Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12
  1. #1

    Giải thích Linh hồn theo Phật giáo và Khoa học

    Linh hồn, trong tư tưởng tín ngưỡngtriết học, trong niềm tin của nhân loại là bản chất tự nhận thức bản thân đặc trưng cho một sinh vật nào đó. Theo những tư tưởng này, linh hồn sát nhập bản chất bên trong của mỗi sinh vật, và là cơ sở thật sự cho trí tuệ. Nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng tin rằng, linh hồn là sự thống nhất của ý thức về đặc tính của một cá thể.

    Khái niệm về linh hồn có những liên hệ chặt chẽ với những ý niệm về cuộc sống sau khi chết, nhưng có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí của cùng một tôn giáo nào đó, về những gì sẽ xảy đến với linh hồn sau khi cơ thể chết đi. Nhiều người theo những tôn giáo, triết lý nhất định cho linh hồn là phi vật chất, trong khi có người khác lại cho rằng linh hồn có thể có một thành phần vật chất nào đó, và một vài người thậm chí đã cố tìm khối lượng (trọng lượng) của linh hồn. Linh hồn thường (nhưng không luôn luôn, như được giải thích ở dưới đây) được cho là bất tử.

    Những người hoài nghi về linh hồn viện dẫn những hiện tượng như suy giảm hoặc mất khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ ở dạng nói hay viết do thương tổn, bệnh tật ở các trung tâm não; và bệnh Alzheimer là những bằng chứng chứng tỏ đặc tính của một cá thể là vật chất, và hơn nữa được cấu tạo từ những thành phần đơn lẻ, trái với triết lý cho rằng linh hồn là bất tử, và thống nhất.

    Giải thích linh hồn theo khoa học

    Xin hãy giúp cải thiện bài viết bằng cách thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.
    Khoa học thực nghiệm không đồng tình có linh hồn, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào để minh chứng. Theo khoa học: bộ não là hoạt động của tâm lý. Do vậy, đa số nhà khoa học tuy chưa khẳng định dứt khoát nhưng họ ủng hộ quan điểm: "bộ não là linh hồn". Mặc dù vậy, họ vẫn chưa có chứng minh được bộ não là linh hồn. Câu hỏi: linh hồn là gì vẫn còn dành cho nhiều nhà khoa học. Vô số hiện tượng tâm lý xảy ra mà chưa có lời giải thích thỏa đáng.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Linh_hồn

  2. #2
    Giải thích linh hồn theo Phật giáo


    Theo như giải thích của Phật giáo, đặc biệt là môn học Vi diệu pháp thì không có một linh hồn nào trong con người. Con người gồm 2 phần Sắc Uẩn (các bộ phận cơ thể) và Danh Uẩn (các trạng thái tâm lý). Vi diệu pháp quan niệm đời sống con người là tiến trình phối hợp giữa các trạng thái vật lý (của Sắc Uẩn) và trạng thái tâm lý (của Danh Uẩn) biến đổi theo nhân duyên (tùy thuộc điều kiện). Danh Uẩn gồm Thọ Uẩn (các trạng thái cảm giác), Tưởng Uẩn (các trạng thái tưởng tượng), Hành Uẩn (các trạng thái tâm hoạt động), Thức Uẩn (ý thức chủ) cùng sinh, cùng diệt tùy theo điều kiện phát sinh trong cuộc sống.

    Đa số những lầm tưởng về một cái linh hồn, cái
    ngã mà con người tưởng tượng ra là do Tưởng Uẩn hoạt động. Có 2 vấn đề chi phối đời sống tâm lý con người là Nghiệp và "Sự tùy thuộc phát sanh của Thức" (xem Thập nhị nhân duyên.



    Theo như Vi diệu pháp, Thức không tồn tại thường hằng mà biến đổi, sinh và diệt rất nhanh. Trong một sát na (nhỏ hơn một giây rất nhiều lần) thì Thức sinh và diệt tiếp nối nhau. Ví dụ: sở dĩ chúng ta thấy được hình ảnh là do Nhãn thức (thức thấy) sinh và diệt liên tục tiếp nối nhau tạo ra "sự thấy". Nhãn thức 1 sinh rồi diệt, nhãn thức 2 sinh rồi diệt, nhãn thức thứ n sinh và diệt tạo nên cái thấy.

    Chúng ta tưởng rằng "cái thấy" do thức là trường tồn, chứ thật ra chúng sinh và diệt nối tiếp nhau. Tương tự cho: nhĩ thức (thức nghe), tỉ thức (thức ngửi mùi), thiệt thức (thức của vị), thân thức (thức của thân). Riêng Ý thức sanh lên cùng lúc với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.

    Tức là không có một cái ngã nào hay linh hồn nào mà trường cửu dù trong một giây đồng hồ. Vi diệu pháp tuyên bố rằng Danh Uẩn sinh diệt còn lẹ hơn là Sắc Uẩn gấp 17 lần. Điều này, chúng ta thấy rất gần với sự biến đổi (sinh diệt) của các hạt sơ cấp trong vật lý là không thể nắm bắt được vị trí của hạt đó. Lúc sắp chết, Thức Cuối Cùng (Tâm Tử) sinh lên và diệt, Thức Tái Sinh cho một kiếp sống mới được tạo ra do
    Nghiệpquy định. Do vậy, theo như Vi Diệu Pháp của Phật giáo nguyên thủy thì không có một linh hồn nào mà cái "linh hồn" chẳng qua là sự hoạt động của Danh Uẩn dưới tác động của Nghiệp và Do duyên sinh (do cuộc sống chi phối).

    Một số trường phái Phật giáo khác như Mật Tông quan niệm có Thân Trung Ấm để cho linh hồn trú ngụ trước khi nhập thai. Tuy nhiên, quan niệm ấy chưa được ai kiểm chứng và sự giải thích về linh hồn không phù hợp với khoa học.



    https://vi.wikipedia.org/wiki/Linh_hồn

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Kiên Bùi View Post

    Một số trường phái Phật giáo khác như Mật Tông quan niệm có Thân Trung Ấm để cho linh hồn trú ngụ trước khi nhập thai. Tuy nhiên, quan niệm ấy chưa được ai kiểm chứng và sự giải thích về linh hồn không phù hợp với khoa học.[/FONT][/COLOR]
    [/SIZE]

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Linh_hồn
    Các giáo phái Phật giáo có các lý giải khác biệt.
    Tuy nhiên câu này xin tạm gọi là diễn đạt không
    đúng theo tinh thần Phật giáo cho dù có gọi là
    Phật giáo mật tông Tây Tạng. Thần thức không
    phải là linh hồn và cũng không trú ngụ ở đâu cả.
    Viết như vầy dễ gây ngộ nhận giáo lý Phật giáo.

    Không nên xem và trích đăng các bài viết của Wiki
    khi nói về tôn giáo. Bởi vì Wiki là bách khoa toàn thư
    mở. Không có ai chịu trách nhiệm nội dung. Xem ở
    các trang thư viện các chùa. Nếu có gì không đúng
    hoặc khó hiểu có thể liên lạc hỏi trực tiếp với ban trị
    sự chùa đó mà giải vây kiến thức.

    Mời coi thêm ở đây: https://chua.phohien.fr/phat-phap/than-trung-am/208/
    Last edited by Triển; 04-09-2017 at 09:57 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Chúng ta thường lầm tưởng quan niệm linh hồn, sự sống sau cái chết là một trong những vũ trụ quan đặc trưng trong Phật học, nhưng thực sự đây lại là một lầm tưởng lớn, thực ra học thuyết linh hồn chính là một học thuyết sai lầm (đối riêng với Phật giáo) vì nó nói đến cái Ngã và sự thường hằng, bất biến về một chủ thể sau các kiếp tái sinh. Dù chúng ta chết đi tuy có thay đổi về kiếp sống và hình thức, nhưng chúng ta vẫn là chúng ta, đó chính là thường kiến, một trong hai biên kiến sai lầm theo Phật giáo.

    Ở đây nói rõ hơn, theo quan niệm linh hồn, sau khi chết chúng ta tuy là một người hay một loài vật khác nhưng vẫn có "ai đó" ở đấy, như anh A chết đi sau đó tái sinh, vẫn là anh A nhưng ở một hình thức khác, thực sự theo Phật giáo thì không phải vậy, Phật giáo nói đến vô ngã, không có "ai" cả, khi tái sinh chúng ta không còn là "ai đó" nữa, mỗi kiếp sống, chúng ta là một người hoặc sinh vật khác, điều kết nối duy nhất giữa các kiếp sống ấy là kamma (nghiệp- hành) tàn dư, như ngọn lửa tàn của đống cháy này làm ra một vụ cháy khác mà thôi. Ở đây ví dụ như chúng ta đấm vào tường thì cái đau (tái sinh) là hậu quả của hành động, chứ cái đau (sự tái sinh) không phải chính là hành động ấy (cú đấm). Đó là vô ngã. Không có linh hồn, không có thần thức, không có chủ thể cố định. Giống như khi một người nghiện thuốc chết đi, khi mới sinh ra anh ta không hề nghiện thuốc, nhưng do hậu quả của dòng nghiệp khi trưởng thành anh ta hút thuốc và nghiện trong kiếp sống mới, đó là hai con người hoàn toàn khác nhau, kiếp sống sau chỉ là hậu quả của nghiệp từ các kiếp sống trước, nếu chúng ta đấm thật mạnh vào tường, thì chúng ta sẽ nhận một cơn đau đớn khủng khiếp, nếu chúng ta vuốt ve chúng ta sẽ nhận lại được sự êm ái, đây là Nhân Quả (karma) và Luân Hồi (samsara) không hề có tư duy tôn giáo trong đó, nếu chúng ta đấm nhất định chúng ta sẽ đau, nếu chúng ta vuốt ve chắc chắn chúng ta sẽ êm ái, chúng ta có hành động (nghiệp) chắc chắn chúng ta sẽ có tái sinh, nhưng dẫu sao đó vẫn là trong sự luân chuyển vô cùng. Phật giáo không dừng lại ở đó.

    *Karma: Nghiệp có nghĩa là Thân hành, Ý Hành, Khẩu hành. Hành động tạo ra kết quả thì gọi là Nghiệp.
    *Samsara: tương tục, luân hồi (Luân tức là luôn luôn xoay chuyển và tiếp diễn, hồi ở đây là trở lại, hành động trả lại cho chúng ta hậu quả)

    Phật giáo ở một mức độ cao hơn nữa....Khi chúng ta chấm dứt Kamma, chấm dứt sự luân chuyển của dòng nghiệp thiện và ác do các kiết sử bám chấp sai lầm vào sự vật sự việc, lúc mà dòng nghiệp không còn được tạo ra nữa, ấy là Tịch Tĩnh (Niết bàn), những tác động cũ của dòng nghiệp vẫn sẽ tới khi năm uẩn còn tồn tại (tàn dư của kiếp sống trước), nhưng khi đã chấm dứt năm uẩn, vô dư Niết Bàn, đó là nơi an ổn hoàn toàn, chính là giải thoát khỏi hai dòng nghiệp thiện và ác, chính vì không có ngã, không có linh hồn, chúng ta mới đạt được giải thoát, đừng hình dung thành quả của Phật giáo đó chính là trở thành một cái Ngã khác ở trên trời, hoặc trở thành một "ai đó" như vậy là không phải vô ngã, không phải nội dung Phật giáo.

    Tựu chung chúng ta ở đây là kết quả của vô vàn hành động và nhân duyên nhưng không hề có một Linh hồn và chủ thể nào bên trong. Vậy ai Khổ, ai giải Thoát? Thực ra khi nói Ta Khổ là chỉ có phiền não Khổ, hãy nhớ, chỉ có phiền não Khổ mà thôi, ngoài ra ko có "ai" Khổ cả, giải thoát là giải thoát khỏi phiền não, không cần có Ngã, chúng ta vẫn khổ và vì không có Ngã, đây là điểm rất quan trọng... chúng ta ở đây chỉ là kết quả của các nhân duyên, đoạn tận các nhân duyên của phiền não chúng ta tìm thấy giải thoát, vốn dĩ chúng ta luôn Vô Ngã.

  5. #5
    Biệt Thự
    Join Date
    Nov 2016
    Posts
    1,281
    giải thích mà không giải thích, gọi là như không

  6. #6
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Trời! Đây là lần thứ mấy trong tuần mà anh đạt cảnh giới "nát bàn" vậy anh Kiến? Giải thích cũng không mà không giải thích cũng là không. Siêu à nha. Cái này gọi là vạn vật đồng nhất thể. Ta là ma, không ta cũng ma... Hình như tui đang tới cơn? Để đi uống miếng thuốc đã. Chuồn!
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Kiến Hôi View Post
    giải thích mà không giải thích, gọi là như không

    Bùi Kiên muốn dựa vào "Nghiệp lực" để diễn giải khái niệm "linh hồn" nhưng lại lái xe leo lề sang "thuyết Vô Ngã".

    Rồi nêu kết quả là

    "...Đó là vô ngã. Không có linh hồn, không có thần thức, không có chủ thể cố định...."


    Do ráp quá nhiều lý thuyết ở những phạm vi khác nhau mang lại với nhau, nên chân nam đá chân chiêu

    trở thành tẩu hỏa nhập ma của Kim Dung. Chỉ còn thiếu hai chữ Thiện Tai Thiện Tai là hợp với phinh chưởng.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Rồi!.. Thế này thì không xong dzồi! Bùi Kiên đụng hàng thiệt dzồi...

    Khổ thân Tam Tạng!

  9. #9
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,627
    Tui theo đạo Đức Chúa B-Lời* nên ít được học kinh Phật, hôm nào xin nhờ "Thầy" bên anh giáo huấn để có chút hành trang,

    Nhỡ mai thầy có đi tu
    Con ra hành đạo kiếu đời lắm ma
    Ma vương chắc chẵng đâu xa
    Ba đình con tới diệt ma giúp đời
    "Giê-Su-Ma** ".

    * theo sách Đàng Ngoài...hay Đàng Trong gì đó, quên rồi. Đức Chúa BLời = Chúa Trời
    ** câu tụng cuối là của người bạn quen dân "lăm tư", nhà ở Hố Nai,
    mỗi lần có chuyện buồn phiền thì bà ấy cứ phang câu "Giê-Su-Ma" tui cóc hiễu gì,
    nhưng nghe hoài nhập tâm, thì ra đây là thần chú diệt Ma Vương

    Phụ chú: cuocsi
    Last edited by cuocsi; 04-21-2017 at 11:34 PM. Reason: thêm phụ chú

  10. #10
    Ở đây nói rõ hơn, theo quan niệm linh hồn, sau khi chết chúng ta tuy là một người hay một loài vật khác nhưng vẫn có "ai đó" ở đấy, như anh A chết đi sau đó tái sinh, vẫn là anh A nhưng ở một hình thức khác, thực sự theo Phật giáo thì không phải vậy, Phật giáo nói đến vô ngã, không có "ai" cả, khi tái sinh chúng ta không còn là "ai đó" nữa, mỗi kiếp sống, chúng ta là một người hoặc sinh vật khác, điều kết nối duy nhất giữa các kiếp sống ấy là kamma (nghiệp- hành) tàn dư.

 

 

Similar Threads

  1. Khoa học giải thích hiện tượng thấy ma
    By Kiên Bùi in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 8
    Last Post: 05-30-2017, 12:24 AM
  2. 7 kỳ quan Phật giáo
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 1
    Last Post: 12-23-2012, 09:34 PM
  3. Phật giáo Việt Nam
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 06-07-2012, 08:02 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 12-02-2011, 07:50 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:19 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh