Register
Page 3 of 7 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 67

Thread: type 2

  1. #21
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Chị HV , một phương pháp rất phù hợp với mấy bà mấy cô ( mấy ông thì không thích đâu) để phòng ngừa Type II là chị cần siêng đi sốp-ping ....cứ việc chất đầy tất cả các thứ mình thích lên xe đẩy , càng nhiều càng tốt ....rồi cố gắng đẩy xe đến....gần chỗ tính tiền , rồi chị bỏ xe ở đấy ....đi người không ra về
    Chẳng biết có phải là...đại gia...không nữa đây ?

  2. #22
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by TTHV View Post
    Bo ơi, cứ tự nhiên lấy ảnh nha.

    Anh Triển
    Hôm qua hv đi ăn trưa với mấy cô em. Tiệm chay SanSan đông quá nên lại kéo nhau qua Tịnh Luật. Cũng đông quá là đông!
    Đúng như anh 5 nói, món chay làm nhiều món giả bằng bột. Hôm qua được xem hình thì "đề cao cảnh giác" nên hv có nói với các em.
    Q luôn nói là mì căn là từ tinh chất của bột mì, không phải bột, hôm qua hv thử món mì căn thì đúng là bột.
    Thông thường hv hay ăn rau tuơi, nuts và đậu hũ. Ít ăn cơm và các món giả nên hv không để ý.

    Cảm ơn anh T, Bo cho thông tin.

    Anh Hoài Vọng
    I like chữ đa dại anh ... thông dịch từ đại gia.
    Hay quá là hay!
    chị Hiền Vy,

    ăn chay rất là tốt, chị và người thân cứ tiếp tục ăn chay, bớt thịt lại. Còn việc để ý các món có đường ẩn trong đó qua dạng cabodyrate trong các loại thức ăn bột và đậu, ngũ cốc, thì là mình ý thức như kiêng cử ăn ngọt các loại đường mà vị giác mình cảm nhận được, nghĩa là lưu ý để dè chừng đủ liều lượng thôi chứ không thể cử 100%. Vì cơ thể mình trước sau vẫn cần carbohydrat. Hiện tại chị không mắc bệnh đường, và ăn uống chừng mực, có vận động (trèo cầu thang như các sản phụ cũng là vận động tuyệt vời luôn đó, nhất là các nhà đại gia bên Việt Nam hiện tại ai cũng có 3, 4 lầu, trèo mỗi ngày 5 lần là đường nào mà dư nổi) và sau cùng cũng là quan trọng nhất là thường xuyên khám tổng quát mỗi năm một lần. Cứ như cho xe hơi đi inspection vậy. Để kịp thời bảo trì.



    Quote Originally Posted by Hoài Vọng
    Nhị vị cho hỏi ...bịnh đại gia là bịnh ....đa dại ?????????? Chữ nghĩa bác sĩ và dịch sĩ....khó hiểu quá trời !
    Đại ca,
    Không lâu đại ca bảo là bệnh nhà giàu đó. Nhà giàu bên Việt Nam gọi là đại gia cho nên cô Bo gọi là đại gia chứ răng. hihihihi j/k
    Last edited by Triển; 05-25-2013 at 10:04 PM.

  3. #23
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Hiền Vy
    Q luôn nói là mì căn là từ tinh chất của bột mì, không phải bột, hôm qua hv thử món mì căn thì đúng là bột.
    chị Hiền Vy,

    khi nãy tôi trả lời chị quên phần này. Theo tôi đoán, thì ý của chị Quỳnh là mì căn đã mất tinh bột (carbohydrate, starch) rồi, chỉ còn phần đạm (proteine) thôi. Cho nên không còn đường trong mì căn nữa.
    Phần tinh bột mất đi do lúc mình làm mì căn rửa với nước cho sạch hết tinh bột, cho đến khi chỉ còn phần đạm (là cái phần dai). Thì mì căn cũng sẽ chỉ như thịt bình thường nghĩa là gồm phần đạm và mỡ, không còn carbohydrate nữa.

    Trên lý thuyết là đúng, nhưng người ta vẫn hoài nghi là sẽ không rửa sạch hết được phần carbohydrate ra lúc làm mì căn. Cho nên một bảng viết theo bên Đức là 100 gram mì căn có 40 gram carbohydrate và 25 gram proteine cộng 1 gram mỡ. Nghĩa là carbohydrate không thể rửa sạch ra hết được, cho nên dùng mì căn trong các món chay nấu dai dai thay thế thịt vẫn phải nên lưu ý vì còn đường trong đó.

    Hoàn toàn có nhiều proteine và có thể thay thế thịt, tôi nghĩ là phải dùng nấm với số lượng gấp ba. 300 gram nấm = 100 gram thịt tính về độ đạm (proteine). Tuy nhiên tôi nghĩ là mình chỉ lưu ý để điều chỉnh mức độ đường trong thực phẩm thôi chứ cũng không nên cử kiêng quá thì cũng mất đi một cái thú vui trong cuộc sống. Thay vào đó vận động nhiều hơn thì không lo vụ ăn uống lắm.

  4. #24
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Đại ca,
    Không lâu đại ca bảo là bệnh nhà giàu đó. Nhà giàu bên Việt Nam gọi là đại gia cho nên cô Bo gọi là đại gia chứ răng. hihihihi j/k
    ...chết....chết....nguy to...anh và cô Bo ....phong tặng cho tôi cấp....đại gia thì tụi thuế , tụi côn an , chính quyền nó đến thăm hỏi thường xuyên thì...cái quần cũng không còn

  5. #25
    Cảm ơn anh Triển giải thích về mì căn.
    Lúc trước hv cũng rất thích Nấm nhưng mới đây hv nhận được tin về Tàu làm nấm bằng hóa chất nên bớt ăn lại.


    Anh Hoài Vọng ơi, phuơng pháp phòng ngừa Type II của anh đưa ra không áp dụng với hv được vì hv không thích shopping.
    Để thì giờ đó đi bơi hay chạy xe đạp vui hơn nhiều.

  6. #26
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Ủa Bonita và bà Ngô (Boni Tây ?) là bác sĩ hả? Nội khoa hay là chuyên khoa gì vậy Bo? Lâu nay anh 5 không biết, vậy là anh 5 đang múa rìu qua mắt thợ phải không?

    Ý anh 5 bên trên là loại đường thứ ba, đường vào nghĩa địa, loại ẩn náu trong tinh bột, do kết hợp giữa CO2, nước và ôxy mà thành đó (quang hợp), là carbohydrat đó có trong ngũ cốc, bột và các loại đậu.
    Khoa học phân loại gọi là "đường đa liên kết" (??), hay là Polysaccharide. Là loại đường "ẩn náu" mà vị giác mình không nhận ra, do đó quý vị ăn chay lạt nếu không để ý sẽ dùng rất nhiều đường loại này mà không biết.

    Còn các loại đường Bonita kể ra dĩ nhiên cũng là đường, nhưng vị giác ta cảm nhận được, như loại đường đơn kết (Monosaccharide) và loại đường song kết (Disaccharide).

    Đường Monosaccharide như glucose, fructose. Loại đường Monosaccharide này có trong trái cây, các thức ăn ngọt và mật như Bo viết đó thì ai cũng biết do người ta cảm nhận được vị ngọt.

    Loại thứ hai Disaccharide là Saccharose, Lactose, Maltose... là loại đường có trong bia, rượu, và đường xử dụng trong nhà để nêm nếm, cũng là loại đường vị giác chúng ta cảm nhận được vị ngọt.

    Chỉ có loại đường thứ ba, loại đa kết, Polysaccharide, ẩn mình như vừa kể, thì đôi khi chúng ta vô tình xử dụng hằng ngày mà không nghĩ đến.

    Đó là lý do nói tại sao người ăn chay vẫn có hiểm họa (nguy cơ) bị đường trong máu như người ăn mặn là như thế. Hai loại đường bình thường đơn và đôi, thì do vị ngọt ta biết nên người ta dễ thường kiêng cử.

    Hôm nay biết Bo và bà Ngô là bác sĩ mai mốt anh 5 có dịch bài tiếp trong mục này nhớ góp ý cho chính xác thêm nhé. Cám ơn Bo rất nhiều.
    hi anh 5,

    bo khâm phục anh 5 là luôn mang kiến thức hiểu biết của mình đến cho mọi người, từ kỹ thuật, văn hóa cho tới sức khỏe, một người cởi mở như anh 5 thật hiếm có ... ^^

    bo thuộc họ ... lười nên chỉ viết đơn giản thôi nhen ...

    những gì anh 5 viết ở trên không sai:
    - đường Monosaccharides / đường đơn: glucose, fructose, galactose; đường này được hấp thụ thẳng qua đường ruột và chuyển thẳng đến các cơ quan cần thiết (sucre rapide)
    - đường di/polysaccarides / đường đa kết: đường trong agar agar, amidon, mì, nouille, ... đường có trong các sản phẩm chế biến từ các đường đơn; đường này, sau khi ăn vào, được cơ thể tách ra thành đường đơn rồi cơ thể mới hấp thụ từ từ (sucre lent)

    mì căn như anh 5 nói đúng cũng là .... chất đường chứ không phải protéine/chất đạm
    không chỉ riêng nguời Việt mình mà người Tây họ cũng có nhiều lầm lẫn như bắp, khoai tây,... thuộc họ ... rau!
    mật ong, hay mới sau này đường từ lá cây... hay đường hóa học "lai"/light ... không có calories ...

    bữa nào rãnh bo em sẽ nói thêm về chất đạm/protéine động vật hay thực vật và chất béo/lipide động vật hay thực vật

    dù là động vật hay thực vật, chỉ có một tấm bảng đơn giản để ghi nhớ:

    1 gr chất đường/glucide = 4 calories
    1 gr chất đạm/proteine = 4 calories
    1gr chất béo/lipide = 9 calories

    hi chị Hiền Vy, bác Hoài,
    lâu nay không thấy chị boni-Tây/ntđl... bon rua chị ... bonne fête à toutes les mamans ... @};-

    tới giờ bo thiếu ... đường rùi ...

    @};-@};-@};-

  7. #27
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by bonita View Post
    tới giờ bo thiếu ... đường rùi ...

    @};-@};-@};-
    Bo có cần ru ....À....ơi....cái ngủ mày ngủ cho ngoan....?

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669

    type 2

    Dè dặt chia xẻ với Anh , Chị , Em .
    Thời gian qua , tôi xét nghiệm trong phòng khám y khoa thì lượng đường trong máu khoảng 200mg , tôi không thấy mệt lắm nên vẫn xử dụng toa thuốc của bác sĩ điều trị .
    2 tháng trước đây tôi ghé thăm người bạn và được cho một cây thuốc lá đắng , cũng gọi là mật nhân ...mỗi ngày hái 4 , 5 lá nấu rồi uống ( giống như nấu trà )
    Nửa tháng sau , đo lại thì lượng đường còn 175,6 mg , tôi dấu không cho bác sĩ biết đang dùng lá đắng ...hy vọng thời gian sau sẽ khỏe hơn để còn chuyện trò .

  9. #29
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Nếu Lính Đại Ca không ngại thì viết thêm menue ăn uống của đại ca bình thường, tính luôn điểm tâm và ăn vặt để bà con biết. Tuy nhiên lá đắng này chắc chỉ có ở VN.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #30
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Nếu Lính Đại Ca không ngại thì viết thêm menue ăn uống của đại ca bình thường, tính luôn điểm tâm và ăn vặt để bà con biết. Tuy nhiên lá đắng này chắc chỉ có ở VN.
    Có gì đâu mà ngại , anh Triển ? Ăn ...ít thịt bò thịt heo , nhiều cá ...lươn và rắn nói chung loài...máu lạnh thì không kiêng cữ , còn bia , rượu thì vừa đủ ...lâng lâng
    Ngày trước ở Quảng Trị , tôi đã nghe lính ngoài đó gọi là cây mật nhân ngâm rượu uống khỏi nhức mỏi , cây này rất dễ trồng nên khu bán thuốc nam đường Hải Thượng Lãn Ông bán lá phơi khô ( có lẽ trồng nơi khí hậu khô như Houston , Cali cũng thích hợp...) Chẳng biết có phải là...gặp thầy gặp thuốc không nữa...2 tháng sau , đi đo lại sẽ thông báo sau

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:57 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh