Register
Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 31

Thread: Nato

  1. #21
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *
    Tặng thày tôm và thày gun người cái bông đeo chơi đúng tinh thần flower not war..
    Trước hết là phàn nàn Dr. Lú, không công bằng, tặng cho bên kia bông đứng, tặng thằng em bông héo. Em cũng chẳng chọc đùa ai hết, chỉ nói theo suy nghĩ vì lúc nào cũng nghĩ Đức đứng đầu bảng, cho tới khi thấy cái bảng kia thì không tin nổi nên mới nói là fake news. Dr. Lú không nên tưởng tượng như thế vì thầy Năm là người yêu chuộng hoà bình, không có chuyện thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
    Last edited by RaginCajun; 03-15-2017 at 08:40 AM.
    Laissez les bon temps rouler!

  2. #22
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Oh no. Đụng chạm tới nghề nghiệp là đi quá xa rồi đó nha.
    Laissez les bon temps rouler!

  3. #23
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Trước hết là phàn nàn Dr. Lú, không công bằng, tặng cho bên kia bông đứng, tặng thằng em bông héo. .
    haha... biết ngay mờ.Hồi lúc dán bông Nú nghĩ bụng dán khác cái coi tôm phàn nàn ra sao. Vậy mà phàn nàn thiệt.
    Té dza... người tưởng tượng giỏi (là tôm heng, hổng phải tui đâu nha) khi mô cũng tưởng tượng theo ý mình dzáo chọi.

    Ai biểu bông ngó xuống là bông héo vậy trời !
    Vậy là trong 3 cái bông cùa chị TK có một cái héo hở ???
    (chị TK đừng nghe lời thày tôm bàn ra heng chị, thày đang có ý định chia rẽ đôi ta đó)

    Ừa... ai cũng yêu hoà bình hết, nhưng toàn là người nóng tánh thôi tôm à, cho dù rất tốt bụng. Chơi cả chục năm nay rồ, hổng biết tánh sao đậng. Thôi hoà bình tái lập nha liền nha mấy ông - xô vô nói tiếp dùm đi xô ơi...
    Có điều... nóng lẹ thì nguội lẹ. Chơi với người nóng coi vậy mà yên bụng, bị biết liền, chớ còn chơi với người tẩm ngẩm tầm ngầm (ai vậy hè) rồi đâm sau lưng một con dao lúc cán là đổ nợ !

    Nói thêm cái nữa là... cái này Nú nói cho Nú à nha.... lâu lâu được ăn tục nói phét cái cũng sướng miệng gì đâu.
    Trời thần ơi... ngoài đời trịnh trọng miết mệt thấu ông bà, vô đây còn bắt trịnh trọng tiếp chán bỏ bu luôn..
    Lời thật từ đấy linh hồn, ai rầy là cũng xin ráng nghe vậy.

    BTW... tôm xách cây guitare ra búng rồi ngân nga bản ni heng. Dán đâu đó thì dán, nhưng nhớ ới tiếng cho Nú kiếm nghe.
    Nhạc Lâm Tuyền đình huỳnh đó. Rồi Nú sẽ ơm bông héo, nguyên bó luôn, vào tậng tiếp.
    Mấy thày kia xính xái nhau chút nha, lóng rày con tim vốn... yếu đuối và yếu ớt hẳn lợi
    Thank you vé-ri mút-chồ
    http://www.nguoinam.com/phpbb/viewto...p=16543#p16543
    Make the long story... short !

  4. #24
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Tại sao NATO phải đẩy Mỹ ra khi Mỹ chịu chi?
    Thấy chưa, hổng biết nói thiệt với nói không thiệt khác nhau ra răng heng ?
    Như vầy : Sến nhớt đang chơi xì phé. Hăm này hăm kia ha...
    Giả dụ như ta mần màn tháu cáy (chữ ni học kỹ nha, hổng nói sai đâu). Ta biểu, ừa hổng ưng thì đừng. Bảo đảm sến nhớt nhảy nhỏm.

    Sến hổng nhảy thì nguyên cái ban cố vấn tối cao về quân sự quốc phòng cũng nhỏm ráo chọi.
    Cái rồi cha con chúng sẽ bầu đoàn thê tử qua bển họp tiếp.
    Có thể chúng sẽ tháu cáy lợi ta, nhưng ta phải giữ vững lá bài tẩy, chớ vội lật lên.
    Rồi ta mới thương lượng dằng dai cho tới khi thoả hiệp.

    Lá bài tảy của chúng ta biết tỏng tòng tong rồi :
    Nhứt định phải đứng trên và trước.
    Thành ra để trả chỗ đứng tốt, có chi nhiều cũng là hạp lý hạp tình.

    À... vụ tháu cáy trên bàn xì phé ni Nú ngó hoài, thành biết rõ.
    Thì đứng sau lưng mấy ông đang gầy sòng chớ đâu.
    Ngộ cái là... bài xấu chết cha luôn, nhưng gan lì thành tố xả láng.
    Hoậc là đứa kia sợ nên bỏ, hoậc là nó hổng còn đủ sở hụi đặng theo ta tới cùng.
    Ván bài xong, người ta hổng bao giờ lật lá tẩy lên đâu nha, lật vậy coi như đưa lưng ra cho chúng ngó rõ cơ thể, chừng chúng huơ kiếm bảo đảm chật đúng và chật đẹp.

    Vậy chớ hồi đầu, cái hồi chầu rìa lúc còn thơ kìa, nú hổng biết, chừng xong ván bài thì khai vanh vách ra ngay tại chỗ.
    Trời thần ơi... bị mấy bác mấy chú cú cho thiếu điều long óc luôn - thành chừ lớn hổng nổi, chỉ cái mỏ là lớn bù -

    BTW....
    Cổ phiếu quan ôi.
    Tui hổng tính nói nhiều. Lóng rày tui đang tu tâm dưỡng tánh nói ít lợi, vậy mà ngó bộ hổng xong..
    So long hết thảy mấy ông nha. Tui rút về nhà tịnh khẩu ít lâu.
    *
    Make the long story... short !

  5. #25
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *

    BTW....
    Cổ phiếu quan ôi.
    Tui hổng tính nói nhiều. Lóng rày tui đang tu tâm dưỡng tánh nói ít lợi, vậy mà ngó bộ hổng xong..
    So long hết thảy mấy ông nha. Tui rút về nhà tịnh khẩu ít lâu.
    *
    chi Lú dạo này nói vừa đủ đô rồi đó!

    chi lặn thì diễn đàn mất dzui dze!!! lâu lâu nghe chi nói lộn (hành lá/hành ta) nói lại nói lộn nữa cũng hay .

    tặng chị bông nè!
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #26
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    ** Vì cơn bão tuyết vừa qua ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, chuyến công du của Thủ tướng Angela Merkel đến Mỹ
    đã được dời lại ngày thứ sáu 3/17.


    Công du Mỹ : Thử đứng vào vị trí của thủ tướng Đức



    Trước chuyến công du ngày mai của thủ tướng Đức Angela Merkel đến Mỹ, báo Le Monde có bài « Thử đứng vào vị trí của bà Merkel ».

    Nhà báo Sylvie Kauffman ghi nhận : thủ tướng Đức sẽ có một trong những chuyến đi tế nhị nhất trong sự nghiệp chính trị của bà, gặp tân tổng thống Mỹ Donald Trump vào lúc quan hệ giữa hai bên bờ Đại Tây Dương đang khủng hoảng.

    Đặt mình vào vị trí của thủ tướng Đức, tác giả bài viết mường tượng những tâm sự ngổn ngang, rối bời, của nhà lãnh đạo được coi là người đang phải đảm đương vai trò hết sức nặng nề, là trụ cột của khối 27 nước châu Âu, hiện đang trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng. Không những của châu Âu mà còn là của cả khối các quốc gia tự do trên thế giới. Trọng trách quá nặng nề mà nguyên tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao gửi cho bà, trước khi chuyển giao quyền cho Donald Trump.

    Vẫn theo Le Monde, mặc dù đã muốn giã từ quyền lực, sau 12 năm cầm quyền, nhưng Angela Merkel một lần nữa buộc phải thượng đài, bởi người nắm quyền tại Mỹ giờ đây là ông Trump.

    (Theo RFI)

  7. #27
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Khó khăn cho bà Merkel là đúng rồi, vì bà sẽ không dám tỏ vẻ thân thiện với ông Trump vì sợ đối thủ của bà ở nhà sẽ chửi. Mà lạnh lùng với Trump thì có hại cho nước Đức.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  8. #28
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    MAR 14 2017, 9:43 AM ET


    Angela Merkel to Meet Donald Trump on Friday After Blizzard Delay

    by CARLO ANGERER and ANDY ECKARDT


    BERLIN — The first face-to-face meeting between President Donald Trump and German Chancellor Angela Merkel was postponed by a major storm.
    For some, the blizzard on the East Coast that delayed Merkel's trip to Washington by three days might be seen as a bad omen. But in Germany, commentators said that the quick rescheduling on both sides was a promising signal.
    The fact that Merkel will now travel to the U.S. on Friday shows "how important this trip also is for the White House," according to Ulf Roeller, the Washington correspondent for German broadcaster ZDF.




    German Chancellor Angela Merkel Dylan Martinez / Reuters, file

    Merkel said she believes "one-on-one conversations are always much better than talking about each other," calling that the "slogan for her visit."
    Despite being criticized by Trump in recent months, senior German government officials in Berlin said Merkel will be arriving in the United States with an open mind.
    Talks between Trump and Merkel, who last year was ranked by Forbes as the second most powerful person in the world after Russia's Vladimir Putin, comes amid disputes over NATO defense spending.

    The president has also threatened to impose import penalties on German carmakers while the U.S. administration's economic adviser has accused Germany of gaining unfair trade advantages through a weak euro.

    “I think she has to prepare for a more confrontational style”
    Trump's harsh rhetoric against Germany — and particularly Merkel's open-arms refugee policy — during the election campaign — added to European concerns about the future of trans-Atlantic relations when he took office.
    "The German people are going to end up overthrowing this woman. I don't know what the hell she is thinking,"
    Trump told his supporters during a speech in Iowa last March, referring to incidents in Cologne on New Year's Eve, where groups of migrants were suspected of mass sexual assaults.
    Trump's criticism was even stronger in a 2015 tweet where he said that Merkel is "ruining Germany."

    Despite the provocative verbal attacks, Merkel did not deviate from her reserved and calculated stance. Merkel remained silent and did not address Trump's criticism at the time.
    Her pragmatic political style is in stark contrast to the approach taken by Trump, who has been described by German media as an "unsophisticated yet self-absorbed political neophyte."






    FROM NOV. 17: At Final Joint Press Conference, Merkel Calls Obama 'My Partner and Friend' 0:56

    "The German chancellor is known for her ability not to spontaneously react emotionally to provocation and to choose a very moderate tone, even when critical situations occur," said Daniela Schwarzer, director of the German Council on Foreign Relations, a think tank in Berlin.
    Merkel has also taken that approach in the past with other leaders such as Putin and Turkey's Recep Tayyip Erdogan.

    "But, I think she has to prepare for a more confrontational style," Schwarzer added, saying that Merkel will have to "offer something to the United States, but also take clear positions on what European expectations are."


    Trump and Merkel's first phone conversation was described as "cordial."
    In a joint statement following the January call, the two leaders stressed the "NATO alliance's fundamental importance," adding that they would "work to stabilize conflict areas in the Middle East and North Africa." Both sides also vowed to cooperate closely on combating terrorism.




    President Donald Trump speaks on the phone with German Chancellor Angela Merkel from the Oval Office of the White House on Jan. 28. MANDEL NGAN / AFP - Getty Images

    But since then, Merkel has used public appearances to hit out at some of Trump's policies and remarks.
    The German leader strongly criticized Trump's entry ban for citizens of seven predominantly Muslim countries and countered Trump's Twitter message in which he called the mainstream press the "enemy of the American people."

    "I stand by a free and independent press and have great respect for journalists," Merkel said in a speech during this year's Munich Security Conference, which included Vice President Mike Pence in the audience.


    Merkel added that she sees press freedom as a pillar of democracy and that Germany had always done well "with mutual respect for each other."
    Mutual respect is also what Merkel is hoping to establish with the new U.S. administration and especially with Trump.
    "Most important is that she succeeds in making clear that differences of opinion can be spoken on the basis of partnership, but not out of confrontation," Juergen Hardt, the German government's coordinator for trans-Atlantic relations, told German news agency dpa.





    Angela Merkel's trip to Washington was postponed
    due to weather on Monday.
    Clemens Bilan / EPA

    Trump and Merkel's agenda includes a wide range of topics: international relations and security, including NATO; Russia's behavior related to Ukraine; the situation in the Middle East; the fight against ISIS; Afghanistan; North Korea; the European Union as a trade and security partner; the United Nations; and climate policies.
    But officials in Berlin noted that time constraints mean it is unlikely that all topics can be addressed.
    Because Trump has repeatedly indicated that the U.S. will focus on an "America First" trade policy, Merkel, is also expected to highlight the strong benefits of trans-Atlantic trade and to argue that both sides could gain "from even more economic cooperation rather than rolling back trade," Schwarzer said.
    Polls suggest Trump is highly unpopular in Germany, where there is growing sentiment that Merkel will have to position herself as a strong defender of Western values.

    [Xem tiếp]

  9. #29
    Đức bắt tay với Tập để chống Mỹ cứu nước đây.

    ****
    Đức và Trung Quốc bắt tay chống bảo hộ mậu dịch của TT Trump
    Cali Today News – Đức quốc và Trung cộng đang làm ấm mối quan hệ trong vấn đề tự do thương mại, nhất là khi Tổng thống Hoa Kỳ đe doạ bỏ rơi Bắc Kinh.
    Sau cuộc điện đàm vào hôm thứ 5, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Tập Cận đã tuyên bố sẽ cùng đấu tranh cho tự do thương mại và mở cửa thị trường, theo tường trình từ Angece France-Presse.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Tập Cận Binh. Photo courtesy: Reuters

    Tuyên bố của lãnh đạo hai cường quốc diễn ra ngay trước thềm cuộc họp về bảo hộ mậu dịch giữa các bộ trưởng tài chánh thế giới vào ngày 17 tháng 3. Các nhà lãnh đạo kinh tế càng ngày càng tỏ ra quan ngại, cho rằng chính sách “Nước Mỹ trước tiên” cũng như lời hứa đóng cửa giao thương với Trung Quốc và các quốc gia khác của ông Trump có thể làm lay động thị trường nước ngoài.

    Tuyên bố cũng được đưa ra một ngày trước chuyến viếng thăm Tổng thống Trump đầu tiên của bà Merkel.

    Trong thời gian vận động tranh cử và ngay cả sau khi nhậm chức, ông Trump vẫn thường xuyên đưa ra lời thề sẽ đặt quyền lợi của người tiêu dùng và người lao động Mỹ lên đầu tiên. Tổng thống đặt dấu chấm hết cho Hiệp ước Thương mại Xuyên châu Á Thái Bình Dương giữa Mỹ với các nước Á châu được người tiền nhiệm, cựu Tổng thống Obama theo đuổi. Ông Trump cũng đe doạ phạt nặng các công ty mở hãng xưởng ở nước khác, và chỉ trích Trung Quốc – cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới – “ thao túng tiền tệ.”

    Theo Phát ngôn nhân văn phòng Thủ tướng Đức, bà Merkel và ông Tập “đồng thuận duy trì hợp tác chặt chẽ.” Cuộc điện đàm giữa hai vị nguyên thủ quốc gia cũng tập trung vào “điều kiện thị trường để mở rộng phương tiện di chuyển bằng điện ở Trung Quốc” cho phép ngành công nghiệp xe hơi của Đức “tiếp tục thành công ở thị trường Trung Quốc.”

    Mối quan hệ giữa Washington với Đức đang trở nên nguội lạnh trong khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Berlin vào năm 2016, lần đầu tiên chiếm vị trí của Hoa Kỳ sau khi nước này rơi xuống hàng thứ ba sau Pháp. Theo tường trình từ Reuters, tổng xuất nhập cảng tđến và từ Trung Quốc vào năm ngoái lên đến 170 tỉ Euros, tương đương với $180 tỉ Mỹ kim.


    “Căn cứ vào kế hoạch bảo hộ mậu dịch của tân Tổng thống Hoa Kỳ thì có thể thấy mối giao thương giữa Đức và Trung Quốc sẽ ngày càng thắt chặt, Hiệp hội Thương mại BGA của Đức cho biết.

    Với tuyên bố cùng ông Tập Cận Bình, không rõ bà Merkel có muốn chuyển tới thông điệp gì trước cuộc hội kiến với Tổng thống Trump hay không nhưng chắc chắc cuộc họp ngày mai sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm.

    Hương Giang (Theo Newsweek)
    http://www.baocalitoday.com/the-gioi...-tt-trump.html
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #30
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342


    Mỹ Số Một, Nhưng Đức Số Hai


    Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên









    Hôm Thứ Sáu, ngày 17/3/2017 vừa qua, Tổng thống Donald Trump có cuộc họp lần đầu tiên với Thủ tướng (Chancellor) Đức, Angela Merkel,
    tại White House. Xin giới thiệu đến quý độc giả phần ý kiến về cuộc họp này qua bài “America First, But Germany Second” của Marcel Fratzscher
    đăng trên foreignpolicy.com ngày 16/3/2017.
    Huỳnh Thạnh chuyển ngữ

    Nếu Trump muốn một Âu châu tự lo được nhu cầu riêng của mình, ông ta cần đến một cộng tác viên mạnh mẽ tại Berlin.
    Mối quan hệ của Donald Trump với Angela Merkel đã khởi đầu bằng những trục trặc. Nói một cách rõ rệt hơn, Trump đã chỉ ra nước Đức và vị Thủ tướng Đức và xem họ như là kẻ đối đầu chính của ông ta tại Âu châu. Ông Trump đã chỉ trích bà Merkel về chính sách đối với người tị nạn, về chính sách mậu dịch không công bằng và về thiếu sự lãnh đạo ở Âu châu. Về phần chính quyền Đức, thì họ đã cùng với các chính quyền Âu châu chỉ trích chính quyền của Trump về những gì mà họ xem đó chủ nghĩa vì dân (populism - có nơi dịch là dân túy) vô trách nhiệm, chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch (protectionism) nguy hại, và không đáp ứng được những đòi hỏi của trách nhiệm toàn cầu.

    Tiến trình sửa đổi quan hệ đối tác này, đã có từ bảy thập niên, nên được bắt đầu ngay lập tức, với một nhận biết rằng hai quốc gia Hoa Kỳ và Đức có nhiều điểm chung hơn là những gì Trump có thể nhận thấy. Đầu tiên, cả hai, ít ra cũng là thỉnh thoảng, cảm thấy bị bóc lột (exploited) bởi những hàng xóm của họ và bởi một trật tự toàn cầu rộng lớn hơn.

    Chính quyền Hoa Kỳ và Đức có những đối chọi, nhưng thực ra, cả hai đều phải đương đầu với cùng một sự thử thách về lãnh đạo. Trong một thế giới càng ngày càng bất ổn, thì các quốc gia trên thế giới lại càng mong muốn Hoa Kỳ bước vào và giải quyết những thử thách về an ninh, kinh tế, xã hội và những xung đột. Tương tự, các quốc gia Âu châu cũng mong muốn Đức bước lên trước và cung cấp thêm sự lãnh đạo cho đại lục này. Ngay từ căn bản, cả chính quyền Trump và chính phủ Merkel đều không hài lòng với những kỳ vọng và áp lực này. Họ cảm thấy rằng một mình họ không thể cung cấp được sự lãnh đạo cần thiết để giải quyết những thách đố đó. Và cả hai đều cảm thấy bị bóc lột bởi các quốc gia khác đang cố gắng hưởng lợi mà không chịu đóng góp phần của họ một cách công bằng.

    Những phàn nàn của Hoa Kỳ đến từ hai lĩnh vực chính: an ninh và mậu dịch. Trong nhiều thập niên, Hoa Kỳ đã chi ra hàng tỉ Mỹ kim mỗi năm cho cái vẫn được gọi là chiếc dù an ninh (security umbrella), cung ứng sự phòng vệ cho các quốc gia từ Âu đến Á. Làm như vậy, Hoa Kỳ đã bảo đảm cho sự ổn định tương đối của phần lớn những khu vực này của thế giới, và mãi cho đến gần đây vẫn giữ được như vậy ngoại trừ thỉnh thoảng mới có khiếu nại. Tuy nhiên, ngày nay, chính quyền của Trump thường xuyên than phiền về sự thất bại của cả đồng minh Âu và Á trong việc đóng góp một cách tương xứng cho chi phí phòng vệ của họ. Những than phiền này cũng có điều đúng với sự thật: Ngay cả ở Âu châu, ở Balkans vào những thập niên 1990s, Hoa Kỳ đã phải can thiệp và cung cấp an ninh, vì các thành viên EU không thể hoặc không sẵn lòng (unwilling) làm như vậy, trong khi hầu hết các quốc gia trong liên minh NATO đã không sẵn lòng bỏ tiền ra một cách tương xứng để chi tiêu cho việc quốc phòng của họ và việc này đã trở thành nguồn lực chính yếu của sự bực tức tại Washington.

    Cho đến lúc gần đây, Hoa Kỳ vẫn là nhà vô địch của tự do mậu dịch, cổ võ cho sức mạnh của mậu dịch để làm giàu cho tất cả các bên tham dự và ràng buộc các quốc gia lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã lật ngược lại bài bản đó, tố cáo các quốc gia khác đã vừa áp dụng chính sách bảo vệ mậu dịch và vừa ký kết một loạt những "thoả thuận xấu" với Hoa Kỳ để đạt được nhiều lợi thế cho việc xuất cảng và cho công nhân của họ. Đặt sang một bên câu hỏi Hoa Kỳ đã có lợi như thế nào trong các giao dịch như vậy, thì quả đúng là có nhiều nước đã được hưởng lợi từ Mỹ do bởi quốc gia này là một thị trường lớn nhất trên thế giới cho các sản phẩm của họ. Nói rõ ra, Trung Hoa và Đức đang có hai sự thặng dư mậu dịch lớn nhất đối với Hoa Kỳ.

    Nhưng nếu Hoa Kỳ cảm thấy những nỗ lực của mình trong việc ổn định đã không được coi trọng lúc gần đây, thì một số ở Đức cũng cảm thấy tương tự như vậy. Hầu hết sự nổi giận (resentment) của Đức tập trung vào kinh tế; vì cho tới nay Đức đóng góp lớn nhất cho ngân sách EU và Cơ chế Ổn định Âu châu (European Stability Mechanism), là nơi đứng ra cho các nước trong khu vực đồng euro mượn nợ khi họ gặp những khó khăn. Đức là nước đóng góp nhiều nhất trong các chương trình cứu giúp cho Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, và Cyprus trong thời kỳ khu vực đồng euro bị khủng hoảng; Đức đóng góp hàng tỉ Mỹ kim cho các khoản vay nợ với lãi suất thấp. Nếu không có sự ổn định về chính trị và kinh tế của Đức, thì Âu châu, và đặc biệt là khu vực đồng euro, sẽ tệ hại hơn rất nhiều trong thời kỳ khủng hoảng. Đức đã vừa ngấm ngầm và cả công khai cung cấp - hoặc tối thiểu cũng là giúp phối hợp - bảo đảm các quỹ và qua đó sự ổn định cho các quốc gia láng giềng.

    Có lý do cho việc cả Hoa Kỳ và Đức đã chi tiêu nhiều trong nhiều năm qua cho những nỗ lực ổn định, và đó không phải vì họ là những quốc gia đặc biệt quảng đại. Hai quốc gia này đã là những thành phần chính được hưởng lợi của những thị trường mở rộng và tự do mậu dịch. Hoa Kỳ hưởng lợi từ việc có thể tài trợ chi tiêu của mình với chi phí thấp ở mức kỷ lục do bởi đồng Mỹ kim đã thực sự đóng một vai trò của một bản vị tiền tệ (currency) duy nhất trên toàn cầu. Mô hình kinh tế của Đức đặt trên việc xuất cảng mạnh đã được hưởng lợi từ sự kết hợp lại của Âu châu và chỉ có một thị trường; có hơn 60 phần trăm của tất cả các mặt hàng xuất cảng của Đức vẫn đi qua Âu châu. Sự sụp đổ của các ngân hàng trong hệ thống hoặc các trường hợp vỡ nợ của quốc gia tại các nước Âu châu lớn hơn sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế của Đức, vốn, do bởi sự cởi mở của nó, rất phụ thuộc vào sự vững mạnh của các quốc gia láng giềng. Do đó, người Đức được hưởng lợi nhiều hơn hầu hết dân Âu châu từ chính sách mậu dịch chung của Âu châu.

    Tuy nhiên, có một thành phần đáng kể trong dân chúng của cả hai quốc gia đã bắt đầu bực bội vì gánh nặng lãnh đạo - và cả Merkel và Trump đều cần thiết phải ghi nhớ điều này trong cuộc họp quan trọng vào thứ Sáu (Mar 17, 2017). Câu hỏi chính yếu đặt ra cho cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Đức là làm thế nào họ có thể đối phó việc bị bóc lột (exploitation) theo một cách thế tốt đẹp nhất. Đi theo chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch và tái quốc hữu hoá (renationalization) lại chính trị và hoạch định chính sách là đi sai đường. Những chính sách như vậy sẽ không đẩy được chính quyền của các nước khác đứng lên và đóng góp nhiều hơn cũng như sẽ không mang lại bất cứ ưu thế gì cho Hoa Kỳ và Đức. Ngược lại, một phương cách chính trị dựa trên sự đối đầu và phân cực sẽ làm tổn thương hai quốc gia này còn nhiều hơn những quốc gia khác.

    Bà Merkel cần thuyết phục Tổng thống Trump rằng quan hệ đối tác giữa Đức và Hoa Kỳ vẫn phục vụ cho quyền lợi của cả hai nước và rằng sẽ là một điều ngu xuẩn khi phá hủy mối quan hệ này. Tuy nhiên, bà nên dùng sự nhuần nhuyễn (familiarity) của bà với những lời than thở trôi chẩy (free-riding lamentations) để đặt đúng vấn đề với Trump.

    Merkel nên lý luận với Trump rằng ông ta sẽ có mối lợi khi làm cho sự thống nhất của Âu châu và hoạt động của Liên minh châu Âu mạnh mẽ hơn, thay vì làm suy yếu và ruỗng nát. Chỉ có một Âu châu thành công trong việc đoàn kết và hợp nhất mới có thể tăng cường và cung cấp sự hỗ trợ hữu ích cho Hoa Kỳ, từ an ninh đến ổn định về kinh tế và tài chính. Nói cách khác, nếu mục đích của Tổng thống Trump là giải quyết vấn đề đi xe không trả tiền (free-rider) bằng cách phân chia Âu châu và bằng cách nỗ lực làm suy yếu nước Đức, thì chiến lược đó sẽ phản ứng ngược (backfire). Ông ta cần một nước Đức mạnh mẽ có thể đứng ra lãnh đạo Âu châu để có thể đóng góp nhiều hơn nữa. Sẽ không phải là chuyện không có thiện chí để giúp đỡ Hoa Kỳ, nhưng vấn đề chỉ đơn giản nằm ở chỗ một châu Âu bị chia rẽ và bị phân tâm sẽ không thể có khả năng để làm chuyện đó.

    Về phía ông ta, Trump cần lưu ý rằng mặc dù Đức giữ vai trò then chốt trong việc đóng góp cho một Âu châu mạnh mẽ và thống nhất, vẫn còn có một sự chống đối rộng rãi đối với việc đó, gồm luôn cả những người Đức. Đúng thực là Đức có nền kinh tế lớn nhất; có nền chính trị ổn định nhất trong số các nước lớn của Âu châu; và trên nguyên tắc, sẵn sàng cung cấp sự lãnh đạo nhiều hơn, gồm luôn cả những dự trù về các vấn đề an ninh. Nhưng lãnh đạo ở Âu châu - một lục địa lủng củng (a fractious continent) với nhiều quan điểm và sở thích khác nhau cần được đáp ứng - thì đó không phải lúc nào cũng là một viễn ảnh hấp dẫn. Sẽ là cả một khó khăn hơn nữa để thuyết phục dân chúng Đức rằng đứng ra dẫn dắt Âu châu là điều cần thiết và mong muốn, nếu như các nỗ lực của Đức về việc lãnh đạo Châu Âu lại gặp phải những cáo buộc của Mỹ về sự kiêu ngạo và sự độc tôn (hegemony). Thủ tướng Merkel cần được nhận thêm nhiều, chứ không ít đi, những hỗ trợ để giải quyết những thử thách của Âu châu và lấy bớt đi vài phần gánh nặng của Hoa Kỳ.

    Kết quả tốt nhất có thể có sau cuộc họp giữa Trump và Merkel trong tuần này sẽ là việc hai bên sẽ đồng ý về nhu cầu phải hợp tác và sự cởi mở trong mối quan hệ của họ, hiểu rằng họ phải đối mặt với những thách đố tương tự, và đồng ý rằng sự hỗ trợ lẫn nhau là cách tốt nhất để đạt được một thành quả đem lại lợi ích cho cả hai bên. Âu châu và Hoa Kỳ vẫn sẽ là những đối tác kinh tế và chính trị quan trọng nhất trên thế giới trong nhiều năm và nhiều thập niên sắp tới. Họ có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng - hoặc khó khăn.


    Huỳnh Thạnh chuyển ngữ - Mar 17, 2017



    Nguồn
    Last edited by thuykhanh; 03-19-2017 at 12:53 PM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:29 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh