Register
Page 13 of 15 FirstFirst ... 31112131415 LastLast
Results 121 to 130 of 143

Thread: Coi chùa

  1. #121
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Linh mục Công giáo VN 'tham gia bộ máy chính quyền' có phải là 'làm tôi hai chủ'?
    17 tháng 4 2023



    (Ảnh minh họa)

    Việc dường như ngày càng có nhiều linh mục tham gia vào bộ máy của ĐCSVN gây ra những ý kiến trái chiều trong một bộ phận theo Công giáo ở Việt Nam.

    Mới đây nhất, có ý kiến từ ông Võ Ngọc Ánh ở Hoa Kỳ trên diễn đàn BBC rằng Giáo hội Công giáo VN (GHCGVN) không cấm, hay 'mắt nhắm mắt mở' để một số linh mục tham gia Ủy ban Đoàn kết Tôn giáo (UBĐK - trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của hội thánh.


    Ông Ánh, trong bài 'Lễ Phục Sinh: Cây thánh giá mà Giáo hội Công giáo VN 'phải gánh vác'' viết rằng có nhiều người không biết gì về hoạt động của các linh mục ấy nhưng cứ vào chỉ trích, 'ném đá'.

    Nhận định về điều này, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam ở Giáo phận Vinh nói với BBC News Tiếng Việt hôm 12/4:

    "Điều đầu tiên phải xác định rằng: Giáo luật cấm các giám mục tham gia vào đảng phái. Đến nay các sắc chỉ này của các giáo hoàng vẫn còn nguyên giá trị."

    Linh mục Đặng Hữu Nam đưa ra hàng loạt dẫn chứng lịch sử, trong đó có thể kể đến một vài sự kiện:

    • Năm 1949: Đức Giáo Hoàng Piô XII ban hành Sắc Luật chống chủ thuyết Cộng Sản và tuyên bố áp đặt vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công giáo. Tín hữu hợp tác với Cộng sản sẽ bị khai trừ khỏi giáo hội.
    • Năm 1960, các giám mục miền nam đã họp và ra một thư chung, tuyên bố: Muốn cho đạo công giáo được nguyên vẹn, người công giáo phải phủ nhận lý thuyết cộng sản và các áp dụng của nó đến tận cùng.
    • Tháng 11/1992, trong lễ tấn phong giám mục giáo phận vinh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN đã yêu cầu các giám mục báo cáo về tòa thánh các danh sách các linh mục tham gia UBĐK.



    Linh mục Nam khẳng định việc tham gia UBĐK, hay việc kết nạp ĐCSVN là quyết định của cá nhân, là quyền con người. "Chúa đã không cấm thì giám mục cũng không thể cấm"
    Vietnam, Catholic


    Nguồn hình ảnh, Godong

    "Nhưng nếu đã nằm trong tổ chức, giáo hội nào thì phải tuân thủ luật lệ, nội quy của nơi đó."

    "Với quyền hạn và bổn phận, giám mục của giáo phận phải giải quyết một cách rốt ráo các linh mục tham gia UBĐK.

    "Nếu giám mục nào không làm, hay cổ súy, 'mắt nhắm mắt mở', cho linh mục tham gia, thì hoàn toàn sai, tắc trách," linh mục Nam nói với BBC.

    Về ý kiến rằng linh mục tham gia UBĐK chẳng qua là để có mối quan hệ tốt với chính quyền nhằm phát triển hội thánh chứ 'chẳng được lợi lộc cá nhân gì'. Ông Nam nói:

    "Thành công của giáo hội không phải là thuận tiện để hành đạo hay có thêm đất để làm nhà thờ mà là việc con người đi theo đấng Kitô - một Thiên Chúa đến làm chứng cho công lý và sự thật.

    "Lịch sử đã chứng minh rằng càng bị bức hại, thì niềm tin của người công giáo vào Thiên Chúa càng mạnh mẽ.

    "Cộng sản sẵn sàng dùng mục đích để biện minh cho phương tiện, còn nguyên tắc thần của công giáo là mục đích tốt không thể biện minh cho phương tiện xấu.

    "Hơn nữa, mục đích ở đây chỉ là mục đích trần thế. Đó là sự mại thánh. Dùng những phương tiện trần thế để đạt được mục đích thánh thiêng."

    Nhắc lại lịch sử cách đây 300 năm khi người công giáo khắp nơi bị bức hại, ông Nam nói ngày nay tuy không chém giết nhưng cộng sản có các phương kế bức hại đức tin tinh vi hơn nhằm biến tôn giáo thành công cụ, phục vụ lợi ích của nhà cầm quyền.

    Ông Nam cũng phản bác lại quan điểm cho rằng UBĐK 'không thành công', không gây ảnh hưởng gì tới người công giáo, như nêu trong bài viết của ông Võ Ngọc Ánh.

    So sánh với Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) từ lúc thành lập năm 1983 đến nay đã hoàn toàn bị 'quốc doanh hóa', nhiều sư trụ trì có 50 năm tuổi Đảng, linh mục Nam nói:

    "Chả lẽ khi nào GHCGVN trở thành giáo hội quốc doanh, hay bị triệt tiêu hoàn toàn như ở Trung Quốc thì khi đó mới gọi là thành công?

    "Nhà cầm quyền đưa các linh mục vào ủy ban này để nhòm ngó, kiểm soát giáo hội, dùng người của mình đánh mình, tại sao lại nói là nó không thành công?

    "Một tôn giáo không còn đúng bản chất của nó mà chỉ còn là cái vỏ - một tôn giáo phục vụ nhà cầm quyền và đi ngược lại niềm tin của mình là một tôn giáo chết."

    Theo linh mục Anton Đặng Hữu Nam, không phải tự nhiên GHPGVN quay sang phụng sự đạo pháp xã hội chủ nghĩa mà đã có sự cài cắm, gieo vãi mầm mống của cộng sản từ lâu.

    "Các trụ trì đã được đào tạo, nhào nặn, đặt lên bởi nhà cầm quyền, đi theo tâm thế của nhà cầm quyền, cho đến khi đạt 2/3 để đi bỏ phiếu đại hội," linh mục Nam nói với BBC.

    'Người công giáo không làm tôi hai chủ'


    Vietnam, Catholic

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Trong khi đó, linh mục dòng Chúa Cứu Thế, Trương Hoàng Vũ, nói với BBC từ Sài Gòn rằng đúng là GHCGVN có sắc lệnh cấm các linh mục tham gia vào ĐCSVN.

    Cũng giống linh mục Anton Đặng Hữu Nam, linh mục Vũ nhấn mạnh rằng người công giáo "không thể vừa thờ Chúa Jesus vừa thờ ĐCSVN" như lời dạy trong Kinh Thánh "không ai làm tôi hai chủ".

    Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây giáo hội không còn quá khắt khe về việc này. Thậm chí các tín hữu trong các hội thánh cũng không buồn tranh cãi hay để ý xem có ai tham gia vào UBĐK hay không.

    Ông lý giải:

    "Từ thời giáo hoàng Piô XII đã có 1 sắc lệnh nghiêm cấm rõ ràng rằng những tín hữu nào tham gia vào tổ chức của ĐCS là vi phạm, sẽ bị tách khỏi giáo hội, không còn là người công giáo nữa.

    "Việc tham gia vào UBĐK hay là đảng viên ĐCSVN cũng là một thôi.

    "Tuy nhiên sau này, thời giáo hoàng Phi e rơ đệ nhị và Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về đời sống đức tin của người công giáo, trong đó không còn quá khắt khe đối với những tín hữu tham gia vào ĐCSVN.

    "Riêng với UBĐK tôn giáo, nếu một tín hữu bình thường tham gia vào thì người ta nay cũng không bàn tán, quan tâm gì nhiều. Bởi vì UBĐK hiện không có ảnh hưởng gì đến đời sống đạo của các tín hữu hết. Họ không len lỏi vào để điều khiển, lèo lái đời sống đạo của tín hữu."

    Theo linh mục Vũ, trong GHCGVN có đến 27 giáo phận thì hầu như giáo phận nào cũng có một vài linh mục nằm trong UBĐK. Việc này vẫn diễn ra đều đặn từ trước đến giờ.

    Ông cũng cho hay rằng ông nghe nói chính quyền đã có yêu cầu các giáo phận phải có đủ quân số linh mục tham gia UBĐK. Chính vì thế mà để đảm bảo quân số ấy, một giám mục khi cai quản một giáo phận có quyền mời gọi, chỉ định một vài linh mục nào đó đăng ký tham gia UBĐK như một sự bắt buộc.

    "Còn theo tôi được biết, cá nhân mỗi linh mục thì hiện chẳng ai muốn tham gia UBĐK vì nó đâu có tiếng tăm ảnh hưởng gì mà lại còn bị tín hữu phê phán, chỉ trích," linh mục Vũ nói.

    Khác với linh mục Anton Đặng Hữu Nam, linh mục Vũ nói rằng ông không lo ngại việc cộng sản cài cắm người vào giáo hội là rất khó.

    "Các dòng tu khác thì không biết thế nào, nhưng dòng chúa cứu thế như tôi thì rất khó.

    "Linh mục dòng Chúa cứu thế được đào tạo từ rất sớm. Khi bắt đầu kết thúc học cấp ba, 18 tuổi là được gởi vào nhà dòng. Quy trình đào tạo rất dài, qua nhiều giai đoạn thử thách. Một thanh niên 18, vào nhà dòng hơn 10 năm trải qua ngần ấy chặng đường thanh lọc thì đúng là siêu nhân.

    "Tôi có nghe nói một vài dòng tu cũng có người cài cắm vào nhưng rồi tự họ bị lộ ra, tự tú nhận vì quý trình thanh lọc rất khắt khe."

    Tuy vậy, linh mục Trương Hoàng Vũ cũng cho rằng sự 'thỏa hiệp' có thể bắt đầu trong quá trình các linh mục làm việc, do bị chiêu dụ, bị khuất phục trước chính quyền, nhằm khiến công việc của họ được suôn sẻ hơn.

    Ông Vũ đồng tình rằng dù vậy, phương tiện không thể biện minh cho mục đích và việc linh mục tham gia UBĐK là việc làm sai.

    Tuy nhiên, ông cho rằng việc tham gia bộ máy chính quyền đã là 'nghịch lý trong nội tâm' của chính các linh mục và 'họ có trách nhiệm trả lời trước Thiên Chúa'.

    Về khả năng sẽ ngày càng nhiều linh mục thỏa hiệp, tham gia và bộ máy ĐCSVN, linh mục Vũ nói 'đây là việc không thể nói trước được.' Tuy nhiên là một người có đức tin, ông nói ông tin rằng càng khó khăn càng bị bắt bớ thì giáo hội càng lớn mạnh, và "tất cả đều nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa".


    /* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65262688


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #122
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,603
    "Tuy nhiên sau này, thời giáo hoàng Phi e rơ đệ nhị và Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về đời sống đức tin của người công giáo, trong đó không còn quá khắt khe đối với những tín hữu tham gia vào ĐCSVN.
    Chưa từng nghe tới giáo hoàng “Phi e rơ đệ nhị” trên cõi trần gian này bao giờ.

    Người Công giáo bên Mỹ thờ Trâm từ sáu bảy năm nay đâu thấy giáo dân càm ràm miếng nào.

    Chính trị gia hay đảng phái nào cũng biết lợi dụng tôn giáo để thu hút sự ủng hộ của giáo chúng cho chính sách phi tôn giáo và phi đạo đức của họ. Giáo dân thì sẳn có bịnh dễ tin nên cũng kệ để cho họ xỏ mũi dắt đi về miền đất hứa cuội.

  3. #123
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *



    Hello ốc.

    Quote :

    Tuy nhiên sau này, thời giáo hoàng Phi e rơ đệ nhị và Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về đời sống đức tin của người công giáo, trong đó không còn quá khắt khe đối với những tín hữu tham gia vào ĐCSVN.

    Đây là lời của một linh mục dòng chúa cứu thế V.N, cha Trương hoàng Vũ.
    Y hình thời gian học trong chủng viện của dòng rédemptoristes dài 7-8 năm thì phải (?), nghĩa là sau dòng tên (jésuites) tí nẹo.
    Một ông cha học từng ấy năm, rồi tuyên bố một câu ấm ớ "giáo hoàng Phi-e-rơ đệ nhị và hội đồng giám mục VN 1980" nghe lạ lùng tới chưng hửng luôn!

    Suy nghĩ 1 chập hổng biết Phi-e-rơ đệ nhị là ai, nhưng ngó niên biểu 1980 thì đây là triều đại của đức John-Paul đệ nhị.
    JP II là người đã góp phần giựt sập bức tường bá linh và việc sụp đổ chế độ XHCN - CS đông âu.
    Thành ra... lời tuyên bố của linh mục rédemptoriste nọ chắc cốt để thử trí thông minh và óc tò mò của độc giả công giáo (ai còn hỏi) có lẽ !

    Phi-e-rơ có thể là Pierre chăng, nghĩa là Phê-rô theo cách phiên âm sang việt ngữ ?
    Phê-rô hành nghề chài lưới, sau bỏ nghề lưới cá theo đức Jésus đặng... lưới người.
    Ông là 1 trong 12 môn đệ của đức Jésus và là Giáo hoàng tiên khởi của hội thánh... này con là đá, trên viên đá này cha xây giáo hội muôn đời hiển vinh...
    Phê rô hiện giữ remote control cửa nhà trời.

    Hay Phi-e-rơ là Phao-lồ, Paul tức Paulus ?
    Trong danh sách giáo hoàng của giáo hội công giáo có tên đức Phao-lồ đệ nhị Paul 2nd.

    Nhà thờ Dòng chúa cứu thế đường Kỳ-đồng hồi trước có linh mục Nguyễn ngọc Lan được/bị giáo dân nghi ngờ là linh mục quốc doanh, do thành tích chống mỹ cứu nước, và chống luôn cả Vatican.
    Sau còn thấy thêm những linh mục thân cộng đồng lòng khác (Chân Tín, Trương Bá Cẩn, Phan khắc Từ... )
    Sau tháng tư 75, đám nọ bị thất sủng vì chanh vắt xong, vỏ dục vô bãi rác.
    Ở lại không xong, mà hổng được trọng dụng như đã kỳ vọng, họ bèn cởi áo dòng (về lấy vợ) !

    Thành ra... nếu cha Trương hoàng Vũ nêu ra một cái tên giáo hoàng lạ lẫm để làm chứng màn "lý giải" chuyện tu sĩ công giáo vẫn có thể gia nhập đảng CS,
    thì... giáo dân chúng ta cũng nên tìm để hiểu cho thông chiệng thinh không giáo hội công giáo đã có thêm tên đức Phi-e-rơ đệ nhị.

    Tui tính nín nguyên tháng tư sóng gió, mần màn.... vác thánh giá theo chơn chúa.
    Bộ hổng phải sao, chiên da nói mà chừ ngậm mỏ thì còn đau khổ nào hơn, hổng vác thánh giá thì là chi nữa.
    Vậy mà rồi phải ló ra đồng ý tương lân với ốc cho đủ tình nghĩa... giao niu phố !

    Tiện nói với 5 luôn.
    Máy tui cũng bò năm ơi, thằng út biểu mẹ dục đi, con mua cho máy mới, mà tui nhứt định lắc. Tui vốn chung thủy ngập lòng.
    Chưa kể... máy lẹ sóng phát càng nhiều, rồi tội càng tăng theo cấp số nhơn, ích lợi chi !
    Lâu lâu tui mở CCleanner mần màn thanh lọc bọ, nhưng máy hết hơi rồi, thanh một chập vẫn bò y chang, ngày càng bò chậm hẳn lợi !
    Chừng mô nó đứng yên thì ôm nó mang chôn luôn, năm ơi !

    Xin hết.


    2023-04-27
    Dà... báo cáo rằng chiệng giáo hoàng phi-e-rơ tui xin mang về quán nhà nói tiếp, bị nó rối rắm linh tinh chưa rốt ráo.
    Nếu muốn nghe tiếp, xin bạn đọc qua Sổ tay Lan huệ đọc tiếp.
    Mút-chồ gra-xi-as.

    *
    Last edited by ntđl; 04-27-2023 at 06:39 AM.
    Make the long story... short !

  4. #124
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Thấy Google trưng hình này gọi là "Phi-e-rơ". Cũng hơi đẹp trai. Không biết là đệ nhứt hay đệ nhị và có liên quan gì tới vụ giáo hoàng không. Chắc là hình AI.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #125
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *

    Tiện nói với 5 luôn.
    Máy tui cũng bò năm ơi, thằng út biểu mẹ dục đi, con mua cho máy mới, mà tui nhứt định lắc. Tui vốn chung thủy ngập lòng.
    Chưa kể... máy lẹ sóng phát càng nhiều, rồi tội càng tăng theo cấp số nhơn, ích lợi chi !
    Lâu lâu tui mở CCleanner mần màn thanh lọc bọ, nhưng máy hết hơi rồi, thanh một chập vẫn bò y chang, ngày càng bò chậm hẳn lợi !
    Chừng mô nó đứng yên thì ôm nó mang chôn luôn, năm ơi !

    Xin hết.

    Người già đi thì cái máy cũng biết già chứ. Ngoại trừ máy làm bằng chất phóng xạ.
    Khi nào không xài được nữa thì gọi cậu út là được.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #126
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,603
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Thấy Google trưng hình này gọi là "Phi-e-rơ". Cũng hơi đẹp trai. Không biết là đệ nhứt hay đệ nhị và có liên quan gì tới vụ giáo hoàng không. Chắc là hình AI.

    Đạo Công giáo tuy xuất xứ từ Do thái nhưng lại phát triển ở Âu châu trước tiên cho nên từ tên gọi cho tới hình ảnh của chúa, mẹ, tông đồ và các nhân vật trong Kinh thánh đều đã được Âu hoá cho hợp nhãn người da trắng.

    Thời chúa Dê xu thì người Do thái chưa có pha trộn gien của Âu châu, họ ngó giống người Ai cập hay người Ba tư, Babylon tóc đen da xạm. Dân đánh cá như Phi e rơ thì phải gai góc bặm trợn giang hồ, cỡ như mấy tượng a tu la trong chùa Tàu.

  7. #127
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Phi-e-rơ này giống ca sĩ hát bài Casablanca.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #128
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,714

    Coi Chùa, nghĩa đen

    Video dài 6 phút, giới thiệu Tu Viện Vạn Hạnh đang được xây dựng. Đây là một ngôi Chùa Việt Nam ở thành phố mình đang ở, gần trung tâm. Mảnh đất rộng lớn được Chính phủ Úc tặng ba mươi mấy năm trước, Thầy Thích Quảng Ba đầu tiên xây một ngôi chùa nhỏ, sau này mới khởi xây ngôi chùa lớn trên phần đất còn lại, phía trước. Ngôi chùa nhỏ vẫn còn, là nơi Phật tử lui tới lễ Phật, học Phật gần 40 năm qua, trong đó có Mẹ hiền của mình. O Mum miệt mài mấy mươi năm công quả để giúp Chùa phát triển. Giờ O đã tuổi cao, yếu nhiều và lui về nghỉ. O rất được đặc biệt quý mến ở Chùa. Thầy Quảng Ba tuy là một tì kheo địa phương nhưng Thầy được biết đến rộng rãi.





    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  9. #129
    https://m.media-amazon.com/images/I/...1000_QL80_.jpg

    If I Can, You Can
    Geri Larkin / Stumbling Toward Enlightenment

    So, here’s how I got started. For years I was a card-carrying nothing. I was just too busy living my life to even consider whether there was a God or which particular Goddess started my family line. Four high school years in an Australian boarding school for young women run by Catholic nuns taught me that the Pope and I would never agree on enough to make me a Catholic, although I loved the rituals and the nuns. They were the only calm people I ever met until I hit my thirties. In fact, the years I lived in New York City while I was in college taught me that the world is so hyper that I wondered whether the nuns had been real or an illusion.

    My mother taught me that wisdom doesn’t need to come from religion, and my father taught me that my life’s work was to work hard, get rich, and marry a good-looking man. Since he was the stronger influence, I worked myself to the bone, made enough money to own a big brick house and drive a Saab, and married several really good-looking men in succession. (Can you see how the Pope and I never had a chance?)

    My Zen teacher, Samu Sunim, says that people have to be miserable to discover Buddhism since it isn’t advertised on any billboards and Buddhists don’t go door to door selling magazines and enlightenment.

    When I stumbled through the gate of the Zen Buddhist Temple for the first time I did not consider myself to be particularly miserable. It wasn’t like I had cancer or I had lost a child to drugs. But I did have an eye twitch. And it wouldn’t go away.

    At the time, I was a highly paid management consultant working for an international firm, averaging seventy-hour work weeks in times of noncrisis, of which there weren’t many. As a strategy to market the firm, I had developed a series of entrepreneurial training programs, which I also ended up teaching myself since all my colleagues were completely busy with their own client work—when they weren’t trying to actually spend some quality time at home attempting to remember their kids’ names. As you can imagine, the eye twitch was incredibly distracting, a real nuisance. So I went to the eye doctor for a bandage that I could use to hold the twitch in place during seminars. Her response was to tell me that there was no such bandage, and that since the twitch was from stress, I could either (a) get rid of the stress, or (b) spend the rest of my life on Valium. I of course ignored her and took my eye twitch home, determined to ignore it. Which I was able to do until my other eye started twitching. Now, the problem with a double case of eye twitches is that the eyes don’t twitch in sync, so focus becomes a memory. Of course, I needed to be able to drive my car and I also wanted to continue to see the people I was talking to. Call me old-fashioned.

    I went back to the doctor. Again, she told me to get rid of the stress in my life. She even suggested that a meditation course might help. Having no idea what I was getting into, I picked up the phone book, looked up meditation courses, called the only number listed, signed up, and went. The twitch was gone in three weeks. And I discovered a whole new world, the world of Buddhism, a world I had no idea existed. The biggest shock of all was that it presented a world view that was consistent with all of my deepest beliefs. I learned that Buddhism embraces life’s suffering as real, without denying its pain and heartaches. I learned that happiness is possible if we take responsibility for our own spiritual work and how we live each moment. I learned that we have faith in our own sincere hearts. (I can tell you now that your heart is sincere or you would not be reading this book.) I was relieved to hear early on that real spiritual work is hard work because we are responsible for our own progress. That made sense. It rang true.

    I learned that the core tool of Buddhism is meditation, with its focus on the breath. We are taught to follow our breath, in and out, in and out, watching it leave us, watching it enter us. In the watching we are calmed, and are made ready for serious spiritual work. And while there are other tools—chanting, volunteering, prostrations (bowing to the floor)—it is meditation that forms the path we stumble on and the walking stick we can grasp when the going gets unbelievably rough. Meditation is what sneaks spiritual progress into our days, finally offering the taste of bliss that is at the bottom of all of our yearning.

    Looking back, it amazes me that it took ten years of living in the same neighborhood to walk through the gate of the Ann Arbor Zen Buddhist Temple. During that time I was operating as a Unitarian, and there was, and still is, a part of me which was deeply wary of anything foreign to the culture I knew. That was the part that the eye twitch forced me to give up—the wary part. The curious part of me carried me through the gate. The curious part said out loud, “How hard could this be?”

    How hard could this be? Following the meditation course, it took me a year of attending Sunday services to really find out. And it took a plunge into a retreat to formally start my stumbling on a spiritual path. Before that, outside of the miraculous healing of my eye twitch, my interest was purely intellectual, purely self congratulatory. I had tripped over a philosophy about living which proved that I knew what I had been talking about for some thirty-plus years. Retreats took me to a new level. My first was an overnight one. I loved it the way a kid loves swimming in a pond on a hot, sweaty summer day. I loved the quiet. When was the last time you were someplace that was really quiet? No television, no radio, no talking. The uninterrupted meditation sittings, each a half-hour long. The gentle words of encouragement by Reverend Sukha Linda Murray. The food: completely healthy and surprisingly tasty to someone who had never even heard of half the dishes before. Miso soup, kimchee, steamed kale. The walking in the garden and in the meditation room. Even the manual work, which is a core component of the Buddhist spiritual path, was a wonderful exercise in learning how to do something just to do it. Since it was such a positive— almost sweet—experience, I decided to take a bigger bite and signed up for a five-day intensive retreat in Toronto, Canada. All this and living the life of a manic, harried, superficially happy management consultant. What a combination!

    During the telling of the good-old-days stories that will always be a part of the Zen community in Ann Arbor, I had heard tales of all night sittings, of chopping endless cords of wood to stay warm, of running barefoot in the snow, and even eating soup made solely of water, salt, and bean sprouts. I can remember packing for the worst before that first long retreat. Extra socks and extra layers of clothes. Ear plugs. Chocolate bars to stash in case that water, salt, and bean sprout soup ended up in front of me. A book in case it all got too scary. Midol, Tiger Balm, an extra pair of contact lenses in case one dried out from staring at the floor all day. Two kinds of scentless deodorant. An emergency address of a friend of a friend who lived nearby. I even left instructions with one relative to drive to Toronto to retrieve me if I wasn’t back by ten o’clock on the day after the retreat ended. Though I never needed any of the items except the Midol for the headache I got from caffeine withdrawal, it was comforting to know that they shared my little sleeping space.

    Samu Sunim’s retreats always begin in the evening with words of encouragement and several sittings of meditation. A ten-minute break between sittings allows people to get some water, stretch a bit, and visit the bathroom. After every two sittings there is a walking (and occasionally jogging) meditation which lasts from fifteen to twenty minutes. This overall pattern starts at five-thirty every morning, following wake up and stretches, and continues until ten each evening. Following the last sitting of the day, participants are encouraged to continue their practice on their own—and most do, some through the night.

    Each day provides time for manual work such as cleaning, stuffing meditation cushions, chopping wood, doing fix-up work on the temple grounds, or preparing meals. And there is at least one rest period each day. People who have never napped in their lives usually become rabid nappers by the second day’s rest period. I was stunned when I discovered that I, a grown woman who had not napped since age two, could conk out in a room complete with outside traffic noise and radios blaring from the building next door, every time a rest period was offered.

    Looking back over the years since I started participating in retreats, I find that they have become a collective memory lodged somewhere between my heart and brain. I do, however, have a strong sense of the waves of emotion I seemed to swim through each time I went. Excitement is always the overriding feeling at first. I am excited to be taking time off from whatever livelihood is mine and am eager for uninterrupted, concentrated spiritual time. Simultaneously, a nervousness plays hide-and-seek with me. Will I feel caged? Is this all some silly fantasy? Will I miss chocolate and/or sex so much that I can’t think about anything else, blowing the whole retreat on a long line of obsessions? Will I get enough sleep? Will someone snore? Will I?

    Day one is always a parade of catnaps. I can begin a retreat fully rested and still manage to sleep through most of the first day. And I always notice that I’m not alone. Our lives are taking a huge toll on us and, to a person, we are exhausted. Invariably, I find myself sitting on a cushion trying not to close my eyes, counting off minutes before the end of a meditation period, trying to hold on to my concentration, wondering what the heck ever possessed me to do this spiritual stuff in the first place, wondering if the Unitarians would have me back, eventually dozing. Then at last, at around eleven at night, sleep. Real, dreamless sleep.

    Phase two of a retreat usually starts in the middle of the second day. I call it my whining-mind phase, and I have been known to whine about every single thing that I can remember happening in my life that I have been unhappy about. Work. Kids. Husbands. Siblings. Crime. Violence. About my knees hurting and overpopulation. About my teacher. (Why couldn’t he look just a little more like Richard Gere?) Whining about having to sit on the cushion and being furious that nobody ever warned me that this spiritual path stuff would be this hard. Wondering if I can take a lighter look at Catholicism. The whining can last a whole day, sometimes two if I happen to be stuck in a difficult relationship or work environment.

    Here is the miracle of retreats for me, and the reason why I have remained on this path come hell or high water. Because eventually the whining always stops. I never know when it will stop. I just know that it does. Nor do I exactly understand why it does. I’ve somehow managed to realize that simply allowing the whining to just parade on through gives it the freedom to wind down ... and then stop. Then there is just me and my spiritual practice. And then, after awhile, there is just the practice. Clear, clear practice. Just breathing. Just sitting. Just being. Everything is practice. And my heart explodes with love and gratitude and the deepest wish that every single person on the planet could taste this delicious taste, knowing that happiness is possible, real happiness. And if I can do it, you can too.

    When people ask me where to start on this road to happiness I always hesitate, because there are many different legitimate spiritual paths to enlightenment. Perhaps as many ways as there are people. I happen to think Zen Buddhism is terrific because it is a straightforward and efficient form of spiritual practice. At its core is meditation. Meditation is our shovel, our walking stick, and our mother. Meditation is the main tool that we eventually use, with every breath we take. It can take a variety of forms. It can center around paying attention to each moment of our day. This is usually called mindfulness meditation. Then there is sitting meditation where one follows one’s breath, often concentrating on a sound, or a question that just doesn’t seem to make sense such as, “What was your face before your mother was born?” This is perhaps the best known form of Buddhist meditation practice.

    My teacher Samu Sunim instructs us that the very act of meditation is self-help because it is an expression of detachment and non-possession. When we sit in silence we come to accept ourselves just the way we are, and to be content with what we have:

    Truth, salvation, and enlightenment are not separate from oneself. You are the very source of what is true and wise. Buddhists say that all beings are Buddhas. That means that nothing originally is wrong with any of us. You have to trust yourself. You have to believe in yourself as a living embodiment of love and wisdom.

    The brilliance of meditation is that it is always available to each of us, wherever we are. With it you can always help yourself, no matter what happens to you and no matter how poorly you might feel about how you are living your life. No authority or power can override your own spiritual experience, your own spiritual awakening. And nothing can prevent you from helping yourself, unless you let yourself down. Over time you will realize that suffering really is optional. Once I had a sense of these truths I knew I was on my way. I knew I had a path to follow, and even if I stumbled a thousand times along the way this was the path for me, because I was the one driving it and not someone else. And I could test its validity through my own experience. Because, when I finally learned to let go of having to totally control everything around me and let my life unfold, I was stunned by the results. How could I have ever thought I could outsmart the universe? That eye twitch gave me what I needed to look around and do something about how I was living, what I was thinking, and ultimately what I believed. It led me back to trust and hope and belief.

    Okay, I am getting maudlin here and perhaps somewhat biased by my own experience. In the interest of a more even-handed fairness to all you emerging stumblers, I decided to take an unscientific survey of people drinking tea at the end of one of our Sunday services in Michigan to give you a feel for their experiences. A few are Buddhists. Most aren’t. The question I asked was: How has meditation affected your life?

    I have recorded their responses verbatim.

    1. “I don’t give people the finger as much when they cut me off on the highway.”
    2. “Me too.”
    3. “I don’t tailgate as much.”
    4. “Me too.” (Yes, this is the same person as number 2.)
    5. “I’ve stopped trying to do so many things at the same time. I used to drive myself nuts….”
    6. “I don’t yell at my kids as much.”
    7. “I sexually fantasize all the time now.” (Draw your own conclusions. The man wears short shorts to church.)
    8. “I’ve forgiven my father.”
    9. “I’ve forgiven my mother.”
    10. “I haven’t forgiven my father, but I think I understand why he’s like he is.”
    11. “It hasn’t. This is my first time here.”
    12. “It hasn’t. I keep falling asleep when I come here.”
    13. “I feel calmer.”
    14. “Me too.” (Number 2 again.)
    15. “Yeah, I feel calmer.”
    16. “What’s this survey for anyway?”

    Stumblers all. Welcome to our parade.

  10. #130
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post

    don’t go door to door selling magazines and enlightenment.

    ...

    An emergency address of a friend of a friend who lived nearby. I even left instructions with one relative to drive to Toronto to retrieve me if I wasn’t back by ten o’clock on the day after the retreat ended.

    ...

    About my teacher. (Why couldn’t he look just a little more like Richard Gere?)

    ....


    7. “I sexually fantasize all the time now.” (Draw your own conclusions. The man wears short shorts to church.)

    Bà này giễu có duyên. Đặc biệt câu "don’t go door to door selling magazines and enlightenment".

    Cái đoạn hối hận tại sao mình phải dày vò mình y hệt một người bạn đồng nghiệp đi cua "fasting" về kể. 3 ngày đầu cô ấy muốn điên, sao tự nhiên hành hạ mình làm chi, phải trả tiền cho vụ hành xác nữa chứ. Sau 3 tuần thì ốm nhách nhưng vô cùng khỏe mạnh, tinh thần và thể xác tráng kiện như gái 18. Rồi đi quảng cáo cái cua đó tùm lum.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Vào chùa Việt
    By Dân in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 1
    Last Post: 11-20-2013, 05:50 AM
  2. Học chùa
    By Triển in forum Giáo Dục
    Replies: 2
    Last Post: 06-29-2013, 10:11 PM
  3. Các Ni sư tự xây chùa Ni Viên Thông Tự ở Houston, Texas
    By Mây Hồng in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 10-07-2012, 10:29 AM
  4. Lên chùa cúng sao
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 69
    Last Post: 03-16-2012, 10:46 AM
  5. Con sãi ở chùa lại quét lá đa
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 2
    Last Post: 11-15-2011, 10:25 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:01 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh