Quote Originally Posted by Triển View Post

hi TAX, được vậy thì quá tốt. Nếu thành chiến lược ở cấp liên bang thì càng hay.
Bên mình thì cũng tương tự nhưng còn hơn vậy nữa vì bị ràng buộc luật pháp.
EU phạt Đức vì độ thải CO2 ở nhiều thành phố cao quá. Chính phủ liên bang xì
nẹt xuống cấp tiểu bang qua việc kiện cáo. Tiểu bang nào thua kiện sẽ phải nghiêm
túc thực hiện các biện pháp giảm CO2 qua việc nhiều con đường trong thành phố
cấm chạy xe gắn máy, xe hơi, hoặc gần khu dân cư cần bảo vệ vận tốc lái xe hơi giảm
thiểu, hoặc các nhiều thành phố cấm hẳn xe chạy dầu (xe chạy xăng có bộ lọc hữu hiệu
hơn - nhưng cũng co chừng bị các hãng xe gạt - xì căng đan này các hãng xe lớn của
Đức đều có đủ mánh khoé rất đáng sợ). Paris bên Pháp dường như cũng cấm hẳn xe chạy
bằng dầu vô nhiều khu.


À có chiến lược cấp liên bang, anh Triển.
Riêng tiểu bang của tax có rất ít nhà máy công nghiệp nên xả thải vào môi trường ở mức độ thấp. Tuy vậy chiến lược và action plan đã được áp dụng từ nhiều năm trước với những luật lệ về môi trường gắt gao ở nhiều lĩnh vực.

Cấp liên bang thì Úc vẫn đạt được những chỉ số cam kết ở 'hội nghị Paris' và cho thấy sẽ đạt được lời cam kết của năm 2030.

Dù mức độ chính xác của bảng xếp hạng Úc đứng gần cuối bảng của 57 quốc gia được đánh giá, là thấp hay cao, dân chúng Úc có yêu cầu rất cao về việc gìn giữ môi trường nên có những phản ứng tạo sức ép lên chính phủ. Hình như Úc đứng kế Mỹ, và thua China một quãng. Bản thân tax cũng mong rằng chính phủ có thêm nhiều chiến lược hơn, càng nhiều càng tốt, vì climate change trên toàn cầu thực sự là điều cấp thiết. Ngay cả Thủ Tướng cũng không tin vào giá trị của bảng ranking đó nhưng việc gì quốc gia mình có thể làm được và làm nhiều hơn nữa thì sự lạc quan tương lai con cháu đời sau còn có một thế giới để sống.


https://www.environment.gov.au/syste...nge-target.pdf