Register
Page 70 of 72 FirstFirst ... 20606869707172 LastLast
Results 691 to 700 of 720
  1. #691
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,075
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Phát ngôn viên đọc En Nờ Tê Tê, Hờ Mờ Nờ Tờ gì gì đó, bày trò giấu tên, nhưng ngay sau đó lại nói nghề nghiệp hiện tại ngay thì ai mà không biết đương sự là ai. Kiểu "quyền tư ẩn" của truyền thông Việt Nam không phải là "tư ẩn" nữa mà là "tám lộ".


    Ngũ hiệp sĩ, rò rỉ danh tính kiểu úp mở vài người thôi, mà người bán chứ không rỉ người mua dâm .
    Hiến pháp VN không cho công khai danh tính người mua, bán dâm bất kể là ai, nhưng về đạo đức của những người nổi tiếng, bông hậu, ông bự có tiếng tăm, vợ con, chức tước thì sao ta? lẽ ra phải khác với người thường chứ. Vậy họ vẫn giữ được tất cả, danh hiệu, vương miện, phây phây hãnh diện với đời, kẻ tung người đội đi mua bán dâm tiếp.
    Nước khác là bị đăng báo, phạt tước vương miện, tẩy chai, kỷ luật, lột lon ...

    Last edited by Thùy Linh; 09-28-2023 at 07:42 PM.

  2. #692
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Hành quyết ‘tùy tiện’ Lê Văn Mạnh: Vì sao Việt Nam thi hành án tử tù bất chấp công luận
    29/09/2023

    VOA Tiếng Việt


    Mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh kêu cứu cho con trai mình trong hơn 18 năm nhưng không ngăn được việc ông bị hành quyết.


    Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án gay gắt việc Việt Nam hành quyết tử tù được cho là bị kết án oan Lê Văn Mạnh, một quyết định mà luật sư cho rằng có thể là “phép thử dư luận” của chính quyền nhưng gây phẫn nộ trong công luận.

    Ông Mạnh bị tử hình bằng thuốc độc, một hình thức hành quyết đang bị thế giới lên án và kêu gọi bãi bỏ, hôm 22/9. Gia đình ông Mạnh chỉ được thông báo việc ông đã bị hành quyết một ngày sau đó. Gia đình không được thăm gặp ông trong nhiều tháng trước khi ông bị tử hình vì tội “hiếp dâm” và “giết người”, một bản án mà họ cho là oan sai và đi kêu oan cho ông trong hơn 18 năm.

    Ân xá Quốc tế cùng 4 tổ chức nhân quyền khác hôm 27/9 nói rằng họ “lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể được đối với việc hành quyết tùy tiện ông Lê Văn Mạnh”. Các tổ chức, bao gồm cả tổ chức bảo vệ nhân quyền People in Need có trụ sở ở Cộng hòa Czech, nói rằng ông Mạnh bị hành quyết chỉ 4 ngày sau khi gia đình ông nhận được thông báo từ tòa án tỉnh và không được thăm gặp gia đình lần cuối trước khi bị tử hình.

    Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông báo cho gia đình về quyết định thi hành án tử hình ông Mạnh hôm 18/9. Sau đó vào ngày 23/9, gia đình ông nhận được thông báo về việc ông đã bị hành quyết tại một địa điểm thi hành án ở Hòa Bình và được đưa về chôn ở một nghĩa trang ở TP Thanh Hóa.

    “Thư thông báo gửi cho gia đình không đề cập đến ngày thi hành án tử hình và gia đình không có cơ hội được thăm gặp lần cuối – một các đối xử tàn ác, vô nhân đạo và hèn hạ mà các cơ quan nhân quyền quốc tế đã nhiều lần lên án,” các tổ chức, trong đó có cả Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV) và Người Việt Ủng hộ sự Thay đổi (VAC), nói trong tuyên bố chung.

    Các tổ chức này còn nói rằng ông Mạnh “bị xử tử bất chấp những cáo buộc đáng tin cậy rằng ông “đã bị công an đánh đập dã man và bị tra tấn nhằm lấy được ‘lời nhận tội’ để tòa án dựa vào đó để kết tội ông.”

    VOA đã gửi yêu cầu bình luận đến Bộ Ngoại giao Việt Nam.

    Hồ sơ chính thức của vụ án được truyền thông trong nước trích dẫn nói rằng nạn nhân Hoàng Thị Loan, lúc đó 14 tuổi, bị hiếp dâm rồi bị sát hại vào tháng 3/2005. Sau đó khoảng 1 tháng, ông Mạnh, lúc đó 23 tuổi, bị bắt tạm giam theo lệnh của Cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai về một vụ việc hoàn toàn khác trước đó trong tháng.

    Theo hồ sơ, chỉ 3 ngày sau khi bị giam giữ, một lá thư “nhận tội” được cho là do ông Mạnh viết, khi đang bị công an bắt giam, gửi cho cha ông, trong đó “thừa nhận” đã hiếp dâm và giết Hoàng Thị Loan. Lá thư bị công an thu giữ và dùng làm bằng chứng cho “tội ác” của ông Mạnh.

    Từ 2005 đến 2008, ông Mạnh trải qua 7 phiên tòa – gồm 3 phiên sơ thẩm, 3 phiên phúc thẩm và 1 phiên giám đốc thẩm. Trong tất cả các phiên tòa này, ông Mạnh phủ nhận mọi cáo buộc và rút lại “lời thú tội” trước đó, đồng thời nói rằng ông “nhận tội” vì bị cảnh sát điều tra và cả những người bạn tù, được cho là hành động theo chỉ đạo của công an, đánh đập.

    “Không có bằng chứng, vật chứng nào chứng minh ông Mạnh phạm tội hiếp dâm và giết người. Bằng chứng duy nhất được công tố đưa ra là lá thư ‘thú tội’ của ông Mạnh mà ông đã rút lại vì cho là phải nhận tội vì bị ép cung và tra tấn,” 5 tổ chức viết trong tuyên bố và cho rằng bất chấp những điều đó chính quyền vẫn kết tội và tuyên án tử hình ông.

    ‘Phép thử dư luận’

    Luật sư Đặng Đình Mạnh – người từng bào chữa cho nhiều dân oan, các nhà hoạt động và cả tử tù ở trong nước nhưng hiện đang sống lưu vong ở Mỹ – cho rằng việc thi hành án ông Mạnh là một “hành vi khinh xuất” của chính quyền Việt Nam.

    “Có thể khẳng định đây là một vụ án oan mà lại mang ra xử lý theo hình thức tử hình, loại hình phạt mà không thể nào khắc phục được nếu sau này chúng ta nhìn nhận ra là nó sai,” LS Mạnh nói. “Theo tôi đây là hành vi rất đáng phê phán.”

    Lê Văn Mạnh là một trong 3 tử tù được các tổ chức xã hội dân sự nhắc đến, gồm cả Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, trong bức thư ngỏ mà họ gửi cho Tổng thống Mỹ Joe Biden trước chuyến thăm của ông tới Hà Nội trong tháng này. Các tổ chức khẩn cấp thúc giục ông Biden yêu cầu ngừng thi hành án đối với 3 tử tù nêu trên, mà họ cho là bị kết án oan sai, khi gặp các lãnh đạo Việt Nam.

    Theo LS Mạnh, việc Việt Nam đưa ông Mạnh ra hành quyết chỉ hơn một tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Biden cho thấy Việt Nam không sợ bị chỉ trích về vấn đề nhân quyền, vốn là một trụ cột trong chính sách ngoại giao quốc tế của Chính quyền Biden.

    “Việc làm của (chính quyền Việt Nam) phải nói là hết sức quả quyết và có vẻ như là chính quyền Việt Nam ý thức được vị thế của họ ở giai đoạn này rằng họ có thể làm được những điều như vậy và do đó nó thúc đẩy họ đưa Lê Văn Mạnh ra hành quyết,” LS Mạnh nói.

    Mặc dù vấn đề nhân quyền được Tổng thống Biden đề cập khi gặp mặt các lãnh đạo Việt Nam nhưng nó bị lấn át bởi những chủ đề hợp tác về kinh tế và thương mại. Phát biểu của Tổng thống Biden tại Hà Nội về vấn đề nhân quyền đã bị truyền thông do nhà nước Việt Nam kiểm soát cắt cụt. Theo nhận định của giới quan sát và các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền bị gạt ra lề khi Mỹ thắt chặt quan hệ hơn với Việt Nam vì mục tiêu kiềm chế Trung Quốc.

    Việc thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh, theo đánh giá của LS Mạnh, là chính quyền Việt Nam đang “dùng một phép thử” để xem dư luận phản ứng như thế nào.

    “Sự phản ứng của dư luận yếu ớt hoặc cho rằng việc đó chẳng đáng quan tâm thì rất có thể nó sẽ thành một tiền lệ xấu để họ áp dụng cho những trường hợp còn lại, như Nguyễn Văn Chưởng hoặc Hồ Duy Hải,” LS Mạnh nói.

    Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng cũng nhận được thông báo thi hành án tử hình đối với ông hồi đầu tháng 8. Ngay sau khi gia đình công bố thông tin này, công luận lên án mạnh mẽ và kêu gọi chủ tịch nước Việt Nam ngừng thi hành bản án. Cũng như gia đình ông Mạnh, gia đình ông Chưởng đi kêu oan cho ông gần 17 năm qua. Tuy nhiên, hai trường hợp của tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng được chú ý hơn và từng được nêu ra trong các phiên chất vấn tại cuộc họp Thường vụ Quốc hội ở Ba Đình.

    LS Mạnh cho rằng thi hành án tử tù Lê Văn Mạnh, mà gia đình kêu oan trong gần hai thập niên qua và được cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng, đã tạo ra một tiền lệ không nên có.

    “Tôi đã từng nghe một quan chức cao cấp trong ngành tư pháp nói rằng: ‘Nếu mà cứ mang đi tử hình hết số án oan thì sau đó chúng ta sẽ không còn án oan nữa,” LS Mạnh nói và cho biết Việt Nam không công bố chi tiết về số người bị xử tử hàng năm và coi đó là thông tin mật.

    Ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, nói với VOA rằng gia đình ông lo lắng sau khi Lê Văn Mạnh bị hành quyết vì tiếp theo có thể sẽ đến lượt con trai ông.

    Tư pháp ‘không phục vụ công lý’

    Án oan, theo giới chuyên môn, là một thực trạng phổ biến tại Việt Nam. Án oan sai đặc biệt làm dậy sóng dư luận sau vụ ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do hồi tháng 10/2013 sau 10 năm thụ án tù chung thân về tội danh giết người. Tuy nhiên, ông Chấn được giải oan là nhờ có hung thủ ra đầu thú.

    LS Mạnh cho rằng có nhiều vụ án oan ở Việt Nam bởi “cách điều tra hình sự tùy tiện bất chấp những quy định luật pháp” với mục tiêu có án thì phải có người nhận tội.

    “Cách điều tra hiện nay hầu như chỉ có cách duy nhất là họ tra tấn người bị tình nghi đến khi người bị tình nghi đau quá, không chịu nổi sự dùng nhục hình và họ sẽ khai bất cứ nội dung gì cơ quan điều tra mong muốn và như vậy cơ quan điều tra đã hoàn thành được một vụ án,” LS Mạnh nói. “(Cơ quan điều tra) tìm mọi cách để có ai đó phải chịu trách nhiệm dù người đó không phải là thủ phạm.”

    Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2022 của Mỹ nói rằng những người bị giam giữ ở Việt Nam thường báo cáo bị tra tấn bởi công an hoặc nhân viên an ninh mặc thường phục trong khi bị giam giữ. Những lời tố cáo từ các nhà hoạt động được báo cáo nêu ra cho biết cán bộ công an “hành hung tù nhân” để lấy lời thú tội hoặc “chỉ đạo các bạn tù” hành hung họ để buộc họ phải nhận tội trên các giấy tờ viết tay.

    Một thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam từng thừa nhận rằng có tệ nạn bức cung nhục hình trong quá trình điều tra, lấy cung và cho biết để xảy ra án oan là do “chưa tập trung tôn trọng việc chứng minh khách quan mà chủ yếu tập trung vào lời khai, trọng cung hơn trọng chứng cứ.”

    Theo LS Mạnh, người từng tham gia bào chữa cho tử tù khi còn làm việc ở Việt Nam, án oan có thể được xét xử lại nhưng vẫn có các vụ án oan như trường hợp của ông Mạnh, vì quan điểm xét xử của tòa lấn át việc xem xét chứng cứ.

    Công luận ở Việt Nam phản đối các bản án của tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh bởi các chứng cứ được đưa ra để kết tội tử hình họ đều không thuyết phục. Nhưng theo LS Mạnh, đối với những vụ án được công chúng quan tâm như vậy, thẩm phán không xét xử theo quan điểm độc lập.

    “Họ xét xử theo chủ trương hoặc theo yêu cầu chính trị và trong nhiều trường hợp có sự can thiệp của Ban Nội chính (Trung ương) – gồm cơ quan Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra,” LS Mạnh nói. “Khi người thẩm phán tuyên một bản án thì bản án đó không phải là tác phẩm, quan điểm hay đánh giá của họ nữa mà là quan điểm, đánh giá của Ban Nội chính. Mà chúng ta biết Ban Nội chính không phục vụ công lý mà họ phục vụ những yêu cầu về chính trị. Cho nên những bản án được tuyên không mang dáng dấp của công lý.”

    Ông Chinh, người đã kêu oan cho Lê Văn Mạnh như đứa con tử tù thứ hai của ông, nói rằng ông không còn tin vào nền tư pháp Việt Nam nữa sau khi chính quyền hành quyết ông Mạnh.

    “Nền tư pháp Việt Nam bê bối và thối nát rồi,” ông Chinh nói nhưng cho biết ông không buông bỏ việc kêu oan cho con trai Nguyễn Văn Chưởng, người cũng luôn nói mình vô tội và bị công an bức cung nhục hình để phải nhận tội giết người. “Còn một hơi thở cuối cùng, tôi còn kêu oan. Họ cố tình giết con tôi thì tôi cũng sẽ chết để cứu nền tư pháp Việt Nam.”

    LS Mạnh, người phải rời bỏ Việt Nam sang Mỹ sau khi bị cáo buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” – một hành động được xem là trả đũa của chính quyền trong nước vì những hoạt động của ông và đồng nghiệp để bảo vệ công lý trong vụ Tịnh thất Bồng lai – cũng cho rằng nền tư pháp Việt Nam “không thể cứu vãn được nữa.”

    Người đứng đầu ngành tư pháp Việt Nam, chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Hòa Bình trong tháng này nói rằng 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ, được phép sai do lỗi chủ quan. Ông Bình biện minh rằng vì “nếu cứ sai là bị kỷ luật hết thì không lấy đâu ra người làm việc.”

    Theo LS Mạnh, điều này có thể khiến bất kỳ vụ án nào sau khi được xét xử cũng có thể bị nghi ngờ nằm trong số 9.000 bản án sai sót và làm người dân “mất hoàn toàn lòng tin vào hệ thống ban phát công lý mà chính quyền thiết lập.”

    “Nó sẽ đưa đến việc là sau này người ta không còn trông chờ vào hệ thống công lý của nhà nước nữa,” LS Mạnh nói. “Người dân sẽ tự thực hiện việc ban phát công lý cho chính mình. Đây là những mầm mống cho rối loạn xã hội sau này mà xã hội chúng ta sẽ phải gánh chịu.”

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hanh-...n/7289659.html

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #693
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Mất mẹt quá. Ta nói thứ điếc nên không sợ súng




    Vietnam tried to hack U.S. officials, CNN with posts on X, probe finds

    The attempts appear to have been unsuccessful, but came as the U.S. and Vietnam were negotiating an agreement that President Biden signed last month in Hanoi
    By Joseph Menn, Max Hoppenstedt, Michael Birnbaum, Yann Philippin, Rafael Buschmann and Nicola Naber
    Updated October 9, 2023 at 8:22 p.m. EDT|Published October 9, 2023 at 7:00 a.m. EDT

    (coi nữa)





    Vietnam-aligned hackers attempted to hack US lawmakers and journalists

    ackers aligned with Vietnam tried to use social media platforms X and Facebook to install spyware on the phones of dozens of high-profile targets, including US lawmakers, United Nations officials and CNN journalists, Amnesty International said Monday.

    (coi nữa)






    Vietnam tried to HACK top US officials and CNN's Jim Sciutto using 'Predator' software in public X posts - as Joe Biden signed agreement to counter growing Chinese influence in Hanoi


    Vietnam tried to hack members of Congress and American journalists by posting fishing links on Twitter, an investigation has found.

    The targeted attacks, which ultimately failed, came as the US and Hanoi were negotiating an agreement that Joe Biden signed last month.

    (coi nữa)






    Vietnam tried to plant spyware on the phones of US politicians, report says
    US leaders were targeted with phishing links amid negotiations with Vietnam on anti-China pact

    A number of US officials including members of Congress were targeted by hackers working for Vietnam’s government during negotiations that led to the US-Vietnam Comprehensive Strategic Partnership, according to an analysis from several major news organisations.

    A report published on Monday by The Washington Post which was jointly conducted with reporters from Mediapart and Der Spiegel detailed a wide-ranging phishing scheme carried out on the platform Twitter/X against targets including the Republican and Democratic chairs of the House and Senate Foreign Relations Committees, respectively, as well as a handful of reporters at CNN and a number of east Asia policy experts at Washington-based think tanks.

    (coi nữa)




    Việt Nam đã cố tìm cách hack nữ đại sứ Đức và nhà báo Lê Trung Khoa như thế nào?
    09/10/2023



    Tuần báo Đức SPIEGEL hôm 09.10.2023 ra bản tin về việc Việt Nam dùng phần mềm gián điệp tấn công vào nước Đức
    Theo điều tra của tuần báo Đức SPIEGEL, chế độ ở Việt Nam đã sử dụng phần mềm gián điệp Predator của Intellexa để tấn công mạng: chống lại các chính trị gia EU, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, một báo mạng tin tức ở Berlin (Thoibao de) và một nhà ngoại giao Đức (nữ).

    —–//—–

    Chợ châu Á lớn nhất nước Đức, Trung tâm Đồng Xuân, nằm trong khu công nghiệp ở phía đông Berlin. Các cửa hàng điện thoại di động, tiệm làm móng và nhà hàng Việt Nam xếp hàng dài trên những lối đi chật hẹp.

    Ở rìa khu vực chợ, Lê Trung Khoa ngồi trong một văn phòng giữa hệ thống báo động và camera giám sát mà anh bán để khách hàng sử dụng trong gia đình. Nhiều người Việt biết đến anh, không phải vì anh là một thương gia mà vì anh là nhà báo và người phụ trách chương trình tin tức trên Internet.

    Lê là một trong những nhà sản xuất truyền thông đối lập quan trọng nhất của Việt Nam. Cổng thông tin “Thoibao” của anh được truy cập hàng triệu lần mỗi tháng. Anh đăng tải những thông tin làm phật lòng chính quyền chuyên đàn áp của nhà nước cộng sản độc đảng. Lê có thể đưa tin đến hầu hết mọi người ở Việt Nam, mặc dù trang web của anh bị chặn ở đó, nhưng phóng viên lưu vong, từng học tại Đại học Bauhaus ở Weimar vào những năm 1990, đã tìm ra cách để vượt tường lửa. Vì những bài báo phê phán của mình, Lê bị chế độ coi là kẻ thù của nhà nước. Anh ta bị đe dọa và các trang trực tuyến của anh ta liên tục bị tấn công làm tê liệt.

    Nhưng bây giờ mới phát hiện ra: Lê rõ ràng cũng là mục tiêu của các cuộc tấn công khác mà trước đây chưa từng được biết đến. Vào ngày 9-2-2023, một người dùng trên Twitter đã gửi cho anh một liên kết (link) tưởng chừng như vô hại với tiêu đề: “Tranh chấp trong Bộ Công an Việt Nam lên tới đỉnh cao trong chính phủ”.

    Bài viết trên một trang tin tức có vẻ uy tín dường như nói về tham nhũng và những âm mưu chính trị ở Việt Nam, đây là đề tài mà Lê quan tâm. Nhưng liên kết đó (link) cực kỳ nguy hiểm. Nếu Lê bấm vào, điện thoại di động của anh sẽ bị nhiễm chương trình gián điệp Predator. Phần mềm gián điệp biến điện thoại thành một công cụ giám sát theo dõi và có thể đọc được tất cả tin nhắn.

    ▪︎ Một nhóm công ty bí ẩn và nguy hiểm


    Lê chỉ phát hiện ra cái bẫy này từ các chuyên gia của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) – AI đã phát hiện ra vụ này cũng như các vụ tấn công mạng khác và hiện tường thuật chúng trong một báo cáo chi tiết. Báo cáo này đã được đưa cho tờ SPIEGEL và các đối tác của nó từ mạng lưới Hợp tác Điều tra Châu Âu (EIC) đọc trước.

    Những phát hiện của nó phù hợp với những khám phá mới từ cuộc điều tra của báo chí mang tên “Hồ sơ Predator” về nhóm các công ty Châu Âu đã bán phần mềm gián điệp Predator trên toàn thế giới, nhà báo Lê cũng bị tấn công bằng phần mềm gián điệp này. Nhóm buôn bán vũ khí mạng bí ẩn và nguy hiểm này có tên gọi là “Liên minh Intellexa”.

    Cuộc điều tra (Hồ sơ Predator) dựa trên các tài liệu mà tờ SPIEGEL của Đức và cổng thông tin điều tra Mediapart của Pháp thu thập được và chia sẻ với EIC cho thấy Việt Nam là một trong những khách hàng quan trọng nhất của Intellexa trong nhiều năm qua và tạo ra doanh thu hàng triệu USD cho Intellexa. Nhà nước Việt Nam mua vũ khí tấn công mạng – nó có thể hack điện thoại di động và lấy hết những dữ liệu cũng như giám sát theo dõi. Đây là những vũ khí mà người ta khó tự bảo vệ được và dường như đã được sử dụng nhiều trong năm nay.

    Bởi vì không chỉ có nhà báo lưu vong Lê bị nhắm đến. Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá, các gián điệp kỹ thuật số đã tấn công ít nhất 50 tài khoản người dùng từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, bao gồm 27 cá nhân và 23 tổ chức. Trong tất cả trường hợp nêu trên, những kẻ tấn công đã sử dụng cùng một tài khoản Twitter để gửi một liên kết gây nhiễm: “@Joseph_Gordon16.” Bức ảnh trong Hồ sơ Predator cho thấy một người đàn ông mảnh dẻ gốc Á đang chụp ảnh tự sướng bằng điện thoại thông minh của mình – có thể nhìn thấy đường chân trời Singapore phía sau nó.

    Gần một tháng sau khi tấn công Lê, “Joseph Gordon” đã liên lạc bằng Twitter với bà Emily Haber, lúc đó là Đại sứ Đức tại Washington – Hoa Kỳ. “Đả đảo những kẻ dối trá ở EU và NATO!”, Gordon viết và gửi một liên kết đến (link) dẫn đến một trang web bị lây nhiễm Predator.

    Những kẻ tấn công cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến các chính trị gia và những cơ quan của Liên minh châu Âu (EU). Vào ngày 1 tháng 6 năm nay, cả Ủy ban EU và Chủ tịch Quốc hội Roberta Metsola đều nhận được các liên kết (link) đến trang web của “SouthChinaPost”. Dường như những người nhận được liên kết đã tin rằng liên kết (link) sẽ đưa họ đến dịch vụ kỹ thuật số của tờ nhật báo “South China Morning Post”. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, các liên kết (link) lây nhiễm tiếp theo đã đến 10 cơ quan EU khác và đại diện của họ: chẳng hạn như, Charlina Vitcheva, người đứng đầu Tổng cục Hàng hải và Thủy sản (viết tắt là Mare), và Nghị sĩ Pháp Pierre Karleskind, Chủ tịch Ủy ban Thủy sản của Nghị viện EU.

    Những kẻ tấn công cũng tìm cách lây nhiễm phần mềm gián điệp Predator vào thiết bị của một số chính trị gia và nhà báo Hoa Kỳ: Nghị sĩ Michael McCaul và Thượng nghị sĩ Chris Murphy, cùng những người khác, đã nhận được liên kết đến các trang web lây nhiễm từ “Joseph Gordon”. McCaul là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ kể từ năm nay, và Murphy là chủ tịch Tiểu ban về Trung Đông và Châu Á.

    ▪︎ Việt Nam có phương tiện và động cơ

    Phương thức lây nhiễm thông qua các liên kết (link) hiển thị công khai trên Twitter và Facebook có vẻ bất thường (thông thường là gửi qua tun nhắn hoặc email) nhưng đã được sử dụng trước đây. Theo các tài liệu quảng cáo, một trong nhiều dịch vụ của “Liên minh Intellexa” tạo dựng uy tín cho một số danh tính (nickname) đáng tin cậy trên Internet để qua đó các liên kết tấn công gửi đi có thể mang đến kết quả.

    Trong trường hợp của nhà báo phê phán chính phủ Lê Trung Khoa, sự quan tâm của những kẻ tấn công Việt Nam dường như là điều hiển nhiên. Việc các Nghị sĩ EU phụ trách về chính sách thủy sản bị tấn công có thể giải thích bằng lời cảnh báo mà Việt Nam nhận được từ EU vào năm 2017 về vi phạm: đánh bắt trái phép. Đại diện của Tổng Giám đốc EU Mare – người bị tấn công – đang thanh tra quốc gia châu Á này và thủ tục có thể kết thúc bằng việc dừng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Lý do Nghị sĩ Pierre Karleskind bị tấn công, vì ông tỏ ra cứng rắn với Việt Nam về vấn đề thủy sản: “Chính phủ Việt Nam không thích quan điểm này”, ông nói với nhóm điều tra “Hồ sơ Predator”.

    Cuộc tấn công vào các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ có thể liên quan đến các cuộc đàm phán chuyên sâu đang diễn ra vào thời điểm đó về một thỏa thuận hợp tác mới giữa Việt Nam và Mỹ. Nó cũng được ký kết vào tháng 9 vừa qua trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

    Và có thêm dấu hiệu cho thấy chính quyền Hà Nội đứng đằng sau các vụ tấn công trên. Các tài liệu nội bộ từ những kẻ bán phần mềm gián điệp mà tờ SPIEGEL và các đối tác EIC của mình có trong tay, cho thấy rằng Việt Nam không chỉ có động cơ cho các cuộc tấn công gián điệp mà còn có cả phương tiện [tức là phần mềm gián điệp Predator, xem chi tiết ở đây: https://m.facebook.com/story.php?sto...id=1473316197]

    (Mời các bạn xem tiếp phần 2 bài dịch sẽ đăng trong thời gian sắp tới).

    Hiếu Bá Linh – Biên dịch

    Nguồn : https://www.spiegel.de/netzwelt/netz...4-c63d499be2f5




    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #694
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,027

  5. #695
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,027

  6. #696
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367






    Thầy cãi ở Việt Nam đi hết trong những năm gần đây. Không có Hàm Nghi thì cũng không còn ai chống Pháp biện minh cho dân tộc.




    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #697
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Hài hước toàn tập:
    Người tham nhũng chưa bị bắt thì người tố cáo đã bị mọt gông.






    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #698
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,027

  9. #699
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Vụ Trương Mỹ Lan ‘lớn chưa từng thấy’, hậu quả ‘rất nghiêm trọng’



    Bà Trương Mỹ Lan và cháu gái Trương Huệ Vân khi bị công an bắt hồi tháng 10 năm 2022

    Vụ án bà Trương Mỹ Lan thao túng, rút ruột ngân hàng SCB có quy mô ‘từ trước đến nay chưa từng thấy’ trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và để lại hậu quả kinh tế-xã hội vô cùng to lớn, các nhà quan sát từ trong nước nhận định với VOA.

    Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã bị truy tố hàng loạt tội danh bao gồm ‘Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng’, ‘Đưa hối lộ’, ‘Tham ô tài sản’ và ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ liên quan đến việc phát hành trái phiếu ‘rác’ cho dân. Tất cả những tội danh này đều xảy ra tại hay liên quan đến ngân hàng SCB.

    Những con số ‘khủng’

    Kết luận điều tra của Bộ Công an được công bố hôm 17/11 cáo buộc bà Lan đã biến ngân hàng SCB thành sân sau để bà bòn rút tiền cho bản thân cũng như cho hoạt động kinh doanh của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Có đến 93% số tiền mà SCB huy động được là để cho bà Lan và tập đoàn của bà vay.

    Cụ thể, trong khoảng thời gian 10 năm kể từ ngày 1/1/2012, tức là từ khi SCB đi vào hoạt động, đến ngày 7/10/2022, tức là ngày bà Lan bị bắt, SCB đã cho hệ sinh thái của bà Lan vay 2.500 lần với tổng số tiền là gần 1 triệu 67 nghìn tỷ đồng, tức là khoảng 45 tỷ đô la. Số dư nợ còn lại là 677.000 tỉ đồng, tương đương 28 tỷ đô la, và đều là nợ ‘không thể thu hồi’, theo cơ quan điều tra.

    Ngoài ra, bằng cách lập các hồ sơ vay vốn khống, bà Lan đã chiếm đoạt của SCB trên 304.000 tỷ đồng, tiền lời là gần 130.000 tỉ đồng, cộng với 64.000 tỉ đồng thiệt hại được xác định của việc vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng. Tổng cộng, số tiền SCB bị thiệt hại do bà Lan là gần 500.000 tỷ đồng, tương đương gần 21 tỷ đô la.

    Nếu chỉ tính riêng số tiền mà bà Lan đã chiếm đoạt của SCB là trên 304.000 tỷ đồng, quy ra đô la là khoảng 12,5 tỷ, thì nó này đã tương đương với hơn 3% GDP của Việt Nam vào năm 2022 (409 tỷ đô la), bằng 2,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng cho bất động sản.

    Số tiền này lớn gấp ba lần tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam hiện nay, lớn hơn tài sản của tất cả 5 tỷ phú đô la của Việt Nam cộng lại, và gấp 1,75 lần giá trị vốn hóa của tập đoàn Vingroup của ông Vượng (hơn 173.000 tỷ đồng).

    Để so sánh, cao ốc Landmark 81, tòa nhà cao nhất và đắt nhất Việt Nam, tiêu tốn 300 triệu đô la. Số tiền 12,5 tỷ đô la mà bà Lan đã chiếm đoạt đủ để xây 42 cao ốc chọc trời như vậy. Số tiền trên 304.000 tỷ đồng cũng đủ để xây gần 61 cây cầu dây văng hoành tráng như cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền đang được xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng.

    Trong bối cảnh hàng triệu công nhân trong cả nước không có tiền mua nhà, dù là nhà ở xã hội theo mức giá của nhà nước, giả sử một căn nhà xã hội có diện tích 50 mét vuông với giá 20 triệu đồng mỗi mét vuông thì số tiền bà Lan đã chiếm đoạt đủ để mua nhà cho 304.000 công nhân.

    Đó chỉ là mới tính số tiền thiệt hại ở mức nhỏ nhất là 12,5 tỷ đô la, chưa tính tiền lời và tiền thiệt hại do vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, cũng như chưa tính số dư nợ mà hệ sinh thái của bà Lan không còn khả năng thanh toán cho SCB là 28 tỷ đô la.

    Vụ án của bà Lan cũng có số tiền hối lộ cho một cá nhân được biết lớn nhất trong lịch sử tố tụng của Việt Nam, với cáo buộc bà Lan đã hối lộ 5,2 triệu đô la cho bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra do Ngân hàng Nhà nước cử tới thanh tra ngân hàng SCB. Khoản hối lội đó là để bà Nhàn bao che cho những vi phạm tại SCB.

    ‘Căm giận bọn hút máu dân’

    Trao đổi với VOA, luật sư Trần Quốc Thuận, vốn từng là phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, bày tỏ lòng ‘căm giận, căm thù’ đối với bà Lan và đồng bọn của bà trong vụ án này mà ông mô tả là ‘bọn hút máu dân’.

    Theo quan sát của ông, người dân và cán bộ khi nghe thông tin về vụ án ‘đều có cảm giác rất bàng hoàng’, nhưng do ‘đã chai lì’ trước những vụ việc tham nhũng lớn nên ‘nghe rồi tặc lưỡi vậy thôi’.

    “Đây là vụ án chưa từng thấy, lớn nhất kể từ khi có Đảng cộng sản cầm quyền”, ông Thuận cho biết.

    Ông Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết đến là blogger Ba Sàm, nhận định với VOA rằng hậu quả kinh tế trong vụ án của bà Trương Mỹ Lan là ‘rất khủng khiếp’.

    Ông nhắc lại các vụ án kinh tế chấn động ở Việt Nam ở thế kỷ trước như vụ Nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai, vụ Epco Minh Phụng cũng có số nạn nhân bị lừa đảo ‘đông khủng khiếp’ nhưng về quy mô thiệt hại thì ‘không thể so được với vụ án bà Trương Mỹ Lan’.

    ‘Tầm mức khuynh loát của vụ việc trong hệ thống ngân hàng và cả trong chính quyền rất là ghê gớm”, ông nhận định.

    Blogger này cho rằng hai vấn đề quan ngại hiện nay là tác động của vụ việc đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam – phải làm sao tránh sụp đổ dây chuyền – và bồi thường cho các nạn nhân của SCB như thế nào.

    Tuy nhiên, ông cho rằng chính quyền Việt Nam ‘vẫn có thể giải quyết được hậu quả ở SCB’. Kể từ khi bà Lan bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái, ngân hàng này đã bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt và hiện tại mọi hoạt động vay, gửi tiền ở ngân hàng này vẫn diễn ra bình thường.

    Sẽ khắc phục được bao nhiêu?

    Chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng đây là vụ án ‘vô tiền khoáng hậu’ trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

    “Cái mà có lẽ đau lòng nhất là ngoài kia có hàng chục nghìn nạn nhân là những nhà đầu tư vào các trái phiếu của Vạn Thịnh Phát”, ông Hiếu nói.

    Các công ty con trong tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã có hành vi gian dối trong phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng SCB để chiếm đoạt số tiền lên đến 2,4 tỷ đô la của hơn 40.000 nạn nhân, đa số là dân lao động và tầng lớp trung lưu, trên khắp cả nước. Vụ án này đang được công an tách ra để điều tra riêng.

    Ông Hiếu bày tỏ băn khoăn ‘không biết chừng nào các nạn nhân trái phiếu mới nhận lại được tiền’ vì ‘với mức độ nghiêm trọng như thế thì việc điều tra các tài sản liên quan cũng sẽ mất đến vài năm’.

    Chẳng hạn việc xử lý các tài sản đã bị thu hồi của bà Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ gặp những vướng mắc như là ‘đứng tên chủ quyền của ai’ và ‘tính cách pháp lý như thế nào’, ông chỉ ra.

    Còn đối với những người gửi tiền vào SCB, chuyên gia này cho rằng ‘không đáng lo’ vì số tiền của họ ‘được công ty bảo hiểm tiền gửi quốc gia đảm bảo’.

    “Trong trường hợp SCB phá sản thì những người gửi tiền tại SCB sẽ được bảo hiểm tới mức mà pháp luật quy định”, ông giải thích. “Còn những ai gửi nhiều hơn mức đó thì phải đợi cho đến khi tất cả tài sản của SCB được thanh lý thì mới được bồi thường tiếp”.

    Trả lời câu hỏi liệu vụ việc ở SCB có tác động dây chuyền đến hệ thống ngân hàng Việt Nam hay không, vị chuyên gia này cho rằng ‘có thể có’ vì ‘trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng dù có tài sản riêng biệt nhưng lại vay mượn lẫn nhau’.

    “Nó có thể tạo ra sự bất an cho khách hàng của các ngân hàng khác. Trường hợp SCB có thể Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ tìm cách cô lập nó để tác động không có tính chất lan toả”, ông nói.

    Theo quan sát của VOA, bên cạnh việc bày tỏ sự phẫn nộ, nhiều người dân và một số cơ quan báo chí Việt Nam như Tạp chí điện tử Pháp Lý và Tạp chí Giáo dục Việt Nam còn chỉ trích, chất vấn về trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng như mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật.

    Họ cho rằng các sai phạm, sự ‘buông lỏng quản lý’ không chỉ dừng lại ở bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước, vì vậy, nhà chức trách cần điều tra kỹ lưỡng thêm nữa để làm rõ còn có những quan chức nào liên quan, đồng thời để bịt lại các ‘kẽ hở’, ‘lỗ hổng’ nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.


    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-tr...-/7376509.html
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #700
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,027

 

 

Similar Threads

  1. Việt Nam, Việt Nam - Thùy Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 199
    Last Post: 09-22-2022, 08:28 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-14-2014, 01:47 PM
  3. Replies: 28
    Last Post: 04-11-2014, 01:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-22-2013, 12:24 PM
  5. Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 06-01-2012, 06:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:06 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh