Register
Page 3 of 15 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 143

Thread: Coi chùa

  1. #21
    Bác nào không thích dùng thuốc thử cách này

    Vi Diệu Pháp Hành Thiền
    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 6)
    Bài BĂNG HUYỀN
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 1)
    Thiền Đường Orange County
    Pháp môn Vi Diệu Pháp
    Nguồn gốc và xuất xứ
    http://viendongdaily.com/ngoi-nha-ta...-E3K5sfJ6.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 7)
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 2)
    Khai mở luân xa
    Cấp lớp căn bản
    Mở luân xa theo từng cấp lớp
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-Jws9C3J0.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 8)
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 3)
    Để trở thành giảng huấn
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-C6j4jd02.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 9)
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần cuối)
    Hiệu quả của thiền định để chữa bệnh
    Tâm tình của môn sinh
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-0ze7toby.html

  2. #22
    Ta Tu Đạo

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 10)
    Ta Tu Đạo (phần 1)
    Người sáng lập ra Ta Tu Đạo (Tatudo)
    Ta Tu Đạo là gì?
    http://www.viendongdaily.com/ta-tu-d...-eFxu3ypn.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 11)
    Ta Tu Đạo (phần 2)
    Thân Thư Pháp
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-4zO2jShV.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 12)
    Ta Tu Đạo (phần cuối)
    Viết phổ thông và Thân Thư Pháp
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-Ke9iFjrs.html

  3. #23
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Bác nào không thích dùng thuốc thử cách này

    Vi Diệu Pháp Hành Thiền
    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 6)
    Bài BĂNG HUYỀN
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 1)
    Thiền Đường Orange County
    Pháp môn Vi Diệu Pháp
    Nguồn gốc và xuất xứ
    http://viendongdaily.com/ngoi-nha-ta...-E3K5sfJ6.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 7)
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 2)
    Khai mở luân xa
    Cấp lớp căn bản
    Mở luân xa theo từng cấp lớp
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-Jws9C3J0.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 8)
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 3)
    Để trở thành giảng huấn
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-C6j4jd02.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 9)
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần cuối)
    Hiệu quả của thiền định để chữa bệnh
    Tâm tình của môn sinh
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-0ze7toby.html

    Mở Luân Xa? Đạo này sao giống đạo gì của "Vô Thượng Sư Thanh Hải" hay là "thiền nhân điện" dzậy? Đóng bao nhiêu tiền thì luân xa mới được mở?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #24
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Mở Luân Xa? Đạo này sao giống đạo gì của "Vô Thượng Sư Thanh Hải" hay là "thiền nhân điện" dzậy? Đóng bao nhiêu tiền thì luân xa mới được mở?
    Mình không biết gì về chuyện luân xa nên không có ý kiến. Bác nào có kinh nghiệm xin lên tiếng chỉ giáo giùm. Đa tạ!

    Công Giáo
    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 13)
    Bài BĂNG HUYỀN
    Sinh hoạt tâm linh của người theo đạo Công Giáo (phần 1)
    Những sinh hoạt của người Công Giáo
    Hội các Bà Mẹ Công Giáo
    Phong trào Liên Minh Thánh Tâm
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-M9d9b6NA.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 14)
    Sinh hoạt tâm linh của người theo đạo Công giáo (phần 2)
    Ông Phạm Roanh và sứ mệnh Phò Sự Sống
    Những buồn, vui
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-pTw0R2QJ.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 15)
    Sinh hoạt tâm linh của người theo đạo Công giáo (phần 3)
    Phong trào Cursillo
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-8LxeaaTI.html

    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 16)
    Sinh hoạt tâm linh của người theo đạo Công giáo (phần cuối)
    Hội Cứu Mạng Thai Nhi Việt Respect-Life
    Phò Sự Sống và lập Hội
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-SHXxpUqN.html

  5. #25
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Bác nào không thích dùng thuốc thử cách này


    Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 7)
    Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 2)
    Khai mở luân xa
    Cấp lớp căn bản
    Mở luân xa theo từng cấp lớp
    http://www.viendongdaily.com/ngoi-nh...-Jws9C3J0.html


    chớ có dại mà đưa đầu cho người ta mở Luân xa . Mở Luân xa không phải là phép tu , chớ có lầm


    Cách đây vài năm có bác (tui quên tên rầu) trong ĐT có kể vụ mở Luân xa , người bị mở bị ma quỷ ám . Sau đó có vài người nữa chạy vô đây tìm bác í để hỏi cách trị


    Những ai mới mở thì ma ám ít, ai mở lâu thì quỷ ám nhiều . Khó mà trừ đuợc . Những ai muốn trừ tà và đóng Luân xa lại thì phải nhờ đến mấy ông cha Công giáo hay thầy bên Phật giáo đọc kinh ngày đêm phải mất vài tháng tùy theo con bệnh

  6. #26
    Trái đất ta đang ở nhin từ phi thuyền Voyager 1
    https://www.nasa.gov/sites/default/f...52-43_full.jpg

    Hoằng Pháp Theo Căn Cơ
    Phạm Hoàng Chương

    Trong kinh Pháp Hoa, có phẩm “Dược thảo dụ” trong đó đức Phật so sánh căn cơ nhận thức và thấu hiểu Phật pháp của chúng sanh như cây cỏ trong rừng dưới một cơn mưa lớn. Cơn mưa đó là cơn mưa pháp, là giáo pháp đức Phật giảng dạy truyền đạt cho chúng sanh. Nhưng rễ cây hút được nhiều nước hay không là do trình độ khà năng cùa mỗi loại cây cỏ, trí huệ chúng sanh thu nhận giáo pháp nhiều ít là tùy căn cơ nghiệp duyên của họ.

    Nhìn lại đường lối tu hành của Phật tử ở Việt nam chúng ta hiện nay, quả đúng như vậy không sai. Phật tử quan niệm đạo Phật theo những cách khác nhau. Trừ một số ít chú trọng về vấn đề tâm linh, tu thân, tin vào tự lực hơn tha lực, quyết tâm trở thành Phật, đa số tin vào thần quyền hơn tu thân, chú trọng ăn chay, niệm Phật, cúng bái, làm phước, mong cầu gặt hái được quả lành trong kiếp này hay những kiếp sau. Tôi đã thăm viếng nhiều chùa chiền ở các thành phố từ Sóc trăng ra đến Lào cai sát biên giới Trung quốc, nhận xét đầu tiên của tôi là ngoài Bắc đại đa số Phật tử đến với đức Phật vì mê tín hơn là vì hiểu rõ giáo lý của Ngài. Theo họ, Phật là một ông thần ban phứớc lộc và may mắn, càng thắp hương lễ lạy cầu xin van vái, càng cúng nhiều tiền và hoa quả, càng được Ngài thuơng tuởng, chiếu cố. Họ không biết đến 5 giới cấm căn bản của người Phật tử, trong đó “cấm sát sanh” đứng đầu, vẫn thoải mái giết gà vit súc sanh để cúng tế cha mẹ rồi tụ họp ăn thit với nhau, tha hồ nguyền rủa, nhiếc móc, đâm thọc, dối gat nguời khác để thỏa lòng tham lam sân hận. Trong Nam, ít Phật tử tin tuởng mù quáng như vậy hơn, mặc dù nhiều người vẫn dùng tài vật cúng chùa lễ Phật cầu xin đủ thứ, như một cách hối lộ thần linh, chứ không biết tu tâm, sửa mình thành con nguời từ bi, đạo đức. Điều đó cũng dễ hiểu, do ở trong Nam kinh diển Phật giáo được phiên dich và lưu hành rộng rãi tự do nhiều năm trứớc 1975, các trường đào tạo tăng sinh nhiều, và chùa chiền cũng được phép xây cất dễ dàng. Nhưng nói chung cũng tùy căn cơ mọi người. Có người do nghiệp lành, sinh ra trong gia dình cha mẹ đạo đức, sung túc, lớn lên trong môi trường xã hội và thời điểm chính trị tốt, giàu lòng từ tâm, nghe qua giáo pháp đã tin ngay một cách dễ dàng và làm việc thiện một cách tự nhiên không cố gắng. Có những người do ác nghiệp phải sinh ra trong gia dinh nghèo, cha mẹ hung ác, phải vật lộn với miếng cơm manh áo, làm nghề cờ bạc, sát sanh, trộm cắp, sống vùng thôn dã rừng rú xa xôi hẻo lánh, lớn lên trong môi trường xã hội chính trị xấu, dửng dưng không tin giáo pháp hoặc chưa hề nghe ai khuyên bố thí, làm lành.

    Theo giáo lý Phật, bố thí có nhiều loại : tài vật, thân thể, lời nói, kiến thức, vô úy thí, pháp thí..…vv..nhưng trong đó chỉ có bố thí pháp là công đức vô lượng hơn cả. Bố thí vật chất chỉ hưởng quả vật chất, một kiếp, hai kiếp…, trong vòng hữu vi mà thôi. Bố thí Pháp có thể đưa con người vượt ra khỏi 6 cõi (trời, người, A tu la, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục), 3 giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới). Bố thí Pháp có thể bằng lời nói, hay hành động. Trong suốt cuộc đời này, hãy tìm cách bố thí pháp mỗi khi có cơ hội đưa tới. Góp tiền ấn tống kinh sách, xây chùa, kể chuyện tiền kiếp Phật, viết bài, tổ chức nói về Phật pháp… Khi nói pháp, theo tôi, luật NHÂN QUẢ nên là bài học đầu tiên dạy cho tất cả những người sơ cơ và trẻ con. Ý niệm về Nhân quả vốn bắt nguồn từ Ấn độ giáo. Đạo Phật đã mượn nó làm nền móng để dạy cho người sơ cơ. Nhân quả rất khoa học và dễ hiểu cho bất cứ ai. Vạch ra cho nguời nghe thấy tai sao có người dung nhan đẹp đẽ, có nguời xấu xí khó coi. Tại sao có nguời nghèo nguòi giàu, nguời chết yểu, kẻ sống thọ. Nguời suốt đời gặp hoạn nạn, kẻsuốt đời may mắn. Người khỏe mạnh, kẻ đau ốm mổ xẻ liên miên. Có người mới sinh ra đã mồ côi, có nguời được nuôi dưỡng ăn học đầy đủ tới lớn và còn hưởng gia tài suốt đời ăn không hết. Chẳng lẽ Tạo hóa bất công lắm sao" Phải có nguyên nhân. Do nhân duyên gi mà “được” hay “bị” thế này thế kia" Không có lửa sao có khói. Trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa. Nhân quả có thể xảy ra cùng một kiếp này hay nhiều kiếp về sau. Nhân nhỏ nhưng quả có thể lớn gấp bội. Như hạt cam trồng xuống, tuy nhỏ tí ti, nhưng sẽ mọc thành cây cổ thụ um tùm mang nặng vô số bông trái và hạt giống tương lai.

    Thuyết LUÂN HỒI là bài học căn bản thứ hai. Thuyết luân hồi có thể khó chứng minh một cách khoa học để thuyết phục những người đa nghi, nên cần phải sưu tầm trưng ra những bằng chứng có thật để chứng minh, cũng như cần có bài học về Nhân quả để bổ túc và biện minh thêm. Rất nhiều chuyện bên Ấn độ trẻ em nhớ rõ tiền kiếp mình làm gì, ở đâu, đi tìm lại gia đình cũ, được báo chí tường thuật và chính quyền xác nhận. Sự kế truyền của các vị Đat lai Đạt ma Tây Tạng cũng là một bằng chứng. Giết súc sanh làm thịt có thể kiếp sau trở lại sanh vào lốt súc sanh, hay bệnh tật liên miên vì nghiệp sàt nặng... Súc sanh ăn chay, nghe kinh, trả hết nợ nần kéo xe, giữ nhà, biết sám hối, có thể sinh lên làm người trở lại. Một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại.

    NGHIỆP BÁO nên là bài học thứ ba di theo đó, cắt nghĩa cho thuyết luân hồi và nhân quả. Nghiệp có thiện nghiệp và ác nghiệp. Nghiệp có thân nghiệp (sát sanh, ăn cắp, tà dâm), khẩu nghiệp (nói láo, đâm thọc, nguyền rủa, nói tục), ý nghiệp (tham, sân, si). Đừng chê việc thiện nhỏ mà bỏ qua, việc ác nhỏ mà cứ làm. Tạo nhân lành là tạo thiện nghiệp, gây nhân ác là tạo ác nghiệp. Thiện nghiệp đưa con nguời tái sinh vào những cảnh giới sung suớng an vui, gặp toàn những sự may mắn. Ác nghiệp đưa đẩy ta sinh vào những chốn tối tăm, nghèo cùng, gặp đầy tai họa. Nhân thiện ác gây ra lại phải chờ có “duyên” xúc tác mới biến thành hiện thực. Hột lúa giống tốt (nhân) cần gieo xuống đất tốt (duyên), cần có mưa nắng thuận hòa (duyên) mới biến thành cây cho hạt vàng nặng chĩu (quả). Phật tử thường xuyên niệm Phật, lễ bái, cúng dường Phật Pháp Tăng, tự động gây nhân duyên lành với Phật pháp, thì đời nào sinh ra cũng thường gặp được Phật pháp, thiện tri thức, tinh tấn tu hành, mau ra khỏi luân hồi. Lại còn có Cọng nghiệp và Biệt nghiệp. Cùng là dân Vietnam, cùng hấp thụ văn hóa Việt, cùng vô quân đội VNCH, cùng học cải tạo Cọng sản, đó là cọng nghiệp, nhưng có người lại vượt biên bình yên qua Mỹ, tạo nên vinh hoa phú quí lẫy lứng, đó là biệt nghiệp. Có thể do một phước lành nào đó tạo được từ tiền kiếp xa xưa bây giờ dược hưởng.. Chỉ cần 3 bài học căn bản đó, song song với 5 giới căn bản của người Phật tử tại gia, đủ dùng để cải hóa một người ác độc, tham lam, thành một người tốt, có cơ may sau này xa lìa những cảnh giới địa ngục, nga quỉ, súc sanh để sinh về cõi người, cõi Trời.

    Những người được dạy về Luân hồi, Nhân quả, Nghiệp báo và áp dụng chúng vào đời sống, lúc đầu có thể chỉ vì ích kỷ, sợ quả báo xấu đến với mình mà không dám làm ác, nhưng thực hành những diều lành lâu dần sẽ trở thành thói quen, vô tình tạo được nhiều phước lành, chinh phước lành vô hình này sẽ giúp cho người ấy gặp những diều lành và từ đó, khiến họ tin tưởng thêm vào luật nhân quả. Dựa vào lòng tham của bản chất con người, ta hoằng pháp bằng cách thoạt đầu đề cao ích lợi của việc làm phước. Làm phước để được hưởng quả lành, giàu sang, no ấm, ai mà không ham. Bố thí, phóng sanh để kiếp sau được giàu có, khỏe mạnh sống lâu, ai mà không thích. Dần dần, khi làm phước đã trở thành thói quen nơi người Phật tử, người hoằng pháp sẽ đề cập đến chuyện thi ân không cầu báo đáp, làm phước với tâm trong sạch không mong cầu báo đáp, mới đúng với tinh thần vô ngã, vô chấp của đạo Phật.

    Nếu ta không có đủ ngôn từ lưu loát để giảng về Nhân quả, Luân hồi, ta có thể hoằng pháp bằng chính lời nói và hành động cá nhân ta, âm thầm làm những việc tốt giữa công chúng, để làm gương, để khiến người ác suy nghĩ về hành động của ta, so sánh với hành động của họ, đề gây chuyển biến tư tưởng trong tâm hồn họ, để gây ảnh hưởng dây chuyền tốt. Tôi nhớ, một lần trong trại tù cải tạo Cọng sản, vào mùa mưa có rất nhiều con cà cuống bay vào rớt xuống đất trong sân trại, nhiều bạn tù, vì chế độ ăn uống kham khổ, đua nhau bắt nướng cà cuống ăn để bồi dưỡng. Tiếng thịt cháy xèo xèo trên lửa vọng đến tai tôi hàng ngày. Xót xa với nỗi đau đớn của loài sinh vật vô tội bị nướng cháy này, tôi nghĩ ra một kế, bắn tiếng ra giá mua tất cả các con vật này với một giá khá cao, trả tiền mặt, không phải để đánh thức lòng tham tiền của người tù, nhưng để gởi một lời khuyên phóng sanh đến tất cả mọi người. Việc làm này có kết quả trông thấy, số người bắt nướng cà cuống từ từ ngưng lại, anh em đua nhau mang cà cuống lại cho không không lấy tiền. Tiếng đồn vang xa, nhiều năm sau mỗi lần gặp lại, bạn bè vẫn nhắc lại việc làm đó hay nói có nghe kể lại. Tuy họ không nói thêm, tôi biết việc này đã gây một cú “sốc” mạnh lên tâm thức họ, và chắc chắn những người này đã nhiều lần ngần ngại không dám sát sanh. Giảng về giới cấm trộm cắp, hạnh bố thí, trong gia đình tôi đã từng lấy tiền cho ăn mày để dạy cho con cái hạnh bố thí. Ngoài xã hội, tôi đã móc túi lấy tiền giúp đỡ người nghèo trước mặt láng giềng bè bạn hay người mới quen. Mỗi khi nhận xét phê bình cuộc sống một cá nhân nào, tôi đều gián tiếp hoằng pháp bằng cách nhắc đến nhân quả, nghiệp báo, luân hồi trước mặt đám đông. Anh A trúng số độc đắc, chắc kiếp trước đã bố thí cho vô số người. Chị B thông minh thi đậu cao chắc kiếp trước làm cô giáo tận tụy dạy dỗ nhiều học trò. Ông C bệnh hoạn triền miên chắc kiếp truớc sát sanh nhiều. Có thể một số người không tin, vì nhân quả không nhất thiết lúc nào cũng thẳng thừng như vậy, nhưng nếu nghe những người khác lập di lập lại những diều này, họ sẽ đâm ra bán tín bán nghi và sẽ dè dặt tránh không làm ác nữa.

    Khi người Phật tử tin chắc vào Nhân quả, luân hòi và nghiệp báo, đọc kinh Địa Tạng, Hiền ngu, và những mẩu truyện về tiền kiếp đức Phật rồi, nguời hoằng pháp có thể bắt đầu nói về TỨ DIỆU ĐẾ: đời là khổ, nguyên nhân của khổ là ái dục, nên phải diệt khổ, cách thức diệt khổ là Bát chánh Đạo. Chắc chắn hầu hết mọi người đều đồng ý với diệu đế đầu tiên: Đời là bể khổ. Khổ vi sinh lão bệnh tử, đói khát, nóng lạnh, công danh sự nghiệp, khổ vì phải xa lìa người mình thương, phải cận kề người mình ghét, thất tình, vv…. Đồng ý rồi thì sẵn sàng nghe tiếp chân lý thứ hai: nguyên nhân của khổ là ái dục. Neu không có ham thích, thèm khát thi mọi sự trên đời không có gì là quan trọng, đáng cho ta tranh dành chuốc lấy đau khổ. Không yêu thương vợ đẹp con khôn, mê đắm nhà cao cửa rộng thì khi những thứ đó chết hay mất di, ta sẽ không thấy đau khổ. Từ đó cần thoát khổ. Chỉ vẽ con đường thoát khổ ra sao. Đó là BÁT CHÁNH ĐẠO, 8 con đường phải theo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định, chánh niệm.

    Song song với bài học về Tứ diệu đế và Bát chánh đạo, ta nhấn mạnh đến cái hại của Tham, sân, si. Phải dẹp bỏ THAM, SÂN, SI. Đức Phật ngày xưa nói “Ta đã từng trải qua 3 đại a tăng kỳ kiếp mới thành Phật như hôm nay”, ngài Huệ Năng giải thích 3 đại a tăng kỳ kiếp ấy chính là THAM SÂN SI. Ngay trong hiện kiếp này mà diệt được Tham, sân, si, lập tức thành Phật rồi. Trong kinh nói, muốn đối trị Tham, sân, si, phải dùng GIỚI, ĐỊNH, HUỆ. Giữ giới, dẹp bỏ ái dục để khỏi bị quả báo của Tham. Ngồi thiền, niệm Phật hay giữ tâm ý trong sạch để tránh quả báo của SÂN. Siêng đọc kinh sách, đạt đến Trí huệ Phật để ra khỏi Vô minh. Tham sân si, như thầy Thanh Từ giảng, là 3 con rắn độc sống chung với ta trong phòng ngủ, khiến ta không ngủ yên, ngày đêm lo sợ. Phải trục xuất 3 con rắn độc này ra khỏi phòng thì mới an tâm yên giấc.

    Muốn Phật tử dẹp được Tham sân si dễ dàng hơn, ta nên nói về VÔ THƯỜNGVÔ NGÃ. Vô thường là không gì tồn tại lâu trên đời này. Của cải, nhà đất thế gian tạm bợ, làm mồi cho 5 thứ giặc: giặc cướp, quan chức (hay nhà bank) tịch thu, nước lụt, hỏa hoạn, và con cái phá tán. Đời người ngắn ngủi, như bóng câu qua cửa sổ. Chết sống chỉ khác nhau qua một hơi thở: còn hít vào thì sống, thở ra luôn thì chết. Chết xuống không mang theo được gì, ngoại trừ cái nghiệp. Nói về có sinh tức có diệt. Nói về trái đất ta đang ở chỉ là hạt bụi nhỏ trong vô số vi trần lơ lửng trong khắp tam thiên đại thiên thế giới. Nó cũng sẽ một ngày nào đó tan vỡ. Tại sao con người phải tranh giành chém giết, bóc lột, hãm hại nhau trên cái hạt bụi tí teo đó để rồi chết đi sa đọa vào những chốn tối tăm khổ sở. Về VÔ NGÃ, cũng vậy. Thân xác này không bền vững. Như cây chuối lột ra từng bẹ lá thì không còn gì là cây chuối. Giảng “ Na tien Ty kheo kinh” để Phật tử thấy thân người chỉ như là chiếc xe, là một mớ các bộ phận khác nhau hợp thành, tháo rời ra thì không có cái gì thực sự gọi là cái TA. Thân này là do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành mà tạm gọi là TA. Dẹp bỏ cái tiểu ngã ích kỷ này, nhập vào cái Đại ngã của Phật tánh sẽ được giải thoát. Một là tất cả, tất cả là một. Ta với người chỉ là một, cùng một bản thể. Khi người Phật tử đã đạt đến trình độ nhận thức“đại học”này, thì giữ 5 giới chỉ là trình độ tiểu học, vì giết kẻ khác tức là giết chính ta, ăn cắp kẻ khác tức là ăn cắp của chính ta, lòng từ bi bao trùm chúng sanh, thương người như thể thương ta. “Giới” chỉ là phương tiện cho người sơ cơ mới vào đạo. Là chiếc bè đưa ta qua biển khổ đến bờ giải thoát. Đến bờ rồi thi không cần bè nữa.

    Cao hơn một bực, ta có thể giảng về TỨ VÔ LƯỢNG TÂM (Từ,Bi,Hỉ,Xã), về nguyện đại bi bao la của Quán thế âm bồ tát và Địa tạng vương bồ tát. Quan thế âm nghe tiếng kêu cứu bi ai của chúng sanh mà tìm tới cứu khổ cứu nạn. Địa tạng vương bồ tát nguyện không thành Phật nếu trong dịa ngục vẫn còn có chúng sinh chịu khổ. Trong kinh Duy ma cật, bồ tát “bệnh” vì chúng sinh bệnh, thấy chúng sinh đau khổ mà đau khổ lây..Trong kinh Pháp hoa, đức Phật thấy chúng sinh vui sống trong ba cõi cũng như trẻ con ham vui ở trong nhà lửa mà không hay biết, động lòng bi ai mới dùng Pháp giả làm đồ chơi mà kêu gọi lôi kéo ra. Từ bi cũng có nhiều trình độ cao thấp. Có người quan niệm không nên giết người, nhưng súc vật thì giết được, cho rằng Trời sinh ra vật để dưỡng nhơn. Có người chỉ thương xót các con vật lớn, còn tôm tép, sâu bọ, ruồi muỗi thi cứ giết. Có người lại thương đến cả mầm cây ngọn cỏ, không nỡ dẫm lên. Mùa an cư kiết hạ trong đạo Phật bắt nguồn cũng từ lòng từ bi đối với sâu bọ cây cỏ.Ở Ấn độ về mùa hè nhiều mưa,ẩm ướt, cây cỏ sâu bọ sinh sôi nảy nở, đức Phật vì tránh cho đồ đệ khỏi dẫm lên sâu bọ khi ra ngoài khất thực mà chế ra tục lệ này, ở yên một chỗ cho thí chủ tới cúng dường. Hỷ là vui cái vui của ngươi khác, bắt nguồn từ lòng bi vị tha. Phải thương người như chính mình thì mới thực hành được tâm Hỷ. Xả là xả bỏ hờn giận, vướng mắc, không chấp, không tiếc.

    Ở đây, nên tùy căn cơ Phật tử mà giảng LÝ hay SỰ. Với Phật tử có trình độ tâm linh thấp, ta khuyên nên thường xuyên lễ bái, niệm Quan thế âm bồ tát để được tai qua nạn khỏi, niệm Địa tạng vương bồ tát để khi chết đọa xuống địa ngục được Ngài cứu vớt, đó là SỰ. Với Phật tử có trình độ tâm linh cao thì giảng niệm Phật có nghĩa là mỗi người chúng ta nguyện có tâm đại bi như là Phật, như một Bồ tát Quan thế âm, một Địa tạng vương, đó là LÝ. Thường xuyên thực hành hạnh cứu khổ cứu nạn như Ngài Quan thế âm với tâm đại bi vô lượng, chúng ta là ai nếu không phải là Quan thế âm bồ tát tại thế. Nếu chúng ta có lòng đại bi thương xót chúng sanh như Quan thế âm thì có chúng sanh nào thù ghét, gây tai họa cho chúng ta. Tuy nhiên, Lý Sự viên dung. Cứu khổ hàng ngày cho chúng sinh mà thấy hình tượng Quan thế âm vẫn thành tâm lễ bái với tâm cảm kích trong sạch.

    Tới đây, đa số Phật tử đã có trình độ nhận thức cao về Phật pháp, ta có thể giới thiệu các bộ kinh lớn. Kinh LĂNG NGHIÊM nói về Chơn tâm và Vọng tâm. Chuyện ngài A Nan suýt phạm giới nữ sắc tà dâm vì chạy theo Vọng tâm. Chuyện đức Phật sai đệ tử tắt đèn, đánh chuông để giảng về tánh thấy, tánh nghe, phân biệt Chơn Tâm, Vọng tâm và Cảnh. Cảnh thì thay đổi (khi tối khi sáng) mà Chơn Tâm thì thường còn, đứng yên, cố định (tánh thấy lúc nào cũng có). Vọng tâm (hay Tâm phan duyên), luôn chạy theo Cảnh, khiến chúng sanh theo vọng tâm mà tạo nên nghiệp ác, trôi lăn trong cõi luân hồi. Người giữ dược chơn tâm trong mọi tình huống thì không tạo nghiệp, không phải xoay chuyển trong cõi luân hồi. Do đó, phật tử nào lăng xăng loạn động tâm ý suốt ngày, “tâm viên ý mã” (tâm ý như vượn và ngựa, chạy nhảy luôn luôn), nên đọc kinh Lăng nghiêm để bắt đầu thực tập những bước đầu về Thiền định. Chúng sanh sỡ dĩ trôi lăn trong vòng sanh tử vì chạy theo vọng tâm điên đảo. Phải giữ chánh niệm 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sau Kinh Lăng nghiêm phải đọc lên Kinh VIÊN GIÁC, tiến thêm một bực trên đường tu học về Chơn Tâm. Phải quên cả cái biết về Chơn tâm để được hoàn toàn thong dong tự tại.

    Kinh PHÁP HOA nói về Phật tánh có sẵn trong mỗi mỗi chúng sanh, không cần tìm kiếm ở đâu xa, chỉ cần xa lìa Vô minh thì Phật tánh tự hiển hiện sáng chói. Kinh nhắc lại đức Phật vì thương xót chúng sinh như con đẻ mà thị hiện xuống cõi Ta bà này để khai ngộ tri kiến Phật có sẵn trong mỗi chúng sinh. Kinh KIM CANG đề cao tinh thần Vô chấp, qua cuộc đối thoại giáo pháp giữa đức Phật và Tu bồ đề. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Đừng có trụ vào đâu hết mà sanh tâm. Thế gian như huyễn, lúc nào cũng phải quan sát như thế với cái Tâm vô trụ, vô tướng.. Làm tất cả Phật sự mà không thấy minh đang làm và có việc gi để làm, như thế tức là làm. Kinh BÁT NHÃ Ba la mật đa, hay TÂM kinh, cũng bác hết tất cả các kiến chấp về sở đắc trên con đường tu học thì mới giác ngộ, mới đến “bờ bên kia”. Người tu đã đạt đến trình độ Phật, đã giác ngộ, thi không còn thấy mảy may một cái gì gọi là có trên đời. Ngũ uẩn là không. Sắc tức là không, không tức là sắc.. Chứng đắc là không. Ý thức giới là không.

    Kinh Đại bát Niết bàn, Kinh Lăng Già, Kinh Hoa nghiêm ….là những cuốn kinh Đại thừa cao siêu nói về những lời dạy cuối cùng của đức Phật, những chi tiết về phương pháp tu hành, phân biệt vọng tưởng và giác ngộ, tứ đức “Thường, lạc, ngã, tịnh” của Bồ tát, hay mô tả cảnh giới Niết ban, lý trùng trùng duyên khởi trên cảnh giới Phật mà người thế gian ít ai thấu hiểu. Kinh Duy thức học phân tích chi ly cái nhận thức tâm linh với đầy dẫy từ ngữ rắc rối, trừu tượng khó hiểu, có thể chỉ dành cho những vị cao tăng học giả căn cơ sâu dày nghiên cứu học hỏi và lĩnh hội. Nói như thề không có nghĩa là chỉ có những tu sĩ dày công tu học mới có thể làm nhiệm vụ hoằng pháp để cứu độ chúng sanh. Cư sĩ dày công nghiên cứu Phật pháp cũng có thể hoằng pháp theo trình độ của mình. Kinh Duy ma cật là một bằng chứng hùng hồn nói lên khả năng thuyết pháp biện tài vô ngại của hàng cư sĩ.

    Điều căn bản ở đây khi hoằng pháp là chúng ta phải tùy thuận căn cơ của người nghe mà chọn đề tài và phương cách thuyết pháp. Đối với người nặng về chấp trước hình tướng, còn nặng nợ thế gian, tình ái, còn lăn lộn bon chen làm ăn buôn bán, phải nói về nhân quả, ngũ giới, Báo ân phụ mẫu, về nghiệp báo, về Tham sân si, vô thường, giảng Kinh Hiền Ngu, Địa tạng. Chưa thể giảng kinh Kim Cang ngay được. Người nghe sẽ chấp không, cho tất cả thiện ác đều là không, ăn chay cũng như ăn mặn, nói láo cũng như nói thật, không có tội gì hết, từ đó sẽ tha hồ buông lung phóng túng, tạo vô số nghiệp ác. Người thuyết pháp như bác sĩ tùy bệnh mà cho thuốc. Thuốc có thể hợp với người này mà không hợp với người kia. Nhiều Phật tử bỗng nhiên giác ngộ chỉ vì được bài pháp chữa đúng bệnh, đúng thời. Cũng như có kẻ nghe pháp nhiều mà vẫn trơ trơ tu hành không thấy tinh tấn chút nào vì chưa gặp được thuốc trị đúng bệnh. Ngoài ra, như trong phẩm Pháp sư của kinh Pháp hoa có nói, người giảng phap phải “vào nhà Như lai, mặc áo Như lai, ngồi tòa Như lai “mà giảng. Vào nhà Như lai là phải có tâm từ bi rộng lớn, mặc áo Như lai là thể hiện tâm tánh nhẫn nại, khiêm nhu, ngồi tòa Như lai là thể nhập được bản thể chân không của tất cả các pháp. Điều cuối cùng, khi giảng những bộ kinh cao siêu, người giảng pháp phải hiểu rõ ý chỉ của đức Phật mà truyền đạt, không được tự ý xuyên tạc, diễn dịch, đoán mò theo nhận thức riêng của cá nhân minh mà vô tình tạo nghiệp chướng. Nên tham vấn những vị học giả cao minh để chu toàn kiến thức và chứng đạt trước khi truyền đạt ý chỉ thâm sâu trong các bộ kinh lớn.

  7. #27
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #28
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Án ma ni bác di hồng





    Thấy mọi người tấp nập ở Ao
    sen xưa, và tụng Án ma ni bác di
    hồng
    với ý nghĩa vui vui. Mình rinh
    bài này dzìa cho bà con đọc. Ý nghĩa của
    câu này (Kiến tánh thành Phật) được
    Dalai Lạt Ma giải thích tường tận bên
    dưới trong ngày thuyết pháp ở trung tâm
    Phật giáo tại New Jersey.





    A Talk On Om Mani Padme Hum By H.H. the Dalai Lama



    The following article is from the Autumn, 2002 issue of the Snow Lion Newsletter and is for historical reference only. You can see this in context of the original newsletter here.

    Kalmuck Mongolian Buddhist Centers, New Jersey

    It is very good to recite the mantra Om mani padme hum, but while you are doing it, you should be thinking on its meaning, for the meaning of the six syllables is great and vast. The first, Om is composed of three letters. A, U, and M. These symbolize the practitioner's impure body, speech, and mind; they also symbolize the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha.

    Can impure body, speech, and mind be transformed into pure body, speech, and mind, or are they entirely separate? All Buddhas are cases of beings who were like ourselves and then in dependence on the path became enlightened; Buddhism does not assert that there is anyone who from the beginning is free from faults and possesses all good qualities. The development of pure body, speech, and mind comes from gradually leaving the impure states and their being transformed into the pure.

    How is this done? The path is indicated by the next four syllables. Mani, meaning jewel, symbolizes the factors of method—the altruistic intention to become enlightened, compassion, and love. Just as a jewel is capable of removing poverty, so the altruistic mind of enlightenment is capable of removing the poverty, or difficulties, of cyclic existence and of solitary peace. Similarly, just as a jewel fulfills the wishes of sentient beings, so the altruistic intention to become enlightened fulfills the wishes of sentient beings.

    The two syllables, padme, meaning lotus, symbolize wisdom, just as a lotus grows forth from mud but is not sullied by the faults of mud, so wisdom is capable of putting you in a situation of non-contradiction whereas there would be contradiction if you did not have wisdom. There is wisdom realizing impermanence, wisdom realizing that persons are empty of being self-sufficient or substantially existent, wisdom that realizes the emptiness of duality—that is to say, of difference of entity between subject an object—and wisdom that realizes the emptiness of inherent existence. Though there are many different types of wisdom, the main of all these is the wisdom realizing emptiness.

    Purity must be achieved by an indivisible unity of method and wisdom, symbolized by the final syllable hum, which indicates indivisibility. According to the sutra system, this indivisibility of method and wisdom refers to wisdom affected by method and method affected by wisdom. In the mantra or tantric, vehicle, it refers to one consciousness in which there is the full form of both wisdom and method as one undifferentiable entity. In terms of the seed syllables of the five Conqueror Buddhas, hum is the seed syllable of Akshobhya—the immovable, the unfluctuating, that which cannot be disturbed by anything.

    Thus the six syllables, om mani padme hum, mean that in dependence on the practice of a path which is an indivisible union of method and wisdom, you can transform your impure body, speech, and mind into the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha. It is said that you should not seek for Buddhahood outside of yourself; the substances for the achievement of Buddhahood are within. As Maitreya says in his Sublime Continuum of the Great Vehicle (Uttaratantra), all beings naturally have the Buddha nature in their own continuum. We have within us the seed of purity, the essence of a One Gone Thus (Tathagatagarbha), that is to be transformed and fully developed into Buddhahood.

    [Taken from Kindness, Clarity, and Insight, by The Fourteenth Dalai Lama His Holiness Tenzin Gyatso, translated and edited by Jeffrey Hopkins, co-edited by Elizabeth Napper. Snow Lion Publications, 1984.]

    /* nguồn: https://www.shambhala.com/snowlion_a...he-dalai-lama/
    Last edited by Triển; 08-20-2018 at 07:45 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #29
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Hôm nay tìm được bài dịch này của
    ông Thích Nhuận Châu. Ông thầy
    chuyển ngữ "Om Mani Padme Hum"
    là "Phát tâm tu đạo". Tui thì thích
    dịch là "Kiến tánh thành Phật".
    Tùy quí vị đọc và hiểu theo căn cơ
    của mình.





    Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
    Thích Nhuận Châu dịch Việt ngữ
    Nhà xuất bản Phương Đông 2014

    Phần II
    NHỮNG BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 14
    VỀ HÀNH TRÌ MẬT TÔNG


    Oṃ maṇi padme hūṃ
    Án ma ni bát di hồng
    Bài giảng ở Trung tâm Phật giáo Kalmuck Mongolian, New Jersey, Hoa Kỳ.




    Có nhiều lợi lạc khi trì tụng thần chú Oṃ maṇi padme hūṃ, nhưng khi hành trì, các bạn nên chiêm nghiệm thật sâu về ý nghĩa thần chú nầy, vì ý nghĩa của sáu âm tiết trên rất thâm sâu và mầu nhiệm.

    Trước hết, âm Oṃ được tạo thành bởi ba mẫu tự, A, U và M. Ba mẫu tự nầy biểu tượng cho sự thanh tịnh từ thân khẩu ý của hành giả. Nó cũng biểu tượng cho thân khẩu ý thù thắng của Đức Phật.

    Có thể nào thân khẩu ý nhiễm ô, bất tịnh có thể được chuyển hoá thành thân khẩu ý thanh tịnh, hoặc là hoàn toàn tách biệt nhau? Tất cả chư Phật đều đã từng là con người như chúng ta và đều nhờ tu đạo mà trở thành giác ngộ. Đạo Phật không khẳng định rằng chẳng có ai không vướng phải lỗi lầm và có được mọi đức tính tốt ngay từ vô thuỷ. Thân khẩu ý thanh tịnh có được là nhờ dần dần lìa xa các môi trường nhiễm ô bất tịnh nên chúng được chuyển hoá thành thanh tịnh.

    Việc nầy được tiến hành như thế nào? Con đường tu đạo được biểu thị qua bốn âm tiết tiếp theo của câu thần chú.

    Maṇi, có nghĩa là ngọc quý, biểu tượng cho yếu tố phương pháp–phát khởi tâm từ bi để hướng đến tu tập giác ngộ (altruistic intention to become enlightened). Như viên ngọc có khả năng giúp người thoát khỏi nghèo hèn, cũng vậy, tâm thiết tha hướng đến giác ngộ có năng lực giải trừ mọi khổ ách trong dòng luân hồi sinh tử và sự an nhàn riêng tư. Tương tự như vậy, như viên ngọc có thể khiến cho mọi chúng sinh thành tựu ước nguyện, tâm thiết tha hướng đến giác ngộ sẽ giúp cho mọi chúng sinh thành tựu ước nguyện của mình.

    Hai âm tiết trong chữ padme, có nghĩa là hoa sen, là biểu tượng cho trí huệ. Như hoa sen mọc lên từ bùn nhưng không bị ô nhiễm bởi bùn dơ; cũng vậy, trí huệ có năng lực đưa các bạn đến tình trạng không mâu thuẫn, trong khi đó các bạn sẽ gặp phải sự chống trái, mâu thuẫn nhau nếu các bạn không có trí huệ. Có loại trí huệ để nhận ra các pháp là vô thường, có loại trí huệ nhận ra ngã tính vốn không có tự thể, có loại trí huệ nhận ra tính không của nhị nguyên tính–có nghĩa là sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể–và có loại trí huệ nhận ra các pháp không tồn tại trên cơ sở tự tính (emptiness of inherent existence). Dù có nhiều loại trí huệ, chủ yếu nhất là trí huệ nhận thức tánh không (wisdom realizing emptiness).

    Sự thanh tịnh phải được thành tựu thông qua tính bất khả phân của phương tiện và trí huệ. Điều ấy được biểu tượng qua âm tiết sau cùng hūṃ, biểu thị cho tính bất khả phân. Theo kinh luận, tính bất khả phân của phương tiện và trí huệ nầy có nghĩa là trí huệ có tác dụng đến phương tiện và phương tiện có tác dụng đến trí huệ. Trong Man-tra thừa hay Mật thừa, tính bất khả phân nầy chỉ cho Nhất tâm, trong đó hiện hữu thể viên mãn của trí huệ và phương tiện như là một thể đồng nhất. Trong ý nghĩa chủng tự (seed syllables) của Ngũ trí Như Lai (The Five Conqueror Buddhas), hūṃ chính là chủng tự của A-súc-tỳ Như Lai[1] –Bất động Phật, có nghĩa là không bị tác động bởi các ngoại duyên.

    Như vậy sáu âm tiết Oṃ maṇi padme hūṃ có nghĩa là khi phát tâm tu đạo, nương vào thể thống nhất của trí huệ và phương tiện, các bạn có thể chuyển hoá thân khẩu ý bất tịnh của mình thành thân khẩu ý thù thắng thanh tịnh như của Đức Phật. Nên kinh nói rằng các bạn không nên tìm cầu Phật quả bên ngoài chính mình. Cốt tuỷ của sự thành tựu Phật quả là ở ngay trong mình. Như Bồ-tát Di-lặc nói trong Sublime Continuum of the Great Vehicle (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều vốn có sẵn Phật tính ngay trong thể tính tương tục (continuum) của họ. Chúng ta có trong chính mình chủng tử thanh tịnh, thể tính Như Lai tạng (s: Tathāgatagarbha), để có thể tự chuyển hoá và thành tựu viên mãn Phật quả.

    __________________________


    [1] Năm vị Phật theo quan niệm của Mật giáo, trong Kim cương giới mạn-đồ-la và Thai tạng giới mạn-đồ-la. Trong cả hai đồ hình mạn-đồ-la nầy, bốn Đức Phật ngự ở bốn phương, còn Phật Đại Nhật Như Lai (Tì-lô-giá-na mahāvairocana) trụ tại trung tâm. Trong Kim cương mạn-đồ-la, có năm vị Phật là: 1. Tì-lô-giá-na ( s: mahāvairocana; 2. A-súc (s: akṣobhya); 3. Bảo Sinh (s: ratnasaṃbhava); 4. A-di-đà ( s: amitābha); 5. Bất Không Thành Tựu (s: amoghasiddhi). Trong Thai tạng giới mạn-đồ-la, còn gọi là Thai tạng giới ngũ Phật, năm vị Phật là: 1. Tì-lô-giá-na; 2. Đức Phật Bảo Tràng (s: ratnaketu); 3. Khai Phu Hoa Vương (s: saṃkusumitarāja); 4. Vô Lượng Thọ (s: amitāyus), 5. Thiên Cổ Lôi Âm ( s: divyadundubhimeganirghoṣa).



    (* nguồn: thư viện Hoa Sen - https://thuvienhoasen.org/a21368/o-ma-i-padme-h )






    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #30
    Mười Ngày Thu ở Torana

    Torana là tên của một thiền viện Vipassana nằm trong một khu rừng rộng 140 mẫu đất, cách thành phố Toronto khoảng 100 cây số về phía Bắc. Toronto cũng còn là thủ phủ của tỉnh bang Ontario, Canada. Tên đúng của thiền viện là Dhamma Torana (Auspicious Gateway of Dhamma).

    Khoá thiền Vipassana 10 ngày của tỉnh bang Ontario lần đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1980. Sau đó thỉnh thoảng những khoá nầy cũng được tổ chức tại những địa điểm khác nhau ở Nam Ontario trong suốt hai thập niên 80 và 90. Vào năm 2001 Ontario Vipassana Foundation được thành lập và họ đã mua được khu cắm trại của Hướng Đạo để sửa chữa lại và xây cất thêm để trở thành Dhamma Torana. Mùa Thu năm 2003 Torana chính thức đi vào hoạt động.

    Bây giờ đang là mùa Thu ở Bắc Mỹ. Tôi đã tham dự khoá thiền 10 ngày tại đây như là một người làm công quả (server). Khoá nầy bắt đầu vào ngày Thứ Tư 5 Tây Tháng Mười và kết thúc vào ngày Chúa Nhật 16 Tháng Mười năm 2016 do thầy S. N. Goenka giảng dạy bằng Anh ngữ qua CD và được thông dịch sang Việt ngữ, cũng qua CD. Giọng Bắc trước 1975 của anh V. ở Montréal dịch nghe rất hay. Montréal thuộc tỉnh bang Québec.

    Tôi được biết đây là khoá Việt Anh thứ hai được tổ chức tại Torana. Khoá nầy do thầy Thảo và cô Lan phụ trách. Thầy cô là hai phụ tá trong những người phụ tá (Assistant Teachers) của thầy Goenka. Trên văn bản thì những người phụ trách một khoá thiền Vipassana là những phụ tá giảng dạy. Nhưng tất cả mọi người trong khoá đều gọi họ là thầy. Những thầy mà tôi đã học qua đều là cư sĩ.

    Hàng năm có nhiều khoá thiền 10 ngày Vipassana được tổ chức tại Torana. Tôi thường theo học khoá mùa Thu. Được đi trên những con đường mòn trong rừng vào mùa nầy với thời tiết mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên rực rỡ màu sắc của lá Thu cùng với bầu không khí thanh tịnh nơi đây thì thật là lý tưởng đối với tôi. Tôi cũng thường theo học những khoá có trăng. Sống trong một chung cư tại thành phố nên tôi ít có dịp được ngắm trăng. Đêm Torana thật tĩnh mịch. Ánh trăng trong đêm 13, 14 và rằm chiếu chênh chếch trên những ngọn cây phong (maples) mùa Thu thật huyền ảo.

    Ngày đầu tiên của khoá thiền Vipassana được kể là ngày zéro! Buổi sáng dành để ổn định nơi ăn ở, hành lý và thủ tục ghi danh. Buổi chiều nhập học, nhà bếp có dọn một buổi ăn nhẹ cho thiền sinh. Có hai phòng ăn riêng biệt. Một phòng ăn dành cho nữ và một phòng cho nam. Trong khi chờ đợi dọn ra buổi cơm chiều thì những người làm công quả như tôi tập trung tại phòng ăn trong bếp để nghe huấn từ của thầy Goenka về bổn phận và trách nhiệm khi tình nguyện làm nhiệm vụ cho khoá thiền Vipassana. Bài nầy dài khoảng một tiếng và khác với những bài mà tôi đã có dịp nghe trước đây.

    Sau buổi ăn chiều, thiền sinh được tập trung lại để nghe hướng dẫn tổng quát về khoá thiền và nội qui. Đây cũng là một cơ hội chót để thiền sinh quyết định nên tiếp tục ở lại hay nên ra về. Một trong những nội qui là thiền sinh không được nói chuyện với những thiền sinh khác, kể cả ra dấu bằng tay hay bằng mắt. Thiền sinh phải giữ sự im lặng, bắt đầu từ 8 giờ tối ngày zéro đến 10 giờ sáng ngày thứ 10. Sự im lặng nầy được gọi là sự im lặng thanh tịnh (noble silence). Tóm lại, đối với thiền sinh thì tất cả thời gian là dành để học và thực hành thiền Vipassana.

    Đúng 8 giờ tối, tất cả thiền sinh và những người làm công quả chúng tôi đến thiền đường để được gọi tên vào chỗ ngồi của mình trong đó. Mỗi chỗ đều có một tấm nệm vuông, tôi đo bằng mắt mỗi cạnh khoảng 8 tấc và dầy khoảng 5 phân. Trên đó đã có sẵn một cái gối hình chữ nhật, chiều dài khoảng 4 tấc, ngang 2 tấc rưỡi và dầy 8 phân. Nệm và gối đều được bao lại bằng áo màu xanh dương đậm. Thiền sinh phải ngồi chỗ đã được chỉ định. Danh sách thiền sinh được ghi trên sơ đồ do những người quản lý khoá học (course managers) giữ để họ có thể điểm danh trong âm thầm vào những giờ ngồi thiền chung. Nếu thiền sinh vắng mặt, thường do ngủ quên, thì người quản lý sẽ đến phòng ngủ để tìm, căn cứ trên sơ đồ chỗ ngồi nầy.

    Nếu những ai vì lý do sức khoẻ hay là chưa quen cách ngồi xếp bằng thì có thể cho người quản lý hay để ngồi trên ghế dựa có bốn chân. Thường thì những ghế nầy được xếp sát tường hay phía sau của hàng thiền sinh cuối cùng. Xếp ghế như vậy để không che tầm mắt của thầy cô ngồi trên bục khi nhìn xuống thiền sinh và cũng để tránh cho thiền sinh ngồi dưới nệm phải nhìn thấy cái ghế trước mặt mình.

    Tư thế ngồi thiền trên sàn thì không bắt buộc phải theo một tư thế nhất định nào. Thiền sinh tự chọn lấy thế ngồi thích hợp cho mình. Điều quan trọng là phải giữ cho cổ và lưng được thẳng. Hai mắt nhắm lại. Hai cánh tay xuôi theo thân người còn hai bàn tay thì xếp lại sao cho thoải mái và đặt trên bàn chân. Thiền sinh có thể cho bàn tay nầy đặt trên bàn tay kia, cả hai lòng bàn tay úp xuống hay ngửa lên đều được. Hai bàn tay cũng có thể được đặt trên đùi hay trên đầu gối và hai lòng bàn tay úp xuống hay ngửa lên đều được. Kể cả “bắt ấn” (ngón tay cái chạm nhẹ vào ngón trỏ). Thiền sinh có thể ngồi xếp bằng, bán già hay kiết già. Thế kiết già còn gọi là hoa sen, cả hai bàn chân được đặt trên hai đùi và lòng bàn chân ngửa của chân nầy được đặt trên đùi chân kia. Tôi chỉ ngồi được thế bán già.

    Cũng có thiền sinh ngồi theo thế cỡi ngựa trên 4 cái gối. Đây là tư thế mà tôi đã ngồi trong mấy ngày đầu khi theo học Vipassana lần đầu tiên. Trong những ngày đó tôi đã tập ngồi xếp bằng trong khi nghe thuyết Pháp. Đến giữa khoá học thì quen và ngồi được luôn khi thiền.

    Hằng ngày có ba tiếng ngồi thiền chung tại thiền đường; buổi sáng từ 8 giờ tới 9 giờ, trưa từ 2 giờ rưỡi tới 3 giờ rưỡi và buổi tối thì từ 6 giờ đến 7 giờ.

    Sau khi tất cả mọi người lần lượt ngồi vào vị trí đã được chỉ định của mình, từ phía cửa bên hông thiền đường cả hai thầy cô bước vào thiền đường. Khoá thiền Việt Anh mùa Thu 2016 chính thức bắt đầu vào lúc nầy.

    Mở đầu là tiếng tụng (chanting) của Goenkaji, tên gọi theo cách gọi của người Ấn Độ để tỏ lòng tôn kính thầy Goenka. Những lời tụng bằng tiếng Pali nầy chỉ là lời dạy của Đức Phật Thích Ca, được trích ra từ các kinh được ghi chép lại. Mục đích là để tạo những sức rung (vibration) thanh tịnh cho thiền đường.

    Kế đó tất cả mọi người được yêu cầu lập lại lời xin nương tựa vào tam bảo (Phật, Pháp, Tăng - Buddha, Dhamma, Sangha) và giữ ngũ giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối và không dùng những chất gây say. Riêng những thiền sinh cũ đã từng học qua một khoá thiền Vipassana 10 ngày giống như khoá đang theo học thì cần phải giữ thêm 3 giới nữa: không ăn sau 12 giờ trưa, không trang điểm và không nằm giường cao.

    Tiếp theo đó tất cả chúng tôi được yêu cầu lập lại lời thỉnh cầu để được học Anapana (quán hơi thở). Tất cả những lời lập lại nầy đều bằng tiếng Pali.

    Sau cùng tất cả đều được học Anapana bằng cách theo dõi hơi thở ngay lỗ mũi mình mỗi khi hít vào hay thở ra. Thở một cách tự nhiên và bình thường. Đây không phải là bài tập thở mà là “quán” tức là nhận biết hơi thở. Nếu hơi thở ra vào bên trái thì nhận biết rằng hơi thở lúc nầy ra vào bên lỗ mũi trái. Nếu hơi thở ra vào bên phải thì nhận biết rằng hơi thở lúc nầy ra vào bên lỗ mũi phải. Còn nếu hơi thở ra vào cả hai bên thì nhận biết rằng hơi thở lúc nầy ra vào cả hai lỗ mũi. Nếu hơi thở sâu thì nhận biết rằng hơi thở lúc nầy sâu và nếu hơi thở cạn thì nhận biết rằng hơi thở cạn. Thật là đơn giản và dễ dàng phải không quí vị? Nhưng để theo dõi hơi thở liên tục hàng giờ thì cần phải thực tập. Tâm luôn có khuynh hướng hoặc nghĩ về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ hoặc nghĩ về những chuyện chưa xảy đến trong tương lai mà quên làm điều hiện tại, ngay thời khắc nầy. Đó là theo dõi hơi thở.

    Sang ngày thứ nhất và ngày thứ hai thì vẫn tiếp tục thực hành Anapana. Thầy Goenka cũng có nhắc là nếu không cảm nhận được hơi thở khi nó trở nên quá nhẹ (vi tế), thì thiền sinh có thể tạo ra vài hơi thở hơi mạnh một cách cố ý. Nhưng sau khi cảm nhận được hơi thở trở lại rồi thì cần phải theo dõi hơi thở tự nhiên của cơ thể một cách bình thường. Thiền sinh cũng được hướng dẫn là cần phải nhận biết được sự phớt chạm của hơi thở vào những nơi mà nó tiếp xúc. Có thể bên trong mũi hay ở ngoài mũi. Cũng có thể là ở cửa mũi hay ở mép. Nếu tâm của thiền sinh đủ bén nhạy thì họ cũng nhận biết một sự thật là nhiệt độ của hơi thở ra ấm hơn một chút so với nhiệt độ của hơi thở khi hít vào. Đây là điều tự nhiên, nhưng thực sự cảm nhận được một cách rõ ràng là điều thiền sinh đang thực tập để đạt đến.

    Tối ngày thứ hai sau giờ nghe thuyết Pháp (Dhamma Discourse), thiền sinh được hướng dẫn thêm là trong lúc thực hành Anapana, khi quan sát hơi thở ra vào thì có một phản ứng sinh học, hoá học, hay điện từ nào đó xẩy ra ở khu vực mũi. Những phản ứng sinh học, hoá học, hay điện từ sinh ra nầy không có một chút gì liên quan đến hơi thở cả. Đây là một cảm giác (sensation). Cũng còn gọi là cảm thọ, theo thiển ý tôi. Một khi cảm nhận được là đang có một cảm giác nào đó thì thiền sinh cần tập trung theo dõi cảm giác, nhận biết chúng là cảm giác gì. Nếu không biết tên gọi cũng được. Cảm giác không thể chọn lựa được, tự nó sẽ xẩy đến. Điều quan trọng là chỉ ghi nhận những cảm giác đó thôi mà không phản ứng lại chúng. Thí dụ như khi cảm nhận được cảm giác ngứa thì biết là ngứa thôi, chớ không đưa tay lên gãi. Hành động gãi là phản ứng lại cảm giác ngứa. Cần phải tránh. Chỉ quan sát cảm giác mà thôi. Khoảnh khắc tới đây cảm giác ngứa nầy rồi cũng sẽ qua đi. Không cách gì tồn tại mãi mãi được.

    Bắt đầu đêm nay và ngày thứ ba, thiền sinh tập trung quan sát cảm giác thay vì hơi thở ở vùng mũi. Chấp nhận cảm giác và quan sát chúng. Không phản ứng lại với bất cứ một cảm giác nào xẩy đến. Cảm giác luôn có mặt ở mọi nơi trên thân thể. Nếu thiền sinh không cảm nhận được cảm giác ở vùng mũi vì chúng quá nhẹ mà tâm thì đang được huấn luyện để trở nên bén nhạy hơn thì thiền sinh quan sát hơi thở ra vào trở lại. Khi có cảm giác thì quan sát chúng và nếu không có cảm giác thì chuyển qua quan sát hơi thở. Đặt nặng phần quan sát cảm giác hơn phần quan sát hơi thở. Nếu cảm nhận được nhiều cảm giác cùng một lúc ở vùng mũi nầy thì thầy Goenka dặn rằng nên tập trung vào cảm giác nhẹ nhất. Có như thế thì tâm mới trở nên bén nhạy được.

    Trong lúc tâm đang tập trung quan sát cảm giác xẩy ra ở vùng mũi, nếu có một cảm giác nào đó mạnh hơn, cũng đồng nghĩa với thô hơn cũng đang xẩy ra ở một vùng khác trên thân thể thì thiền sinh không hướng sự tập trung qua nơi đó. Chỉ tập trung quan sát cảm giác xẩy ra ở vùng mũi mà thôi. Có thực hành như thế thì tâm của thiền sinh mới trở nên bén nhạy hơn vì cảm nhận được những cảm giác nhẹ khó hơn là cảm nhận được những cảm giác thô.

    Càng ngày càng thu hẹp diện tích quan sát ở quanh vùng mũi. Từ một vùng quan sát hình tam giác thu hẹp diện tích xuống còn một điểm lớn chỉ bằng đầu ngón tay. Tam giác có đỉnh trên sống mũi, hai đỉnh còn lại nằm ở mép. Nay chỉ một điểm ở trên nhân trung, ngay điểm tiếp xúc với mũi. Nhân trung là rãnh ở giữa mũi và miệng. Quan sát những cảm giác ở điểm nhỏ nầy và không phản ứng lại. Tâm đang được huấn luyện để càng ngày tâm càng trở nên bén nhạy hơn. Từ những cảm nhận thô, dễ nhận thấy đến những cảm nhận được những cảm giác thanh nhẹ, khó nhận thấy.

    Thiền sinh đang thực hành giữ giới ở Torana, đây là giai đoạn thứ nhất. Liên tục quan sát hơi thở ra vào hay quan sát cảm giác mà không phản ứng lại, từ khoảnh khắc nầy sang khoảnh khắc khác sẽ đưa thiền sinh tới chánh định. Đây là giai đoạn thứ hai. Thiền sinh được hướng dẫn từ từ để sang giai đoạn thứ ba, tuệ giác.

    Một phần ba thời gian đầu của 10 ngày thiền Vipassana nầy là dành cho Anapana và hai phần ba thời gian còn lại là dành cho Vipassana. Cách chia 1/3 và 2/3 thời gian nầy cũng được áp dụng cho những khoá có thời gian ngắn hơn 10 ngày hay dài hơn 10 ngày. Do đó ngày thứ tư là ngày bắt đầu học Vipassana cho khoá 10 ngày. Ngày nầy rất quan trọng. Giờ thiền chung buổi trưa ngày Vipassana được dời lại sớm hơn nửa tiếng, tức là từ 2 giờ đến 3 giờ và ngay sau 15 phút nghỉ giải lao thì vào buổi học Vipassana liền. Buổi học dài một tiếng rưỡi. Trong suốt khoảng thời gian học Vipassana trưa hôm nay thì thầy Goenka yêu cầu tất cả phải ở lại trong thiền đường.

    Cũng giống như lời thỉnh cầu để xin được học Anapana vào ngày zéro, thì giờ đây trước khi được truyền dạy Vipassana thiền sinh cũng thỉnh cầu để xin được học Vipassana. Tất cả thiền sinh và những người làm công quả được yêu cầu lập lại lời thỉnh cầu, cũng bằng tiếng Pali.

    Thay vì theo dõi cảm giác trên một điểm ở nhân trung như thời gian vừa qua thì bây giờ tập trung theo dõi cảm giác trên toàn thân. Bắt đầu từ đỉnh đầu. Tập trung sự chú ý vào đó để xem nơi đỉnh đầu có cảm giác gì hay không, ngay thời điểm nầy. Tâm sẽ cảm nhận được một cảm giác nào đó ở đây. Rồi từ đó cứ thế mà đưa sự chú ý của tâm đến một vùng khác trên cơ thể để nhận biết những cảm giác ở vùng đó. Diện tích quan sát một vùng rộng khoảng 5 đến 8 phân. Nếu tâm không cảm nhận được cảm giác thì quan sát một vùng lớn hơn. Như cả gương mặt, cả vùng ngực. Rồi sau đó từ từ thu hẹp diện tích quan sát trở lại. Cảm giác có thể như “thấy” kiến bò, có thể là những cảm giác phập phồng, ngứa ngáy. Có thể là những cảm giác khó chịu, dễ chịu, tê, nóng, lạnh, đổ mồ hôi... hay cũng có thể là những cảm giác không tên, không biết gọi là gì.

    Chúng tôi được hướng dẫn là chỉ quan sát chúng thôi mà không phản ứng lại. Cũng không đồng hoá mình với cảm giác đó. Những cảm giác nầy luôn thay đổi từng giây phút.

    Đa số độc giả có lẽ đã nghe qua chữ vô thường. Thực hành Vipassana quí vị sẽ thật sự nhận thấy được sự vô thường ở ngay trên thân thể mình. Sự biến đổi, sinh diệt liên tục của tế bào cùng với những phản ứng hoá học trong cơ thể tạo ra những cảm giác. Quan sát những cảm giác nầy. Không ưa thích chúng khi cảm nhận được những cảm giác dễ chịu. Không ghét bỏ chúng khi cảm nhận được những cảm giác khó chịu. Luôn giữ tâm an bình, thanh thản. Sự hiểu biết về luật vô thường nầy là qua kinh nghiệm của từng thiền sinh chớ không phải là sự hiểu biết qua sách vở.

    Phương pháp giảng dạy của thầy Goenka rất khoa học. Tôi có thể nói rằng ai cũng học được. Từ ngày thứ tư cho đến hết khoá, mỗi ngày tất cả chúng tôi được học thêm một chút. Tất cả chỉ là sự chú tâm quan sát cảm giác ngay trên chính cơ thể của mình.

    Quan sát cảm giác khắp thân thể bằng cách hướng tâm mình đến từng vùng một. Trước hết hãy chọn lấy một con đường thích hợp và hướng tâm theo đường đã chọn để đi đến từng vùng và quan sát cảm giác ở vùng đó. Chọn một thứ tự đường đi sao dễ nhớ để tránh trường hợp bỏ sót một vùng nào đó. Liên tục di chuyển tâm mình. Từ trên đỉnh đầu xuống dưới ngón chân, rồi theo chiều ngược lại. Từ bề mặt ngoài của da vào đến khắp các nội tạng bên trong cơ thể, rồi ngược lại.

    Thời gian để quan sát một vòng trung bình khoảng mười phút, nếu thiền sinh cảm nhận được cảm giác ở khắp mọi nơi trên thân thể. Quan trọng là không bỏ sót một vùng nào hết và không phản ứng lại với những cảm giác cảm nhận được. Nếu không cảm nhận được cảm giác ở một nơi nào đó trên cơ thể thì có thể ngừng lại ở nơi đó khoảng một phút, rồi di chuyển sự chú tâm vào vùng kế đó. Chúng tôi được dạy rằng không cảm nhận được cảm giác không có nghĩa là nơi đó không có cảm giác nhưng vì tâm chưa đủ bén nhạy để nhận biết. Lần quan sát tới hay là lần quan sát tới nữa thì sẽ nhận được một cảm giác nào đó ở vùng mù mờ nầy. Bất cứ nơi nào thân thể cũng đều có cảm giác. Không cảm giác nầy thì cũng cảm giác nọ, hai mươi bốn giờ một ngày trong lúc thức cũng như lúc ngủ vì sự sinh diệt liên tục xảy ra.

    Những gì tôi vừa kể chỉ là một phần nhỏ của sự hướng dẫn cách thực hành Vipassana. Mục đích chỉ để ghi lại những gì tôi đã học được trong thời gian ở Torana. Để học Vipassana chân truyền từ thầy Goenka thì không gì bằng đến một thiền viện. Những thiền viện Vipassana như Dhamma Torana nầy có mặt khắp nơi trên thế giới và được dịch ra khoảng 80 thứ tiếng. Tất cả thiền viện Vipassana nầy đều có cùng thời khoá biểu và nội qui. Sự giảng dạy cùng những bài thuyết Pháp bằng CD hay băng cassette đều do chính Goenkaji giảng. Còn người thầy phụ trách khoá học có nhiệm vụ chính là trông chừng thiền sinh trong thiền đường và trả lời các câu hỏi hay thắc mắc có liên quan đến những lời hướng dẫn của thầy Goenka. Nếu có câu hỏi thì thiền sinh hay người làm công quả có thể ghi tên xin gặp riêng thầy trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 1 giờ trưa. Ngoài ra thì họ cũng có thể hỏi thầy sau giờ hướng dẫn cuối ngày, vào lúc 9 giờ đêm.

    Trong mười ngày thực hành Vipassana, thiền sinh ngồi thiền mỗi ngày khoảng mười tiếng. Tiếng kẻng báo thức đầu tiên trong ngày vào lúc 4 giờ sáng. Nửa tiếng sau, 4 giờ rưỡi bắt đầu giờ thiền trong ngày. Có thể ngồi ở tại phòng mình hay trong thiền đường đến 6 giờ rưỡi. Theo tôi thì khoảng thời gian nầy rất quan trọng vì hàng ngày vào giờ nầy thầy Goenka tụng khoảng nửa tiếng tới 45 phút để tạo bầu không khí thanh tịnh trong thiền đường cho cả trọn ngày hôm đó. Tôi thường đến thiền đường trong khoảng thời gian nầy nhưng chọn ngồi trong thất (cell). Cứ cách ngày thì tôi rời thất lúc 5 giờ hai mươi để vào bếp phụ với những người làm công quả khác chuẩn bị bữa ăn sáng cho thiền viện vào lúc 6 giờ rưỡi.

    Ba Tầng Sankharas: Nghệ Thuật Sống và Chết

    Mười năm sau ngày thành lập Torana, thiền đường cũ được sửa sang lại thành khu nhà ở cho thiền sinh nữ. Thiền đường mới được xây cất năm 2013. Một trong những di huấn của thầy Goenka là thiền viện nên có thêm những thất. Torana đã thực hiện được điều nầy. Phía sau thiền đường, tôi đếm được 33 thất cho thiền sinh nam. Hai thất dành cho những người làm công quả có số 33 và 35 nên tôi không chắc số thất tổng cộng bên nam là bao nhiêu. Vì có bốn dãy thất nên những người ngồi trong thất cần phải để ý ngồi cho đúng hướng. Đó là mặt thiền sinh hướng về thiền đường.

    Từ cửa thiền đường đi vào, thiền sinh nữ ngồi bên phải và thiền sinh nam ngồi bên trái (nam tả nữ hữu), cách nhau bằng một lối đi. Thiền viện có hai khu nhà ở riêng biệt cho nam và nữ. Phòng ăn cũng vậy. Hằng ngày ở Torana thiền sinh sẽ không gặp được người khác phái nơi nào nữa ngoài thiền đường. Nội qui nầy sẽ được nới lỏng vào ngày thứ mười từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Vào sáng ngày nầy, sau giờ thiền chung 8 giờ tới 9 giờ, mọi người được học thêm Metta Bhavana (thiền Tâm Từ). Khác với Vipassana, quan sát cảm giác trên cơ thể mình; Metta Bhavana là hồi hướng công đức đến với chúng sinh. Những công đức mà thiền sinh có được sau giờ thiền Vipassana.

    Ngay sau khi học xong Metta Bhavana, thì nội qui về sự im lặng thanh tịnh cũng chấm dứt. Thiền sinh có thể nói chuyện với nhau trước phòng ăn nơi có sự hiện diện của rất nhiều người nhưng không thể gặp gỡ ở những nơi riêng tư được.

    Cũng trong ngày thứ mười nầy, trong khoảng thời gian chờ đợi cơm trưa lúc 11 giờ, những thiền sinh đã có gởi đồ đạc cá nhân của mình vào ngày zéro như bóp, máy chụp hình, laptop, cell phone... thì lúc nầy có thể nhận đồ lại. Mọi người có thể bắt đầu cúng dường (dana). Tuỳ theo khả năng tài chánh, hoàn cảnh và tính rộng rãi của từng người. Một số tiền dù lớn hay nhỏ đến đâu cũng đều có biên lai. Tất cả số tiền cúng dường được dùng trực tiếp để trang trải chi phí cho thiền viện Torana. Sổ sách chi thu rất rõ ràng, minh bạch. Những người làm công quả từng khoá hay thường trực tại đây, các thầy cô quản lý thiền viện, kể cả thầy cô phụ trách các khoá học đều không được nhận lãnh bất cứ một số tiền công hay thù lao nào cả.

    Ngay bây giờ, sau mười ngày, những thiền sinh mới học Vipassana lần đầu đã được coi như là thiền sinh cũ. Những thiền viện Vipassana chỉ nhận sự đóng góp tiền bạc hay công sức từ những thiền sinh cũ. Sự đóng góp nầy là tuỳ hỉ để thiền viện có đủ tài chánh mở những khoá tới cho những thiền sinh mới và cũ sẽ đến đây học Vipassana. Những gì mà thiền sinh vừa mới nhận được trong những ngày vừa qua là từ những thiền sinh cũ đóng góp trước đó. Sự đóng góp chỉ có ý nghĩa khi thiền sinh đóng góp vì lợi ích của tha nhân mà không mong cầu được đền đáp lại một điều gì. Goenkaji luôn nhắc nhở thiền sinh như vậy.

    Cũng vào ngày thứ mười khoá nầy, sau khi được sự cho phép đặc biệt của những người thầy quản lý ở Torana, tất cả mọi người có dịp được chụp hình chung với thầy Thảo và cô Lan. Đây là một việc mà tôi chưa từng thấy qua vì tất cả thì giờ của những ngày ở thiền viện đều được tập trung để thực hành Vipassana.

    Mười ngày ở Torana nầy là những ngày thiền sinh thật sự sống như mười ngày của một tu sĩ. Về phần thức ăn, nhà bếp dọn ra món gì thì ăn món đó, không đòi hỏi thêm. Phòng ngủ chỉ định ở đâu thì ngủ ở đó, không chọn lựa được.

    Nói về sự ăn uống thì thiền viện Torana cũng phải tuân theo những qui định rất chặt chẽ về thực phẩm của tỉnh bang Ontario để bảo đảm vệ sinh khi nấu nướng, hầu bảo vệ sức khoẻ chung cho tất cả mọi người nơi đó. Thí dụ như thức ăn dư không được để quá ba ngày trong tủ lạnh. Thức ăn dư chỉ được hâm lại một lần và nếu vẫn ăn không hết số thức ăn mới hâm nầy, thì phải bỏ vào thùng compost để dành ủ làm phân trồng trọt. Tất cả vật liệu chuẩn bị để nấu nướng cho ngày hôm sau hay hôm sau nữa đều phải được dán nhãn cẩn thận. Trên đó ghi rõ vật liệu gì, xắt hay chuẩn bị ngày nào và sẽ được dùng để nấu món gì, vào ngày nào. Điều nầy rất cần thiết cho những đầu bếp và cũng giúp cho người phụ trách xà lách biết hộp rau nào cần phải dùng trước để tránh sự phung phí vì thức ăn hư.

    Thực đơn hàng ngày cho những buổi ăn sáng là lúa mạch (oatmeal) nấu cháo. Món nầy thiền sinh có thể ăn kèm với mận khô, cam, táo, quế nấu chung với nước cho đến khi vừa đủ độ mềm và hơi sền sệt. Bánh mì sandwich ăn với mứt, bơ đậu phọng, bơ, margarine. Cereal, bánh cốm lạt (tạm dịch từ rice cakes). Khoá thiền Việt Anh kỳ nầy nhà bếp có nấu thêm cháo gạo lứt, cháo trắng, cháo nấm, xôi bắp, xôi nấm đông cô. Trái cây thì chuối, cam và táo; kỳ nầy cách vài ngày lại có thêm thơm.

    Ngoài những món ở Torana hay nấu ra, khoai lang nướng, khoai tây nướng, kale hấp, súp bí với đậu lentil..., thực đơn trưa thì ngày nào cũng có cơm trắng, cơm gạo nâu. Thức ăn có những món như canh chua, tàu hũ xào cải, tàu hũ gói rong biển kho, gỏi bắp cải với hạnh nhân nướng, canh tàu hũ với hẹ, canh khổ qua (nấu ngày thứ mười, như chị T. một trong những đầu bếp chánh cho biết - khổ đã qua!). Tôi nên kể thêm, chị N. cũng là một trong những đầu bếp chánh đã chiên ba trăm cuốn chả giò chay vào một buổi ăn trưa nào đó. Món luôn luôn có ở thiền viện là xà lách, cà rốt, củ dền (beets), đậu lentil, chickpea ngâm nước vài ngày cho mọc mầm (giống như giá làm từ đậu xanh), sữa chua (yogurt), cheese và hai loại nước xốt do thiền viện tự pha lấy. Kèm với xà lách còn có nho khô, hạt hướng dương, flaxseed xay và mầm lúa mì (wheat germ). Thiền sinh tự trộn món xà lách theo ý thích của mình.

    Mười phút sau khi thiền sinh vào ăn trưa, nhà bếp lên phòng ăn xem qua thức ăn có thể bị thiếu hay không để đem thêm từ phần ăn của những người làm công quả. Điều nầy quan trọng vì thiền sinh được ưu tiên thức ăn nóng trong ngày. Còn người làm công quả thì ăn sau thiền sinh 15 phút, lúc 11 giờ 15 phút trong phòng ăn nhà bếp, sau khi biết chắc phần ăn của thiền sinh không thể thiếu đươc. Có buổi ăn chiều cho những người làm công quả vì họ phải làm việc và thức ăn được dọn ra là thức ăn trưa còn dư của thiền sinh, rất ít khi phải nấu nướng thêm.

    Nhà bếp kỳ nầy có dọn ra thêm nước tương, ớt bầm, ớt trái, và cả kim chi nữa, tiêu thụ hết 8 hũ, mỗi hũ 450 mL.

    Phần tráng miệng thì có chuối plantain nướng với quế, chuối plantain xào dừa có cả đậu phọng rắc lên nữa, chè đậu trắng, bánh khoai mì nướng, bánh nướng lúa mạch với táo.

    Buổi chiều đơn giản hơn, giống như phần trái cây buổi sáng, chỉ có chuối, cam và táo cho thiền sinh mới. Chỉ ăn Ngọ đối với thiền sinh mới học Vipassana lần đầu là một cố gắng, nhất là đối với một người hàng ngày đi làm ca chiều đến 3 giờ sáng mới về nhà. Tôi đã gặp một thiền sinh cho biết như vậy.

    Thức uống gồm có nước cam, nước chanh, mật ong pha gừng và chanh, sữa, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, trà, cà phê, nước lạnh.

    Để chuẩn bị trở về đời sống thường ngày sau những ngày chỉ ăn Ngọ, chiều ngày thứ mười tất cả thiền sinh được mời dùng cơm chiều và nhà bếp đã làm 120 khúc bánh mì tàu hũ, đồ chua, rau răm và dường như có cả ngò nữa thì phải.

    Có lẽ có độc giả tự hỏi sao lại dùng cả hành, hẹ để nấu thức ăn chay? Xin thưa, thức ăn ở thiền viện Vipassana có một sự khác biệt rất nhỏ so với thức ăn dành cho tu sĩ Phật giáo. Ngoài ra, các thiền viện còn dùng cả những phó sản từ sữa nữa nhưng không dùng trứng.

    Đối với tôi thì thức ăn chay ở thiền viện Torana rất ngon. Một người làm công quả đã nói với tôi rằng, “Thức ăn ngon không thua gì nhà hàng”! Nếu cho phép chấm điểm thì tôi chấm 9/10 và 10/10 cho tất cả món ăn khoá Việt Anh nầy. Gia vị không thể thiếu là metta (lòng từ tâm, loving-kindness) khi nấu các món ăn ở tại thiền viện. Chắc độc giả cũng biết rằng khi những món ăn được những người thân trong gia đình nấu cho mình thưởng thức thì ăn sẽ thấy rất ngon miệng. Nhất là của bà nội, bà ngoại, mẹ, vợ, chồng, con cháu hay anh chị em... nấu. Gia vị chánh là gì, nếu không phải là metta mà họ đã hết lòng bỏ công vào đó để nấu. Độc giả nghiệm thử xem điều nầy có đúng hay không.

    Torana bày bàn ăn theo kiểu buffet. Phòng ăn nữ thì thức ăn được dọn trên một dãy bàn chính giữa phòng ăn. Còn thức ăn bên phòng ăn nam thì được dọn trên dãy kệ hình chữ L, 8 tấc bề ngang và cao bằng chiều cao của một cái bàn ăn bình thường. Dãy kệ nầy chạy dọc theo hai bức tường vuông góc nhau. Trên đó có lò nướng bánh mì sandwich và phích nấu nước nóng 20 L được đặt cố định. Bắt đầu dãy kệ tính từ phía trong là khay có ngăn đựng dao, muỗng, nĩa, tô, dĩa.... Tờ thực đơn buổi ăn trưa thay đổi hằng ngày được đặt ngay tại đây. Kế đến là cơm, canh, các món nóng, tráng miệng, bàn xà lách, và sau cùng là dãy để nước uống. Sau khi ăn xong, thiền sinh vét thức ăn dư trên dĩa vào thùng compost và tráng dao, muỗng, nĩa, tô, dĩa... của mình.

    Thời gian ăn trưa là 45 phút, vừa đủ để thiền sinh dùng xong bữa ăn. Đúng 11 giờ 45 phút, những người làm công quả trở lại phòng ăn để dọn dẹp. Thức ăn dư được đem trở lại nhà bếp cất vào tủ lạnh, sau khi dán nhãn cẩn thận.

    Mặc dù đã vào Thu nhưng trong khoảng thời gian khoá thiền Việt Anh nầy thời tiết lại rất đẹp và ấm. Chỉ có vài cơn mưa Thu rất nhỏ không đáng kể. Rất nhiều buổi ăn chúng tôi có thể ngồi ăn ở bàn picnic ngoài trời. Vào buổi tối từ thiền đường trở về khu nhà ở để ngủ tôi đã bước trên con đường ngập đầy lá và ánh trăng. Những chiếc lá đã trở về với đất. Chúng đã sinh vào mùa Xuân, sống sang Hạ và nay thì rụng vào mùa Thu. Hoàn tất một đời sống của lá.

    Qui luật thiên nhiên đối với thực vật, động vật hay con người đều như nhau. Có sinh ắt có tử. Những cây phong ở Torana mọc sát với mật độ khá dầy nên chúng rất cao, có lẽ chúng giành đất với nhau. Ngày tôi tới đây lá mới vừa bắt đầu đổi màu. Sau mười ngày lá đã đổi màu thật rực rỡ. Những cây phong chuẩn bị đi vào thời kỳ nghỉ Đông khi những chiếc lá kia lìa cành tàn phai. Bắc Mỹ có bốn mùa rất rõ rệt. Mùa nào cũng đẹp nhưng tôi thích mùa Thu nhất.

    Trong khoá thiền Việt Anh nầy, tôi được biết có cả một gia đình năm người gồm cha mẹ và ba người con cùng tham dự. Ngoài ra có một số thiền sinh đến tham dự với người thân trong gia đình hay có họ hàng với nhau. Người lớn tuổi nhất là một bà cụ 86 tuổi và người trẻ nhất 29 tuổi. So với những khoá Anh ngữ khác thì số người trẻ khoá nầy ít hơn. Tôi hy vọng thế hệ trẻ người Việt có được nhiều duyên lành để đến với Vipassana sớm hơn.

    Một thiền viện khác là Dhamma Suttama ở Montebello bên Québec đã hai lần có dự định tổ chức khoá thiền Vipassana Việt Anh nhưng không đủ thiền sinh ghi tên nên đã huỷ bỏ dự định. Khi hỏi thăm tôi được biết thiền sinh ở Québec có khoảng mười người tham dự khoá nầy. Tôi mong là họ sẽ tổ chức được một khoá Việt Anh như ở Torana trong thời gian tới. Đa số thiền sinh còn lại thì họ ở những thành phố gần Toronto.

    Trên con đường từ khu nhà ở nam đến phòng ăn nam, gần khu nhà ở có một nhà kho chứa củi. Củi nầy được dùng làm nhiên liệu để nấu nước nóng bằng cái wood boiler đặt ngay phía trước nhà kho. Khói toả rất thơm, nhất là vào lúc sáng sớm. Nước nóng từ hệ thống nầy ngoài việc cung cấp nước nóng cho cả khu nhà ở nam nó còn dùng để sưởi ấm sàn nhà của tầng trệt nữa. Các phòng ngủ ở tầng hai cũng đủ ấm từ hệ thống nầy trong mùa Đông. Tôi có hỏi và được người có nhiệm vụ bảo trì thiền viện cho hay là hàng ngày chỉ cần cho thêm củi vào wood boiler ba hoặc bốn lần là đủ. Hệ thống rất hay nhưng nó có một khuyết điểm. Đó là tiền bảo hiểm hơi cao vì hệ thống nước nóng và sưởi đốt củi nầy hơi gần khu nhà ở hơn khoảng cách qui định an toàn, anh P. cho tôi biết như vậy.

    Tháng Năm chưa nằm đã sáng. Tháng Mười chưa cười đã tối. Cũng trên con đường nầy, có nhiều buổi chiều sau giờ ăn trái cây vẫn còn mặt trời và tôi đã thấy vài thiền sinh đứng phơi nắng thật nhàn hạ mặc dù lúc đó là 5 giờ rưỡi chiều Tháng Mười. Nhịp sống ở Torana rất chậm, gần gũi với thiên nhiên…

    Ngoài những con đường chính từ khu nhà ở dẫn đến thiền đường hay phòng ăn, Torana còn có vài con đường mòn trong rừng để thiền sinh có thể đi dạo. Thiền sinh nữ đi bên khu rừng dành cho nữ. Thiền sinh nam thì đi bên khu rừng dành cho nam. Không được vượt qua những nơi có bảng “Ranh Giới” (tạm dịch từ chữ Course Boundary). Vì nếu đi lạc qua thì sẽ có cảnh “Hoa lạc giữa rừng gươm” hay “Gươm lạc giữa rừng hoa”!

    Trên những con đường mòn trong rừng rải rác có vài căn nhà nghỉ (cabins) đóng bằng gỗ thông đơn sơ và được sơn đỏ. Chúng đã có sẵn từ thời hội Hướng Đạo sở hữu khu đất nầy và hiện nay những căn nhà gỗ nầy vẫn còn sử dụng được cho các khoá thiền tổ chức vào mùa Hè. Mỗi căn có hai giường riêng biệt và diện tích sàn nhà rộng rãi cho hai thiền sinh.

    Lúc trước, khi đọc sách về thiền, tôi có đọc qua là một người hành thiền thì khi đi đứng nằm ngồi cũng thiền. Tôi đã không thể nào hiểu được vì tôi đã nghĩ rằng khi thiền là phải ngồi. Trong bài thuyết Pháp vào tối ngày thứ bảy, thầy Goenka có giải thích về điều nầy. Những cảm giác trên thân thể mỗi người luôn có ở đó. Do đó, nếu chú tâm vào chúng trong lúc đi, đứng, nằm hay ngồi thì người hành thiền Vipassana cũng đều nhận biết được những cảm giác đó.

    Cảm giác ở những phần chuyển động dễ nhận ra hơn những phần khác. Thí dụ cảm giác ở đôi chân dễ nhận ra hơn khi chúng ta đang đi. Chỉ cảm nhận thôi mà không phản ứng lại, tức không ham mê cảm giác dễ chịu hay ghét bỏ cảm giác khó chịu vì trong tích tắc nữa chúng sẽ thay đổi. Đây chính là ứng dụng thưc tiễn của Vipassana. Nếu áp dụng được ở mọi hoàn cảnh thì thiền sinh sẽ không phản ứng lại với những điều có vẻ như trái tai gai mắt nữa vì đối tượng bây giờ là tâm của mình chứ không phải là ngoại cảnh hay người khác nữa.

    Nói một cách khác là lúc trước khi tôi nghe người đối thoại nói lời trái tai thì tôi lập tức đớp chát, trả miếng lại. Tôi phản ứng ngay. Giờ đây thì tôi đã biết rõ, tôi đã phản ứng lại, không phải là phản ứng lời trái tai của người đó, mà tôi phản ứng lại cái cảm giác khó chịu của chính tôi ngay trong lúc đó. Cảm giác nầy đã xảy ra đâu đó trên cơ thể tôi. Nếu luôn quan sát chúng thì tôi đã biết rằng chỉ tích tắc nữa thôi thì cảm giác khó chịu nầy sẽ dịu bớt đi và sẽ được thay thế bằng một cảm giác khác.

    Ngoài những lúc ngồi thiền, nhờ quan sát cảm giác của mình ở mọi nơi trên thân thể, mắt vẫn mở bình thường, và trong mọi hoàn cảnh mà tôi đã hoà nhã hơn và bớt to tiếng hơn với những người chung quanh. Vipassana đã giúp tôi thay đổi rất nhiều. Tôi đang cố gắng để không tạo ra thêm sankhara.

    Sankhara trong tiếng Pali có một nghĩa rất rộng. Một trong những nghĩa của nó là phản ứng của tâm đối với cảm giác. Ham mê những cảm giác dễ chịu hay ghét bỏ những cảm giác khó chịu đều tạo ra sankharas.

    Hãy tạm không nói đến những sankharas thiện và bất thiện. Có ba loại sankharas. Loại như vẽ trên nước, biến mất nhanh chóng. Loại như vẽ trên cát, biến mất sau một thời gian ngắn. Và loại như khắc trên đá, chỉ biến mất sau một thời gian rất dài vì chúng được khắc rất sâu. Loại sankhara thứ ba nầy được tạo ra khi chúng ta lập đi lập lại sự tức giận, oán hận, đam mê, sợ hãi, lo lắng... Loại nầy gây ra đau khổ hơn hai loại đầu.

    Trong một ngày tôi đã tạo ra không biết là bao nhiêu sankharas. Khi đêm về tôi chỉ còn nhớ một hay hai, loại khắc trên đá. Áp dụng cùng một cách tính như vậy, vào cuối tháng hay cuối một năm thì tôi cũng chỉ nhớ được một hay hai sankharas, và cũng là loại khắc trên đá. Cũng cùng một cách tính tương tự như vậy và rồi dù muốn hay không, ở cuối cuộc đời cái sankhara khắc sâu nhất sẽ trồi lên bề mặt của tâm. Ngay vào lúc hơi thở cuối cùng chấm dứt tâm sẽ mang loại sankhara nầy. Tâm của cuộc đời kế tiếp là con đẻ của tâm cuối cùng của cuộc đời nầy. Tâm của cuộc đời tái sinh sẽ mang cùng một đặc tính của cái tâm cuối cùng nầy. Tươi sáng thì nhờ và tăm tối thì chịu. Đây là định luật của thiên nhiên. Do đó tâm cuối cùng của một cuộc đời rất là quan trọng.

    Và chính là vì như thế nên khi nhìn từ một khía cạnh khác thì Vipassana dạy thiền sinh nghệ thuật chết. Chết một cách tỉnh táo với nụ cười. Thiền sinh học nghệ thuật chết bằng cách học nghệ thuật sống. Vipassana dạy thiền sinh nghệ thuật sống trong hiện tại bằng cách luôn theo dõi cảm giác và dạy nghệ thuật làm chủ của tâm mình bằng cách không phản ứng lại những cảm giác nầy, tức không tạo ra những sankharas mới. Trương mục sankhara của tôi cần phải được thanh toán ngay trong đời nầy.

    Hằng ngày vào buổi tối sau giờ thuyết Pháp, thiền sinh được hướng dẫn thêm phương pháp để thực hành cho ngày hôm sau và họ rời thiền đường để về khu nhà ở của mình ngủ lúc 9 giờ, nếu không cần hỏi thầy thêm điều gì. Còn những người làm công quả thì cần phải ở lại thêm với thầy cô để dành vài phút thiền Metta Bhavana và nói chuyện nhà bếp. Sau đó chúng tôi cũng về ngủ nhưng những người quản lý khoá học thì vẫn ở lại để xem thầy cô có dặn dò gì thêm cho ngày hôm sau hay không.

    Trong một dịp như vầy, có lần thầy Thảo cho biết tỷ lệ thiền sinh cũ trở lại học nữa sau khoá đầu tiên là 20%, còn tỷ lệ thiền sinh cũ trở lại để làm công quả thì là 10%. Trong khoá thiền Việt Anh mùa Thu 2016 năm nay, tôi đếm được tổng cộng là 16 người làm công quả vừa Việt vừa Canadians, tính luôn ba người quản lý khoá học. Khẩu phần ăn hằng ngày nhà bếp nấu cho khoảng 120 người. Như vậy thì con số thống kê của thầy cho biết về tỷ lệ thiền sinh làm công quả như vừa nêu trên thì tương đối phù hợp với con số thực tế cho khoá nầy, theo nhận xét của riêng tôi. Tôi còn nhớ có một lần anh P. đã nói chơi rằng vì vật liệu nấu ăn được hai gia đình của chị T. và chị N. cúng dường, chớ nếu không thì tài chánh cho khoá thiền nầy đã bị lủng!

    Từng khoảnh khắc trôi qua. Từng phút. Từng giờ... Rồi từng ngày trôi qua. Luôn theo dõi hơi thở. Luôn theo dõi cảm giác. Tâm bình thản. Tâm luôn sống trong hiện tại.

    Mang Thiền Vào Cuộc Sống

    Ngày mãn khoá học rồi cũng tới. Vào ngày thứ 11, tất cả mọi người được yêu cầu tới thiền đường vào lúc 4 giờ rưỡi sáng để ngồi thiền chung, sau đó nghe bài thuyết Pháp cuối khoá, và sau cùng thực hành thiền Metta Bhavana vài phút để hồi hướng công đức đến với chúng sinh.

    Trong bài thuyết Pháp nầy, thầy Goenka hướng dẫn thiền sinh những điều cần phải làm khi trở về nhà. Một trong những điều đó là hãy tiếp tục thực hành những gì đã học ở đây trong mười ngày qua và áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày. Nếu thấy phần lý thuyết Dhamma nào đúng thì chấp nhận và giữ chúng lại, phần nào thiền sinh cảm thấy sai hay nghi ngờ thì loại bỏ. Nhưng còn về phần thực hành Dhamma thì có thể nói là không có gì là bị loại ra cả. Thực hành Giới, sống đời đạo đức. Thực hành Định, làm chủ tâm mình. Thực hành Tuệ, thanh lọc tâm để phát sinh tình thương. Đây là ba khía cạnh thực tiễn của Dhamma để mang lại lợi ích trong đời sống. Sống một đời Dhamma đầy phẩm hạnh.

    Thầy cũng nhắc lại là mục đích của thiền Vipassana không phải là đi tìm cảm giác để chơi trò chơi cảm giác! Lấy làm hân hoan, sung sướng khi cảm nhận được dòng chảy thông suốt, rung động khắp cơ thể; hay thất vọng, chán nản khi gặp phải các cảm giác khó chịu. Đây chắc chắn không phải là thiền sinh đang thực hành Vipassana. Tôi cũng đã vướng vào trò chơi nầy trong một thời gian ngắn lúc ban đầu, thưa quí độc giả. Khi thực hành Vipassana với tâm bình thản đối với mọi cảm giác, thấu hiểu được luật vô thường, thì thiền sinh sẽ có tiến bộ. Một thay đổi tốt đẹp sẽ đến trong đời thiền sinh.

    Ngoài ra Goenkaji cũng có nhắc đến một đức tin, một truyền thống mà thầy nói là hay của Ấn Độ và thầy thích truyền thống nầy. Đó là nếu quí vị sau khi đã học được một nghệ thuật hay một phương pháp nào đó mà không trả học phí cho thầy thì nghệ thuật hay phương pháp đó sẽ không có hiệu nghiệm! Nhưng quí vị sẽ đóng học phí cho thầy Goenka theo truyền thống nầy như thế nào đây? Khá mắc đó. Công phu hai buổi sớm chiều đó quí vị. Sáng một tiếng và chiều một tiếng thực hành Vipassana và nhớ hồi hướng công đức đến chúng sinh sau khi thiền xong. Thiền sinh cũng có thể nghĩ đến người thầy của mình và nếu có quên thì cũng không sao vì khi nói hồi hướng công đức đến chúng sinh thì thầy cũng là một người trong những chúng sinh đó và thầy cũng sẽ nhận được tâm từ do thiền sinh gởi đến.

    Sau bài thuyết Pháp nầy, đến phần thực hành thiền Metta Bhavana vài phút để hồi hướng công đức đến với chúng sinh. Thầy Thảo và cô Lan lặng lẽ rời thiền đường ngay khi thời tụng của thầy Goenka vừa chấm dứt.

    Khoá thiền Việt Anh muà Thu 2016 chính thức kết thúc vào lúc nầy, Chúa Nhật ngày 16 Tháng Mười.

    Tất cả mọi người đều đem nệm và gối ngồi thiền của mình ra khỏi thiền đường và xếp lên kệ bên ngoài để chuẩn bị trở lại dọn dẹp sau khi ăn sáng xong.

    Thực đơn bữa ăn sáng ngày thứ 11 chỉ thiếu có mỗi món nóng, còn các thứ khác vẫn có đầy đủ. Sau khi thiền sinh ăn xong, thì tuỳ theo sự tình nguyện của họ vào ngày hôm trước, họ phụ dọn dẹp thiền đường, khu nhà ở, lau chùi bếp, lò, tủ lạnh... Đến khoảng 8 giờ rưỡi thì xong tất cả.

    Tôi đón xe đò trở về thành phố mình ở ngay ngày hôm đó, sau khi anh H. cho đi chung taxi ra Toronto. Tôi cũng không quên xin anh Pt. trái cam, hai lát bánh mì sandwich, một ít cheese và rau xà lách để mang theo ăn dọc đường. Cũng nhớ đem luôn cái bánh ú nhân đậu chị N. cho để dành trong tủ lạnh hôm nọ nữa chớ!

    Xe đò Greyhound từ Toronto về Ottawa đi trên xa lộ 401, vào xa lộ 115 và khi đi qua Peterborough không bao xa thì hết xa lộ 115. Từ đây xe vào xa lộ 7, mỗi bên chỉ một lane. Tôi thích đi con đường nầy. Xe đi qua nhiều thị trấn và lưu lượng xe trên xa lộ nầy vừa phải. Tôi thích ngắm những căn nhà ở hai bên đường và nhịp sống có vẻ nhàn hạ của họ. Lòng hoài niệm đã đưa tôi về những căn nhà miền quê dọc theo quốc lộ 4 trên đường Saigon về miền Tây mà đã từ rất lâu rồi tôi chưa hề đặt chân về lại, kể từ khi xuống chiếc tàu CT32 tại Cần Thơ với hai đứa em và cùng với 29 người khác nữa... Trên đường đi xe đò có ngừng lại 15 phút cho hành khách nghỉ tại nhà hàng Log Cabin gần Actinolite, ngay ngã ba xa lộ 7 và xa lộ 37. Từ đây còn hai tiếng thì tới Ottawa. Tiếp tục đi trên xa lộ 7 và khi đi hết xa lộ nầy thì nó thành xa lộ 417 và có hai hướng đi, hướng Đông và hướng Tây. Đây là xa lộ chánh của thủ đô. Xe đò lấy hướng Đông để về thẳng Ottawa. Tôi xuống bến ở Kanata cho gần nhà thay vì xuống bến dưới phố.

    Trở về lại Ottawa lúc 3 giờ rưỡi, đúng 5 tiếng sau khi xe đò khởi hành từ Toronto. Chiều hôm đó có mưa lất phất, tuy hơi có mây nhưng trời vẫn còn sáng nên tôi đề nghị người nhà đưa đi coi lá mùa Thu bên đồi Gatineau, bên Québec luôn trước khi về nhà.

    Sau mười ngày ở Torana “nạp” năng lực để có thể đủ sức làm việc trong một năm, ngay sáng hôm sau tôi đi làm lại. Tôi xin kể một chuyện nhỏ.

    Hàng tuần vào mỗi sáng Thứ Ba, tôi có tham dự buổi họp ở sở làm trong một phòng họp hơi nhỏ so với số người dự họp. Vì phòng họp nhỏ nên những người tới sau phải ngồi chen vào, nhưng có một đồng nghiệp nhất định ngồi cùng phía dãy bàn nơi tôi ngồi mặc dù dãy bàn bên kia còn chỗ trống không phải chen. Khi có người hỏi về điều nầy thì anh đó trả lời là “Khi ngồi ở dãy nầy thì lòng tôi thanh thản hơn, không còn to tiếng với đồng nghiệp khi thảo luận và không hiểu tại sao.” Anh đó và tôi có cùng một cảm nhận về bầu không khí trong phòng họp.

    Không hẹn mà gặp, cả hai chúng tôi cùng chọn bên có bầu không khí có vẻ thanh tịnh hơn bên kia. Điều nầy làm tôi nhớ lại bầu không khí thanh tịnh mà thầy Goenka tạo ra cho thiền đường hằng ngày qua lời tụng bằng tiếng Pali của thầy mỗi buổi sáng sớm. Một bầu không khí không dễ tìm lại được ở những nơi khác.

    Mười ngày học Vipassana hằng năm đối với tôi như là một dịp để sạc lại bình điện! Thanh lọc lại tâm và thân sau một năm làm việc. Tôi cũng đã có dịp nói chuyện với nhiều thiền sinh để hỏi họ về nhân duyên đưa đẩy tới để đến thiền viện học Vipassana. Tôi đã có được may mắn để hầu chuyện với nhiều thiền sinh và đa số họ đã cho tôi biết là thời gian mười ngày học Vipassana là một trong những khoảng thời gian quí giá nhất trong cuộc đời mà họ sống qua. Họ đã có một sự thay đổi bản thân lớn lao và dễ chấp nhận sự thăng trầm, vốn dĩ phải có trong đời sống hơn.

    Tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo cũng đều có thể học và thực hành Vipassana. Quí độc giả hãy an tâm về điều nầy. Những bài thuyết Pháp mặc dù có nói đến lời của Đức Phật Thích Ca nhưng Phật chỉ nói Pháp (Dhamma), một phần nghĩa nhỏ của nó là qui luật thiên nhiên trong vũ trụ. Phật không hề lập ra tôn giáo.

    Trong những bài thuyết Pháp hằng đêm, Goenkaji cắt nghĩa chi tiết về những kỹ thuật mà thầy hướng dẫn trong ngày. Thầy giải thích tại sao mình lại dạy thiền sinh như vậy và để nhằm vào mục đích gì.

    Cái hay là qua 11 bài thuyết Pháp trong khoá thiền, phần thực hành trong ngày và phần lý thuyết ngay tối hôm đó bổ xung cho nhau. Nếu có phần lý thuyết nào mà tôi chưa hiểu rõ thì tôi có thể tự tìm thấy câu trả lời cho mình qua phần thực hành trong ngày hôm sau. Và ngược lại, nếu có phần thực hành nào mà tôi chưa hiểu rõ thì tôi có thể tự tìm thấy câu trả lời cho mình qua phần lý thuyết ngay trong đêm đó qua bài thuyết Pháp.

    Những bài thuyết Pháp chỉ xoay quanh Giới (Sila), Định (Samadhi), Tuệ (Panna); Vô Thường (Anicca), Khổ (Dukkha), Vô Ngã (Anatta); Phật, Pháp, Tăng; Luật Nhân Quả; Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa), Ba La Mật (Parami); Bát Chánh Đạo; Tứ Diệu Đế… Goenkaji cũng có kể thêm vài câu chuyện có liên quan đến bài thuyết Pháp của tối đó. Ngoài ra không gì khác hơn nữa.

    Giọng kể bằng tiếng Anh của thầy Goenka rất dí dỏm. Cái duyên của câu chuyện bị mất đi ít nhiều khi được dịch sang tiếng Việt, nhưng bù lại tôi học được nhiều danh từ trong Phật học hơn. Nếu cần phải nghe lại bài thuyết Pháp của tối hôm qua hay muốn nghe bài thuyết Pháp đó bằng một sinh ngữ khác, thiền sinh có thể nhờ người quản lý khoá học sắp xếp. Theo tôi nghĩ thì thời gian thích hợp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ trưa đến 2 giờ rưỡi.

    Hằng năm ngoài những khoá thiền Vipassana 10 ngày thì các thiền viện còn có mở những khoá 20 ngày, 30 ngày, 45 ngày hay có thể dài hơn nữa. Các khoá nầy dành cho những thiền sinh cũ và đã học đủ các khoá cần thiết theo yêu cầu trước khi họ được ghi tên để theo học. Ngoài những khoá dài ngày thì cũng có khoá ngắn ba ngày, dành cho thiền sinh cũ. Ở những thành phố lớn thì thông thường có khoá Vipassana một ngày được tổ chức hằng tháng, cũng dành cho thiền sinh cũ. Thiền đường có thể là một phòng họp nào đó, đủ rộng và yên tĩnh. Những ngày nầy thường bắt đầu lúc 9 giờ sáng và chấm dứt lúc 3 giờ chiều. Sự im lặng thanh tịnh cũng được áp dụng, còn bữa ăn trưa thì thiền sinh có món ăn gì thì đem theo món đó để ăn chung (potluck). Thức ăn chay thì cũng dùng vật liệu như ở thiền viện, sữa hay các phó sản của sữa thì được, trứng thì không.

    Các thiền viện Vipassana chỉ mở cửa cho công chúng đến thăm khoảng một hay hai lần trong một năm, mỗi lần chỉ khoảng ba tiếng. Họ thường mời vào ngày Chúa Nhật, từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Số ngày còn lại được dùng để dạy thiền hay bảo trì, sửa chữa thiền viện. Đặc biệt, hằng năm các thiền viện Vipassana cũng có tổ chức vài lần các khoá thiền một ngày dành cho thiếu nhi, từ 8 tuổi đến 12 tuổi và khoá thiền dành thiếu niên, từ 13 tuổi đến 17 tuổi. Thời khoá biểu học giống nhau cho cả hai lứa tuổi nầy, 9 giờ 15 sáng đến 4 giờ chiều. Các em nầy được học Anapana và có giờ chơi sang kẽ. Tất cả thiếu nhi và thiếu niên đều có thể tham dự các khoá nầy, tuỳ theo tuổi của mình. Phụ huynh các em không bắt buộc phải là người từng theo học Vipassana.

    Mong rằng sau khi đọc bài viết nầy, khi có dịp để dành được mười ngày thì quí độc giả đến một thiền viện Vipassana nào đó trên thế giới để xin học. Qua kinh nghiệm bản thân, thì sau khi biết được khoảng thời gian có thể theo học được thì tôi ghi danh khoảng hai tháng trước đó hay sớm hơn nữa vì số thiền sinh xin học cũng khá đông. Tất cả các thiền viện Vipassana đều cùng có một phương pháp dạy, cùng một bài giảng và có cùng một thời khoá biểu. Dĩ nhiên thực đơn chay ở mỗi thiền viện mỗi khác, tuỳ theo vật liệu nấu ăn ở từng địa phương. Tất cả các khoá học Vipassana đều miễn phí.

    Một chi tiết nữa là khoá Việt Anh nầy tuy chỉ có mười ngày nhưng anh P. cho tôi biết là ban tổ chức đã phải chuẩn bị hơn một năm trước. Anh P. cũng có chỉ cho tôi biết khu đất đang có cắm những cọc tiêu xây dựng để chuẩn bị xây cất nhà bếp và phòng ăn mới cho thiền sinh. Chi phí trên một triệu rưỡi Gia kim. Sở dĩ anh P. có được nhiều tin tức là vì anh ấy có mặt trong Hội Đồng Quản Trị Torana. Sẵn dịp đây, một lần nữa tôi xin cám ơn tất cả mọi người. Cám ơn thầy Thảo, cô Lan đã không quản ngại thời giờ và công sức đến với chúng con. Cám ơn thầy cô quản lý thiền viện Torana đã cho phép đặc biệt để được chụp hình chung. Cám ơn các anh chị em trong nhà bếp, các anh chị quản lý khoá học. Sau cùng tôi cám ơn các thiền sinh tham dự khoá nầy đã cho chúng tôi một duyên lành để được làm công quả.

    Để kết luận bài viết, tôi xin được mượn lời cầu nguyện của Goenkaji mỗi khi chấm dứt những buổi ngồi thiền chung, hay khi chấm dứt một bài thuyết Pháp.

    Lời cầu nguyện xuất phát từ lòng từ tâm. Chỉ một câu nhưng được thầy lập lại ba lần với giọng lên bổng xuống trầm, âm hưởng nghe như hát vậy.

    Nguyện cho chúng sinh được hạnh phúc.
    Bhavatu Sabba Mangalam.

    Mùa Thu Ottawa 2016

    Dương Thiện Tâm


    https://www.dhamma.org/vi/index
    https://www.youtube.com/watch?v=-2gf7jGC7hI
    https://thuvienhoasen.org/images/fil...-dieu-dich.pdf

 

 

Similar Threads

  1. Vào chùa Việt
    By Dân in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 1
    Last Post: 11-20-2013, 05:50 AM
  2. Học chùa
    By Triển in forum Giáo Dục
    Replies: 2
    Last Post: 06-29-2013, 10:11 PM
  3. Các Ni sư tự xây chùa Ni Viên Thông Tự ở Houston, Texas
    By Mây Hồng in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 10-07-2012, 10:29 AM
  4. Lên chùa cúng sao
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 69
    Last Post: 03-16-2012, 10:46 AM
  5. Con sãi ở chùa lại quét lá đa
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 2
    Last Post: 11-15-2011, 10:25 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:37 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh