Register
Page 1 of 15 12311 ... LastLast
Results 1 to 10 of 143

Thread: Coi chùa

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Coi chùa

    Code:



    Xin đi coi ở bài số 9 vì các links bên trên đã không còn nữa.
    Last edited by Triển; 02-15-2018 at 03:55 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Thiền Viện Chân Nguyên
    https://www.youtube.com/watch?v=aa7xDn4j7h8

    Mùa xuân đi viếng chùa xa (kỳ 1)
    Phúc Quỳnh

    Như có sự thôi thúc nào đó, trong mấy ngày đầu năm âm lịch, chúng tôi hướng về những ngôi chùa xa, lần tìm một nơi tạm an trú cho tâm hồn trước những cơn giông tố của cuộc sống đầy bất an, cám dỗ. Gia đình tôi may mắn, sống giữa Little Saigon nơi có hàng chục ngôi chùa, nên chuyện viếng chùa cũng rất dễ dàng. Bước ra khỏi nhà chừng mấy trăm thước là vợ chồng tôi đón chào một tịnh xá được tô điểm với những màu sơn xinh tươi của màu xoài vàng, xanh lục, son hồng hiền lành, dễ thương như một ngôi chùa làng. Ở những nơi xa, người Việt mình có thể phải lái xe qua tiểu bang khác mới viếng được ngôi chùa gần nhà nhất.

    Nhưng cũng vì ở ngay trong thủ phủ của người Việt tị nạn, chúng tôi khó tìm được sự tĩnh tịnh ở chùa trong mấy ngày Tết. Đây là lúc bận rộn, vui nhất trong năm cho các tăng ni, tưng bừng náo nhiệt cho hàng nghìn Phật tử từ đêm Giao Thừa cho đến hết ba ngày Tết. Chúng tôi đi chùa xa cũng không hẳn để tránh sự náo nhiệt, vì hầu như chùa nào cũng có những đám đông vui xuân trong không khí an lành, phước lộc của chùa. Thế mà gót chân của chúng tôi vẫn như muốn đi tìm một điều gì đó ở bên kia núi, bên kia sông, như có một sức mạnh vô hình nào đang đùn đẩy, dẫn dắt chúng tôi hãy lên đường.

    Đi chơi xa trong ngày nghỉ là chuyện thường tình. Mấy mươi năm trước, vợ chồng cùng các con vẫn luôn mong đợi đến ngày nghỉ để cùng đi picnic, cắm trại, ăn uống, vui chơi với bầu nhiệt huyết còn căng đầy, sẵn sàng phung phí sức lực của tuổi trung niên để hưởng trọn niềm vui do cuộc sống cống hiến. Nay các con đã rời xa, nên có lẽ những cuộc vui không còn ý nghĩa, hấp dẫn như xưa. Thế nên nói đến chuyện dự tiệc, vui chơi nào đó là chúng tôi liền cảm thấy ngán ngẩm trong lòng, như không muốn đi lại một con đường đã bước qua nhiều lần mà không còn thấy hứng thú trước những cảnh vật tái diễn cốt chỉ mua vui trong giây lát. Đến chùa xa dường như mở ra một chân trời mới mặc dù đường đi có thể vẫn như xưa.

    Chuyến hành hương ‘tốc hành’ năm nay của chúng tôi diễn ra trong ngày Mùng Ba Tết. Hôm đó là Chủ Nhật Super Bowl, ngày mà cả trăm triệu người Mỹ nô nức chờ xem giải vô địch football. Mặc dù còn một chút luyến tiếc muốn ở nhà xem đấu banh vì bổn tánh mê thể thao, tôi cũng dứt khoát lái xe lên đường lúc 9 giờ sáng khi mặt trời chưa ló dạng trong một ngày nhiều mây nhưng chưa có mưa rơi xuống miền đất đang có nguy cơ bị hạn hán trầm trọng.

    Nơi đầu tiên mà chúng tôi nhắm tới là ‘chùa sa mạc,’ tức Thiền Viện Chân Nguyên ở Adelanto, cách Little Saigon gần 100 dặm về hướng bắc. Từ khi biết chùa này vào cuối năm 2011, khi mà công cuộc xây cất chùa từ mấy căn mobile home đã vượt qua chặng đầu đầy khó khăn, chúng tôi vẫn lên chùa vài lần trong năm để viếng Phật Bà Quán Âm được thể hiện qua một bức tượng đầy oai lực từ bi, đứng cao vút giữa bầu trời sa mạc giữa những ngày nắng cháy hoặc rét lạnh.

    Sáng hôm ấy trời cũng buốt lạnh dù đã giữa trưa, nhưng hơi ấm của nắng xuân có lẽ đã sưởi lòng cả trăm khách thập phương trải rộng từ trong chánh điện ra đến tận đường đi dài hơn một trăm thước trước sân chùa. Ai cũng hân hoan vui xuân lễ Phật, tíu tít dắt nhau đi thắp hương, lễ bái, cúng dường. Bữa hôm đó là lần đầu tiên chúng tôi thấy một số người thực hành Tam Bộ Nhất Bái trên sân Thập Bát La Hán hướng về tượng Quán Âm Bồ Tát. Những động tác chân thành hướng về Phật của họ đã khiến tôi cảm kích với một niềm vui sâu đậm trong lòng. Có lẽ vào một dịp thăm viếng khác, khi được thư thả hơn trong lịch trình ‘tốc hành,’ chúng tôi sẽ đảnh lễ chư Phật với Tam Bộ Nhất Bái giữa chốn sa mạc này.

    Vào bên trong chánh điện nguy nga vừa được treo thêm trên một chục bức tranh kiếng màu trên tường cao bao quanh sảnh đường nói về Đức Phật, chúng tôi đảnh lễ Đức Thế Tôn, niệm Chú Đại Bi ở chân Phật Bà Thiên Thủ Thiên Nhãn, xong ‘xin’ được chụp một bức ảnh của thầy Đăng Pháp, viện chủ Thiền Viện Chân Nguyên. Vị thầy có thân hình tròn trịa, nụ cười chất phác, thân thiện này đã chịu khó ngồi xuống ghế cho tôi giương ống kính để ‘nắm bắt’ hình thầy với tượng Phật ở đằng sau.

    Chúng tôi không thể hỏi chuyện thầy trong dăm ba phút vì còn nhiều người xếp hàng chờ dịp gặp thầy ở sau lưng, chưa kể một chuyến xe buýt vừa đổ khách hành hương ở bãi đậu phía sau thiền viện với nhiều người đang háo hức tiến về phía chánh điện. Không khí nô nức càng dâng cao ở giữa trưa.

    Có lẽ nhờ đức của thầy trú trì, duyên lành tròn đủ, chỉ trong vòng vài năm mà Chân Nguyên trở thành ngôi chùa lớn nhất của người Việt Nam tại Nam California, thu hút không chỉ các Phật tử Việt Nam từ Quận Cam mà còn rất nhiều người Việt gốc Hoa từ Los Angeles. Thay vì ở lại dùng cơm trưa như mấy Tết trước, chúng tôi rời chùa vì cần tranh thủ thời gian để đến một địa điểm xa hơn.

    Thế nhưng trước khi đến địa điểm đó, chúng tôi lại rẽ qua một ngôi chùa khác không xa Chân Nguyên. Trên đường trở lại xa lộ 15 xuôi về hướng nam, trước khi rời đường 395, chúng tôi quyết định quẹo phải vào vùng Phelan hoang vắng, chạy trên đường đất cát chưa tráng nhựa để tìm đến một tu viện của người Việt Nam được xây dựng cách đây mấy năm. Tọa lạc cách Chân Nguyên không tới hai mươi phút lái xe, cũng trong vùng sa mạc nằm về phía đông bắc Los Angeles, Tu Viện Sơn Tùng đã vắng vẻ một cách kỳ lạ, không một bóng người như trong những ngôi nhà, nông trại khác ở chung quanh. Thỉnh thoảng mới có một chiếc xe chạy qua con đường thô sơ, dập dềnh dưới vỏ xe chạy rung liên tục, bắn tung bụi cát trong không trung.

    Chúng tôi đến Sơn Tùng đúng lúc những trận gió thổi qua từng chập, khiến cát bụi bay mịt mù trời đất. Thiền viện nằm trong hàng rào sắt bao bọc chung quanh một mẫu đất rộng thênh thang. Từ ngoài hàng rào nhìn vào mảnh đất khô cằn nhưng được trồng nhiều cây thông, lưa thưa một vài cây đào non đón Tết, tôi không khỏi chạnh lòng khi ngắm tượng Phật Di Lặc và tượng Phật nằm sâu tuốt giữa sân vắng ở bên trong, hứng chịu thời tiết khắc nghiệt giữa trời nắng gắt, khí rét, và cuồng phong bão cát thổi tới tấp.

    Chúng tôi phải ngồi trong xe để tránh bị cát bụi bay vào miệng, mũi, mắt. Cũng có lúc tôi liều mình tung cửa bước ra ngoài xe trong vài phút, gắng đưa máy hình qua hàng rào để chụp hình Phật Di Lặc và Phật Nhập Niết Bàn, như muốn lưu giữ hình ảnh các ngài giữa một nơi khuất vắng trong tâm trí mỗi khi nhớ đến tu viện này.

    Mùa hè trước chúng tôi từng ghé Sơn Tùng lần đầu. Hôm ấy tu viện cũng khóa cổng, không một bóng người, nhưng có một ‘chúng sanh’ chạy ra tiếp đón. Ấy là một con chó bẹc-giê, chắc chưa đầy một tuổi vì giống con Kiwi khi về nhà chúng tôi lúc nó mới được sáu, bảy tháng tuổi. Chú chó được giao nhiệm vụ gác chùa. Thấy khách đứng gần cổng, con chó rời bóng mát dưới gốc cây ở xa chạy đến sát hàng rào, ngoắc đuôi mừng chúng tôi như gặp người quen. Hôm ấy chúng tôi đã nán lại lâu hơn, để trò chuyện với con chó như thường làm với con Kiwi ở nhà.

    Trở lại Sơn Tùng lần này, chúng tôi không thấy chó đâu, chỉ thấy một mâm quít cúng Tết bị gió lớn thổi đổ lăn lóc ở sân sau. Có lẽ chú chó con dễ thương đã được dắt về chùa Quang Thiện ở Ontario cách đó hơn nửa giờ lái xe để đón xuân. Thầy trú trì và các Phật tử ở chùa Quang Thiện chính là những người đã khởi công xây tu viện Sơn Tùng này khoảng ba năm trước.

    Rời Sơn Tùng bị vây quanh bởi gió cát mịt mù, chúng tôi lái xe xuôi phương nam trên hai xa lộ 15 và 215 hướng về Tu Viện Liễu Quán nằm trên miền núi đá Warner Springs thuộc Hạt San Diego, cách Little Saigon gần hai tiếng đồng hồ lái xe hướng đông nam. Mấy năm trước, khi đến Liễu Quán lần đầu, chúng tôi cũng gặp trường hợp tương tự như ở Sơn Tùng trong mùa xuân năm nay. (pq)
    (Kỳ 2: Mùa xuân trên Liễu Quán)


    Mùa xuân đi viếng chùa xa (kỳ 2)
    Liễu Quán 2/2/2014
    Phúc Quỳnh

    Rời Sơn Tùng bị vây quanh bởi gió cát mịt mù, chúng tôi lái xe xuôi phương nam trên hai xa lộ 15 và 215 hướng về Tu Viện Liễu Quán nằm trên miền núi sa mạc Warner Springs thuộc Hạt San Diego, cách Little Saigon gần hai tiếng đồng hồ lái xe hướng đông nam.

    Như từng gặp trong trường hợp Sơn Tùng, chúng tôi đã không thể vào bên trong Liễu Quán khi đến tu viện này lần đầu vào mùa hè năm 2007, chỉ đứng loanh quanh ở trước cổng ngó vào sân bên trong, ngắm nghía, chụp hình tượng Phật nằm ở sâu tận cuối sân. Tu Viện Liễu Quán nằm trên một thửa đất rộng chừng mười mẫu, được thành lập khoảng ba thập niên trước. Có ghé Sơn Tùng rồi mới thấy Liễu Quán không đến nỗi hoang vắng tiêu điều mặc dù thời tiết ở đây cũng khắc nghiệt với gió và khí rét lạnh của miền núi.

    Năm 2007 đó cũng là năm tôi bắt đầu nghe những băng giảng pháp, chú ý hơn đến những ý niệm về tâm linh mà bấy lâu nay vợ tôi vẫn trưởng dưỡng, trong khi tôi thường nghi hoặc với bổn tánh thắc mắc trước những gì không mấy quen thuộc hoặc dễ hiểu. Sự việc đến Liễu Quán lần đầu và trong mấy năm sau này dường như phản ảnh từng bước tiến trên con đường tầm đạo của tôi nói riêng, và của hai vợ chồng nói chung.

    Dẫu biết rằng Phật là vị thầy cao cả nhất, lúc nào cũng ở bên mình, trong thâm tâm hai đứa vẫn mong tìm được một minh sư bằng xương bằng thịt để học hỏi, và những chuyến đi chùa xa của chúng tôi cũng một phần được hướng dẫn bởi sự mong cầu thường tình đó. Ở các ngôi chùa tại Quận Cam cũng như ở những nơi chúng tôi từng ghé qua, mỗi nơi đều có những vị thầy xứng đáng để chúng tôi tu học một thời gian trước khi con đường tầm sư học đạo lại mở ra sau những lần tưởng chừng đã tạm đến đích.

    Quả thật các minh sư thời xưa đã nói đúng, và các bạn đồng hành với chúng tôi cũng nhận thấy như vậy, rằng mình càng học bao nhiêu lại càng thấy dốt bấy nhiêu, sự hiểu biết còn quá ít ỏi để có thể soi sáng đường đi trong đêm tối. Như người ở thành phố, chúng tôi sống vào ánh sáng giả tạo của sự hiểu biết qua sách vở, kiến thức của người khác, nên tưởng bầu trời chỉ có một vầng trăng và dăm ba ngôi sao mỗi khi nhìn lên bầu trời đêm. Đến khi rời những kiến thức thông thường đó, như người thành thị bỗng một hôm phải sống giữa sa mạc hoang vu, hoặc trên núi rừng tĩnh lặng, nơi không còn một chút ánh sáng nhân tạo nào ở chung quanh, mới thấy ra giữa đêm đen kịt là hằng hà sa số những vì sao đếm hoài không hết trong một đêm, hoặc trong muôn đêm của một kiếp người.

    Thế nên sự thao thức của kẻ lần đường trong đêm tối đã hối thúc chúng tôi lên đường mỗi khi được dịp nghỉ. Với ý tưởng tin rằng con đường tầm đạo chính là con đường hành đạo, tôi luôn tự khích tấn mình hãy đi chùa để tiếp tục tìm chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa tôi vào vùng ánh sáng của sự hiểu biết qua kinh nghiệm trong từng giai đoạn của chính bản thân.

    Ba năm sau, tức là năm 2010, chúng tôi đến Liễu Quán đúng ngày Mùng Một Tết. Hôm ấy tu viện cũng vắng bóng người. Thế nhưng nhờ gọi trước đến chùa Bảo Tịnh để hỏi giờ mở cửa của tu viện, chúng tôi được nghe Thầy Thích Nguyên Đạt bảo cứ kéo cổng sắt là vào được bên trong. Hòa Thượng Nguyên Đạt là người sáng lập chùa Bảo Tịnh ở thành phố Gardena thuộc Hạt Los Angeles, cùng tu viện Liễu Quán ở Warner Springs.

    Nhờ được thầy mách bảo như vậy, chúng tôi đến tu viện và tự động kéo cửa để vào bên trong. Ngày đầu năm hôm ấy hai vợ chồng được đi thám hiểm giữa sân chùa rộng bao la. Tu viện này có một tượng Phật Nhập Niết Bàn được xem là tượng Phật nằm lớn nhất ở Bắc Mỹ. Sân chùa còn nhiều tượng Phật và Bồ Tát khác khá lớn, và cũng được đẽo khắc từ núi đá Bửu Long, Biên Hòa trước khi được chuyên chở qua xứ Bắc Mỹ. Tuy được vào sân chùa, hôm đó chúng tôi phải đứng bên ngoài cửa sổ của một căn nhà nhỏ nằm sâu gần cuối sân, để nhìn và lễ tượng Phật vàng được an vị ở bên trong chánh điện.

    Đến năm 2012, cũng ngày đầu xuân, chúng tôi đến chùa lúc xế chiều và lần này may mắn được gặp Hòa Thượng Nguyên Đạt. Thầy rời chùa Bảo Tịnh để lên tu viện đón khách hành hương. Tuy đã đâu đó bảy mươi lăm tuổi, Thầy đi đứng rất khỏe mạnh như một thanh niên, ăn mặc phong phanh trong khi chúng tôi phải choàng trên người hai, ba lớp áo lạnh. Tôi đoán Thầy cũng tập võ hoặc luyện công gì đó vì ở phía sau sân chùa có những quả tạ đúc bằng xi-măng cho người cử tạ. Tôi không dám hỏi thầy cử được bao nhiêu cân từ mấy quả tạ. Bữa ấy chúng tôi được vào trong ngôi nhà nhỏ để lễ Phật trong một chánh điện rất đơn sơ, khiêm tốn.

    Lúc ngồi trên băng ghế xích đu ở ngoài sân với thầy, giữa buổi chiều với khí lạnh đang mỗi lúc một buốt giá hơn, chúng tôi được thầy tặng một bài pháp rất ngắn. Tôi chỉ còn nhớ một câu được thầy dùng để kết thúc câu chuyện với tiếng cười khề khà giọng Phú Yên, “Quí vị đâu cần phải đi đâu xa để tìm thầy. Chính mình là thầy của mình. Mình phải tự học, tự tu và tự dạy chính mình để được giải thoát.” Nghe vậy, tôi tưởng chừng đó chính là lời Phật dạy cho chúng tôi được phát ra từ một vị chân tu.

    Thầy Nguyên Đạt sanh ra cùng quê với Thiền Sư Liễu Quán sống ở thế kỷ 17 và 18, nên có lẽ thầy chọn tên vị tổ của chi phái thiền Liễu Quán cho tu viện ở miền núi rất xa quê hương của thầy.

    Cùng với lời khuyên rằng chúng tôi hãy mau quay về vì trời sắp tối, đường xuống núi ngoằn ngoèo rất nguy hiểm, thiếu ánh đèn điện, Hòa Thượng còn tặng hai vợ chồng mấy trái quít, hai phong bì lì xì, một đòn bánh tét, và một túi chíp rong biển món ăn của người Đại Hàn.

    Tết năm rồi chúng tôi đến Liễu Quán, tuy không có thầy nhưng được gặp bác Nguyên Thục và cô Nguyên Như ở chánh điện. Cả hai nữ đạo hữu đều từ Quận Cam lên canh chùa đón khách trong mấy ngày Tết mặc dù người đến thăm không là bao. Hôm đó cảnh chùa còn một lớp tuyết mỏng chưa tan trên những nhánh cây, đắp nhẹ trên các tượng Phật. Bốn người chúng tôi đã hàn huyên chuyện đạo, tạm quên cơn lạnh ở bên ngoài trong một giờ đồng hồ.

    Năm nay, khách thập phương đến Liễu Quán chiều Mùng Ba Tết cũng chi có vợ chồng chúng tôi. Mặc dù gió lạnh thổi từng đợt, chúng tôi đã đứng ở ngoài sân khá lâu vì say mê những mẩu chuyện về tu viện rất tâm đắc với anh Lâm (pháp danh Nghiêm Hải hay Nguyên Hải gì đó). Anh ở Los Angeles, vẫn thường lên săn sóc chùa, sửa mái, trồng cây, tưới hoa trong năm.

    Có lúc cả ba chúng tôi đứng trước ngôi nhà nhỏ nhìn ra sân rộng thênh thang, nơi các tượng Quán Âm, Địa Tạng, Di Lặc quay mặt ra cổng chính nhìn về hướng nam. Chung quanh không một bóng người, chỉ có tiếng gió rít giữa bầu trời đang có nhiều bông mây trắng. Như cảm được ý tôi, anh Lâm kể về một buổi tu học trên Liễu Quán trong mùa Trung Thu năm rồi. Đêm rằm tháng Tám hôm ấy, một nhóm đạo hữu đã được dịp ngồi ngoài sân ngắm trăng vàng tỏa sáng trần gian chung quanh tu viện.

    Trên đường xuống núi trở về chốn Bolsa, nơi tiếng pháo vẫn còn vang lên giòn giã đó đây để đón xuân Giáp Ngọ, lòng tôi lại thao thức, nửa muốn ở lại chùa tĩnh mịch, nửa biết phải về để tiếp tục cuộc sống với ước nguyện mang lại lợi ích cho chúng sanh. Cuối cùng tôi đành để lại ở Liễu Quán niềm mơ ước được sống thanh tịnh trong những đêm trăng sáng giữa núi rừng cô tịch.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Chùa Phổ Hiền mới xây gần đây bên Pháp ở Strasbourg, nho nhỏ hay hay, kiến trúc lạ lạ thanh thoát:


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Thờ Phật hay thờ vật



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Triển Đại Hiệp cho coi chùa , thích lắm nhưng youtube chặn lại rồi . Không biết có ai coi ok không ?
    Đi đâu tìm kiếm chi,
    Vui đâu được mấy khi,
    Trăm năm đâu dài nữa...
    (VTA)

  6. #6
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Cảm ơn anh Triển, nhưng PV cũng không xem được.

  7. #7
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,198
    Chị ơi em xem đuoc mà, Hồng Y thử lại xem sao nha.

  8. #8
    Quote Originally Posted by Ngô Đồng View Post
    Chị ơi em xem đuoc mà, Hồng Y thử lại xem sao nha.
    Nó ra vậy nè chị

    This video is unavailable.

    https://www.youtube.com/watch?v=hx0auu1YRCc
    Đi đâu tìm kiếm chi,
    Vui đâu được mấy khi,
    Trăm năm đâu dài nữa...
    (VTA)

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    ya họ chận rồi không cho coi chùa nữa, nhưng cũng có chùa cho coi chùa. Nên mời các chị sang đây coi nha.

    COI CHÙA TOÀN TẬP

    Đầy đủ 55 tập có lồng tiếng Việt hay lắm.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Tôi xem đặng mà mấy chị em.

 

 

Similar Threads

  1. Vào chùa Việt
    By Dân in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 1
    Last Post: 11-20-2013, 05:50 AM
  2. Học chùa
    By Triển in forum Giáo Dục
    Replies: 2
    Last Post: 06-29-2013, 10:11 PM
  3. Các Ni sư tự xây chùa Ni Viên Thông Tự ở Houston, Texas
    By Mây Hồng in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 10-07-2012, 10:29 AM
  4. Lên chùa cúng sao
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 69
    Last Post: 03-16-2012, 10:46 AM
  5. Con sãi ở chùa lại quét lá đa
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 2
    Last Post: 11-15-2011, 10:25 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:33 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh