Register
Page 72 of 72 FirstFirst ... 2262707172
Results 711 to 720 of 720
  1. #711
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    564

    để chỉ số lại cho lãnh đạo phát biểu trên tivi




    Tết nghèo của người lao động!
    Diễm Thi
    2024.01.30


    Một công nhân lau chùi đầu rồng bằng gỗ tại tỉnh Bắc Ninh

    Đối với mọi người Việt, theo truyền thống tự bao đời, Tết đến, dù nghèo khó mấy cũng phải cố gắng dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn bàn thờ với ít bông hoa; cũng mua sắm thức ăn, bánh mứt cho ba ngày xuân…

    Thế nhưng năm nay, dù chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết nguyên đán nhưng sức mua yếu, dù hàng hóa được bày bán không thiếu, cả về chủng loại lẫn kiểu dáng.

    Theo truyền thông Nhà nước, sức mua Tết năm nay giảm là do người dân cắt giảm chi tiêu; do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát tăng cao.

    Chị Tha ở Trà Vinh nói với RFA chuyện mua sắm Tết năm nay của gia đình chị:

    “Nói thiệt tình với em là Tết năm nay nhà chị chưa mua sắm gì hết. Bữa nay ông xã chị bán vé số bị người ta thiếu lại 200 ngàn (đồng) nữa. Thiếu hụt quá trời. Không có dư dả gì hết. Bữa nào hết bữa đó thôi. Bán một ngày 168 tờ vé số lời được 168 ngàn đồng. Bên phường họ cho phiếu đi lãnh quà Tết trị giá 200 ngàn đồng. Họ cho bốn trứng vịt; ba trái khổ qua; năm ký gạo; 10 gói mì tôm; nửa ký đường; hai bịch muối; ba đôi dép. Ăn Tết vậy đó.”

    Cô Tuyết quê Tây Ninh lên Sài Gòn làm công nhân thì cho hay:

    “Chưa mua sắm Tết gì hết. Năm nay khó khăn quá không chuẩn bị gì hết. Tiền không có nhưng cũng phải mua ít bánh mứt ngoài chợ về để có khách tới thì lấy ra mời khách thôi. Anh em trong nhà hùn vô người một miếng thôi chứ không sắm sửa đầy đủ trong nhà ăn Tết đâu.

    Chỉ những người giàu, có của ăn của để mới sắm sửa đầy đủ trong nhà thôi. Nhiều người còn bị mất việc về quê hết luôn. Năm nay ai cũng khó khăn chứ không chỉ gia đình em đâu. Nhiều người nói năm nay không ăn Tết luôn. Xóm em chẳng thấy ai chưng bày gì hết vì tình hình chung là nghèo. Không ai mua bán gì được. Ngoài tháng lương 13, năm nay không có thưởng, bổng gì hết”.

    Một số người dân chia sẻ với RFA rằng, chuyện mua hoa trang trí nhà cửa là chuyện xa xỉ, thôi thì chờ đến chiều tối 30 ra “lượm” vài chậu về cho có không khí Tết.

    Anh Thiệu ở Sài Gòn nói với RFA rằng, đến hôm nay nhà anh chưa sắm gì cho Tết:

    “Tình hình Tết năm nay thì buồn nhiều hơn vui rồi đó. Tôi có người bạn thân trồng mai ở làng mai Thủ Đức để bán. Năm nay chỉ dám thuê xe chở 1/10 số mai đi bán so với mọi năm vì biết sức mua rất kém. Những ngành khác cũng đìu hiu lắm. Các mặt hàng đều ế, tình hình kinh tế khó khăn chung. Tôi cũng bình thường như mọi ngày, không sắm sửa Tết gì hết. Tình hình chung ảm đạm lắm. Mà tôi nghĩ, nếu theo cái đà này thì năm 2024 này còn ảm đạm hơn nữa.”


    Buôn bán hoa Tết. Reuters.

    Báo cáo của Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, trong tháng 1 năm 2024, số doanh nghiệp khó khăn, rời bỏ khỏi thị trường là 54.000 doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 43.900 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; gần 8.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; hơn 2.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

    Cũng theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố cuối tháng 12 năm 2023, trong năm 2023 có 172.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân, một tháng có gần 14.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

    Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM chiều 2 tháng 12 năm 2023, giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM Lê Văn Thinh đưa ra con số người lao động nghỉ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 11 tháng năm 2023 ở TP.HCM là 156.300 người, thuộc 3.671 doanh nghiệp.

    Con số cả trăm ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động chỉ trong hai năm qua kéo theo con số công nhân mất việc không nhỏ, ảnh hưởng chung đến tình hình mua sắm, kinh doanh trong nước.

    Cậu Ba, chủ hai nhà hàng ở Sài Gòn và có nhà cho công nhân trọ, chia sẻ nhận định của mình với RFA sáng 30 tháng 1 về tình hình mua sắm Tết ở Sài Gòn:

    “So với năm ngoái thì không bằng. Năm ngoái là vẫn còn bình thường. Tháng 3, tháng 5 năm ngoái khách tiệm em còn đông, sau đó giảm dần. Bây giờ ế “banh càng” luôn. Ai cũng than hết. Từ những người bán những món ăn bình dân như cơm tấm, bún gạo. Quán cơm tấm đông nổi tiếng hồi trước 8 giờ hết, bây giờ phải 10 giờ mới hết; bún gạo xào cũng than ế. Quán em giờ đang có ba bàn khách. Như vậy là đông, nhưng chỉ bằng 1/10 so với hồi trước. Hồi trước thời điểm này là khách đầy 30 bàn, có khi hơn. Bây giờ là ế. Có nghĩa là tình hình tệ lắm.

    Công nhân trả nhà hàng loạt vì họ không biết sau Tết quay lại có việc làm hay không. Còn 10 ngày nữa Tết nhưng không có không khí Tết; không có một chút sắc xuân. Không có cái gì hết!”

    Một nhà quan sát tình hình kinh tế, chính trị ở Sài Gòn (giấu tên vì lý do an toàn) nhận định với RFA:

    “Nhìn chung các doanh nghiệp làm ăn cũng bết bát. Người đi xem chợ hoa, chợ Tết thì nhiều nhưng người mua chẳng bao nhiêu. Hàng hóa dồi dào nhưng ế ẩm. Theo tôi, qua đại dịch, tâm lý người Việt thay đổi. Họ không đổ tiền vào cái Tết để rồi ra Giêng thiếu hụt.

    Nhìn vào sức mua năm nay cho thấy, về phía nhà nước thì rất phấn khởi trên tivi; thấy tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam nhất nhì thế giới. Nhưng nhìn con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 chỉ có 430 tỷ đô la mà thôi. Không bằng ai hết.

    Đừng ru ngủ người dân bằng những con số. Khi tư bản đầu tư vào Việt Nam, họ đem tiền lãi về chính quốc, để chỉ số lại cho lãnh đạo phát biểu trên tivi. Đó là thực chất nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.

    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước đạt 10.221 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Trước đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận đạt mốc 400 tỷ USD là vào cuối năm 2022, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.

    /* nguồn: Đài Á Châu Tự Do

  2. #712
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,022
    Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc 17/2/1979 là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa. Dù là cuộc chiến tranh ngắn nhất 27 ngày : chiến đấu trực diện kéo dài 17 ngày và mãi đến 10 ngày sau, quân bành trướng TQ mới rút ra khỏi đất nước VN . Nhưng đó cũng là một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất. Theo báo chí lề phải ghi nhận Quân TQ đã giết hại 6 vạn đồng bào vô tội và các binh lính VN . Chúng tàn phá tan hoang 6 tỉnh biên giới Việt Nam . Ngược lại , 600 ngàn quân lính khốn khiếp xâm lược ấy đã bị “quân ta “ quánh cho tan tác , gãy m..ịa luôn 16 chữ vàng... giả hữu nghị !Đó cũng là một cuộc chiến tranh có một cục diện kỳ lạ: Nước Việt Nam bị xâm chiếm thì cố tình quên lãng. Trong lịch sử, người ta không dám nhắc đúng đến tên của quân xâm lược. Trong văn học, nó là một đề tài bị cấm kỵ. Trong xã hội, mọi hình thức tưởng niệm, kể cả việc dân chúng dâng hương tưởng niệm đồng bào và liệt sĩ trong cuộc chiến 1979 này cũng đều bị cản trở . Hằng năm, đến ngày 17 tháng 2, tất cả giới lãnh đạo đều im thin thít. Tại sao? Lý do thật mĩa mai : Họ sợ chạm nọc chọc giận đến Trung Quốc !Quân bành trướng hèn hạ Trung quốc đã xâm lấn lãnh thổ nước VN, và bị chúng ta đánh đuổi chạy có cờ như thế. Nếu hiển hách, tại sao đảng ta không dám nhắc lại để ăn mừng chiến công ...Mà đảng cứ cứ cắm đầu cắm cổ ăn mừng mãi mỗi năm chuyện quân Bắc Việt vi phạm hiệp ước hưu chiến hồi Tết Mậu Thân 1968 tiến đánh Miền am VN khiến quân Bắc Việt cùng quân Xanh đỏ của mặt trận chết chết như rạ, vậy? Riêng báo chí TQ bêu rếu quân ta trên mạng của họ , để kỹ niệm ngày nầy bằng cách đăng hình cởi trần truồng tù binh nữ VN ( Mĩa mai hơn khi đối chiếu lại, quân ta bắt được lính Trung Quốc xâm lược thì đối xử đàng hoàng, thậm chí còn lập hẳn một nghĩa trang cho bọn quân xâm lược đã chết trên đất nước của chúng ta luôn. )Sau cuộc chiến 17/2 /1979: báo đảng CSVN sỉ vã ông anh 16 chữ vàng là " quân Trung Quốc xâm lược " Ban chấp hành đảng CSVN thời đó còn gọi thẳng tên là giặc ngoại xâm - quân bành trướng xâm lược TQ .... Nhưng sau khi ký xong hiệp ước Thành Đô trở đi , báo đảng CSVN ngắc ngứ ngọng nghịu khi đề cập đến ngày 17/2 nầy. Mỗi khi nhân dân VN sục sôi uất nghẹn trước thảm cảnh biển đảo đất đai VN , cứ mất dần mòn vô tay quân bành trướng xâm lược TQ . Thì ban chấp hành đảng CSVN xưa và đám tiếp nối , cứ đùn đẫy cho mấy đồng chí phát ngôn viên giơ tay phản đối chiếu lệ -bằng những câu vè soạn sẳn xài quen " quan ngại, cực lực phản đối "...rồi thôi ..cứ để lãnh hải VN mất dần vào tay chúng !
    Translate post



    Nguon Angela Xuan Nguyen






    Last edited by ngocdam66; 02-17-2024 at 02:35 PM.

  3. #713
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,022

  4. #714
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    564


    Nguyễn Tiến Trung bắt đầu tị nạn tại Đức...



  5. #715
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Diệt khẩu:

    property tycoon sentenced to death
    https://www.theguardian.com/world/20...h-in-27bn-case

    Truong My Lan, the chair of the developer Van Thinh Phat, was found guilty of embezzlement, bribery and violations of banking rules on Thursday, in a case that has shocked the country. A total of $12.5bn (£10bn) was embezzled, the equivalent of almost 3% of Vietnamese gross domestic product, but prosecutors said on Thursday the total damages caused by the scam now amounted to $27bn.

    Lan was found guilty of swindling money from Saigon Commercial Bank (SCB) over a decade. She had been on tried alongside 85 others, including former central bankers and government officials, as well as previous SCB executives.

    Documents related to the trial, kept in 105 boxes, weighed 6 tonnes, according to VN Express, which reported the authorities had installed security cameras and fire safety equipment to protect the evidence ahead of the hearings. More than 1,000 properties belonging to Lan have been seized, and nearly 2,700 individuals were summoned for the trial, which included 200 lawyers.
    Bên Mỹ có câu nói đùa trong giới tài chánh: The easiest way to rob a bank is to own the bank. Cướp nhà băng cách dễ nhất là làm chủ nhà băng.

  6. #716
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    564

    an ninh quốc gia







    Việt Nam cấm xuất cảnh đối với vợ của nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thuỵ


    Bà Phạm Thị Lân và ông Nguyễn Tường Thụy. Photo Facebook Lan Tuong Thuy.


    Bà Phạm Thị Lân, vợ của nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thuỵ, bị bộ đội biên phòng thuộc Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, cấm xuất cảnh hôm 18/4 khi bà trên đường sang Campuchia du lịch cùng gia đình.

    Bà Lân xác nhận với VOA Tiếng Việt việc bà bị cấm xuất cảnh ngay sau khi bà quay về Hà Nội hôm 19/4.

    “Tôi là người đàn bà sáu mươi mấy tuổi mà các anh ấy bảo là vì lý do ‘an ninh quốc gia’ nên tôi phải trở về đây”, bà Lân nói trong một livestream trên Facebook cá nhân khi trên xe buýt từ sân bay Nội Bài về nhà ở trung tâm Hà Nội vào chiều ngày 19/4.

    ...


    Tôi là một bà già suốt ngày chỉ trông cháu và làm nội trợ mà cũng ảnh hưởng ‘an ninh quốc gia’ à?”, bà đặt câu hỏi.

    (coi nữa)

  7. #717
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,022

  8. #718
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Boat people:

    Four Vietnamese nationals arrested in London over people smuggling
    https://www.theguardian.com/uk-news/...ople-smuggling

    Four Vietnamese nationals have been arrested in London after an investigation into alleged people smugglers advertising small-boat crossings of the Channel on Facebook.The joint UK-French investigation alleges the group shared posts aimed at the Vietnamese community and charged migrants thousands of pounds to make the crossing.

    The older man is thought to have acted as a driver, collecting migrants who arrived on small boats and, at least once, taking them back to the Croydon address.

    The first three people were held on suspicion of assisting unlawful immigration and questioned by officers.

    The 25-year-old man will face extradition proceedings after he was allegedly involved in people smuggling and drug offences.

    A further 12 individuals suspected of being linked to the same people-smuggling network have been arrested in Paris.
    Trước là Bạc Hạnh Bạc bà
    Bên là Ưng Khuyển bên là Sở khanh

    (Đoạn trường tân thanh)

  9. #719
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    564



    Vietnamese monk seeks justice for brother who died after police interrogation

    Lawyers have joined the call for stricter enforcement of UN convention against torture.

    By RFA Vietnamese
    2024.04.29



    Thich Minh Vuong with his brother's photo.

    After a long day of practicing his religion at the Phuc Long Pagoda, Buddhist monk Thich Minh Vuong received a phone call from his relatives. They told him his older brother, Vu Minh Duc, had died in hospital after being interrogated by police in Dong Nai province.

    "I couldn't breathe when I heard the news of his death, my heart was choked," said Vuong.

    On March 22, Duc answered a police summons in connection with a fight near his home in October 2023. Later that day, police asked his wife to come in and sign documents "related to his health.”

    When she arrived, an investigator said they had taken Duc to hospital for emergency treatment because he had fainted during interrogation.

    He was later transferred to a hospital in Ho Chi Minh City where he was pronounced dead at 9:30 p.m. that day.

    The death certificate provided by Cho Ray Hospital shows that Duc died at 11 p.m. with the cause of death a coma after circulatory respiratory arrest following brain damage, cardiac arrest, acute kidney failure, acute liver failure and soft tissue damage to the right and left thighs.

    His family said the body was covered with bruises, marks of torture.

    Monk Vuong witnessed the autopsy a day after his brother’s death. He said Duc’s wrists were covered in scratches, his chest had a massive bruise, while his buttocks and thighs were purple and black.

    On April 26, RFA called police Long Thanh district, where Duc was interrogated, to ask for information. An officer on duty asked the reporter to go to the headquarters to discuss the case.

    Duc’s death is the latest case of a Vietnamese citizen dying in unclear circumstances in police custody. Vietnam has been a member of the U.N. Convention against torture and other cruel, inhuman or degrading treatment or punishment (CAT) since 2015.

    In March 2015, the Thanh Nien newspaper reported that from October 2011 to September 2014, there were 226 deaths in detention facilities nationwide. The Ministry of Public Security explained them as being due to illness and suicide. Since then, no further reports have been issued.

    Radio Free Asia collated reports from state-controlled media and found that in 2018, at least 11 people died in detention facilities.

    Since 2020, at least 14 deaths have been reported, three described as suicide by police in spite of family doubts.

    Two days after Duc’s death, Dong Nai provincial police suspended a captain, Thai Thanh Thuong, and investigator Luu Quang Trung, pending an investigation into the death.

    However, the family has not received any information about the case from authorities, including the autopsy results. Police have not visited them or offered an apology.

    Vuong has sent Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong 25 reports with images showing traces of suspected torture but has received no response.

    Lawyer Nguyen Van Mieng, who is a political refugee in the United States, said that since joining the Convention against Torture, the National Assembly of Vietnam has amended the 2015 Criminal Code and the 2015 Criminal Procedure Code to focus on preventing torture and protecting human rights but there is a big gap in implementation.

    “We still hear official information from the state that there are cases of people who were healthy but died unexpectedly when they went into the police station. People died because of torture,” he said.

    Human rights lawyer Dang Dinh Manh cited a land dispute in Dong Tam commune in 2020, in which he was one of the defense lawyers, as illustrating evidence of torture.

    "Of the 29 defendants in the case, up to 19 people confirmed in court that they were brutally tortured, beaten in the dead of night … and were not given medical care when they were injured," he said.

    Lawyer Mieng said authorities should strictly enforce the Criminal Procedure Code and lawyers must be present at all stages of an investigation to prevent suspects from being tortured.

    Manh said audio and video recording equipment in the interrogation room must be on at all times and “officers committing torture or inhumane treatment of suspects," must be severely punished.

    Vuong agreed with the lawyers.

    “I also hope that when working like this, citizens will be asked to invite lawyers or be allowed to have their families present to see how police officers work,” he said. “[They must] seriously investigate and severely punish those who have violated international conventions.”

    Translated by RFA Vietnamese. Edited by Mike Firn.


    /* src.: https://www.rfa.org/english/news/vie...024013054.html






    Trong nỗi đau tột cùng, sư thầy tìm công lý cho anh qua đời nghi bị công an tra tấn

    RFA
    2024.04.26



    Tỳ kheo Thích Minh Vương cùng di ảnh của anh ruột (trái) và thi thể bầm tím của nạn nhân
    Photo: RFA


    Đang nghỉ ngơi ở chùa Phúc Long sau một ngày dài tu tập, thầy Thích Minh Vương nhận được cuộc gọi của người thân báo tin anh ruột đã tử vong ở bệnh viện, chỉ vài tiếng sau khi làm việc với Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

    "Thầy không thể thở được khi nghe tin anh mất, nghẹn cứng tim. Đệ tử đã đỡ thầy và chở thầy cùng gia đình ra sân bay liền," tỳ kheo Thích Minh Vương (thế danh Vũ Hoàng Phú) một tháng sau vụ việc vẫn nhớ như in khoảnh khắc của ngày hôm đó.

    Nạn nhân trong vụ việc là ông Vũ Minh Đức, 31 tuổi, từ Ninh Bình vào lập nghiệp tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ mấy năm qua, có vợ và hai người con.

    Trong buổi sáng ngày 22/3, vợ và anh ruột đưa ông Đức đến Công an huyện Long Thành theo giấy triệu tập với mục đích “làm việc về một vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã An Phước hồi đầu tháng 10/2023,” nhưng không hề biết đó là lần cuối cùng anh em, vợ chồng họ gặp nhau.

    Ông Đức được đưa vào phòng làm việc lúc 10 giờ 30 sáng, người thân bị yêu cầu ra ngoài. Đến 15 giờ, điều tra viên gọi điện yêu cầu vợ ông lên trụ sở để ký một số giấy tờ “liên quan bệnh lý.”

    Khi người vợ đến, điều tra viên nói đã đưa ông Đức vào Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành cấp cứu do ông bị ngất xỉu trong quá trình làm việc.

    Ông sau đó được chuyển viện lên tuyến trên ở TPHCM. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ thông báo cho người nhà biết, ông Đức đã qua đời lúc 21 giờ 30 cùng ngày, tức là 13 tiếng sau khi làm việc với công an huyện.

    Tuy nhiên, giấy chứng tử của Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp thể hiện, ông Đức tử vong vào lúc 23 giờ với nguyên nhân tử vong là hôn mê sau ngưng hô hấp tuần hoàn theo dõi tổn thương não sau ngưng tim; suy thận cấp (tổn thương thận cấp); suy gan cấp (tổn thương gan cấp), tổn thương phần mềm đùi phải, trái.

    Thân thể đầy dấu vết của tra tấn

    Thầy Thích Minh Vương đáp chuyến bay sớm nhất từ Ninh Bình vào TPHCM để chứng kiến Viện Pháp Y Quốc gia của Bộ Y tế phối hợp cùng công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân vào chiều 23/03 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một ngày sau vụ việc.

    Trong khi vợ ông Đức vật vã khóc thương trong phòng lạnh ở nhà xác bệnh viện, vị tỳ kheo này nén nỗi đau chứng kiến việc khám nghiệm tử thi anh mình từ đầu đến cuối.

    Từ trực quan có thể thấy, thi thể có rất nhiều vết bầm tím, trong khi trên cổ tay có các vết xước chéo mà gia đình cho rằng do còng số 8 để lại khi bị treo ngược lên cao, các tù nhân từng trải nghiệm kiểu tra tấn này của công an gọi nó là "treo cánh tiên."

    Khoang ngực phải của ông Đức có một vết bầm kích thước 4x3 cm, trong khi vùng da bên ngoài có nhiều vết xước và bị lún. Mông và hai đùi cũng bị bầm dập, tím đen.

    “Không thể tin được khi ở trên đồn công an về mà lại dẫn đến cái mức độ như thế. Một sự đau thương không một từ ngữ nào có thể diễn tả được, không một ai mà chịu đựng nổi, mẹ thì ngất, vợ thì điêu đứng, các cháu cứ đòi bố,” vị tu hành này hồi tưởng lại.

    Ông Đức là một thanh niên cường tráng, có sức khỏe tốt, không có tiền sử sử dụng chất kích thích và hoàn toàn không có bệnh nền.

    "Khi lên đồn công an trong tay công an huyện Long Thành thì không gặp thêm một lần nào nữa. Khi gia đình gặp lại là gặp một cái xác,” thầy Thích Minh Vương nghẹn ngào.

    Ông Đức là trường hợp mới nhất về tình trạng công dân chết bất thường trong đồn công an hay nhà tạm giữ/tạm giam ở nhiều địa phương trong nhiều năm gần đây, cho dù Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT) của Liên Hiệp quốc từ năm 2015.

    Việt Nam ký công ước vào ngày 7/11/2013 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn một năm sau đó. Đây được cho là một trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của LHQ. Trong khoảng thời gian này, tình trạng nghi can, nghi phạm, và tù nhân bị chết ở mức báo động.

    Báo Thanh Niên hồi tháng 3/2015 đưa tin trong một phiên họp của Quốc hội, trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm báo cáo cho biết, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc.

    Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Từ đó, không có thêm báo cáo nào từ cơ quan chức năng được đưa ra.

    Thu thập tin tức trên các phương tiện truyền thông dưới sự quản lý của nhà nước, phóng viên nhận thấy trong năm 2018 có ít nhất 11 người bị chết trong các cơ sở giam giữ của Bộ Công an.

    Từ năm 2020 đến nay, tức là từ khi Việt Nam có báo cáo giữa kỳ về thực hiện CAT (2019) đến ngày 19/4 vừa qua, khi Hà Nội gửi báo cáo thứ hai, có ít nhất 14 trường hợp như vậy được báo chí nhà nước đưa tin. Trong số này, có ba trường hợp cơ quan công an cho là tự sát trong khi gia đình nạn nhân nghi ngờ kết luận này của lực lượng thực thi pháp luật.

    Trong trường hợp ông Vũ Minh Đức, hai ngày sau khi người này tử vong, Công an tỉnh Đồng Nai đã đình chỉ công tác đối với đại uý Thái Thanh Thương và điều tra viên Lưu Quang Trung để phục vụ điều tra làm sáng tỏ cái chết của ông.

    Tuy nhiên, cho đến nay, gia đình chưa nhận được thông tin gì về vụ việc từ nhà chức trách địa phương, kể cả kết luận giám định tử thi. Gia đình cũng chưa nhận được lời xin lỗi hay thăm hỏi từ Công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai.

    Sư thầy Thích Minh Vương trong một tháng qua đã ba lần gửi đơn cho các cơ quan có thẩm quyền và gửi đích danh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với 25 bộ đơn và các hình ảnh có dấu vết nghi bị nhục hình của nạn nhân, nhưng không nhận được hồi đáp.

    Phóng viên ngày 26/4 gọi điện cho Công an huyện Long Thành để hỏi thông tin, tuy nhiên cán bô trực điện thoại yêu cầu phóng viên mang giấy giới thiệu đến trụ sở để được cung cấp thông tin.

    Chính phủ đổ cho hạn chế của cán bộ cấp cơ sở

    Chính phủ Việt Nam ngày 19/4 vừa qua gửi Báo cáo lần thứ 2 về thực thi CAT đến Liên Hiệp quốc cho biết, thời gian qua toà án cấp sơ thẩm đã tiếp nhận 6 vụ án với 15 bị cáo với cáo buộc “dùng nhục hình” theo Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015, trong đó đã xét xử 05 vụ án hình sự đối với 12 bị cáo, và kết án một cán bộ trại giam 9 năm tù giam, ba người khác bị án từ ba năm đến bảy năm, và tám cán bộ khác với thời hạn tù từ hai đến ba năm.

    Trong báo cáo, Chính phủ Việt Nam nói rằng đã ban hành hàng chục luật và các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.

    Theo đó, Bộ Công an đã triển khai lắp đặt thiết bị ghi hình trong nhiều phòng hỏi cung để ghi âm ghi hình nhằm ngăn ngừa hành vi tra tấn.

    Báo cáo cũng thừa nhận Việt Nam còn một số vấn đề nội tại cần được quan tâm giải quyết, đó là

    “cơ cấu tổ chức và cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở còn những hạn chế nhất định về năng lực, nhận thức, cản trở việc thực hiện yêu cầu trong một số tình hình mới; sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, chống tra tấn chưa kịp thời, chặt chẽ, khiến quá trình soạn thảo kéo dài, chất lượng nội dung giảm sút.”

    Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người hiện đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ cho biết, từ khi tham gia Công ước Chống tra tấn, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo hướng chú trọng đến chống tra tấn và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế vẫn còn khoảng cách không nhỏ.

    “Đã có một sự tiến bộ đáng kể so với luật trước. Tuy nhiên, thực tế thì không phải là như vậy bởi chúng ta hiện nay vẫn còn nghe còn thông tin chính thức của nhà nước là có những trường hợp đang khỏe mạnh tự nhiên vô trong đồn công an ra thì chết, không phải tự nhiên người ta chết, đó là do người ta tra tấn và chết.”

    Từ kinh nghiệm bào chữa nhiều năm trong các vụ án hình sự ở trong nước, ông Miếng khẳng định việc tra tấn như trường hợp của ông Vũ Minh Đức xảy ra bắt đầu từ giai đoạn tiền tố tụng, tức là thời điểm công an mời/triệu tập hay thậm chí là bắt cóc đương sự rồi đưa về đồn để dùng “các biện pháp nghiệp vụ” buộc phải nhận tội.

    Sau khi có sự thú nhận của đương sự, công an sẽ đưa những tài liệu đó cho phía Viện kiểm sát để phê chuẩn lệnh bắt cho phù hợp với luật.

    Theo ông, vấn nạn tra tấn có nguyên do từ ham muốn phá án của cơ quan công an để lấy thành tích bất chấp việc vi phạm quy trình tố tụng.

    Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh dẫn lại vụ án tranh chấp đất đai của người dân với quân đội ở xã Đồng Tâm, mà ông là một trong số các luật sư bào chữa để làm minh chứng cho hành động tra tấn nghi phạm của cơ quan điều tra nhưng không bị trừng phạt. Ông nói:

    "Trong số 29 người dân phải ra tòa, thì có đến 19 người xác nhận tại tòa đã bị tra tấn dã man, bị đánh đập trong đêm khuya, bị đổ nước vào cửa mình (nữ), không được chăm sóc y tế khi tra tấn bị thương tích…”

    Trong vụ này, ngoài cụ Lê Đình Kình - thủ lĩnh tinh thần của người Đồng Tâm bị cảnh sát cơ động bắn chết ngay tại phòng ngủ, hai con trai của ông cũng phải nhận bản án tử hình, người cháu lãnh án chung thân và các bản án tù dài hạn khác nhau.

    Giải pháp

    Ông Đào Bá Cường bị kết án 2 năm tù vì đòi công lý cho con trai Đào Bá Phi- người chết một cách bất minh trong đồn công an ở Phú Yên năm 2022 (CAND)

    Để giảm các hành vi tra tấn, dùng nhục hình của cơ quan điều tra, Chính phủ kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước Chống tra tấn và phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Chống tra tấn.

    Ngoài ra, việc đào tạo cho cán bộ tư pháp, điều tra viên về phòng chống tra tấn trong hoạt động tư pháp cũng sẽ được chú trọng bên cạnh việc thanh tra và tiếp nhận, xử lý thông tin về các trường hợp liên quan đến tra tấn, cưỡng bức, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ.

    Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết, các cơ quan chức năng cần phải thực thi nghiêm chỉnh Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành và luật sư phải được hiện diện trong tất cả các giai đoạn tố tụng để có thể giảm vấn đề nhức nhối tồn tại trong rất nhiều năm qua.

    Theo ông, nếu thấy có bất cứ một vi phạm nào trong quá trình tố tụng thì phải vô hiệu hóa kết quả điều tra và trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.

    Còn luật sư Mạnh kiến nghị "tách cơ quan giam giữ ra khỏi cơ quan công an", bên cạnh đó thiết bị ghi âm, ghi hình ở phòng hỏi cung lúc nào cũng phải hoạt động và đồng thời phải "giáo dục và trừng phạt nghiêm khắc mọi trường hợp phát hiện tình trạng công an tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo với nghi can.”

    Sư thầy Thích Minh Vương đồng tình với kiến nghị này của luật sư để không còn những trường hợp tử vong bất thường như người thân của ông sau khi làm việc với công an.

    “Cũng mong khi mà làm việc như vậy thì công dân sẽ được kêu được phép mời luật sư hay là được phép cho gia đình vào trong ngồi để được xem các đồng chí làm việc, phục vụ điều tra như thế nào cũng như là điều tra và trừng phạt thật nặng những người đã thực thi pháp luật mà làm sai so với quy ước quốc tế,” vị tu hành nói.

    /*nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_de...024032149.html







    Last edited by 005; 05-06-2024 at 08:37 PM.

  10. #720
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    564



    Vì ức chế, thấp cổ bé miệng, tu sĩ cũng rất nặng nề ...



 

 

Similar Threads

  1. Việt Nam, Việt Nam - Thùy Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 199
    Last Post: 09-22-2022, 08:28 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-14-2014, 01:47 PM
  3. Replies: 28
    Last Post: 04-11-2014, 01:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-22-2013, 12:24 PM
  5. Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 06-01-2012, 06:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:05 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh