Register
Page 95 of 146 FirstFirst ... 45859394959697105145 ... LastLast
Results 941 to 950 of 1457

Thread: Mỹ

  1. #941
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Gian lận.
    Cần kiện lên tòa tối cao cho đủ bài bản. Nếu không khó lòng giật hội.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #942
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Trào lưu của đạo đường Thích Ngộ Nhận.




    Về vai trò của Tối cao Pháp viện đối với Kết quả bầu cử 2020




    Minh Phạm

    3-12-2020

    Ngày 20/11/20, Tối cao pháp viện liên bang (US Supreme Court) ra thông cáo phân nhiệm theo địa hạt tuần du Thượng thẩm (Circuit) cho các thẩm phán Tối cao pháp viện.

    Theo thông cáo, cả 4 thẩm phán “Cộng hòa” (Conservative, được nhiều người hiểu là… “thân Trump”) nhận tuần du tại các tiểu bang chiến trường (swing state), trong đó có 2 phụ thẩm do Tổng thống Trump đề cử là B. Kavanaugh và Amy Barrett.

    Cụ thể, phụ thẩm Brett Kavanaugh tuần du khu vực gồm tiểu bang Michigan; phụ thẩm Amy Coney Barrett tuần du khu vực gồm tiểu bang Wisconsin, phụ thẩm Samuel Alito tuần du khu vực gồm tiểu bang Pennsylvania và phụ thẩm Clarence Thomas tuần du khu vực gồm tiểu bang Georgia.

    Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông bảo thủ (conservative) tại Mỹ loan tin rằng, các tòa án thượng thẩm có thẩm quyền địa hạt tại các tiểu bang chiến trường sẽ “bênh vực cho Tổng thống Trump” đối với các vụ kiện tranh chấp kết quả bầu cử bằng cách đảo ngược kết quả bầu cử nhờ có sự “can thiệp” từ các phụ thẩm Tối cao Pháp viện (conservative) ở các Tòa đó.

    Đây là một ngộ nhận lớn! Tại sao? Vì 2 lý do chính yếu sau:

    – Hệ thống Tòa Thượng thẩm liên bang gồm 13 Tòa, nằm rải rác 12 khu vực tư pháp và khu vực Thủ đô DC. Một phụ thẩm Tối cao pháp viện sẽ giám sát ít nhất 1 Tòa Thượng thẩm mà trong quá khứ họ có một mối liên hệ – về cư trú hay hành nghề – giữa họ và các tòa án trong khu vực ấy. Quyền lực của Thẩm phán Tối cao pháp viện tại các Tòa án thượng thẩm chỉ giới hạn trong phạm vi ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời, gia hạn nộp đơn từ hồ sơ, và trong một vài trường hợp đặc biệt là gia hạn thời gian chờ đợi quyết định từ Tối cao pháp viện.

    Nhưng nhiệm vụ chính của họ là thẩm xét (sàng lọc) các Đơn Thượng cầu lên Tối cao pháp viện trước khi đề nghị Pháp viện quyết định có thụ lý hay không. Nói vắn tắt, các phụ thẩm Tuần du không có quyền quyết định thay cho Tòa Thượng thẩm lẫn Tối cao pháp viện. Trường hợp này, phụ thẩm tuần du là chiếc cầu nối giữa các Tòa dưới với Tối cao Pháp viện liên bang.

    – Các vụ kiện cáo kết quả bầu cử nếu không trưng ra bằng chứng vi-Luật (liên bang) và vi-Hiến (liên bang) thì các Tòa án liên bang (trong đó có Tối cao Pháp viện là nơi mà những người ủng hộ Tổng thống Trump – với suy nghĩ rất ấu trĩ – xem như là nơi có quyền quyết định thắng thua trong bầu cử) sẽ không thụ lý vụ kiện để xét xử.

    Người ta thường nêu án lệ Bush v. Gore như một chiếc phao cứu sinh trong trường hợp Trump chống Biden. Đây cũng là một ngộ nhận nốt!
    Trong vụ kiện Bush chống Gore của năm bầu cử 2000, Tối cao pháp viện liên bang chỉ quyết định về 2 điểm luật-pháp-liên-bang là

    a) Quyền được đối xử bình đẳng trước luật pháp theo Hiến pháp (liên bang: US Constitution) và,

    b) Có hay không một sự vi phạm Luật Kiểm đếm Phiếu bầu (liên bang: Electoral Count Act).

    Sau khi nghị án, Tối cao pháp viện quyết định “không kiểm đếm phiếu lại ở Florida”. Trên cơ sở không đếm phiếu lại nên ông Bush thắng cử vì nhiều hơn ông Gore khoảng 500 phiếu phổ thông (chứ Tối cao pháp viện KHÔNG tuyên bố ông Bush thắng ông Gore, đây là sự nhầm lẫn … chết người!!!)

    Thế nên, nếu không chứng minh “khả năng vi phạm Luật pháp liên bang và Hiến pháp liên bang” thì đừng mong Tối cao Pháp viện liên bang thụ lý.

    Đối chiếu với thực tế, vụ kiện của dân biểu M. Kelly ở Pennsylvania vừa nộp Đơn Thỉnh cầu lên Tối cao Pháp viện ngày hôm qua thì đơn này nộp đích danh phụ thẩm Tối cao Pháp viện tuần du khu vực Pennsylvania là ông Samuel Alito.

    Ông Alito sẽ thẩm xét Đơn Thượng cầu và khi thẩm xét sẽ gởi lên Tối cao Pháp viện. Trước đó, Tổng Chưởng lý Shapiro của tiểu bang Pennsylvania gởi một bản Lý-nghị cho Tối cao Pháp viện liên bang để thỉnh cầu Pháp viện ĐÓNG LẠI tất cả các khiếu kiện về kết quả bầu cử ở tiểu bang Pennsylvania cũng phải qua phụ thẩm S. Alito.

    Không phải ai cũng có một kiến thức căn bản (backgrounds) về thẩm quyền tài phán của hệ thống các tòa án tiểu bang và hệ thống các tòa án liên bang để có thể xác định vụ kiện nào khả dĩ được Tối cao Pháp viện thụ lý. Vì vậy, đã có hàng… tỷ tin đồn thất thiệt (tin giả) rằng, Tối cao Pháp viện liên bang sẽ quyết định ai là người thắng cử giữa Trump và Biden. Ngoài sự thiếu hiểu biết, không loại trừ việc tung tin đồn nhảm là có ác ý, có mưu cầu tư lợi…

    (Sở dĩ lặp lại hai từ “Liên bang” là vì còn có Tối cao Pháp viện tiểu bang).

    ***

    Về hệ thống Tòa án Thượng thẩm Liên bang, xin tham khảo lại bài viết:

    Tổng thống Trump Và Quyền Tư Pháp

    Nhiệm vụ của Tòa là định nghĩa luật là gì, giải thích ý nghĩa của luật và Tòa sẽ không cho phép bất kỳ ai có quyền đứng trên luật pháp. Tòa Thượng thẩm thứ 9 (the United State of the Court of Appeals for the Ninth Circuit, the Ninth Circuit Court of Appeals ) vừa tái xác nhận thẩm quyền này trong án lý vụ Washington kiện Trump.

    Đặc biệt, với cơ chế “Checks and Balances”, Tòa án (Tư pháp) sẽ là sợi cương kiềm chế Hành-pháp một khi cho rằng Hành pháp đã đi quá xa quyền hạn của nó.

    Tòa Thượng thẩm, nguyên thủy là những nơi xử án của các Pháp quan hoàng gia Anh được uỷ nhiệm trong chuyến tuần du trên khắp nước Anh đã du nhập sang Mỹ khi Tòa án liên bang chỉ duy nhất được Hiến pháp thiết lập là Tối cao Pháp viện, với số lượng thẩm phán ít ỏi, các Thẩm phán của Pháp viện phải phân công tuần du Phúc Quyết các bản án Sơ thẩm trên 11 địa hạt toàn liên bang được đánh số thứ tự từ 1 đến 11. (Hiện nay, Thẩm phán Tối cao Pháp viện chỉ phân công kiểm tra chứ không còn tham gia xử kiện ở các tòa Thượng thẩm như xưa).

    Chính vì thế, các Tòa tuần du này mới có tên là “Circuit Court” được sử dụng phổ biến cho đến năm 1948, mà về sau thường gọi ngắn gọn là “Court of Appeals”.

    Hơn hai trăm năm qua, Quốc hội Mỹ – chỉ có Quốc hội mới có quyền, kể cả quyền biến đàn ông thành… đàn bà!!! – lập thêm hai Tòa Thượng thẩm như vậy nữa, không đánh số và đặt trụ sở ở Washington D.C, vì nhu cầu xã hội.

    Nguyên tắc “lưỡng cấp tài phán” (xét xử theo hai cấp Tòa: sơ thẩm và phúc thẩm) giúp cho án văn của Tòa Thượng thẩm có giá trị tối hậu; đó là chưa kể các bản án của Tòa sơ thẩm vốn cũng đã gần như đạt đến chân lý của một nền Tư pháp độc lập, bởi lẽ vị thẩm phán liên bang từ cấp Tòa sơ thẩm cũng phải do Tổng thống đề cử và phải được Thượng nghị viện kiểm tra và đồng ý vì họ giữ chức suốt đời.

    Thế nên cũng không lấy làm lạ là thẩm phán Robart, một trong tổng số “khoảng trên dưới 700” thẩm phán các cấp Tòa Liên-bang, ở Tòa sơ thẩm Seattle có thể chặn Sắc lệnh của Tổng thống Trump.

    Vì thế, hiếm khi bản án phúc quyết từ Tòa Thượng thẩm bị Thượng Tố lên tới cấp Tòa cao nhất của liên bang là Tối cao Pháp viện (U.S Supreme Court).

    Tuy nhiên, vấn đề nhập cư vốn được Tối cao Pháp viện ưu ái dành quyền quyết định cho Hành pháp lâu nay có thể sẽ bị Tòa án “thu – hồi” dưới “trào” của một ông Tổng thống “bất xứng” (unfit) như ông Trump.

    /* src.: https://baotiengdan.com/2020/12/03/v...a-bau-cu-2020/


    Bản hiến pháp quan trọng, những con người thực thi nó cũng quan trọng không kém

    Có một bản hiến pháp dân chủ thôi chưa đủ. Ta còn cần những con người dân chủ.

    Lê Nguyễn Duy Hậu


    Tổng thống Donald Trump đã gây được ảnh hưởng lớn tới Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ với việc bổ nhiệm ba thẩm phán mới chỉ trong vòng bốn năm. Ảnh: USA Today.



    Tôi đã từng hy vọng có thể kết thúc loạt bài viết về Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bằng một đánh giá cơ quan này ở thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, với việc chỉ trong một nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump có đến ba thẩm phán mới, trẻ trung và có người lại có ít kinh nghiệm tư pháp, đã khiến việc đánh giá trở nên khinh suất. Trái lại, những gì đang diễn ra trên chính trường Mỹ sau bầu cử, cùng những cách hiểu sai lầm về Tối cao Pháp viện như một định chế chính trị và các thẩm phán như những thành viên của đảng phái, khiến cho tôi cảm thấy cần phải kết thúc loạt bài bằng việc đánh giá lại về vị trí của tòa án này trong bộ máy chính trị Mỹ. Tôi muốn cố gắng giải thích cho hai vấn đề lớn như sau.

    Vấn đề 1: Tối cao Pháp viện sẽ ra phán quyết theo đúng tư tưởng đảng phái?


    Chúng ta có thể bắt đầu bài viết hôm nay bằng một câu hỏi đã được bỏ ngỏ từ cuối kỳ trước: Nếu như Tối cao Pháp viện là một định chế chính trị và thẩm phán là những chính khách, vậy thì nguyên tắc tam quyền phân lập còn ý nghĩa gì nữa?

    Những ngày này, nhiều người ủng hộ ông Trump đã lưu truyền một thông tin, một niềm hy vọng rằng kết quả bầu cử rồi sẽ được đưa lên cho Tối cao Pháp viện phân xử, và với một đa số 6 thẩm phán “bảo thủ”, ông Trump sẽ tái đắc cử. Họ cũng dẫn chứng vụ kiện Bush v. Gore một cách sai lệch như một cách để nuôi dưỡng niềm tin đó.

    Như đã có dịp trình bày trước đây, nếu thật sự Tối cao Pháp viện là nơi sẽ phân định thắng thua trong một cuộc bầu cử, thì đó sẽ là một bước lùi lớn cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Nhưng nếu Tối cao Pháp viện lại phân định thắng thua chỉ dựa trên quan điểm chính trị của thẩm phán, thì xem như nền tư pháp của Hoa Kỳ đã chết. Kịch bản như vậy không được phép xảy ra.

    Nhìn lại lịch sử án lệ Hoa Kỳ, bản án Bush v. Gore năm 2000 là một trong những bản án tệ nhất của Tối cao Pháp viện. Nó gây tranh cãi đến mức mà một thẩm phán Tối cao Pháp viện lúc bấy giờ là David Souter đã nghĩ đến chuyện từ chức, và theo nhà báo Jeffrey Toobin thì ông chảy nước mắt mỗi lần nghĩ đến phán quyết đó. Phán quyết Bush v. Gore còn gây tranh cãi khi chính người chắp bút cho bản án đó là Thẩm phán Sandra Day O’Connor đã phải thêm vào một câu rằng vì tính chất vô tiền khoáng hậu của tình huống mà những lý lẽ pháp lý trong Bush v. Gore chỉ được áp dụng một lần. Điều này có nghĩa là bản án Bush v. Gore được chính tác giả của nó khuyến cáo không tái sử dụng như một loại án lệ hiến pháp thông thường.

    Nói như vậy để thấy rằng một thẩm phán có tự trọng đúng nghĩa, trừ khi có một luận cứ pháp lý rõ ràng với những bằng chứng không thể chối cãi, sẽ không cho phép bản thân đem tư tưởng chính trị vào trong bản án. Trên thực tế thì tuy báo giới thường nói Tối cao Pháp viện có phe “cấp tiến” và “bảo thủ”, phần lớn các bản án của tòa này có kết quả đồng thuận, hoặc tuyệt đại đa số tán thành. Chỉ khi nào một vấn đề pháp lý quá gây tranh cãi thì người ta mới thấy được sự chia rẽ về quan điểm. Nhưng ngay cả như vậy, không có gì đảm bảo là thẩm phán “bảo thủ” sẽ luôn bỏ phiếu cho phe Cộng hòa và thẩm phán “cấp tiến” sẽ luôn bỏ phiếu cho phe Dân chủ.

    Những bản án gần đây cho thấy điều đó. Đơn cử như các bản án liên quan đến Obamacare – hay Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền của Tổng thống Barack Obama. Theo đó, rất nhiều lần các thẩm phán phe “cấp tiến” đồng tình với các thẩm phán phe “bảo thủ”, và ngược lại. Lần tranh tụng gần đây nhất trong vụ California v. Texas, giới quan sát cho rằng hai thẩm phán “bảo thủ” là Chánh án John Roberts và Thẩm phán Kavanaugh có thể sẽ cùng chia sẻ ý kiến với ba thẩm phán “cấp tiến” để giúp cho Obamacare tồn tại. Có phải vì Roberts và Kavanaugh đồng tình về mặt chính trị với Obamacare không? Không phải. Đơn giản vì họ không muốn thay Quốc hội xoá bỏ một đạo luật, không thông qua con đường dân chủ. Chính những bản án như vậy sẽ lại tái khẳng định vai trò độc lập của Tối cao Pháp viện, bất chấp việc các thẩm phán có thể sẽ trở thành kẻ thù của phe này hay phe kia. Cho nên mới có chuyện Thẩm phán Matthew W. Brann, một thẩm phán tòa liên bang tuy do Obama bổ nhiệm nhưng lại cực kỳ bảo thủ, đã thẳng tay loại bỏ đơn kiện của ủy ban tranh cử của Trump vì lý do thiếu chứng cứ. Và tương tự là cách bộ ba thẩm phán của Tòa Phúc thẩm số Ba, trong đó một người được chính Trump bổ nhiệm và hai người do Tổng thống G. W. Bush bổ nhiệm, cũng thẳng tay từ chối đơn kháng cáo của Trump và mạnh dạn tuyên bố rằng “cử tri chứ không phải luật sư mới có quyền quyết định kết quả bầu cử”.

    Để chốt lại vấn đề này, có thể sử dụng lại một đoạn trong phiên điều trần của Thẩm phán Amy Coney Barrett. Khi được hỏi rằng bà có thể để cho quan điểm tôn giáo hoặc chính trị của mình chi phối phán quyết không, bà Barrett trả lời rằng nếu thẩm phán luôn thích các phán quyết của mình, điều đó có nghĩa là họ đang để cho thiên kiến chính trị chi phối. Tất nhiên, thực tế thế nào thì chúng ta còn phải chờ đợi, nhưng ít nhất đó là điều mà một thẩm phán cần phải tâm niệm trong lòng.


    Chánh án John Roberts (trái) cùng các thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tham dự phiên báo cáo Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump tại Quốc hội ngày 4/2/2020. Ảnh: AP.


    Vấn đề 2: Tối cao Pháp viện sẽ vô dụng nếu không có được sự tôn trọng của các nhánh quyền lực khác?

    Một sinh viên luật Việt Nam có quan tâm đến chính trị nước ngoài sẽ mạnh dạn nói rằng nước Mỹ mạnh mẽ là nhờ tam quyền phân lập, nhờ bản hiến pháp rõ ràng trao quyền cho Tối cao Pháp viện để kiềm chế hai nhánh quyền lực còn lại. Tuy nhiên, đó là một quan sát đầy lý tưởng nhưng lại thiếu thực tế.

    Đã nhiều lần chúng ta thảo luận với nhau và thấy rằng Alexander Hamilton đã đúng khi nói trong Bài số 78 của Federalist: “Tòa án chẳng có ảnh hưởng gì lên thanh gươm hoặc túi tiền, lên QUYỀN LỰC hoặc Ý CHÍ, mà chỉ đơn thuần có trong tay những phán quyết” (“no influence over either the sword or the purse,… neither FORCE nor WILL, but merely judgment.”). Tam quyền phân lập chỉ là một khẩu hiệu và phán quyết của tòa chỉ là một tờ giấy nếu như nó không được các thiết chế khác tôn trọng và tự nguyện thi hành. Ngay cả khi Marshall khéo léo xác quyết được quyền tài phán hiến pháp sau vụ Marbury v. Madison, một tổng thống tham vọng hoàn toàn có thể tước bỏ nó bằng cách ngó lơ phán quyết của tòa. Vậy thì điều gì đã giữ cho vị thế bấp bênh đó của Tối cao Pháp viện tồn tại cho đến ngày nay?

    Rất có thể, sức mạnh của Hiến pháp Mỹ nằm ở chỗ nó thừa hưởng một nền văn hoá dân chủ, coi trọng những thứ luật lệ bất thành văn – chẳng hạn như tôn trọng phán quyết của tòa, khiêm nhường, kiềm chế, phân định rõ chính trị và pháp lý. Hãy thử lắng nghe một câu chuyện sau đây về hai nhân vật ta đã quen thuộc từ kỳ trước là Chánh án Warren và Tổng thống Eisenhower.

    Trong một cuộc phỏng vấn sau khi hết nhiệm kỳ, Eisenhower từng chia sẻ rằng ông hối tiếc nhất là việc đã bổ nhiệm “tên chó đẻ Warren” vào ghế chánh án Tối cao Pháp viện, khiến cho những bản án cấp tiến nở rộ và gây mất lòng cho phe bảo thủ. Tuy nhiên, nếu như thật sự Eisenhower chán ghét các bản án của Warren, thì đó lại càng minh chứng cho nhận xét Eisenhower là một tổng thống đàng hoàng, dân chủ. Mặc dù không hài lòng với phán quyết Brown, Eisenhower vẫn chấp nhận tuân thủ bản án đó và tham gia đưa quân đội xuống Arkansas để thực thi bản án, bất chấp việc các cử tri bảo thủ ở đây sẽ bực tức với ông. Cũng tương tự như vậy, chưa bao giờ Eisenhower bất tuân một bản án nào của Tối cao Pháp viện, và chưa bao giờ Eisenhower lớn tiếng bình luận về một bản án nào trong giai đoạn ông là tổng thống. Điểm đặc biệt của Eisenhower chính là việc ông cũng sẵn sàng bổ nhiệm một thẩm phán cấp tiến là Brennan, dù biết rằng quan điểm của Brennan sẽ trái ngược với ông. Không luật lệ nào bắt ép Eisenhower làm vậy, cũng như không có gì cấm các thẩm phán có thiên kiến chính trị ngoài sự kiềm chế của văn hoá và lòng tự trọng.

    Trên cơ sở đó, Chánh án John Roberts đã từng rất tức giận khi Tổng thống Trump công khai gọi một nửa Tối cao Pháp viện là các “thẩm phán của Obama”. Ông xem đó như một sự xúc phạm không chỉ cho sự độc lập của tòa án, mà còn cho nền văn hoá dân chủ, làm việc cùng nhau của nước Mỹ. Cố Thẩm phán Antonin Scalia là một người bảo thủ đến tận xương tủy, nhưng mỗi dịp năm mới, ông đều khiêu vũ với một thẩm phán mà ông xem là người bạn thân. Đó không phải là Clarence Thomas hay Amy Coney Barrett, mà là cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg – vị thẩm phán cấp tiến đến tận máu thịt.

    Đó chính là nét đẹp của văn hóa dân chủ Hoa Kỳ và là thứ thúc đẩy đất nước này tiến lên. Nước Mỹ sẽ thất bại nếu một tổng thống chọn phớt lờ truyền thống chính trị và văn hoá dân chủ, xem tòa án như một công cụ chính trị, xem thẩm phán là những đảng viên và cùng nhau cấu kết. Thật may mắn là cho đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra.


    Hai thẩm phán Tối cao Pháp viện Ruth Bader Ginsburg và Antonin Scalia cùng xuất hiện trên sân khấu một nhà hát năm 2009. Ảnh: Getty Images.

    Từ Tối cao Pháp viện, nghĩ về một bản hiến pháp dân chủ và quá trình dân chủ hoá

    Khi tôi bắt đầu viết loạt bài này, ngoài việc cung cấp những thông tin mà mình biết cho độc giả về một cơ quan thú vị tại nước Mỹ, tôi cũng nuôi một tham vọng rằng độc giả sẽ rút ra được một bài học nào đó cho tiến trình dân chủ hóa trong tương lai của Việt Nam.

    Với bản thân tôi, điều mà tôi cho là quý báu nhất từ việc theo dõi sự phát triển và những thăng trầm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ chính là việc tôi đã nhìn tòa án này không phải như một thiết chế vô tri vô giác được Hiến pháp Mỹ minh định, mà là một tập hợp của những con người lịch sử.

    Hiến pháp Mỹ đã không cho Marshall một câu trả lời thỏa đáng khi ông phán xử Marbury. Taney đã gửi gắm rất nhiều hy vọng trong phán quyết Dred Scott. Owen Roberts có lẽ đã mất ngủ rất nhiều đêm khi ông quyết định đổi phe nhằm cứu lấy bộ chín trong thời kỳ Lochner. Warren kiên quyết với lý tưởng của ông, nhưng cũng phải thầm cảm ơn sự chính trực của Eisenhower. Souter cuối cùng đã không từ chức vì hiểu rằng pháp luật không phải là chìa khóa vạn năng và thẩm phán không phải là thánh nhân. John Roberts tức giận với vị tổng thống thứ 45. Scalia tranh đấu với Ginsburg trên tòa, nhưng lại khiêu vũ với bà khi năm mới đến.

    Tất cả, tuy có những quan điểm chính trị khác nhau, chia sẻ một mục tiêu rằng thông qua việc phán xử của mình, pháp luật sẽ sáng tỏ và xã hội sẽ tốt lên. Một tòa án phục vụ cho nền dân chủ hiệu quả nhất là một tòa án có những thẩm phán đúng nghĩa (chứ không để vai trò hoặc niềm tin chính trị chi phối) và một văn hoá pháp lý coi trọng sự tự kiềm chế quyền lực của bản thân. Trong con đường dân chủ hóa đất nước, một bản hiến pháp và thể chế rập khuôn sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có những con người như vậy. Đó là những con người không chỉ tuyên xưng dân chủ, xem dân chủ như một cái mác, mà còn phải thống nhất trong tư tưởng và hành động của mình nhằm hướng đến dân chủ, cho dù họ có thể sai lầm, cho dù họ có thể bị lung lay bởi những cám dỗ chính trị.

    Chỉ khi nào có những con người như vậy thì một xã hội mới thực sự trở nên dân chủ.

    /* src.: https://www.luatkhoa.org/2020/11/ban...ong-khong-kem/
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #943
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Nước Mỹ của Joe Biden có thể tin được không?

    Tác giả: Joseph S. Nye Jr.
    Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

    4-12-2020

    Các bạn bè và đồng minh đã mất lòng tin nơi nước Mỹ. Niềm tin liên quan mật thiết đến sự thật và Tổng thống Donald Trump nổi tiếng là lỏng lẻo với sự thật. Tất cả các tổng thống đều đã nói dối, nhưng chưa bao giờ quy mô đến mức làm mất giá trị cơ bản về lòng tin. Các cuộc thăm dò quốc tế cho thấy, sức mạnh mềm của nước Mỹ đã giảm mạnh trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

    Liệu Tổng thống tân cử Joe Biden có thể khôi phục niềm tin đó không? Trong ngắn hạn là có. Việc thay đổi phong cách và chính sách sẽ cải thiện vị thế của Mỹ ở hầu hết các quốc gia. Trump là một ngoại lệ trong số các tổng thống Mỹ. Nhiệm kỳ tổng thống là việc đầu tiên của Trump trong chính phủ, sau khi giành được sự nghiệp trong thế giới bất động sản ở New York và các chương trình truyền hình thực tế theo kiểu đánh bạc, được ăn cả, ngã về không, nơi mà những tuyên bố thái quá thu hút sự chú ý của giới truyền thông và giúp kiểm soát các chương trình nghị sự.

    Ngược lại, Biden là một chính trị gia được thử thách, có kinh nghiệm lâu năm về chính sách đối ngoại với nhiều thập niên ở Thượng viện và tám năm làm phó tổng thống. Kể từ cuộc bầu cử, những tuyên bố và bổ nhiệm ban đầu của ông đã có tác dụng trấn an sâu xa cho các đồng minh.

    Vấn đề của Trump với các đồng minh không phải là khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”. Như tôi đã lập luận trong sách của tôi là “Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump“ (Nghĩa là: Đạo đức có quan trọng không? Tổng thống và chính sách đối ngoại từ Franklin D. Roosevelt đến Trump), các tổng thống được giao phó cho việc thúc đẩy lợi ích quốc gia. Vấn đề tinh thần quan trọng là phương cách mà một tổng thống xác định lợi ích quốc gia.

    Trump đã chọn các định nghĩa theo kiểu giao dịch hẹp hòi, theo John Bolton, Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump, đôi khi Trump nhầm lẫn lợi ích quốc gia với lợi ích cá nhân, chính trị và tài chính riêng.

    Ngược lại, nhiều tổng thống Mỹ kể từ Harry Truman thường có cái nhìn bao quát về lợi ích quốc gia và không nhầm lẫn lợi ích đó với lợi ích của mình. Truman thấy rằng, việc giúp đỡ người khác là lợi ích quốc gia của Mỹ, và thậm chí còn từ bỏ việc ghi tên mình vào Kế hoạch Marshall để hỗ trợ tái thiết hậu chiến ở châu Âu.

    Ngược lại, Trump có thái độ coi thường các liên minh và chủ nghĩa đa phương, điều mà ông thường xuyên thể hiện tại các cuộc họp của G7 hoặc NATO. Ngay cả khi ông đã có những hành động hữu ích để chống lại các lạm dụng thương mại của Trung Quốc, ông đã không thể phối hợp để gây áp lực với Trung Quốc; thay vào đó, ông đánh thuế đối với các đồng minh của Mỹ. Một điều ngạc nhiên nhỏ là nhiều người trong số họ tự hỏi liệu sự phản đối (đúng đắn) của Mỹ đối với Hoa Vi, doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Trung Quốc, có được thúc đẩy bởi các mối quan tâm thương mại hơn là an ninh hay không.

    Việc Trump rút khỏi Hiệp ước Paris về Khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới đã gieo rắc ngờ vực về cam kết của Mỹ trong việc đối phó với các mối đe dọa toàn cầu xuyên quốc gia như sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu và đại dịch. Kế hoạch của Biden để gia nhập lại cả hai và những cam đoan của ông về NATO, sẽ có tác dụng trước mắt đối với quyền lực mềm của Mỹ.

    Nhưng Biden vẫn sẽ phải đối mặt với vấn đề về lòng tin sâu xa hơn. Nhiều đồng minh đang hỏi điều gì đang xảy ra với nền dân chủ Mỹ. Làm thế nào một quốc gia đã sản sinh ra một nhà lãnh đạo chính trị kỳ lạ như Trump vào năm 2016 lại có thể được tin tưởng để không sản xuất một người khác vào năm 2024 hoặc 2028? Có phải nền dân chủ của Mỹ đang suy tàn, khiến đất nước không còn đáng tin cậy?

    Niềm tin suy giảm nơi chính phủ và các định chế khác thúc đẩy cho sự trỗi dậy của Trump không bắt đầu từ Trump. Sự tin tưởng xuống thấp nơi chính phủ đã là căn bệnh của Hoa Kỳ trong nửa thế kỷ qua. Sau thành công trong Thế chiến thứ hai, 3/4 người Mỹ cho biết, là họ tin tưởng mãnh liệt nơi chính phủ. Tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 1/4 sau Chiến tranh Việt Nam và vụ bê bối Watergate vào thập niên 1960 và 1970. May mắn thay, hành vi của dân chúng trong các vấn đề như tuân thủ thuế vụ thường tốt hơn nhiều so với câu trả lời của họ cho những người thăm dò ý kiến có thể đề xuất.

    Có lẽ minh chứng tốt nhất về sức mạnh tiềm ẩn và khả năng phục hồi của văn hóa dân chủ Mỹ là cuộc bầu cử năm 2020. Bất chấp đại dịch tồi tệ nhất trong thế kỷ và những dự đoán thảm khốc về điều kiện bỏ phiếu hỗn loạn, số lượng cử tri tham gia đã đạt kỷ lục, và hàng nghìn quan chức địa phương – Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ và những người độc lập – những người điều hành cuộc bầu cử coi việc thực hiện trung thực nhiệm vụ của họ là nghĩa vụ công dân.

    Tại Georgia, nơi Trump suýt thua, bất chấp những lời chỉ trích vô căn cứ của Trump và các đảng viên Cộng hòa khác, Ngoại trưởng đảng Cộng hòa, người chịu trách nhiệm giám sát cuộc bầu cử, tuyên bố: “Tôi sống theo phương châm là những con số không nói dối“.

    Các vụ kiện của Trump cáo buộc gian lận thiếu bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ chúng, đã bị loại từ tòa này đến tòa khác, bao gồm cả các thẩm phán Trump đã chỉ định. Các đảng viên Cộng hòa ở Michigan và Pennsylvania đã chống lại những nỗ lực của Trump để yêu cầu các nhà lập pháp tiểu bang lật ngược kết quả bầu cử. Trái với những dự đoán của cánh tả và những dự đoán của cánh hữu về gian lận, nền dân chủ Mỹ đã chứng tỏ sức mạnh và nguồn gốc sâu xa trong địa phương.

    Nhưng người Mỹ, bao gồm cả Biden, sẽ vẫn phải đối mặt với những lo ngại của các đồng minh về việc liệu họ có thể tin tưởng để không bầu cho một Trump khác vào năm 2024 hay 2028. Họ lưu tâm đến sự phân hoá của các đảng chính trị, Trump phủ nhận sự thất bại của mình và cáo buộc các nhà lãnh đạo thuộc đảng Cộng hoà về hành vi của ông hoặc thậm chí công nhận công khai chiến thắng của Biden.

    Trump đã sử dụng cơ sở trong những người ủng hộ nhiệt thành của mình để giành quyền kiểm soát Đảng Cộng hòa bằng cách đe dọa hỗ trợ những thách thức chính để dung hoà những người không theo đường lối của ông. Các nhà báo tường thuật rằng, khoảng một nửa số đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện coi thường Trump, nhưng họ cũng sợ ông. Nếu Trump cố gắng duy trì quyền kiểm soát đảng sau khi ông rời Nhà Trắng, Biden sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn khi làm việc với Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

    May mắn thay cho các đồng minh của Hoa Kỳ, trong khi các tài năng chính trị của Biden sẽ được thử thách, Hiến pháp Hoa Kỳ cung cấp cho một tổng thống nhiều quyền hạn trong đối ngoại hơn là trong chính sách đối nội, vì vậy những cải thiện ngắn hạn trong hợp tác sẽ là hiện thực. Hơn nữa, không giống như năm 2016, khi Trump đắc cử, một cuộc thăm dò gần đây của Hội đồng Các Vấn đề toàn cầu ở Chicago cho thấy, 70% người Mỹ muốn có một chính sách đối ngoại hợp tác hướng ngoại – đó là một mức cao kỷ lục.

    Nhưng vấn đề còn kéo dài là, liệu các đồng minh có thể tin tưởng Mỹ được không, tạo ra một Trump khác không, vẫn chưa thể trả lời được một cách chắc chắn. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát đại dịch, khôi phục nền kinh tế và tài năng chính trị của Biden trong việc điều hành sự phân hoá chính trị của đất nước.

    ***

    Tác giả: Joseph S. Nye, Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và là tác giả của cuốn sách mới nhất: Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump


    /* src.: https://baotiengdan.com/2020/12/09/n...in-duoc-khong/






    Can Joe Biden’s America Be Trusted?
    Dec 4, 2020
    Joseph S. Nye, Jr.

    America's friends and allies have come to distrust it in the wake of Donald Trump's presidency. Joe Biden will do all that he can to repair the damage, but the deeper problem is that many are asking whether Trump was merely a symptom of the decline of American democracy.

    CAMBRIDGE – Friends and allies have come to distrust the United States. Trust is closely related to truth, and President Donald Trump is notoriously loose with the truth. All presidents have lied, but never on such a scale that it debases the currency of trust. International polls show that America’s soft power of attraction has declined sharply over Trump’s presidency.

    Can President-elect Joe Biden restore that trust? In the short run, yes. A change of style and policy will improve America’s standing in most countries. Trump was an outlier among US presidents. The presidency was his first job in government, after spending his career in the zero-sum world of New York City real estate and reality television, where outrageous statements hold the media’s attention and help you control the agenda.In contrast, Biden is a well-vetted politician with long experience in foreign policy derived from decades in the Senate and eight years as vice president. Since the election, his initial statements and appointments have had a profoundly reassuring effect on allies.

    Trump’s problem with allies was not his slogan “America First.” As I argue in Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump, presidents are entrusted with promoting the national interest. The important moral issue is how a president defines the national interest.

    Trump chose narrow transactional definitions and, according to his former national security adviser, John Bolton, sometimes confused the national interest with his own personal, political, and financial interests. In contrast, many US presidents since Harry Truman have often taken a broad view of the national interest and did not confuse it with their own. Truman saw that helping others was in America’s national interest, and even forswore putting his name on the Marshall Plan for assistance to post-war reconstruction in Europe.

    In contrast, Trump had disdain for alliances and multilateralism, which he readily displayed at meetings of the G7 or NATO. Even when he took useful actions in standing up to abusive Chinese trade practices, he failed to coordinate pressure on China, instead levying tariffs on US allies. Small wonder that many of them wondered if America’s (proper) opposition to the Chinese tech giant Huawei was motivated by commercial rather than security concerns.

    And Trump’s withdrawal from the Paris climate agreement and the World Health Organization sowed mistrust about American commitment to dealing with transnational global threats such as global warming and pandemics. Biden’s plan to rejoin both, and his reassurances about NATO, will have an immediate beneficial effect on US soft power.

    But Biden will still face a deeper trust problem. Many allies are asking what is happening to American democracy. How can a country that produced as strange a political leader as Trump in 2016 be trusted not to produce another in 2024 or 2028? Is American democracy in decline, making the country untrustworthy?

    The declining trust in government and other institutions that fueled Trump’s rise did not start with him. Low trust in government has been a US malady for a half-century. After success in World War II, three-quarters of Americans said they had a high degree of trust in government. This share fell to roughly one-quarter after the Vietnam War and the Watergate scandal of the 1960s and 1970s. Fortunately, citizens’ behavior on issues like tax compliance was often much better than their replies to pollsters might suggest.

    Perhaps the best demonstration of the underlying strength and resilience of American democratic culture was the 2020 election. Despite the worst pandemic in a century and dire predictions of chaotic voting conditions, a record number of voters turned out, and the thousands of local officials – Republicans, Democrats, and independents – who administered the election regarded the honest execution of their tasks as a civic duty.

    In Georgia, which Trump narrowly lost, the Republican secretary of state, responsible for overseeing the election, defied baseless criticism from Trump and other Republicans, declaring, “I live by the motto that numbers don’t lie.” Trump’s lawsuits alleging massive fraud, lacking any evidence to support them, were thrown out in court after court, including by judges Trump had appointed. And Republicans in Michigan and Pennsylvania resisted his efforts to have state legislators overturn the election results. Contrary to the left’s predictions of doom and the right’s predictions of fraud, American democracy proved its strength and deep local roots.

    But Americans, including Biden, will still face allies’ concerns about whether they can be trusted not to elect another Trump in 2024 or 2028. They note the polarization of the political parties, Trump’s refusal to accept his defeat, and the refusal of congressional Republican leaders to condemn his behavior or even explicitly recognize Biden’s victory.

    /* src.: https://www.project-syndicate.org/co...-s-nye-2020-12

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #944
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,609
    But Americans, including Biden, will still face allies’ concerns about whether they can be trusted not to elect another Trump in 2024 or 2028.
    Với sự giúp đỡ của Đức và Venezuela thì dân Mỹ có thể đánh bại Trâm 1.2, Trâm 2.0, Trâm 2.1 trong các lần bầu cử trong tương lai.

    By book or by crook.

  5. #945
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Với sự giúp đỡ của Đức và Venezuela thì dân Mỹ có thể đánh bại Trâm 1.2, Trâm 2.0, Trâm 2.1 trong các lần bầu cử trong tương lai.

    By book or by crook.
    Nhiều bản cứng quá vậy.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #946
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Sáng nay lướt qua mấy "kênh" nói dóc "live stream" thấy bị dán nhãn lia chia.




    US election: YouTube to ban videos alleging widespread voter fraud

    By James Clayton
    North America technology reporter



    YouTube said on Wednesday it would start removing content that falsely alleges that widespread voter fraud changed the result of the US election.

    The update applies to all new content, including videos from President Donald Trump.

    The company had previously labelled potentially misleading election videos, adding links to accurate information.

    YouTube said "enough states have certified their election results to determine a president-elect".

    Democrats have criticised YouTube for not doing enough to take down fake news and conspiracy theories on the platform.

    Mr Trump and senior Republicans have repeatedly made unsubstantiated claims that the election was "rigged".

    Trump's lawyers have failed to provide evidence of this.

    The announcement comes after a "safe harbour" deadline - which sets a date by which states need to certify the results of the presidential election.

    "Yesterday was the safe harbour deadline for the US Presidential election and enough states have certified their election results to determine a President-elect," said YouTube.

    It also said that the move was in line with its historical approach to US presidential elections.

    Examples it cited of videos it would now remove were uploads claiming that a presidential candidate won the election due to widespread software glitches or counting errors.

    Last month Reuters identified several YouTube channels making money from ads and memberships that were amplifying debunked accusations about voting fraud.

    YouTube said that it has taken down 8,000 channels since September, for uploading "harmful and misleading elections-related videos for violating our existing policies".

    The latest move will anger President Trump and many Republicans, many of whom already believe Big Tech is biased against conservatives.

    The focus now moves to Twitter and Facebook as to whether they will follow YouTube's lead.


    /* src.: https://www.bbc.com/news/technology-55255121

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #947
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    VOA đã thêm chữ "hậu". Kiện cáo gì ở Hoa Kỳ có lẽ đã đến hồi kết thúc.




    Hậu bầu cử Mỹ: Tòa án Tối cao bác đơn kiện của Texas



    Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong một phán quyết ngắn ngủi nói Texas không có tư cách đệ đơn kiện bốn bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin

    Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày 11/12 đột ngột bác đơn kiện mà tiểu bang Texas đệ trình và được Tổng thống Donald Trump hậu thuẫn nhằm tìm cách vô hiệu hóa kết quả bầu cử ở bốn bang, giáng một cú nặng nề cho nỗ lực của ông Trump muốn lật ngược chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 3/11/2020.

    Các thẩm phán trong một phán quyết ngắn bác bỏ yêu cầu của Texas muốn đệ trình một đơn kiện bất thường nhắm vào Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin trực tiếp lên Tòa án Tối cao, như được cho phép trong một số trường hợp tranh tụng giữa các bang theo học thuyết pháp lý được gọi là "quyền tài phán nguyên thủy."

    Phán quyết nói Texas không có tư cách pháp lý để đệ trình đơn kiện.

    “Texas đã không cho thấy họ có lợi ích trong phạm vi tư pháp đối với cách thức mà bang khác tiến hành bầu cử,” tòa án nói trong phán quyết.

    Hai trong số những thẩm phán bảo thủ của tòa án, Thẩm phán Samuel Alito và Thẩm phán Clarence Thomas, nói họ lẽ ra sẽ cho phép Texas khởi kiện nhưng sẽ không ngăn chặn bốn bang vừa kể chung quyết kết quả bầu cử của họ.

    Vụ kiện được đệ trình hôm 8/12 bởi Tổng chưởng lý theo Đảng Cộng hòa của Texas, một đồng minh của ông Trump, chống lại Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Tổng thống Đảng Cộng hòa ngày 9/12 đã đệ đơn xin tham gia và trở thành nguyên đơn. Bốn bang nói trên trong đơn đệ trình lên tòa án ngày 10/12 đã yêu cầu các thẩm phán bác bỏ vụ kiện mà họ nói rằng không có căn cứ thực tế hoặc pháp lý.

    Ban vận động tranh cử Trump và các đồng minh của ông Trump đã thua trong nhiều vụ kiện tại các tòa án liên bang và tiểu bang thách thức kết quả bầu cử. Ông Trump đã tuyên bố sai trái rằng ông mới là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 và đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về gian lận cử tri tràn lan. Các quan chức bầu cử tiểu bang nói họ không tìm thấy bằng chứng nào về gian lận tràn lan. Các luật sư của ông Trump và các đồng minh của ông đã không đưa ra được bằng chứng trước tòa về những hình thức gian lận mà ông đã cáo buộc.

    Texas đã yêu cầu các thẩm phán hủy bỏ kết quả bầu cử ở bốn bang vừa kể mà ông Biden giành chiến thắng. Ông Trump đã thắng ở bốn bang này trong cuộc bầu cử năm 2016.

    /* src.: https://www.voatiengviet.com/a/hau-b...s/5696773.html


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #948
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    May thay: Hoa Kỳ không phải là Cộng hòa Weimar!

    Nguyễn Quang A bắt đầu bằng tính từ vĩ đại và so sánh cục diện chánh trị của Hoa Kỳ với cộng hòa Weimar ở câu cuối. Đây là một sự so sánh vô cùng nặng nề. Cộng hòa Weimar hay đúng chữ Đức là "Weimarer Republik" là nền cộng hòa đầu tiên của Đức giai đoạn 1919 đến 1923. Một thể thức chánh trị cáo chung thể chế quân vương với tai tiếng của một đống khủng hoảng, từ siêu lạm phát trong kinh tế, đến đảo chánh liên tục và thanh trừng tàn sát đối thủ chính trị, làm bệ phóng cho thời đại kinh hoàng Đức quốc xã bắt đầu từ năm 1933 đến hết thế chiến thứ hai.

    Nền dân chủ Mỹ bị suy yếu nhiều nhưng vẫn qua được cuộc tấn công nguy hiểm nhất trong mấy trăm năm lịch sử của nó.

    Nếu xem bài bên trên với lời bàn Trâm 2.0, Trâm 2.1, Trâm 3.0 của thầy Ốc, cuộc tấn công này dưới triều Trâm đại đế với các kêu gào chặt cổ người này, kề dao người kia từ miệng "luật sư", manh nha tàn độc như các cuộc thanh trừng của Weimarer Republik, thì với "phiên bản Trâm 1.0" cuộc tấn công này vẫn chưa phải là "nguy hiểm nhất". Vì đằng sau 70 triệu phiếu cho ông vua này, có 80 triệu phiếu cho ông vua khác. Điều này nói lên sự phân cực 9 chống 9 rõ ràng trong phía dân chúng. Là phe thứ ba trên lý thuyết là phe hưởng lợi. Vì các phe đảng chánh trị nào đấu đá thì sau cùng phải làm lợi cho dân chúng chứ không phải cho chính mình. Nhưng ở đây chính người dân cũng chia phe, thiết nghĩ đây không phải là cái gương "nền dân chủ" như ông A kết luận:

    Mỹ sẽ vẫn là tấm gương cho thế giới.

    Tấm gương cho thế giới về sự tranh đấu cho lẽ phải. Nhưng tôi nghĩ không phải là tấm gương cho thế giới về phía dân chúng. Sự phân cực ý thức hệ này sẽ là hiểm họa lâu dài cho một nền dân chủ thật sự "lành mạnh".





    Nước Mỹ thật vĩ đại!

    Nguyễn Quang A

    12-12-2020

    Rất nhiều người chê hệ thống Mỹ quá lộn xộn, để cho Covid phá toang, bầu cử thì chửi nhau chẳng ra gì nữa, “không có kỷ cương phép nước gì cả”…

    Đúng là rất bùi tai bọn độc tài. Nghĩ thế là sai! Đúng là hệ thống Mỹ bị lâm nguy, nhưng rốt cuộc nó đã đứng vững và từ từ sửa các lỗi đã tích tụ nhiều năm (mà chủ yếu vẫn là những bất bình đẳng kinh tế và xã hội, sự thích ứng với phát triển công nghệ). Mỹ sẽ vẫn là tấm gương cho thế giới.

    Covid là tai hoạ, nhưng rủi ro chính trị, sự tồn vong của nền dân chủ Mỹ bị đe doạ còn là mối nguy to lớn hơn đối với nước Mỹ và nhân loại. Tổng thống đương nhiệm suốt 4 năm qua đã dùng mọi cách để làm xói mòn các định chế cốt lõi của nền dân chủ Mỹ:

    1) Gieo rắc sự hoài nghi của nhân dân vào các định chế đó bằng cách tấn công chúng một cách liên tục và khi tinh vi, khi thô bạo (chỉ nêu 5 định chế căn bản):

    1.1) Tấn công, làm mất uy tín của báo chí độc lập, vu cho báo chí là “Kẻ thù của nhân dân“, là tung Fake news,…

    1.2) Tấn công các cơ quan tư pháp và các thẩm phán nào không làm ông ta vừa ý, làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào một trong ba trụ cột chính của hệ thống, can thiệp thô bạo vào hoạt động tư pháp mà điển hình nhất là vai trò của ông trong vụ kiện của bang Texas.

    1.3) Tấn công nhánh hành pháp của các bang không vừa ý ông ta.

    1.4) Làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào nhánh lập pháp.

    1.5) Chiếm hữu Đảng Cộng hoà để làm công cụ cho mình và đã biến một Đảng Cộng hoà đáng kính thành một đảng không còn giống mấy với Đảng Cộng hoà trước kia (các lãnh đạo của Đảng Cộng hòa ai cũng sợ Trump mà điển hình nhất là số đông các dân biểu và thượng nghị sĩ cộng hoà; mỉa mai nhất là 106 dân biểu Cộng hoà ủng hộ vụ kiện của Texas, trong đó có nhiều dân biểu Cộng hoà mới được bầu ở chính 4-5 bang bị cho là có bầu cử gian lận đó [hoá ra chính họ được bầu bởi các cuộc bầu cử gian lận!?])

    Và như thế, nền tảng của nền dân chủ Mỹ bị ông ta và những người theo ông ta tấn công dữ dội.

    2) Dùng mọi thủ tục pháp lý được phép để kiện về kết quả bầu cử. Đây là một việc làm hợp pháp nhưng không hợp đạo lý và các chuẩn mực [lưu ý xã hội được quản lý bởi cả 3 thứ: Pháp luật, các chuẩn mực và các tập quán văn hoá trong đó các chuẩn mực đạo đức là quan trọng nhất] và làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào định chế quan trọng nhất của dân chủ, các cuộc bầu cử (với những vu cáo gian lận, bị đánh cắp,…).

    Trong 4 năm, ông đã bổ nhiệm 3 thẩm phán vào Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ (khiến cho tương quan bảo thủ/ khai phóng là 6/3 áp đảo có lợi cho phe ông). Có tính toán cả! Ngay đầu tháng 11 ông đã nói, sẽ yêu cầu Tối cao Pháp Viện can thiệp. Khoảng 50 vụ kiện đã được các toà án bang và liên bang xử với sự thất bại thảm hại. Một vụ được đưa lên Tối cao Pháp Viện bị bác bỏ thẳng thừng với 9/9 phiếu.

    Cú cuối cùng là Tổng chưởng lý bang Texas kiện các bang chiến trường lên Tối cao Pháp Viện vừa qua (được 18 tổng chưởng lý của 18 bang do Cộng hoà chi phối, và 106 dân biểu Cộng hoà ủng hộ). Đấy là đòn pháp lý cuối cùng.

    Sáng nay 12-12, (tức là chiều tối 11-12 giờ miền Đông nước Mỹ) Tối cao Pháp Viện lại bác bỏ thẳng thừng (9/9) vụ đó 3 ngày trước khi các đại cử tri bỏ phiếu chính thức, quyết định ai là tổng thống mới của Hoa Kỳ vào ngày 14-12.

    Nền dân chủ Mỹ bị suy yếu nhiều nhưng vẫn qua được cuộc tấn công nguy hiểm nhất trong mấy trăm năm lịch sử của nó.

    May thay: Hoa Kỳ không phải là Cộng hòa Weimar!



    /* src.: https://baotiengdan.com/2020/12/12/nuoc-my-that-vi-dai/
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #949
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,609
    May thay: thiên bất dung Trâm.

    Cảm ơn những người dân Mỹ đã nhận ra cái hiểm họa sụp đổ, và nhận vào cái trọng trách bảo vệ nền dân chủ Mỹ.

    #Teamwork

  10. #950
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    thiên bất dung Trâm.

    2 tuần nay không thấy các thầy bói
    hiện ra bói nữa: tiền hung hậu kiết lỵ.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:47 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh