Register
Page 1 of 7 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 67

Thread: type 2

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Đường loại II



    Bệnh đường trong máu loại II

    • Đường, quả bom nổ chậm
    • Triệu chứng
    • Chẩn bệnh
    • Chữa trị
    • Hướng dẫn
    • Lời khuyên của chuyên gia



    Bệnh có đường trong máu [1] không gây đau đớn. Thông thường người mắc bệnh nhận biết rất trễ khi đường bắt đầu gây tổn hại mạch máu. Có nhiều cách để hạ mức đường trong máu kịp thời.





    Đường, quả bom nổ chậm

    Những người bệnh đường trong máu cảm giác khỏe khoắn bình thường, chỉ đôi khi xảy ra trường hợp đuối sức. Tuy nhiên có nhiều nguyên do mắc bệnh. Ước đoán rằng ít người biết từ những lý do này mà họ có thể bị mắc bệnh đường trong máu. Đặc biệt những người bị bệnh đường trong máu loại II, ban đầu không có triệu chứng gì, chỉ khi mức đường trong máu trở xấu mới bị hành. Thường xuyên có nhiều đường trong máu sẽ nguy hại các mạch máu và kéo theo các bệnh khác như mắt, tim và thận.

    Tiếc là cơ thể không báo động gì cho ta biết khi máu đang có quá nhiều đường. Hệ thống báo động cho sự đau nhức trong cơ thể không phản ứng gì trong trường hợp này. Chính ở giai đoạn đầu phát bệnh, bệnh nhân lại không hề cảm giác được chuyện gì thật sự đang xảy ra trong cơ thể họ. Thông thường Bác sĩ phát hiện mức đường trong máu tăng lên chỉ do tình cờ, ví dụ như lúc khám tổng quát hoặc trước một cuộc phẫu thuật.

    Bác sĩ chỉ chẩn là có bệnh đường khi nào mức đường trong máu thường xuyên quá cao. Những người có bệnh đường loại II sẽ rơi vào trường hợp này. Bởi vì các tế bào cơ bắp trong cơ thể không phản ứng đúng trước insulin. Nội tiết tố (hormone) insulin này, có nhiệm vụ như là một chiếc chìa khóa mở cánh cửa thâm nhập vào các tế bào trong cơ thể, để tế bào có thể qua cánh cửa mà hấp thụ đường từ máu, tạo thành năng lượng trừ bị. Ở những người bị bệnh đường trong máu loại II, chiếc chìa khóa này theo năm tháng ngày một khó tra vào ổ khóa của tế bào cơ bắp và đến lúc nào đó không tra được nữa.

    Phản ứng trước tình hình như bị thiếu "chìa khóa" trong máu này, Tụy trong thời gian đầu phát bệnh sẽ sản xuất thật nhiều insulin, hầu đủ sức hỗ trợ đường thâm nhập vào các tế bào cơ bắp. Nhưng theo thời gian các tế bào cơ bắp trong cơ thể không còn phản ứng nhạy cảm trước nội tiết tố insulin này nữa. Bác sĩ phỏng đoán rằng một lúc nào đó, các tế bào tụy bị hư hại do quá cố gắng sản xuất insulin và rồi sản xuất ngày một ít đi, đến khi không còn sản xuất insulin nữa. Đường nằm lại trong máu và lâu ngày gây tổn hại mạch máu, đặc biệt các mạch máu ở mắt, ở thận, cách mạch máu thần kinh và ở tim. Cho nên hiểm họa bị nhồi máu cơ tim, bị tai biến mạch máu não ở những người bị bệnh đường trong máu, cao hơn gấp hai đến bốn lần so với người bình thường.

    Di truyền và cách sống

    Gần sáu triệu dân chúng ở Đức đã được chẩn bệnh là mắc bệnh đường trong máu. 90 phần trăm trong số này thuộc loại II, thông thường còn được gọi là bệnh đường cao niên. Các chuyên gia ước đoán có 14 đến 21 phần trăm người hơn 65 tuổi bị mắc bệnh này, đàn ông nhiều hơn đàn bà. Từ tuổi 70 trở lên, sự tương quan ngược lại.

    Liệu một người có mắc bệnh đường hay không, lệ thuộc vào di truyền và cách sống. Di truyền không phải là nguyên nhân duy nhất. Ai không bị quá kí-lô, vận động nhiều, sẽ thành công trong việc chống lại chuyện bị mắc bệnh đường bởi di truyền.

    Khảo sát chứng thực có 50 phần trăm người có hiểm họa bị bệnh đường, nhưng đã không bị bệnh, vì họ vận động nhiều và chú ý trọng lượng của mình. Đặc biệt sản phụ trong lúc mang thai lại nhuốm bệnh đường trong cơ thể hoặc đã sinh con nặng hơn 4 kí-lô. Mười hai phần trăm những phụ nữ này sáu năm sau khi sinh, sẽ mắc bệnh đường.

    Do đó bạn hãy cho bác sĩ kiểm tra mức đường trong máu của mình. Phát hiện kịp thời bệnh đường loại II tốt hơn là để đến khi nó đã gây tổn hại sức khỏe. Ở dân chúng tuổi từ 35 các công ty bảo hiểm sức khỏe [2] sẽ đảm nhận toàn bộ chi phí cho chương trình mang tên Check-Up 35. Cuộc khám tổng quát này có thể làm hai năm một lần bao gồm luôn khám tim và hệ tuần hoàn.



    (còn nữa)

    -----------

    * chú thích:
    [1]: còn gọi là bệnh tiểu đường
    [2]: theo chương trình y tế của Đức

    Last edited by Triển; 05-23-2013 at 08:01 PM.

  2. #2
    Cảm ơn anh TC dịch bài này.
    hv thì chưa bị nhưng rất nhiều người quen biết của hv bị rồi.
    hv chờ đọc tiếp đây.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    chị HV đọc tiếp nhé....






    (tiếp theo)


    Triệu chứng

    Bệnh đường trong máu loại II tới thật nhẹ nhàng đến bên bạn, đến khi nó bị phát hiện cũng có thể đến vài năm. Bác sĩ phát hiện bệnh tình thường là do tình cờ qua việc khám nghiệm bệnh khác hoặc là trước một cuộc phẫu thuật, bởi vì nỗi stress trước phẫu thuật khiến mức đường trong máu và nhu cầu cần insulin tăng lên cao. Chính trong những trường hợp đó, bác sĩ bỗng thường phát hiện ra bệnh nhân mắc bệnh đường trong máu.

    Mặc dù bệnh đường trong máu lúc nhuốm bệnh, không mang một tín hiệu cảnh cáo nào rõ rệt, tuy nhiên vẫn có vài triệu chứng có thể dẫn đến bệnh tình như sau:

    • Bạn thấy mệt mỏi và có nhu cầu ngủ nhiều
    • Bạn bị khát nước liên tục và phải đi nhà vệ sinh thường
    • Bạn bị xuống cân dù không muốn
    • Phần da bàn chân bị rất khô
    • Phần da trên cơ thể bị ngứa ngáy nhiều
    • Phần da ở vùng sinh lý bị viêm, có thể có mọc nấm



    Phần thần kinh hư hại không làm đúng chức năng

    Thị lực bị biến đổi cũng là hậu quả của bệnh đường trong máu. Bệnh nhân nhìn gần không rõ nữa, việc đọc chữ trở nên khó khăn. Người bị bệnh đường cũng bị ảnh hưởng trong cuộc sống sinh lý tình dục: Ở phụ nữ âm hộ không nhanh chóng ướt được nữa, về sau khả năng cảm nhận thỏa mãn dần dần suy giảm. Ở nam giới việc cương cứng của dương vật trở nên khó khăn.

    Quá nhiều đường trong máu sẽ bắt đầu tấn công thần kinh, cho nên cứ mỗi mười người bệnh đường sẽ bị bệnh thần kinh ngoại vi [3], một loại hư hại thần kinh. Ví dụ khi thần kinh giác quan xúc giác bị tấn công, sẽ biểu hiện qua việc bàn chân bị ngứa ngáy không yên. Phần da bàn chân có thể bị mất cảm giác. Thần kinh bị tổn thương trong một vài trường hợp hiếm hoi cũng khuấy động vùng ruột và dạ dày (bao tử). So với người khỏe mạnh, những bệnh nhân đó thường bị bụng đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.


    (còn nữa)

    -------------------

    * chú thích:
    [3] Peripheral neuropathy


    Last edited by Triển; 05-23-2013 at 10:10 AM.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    (tiếp theo)


    Chẩn bệnh

    Có lẽ bạn đã có nghi ngờ mình bị bệnh đường trong máu, vì bạn thường cảm giác mệt mỏi, thường khát nước hoặc có nhu cầu cần ngủ thật nhiều. Có lẽ bạn muốn biết rõ hơn, vì trong gia đình bạn đã có người bị bệnh đường. Hoặc là bạn đang bị quá trọng lượng và cảm giác thân thể không khỏe. Tất cả những yếu tố này gia tăng hiểm họa bị bệnh đường trong máu.

    Bạn hãy diễn tả thật chính xác tình trạng sức khỏe của mình cho vị bác sĩ gia đình biết. Bác sĩ sẽ hỏi thêm những câu hỏi khác và chắc sẽ khuyên bạn nên làm một cuộc thử nghiệm máu. Kết quả thử nghiệm sẽ cho biết độ cao của phân lượng đường trong máu của bạn. Liệu Bạn có bị bệnh đường trong máu không, thể theo trị số thử nghiệm như sau:

    • Nếu bạn không ăn uống chi hết, mức đường của bạn nên nằm dưới 5,6 Millimole mỗi Lít (100 Milligram mỗi Decilitre). Sau bữa ăn trị số được quyền tăng đến 7,8 Millimole/ Lít (từ 140 Milligram/Deilitre). Đây là những trị số tốt.
    • Đáng ngại là khi lượng đường sau bữa ăn tăng lên trong khoảng 7,8 đến 11 Millimole/Lít (từ 140 đến 199 Milligram/Decilitre). Trong trường hợp này Bác sĩ gọi là độ dung sai của đường glucose [4] bị dao động. Những người như vậy có nguy cơ sẽ bị bệnh đường cao gấp 20 lần người có trị số bình thường.
    • Những người thật sự bị bệnh đường là những người có lượng đường trong máu lúc bụng đói 7 mmole/lít (126 mg/dL) hoặc là sau khi ăn 11,1 mmole/lít (200 mg/dL). Hoặc là theo bảng trị số lượng đường trong thời gian dài HbA1c, bác sĩ cũng có thể xác định bịnh trạng đường trong máu. Có bệnh đường là lên đến trị số 48 mmole/Lít (6,5 phần trăm) hoặc hơn.


    Khi bác sĩ chẩn ra bệnh đường, họ chắc chắn sẽ khuyên làm những khám nghiệm tiếp theo.


    (còn nữa)


    -------------------

    * chú thích:
    [4] glucose tolerance



  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    (tiếp theo)


    Chữa trị

    Bạn nên làm tất cả mọi thứ để hạ mức đường trong máu. Bác sĩ khuyên loại điều trị nào tùy thuộc vào sự cá biệt cơ thể Bạn. Ví dụ như Bạn bị quá trọng lượng và thông thường ít thể dục thể thao, lời khuyên sẽ là: tránh dùng thực phẩm có đường, giảm cân và vận động nhiều. Cả hai cách đều hạ mức đường trong máu. Có thể là đã đủ để Bạn không cần phải uống thuốc, mà cũng không cần phải chích.

    Nếu chương trình ăn uống hoặc thể dục, thể thao không thành công, bác sĩ sẽ ghi toa thuốc cho Bạn. Thuốc viên chỉ cần dùng khi nào cơ thể của Bạn còn tự sản xuất insulin được. Có nhiều loại thuốc khác nhau với các loại dược chất khác nhau; mỗi thứ can dự ở những chỗ khác nhau trong cơ thể. Hợp chất hữu cơ Urea của Sulfonylurea như Glibenclamide hoặc là Glimepiride sẽ kích thích Tụy sản xuất insulin nhiều hơn. Dược chất Metformin ngược lại sẽ hỗ trợ nội tiết tố insulin làm việc.

    Liệu rằng thuốc đã đủ cho Bạn hay không có thể tự thử nghiệm nước tiểu. Nếu thanh thử đường trong nước tiểu hiện rõ nghĩa là trị số đường trong máu Bạn quá cao. Thì do bữa ăn cuối cùng quá sung mãn hoặc là thuốc của Bạn không đủ lượng. Bác sĩ có lẽ sẽ khuyên Bạn uống tăng đô lên hoặc là điều trị bằng loại khác.

    Insulin hết thuốc chữa? Không đâu!

    Nếu thuốc viên không đủ sức hạ mức đường, Bạn phải làm quen với việc chích thêm insulin. Việc chích insulin cũng áp dụng khi Tụy của Bạn đã không còn tự sản xuất insulin nữa. Phạm vi thuốc thang rộng rãi: có loại thiên nhiên và có loại nhân tạo, loại insulin có tác dụng nhanh và giữ lâu. Có bệnh nhân chỉ phải chích vào bữa ăn, có người thì phải chich thường xuyên sáng và chiều. Lại có người vừa chích insulin vừa uống thuốc thêm.

    Nhiều người bị bệnh đường trong máu sợ rằng, một khi họ chích insulin sẽ không còn đường nữa. Điều đó không đúng. Trong trường hợp Bạn đang uống thuốc, bạn vẫn có thể thương lượng với bác sĩ thử chích insulin, liệu rằng có thể hợp với chích insulin hơn dùng thuốc chăng. Sự suy diễn là theo thời gian liều lượng insulin của Bạn ngày càng tăng lên cũng sai. Ngược lại, thường các tế bào trong cơ thể với thời gian sẽ phản ứng nhạy cảm trở lại với nội tiết tố (hormone).

    Để biết cách xử dụng ống chích và hết sợ việc chích, Bạn học trong các chương trình dạy người bệnh đường. Ở đó Bạn được dạy tất cả về căn bệnh của Bạn cũng như hàng ngày phải xử thế ra sao.


    (còn nữa)


  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    (tiếp theo)


    Hướng dẫn

    Bạn quên uống một viên thuốc? Đừng lo sợ! Bạn hãy đo lại độ đường trong máu hoặc là độ đường trong nước tiểu. Nếu trị số cao quá, Bạn hãy tìm cách hạ nó xuống bằng cách ăn ít đi hoặc bỏ một bữa ăn. Bạn đừng uống lại viên thuốc đó nữa.

    Ai đang bị đường giảm đột ngột và không có sẵn đường nho (glucose, grape sugar) bên cạnh thì tốt nhất hãy uống một ly cola hoặc nước ngọt có đường, đừng dùng cola cho người ăn kiêng hoặc các nước trái cây dành cho người bệnh đường. Vì trong các thức uống này không có carbohydrate mà chỉ có đường hóa học sẽ không làm tăng lượng đường trong máu lên lại được.

    Có thể nếu sự chẩn bệnh đường còn mới mẻ với bạn, thì bạn sẽ chưa biết cảm giác bị mất đường đột ngột ra sao. Bạn hãy diễn đạt tình trạng này trong lúc có bác sĩ của bạn, như thế bạn sẽ có cảm giác những triệu chứng thông thường xảy ra, đồng thời Bạn không còn sợ hãi nữa.

    Đừng lái xe lúc đang bị mất đường!

    Không lệ thuộc vào chuyện Bạn cần thuốc viên hoặc là insulin, trong ngăn để bao tay trong xe Bạn phải luôn luôn có sẵn đường nho và một vài mẩu bánh. Có vậy Bạn mới qua được cơn bĩ cực lúc đang bị kẹt xe hoặc lúc xe bị hư thình lình mà không bị vào tình trạng mất đường.

    Trước khi lái xe Bạn nhớ kiểm soát lại phân lượng đường trong máu của mình. Bạn hãy dừng xe ngay nếu trong lúc chạy có cảm giác Bạn đang bị mất đường. Bạn không nên lái xe nữa, mà hãy ăn ngay một ít đường nho dự trữ và đợi đến khi mức đường trong máu Bạn trở lại bình thường. Lúc đó mới tiếp tục lái xe.

    Nếu Bạn chỉ xử dụng thuốc hạ đường trong máu dược chất Metformin, Bạn có thể sẽ không bị tình trạng mất đường đột ngột.



    (còn nữa)


  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    (tiếp theo và hết)



    Lời khuyên của chuyên gia

    Thạc sĩ chuyên gia Andreas Pfeifer của stern.de, trưởng khoa nội tiết [5], bệnh đường và y khoa điều dưỡng của bệnh viện Charité ở Bá Linh, trả lời câu hỏi của Bạn:

    Tôi bị bệnh đường loại II. Tôi có thể trị khỏi không?

    Tùy trường hợp riêng lẻ. Ví dụ nếu Bạn là một người quá trọng lượng béo phì, không vận động, uống nhiều nước ngọt, Bạn nên thay đổi cách sống và giảm cân thì bệnh đường có thể biến mất. Trên căn bản chúng ta có thể nói việc quá trọng lượng đóng một vai trò rất lớn, bởi vì nó ngăn chận tác dụng của insulin. Phân nửa số người còn lại mắc bệnh đường do họ có yếu tố di truyền quá mạnh. Qua đó sự sản xuất insulin trong cơ thể có giới hạn. Ai quá kí-lô, ít vận động hoặc ăn uống nhiều carbohydrate thì cần nhiều insulin hơn là cơ thể họ tự cung ứng. Trong giai đoạn đầu của bệnh, ai giảm cân, vận động hơn và ít dùng carbohydrate có thể làm dứt hẳn bệnh đường trong máu.


    Tôi phải lưu ý đến những hậu quả nào khi tôi mang bệnh đường trong máu?

    Mười phần trăm người bị bệnh đường loại II sau đó sẽ bị bệnh thần kinh ngoại vi. Đó là thần kinh bị tổn thương, dẫn đến mất xúc giác và một hiểm họa bị loét bàn chân hoặc chân. Có mười hai phần trăm bị hư võng mạc [6]. Đó là một loại bệnh màng mắt, ảnh hưởng lớn đến thị lực có thể dẫn đến mù lòa. Hậu quả sinh ra các bệnh khác tùy thuộc vào mức độ lượng đường trong máu được điều chỉnh ra sao.


    Bị mất ngủ do bệnh đường loại II mà ra có đúng không?

    Bệnh đường trong máu tạo điều kiện cho chứng ngừng thở [7]. Ở bệnh ngừng thở này các đoạn nghỉ thở trong giấc ngủ và các phản ứng thức giấc trong cơ thể cản trở các giai đoạn ngủ sâu. Thêm vào đó là đồng hồ nội tâm [8] bị sai nhịp. Bởi vì chúng ta có một loạt các di tố [9] điều khiển tuần tự thời gian các quá trình xảy ra trong cơ thể. Chúng điều chỉnh sự ngủ nghỉ và tỉnh thức cũng như nhịp độ ăn uống. Hôm nay chúng ta thấy có sự liên quan rất mật thiết giữa nhịp điệu ngủ nghỉ, sự béo phì và bệnh đường. Nếu Bạn bắt ai đó ba ngày trường ngủ ít hơn 4 tiếng, người đó sẽ có phản ứng mức độ đường trong cơ thể y hệt như Một người bị bệnh đường trong máu. Điều này xảy ra do Bạn đã làm rối loạn nhịp độ của đồng hồ nội tâm và cường độ insulin lệ thuộc vào giờ giấc. Các rối loạn chứng bệnh ngừng thở sẽ thay đổi cán cân năng lượng. Bạn đã làm gia tăng hiểm họa bị béo phì lẫn mắc bệnh đường.


    Martina Janning





    ----------------

    * chú thích
    [5]: endocrinology
    [6]: retinopathy
    [7]: sleep apnea
    [8]: circadian rhythm
    [9]: gene








    (* dịch lại từ "Diabetes Typ 2 - Zeitbombe Zucker" )

    Last edited by Triển; 05-23-2013 at 10:09 AM.

  8. #8
    Xin cảm ơn anh TC nhiều.
    Bài rất giúp ích cho hv để hiểu thêm về căn bệnh mà bằng hữu bị rất nhiều.
    Hy vọng vài năm hay muơi năm nữa mình cũng sẽ không bị bệnh này.

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Không có chi chị HV. Chị đọc hiểu được bài dịch giúp ích được kiến thức về bệnh đường loại II là tôi mừng rồi.

    Tuy nhiên tôi thấy trong bài viết phần đầu, giải thích không chi tiết lắm về vì sao có sự liên quan mật thiết giữa insulin, đường nằm trong máu và tế bào cơ bắp, nên không biết rằng ai chưa tìm hiểu sâu về bệnh này có hiểu rõ hay không. Nên tôi tóm gọn lại theo kiến thức của cá nhân mình về bệnh này để bổ nghĩa cho phần đầu tiên của bài dịch. Ai đã biết rõ thì cứ bỏ qua.

    --Chú thích thêm về quá trình hấp thụ đường và kết quả tạo ra bệnh:

    Trong cơ thể chúng ta có một hệ tuần hoàn nhạy cảm giúp việc điều chỉnh phân tử đường hấp thụ từ ruột, qua mạch máu vận chuyển đến gan. Ở gan đường sẽ trải qua quá trình trao đổi chất và chuyển tiếp đến tế bào cơ bắp, là nơi đường hỗ trợ cho việc tạo ra năng lượng hoặc là chuyển tiếp đến tế bào mỡ nằm ở đó trở thành năng lượng dự trữ.

    Tất cả quá trình này được một loại nội tiết tố (hormone) hỗ trợ làm việc, y khoa gọi là insulin. Insulin là chìa khóa hỗ trợ tế bào hấp thụ được đường từ máu ra. Diabetes nghĩa là bị rối loạn việc hấp thụ đường thường xuyên, tạo ra tình trạng thặng dư đường trong máu.

    Trong giai đoạn đầu của bệnh thường xảy ra tình trạng thiếu insulin. Nghĩa là trong quá trình tiêu hóa tế bào ß của tụy sản xuất ra số lượng insulin đưa vào máu đã đủ, nhưng vì tế bào cơ bắp hấp thụ yếu đi nên insulin không còn có tác dụng nữa. Tụy không biết điều này càng cố gắng gia tăng sản xuất insulin. Sự gia tăng số lượng insulin trong máu sẽ kích thích thêm sự thèm ăn khiến lượng đường cũng tăng theo thêm nữa trong máu.... do ăn nhiều.
    Insulin là chìa khóa mở cửa cho đường trong máu, để đường thâm nhập vào tế bào cơ bắp biến thành năng lượng.
    Lóp lượng đường trong máu tăng lại không thể hấp thụ ra khỏi máu vào tế bào đúng thời điểm, lớp do thèm ăn lại có thêm đường, nên đường ngày càng tập trung, tích tụ càng nhiều trong máu.

    Sau thời gian nhuốm bệnh, do phải sản xuất insulin quá nhiều, khiến tụy suy yếu và không sản xuất insulin nữa. Tạo thành tình trạng...thiếu insulin khẩn cấp trong máu. Insulin ít, các tế bào cơ bắp không thể hấp thụ đường, nên đường nằm lại trong mạch máu, tạo ra tình trạng dư đường quá nhiều trong máu và gây các hậu quả hệ lụy đến những cơ quan khác trong cơ thể như thận, mắt, thần kinh, tim mạch. Rồi sinh các bệnh mù lòa, loét chân, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. v.v.v
    Last edited by Triển; 05-23-2013 at 08:22 PM.

  10. #10
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    . Rồi sinh các bệnh mù lòa, loét chân, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. v.v.v
    Chờ và đọc xong bài Type II ...tôi thở phào vì loét tay , chân , suy thận , tai biến...v....v...không có dính ...xin cụng với anh một ly trà không bọt .....

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:22 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh