





    Hải quân Mỹ là nạn nhân các vụ tấn công tin học?

    Thanh Phương



    Tàu khu trục USS John S. McCain, sau tai nạn đụng tàu chở dầu trong vùng biển Singapore Ảnh ngày 21/08/2017.
    REUTERS/Ahmad Masood

    Trong thời gian gần đây, tại châu Á, các chiến hạm Mỹ liên tiếp bị tai nạn, trong đó có vụ mới xảy ra tại eo biển Singapore. Tình hình này khiến hải quân Mỹ đang tự hỏi phải chăng họ đang là nạn nhân của các vụ tấn công tin học.

    Một số chuyên gia vẫn nghĩ rằng không thể có chuyện những kẻ xấu gây ra những vụ tai nạn như vậy, bởi lẻ các hệ thống an ninh của Mỹ rất chặt chẽ và phải huy động rất nhiều phương tiện để điều khiển cho hai chiếc tàu đụng nhau. Nhưng đối với các chuyên gia khác, các vụ tai nạn xảy ra liên tiếp không thể là do sai sót của con người hoặc là một sự trùng hợp.

    Tuy nhấn mạnh là không muốn suy đoán kết quả điều tra, nhưng tư lệnh đặc trách các chiến dịch của hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã không loại trừ một tác nhân bên ngoài hay một cuộc tấn công tin học đã gây ra vụ đụng tàu giữa khu trục hạm USS John S. McCain với một tàu chở dầu ở eo biển Singapore sáng sớm ngày 21/08/2017.

    Đây là vụ đụng tàu thứ hai gây chết người của một chiến hạm Mỹ ở vùng Thái Bình Dương chỉ trong vòng hai tháng và là vụ tai nạn thứ tư kể từ đầu năm đến nay. Ngoài vụ chiếc khu trục hạm USS Fitzgerald đụng một tàu chở hàng ngoài khơi Nhật Bản ngày 17/06, còn có hai vụ khác xảy ra trong năm nay ở vùng Thái Bình Dương mà ít ai biết. Vào tháng Giêng, chiến hạm USS Antietam đã bị đắm gần căn cứ của chiếc tàu này ở Nhật và vào tháng 5, chiếc USS Lake Champlain đã đụng vào một tàu đánh cá của Hàn Quốc, nhưng không có ai bị thương hay chết.

    Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, cũng không loại trừ khả năng có hành động phá hoại trong vụ tai nạn ở eo biển Singapore.

    Các nhà phân tích thì hiện vẫn không đồng nhất ý kiến trên vấn đề này. Một số chuyên gia cho rằng tai nạn xảy ra là do các thủy thủ đoàn bị quá tải vì phải thực hiện quá nhiều nhiệm vụ trong vùng châu Á. Họ cũng lưu ý là lái tàu tại vùng này không phải là đơn giản do có quá nhiều tàu bè qua lại.

    Nhưng các chuyên gia khác, như ông Itar Glick, giám đốc công ty Votiro, chuyên về an ninh mạng, thì cho rằng rất có thể hệ thống định vị GPS của các chiến hạm Mỹ đã bị gây rối loạn, dẫn đến việc tính toán sai lầm các vị trí. Ông khẳng định với hãng tin AFP: “ Tôi tin rằng những tin tặc đó được sự hỗ trợ của một quốc gia, họ có đủ nguồn lực để tiến hành các vụ tấn công tin học”. Theo ông Itar Glick, đứng đằng sau các vụ tấn công tin học này rất có thể là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

    Bình Nhưỡng từng bị nghi tiến hành các vụ tấn công tin học quy mô trong thời gian gần đây. Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh tấn công tin học vào các công ty Mỹ, đặc biệt nhằm mục đích gián điệp công nghiệp.

    Về phần mình, ông Jeffrey Stutzman, thuộc công ty an ninh mạng Wapack Lads, cũng nói với AFP rằng “hoàn toàn có thể “ là vụ đụng tàu mới nhất chính là do chiến hạm Mỹ bị tấn công tin học.

    Nhưng những chuyên gia khác như ông Zachary Fryer-Biggs, một nhà tư vấn, thì cho rằng, cho dù hệ thống GPS có gặp trục trặc, trên tàu vẫn còn có những công cụ khác để thay thế trong việc điều khiển con tàu. Vụ đụng tàu chỉ có thể xảy ra khi nhiều công cụ bị hỏng hóc cùng một lúc. Còn theo lời ông Daniel Goetz, thuộc công ty Mỹ Lantium, rất khó mà gây ra một vụ đụng tàu, vì phải biết rất chính xác vị trí và vận tốc của hai chiếc tàu có liên quan. Mặt khác, ông nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ sử dụng một hệ thống GPS rất an toàn, được mã hóa rất chặt chẽ, hầu như không ai có thể cướp quyền điều khiển con tàu.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170823-ha...ong-tin-hoc-ok )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #40
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368











    #Cương

    Anh Kim mập trả lời ngày 29 tháng 8:





    Tokyo báo động vì hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật


    Thụy My


    Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tập trận đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên. Ảnh ngày 29/08/2017
    REUTERS/Issei Kato

    Lần đầu tiên từ 2009, Bắc Triều Tiên ngày 29/08/2017 bắn hỏa tiễn đạn đạo, bay qua không phận Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương. Đây là một bước leo thang mới, trong bối cảnh căng thẳng quân sự tại bán đảo Triều Tiên.

    Hàng triệu người dân Nhật tại các thành phố mà hỏa tiễn bay qua, từ sáng sớm đã được báo động với những hồi còi hụ kéo dài, tin nhắn điện thoại và bảng cảnh báo tại các nhà ga. Theo quân đội Hàn Quốc, hỏa tiễn này được bắn đi vào khoảng 6 giờ sáng địa phương (21 giờ quốc tế ngày thứ Hai 28/8) từ Sunan, gần Bình Nhưỡng.

    Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lập tức tố cáo vụ bắn tên lửa « không thể chấp nhận được, gây tổn hại trầm trọng cho hòa bình và an ninh khu vực ». Tuy nhiên phía Nhật không khai hỏa để phá hủy, vì nhận định hỏa tiễn này không rơi xuống đất Nhật.

    Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles gởi về bài tường trình :

    « Nếu thủ tướng Shinzo Abe tỏ ra bàng hoàng sau khi hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật Bản, đó là vì ông nghĩ rằng nước Nhật dễ bị tổn thương hơn so với Hàn Quốc và Hoa Kỳ, trước sự tấn công của Bình Nhưỡng.

    Căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Mỹ là trên đất Nhật. Theo cố vấn của thủ tướng, Bắc Triều Tiên sẽ ngần ngại khi đánh vào Hàn Quốc, người anh em phương nam, và không dám tấn công nước Mỹ. Còn an ninh của Nhật Bản thì lệ thuộc vào lá chắn nguyên tử của Hoa Kỳ. Nhưng Nhật tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có bảo vệ mình trong trường hợp Bắc Triều Tiên tấn công hay không.

    Hôm nay Lầu Năm Góc xác nhận việc một hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay ngang qua Nhật Bản, nhưng nhanh chóng cho biết hỏa tiễn này không hề đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ. Điều này không làm Nhật Bản an tâm chút nào. Đặc biệt là đối với thủ tướng Shinzo Abe, người đang tìm cách sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa để nước Nhật cũng tự vệ được như những nước khác, và trong trường hợp cần thiết có thể sở hữu vũ khí nguyên tử. »

    (* nguồn: Pháp Á )

    Last edited by Triển; 08-30-2017 at 12:50 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:19 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh