Register
Results 1 to 10 of 730

Hybrid View

  1. #1
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,642
    Boat people:

    Four Vietnamese nationals arrested in London over people smuggling
    https://www.theguardian.com/uk-news/...ople-smuggling

    Four Vietnamese nationals have been arrested in London after an investigation into alleged people smugglers advertising small-boat crossings of the Channel on Facebook.The joint UK-French investigation alleges the group shared posts aimed at the Vietnamese community and charged migrants thousands of pounds to make the crossing.

    The older man is thought to have acted as a driver, collecting migrants who arrived on small boats and, at least once, taking them back to the Croydon address.

    The first three people were held on suspicion of assisting unlawful immigration and questioned by officers.

    The 25-year-old man will face extradition proceedings after he was allegedly involved in people smuggling and drug offences.

    A further 12 individuals suspected of being linked to the same people-smuggling network have been arrested in Paris.
    Trước là Bạc Hạnh Bạc bà
    Bên là Ưng Khuyển bên là Sở khanh

    (Đoạn trường tân thanh)

  2. #2
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    595



    Vietnamese monk seeks justice for brother who died after police interrogation

    Lawyers have joined the call for stricter enforcement of UN convention against torture.

    By RFA Vietnamese
    2024.04.29



    Thich Minh Vuong with his brother's photo.

    After a long day of practicing his religion at the Phuc Long Pagoda, Buddhist monk Thich Minh Vuong received a phone call from his relatives. They told him his older brother, Vu Minh Duc, had died in hospital after being interrogated by police in Dong Nai province.

    "I couldn't breathe when I heard the news of his death, my heart was choked," said Vuong.

    On March 22, Duc answered a police summons in connection with a fight near his home in October 2023. Later that day, police asked his wife to come in and sign documents "related to his health.”

    When she arrived, an investigator said they had taken Duc to hospital for emergency treatment because he had fainted during interrogation.

    He was later transferred to a hospital in Ho Chi Minh City where he was pronounced dead at 9:30 p.m. that day.

    The death certificate provided by Cho Ray Hospital shows that Duc died at 11 p.m. with the cause of death a coma after circulatory respiratory arrest following brain damage, cardiac arrest, acute kidney failure, acute liver failure and soft tissue damage to the right and left thighs.

    His family said the body was covered with bruises, marks of torture.

    Monk Vuong witnessed the autopsy a day after his brother’s death. He said Duc’s wrists were covered in scratches, his chest had a massive bruise, while his buttocks and thighs were purple and black.

    On April 26, RFA called police Long Thanh district, where Duc was interrogated, to ask for information. An officer on duty asked the reporter to go to the headquarters to discuss the case.

    Duc’s death is the latest case of a Vietnamese citizen dying in unclear circumstances in police custody. Vietnam has been a member of the U.N. Convention against torture and other cruel, inhuman or degrading treatment or punishment (CAT) since 2015.

    In March 2015, the Thanh Nien newspaper reported that from October 2011 to September 2014, there were 226 deaths in detention facilities nationwide. The Ministry of Public Security explained them as being due to illness and suicide. Since then, no further reports have been issued.

    Radio Free Asia collated reports from state-controlled media and found that in 2018, at least 11 people died in detention facilities.

    Since 2020, at least 14 deaths have been reported, three described as suicide by police in spite of family doubts.

    Two days after Duc’s death, Dong Nai provincial police suspended a captain, Thai Thanh Thuong, and investigator Luu Quang Trung, pending an investigation into the death.

    However, the family has not received any information about the case from authorities, including the autopsy results. Police have not visited them or offered an apology.

    Vuong has sent Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong 25 reports with images showing traces of suspected torture but has received no response.

    Lawyer Nguyen Van Mieng, who is a political refugee in the United States, said that since joining the Convention against Torture, the National Assembly of Vietnam has amended the 2015 Criminal Code and the 2015 Criminal Procedure Code to focus on preventing torture and protecting human rights but there is a big gap in implementation.

    “We still hear official information from the state that there are cases of people who were healthy but died unexpectedly when they went into the police station. People died because of torture,” he said.

    Human rights lawyer Dang Dinh Manh cited a land dispute in Dong Tam commune in 2020, in which he was one of the defense lawyers, as illustrating evidence of torture.

    "Of the 29 defendants in the case, up to 19 people confirmed in court that they were brutally tortured, beaten in the dead of night … and were not given medical care when they were injured," he said.

    Lawyer Mieng said authorities should strictly enforce the Criminal Procedure Code and lawyers must be present at all stages of an investigation to prevent suspects from being tortured.

    Manh said audio and video recording equipment in the interrogation room must be on at all times and “officers committing torture or inhumane treatment of suspects," must be severely punished.

    Vuong agreed with the lawyers.

    “I also hope that when working like this, citizens will be asked to invite lawyers or be allowed to have their families present to see how police officers work,” he said. “[They must] seriously investigate and severely punish those who have violated international conventions.”

    Translated by RFA Vietnamese. Edited by Mike Firn.


    /* src.: https://www.rfa.org/english/news/vie...024013054.html






    Trong nỗi đau tột cùng, sư thầy tìm công lý cho anh qua đời nghi bị công an tra tấn

    RFA
    2024.04.26



    Tỳ kheo Thích Minh Vương cùng di ảnh của anh ruột (trái) và thi thể bầm tím của nạn nhân
    Photo: RFA


    Đang nghỉ ngơi ở chùa Phúc Long sau một ngày dài tu tập, thầy Thích Minh Vương nhận được cuộc gọi của người thân báo tin anh ruột đã tử vong ở bệnh viện, chỉ vài tiếng sau khi làm việc với Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

    "Thầy không thể thở được khi nghe tin anh mất, nghẹn cứng tim. Đệ tử đã đỡ thầy và chở thầy cùng gia đình ra sân bay liền," tỳ kheo Thích Minh Vương (thế danh Vũ Hoàng Phú) một tháng sau vụ việc vẫn nhớ như in khoảnh khắc của ngày hôm đó.

    Nạn nhân trong vụ việc là ông Vũ Minh Đức, 31 tuổi, từ Ninh Bình vào lập nghiệp tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ mấy năm qua, có vợ và hai người con.

    Trong buổi sáng ngày 22/3, vợ và anh ruột đưa ông Đức đến Công an huyện Long Thành theo giấy triệu tập với mục đích “làm việc về một vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã An Phước hồi đầu tháng 10/2023,” nhưng không hề biết đó là lần cuối cùng anh em, vợ chồng họ gặp nhau.

    Ông Đức được đưa vào phòng làm việc lúc 10 giờ 30 sáng, người thân bị yêu cầu ra ngoài. Đến 15 giờ, điều tra viên gọi điện yêu cầu vợ ông lên trụ sở để ký một số giấy tờ “liên quan bệnh lý.”

    Khi người vợ đến, điều tra viên nói đã đưa ông Đức vào Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành cấp cứu do ông bị ngất xỉu trong quá trình làm việc.

    Ông sau đó được chuyển viện lên tuyến trên ở TPHCM. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ thông báo cho người nhà biết, ông Đức đã qua đời lúc 21 giờ 30 cùng ngày, tức là 13 tiếng sau khi làm việc với công an huyện.

    Tuy nhiên, giấy chứng tử của Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp thể hiện, ông Đức tử vong vào lúc 23 giờ với nguyên nhân tử vong là hôn mê sau ngưng hô hấp tuần hoàn theo dõi tổn thương não sau ngưng tim; suy thận cấp (tổn thương thận cấp); suy gan cấp (tổn thương gan cấp), tổn thương phần mềm đùi phải, trái.

    Thân thể đầy dấu vết của tra tấn

    Thầy Thích Minh Vương đáp chuyến bay sớm nhất từ Ninh Bình vào TPHCM để chứng kiến Viện Pháp Y Quốc gia của Bộ Y tế phối hợp cùng công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân vào chiều 23/03 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một ngày sau vụ việc.

    Trong khi vợ ông Đức vật vã khóc thương trong phòng lạnh ở nhà xác bệnh viện, vị tỳ kheo này nén nỗi đau chứng kiến việc khám nghiệm tử thi anh mình từ đầu đến cuối.

    Từ trực quan có thể thấy, thi thể có rất nhiều vết bầm tím, trong khi trên cổ tay có các vết xước chéo mà gia đình cho rằng do còng số 8 để lại khi bị treo ngược lên cao, các tù nhân từng trải nghiệm kiểu tra tấn này của công an gọi nó là "treo cánh tiên."

    Khoang ngực phải của ông Đức có một vết bầm kích thước 4x3 cm, trong khi vùng da bên ngoài có nhiều vết xước và bị lún. Mông và hai đùi cũng bị bầm dập, tím đen.

    “Không thể tin được khi ở trên đồn công an về mà lại dẫn đến cái mức độ như thế. Một sự đau thương không một từ ngữ nào có thể diễn tả được, không một ai mà chịu đựng nổi, mẹ thì ngất, vợ thì điêu đứng, các cháu cứ đòi bố,” vị tu hành này hồi tưởng lại.

    Ông Đức là một thanh niên cường tráng, có sức khỏe tốt, không có tiền sử sử dụng chất kích thích và hoàn toàn không có bệnh nền.

    "Khi lên đồn công an trong tay công an huyện Long Thành thì không gặp thêm một lần nào nữa. Khi gia đình gặp lại là gặp một cái xác,” thầy Thích Minh Vương nghẹn ngào.

    Ông Đức là trường hợp mới nhất về tình trạng công dân chết bất thường trong đồn công an hay nhà tạm giữ/tạm giam ở nhiều địa phương trong nhiều năm gần đây, cho dù Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT) của Liên Hiệp quốc từ năm 2015.

    Việt Nam ký công ước vào ngày 7/11/2013 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn một năm sau đó. Đây được cho là một trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của LHQ. Trong khoảng thời gian này, tình trạng nghi can, nghi phạm, và tù nhân bị chết ở mức báo động.

    Báo Thanh Niên hồi tháng 3/2015 đưa tin trong một phiên họp của Quốc hội, trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm báo cáo cho biết, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc.

    Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Từ đó, không có thêm báo cáo nào từ cơ quan chức năng được đưa ra.

    Thu thập tin tức trên các phương tiện truyền thông dưới sự quản lý của nhà nước, phóng viên nhận thấy trong năm 2018 có ít nhất 11 người bị chết trong các cơ sở giam giữ của Bộ Công an.

    Từ năm 2020 đến nay, tức là từ khi Việt Nam có báo cáo giữa kỳ về thực hiện CAT (2019) đến ngày 19/4 vừa qua, khi Hà Nội gửi báo cáo thứ hai, có ít nhất 14 trường hợp như vậy được báo chí nhà nước đưa tin. Trong số này, có ba trường hợp cơ quan công an cho là tự sát trong khi gia đình nạn nhân nghi ngờ kết luận này của lực lượng thực thi pháp luật.

    Trong trường hợp ông Vũ Minh Đức, hai ngày sau khi người này tử vong, Công an tỉnh Đồng Nai đã đình chỉ công tác đối với đại uý Thái Thanh Thương và điều tra viên Lưu Quang Trung để phục vụ điều tra làm sáng tỏ cái chết của ông.

    Tuy nhiên, cho đến nay, gia đình chưa nhận được thông tin gì về vụ việc từ nhà chức trách địa phương, kể cả kết luận giám định tử thi. Gia đình cũng chưa nhận được lời xin lỗi hay thăm hỏi từ Công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai.

    Sư thầy Thích Minh Vương trong một tháng qua đã ba lần gửi đơn cho các cơ quan có thẩm quyền và gửi đích danh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với 25 bộ đơn và các hình ảnh có dấu vết nghi bị nhục hình của nạn nhân, nhưng không nhận được hồi đáp.

    Phóng viên ngày 26/4 gọi điện cho Công an huyện Long Thành để hỏi thông tin, tuy nhiên cán bô trực điện thoại yêu cầu phóng viên mang giấy giới thiệu đến trụ sở để được cung cấp thông tin.

    Chính phủ đổ cho hạn chế của cán bộ cấp cơ sở

    Chính phủ Việt Nam ngày 19/4 vừa qua gửi Báo cáo lần thứ 2 về thực thi CAT đến Liên Hiệp quốc cho biết, thời gian qua toà án cấp sơ thẩm đã tiếp nhận 6 vụ án với 15 bị cáo với cáo buộc “dùng nhục hình” theo Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015, trong đó đã xét xử 05 vụ án hình sự đối với 12 bị cáo, và kết án một cán bộ trại giam 9 năm tù giam, ba người khác bị án từ ba năm đến bảy năm, và tám cán bộ khác với thời hạn tù từ hai đến ba năm.

    Trong báo cáo, Chính phủ Việt Nam nói rằng đã ban hành hàng chục luật và các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.

    Theo đó, Bộ Công an đã triển khai lắp đặt thiết bị ghi hình trong nhiều phòng hỏi cung để ghi âm ghi hình nhằm ngăn ngừa hành vi tra tấn.

    Báo cáo cũng thừa nhận Việt Nam còn một số vấn đề nội tại cần được quan tâm giải quyết, đó là

    “cơ cấu tổ chức và cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở còn những hạn chế nhất định về năng lực, nhận thức, cản trở việc thực hiện yêu cầu trong một số tình hình mới; sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, chống tra tấn chưa kịp thời, chặt chẽ, khiến quá trình soạn thảo kéo dài, chất lượng nội dung giảm sút.”

    Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người hiện đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ cho biết, từ khi tham gia Công ước Chống tra tấn, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo hướng chú trọng đến chống tra tấn và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế vẫn còn khoảng cách không nhỏ.

    “Đã có một sự tiến bộ đáng kể so với luật trước. Tuy nhiên, thực tế thì không phải là như vậy bởi chúng ta hiện nay vẫn còn nghe còn thông tin chính thức của nhà nước là có những trường hợp đang khỏe mạnh tự nhiên vô trong đồn công an ra thì chết, không phải tự nhiên người ta chết, đó là do người ta tra tấn và chết.”

    Từ kinh nghiệm bào chữa nhiều năm trong các vụ án hình sự ở trong nước, ông Miếng khẳng định việc tra tấn như trường hợp của ông Vũ Minh Đức xảy ra bắt đầu từ giai đoạn tiền tố tụng, tức là thời điểm công an mời/triệu tập hay thậm chí là bắt cóc đương sự rồi đưa về đồn để dùng “các biện pháp nghiệp vụ” buộc phải nhận tội.

    Sau khi có sự thú nhận của đương sự, công an sẽ đưa những tài liệu đó cho phía Viện kiểm sát để phê chuẩn lệnh bắt cho phù hợp với luật.

    Theo ông, vấn nạn tra tấn có nguyên do từ ham muốn phá án của cơ quan công an để lấy thành tích bất chấp việc vi phạm quy trình tố tụng.

    Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh dẫn lại vụ án tranh chấp đất đai của người dân với quân đội ở xã Đồng Tâm, mà ông là một trong số các luật sư bào chữa để làm minh chứng cho hành động tra tấn nghi phạm của cơ quan điều tra nhưng không bị trừng phạt. Ông nói:

    "Trong số 29 người dân phải ra tòa, thì có đến 19 người xác nhận tại tòa đã bị tra tấn dã man, bị đánh đập trong đêm khuya, bị đổ nước vào cửa mình (nữ), không được chăm sóc y tế khi tra tấn bị thương tích…”

    Trong vụ này, ngoài cụ Lê Đình Kình - thủ lĩnh tinh thần của người Đồng Tâm bị cảnh sát cơ động bắn chết ngay tại phòng ngủ, hai con trai của ông cũng phải nhận bản án tử hình, người cháu lãnh án chung thân và các bản án tù dài hạn khác nhau.

    Giải pháp

    Ông Đào Bá Cường bị kết án 2 năm tù vì đòi công lý cho con trai Đào Bá Phi- người chết một cách bất minh trong đồn công an ở Phú Yên năm 2022 (CAND)

    Để giảm các hành vi tra tấn, dùng nhục hình của cơ quan điều tra, Chính phủ kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước Chống tra tấn và phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Chống tra tấn.

    Ngoài ra, việc đào tạo cho cán bộ tư pháp, điều tra viên về phòng chống tra tấn trong hoạt động tư pháp cũng sẽ được chú trọng bên cạnh việc thanh tra và tiếp nhận, xử lý thông tin về các trường hợp liên quan đến tra tấn, cưỡng bức, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ.

    Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết, các cơ quan chức năng cần phải thực thi nghiêm chỉnh Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành và luật sư phải được hiện diện trong tất cả các giai đoạn tố tụng để có thể giảm vấn đề nhức nhối tồn tại trong rất nhiều năm qua.

    Theo ông, nếu thấy có bất cứ một vi phạm nào trong quá trình tố tụng thì phải vô hiệu hóa kết quả điều tra và trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.

    Còn luật sư Mạnh kiến nghị "tách cơ quan giam giữ ra khỏi cơ quan công an", bên cạnh đó thiết bị ghi âm, ghi hình ở phòng hỏi cung lúc nào cũng phải hoạt động và đồng thời phải "giáo dục và trừng phạt nghiêm khắc mọi trường hợp phát hiện tình trạng công an tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo với nghi can.”

    Sư thầy Thích Minh Vương đồng tình với kiến nghị này của luật sư để không còn những trường hợp tử vong bất thường như người thân của ông sau khi làm việc với công an.

    “Cũng mong khi mà làm việc như vậy thì công dân sẽ được kêu được phép mời luật sư hay là được phép cho gia đình vào trong ngồi để được xem các đồng chí làm việc, phục vụ điều tra như thế nào cũng như là điều tra và trừng phạt thật nặng những người đã thực thi pháp luật mà làm sai so với quy ước quốc tế,” vị tu hành nói.

    /*nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_de...024032149.html







    Last edited by 005; 05-06-2024 at 08:37 PM.

  3. #3
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    595



    Vì ức chế, thấp cổ bé miệng, tu sĩ cũng rất nặng nề ...



  4. #4
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    595

    Giáo hội phá nồi cơm







    Buddhist pilgrimage by unrecognized ‘monk’ goes viral in Vietnam

    Thich Minh Tue follows Buddhism, but not in the way that the state prefers.

    By RFA Vietnamese
    2024.05.17



    Master Thich Minh Tue

    A man appearing to be a Buddhist monk, in patched attire with bare feet and shaven head, holds an electric rice cooker as a makeshift alms bowl, and he plans to walk all around Vietnam.

    Thich Minh Tue does not claim to be a monk but he has become a symbol for many Buddhists by drawing attention to what many people say is the lack of religious freedom in Vietnam.

    Freedom of religion is technically enshrined in Vietnam’s constitution but Tue does not belong to a Buddhist sect that is recognized by the state. Without recognition, religious groups are not allowed to organize.

    He practices a form of Buddhism that requires followers to own only three sets of clothes, to subsist by collecting alms house to house, and to live a low-impact life in outdoor places like forests, mountains, or even in graveyards.

    As Tue walks from town to town, his travels are documented by several YouTubers who follow him, recording his journey.

    Thanh Do, a former head of a Buddhism research organization and a lecturer at the Paris Buddhism University, told RFA Vietnamese that Thich Minh Tue was popular because he adheres to certain Buddhist principles.

    “The core of Buddhism for a clergy person consists of precepts, determination, and wisdom,” he said, adding that by following the precepts, clergy become more determined, which means they gain wisdom, which in turn inspires followers.

    State meddling

    A journalist in Vietnam told RFA that monks who follow the state-sanctioned forms of Buddhism do not inspire followers.

    “The monks backed by the state preach in a wrong way,” said the journalist, who declined to be identified in order to speak freely. “They just ask for donations, creating superstitiously insane theories to manipulate followers into deep holes of lethargy.”

    Thich Minh Tue’s circumstances are transparent and his practices are completely different from those of the state-backed church, the journalist said, adding that people who are fed up with state-backed Buddhism support him.

    State-backed monks also ask for too many donations, said Buddhist follower To Nga.

    “[That’s why people] idolize Thich Minh Tue who does not ask for donations. They deem him an authentic monk,” she said. “The common people who live under the totalitarian regime with deteriorated education, manipulated religions become distrustful in state-backed churches.”

    State-backed clergy are critical of Tue.

    Thich Chan Quang, head monk of the Chan Quang Pagoda in Ba Ria-Vung Tau, and head of the finance committee for a state-backed Buddhist organization, said in a sermon that Thich Minh Tue was a “thug who wears ragged attire and holds a rice cooker.”

    A social media post containing a video of the sermon was taken down after an online uproar.

    On Thursday, the state-backed Buddhist organization told media that Tue was not a Buddhist monk, and the government agency for religions issued a notice asking provincial and city authorities to be vigilant about Thich Minh Tue and not to follow him because that would lead to the disruption of social order.

    *src.: https://www.rfa.org/english/news/vie...024015230.html



  5. #5
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    595





    Vì sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích Minh Tuệ?

    2024.05.15


    Sư Thích Minh Tuệ

    Một vị sư với y áo chắp vá bằng những mảnh vải rách, cầm nồi cơm điện thay bình bát đi khất thực. Hình ảnh nhận diện ông là đầu trần, chân đất, ông phát nguyện bộ hành dọc đất nước để tập học Phật pháp, được người dân khắp nơi tôn kính, dõi theo. Đánh từ khóa “sư Minh Tuệ” trên google search chỉ có một bài viết trên VTCNews nhắc đến ông, với tựa bài “Hãy để cho sư Minh Tuệ được yên thân tu tập”, ngoài ra không thấy các trang web hoặc báo điện tử khác trong nước loan nhắc về ông.

    Sư Thích Minh Tuệ trở thành hiện tượng


    Ông xưng pháp danh là Thích Minh Tuệ, tu theo 13 hạnh Đầu Đà. Không tự nhận mình là sư thầy, không theo một giáo hội nào, cũng không thuyết pháp nhưng hành trình của sư đã thu hút được sự chú ý và mến mộ từ rất nhiều người dân trong nước.

    Truyền thông Nhà nước không nhắc đến ông nhưng hàng chục YouTuber đã đi theo sư Minh Tuệ, ghi lại từng nẻo đường mà vị sư này đi qua. Do đó, nếu tìm kiếm trên mạng, nhiều người sẽ thấy hàng chục video về ông được các trang YouTube hoặc Facebook đăng tải, khiến ông đang trở thành “hiện tượng”.

    Nói về sư Minh Tuệ, ông Thành Đỗ, từng là Trưởng ban nghiên cứu Phật học, giảng viên trường đại học Phật giáo ở Paris, giải thích tại sao vị sư chân chất này đang trở thành hiện tượng:

    “Cái cốt lõi của đạo Phật, của một người tu sĩ là “Giới, Định và Tuệ”. Khi một người tu sĩ giữ chặt những giới luật của một người tu sĩ thì cái “Giới” sẽ sinh ra cái “Định” và cái “Định” sẽ sinh ra cái “Tuệ”.

    Cái “Tuệ” khi mà đã có rồi thì giống như ngọn đèn được thắp sáng trong bóng đêm. Từ xa người ta nhìn thấy ngọn đèn đó sẽ tìm đến. Một vị sư mà giữ “Giới” thật là chặt thì tự nhiên sẽ tỏa sáng và mọi người sẽ đến với ông ta.”


    Mất niềm tin với Giáo hội Phật giáo Việt Nam?

    Một nhà báo trẻ trong nước, không muốn nêu danh tính, nói với RFA rằng đây là phản ứng của xã hội và nó cho thấy rằng người ta đã quá nhàm chán với các vị sư thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

    “Các ông thầy ở Việt Nam được hậu thuẫn bởi Nhà nước, nói tầm bậy để thuyết phục cúng dường rồi vẽ ra những chuyện mê tín, điên khùng để thao túng người dân đi vào những hố sâu của mê muội. Cho nên, bản thân câu chuyện thanh bạch và đi hành đạo của thầy Thích Minh Tuệ cho thấy một sự khác biệt rất rõ.

    Và cái sự ủng hộ đối với thầy Thích Minh Tuệ cũng cho thấy thái độ của người dân đối với Giáo hội Phật giáo Nhà nước quốc doanh Phật hôm nay là đã quá chán.”


    Đồng quan điểm với nhà báo này, bà Tố Nga, nhận định thêm rằng sở dĩ sư Thích Minh Tuệ được dân chúng sùng bái là bởi:

    “Có nhiều tăng ni trong hệ thống GHPGVN xảy ra tình trạng kêu gọi phật tử cúng dường quá nhiều nên khi sư Minh Tuệ không nhận tiền cúng dường thì người dân sinh lòng thần tượng.

    Người dân sống trong một cơ chế chính trị độc tài, giáo dục xuống cấp, tôn giáo cũng bị nhà cầm quyền thao túng nên họ mất niềm tin vào tổ chức tôn giáo của nhà nước, nên khi sư Minh Tuệ xuất hiện với pháp tu tự do, không nhận tiền bố thí thì người dân cảm thấy thầy là chân tu.”


    Nhà nước đang quan sát?

    Dù đông đảo người dân chú ý và theo dõi hành trình của vị tu sĩ này khi mỗi video trên YouTube về sư Minh Tuệ có lượt view từ trăm ngàn cho đến cả triệu, nhưng hệ thống truyền thông chính thống nhà nước, cho đến ngày 14/5, vẫn rất hạn chế loan tải thông tin liên quan.

    Lý giải cho điều này, một nhà báo trẻ giấu tên cho rằng:

    “Việc từ chối tham gia một hệ phái do Nhà nước lập ra và thực hiện việc tu tập tự thân không có liên quan đến bất kỳ ai là một điều mà nhà nước hay là Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thích, không công nhận.”

    Còn ông Thành Đỗ thì nhìn nhận rằng, chính quyền vẫn đang đứng ngoài cuộc quan sát. Bởi lẽ, theo ông Đỗ, vì số lượng người ái mộ sư Minh Tuệ quá đông nên chính quyền vẫn chưa có động thái ngăn chặn nào. Tuy nhiên, ông Thành Đỗ cho rằng, một khi các sư thầy bên Giáo hội Phật giáo Nhà nước mà lên tiếng thì tương lai sẽ khó khăn cho vị sư này:

    “Tôi nhận thấy một điều là vừa rồi có những vị sư mà mình hay gọi là sư quốc doanh của Giáo hội Phật giáo Nhà nước bắt đầu đăng đàn và phán như là một bề trên phán xuống là thầy Minh Tuệ làm như vậy là đúng, là sai, là không được quyền, không được phép… Có một ông trắng trợn nhất là Thích Chân Quang còn kêu thầy là “thằng ba trợn”, thì những điều đó rất đáng lo ngại.

    Nhà nước cho tới giờ này vẫn đứng ngoài đứng ngó thôi, nhưng mà khi bắt đầu có một áp lực là nó từ phía bên Phật giáo Việt Nam thì tôi e rằng sẽ dữ nhiều lành ít cho sự Minh Tuệ.”


    Thượng toạ Thích Chân Quang, Phó trưởng ban Kinh tế Tài chánh trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Phật Quang từng phát biểu chỉ trích sư Minh Tuệ trong một bài thuyết pháp của mình, thậm chí còn nói rằng mọi người đang sùng bái một “thằng ba trợn mặc áo rách, ôm nồi cơm đi bộ hành”.

    Phát biểu này ngay lập tức nhận được hàng loạt chỉ trích trên mạng xã hội khiến sư Thích Chân Quang phải gỡ bỏ video sau một ngày đăng tải trên YouTube của chùa Phật Quang.

    ****

    Cập nhật:

    Hôm 16/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng trước hiện tượng này. Theo đó, Giáo hội khẳng định ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng hành trình bộ hành của sư Minh Tuệ làm ảnh hưởng đến Giáo hội này vì có nhiều Phật tử tập trung đông, cúng thức ăn, vật phẩm... gây dư luận trái chiều.

    Vì vậy, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố thông báo đến toàn bộ Phật tử và liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    /* src.: https://www.rfa.org/vietnamese/in_de...024124818.html


  6. #6
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    595




    Trước đây 1 năm:




  7. #7
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    595

    Yêu tăng hiện hình



    "Yêu tinh hiện hình"
    Tui thích cái ông Thích Phản Biện này phân tích ghê.




 

 

Similar Threads

  1. Việt Nam, Việt Nam - Thùy Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 199
    Last Post: 09-22-2022, 08:28 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-14-2014, 01:47 PM
  3. Replies: 28
    Last Post: 04-11-2014, 01:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-22-2013, 12:24 PM
  5. Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 06-01-2012, 06:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:22 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh