Register
Page 2 of 47 FirstFirst 123412 ... LastLast
Results 11 to 20 of 466

Thread: Úc

  1. #11
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Úc phá ổ cần sa của người Việt trị giá gần 3 triệu đôla



    Cần sa được trồng trong 6 ngôi nhà ở thung lũng Hunter, Úc.



    Cảnh sát bang New South Wales của Úc vừa đột nhập vào 6 căn nhà tại thung lũng Hunter ngày 14/2 và bắt giữ 5 người Việt Nam với hơn 1.400 cây cần sa, tổng trị giá khoảng 2,8 triệu đôla Úc.

    Cảnh sát cho biết 5 người Việt bị bắt có độ tuổi từ 23 – 48, trong đó có một nam sinh viên và 1 phụ nữ. Hai trong số này là di dân bất hợp pháp.

    Cuộc bố ráp được thực hiện sau 3 tháng điều tra.

    Cảnh sát Úc nói 6 ngôi nhà trong cuộc là do cùng một đường dây điều hành. Các ngôi nhà được tân trang bằng tường giả và cơi nới thêm phòng để dành riêng cho việc trồng cần sa.



    Một trong số 6 ngôi nhà còn có xe tập đi của trẻ em để trong nhà xe và trang trí đèn Giáng sinh bên ngoài nhằm che đậy hoạt động bên trong.

    “Người nào đứng đằng sau ổ cây trồng cần sa trong nhà này đúng là liều lĩnh khi nghĩ rằng sẽ không bị phát hiện, họ đã nhầm”, Giám đốc cảnh sát điều tra Craig Jackson nói trong một tuyên bố.

    Video của cảnh sát cho thấy bên trong nhà được trang bị hệ thống đèn chiếu và tưới tiêu quy mô.



    Được biết mỗi ngôi nhà có khoảng 250 cây cần sa lớn bé.

    Cảnh sát đã phá hủy khoảng 1.400 cây cần sa, trị giá khoảng 2,8 triệu đôla Úc, với mục tiêu “không chỉ tước đi tài sản của các tội phạm, mà còn làm gián đoạn hoạt động của đường dây trong tương lai”, theo lời ông Jackson.

    Cả 5 người Việt đều bị bác đơn bảo lãnh tại ngoại, và sẽ phải ra tòa ở Maitland vào ngày 15/2.

    (nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/uc-ph...a/4255951.html )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #12
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    #NộpVũKhíSẽKhôngTruyCứu


    Australians turn in 57,000 guns in national amnesty

    The three-month amnesty was the first since Australia's landmark response to a mass shooting in 1996.

    It aimed to reduce the number of illicit weapons by allowing people to hand them over without fear of prosecution.

    The government said the amnesty deal had made the nation safer.

    "Taking these unregistered firearms off the streets means they will not fall into the hands of criminals, who might use them to endanger the lives of innocent Australians," Law Enforcement Minister Angus Taylor said on Thursday.

    It is illegal to own an unregistered firearm in Australia. Offenders face fines of up to A$280,000 (£172,000;$225,000) and up to 14 years in jail.



    (more)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #13
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Tổng thống Pháp công du Úc với trọng tâm hợp tác an ninh quốc phòng



    Trọng Nghĩa
    Đăng ngày 30-04-2018
    Sửa đổi ngày 30-04-2018 16:54



    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo tại phủ tổng thống Điện Elysée, Paris, ngày 16/04/2018.
    REUTERS/Charles Platiau/Pool

    Vừa từ Mỹ trở về sau một chuyến công du cấp Nhà Nước, tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 30/04/2018, đã vội lên đường đến vùng châu Đại Dương, công du nước Úc, trước khi ghé thăm vùng lãnh thổ Pháp Nouvelle-Calédonie, tức là Tân Đảo. Chuyến thăm Úc của ông Macron từ ngày 1 đến 03/05/2018 rất được chú ý vì đây mới là lần thứ hai mà một tổng thống Pháp thăm Úc, sau ông François Hollande cách đây 4 năm.

    Theo phủ tổng thống Pháp, sự kiện ông Macron đi thăm Úc ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ chứng tỏ tầm mức quan trọng của quan hệ Paris-Canberra. Mục tiêu của ông Macron là nâng cao quan hệ đối tác chiến lược Pháp-Úc.

    Là tổng thống Pháp đầu tiên thăm Úc trong khuôn khổ thuần túy song phương - ông Hollande năm 2014 đã tranh thủ công du Úc sau khi dự thượng đỉnh G-20 tại Brisbane - ông Macron sẽ thảo luận với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull về hợp tác quốc phòng, an ninh trong khu vực, và kinh tế.

    Vế quốc phòng nổi bật lên sau khi Pháp giành được vào năm 2016, hợp đồng đóng cho Australia 12 tàu ngầm hiện đại lớp Barracuda trị giá 34 tỷ euro.

    Bên cạnh đó, Paris cũng muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Canberra trong việc củng cố trục Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm đưa ra được những giải pháp chung, đối phó với các thách thức về mặt an ninh cũng như khí hậu trong toàn khu vực.

    Theo phủ tổng thống Pháp, vào thứ Tư 02/05, trước các giới chức quân đội Pháp và Úc tại căn cứ Garden Island ở thành phố Sydney ông Macron sẽ có tham luận về « Trục Ấn Độ-Thái Bình Dương và vai trò của quan hệ đối tác Pháp-Úc trong việc củng cố trục đó ».

    Sau khi chuyến thăm Úc, ông Macron sẽ đến Nouvelle-Calédonie, tức Tân Đảo, vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp tại châu Đại Dương. Chuyến thị sát của tổng thống Pháp diễn ra vào lúc vùng lãnh thổ này sắp bỏ phiếu vào tháng 11 năm nay về việc muốn độc lập hay tiếp tục là lãnh thổ tự trị thuộc Pháp.


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20180430-tong-...inh-quoc-phong

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #14
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    ÁP DỤNG "AI" TRONG Y TẾ


    Team Harrison-AI xin chia sẻ là sau một năm nghiên cứu, công nghệ AI mang tên Ivy, để lựa chọn phôi IVF tự động, có độ chính xác cao hơn con người đã được công bố hôm qua, sau khi đăng ký bằng sáng chế.

    Phát minh này giúp người phụ nữ có khả năng có thai nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn.
    Các báo đài Úc và Việt Nam đang rất quan tâm và đã đăng bài viết và clip phỏng vấn - bao gồm Báo Thanh Niên tại Việt Nam, Báo Financial Review lớn nhất Úc, đồng thời kênh truyền hình số 10 và số 7 của Úc

    Cùng với đối tác là Virtus Health, Ang Dang Dinh Tran đã phát triển công nghệ đột phá này và thực hiện nghiên cứu trên 2600 phôi, đến từ ba phòng lab tại Úc. Trong tháng tới nghiên cứu này sẽ được mở rộng sang châu Âu.
    Mong càng ngày sẽ càng có nhiều ứng dụng công nghệ AI trong y tế, đặc biệt là mang ứng dụng vào thực tế - để giúp cho người bệnh được chẩn đoán và điều trị chính xác hơn, nhanh hơn, và rẻ hơn.

    Yes we can!
    Tất cả đều đến từ cái máy tính 286 ngày xưa đó.






    Mời bấm lên hình để theo dõi










  5. #15
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    BA TÔI VÀ 4 CHIẾC MÁY VI TÍNH

    Trần Đặng Minh Trí

    Harrison.AI

    1. 80286

    Lần đầu tiên tôi gõ bàn phím là năm 5 tuổi, trên chiếc máy 286 do bác Dinh Cung Dang gửi từ bên Pháp về cho ba tôi, thầy
    Huyen Tran Đuc.


    Thời năm 1992, cả Sàigòn chỉ có vài cái máy vi tính. Máy của ba tôi dùng chip Intel 80286 16 MHz (khoảng chừng 96 Mega Flops - 96 triệu phép tính trong một giây). Đây là máy vi tính cá nhân mạnh nhất thời đấy. Tôi nhớ mỗi lần bật lên phải chờ 10 phút để máy khởi động.

    Cả ổ cứng chỉ có chục Mb, không chứa nổi một đoạn video quay trên iPhone ngày nay. Có lần bác Dinh Cung Dang gửi cho ba tôi một hộp dĩa mềm 8-inch. Hai ba con ngồi bật DOS lên format dĩa mà cũng thấy vui.

    Tôi vẫn nhớ má tôi, Thi Dung Dang, may một chiếc khăn màu xanh để phủ lên máy cho khỏi bụi. Rồi những lần trời mưa, mái nhà dột, nước ngoài đường tràn vào nhà. Má lại tất tả bưng bê để máy tính khỏi bị ướt.

    Với chiếc máy này, ba tôi tìm tòi lập trình Pascal rồi dạy lớp Tin Học cho nhiều hệ học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong. Những người học trò mà ngày nay đã tiến xa trong FPT, Google, Microsoft, Adobe và bao nhiêu ngành khác.

    2. Pentium5
    Vài năm sau, ba tôi nâng cấp lên chiếc máy Pentium5 233Hz, mạnh hơn 14 lần. Máy có dĩa CD quang và có thể chơi nhạc.
    Với chiếc máy này, ba tôi làm luận án Thạc Sĩ Toán Học. Nhưng với một thằng bé 8 tuổi thì ấn tượng lớn nhất của tôi là lần đầu tiên chơi game. Đương nhiên là thời đó không có chức năng multi-player.
    Tôi và chị Minh Chau Tran Dang dành nhau chí choé xem ai được chơi trước.



    3. Pentium III

    Lần đầu tiên tôi tự ráp máy tính là khi vào cấp 2 với chip Pentium III 600 MHz, mạnh hơn chiếc máy trước 3 lần nữa.

    Tôi vẫn nhớ sau khi hoàn tất cài đặt hệ điều hành Windows 95 , tôi tự hào dán chiếc tem lấp lánh ghi chữ 'Intel Inside' lên vỏ máy.
    Mỗi khi có tiền lì xì Tết, tôi lại xin ba tôi hay cậu Thong Dang Phuc chở ra cửa hàng Phong Vũ trên quận 1, xem thiết bị nào giảm giá rồi mua về tí toáy nâng cấp.

    4. Harrison.One.
    Bẵng đi 20 năm với 6-7 chiếc máy tính tiếp theo. Tôi vào Chuyên Tin Lê Hồng Phong rồi đi du học Úc.
    Các máy tính ráp sẵn ngày càng mạnh, rồi chuyển sang dùng Mac, nên tôi không còn để ý xem mình đang dùng chip gì, với tốc độ thế nào nữa.

    Cách đây hai năm, tôi và em trai, Ang Dang Dinh Tran, bắt đầu nghiên cứu về áp dụng mạng thông minh nhân tạo (Deep Learning) trong y khoa. Sự phức tạp của các mạng này vượt quá sức xử lý của cả những laptop mạnh nhất trên thị trường. Do vậy chúng tôi bắt đầu thuê server ảo của Amazon (AWS) để chạy các thuật toán.

    Đến năm nay thì hai anh em quyết định ráp một chiếc máy dành riêng cho việc nghiên cứu y khoa. Sau bao nhiêu đấy thời gian nhưng cấu trúc của PC vẫn không có gì thay đổi. Cũng bộ nguồn, motherboard, bộ nhớ, vi xử lý, rồi card đồ hoạ. Chỉ khác là ngày xưa má tôi che chắn cho máy tính khỏi bị mưa dột ướt, thì ngày nay Harrison.One lại dùng nước để làm mát hệ thống vi xử lý.

    Với chip Intel i7 6850K Broadwell-E 6 nhân 3.60GHz, cộng với hai card đồ hoạ Nvidia GTX 1080 Ti, chiếc máy này có tốc độ khoảng 22.6 Tera FLOPS (ngàn tỉ phép tính trong một giây).

    Nó nhanh gấp 200.000 lần chiếc máy 80286 mà ba tôi dùng khi Ang Dang Dinh Tran ra đời.

    KẾT

    Nhìn lại 30 năm tôi thấy mình thật may mắn. Ba má chưa bao giờ áp đặt lựa chọn lên chúng tôi, cho dù trong nghề nghiệp hay là chọn bạn đời.
    Nhưng tiếng Anh có câu thành ngữ "Trái táo không rơi xa khỏi cây táo." (The apple doesn't fall far from the tree.)

    Tôi thích thiết kế web nhưng lại học tài chính, rồi làm quản lý y tế. Em trai tôi thích lập trình, nhưng lại vào đại học y. Bây giờ hai anh em lại lôi kiến thức mảng đồ thị tin học do ba dạy hồi bé ra để nghiên cứu y khoa.

    Con đường chúng tôi đi như dòng sông nhiều ngã rẽ. Nhưng khi nhìn về thượng nguồn thì vẫn luôn thấy gia đình, và cả ký ức chiếc máy 80286 xưa cũ của ba.


    Máy 286 (nguồn hình: từ Web)







    Anh em tôi và máy Harisson. One


    PS: Bài này được tác giả viết năm ngoái ( 2017)

  6. #16
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,421
    *



    Chị TK.
    Tên khó đọc khó đoán hở chị TK. Ang Dang Dinh Tran
    Không biêt người ni có bà con chi với ông Dăng Dình Áng, giáo sư toán tại đại học khoa học sài gòn lúc xưa.
    Ông ở trong một chung cư tại đường Duy Tân, nú có tới nhà một bận đậng thăm con gái ông tên M.T, sau cô nô theo chồng ra ngoại quốc (không rõ đâu nữa lận.
    Hy vọng tên giống tên thôi.
    Dạo ni chị TK sao rồi ?
    Make the long story... short !

  7. #17
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *



    Chị TK.
    Tên khó đọc khó đoán hở chị TK. Ang Dang Dinh Tran
    Không biêt người ni có bà con chi với ông Dăng Dình Áng, giáo sư toán tại đại học khoa học sài gòn lúc xưa.
    Ông ở trong một chung cư tại đường Duy Tân, nú có tới nhà một bận đậng thăm con gái ông tên M.T, sau cô nô theo chồng ra ngoại quốc (không rõ đâu nữa lận.
    Hy vọng tên giống tên thôi.
    Dạo ni chị TK sao rồi ?
    Dạ, chào chị.

    Đọc xuôi theo người Việt mình là Trần Đặng Đình Áng.
    Không có bà con chi hết chị à, ba cháu là học trò của vị GS tài giỏi và dễ mến nêu trên.
    Khi cháu được sinh ra, ba nó đã ghép 2 họ nội ngoại với tên ông thầy đặt tên cho cháu đó chị.

    Nghe mấy anh học Toán ngày xưa nói chuyện với nhau thì ông Đặng Đình Áng có người con gái làm nghề BS, cô này lập gia đình với một người học trò của ông, đã có bằng TS Toán ở Bỉ.

    Mình ham làm, quên giữ sức nên tuần vừa rồi bị bịnh nhưng nay đã khá.
    Cảm ơn chị hỏi thăm cũng như ghé diễn đàn trò chuyện với các bạn.

    Mình dở nói chuyện nhưng vẫn đọc.

  8. #18
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,421
    *

    Chị TK.
    Trái đất quả là nhỏ và tròn. Cũng nửa thế kỷ rồi, chừ mới nghe lợi tên Đậng Đình Áng.
    Nú có gập hai ông bà khi tới thăm họ, và thăm cô MT con gái họ.
    Ông bà gốc gác Hà nội cũ, từ tốn điềm đạm và nhỏ nhẹ hiền lành, giọng nói của đất ngàn năm văn vật khi xưa còn sót lợi.

    Nhớ thời đó,tại đại học khoa học sài gòn, cùng với ông Áng, còn có hai ông thày người pháp, dạy toán và lý hóa, cùng tên Paul, ông lý hóa y hình là Paul Hagenmuller chi đó, ông kia Paul gì thì nú nhớ chưa ra. Lâu quá xá nên trí nhớ mòn dần. Thày giảng bài bằng tiếng tây, học trò hổng hiểu phải ráng đọc sách cho hiểu, có điều công thức toán và lý hóa là công thức mang ký hiệu universal thành hổng tới nỗi.

    À, đúng rồi, cô MT theo chồng sang bỉ.
    Nú nhớ có gập vợ chồng cô ấy một lần tại pháp, nhưng bữa đó đông quá đông mà thời giờ hổng nhiều thành hổng kịp nói với nhau điều gì ráo ngoài lời xã giao thăm hỏi..
    Thời gian như bóng câu qua ngang cửa.
    [I]... Yesterday I was just... 20 !

    Make the long story... short !

  9. #19
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *

    Chị TK.
    Trái đất quả là nhỏ và tròn. Cũng nửa thế kỷ rồi, chừ mới nghe lợi tên Đậng Đình Áng.
    Nú có gập hai ông bà khi tới thăm họ, và thăm cô MT con gái họ.
    Ông bà gốc gác Hà nội cũ, từ tốn điềm đạm và nhỏ nhẹ hiền lành, giọng nói của đất ngàn năm văn vật khi xưa còn sót lợi.

    Nhớ thời đó,tại đại học khoa học sài gòn, cùng với ông Áng, còn có hai ông thày người pháp, dạy toán và lý hóa, cùng tên Paul, ông lý hóa y hình là Paul Hagenmuller chi đó, ông kia Paul gì thì nú nhớ chưa ra. Lâu quá xá nên trí nhớ mòn dần. Thày giảng bài bằng tiếng tây, học trò hổng hiểu phải ráng đọc sách cho hiểu, có điều công thức toán và lý hóa là công thức mang ký hiệu universal thành hổng tới nỗi.

    À, đúng rồi, cô MT theo chồng sang bỉ.
    Nú nhớ có gập vợ chồng cô ấy một lần tại pháp, nhưng bữa đó đông quá đông mà thời giờ hổng nhiều thành hổng kịp nói với nhau điều gì ráo ngoài lời xã giao thăm hỏi..
    Thời gian như bóng câu qua ngang cửa.
    [I]... Yesterday I was just... 20 !

    Dạ, TK có thư hỏi cậu em, được trả lời là:
    "Thầy Đặng Đình Áng vẫn sống ở Việt Nam, người con rể và cũng là học trò của thầy đang ở Mỹ".

    Ông thày người Pháp thứ hai chị muốn nói đến có phải GS Paul Monavon, dạy Analytics không?
    Nghe nói hồi đó nhiều người rớt MGP vì vấn đề sinh ngữ, phải đi học thêm Pháp văn ở Trung tâm Văn hóa Pháp.

    Năm 1965, trường Dược bắt đầu chuyển qua dạy tiếng Việt. Mình chân ướt, chân ráo từ Huế vô, cô bạn đưa đi xin học Stagiaire ở nhà thuốc, được trả lời là không còn chỗ. Sau nhờ có thi tuyển, một số người không đậu nên mình được nhận đó chị.

    Last edited by thuykhanh; 07-11-2018 at 07:27 AM.

  10. #20
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Nghị sĩ Úc muốn soạn lại chính sách "Nước Úc cho người da trắng" (White Australia). Ông này xài luôn cái tên gọi "The Final Solution" của thời Đức Quốc xã (Endlösung - kế hoạch tiêu trừ diệt chủng người Do thái).

    Thật ra cũng không có gì mới lạ, khi người da trắng bảo thủ kêu gọi cấm tiệt di dân là họ muốn cấm tiệt các sắc dân. #MAWA (Make Australia White Again)

    Australian senator calls for 'final solution to immigration problem'

    https://www.theguardian.com/australi...ration-problem

    Fraser Anning... used his maiden speech in the Senate to call for “a plebiscite to allow the Australian people to decide whether they want wholesale non-English speaking immigrants from the third world, and particularly whether they want any Muslims”.

    Anning also invoked the white Australia policy, suggesting Australians may want “to return to the predominately European immigration policy of the pre-Whitlam consensus”. The white Australia policy, which restricted non-European immigration, ran from 1901 until it began to be dismantled in the late 1960s.





 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:11 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh