Register
Page 2 of 10 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 91
  1. #11
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Vụ Trịnh Xuân Thanh: Khía cạnh pháp lý & Hệ lụy

    Vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức trong khi đang xin tị nạn ở nước này, nếu được chứng minh là có thực, sẽ là một sự vi phạm hiệp định Maastrict và hiệp định Lisbon, là những hiệp định quốc tế làm nền cho hiến pháp của Liên hiệp châu Âu, theo Giáo sư Lê Đình Thông, một luật sư và Giáo sư môn Quan hệ Quốc tế trước đây giảng dạy tại Trường Đại học Paris-Nanterre. Giáo sư Lê Đình Thông cho rằng vụ Trịnh Xuân Thanh đã mở đầu cho một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong mối quan hệ Việt-Đức và có thể ảnh hưởng tới quan hệ Việt-EU vì Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 nước thành viên, hay đúng hơn chỉ còn 27 nước sau khi Anh hoàn tất các đàm phán rời EU. Sau đây là cuộc trao đổi giữa VOA-Việt ngữ và Giáo sư Lê Đình Thông về khía cạnh pháp lý của vụ Trịnh Xuân Thanh và những hệ lụy của vụ này.

    VOA : Đức và Pháp là hai nước lãnh đạo EU, liệu xích mích ngoại giao giữa Đức với Việt Nam có tác động tiêu cực đến quan hệ Việt Nam-EU?

    LĐT (Giáo sư Lê Đình Thông) : Hiệp định Maastricht và hiệp định Lisbonne quy định chính sách ngoại giao và an ninh chung, viết tắt là PESC (Politique étrangère et de sécurité commune) của Liên hiệp Châu Âu. Các quy định này có mục đích bảo vệ các giá trị và quyền lợi căn bản. Tôi xin nói thêm là các giá trị này bao gồm độc lập và quyền toàn vẹn lãnh thổ, củng cố chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền, nhân quyền, và ngoài ra còn các nguyên tắc căn bản của công pháp quốc tế nữa. Thì trong vụ Trịnh Xuân Thanh, Hà Nội đã vi phạm trắng trợn tất cả các nguyên tắc mà tôi vừa nhắc đến. Trong trường hợp này, để trả lời câu hỏi mà VOA đã đưa ra thì tôi xin nói rõ cái hiệp ước Maastricht năm 1992 cho phép Liên hiệp Châu Âu có tiếng nói duy nhất trong quan hệ quốc tế.

    Nếu chính phủ Đức yêu cầu thì Cao ủy Ngoại giao và An ninh của Liên hiệp Châu Âu có thể thụ lý hồ sơ và đưa ra các biện pháp chế tài thích hợp.

    VOA : Xin Giáo sư một nhận định về vụ Trịnh Xuân Thanh từ quan điểm công pháp quốc tế, dựa trên những gì mà Bộ Ngoại giao Đức nói đã xảy ra, tức là Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức?

    LĐT : Theo công pháp quốc tế, việc một quốc gia, trong vụ việc là Việt Nam, dùng các biện pháp cưỡng chế, bắt người hoặc thủ tiêu người tại nước ngoài, gây mê để dễ dàng đưa người này lên máy bay cứu thương bay về Hà Nội, tội danh này được quy định trong Công ước quốc tế do Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/12/2006 và được coi là tội phạm chống nhân loại trong trường hợp thủ tiêu đối thủ chính trị.

    Theo điều 1, khoản 2 của Công ước vừa kể, không thể viện dẫn bất cứ một trường hợp ngoại lệ nào để biện minh cho việc bắt cóc hoặc thủ tiêu cấp quốc gia. Trong hiện vụ, bộ Ngoại giao Việt Nam ngụy tạo ông Trịnh Xuân Thanh tự ý ra trình diện. Nếu luật sư của ông Thanh đưa bằng chứng là vào cuối tháng 07/2017, ông Thanh còn ở Berlin và ông không có tên trong các chuyến bay dân sự vào đầu tháng 8, sự việc này chứng tỏ kịch bản ‘tự ý trình diện’ hoàn toàn vô căn cứ.

    Ngoài khía cạnh pháp luật, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ nước Đức có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong lãnh vực ngoại giao, đưa dến các biện pháp chế tài về phương diện kinh tế và chính trị, như bộ Ngoại giao Đức từng tuyên bố.

    VOA : Thưa Giáo sư, tùy viên tình báo của sứ quán Việt Nam trước khi bị trục xuất bị Đức tuyên bố là Persona non Grata, Xin GS giải thích khái niệm ‘persona non grata’ trong ngoại giao?

    LĐT : Persona non grata, viết tắt PNG, là thuật ngữ ngoại giao, theo gốc tiếng La tinh có nghĩa là ‘người không được hoan nghênh’. Trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế thì quy định như thế nào về việc này? Tôi xin nói rõ là theo điều 9 củ C ông ước Vienne về quan hệ ngoại giao ký ngày 14/04/1961, nhân viên này có thể bị nước sở tại trục xuất. Mà chúng ta đã thấy sự việc nó xảy ra đúng như quy định của luật pháp quốc tế.

    Bí thư Nguyễn Đức Thoa đã hoạt động tình báo tại Đức, đi ra ngoài công tác ngoại giao và lãnh sự, mà tình báo có vi phạm tới luật pháp của nước Đức, chính vì vậy đã bị Bộ ngoại giao Đức trục xuất. Sáng ngày 4/8, cảnh sát Đức đã áp tải đương sự lên máy bay. Sự việc này đã mở đầu cho một giai đoạn đen tối trong quan hệ Việt-Đức.

    VOA : Giáo sư cho rằng vụ Trịnh Xuân Thanh có thể khiến EU xét lại các quan hệ thương mại với VN?

    LĐT : Vâng, từng bước sẽ xét lại, không xét lại tức khắc. Các biện pháp chế tài như thuật ngữ của Bộ Ngoại giao Đức, từng bước sẽ ảnh hưởng tới tình hình tại VN. Từng bước có nghĩa là tùy theo mức độ đáp ứng của Hà nội, Đức và EU sẽ có các biện pháp thích hợp, và như đã phân tích, cuối cùng sẽ đưa đến những hậu quả hết sức bất lợi cho VN. Hậu quả về kinh tế và tài chánh nó sẽ như thế nào, tôi chỉ xin viện dẫn một sự việc : hiện nay hàng năm VN xuất khẩu 9 tỉ đôla sang Đức, đây là một số lượng đáng kể, thì cuộc khủng hoảng này ngoài ra cũng sẽ ngăn cản việc phê chuẩn hiệp định thương mại Việt-Đức nữa, tức là hậu quả ngày càng đi xa hơn, nghĩa là không dừng ở lĩnh vực ngoại giao mà còn đi sang lĩnh vực kinh tế và ảnh hưởng tới việc thi hành hiệp định quốc tế.

    VOA : Thưa Giáo sư, báo chí, dư luận ở Pháp nói chung có chú ý tới vụ Trịnh Xuân Thanh không?

    LĐT : Báo chí và dư luận Pháp tỏ ra rất quan tâm đến vụ việc này. Tôi xin nêu ví dụ cụ thể, dưới hàng tít: ‘‘Khủng hoảng ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội sau vụ bắt cóc một người Việt Nam ở bên Đức » thì nhật báo Le Monde viết như sau: «Nhà cầm quyền Đức quả quyết không còn nghi ngờ gì nữa về việc tình báo Hà Nội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Nạn nhân là cấp ủy đảng cộng sản Việt Nam, hiện nay bị thất sủng ».

    Le Monde là tờ báo lớn nhất của Paris và là tờ báo được giới đại học tham chiếu để viết các tài liệu.

    Ngoài tờ Le Monde còn có tờ Liberation, là một tờ báo có khuynh hướng khuynh tả, tờ báo này loan tin trong số ra ngày 3/8 :

    «Ngày chủ nhật 23/7, trong khi đi dạo trong công viên Tiergarten không xa Phủ Thủ tướng thì Trịnh Xuân Thanh đã bị các phần tử vũ trang đột nhập, hành hung rồi dúi đầu vào xe mang bảng số ngoại giao phóng đi mất hút. Sự việc này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Đức và Hà Nội.

    Cộng đồng người Đức gốc Việt có số cử tri đáng kể, hoàn toàn hậu thuẫn chính phủ Đức trong việc đánh giá hành động của chính quyền Việt Nam hiển nhiên đã vi phạm luật pháp nước Đức và công pháp quốc tế.

    Nhiều người đặt câu hỏi trong nước có rất nhiều Trịnh Xuân Thanh nhũng lạm hàng tỷ đô la. Tại sao lại đi bắt cóc một mình ông Thanh ?

    Ông Trịnh Xuân Thanh, người bị cáo buộc làm thất thoát khoảng 125 triệu Mỹ kim trong Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, đã làm thủ tục xin tị nạn chính trị tại Sở Di trú và Tị nạn Liên bang Đức. Thứ hai 31/07, báo chí Hà Nội loan tin Trịnh Xuân Thanh tự ý ra đầu thú. Các luật sư người Đức của ông Thanh phản bác lập luận này và cho rằng không khi nào Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú. Bộ Ngoại giao Đức đã yêu cầu Hà Nội đưa ông Trịnh xuân Thanh sớm trở lại nước Đức, để giải quyết đơn xin tị nạn của ông cũng như yêu cấu dẫn độ của Việt Nam theo đúng trình tự pháp lý.


    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-tr...-/3978933.html )


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #12
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Vụ Trịnh Xuân Thanh: Người Việt tại Đức biểu tình




    Một cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Berlin, Đức (Ảnh: lienhoinvtn.de)

    Phẫn nộ trước việc chính quyền Việt Nam sử dụng mật vụ ở Đức, bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh mới đây, de dọa an ninh của cộng đồng và vi phạm luật pháp của nước sở tại, cộng đồng người Việt đang chuẩn bị cho một cuộc biểu tình dự kiến diễn ra vào lúc 14 giờ thứ Bảy 12/8 tại Cổng thành Brandenburg, một biểu tượng của thủ đô Berlin.

    Từ Berlin, bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên hội người Việt tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức, đơn vị tổ chức biểu tình, cho VOA biết mục đích của cuộc biểu tình:

    “Trong cuộc biểu tình này chúng tôi biểu hiện thái độ chống hoạt động mật vụ của Việt Nam trên nước Đức.”

    Văn phòng Trưởng Công tố viên Liên bang Đức hôm 10/8 cho Reuters biết cuộc điều tra tập trung vào nghi vấn về hoạt động tình báo nước ngoài và tước đoạt quyền tự do bất hợp pháp.

    Văn phòng này nói Việt Nam đã rút lại yêu cầu dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh. Trước khi bị bắt cóc, ông Thanh đang xin tị nạn ở Đức, ông cũng đang bị Việt Nam truy nã về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

    Chính phủ Đức nói hôm 9/8 rằng họ đang xem xét các bước tiếp theo sau khi Hà Nội không hồi đáp yêu cầu của Bộ Ngoại giao Đức, đòi ‘trả’ Trịnh Xuân Thanh về Đức. Bộ trưởng Ngoại giao Đức khẳng định “không thể bỏ qua vụ việc nghiêm trọng này.”

    Bộ Ngoại giao Đức quả quyết Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức và đã trục xuất một giới chức tình báo tại sứ quán Việt Nam ở Berlin, vì cho rằng ông này có dính líu trong vụ bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh.


    Hà Nội không thừa nhận đã thực hiện vụ bắt cóc như cáo buộc của chính phủ Đức trong một thông cáo cách đây hơn 1 tuần.

    Bác sĩ Mỹ Lâm nói cộng đồng người Việt ở Đức phản đối các hoạt động mật vụ bắt cóc người của chính quyền Hà Nội ở Berlin:

    “Chúng tôi kêu gọi một cuộc biểu tình tại Berlin xuất phát từ nguyên nhân là Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, việc này ai cũng biết rồi, xảy ra như một chuyện gián điệp thời chiến tranh lạnh. Những điệp viên không hoàn hảo của Việt Nam đã để lại quá nhiều dấu tích tại hiện trường, và không qua mắt được sự chuyên nghiệp của an ninh Đức. Hiện tại thì tất cả hãy còn trong vòng điều tra và thương lượng của hai bên: Việt Nam và Đức. Chúng ta vẫn chưa biết hoàn toàn những gì phía Đức biết và hậu quả sẽ ra sao.”

    Bác sĩ Mỹ Lâm cho biết Liên hội đã gửi thư cho các cơ quan chính phủ và Thủ tướng Đức để bày tỏ những quan tâm sâu sắc của cộng đồng về hành động vi phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam, gây bất an cho cộng đồng.

    “Chúng tôi đã viết thư gửi đến Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Angela Merkel và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier bày tỏ sự lo lắng của cộng đồng người Việt tị nạn tại Đức về vấn đề an ninh bị đe dọa.”

    Trong bức thư Liên hội gửi cho Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas De Maizière đề ngày 5/8 có đoạn: “Việc dùng vũ lực bắt cóc một người Việt đang xin hưởng quy chế tỵ nạn ngay trên lãnh thổ Đức xảy ra hôm 23/7 là một sự vi phạm trắng trợn vào luật pháp Đức và vào Công ước quốc tế. Chúng tôi đánh giá sự kiện trên như một mối đe dọa trực tiếp vào an ninh của cộng đồng người Việt tỵ nạn trên nước Đức.”

    Trong lời kêu gọi, Ban tổ chức cuộc biểu tình nêu rõ:

    "Đảng Cộng Sản Việt Nam đang gia tăng bạo lực công khai đàn áp dân chúng ... và gần đây nhất vụ tình báo Việt Cộng xâm nhập biên giới Âu Châu bất hợp pháp dùng vũ lực bắt cóc người đang xin tỵ nạn tại Đức."

    Lời kêu gọi biểu tình của Liên hội có đề cập tới một số nhà hoạt động trong nước bị bắt bớ và tuyên những bản án tù dài ngày:

    “Việt Nam đang gia tăng bạo lực công khai đàn áp dân chúng qua các vụ xử án vô nhân đạo đối với Mẹ Nấm, Trần Thị Nga những người bảo vệ Nhân Quyền tại Việt Nam, vụ bắt khẩn cấp năm nhà hoạt động dân chủ trong nước Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Đình Lượng, mục sư Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, và gần đây nhất vụ tình báo Việt cộng xâm nhập biên giới Âu Châu bất hợp pháp dùng vũ lực bắt cóc người đang xin tỵ nạn tại Đức.”

    Bác sĩ Mỹ Lâm nói cộng đồng người Việt ở Đức ngoài ra còn quan tâm tới hành động lấn át của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Việt Nam.

    “Chúng tôi biểu tình chẳng những chống hoạt động mật vụ của Việt Nam trên nước Đức mà còn lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền trong nước đang bị chính quyền bạo hành. Một lý do nữa của cuộc biểu tình là do Trung Quốc dọa dùng vũ lực nên Việt Nam đã ra lệnh công ty Repsol ngưng khoan dầu ngày 24/7 tại bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

    Bác sĩ Mỹ Lâm nói vụ bắc cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã làm lộ hoạt động tình báo của mật vụ Việt Nam ở nước ngoài:

    “Chúng ta biết rằng Tòa Đại sứ Việt Nam ở Đức luôn luôn có những đường dây ngầm theo dõi người hoạt động cho dân chủ, nhân quyền tại Đức. Bây giờ trước một sự việc mà an ninh Đức chính thức xác nhận, trắng đen rõ ràng như vậy, buộc cộng đồng chúng tôi phải cảnh báo với chính quyền Đức về sự đe dọa an ninh của những người Việt tại Đức.”

    Trong một diễn biến liên quan, hôm 10/8, tuần báo Der Spiegel online của Đức loan tin là theo yêu cầu của Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF), Sở Cảnh sát Hình sự Liên bang (BKA) đã vào cuộc, tiến hành điều tra xem ông Hồ Ngọc Thắng, một nhân viên của BAMF, có tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không.

    Trên mạng xã hội Facebook cũng lan truyền một bức thư được cho là của BAMF nói rằng ông Thắng bị buộc nghỉ việc từ ngày 9/8 cho đến khi kết thúc điều tra toàn bộ sự việc.

    Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/8 bình luận trên Facebook về việc ông Thắng bị nghi làm mật vụ Việt Nam:

    “Khi cơ quan điều tra Đức phát hiện ra Hồ Ngọc Thắng làm trong cơ quan xét người tỵ nạn của Đức là mật vụ của Việt Nam, thì cũng đồng thời lộ ra y là dư luận viên cao cấp chuyên viết bài núp dưới bóng khách quan, dân chủ, nhưng định hướng dư luận theo ý của an ninh và tuyên giáo Việt Nam.”

    (* nguồn: đài Tiếng Nói Hoa Kỳ)


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #13
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    #DưLuậnViênCaoCấp

    ...ngồi ngay trong Bộ Nhập Cư và Tị Nạn Đức. Làm việc 26 năm ở Đức vẫn một mực trung thành với Hà Nội.





    Vụ TXT: một người Việt làm việc cho chính phủ Đức bị điều tra




    Trong khi các công tố viên liên bang Đức điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thì tạp chí Der Spiegel và nhật báo Taz cùng lúc đưa tin về khả năng một người Việt đang làm việc trong guồng máy chính phủ Đức có liên đới trong vụ việc này.

    Der Spiedel và Taz nhắc đến một người có tên Ho Ngoc Thang, một nhân viên của Văn phòng Liên bang về Di trú và Tị nạn Đức (Bamf), đang bị điều tra.



    Người đàn ông này, có tên Hồ Ngọc Thắng trên Facebook, thừa nhận ông đang bị công an Đức điều tra. Trên trang Facebook cá nhân, ông Thắng đăng tải hình chụp tờ công văn của Bamf buộc ông nghỉ việc từ ngày 9/8/2017 cho đến khi kết thúc điều tra. Ông Thắng cho biết công an Đức “kiểm tra PC (máy tính cá nhân)” của ông tại cơ quan để xem ông “có đọc hồ sơ điện tử của Trịnh Xuân Thanh (TXT) hay không.”

    Với bài viết có tiêu đề “Người Cộng sản trong Văn phòng Liên bang”, nhật báo Taz cho biết ông Thắng là người nắm các hồ sơ của người xin tị nạn ở Đức, trong khi tạp chí Der Spiegel tường thuật rằng ông Thắng, trong tư cách một nhân viên của Bamf, có thể tiếp cận các hồ sơ nhạy cảm của những người đang xin tị nạn, và cả sổ đăng ký trung tâm của những người nước ngoài.

    Theo Der Spiegel, ông Thắng đã đưa thông tin tỉ mỉ về sự biến mất của TXT trên trang Facebook cá nhân từ tháng 10/2016, và phỏng đoán rằng ông Thanh đang ở Đức. Tạp chí chính trị ra hàng tuần với lượng phát hành lớn nhất châu Âu đặt câu hỏi: liệu ông Thắng có những “thông tin mà người khác không biết”?


    Bài viết trên nhận báo Taz với tựa đề "Người Cộng sản trong Văn phòng Liên bang" cho biết ông Hồ Ngọc Thắng là người nắm giữ các hồ sơ của người xin tị nạn ở Đức. TXT gửi hồ sơ xin tị nạn ở Đức trước khi bi bắt cóc đưa về Việt Nam.

    Ông Thắng từng theo học ngành luật ở Đại học Friedrich Schiller tại Jena của Đức và đã làm việc cho Văn phòng Liên bang về Di trú và Tị nạn Đức 27 năm. Trên Facebook, ông khẳng định “do yêu cầu công việc tại cơ quan” ông “được phép đọc tất cả các hồ sơ tị nạn của người nước ngoài và hồ sơ người người nước ngoài cư trú ở Đức,” nhưng phủ nhận việc “động tới hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh.”

    Hai tờ báo của Đức đều biết ông Thắng có nhiều bài viết ca ngợi chính quyền Việt Nam trong khi chỉ trích chính phủ Đức đăng trên trang Facebook cá nhân.

    Trong bài viết có tựa đề “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ TXT?” đăng ngày 4/8, ngay sau khi Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc TXT và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “lấy làm tiếc” về thông cáo đó, ông Thắng lập luận: “chính phủ Đức không thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông TXT bị bắt cóc.” Ông Thắng còn viết “tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho TXT trong thủ tục xét tị nạn.”

    Nhật báo Taz nhận định bài viết này của ông Thắng cho thấy ông muốn “khuyên chính phủ Đức chấm dứt vụ việc này” bởi ông cho rằng “sự kiện TXT sẽ chìm trong lãng quên.”

    Nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quốc Dũng của Veto! – mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền – được nhật báo Taz trích lời nói rằng những giấy tờ mà ông Thanh nộp trong hồ sơ xin tị nạn có thể giờ đây sẽ được dùng để chống lại ông ta ở Hà Nội trong vụ xử theo luật hình sự.


    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-tx...a/3982288.html )



    Last edited by Triển; 08-12-2017 at 12:04 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #14
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    #DiversionOnly




    What’s Really Behind Vietnam’s Abduction in Germany?
    A closer look at a recent episode and what it says about the country’s politics.

    By Zachary Abuza
    August 11, 2017

    On August 2, news emerged that that Vietnamese security agents abducted an economic fugitive, Trinh Xuan Thanh, 51, from the streets of Berlin, allegedly at gunpoint, and forcibly returned him to Vietnam, for his role in the $150 million losses during his tenure as chairman of a subsidiary of PetroVietnam, the state-owned energy conglomerate.

    The Vietnamese government denied the July 23 abduction, and “regretted” the German government’s allegations. The government put Thanh on state-controlled TV, where he admitted that he “voluntarily” returned, after a turn of heart. “I wasn’t thinking maturely and decided to hide and during that time I realized I need to return to face the truth and… admit my faults and apologize,” he said. Few believed that it was a voluntary statement.

    Thanh’s capture has been a high priority for the Vietnamese government, which had been tracking his movements since he fled the country in 2016. In December 2016, Party Chief Nguyen Phu Trong stated that his capture was the “highest priority.”

    The government expressed alarm when the learned that Thanh had recently applied for political asylum in Germany. Prime Minister Nguyen Xuan Phuc had previously raised the issue of Thanh’s legal extradition when he was recently in Germany.

    That the Vietnamese government was willing to conduct such a brazen act, a clear violation of international law and diplomatic norms, is telling. German officials said that there was “no longer any serious doubt” regarding the involvement of Vietnamese security forces, likely working across borders in the Czech Republic. The government declared the Vietnamese intelligence representative persona non grata and gave him 48 hours to leave the country. The Foreign Minister condemned Vietnam in harsh diplomatic language.

    But the diplomatic fallout will be far greater. Germany is primus inter pares within the European Union, a major trading partner and aid donor. On 7 August, the German Federal Foreign Office made clear that this issue was not going to be quietly swept under the table.

    Extradition was never going to be a quick or easy path for the Vietnamese government, but it was not insurmountable or without precedent. Clearly Hanoi was concerned that Berlin has recently been welcoming of Vietnamese dissidents. Embezzlement carries the death penalty, which further complicated Vietnam’s formal extradition request. But legal remedies had not been exhausted.

    Thanh will certainly be charged and tried. And given the scale of the losses and the dearth of judicial independence, justice is expected to be swift.

    Vietnam clearly is fraught with corruption, the legacy of too much state control of assets, with little accountability or oversight, and certainly no free press. The party leadership is aware that public anger over official corruption does weaken their legitimacy, and clearly they do seek to make examples of a few high profile transgressors.

    But the operation against Thanh had less to do with alleged embezzlement of state assets, and everything to do with politics. After all, it is low level corruption that confronts everyday Vietnamese, whether on the roads or in the educational system.

    The Vietnam Communist Party’s 12th Congress in January 2016 left many issues unresolved. General Secretary Nguyen Phu Trong kept his job, a surprise to many considering his age. He was clearly the consensus candidate of conservatives and others who were committed to thwarting then Prime Minster Nguyen Tan Dung from assuming the top slot.

    Since then Trong has worked methodically to purge Nguyen Tan Dung’s protégés. At the mid-term congress in May 2017, he not only kept his job, after it was expected that he would step down, but he moved on Nguyen Tan Dung’s closest protégés.

    The Central Committee voted Dinh La Thang off of the 19-member Politburo, ostensibly for corruption. That removal was almost unheard of; the last time someone had been expelled was 1996. But it too had little to do with corruption. Thang remained on the Central Committee, and was put in charge of the VCP’s Economic Commission. He was politically emasculated, not criminally charged. Thang, who chaired PetroVietnam, from 2009-2011, was close to Thanh.

    There are reports that the government is moving in on Dung’s network, in both the state-owned sector, and private sector. Dung has so far been unable to mount an effective defense, let alone a counter-attack.

    Complicating matters is the fact that the VCP’s top ideologue Dinh The Huynh, the conservative’s perennial candidate to succeed Nguyen Phu Trong is seriously ill. He has taken a medical leave and is reportedly seeking cancer treatment in Japan.

    Huynh’s responsibilities as the chief of the VCP’s Secretariat have been assumed by Tran Quoc Vuong, the chairman of the Central Inspection Committee, i.e. the top anti-corruption watchdog.

    Nguen Phu Trong, 73, appears to be in an unassailable position, with political rivals clearly on the defensive. He is showing no signs of stepping down anytime soon, especially with Huynh’s sickness. He looks set to complete his term in 2021. And if he were to step down, it would be on his own terms.

    But the operation against Thanh, may also be an attempt to weaken President Tran Dai Quang. Quang is clearly positioning himself to become the next VCP General Secretary. But Quang has ties to Dung, and it seems as though Trong may be trying to clip his wings. Thanh did manage to flee the country when Quang was serving as Minister of Public Security, and he has been criticized for not doing enough to investigate Thanh and his network.

    With the responsibilities of the Secretariat, now in the hands of Tran Quoc Vuong, the man leading the anti-corruption charge, we may be seeing the signs of him positioning himself as a candidate to succeed Trong. Anti-corruption is a very powerful tool to use in a country where campaigning is frowned on.

    In addition to an aggressive counter-corruption agenda, the government has escalated its rigorous persecution of dissidents, including harsh sentences for Me Nam, and the recent arrest of other bloggers, under Article 79, further buoyed by the indifference to human rights of the Trump administration.

    Further complicating matters is the fact that a subsidiary of the Spanish oil firm Repsol, has withdrawn from its exploration of a Vietnamese oil block clearly within Vietnam’s 200NM EEZ, after threats from China. The Vietnamese leadership quickly caved in, a dire humiliation for the leadership, unwilling to stand up to China. Hanoi has apparently relinquished the right to drill in its own EEZ, protected under the UNCLOS. Analyst Anton Tsvetov has argued that the Thanh case was important for the party to divert attention away from the Repsol decision, and a nationalist backlash.

    Perhaps it was a diversion. But the government is not taking any chances. It took the unpopular – but not unprecedented – step of blocking Facebook, the most popular social media platform in the country, and an important medium for free speech and discussion.

    Zachary Abuza, PhD, is a Professor at the National War College where he specializes in Southeast Asian security issues. The views expressed here are his own, and not the views of the Department of Defense or National War College.


    (* source: http://thediplomat.com/2017/08/whats...on-in-germany/ )


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #15
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365







    dịch lại:


    Cộng đồng người Việt ở Berlin
    Cộng Đồng bất an

    Marina Mai

    Người Việt ở Việt Nam biểu tình sau vụ cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Thảo Cầm Viên.


    Có gần 70 người biểu tình hôm thứ Bảy trước tòa đại sứ Việt Nam (ảnh: Christian Mang)

    "Không cho mật vụ Việt Nam có chỗ đứng trên nước Đức", "Nhân quyền cho Việt Nam" và "Hãy lập tức trục xuất tất cả viên chức ngoại giao cộng sản Việt Nam". Đó là các biểu ngữ tự làm được gần 70 người Việt Nam ở Berlin và Bắc Đức cầm biểu tình: ban đầu họ biểu tình trước cổng Brandenburg sau đó đến biểu tình trước tòa đại sứ Việt Nam ở công viên Treptower.

    Họ biểu tình chống lại sự vi phạm nhân quyền ở quê hương của họ và chống lại việc bắt bớ một cựu dân biểu quốc hội ở Berlin về Hà-Nội qua bọn mật vụ Việt Nam "Tổng cục An ninh". Đây là lần phản đối ở nơi công cộng đầu tiên của người Việt ở Berlin sau ba tuần kể từ ngày cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trong thảo cầm viên. Ông này từng nộp đơn xin tị nạn.

    "Từ lúc ông này bị bắt cóc ngay giữa Berlin tôi cảm thấy không an toàn ở Đức nữa", một người biểu tình nói với TAZ. Ông trốn khỏi Việt Nam từ năm 1981 sang Đức dưới dạng thuyền nhân. Cả đời ông làm việc ở đây, bây giờ về hưu rồi ông dấn thân cho chính trị trong liên hội người Việt tỵ nạn ở Đức, là hội đoàn đã tổ chức cuộc biểu tình. Liên hội đã theo dõi tin tức về các nhà đối lập bị bắt giam ở Việt Nam, đánh động công chúng và thường trao đổi với Bộ Ngoại Giao Đức, để Đức vận động Việt Nam thả các thành phần đối lập. Họ đã thành công trong một trường hợp. Tuy nhiên từ khi một đồng hương của ông bị bắt cóc, ông hưu trí cho biết, thì nỗi lo sợ đã hiện hữu, "là có thể giữa đêm tôi bị hốt rồi bắt cóc đem về Việt Nam".

    Bà bác sĩ Hoàng thị Mỹ Lan cầm cái loa phát thanh. "Việc bắt cóc một người Việt đang xin tị nạn là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của người Đức và vi phạm nặng nề nhân quyền", bà nói xen vào. "Chúng tôi xem vụ này là một sự đe dọa cảnh báo không lường trước được đối với an ninh của cộng đồng người Việt tị nạn ở Đức". Không ai biết liệu mật vụ Việt Nam và tòa đại sứ Việt Nam ở Đức có tiếp tục theo dõi các nhà hoạt động cho nhân quyền và gây hoang mang hay không.

    Hầu hết những người biểu tình là người sống trong miền Nam Việt Nam đã từng là thuyền nhân đến được Tây Đức sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Vào năm 1975 sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam không phải chỉ có người Mỹ phải rời bỏ Việt Nam, mà chính phủ miền Nam từng được họ ủng hộ ở Sài-Gòn và những người theo chính thể này cũng phải đầu hàng. Nhiều người bị trừng phạt vì hậu quả chính trị và bượt biển sang Châu Âu.

    Nhóm dân đông đúc hơn là những người thợ khách Việt ngày xưa ở Đông Đức và những người sang Đức sau năm 1990 không tham gia biểu tình ở Berlin. Các nhóm người Việt này cho đến ngày hôm nay vẫn còn lẫn tránh hội nhập văn hóa và chính trị. Một phần cũng là lý do ngôn ngữ bản xứ khác nhau của họ. Lá cờ vàng sọc đỏ mà những người biểu tình mang theo không phải là lá cờ chính thức của nước Việt Nam, mà là lá cờ của nền Cộng Hòa Sài-Gòn bị thất trận năm 1975. Họ cũng hát vang quốc ca của thể chế này. Và nhóm người Việt Nam sống bên Đông Bá Linh không thể nhận diện mình với các biểu tượng này. Còn phía những thuyền nhân Việt Nam thì không muốn chối bỏ lá cờ và quốc ca, không bằng mọi giá để sống chung đông đảo giữa người Việt với nhau. Bà bác sĩ Hoàng thị Mỹ Lan cho biết, "Đây là một phần biểu tượng của chúng tôi".

    Các nỗi bất an cũng xảy ra trong cộng đồng người Việt đông đúc hơn các quận bên Đông Bá Linh. Họ không đến tham gia biểu tình vì một vài hội đoàn của họ như liên đoàn ngay tại Bá Linh của người Việt ở Đức thông đồng chặt chẽ với tòa đại sứ Việt Nam. Đi biểu tình chống lại chính tòa đại sứ là chuyện không thể làm được. Một người Việt Nam từ miền Bắc nói với TAZ, "Nếu tôi đi biểu tình ở Berlin này tôi sợ rằng bà con của tôi ở Việt Nam bị mật vụ Việt Nam đe dọa".

    (* nguồn: http://www.taz.de/Vietnamesen-in-Berlin/!5433745/ )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #16
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    #HànhNghềChíPhèo





    Vụ Trịnh Xuân Thanh: Có thế lực phía sau bài báo lăng mạ chính phủ Đức?


    Bài viết trên tờ báo chính thống của nhà nước Việt Nam, Tuần Văn nghệ TPHCM, cho rằng “không có việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh vì “không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện.”

    Lần đầu tiên, một tờ báo chính thống của nhà nước Việt Nam đưa ra bình luận cách hành xử của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

    Bài báo trong số mới nhất của Tuần báo Văn Nghệ TPHCM phát hành ngày 18/8 cho rằng “không có việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh vì “không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện.”

    Với những ngôn từ đả kích mạnh mẽ, bài viết của tờ báo thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố HCM khẳng định Bộ Ngoại giao Đức “hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới.”


    Bài báo trên Tuần báo Văn nghệ cho rằng chính phủ Đức "hồ đồ" khi cáo buộc Việt Nam bắt có Trịnh Xuân Thanh và đang tìm cách "mua phiếu" từ những người Việt gốc Đức cho cuộc bầu cử sắp tới.


    Tác giả của bài báo, có tên Vũ Hương, muốn nói đến cuộc bầu cử quốc hội liên bang Đức sẽ diễn ra vào ngày 24/9.

    Mặc dù chính phủ Việt Nam gần đây đã tiếp cận chính phủ Đức để tìm cách giải quyết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin theo tố cáo của Bộ Ngoại giao Đức nhưng “những bài báo như thế này,” theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp từ Singapore, “không có lợi cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết khủng hoảng ngoại giao hiện nay với Đức.”

    "Không rõ liệu có sự chỉ đạo nào đằng sau các bài viết này hay không nhưng theo tôi việc dùng những cáo buộc không có căn cứ và lăng mạ nước Đức như bài viết trên Tuần báo Văn nghệ thì rõ ràng là thiếu khôn ngoan và thiếu cẩn trọng," ông Hiệp nói với VOA. "Nó không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề và nó càng làm cho vấn đề trở nên khó giải quyết hơn đối với Việt Nam."

    Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cũng có nhận định tương tự và cho rằng bài viết của một tờ báo nhà nước chính thống “mang tính quy chụp và vu khống.” Nhà báo này nghi ngờ có một thế lực đứng sau những bài viết như vậy.

    Giống như nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng cũng nhận định gần đây tuần báo Văn Nghệ TPHCM có những bài viết liên quan đến chính trị và “hoàn toàn không phù hợp một chút nào với tính chất văn học nghệ thuật.”

    Tháng trước, Tuần báo Văn nghệ có bài viết đánh vào giáo sư Ngô Bảo Châu khi cho rằng vị giáo sư này đang “trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình.”

    Theo mô tả trên website của Tuần báo Văn nghệ TPHCM, đây là tờ báo “sáng tác nghiên cứu lý luận – phê bình văn học – nghệ thuật” của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép ngày 31/12/2014. Tuy nhiên theo nhà báo Dũng, người sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tờ báo này nằm trong nhóm có “chỉ đạo mang tính Đảng từ Thường trực thành ủy Thành phố HCM.”

    "Hiện nay dư luận cũng đang đặt dấu hỏi ai đứng đằng sau, thế lực nào đứng đằng sau tờ báo này để dường như cố ý tạo ra sự căng thẳng nhưng lại bằng tính chất vu khống."

    Theo nhận định của chủ tịch Hội nhà báo Độc lập, hiện đang có nhiều phe phái chính trị ở Việt Nam, “thậm chí trong Đảng, trong chính phủ cũng có nhiều phe phái.”

    Gần đây trên mạng xã hội cũng đã nổi lên những trang Facekook cá nhân của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Trần Đại Quang, Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc hay Nguyễn Phú Trọng với các bài viết được cho rằng có mục đích nhắm vào ai đó hoặc tạo dư luận.

    "Phía sau Tuần báo Văn nghệ cần phải làm rõ xem là thế lực chính trị nào và thế lực chính trị đó có liên quan đến những quan chức cấp cao nào và các quan chức cấp cao đó không nhất thiết phải đồng nhất với chính phủ, cũng không nhiết thiết phải đồng nhất với Đảng," theo nhà báo Dũng.

    Mối quan hệ Việt-Đức tiếp tục xấu đi sau khi các thành viên quốc hội Đức kêu gọi những biện pháp trừng phạt Việt Nam vào tuần trước và theo nhận định của tạp chí Forbes gần đây, hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) mà Việt Nam rất mong chờ có nguy cơ đổ vỡ vì sự căng thẳng ngoại giao từ vụ Trịnh Xuân Thanh.

    Thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS và là người quan sát chính trường Việt Nam, Lê Hồng Hiệp, cho rằng cần phải “dỡ bỏ” và “loại trừ” những bài viết như vậy trong tương lai “để giúp cho những biện pháp của Việt Nam trong việc hóa giải căng thẳng với Đức hiện nay có thể đạt được kết quả.”

    Nhà báo Dũng cho rằng Việt Nam cần phải chấm dứt lối viết tuyên truyền, công kích, nhất là nhắm vào việc “mạt sát nước Đức” như của Tuần báo Văn nghệ nếu không muốn thấy mối quan hệ giữa 2 nước trầm trọng hơn hiện nay.

    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-tr...c/3997478.html )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #17
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Nguyễn Hải Long bị bắt vì nghi làm gián điệp


    Xe Volkswagen 7 chỗ ngồi, màu ánh bạc, biển số xe 2AB – 3140 của doanh nghiệp Hieu Bui Travel, Praha, Cộng hòa Czech. (Photo Bui Quang Hieu)

    Cộng hòa Czech giải giao cho Đức một người đàn ông Việt Nam bị tình nghi làm gián điệp, thuê chiếc ôtô dùng để bắt cóc cựu giám đốc dầu khí Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.

    Công tố viên Đức hôm 24/8 cho biết một người đàn ông 46 tuổi được xác định là Nguyễn Hải Long đã bị bắt ở Cộng hòa Czech ngày 12/8 và giải giao cho Đức hôm thứ Tư 23/8. Ông Long vì tình nghi làm gián điệp, đã thuê chiếc xe ôtô ở thủ đô Praha vào ngày 20/7 để sử dụng trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hồi tháng trước, theo tin của hãng AP.

    Chính quyền Đức cáo buộc cơ quan tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin có liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23/7, và đã trục xuất các nhân viên tình báo của Hà Nội ra khỏi nước này. Tuy nhiên, Việt Nam nói rằng ông Thanh đã ra đầu thú ngày 31/7 tại Hà Nội.

    Không rõ ông Long có phải là người trực tiếp lái chiếc xe này sang Đức hay không.

    Các công tố viên nói rằng nghi phạm bị buộc tội là “gián điệp và có liên đới trong vụ bắt người bất hợp pháp ở Đức.”

    Liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, hôm 18/8, Nhật báo TAZ của Đức loan tin rằng bà Frauke Köhler, Công tố viên Liên bang Đức, đã xác nhận có bắt giữ “một nghi can ở nước ngoài.”

    Tờ Thoibao.de nói người đàn ông bị bắt giữ hôm 12/8 để điều tra có tên Nguyễn Hải Long, là một chủ văn phòng chuyển tiền MoneyGram tại chợ Sapa, thủ đô Praha.

    Trang tin này còn cho biết văn phòng của ông Long cũng bị cảnh sát kiểm tra và niêm phong các tài liệu cùng nhiều trang thiết bị để phục vụ điều tra.

    Trước đó người chủ doanh nghiệp cho thuê xe ở Praha, ông Bùi Quang Hiếu, cho VOA biết rằng ông đã cho một người bạn của ông ở Trung tâm Thương mại Sapa thuê chiếc xe Volkswagen 7 chỗ ngồi, màu ánh bạc, biển số xe 2AB – 3140, từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 7.

    Ông Hiếu cho biết:

    “Cảnh sát hình sự Liên minh châu Âu có làm việc với tôi về chiếc xe đó – cho ai thuê – và họ đã thu giữ xe của tôi ngày 28/7/2017. Người thuê là một người đồng nghiệp của chúng tôi. Cảnh sát có đến hỏi tôi một vài lần nữa. Họ hỏi tất cả các nhật ký cho thuê xe trong thời khoảng thời gian đấy. Tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin cho họ.”

    Hiện nay chiếc xe bị nghi ngờ dùng để chở nhóm bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7 đã bị cảnh sát Cộng hòa Czech tạm giữ và chuyển sang Đức để phục vụ điều tra, theo ông Hiếu.

    Hôm 16/8, báo Bild của Đức nói rằng chiếc xe thứ hai tham gia vụ bắt cóc là chiếc xe Audi Limousine 5 chỗ ngồi, cũng mang biển số Cộng hòa Czech và cũng là xe thuê.

    Hôm 8/8, cảnh sát Cộng hòa Czech cho VOA-Việt ngữ biết cơ quan này đã chính thức mở cuộc điều tra về vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin, rồi đưa lên một chiếc xe đăng ký biển số Cộng hòa Czech.

    Tuy nhiên, hôm 24/8, trong một email trả lời cho VOA, cảnh sát Cộng hòa Czech nói không thể tiết lộ thông tin cụ thể về người thuê xe đã bị bắt và giải giao cho Đức điều tra.

    Cho đến nay chính phủ Đức vẫn quả quyết Việt Nam đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ nước Đức và quyết tâm làm sáng tỏ việc chính phủ nước ngoài dùng mật vụ bắt người trái pháp luật.

    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-tr...p/3998809.html )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #18
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    #DưLuậnViênCaoCấp

    ...ngồi ngay trong Bộ Nhập Cư và Tị Nạn Đức. Làm việc 26 năm ở Đức vẫn một mực trung thành với Hà Nội.





    Vụ TXT: một người Việt làm việc cho chính phủ Đức bị điều tra




    Trong khi các công tố viên liên bang Đức điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thì tạp chí Der Spiegel và nhật báo Taz cùng lúc đưa tin về khả năng một người Việt đang làm việc trong guồng máy chính phủ Đức có liên đới trong vụ việc này.

    Der Spiedel và Taz nhắc đến một người có tên Ho Ngoc Thang, một nhân viên của Văn phòng Liên bang về Di trú và Tị nạn Đức (Bamf), đang bị điều tra.



    Người đàn ông này, có tên Hồ Ngọc Thắng trên Facebook, thừa nhận ông đang bị công an Đức điều tra. Trên trang Facebook cá nhân, ông Thắng đăng tải hình chụp tờ công văn của Bamf buộc ông nghỉ việc từ ngày 9/8/2017 cho đến khi kết thúc điều tra. Ông Thắng cho biết công an Đức “kiểm tra PC (máy tính cá nhân)” của ông tại cơ quan để xem ông “có đọc hồ sơ điện tử của Trịnh Xuân Thanh (TXT) hay không.”

    Với bài viết có tiêu đề “Người Cộng sản trong Văn phòng Liên bang”, nhật báo Taz cho biết ông Thắng là người nắm các hồ sơ của người xin tị nạn ở Đức, trong khi tạp chí Der Spiegel tường thuật rằng ông Thắng, trong tư cách một nhân viên của Bamf, có thể tiếp cận các hồ sơ nhạy cảm của những người đang xin tị nạn, và cả sổ đăng ký trung tâm của những người nước ngoài.

    Theo Der Spiegel, ông Thắng đã đưa thông tin tỉ mỉ về sự biến mất của TXT trên trang Facebook cá nhân từ tháng 10/2016, và phỏng đoán rằng ông Thanh đang ở Đức. Tạp chí chính trị ra hàng tuần với lượng phát hành lớn nhất châu Âu đặt câu hỏi: liệu ông Thắng có những “thông tin mà người khác không biết”?


    Bài viết trên nhận báo Taz với tựa đề "Người Cộng sản trong Văn phòng Liên bang" cho biết ông Hồ Ngọc Thắng là người nắm giữ các hồ sơ của người xin tị nạn ở Đức. TXT gửi hồ sơ xin tị nạn ở Đức trước khi bi bắt cóc đưa về Việt Nam.

    Ông Thắng từng theo học ngành luật ở Đại học Friedrich Schiller tại Jena của Đức và đã làm việc cho Văn phòng Liên bang về Di trú và Tị nạn Đức 27 năm. Trên Facebook, ông khẳng định “do yêu cầu công việc tại cơ quan” ông “được phép đọc tất cả các hồ sơ tị nạn của người nước ngoài và hồ sơ người người nước ngoài cư trú ở Đức,” nhưng phủ nhận việc “động tới hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh.”

    Hai tờ báo của Đức đều biết ông Thắng có nhiều bài viết ca ngợi chính quyền Việt Nam trong khi chỉ trích chính phủ Đức đăng trên trang Facebook cá nhân.

    Trong bài viết có tựa đề “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ TXT?” đăng ngày 4/8, ngay sau khi Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc TXT và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “lấy làm tiếc” về thông cáo đó, ông Thắng lập luận: “chính phủ Đức không thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông TXT bị bắt cóc.” Ông Thắng còn viết “tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho TXT trong thủ tục xét tị nạn.”

    Nhật báo Taz nhận định bài viết này của ông Thắng cho thấy ông muốn “khuyên chính phủ Đức chấm dứt vụ việc này” bởi ông cho rằng “sự kiện TXT sẽ chìm trong lãng quên.”

    Nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quốc Dũng của Veto! – mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền – được nhật báo Taz trích lời nói rằng những giấy tờ mà ông Thanh nộp trong hồ sơ xin tị nạn có thể giờ đây sẽ được dùng để chống lại ông ta ở Hà Nội trong vụ xử theo luật hình sự.


    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-tx...a/3982288.html )




    Theo nguồn tin mới của tờ báo Đức TAZ, dư luận viên Hồ Ngọc Thắng, nhân viên trong BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) đã bị BAMF chính thức sa thải.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #19
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Nếu chỉ nom theo ảnh chụp bức thư thì em đoán tên anh ấy là "Thằng Ngốc Hồ." Còn câu chào đầu thư thì lại viết là "Hèn Hạ" gì đấy. Chả biết có phải là tiếng vay mượn từ tiếng Việt để mà em cho vào từ điển.

  10. #20
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Tác giả Thiên Trực bình luận bài này của tác giả Lý Hùng như sau:


    NỊNH THỐI

    Có hai tên “nịnh sĩ” đang ngồi hầu chuyện quan lớn, bỗng quan “đánh rắm” một cái. Lập tức một tên lắng nghe rồi thốt lên:

    - “Y hi, quản huyền chi âm!” (nghe như tiếng đàn, tiếng sáo).

    Tên kia cũng hếch mũi hít hà rồi trầm trồ:

    - “Phảng phất chi lan chi vị!” (thoang thoảng mùi hoa lan, hoa nhài).

    Nhưng quan lớn tỏ ra hiểu biết, không bằng lòng:

    - “Trung tiện mà thơm thì e tuổi thọ ta không được dài”.

    Nghe vậy, một tên gật gù:

    - “Bẩm cụ, bây giờ đã có mùi rồi ạ!”.

    Tên kia cũng khẳng khái khẳng định:

    - “Bẩm, bây giờ thì thối lắm ạ!”.

    Tương truyền vì thế dân gian mới có câu rằng: Nịnh thối không ngửi được.
    Last edited by Triển; 09-08-2017 at 01:10 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Giấc điệp
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 124
    Last Post: 06-09-2021, 08:23 PM
  2. Thông điệp từ bộ lạc Kogi
    By mayngan2 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 07-09-2012, 09:05 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 01-23-2012, 01:48 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:32 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh