Register
Page 9 of 14 FirstFirst ... 7891011 ... LastLast
Results 81 to 90 of 139

Thread: The Vietnam War

  1. #81
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,164
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Cám ơn ông Nội của Sóc còn lưu giữ kỷ vật

    Dạ, còn nhiều lắm, nhưng khó lục tìm trong kho sách báo cũ của ông Nội hai sóc.

    Ông Cố Nội của hai sóc là một thương thuyền, lần đầu tiên thương thuyền của ông đến USA khoảng thập niên 1930 khi ông chưa cưới vợ (có hình trong album), nhìn hình trắng đen đó thấy hay lắm.

    ...



    Theo yêu cầu, dulan thêm hình 16: (chụp gần FACTS ABOUT NORTH VIETNAM cho dễ thấy)














    ...




    Xin gửi đến cả nhà vài tấm hình của VIETNAM CONFLICT MAP (dulan vừa tìm thấy trong sách báo cũ của ông Nội hai sóc để lại):


    1)
















    2)
















    3)
















    4)
















    5)
















    6)
















    7)
















    8)
















    9)
















    10)
















    11)
















    12)
















    13)
















    14)
















    15)














    16)







    ...




    Last edited by dulan; 10-08-2017 at 09:08 AM.

  2. #82
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post
    Việc giải giới quân Nhật không đơn giản và không thể là việc một sớm một chiều. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả binh lính Nhật đều ngoan ngoãn bỏ súng xuống, lập tức tìm đường về nước ngày hôm sau. Nhật vẫn còn nhiều thứ không dễ gì bỏ lại tại Việt Nam, ví dụ lớn nhất là Ngân Hàng Đông Dương, ngân hàng do thương nhân của Pháp mở, trụ sở ở Pháp nhưng có hai chi nhánh tại Việt Nam ở Sài Gòn và Hải Phòng. Dễ dầu gì Nhật rút quân về Nhật. Về rồi làm sao và lấy cớ gì trở lại, nên còn nước thì Nhật còn tát.

    Việt Minh lấy cớ quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thach là quân ốm đói, qua giải giới Nhật thì ít mà sách nhiễu dân Việt Nam thì nhiều. Nhưng chạy quân Tưởng Giới Thach để rước quân Pháp vào nước một cách chính thức là một việc mà Việt Minh phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, không thể mược cớ gì để đổ thừa cho tình thế.

    Tháng 6 năm 1946 Trung Hoa rút quân khỏi Việt Nam, nhường chỗ cho quân Pháp chính thức trở lại Việt Nam.

    Trong thời kỳ này, ngoài Bắc có các lực lượng võ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt và các đảng phái nhỏ hơn, đã có nhiều thành tích chống ngoại xâm. Trong Nam, lực lượng Bình Xuyên, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài và các lực lượng khác cũng đủ mạnh và sẵn sàng hy sinh để hiệp lực chống ngoại xâm. Riêng giữa người cộng sản, ngoài Việt Minh là những người theo Lenin, gọi là Cộng Sản Đệ Tam, còn có những người theo phe Trosky, gọi là Cộng Sản Đệ Tứ. Nhưng có lẽ Việt Minh không thành thật chủ trương ngồi chung bàn để cùng hội nghị, để cùng diên hồng với lực lượng nào hết. Việt Minh (chỉ) tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản vào ngày 11 tháng 11 năm 1945, để những người yêu nước muốn tham gia chống Pháp có thể theo Việt Minh mà không cần phải theo đảng phái hay tôn giáo nào.

    Thời kỳ 1945 - 1954 là thời kỳ người Việt vẫn tiếp tục quyết liệt chống Pháp. Triều đình nhà Nguyễn vẫn còn vua Bảo Đại, nhưng uy thế của vua Bảo Đại đã sa sút. Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (hậu duệ của Hoàng Tử Cảnh, con vua Gia Long) được sự hổ trợ của Phong Trào Đông Du và của người Nhật đang sống lưu vong ở Nhật. Tuy nhiên, Nhật nào có thật lòng với Việt Nam. Nhật lẳng lặng bỏ quên Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, lập chính phủ Trần Trọng Kim. Khi Pháp mạnh thế hơn Nhật, muốn đưa vua Duy Tân về thay thế vua Bảo Đại, thì Ngài bị tử nạn máy bay.

    Thời kỳ 1945 - 1954 chứng kiến nhiều hiệp định sơ bộ Việt Minh ký với Pháp, nhiều hội nghị thương lượng tự do và độc lập cho Việt Nam với sự tham dự của các đảng phái khác nhau, nhiều cuộc vận động chính trị của các đoàn thể và cá nhân để Việt Nam có thể được trả lại độc lập và tự do trong hoà bình. Nhưng thời kỳ này là một thời kỳ nhá nhem, hỗn loạn, thời kỳ quân hồi vô lệnh, ném đá dấu tay, thủ tiêu, ám sát, cướp công...

    Đối với cuộc cờ thế giới, sự căng thẳng và mâu thuẫn chính đang nằm giữa hai thế lực là cộng sản hay tự do.
    Tháng 6 năm 1946 quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam. Nhưng tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông thắng cuộc vạn lý trường chinh, Tưởng Giới Thạch chỉ còn giữ được Đài Loan. Phần đất mênh mông còn lại của Trung Hoa lục địa bị cộng sản nhuộm đỏ năm 1949. Năm 1950 Việt Minh bắt đầu nhận viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô.

    Tháng 6 năm 1946 quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam. Tháng 11 năm 1946, Pháp nổ súng ở Hải Phòng, mở ra một trận chiến mới. Lúc này ai mà chẳng muốn chống Pháp, nhiều người, cả Nam lẫn Bắc, lên đường theo Việt Minh chống Pháp cũng là điều dễ hiểu.

    Năm 1950 Việt Minh bắt đầu nhận viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô để chống Pháp.

    Quan hệ giữa Pháp và Việt Minh lúc này là một quan hệ oái oăm. Trong khi các nước tự do khác không công nhận Việt Minh thì Pháp đi ký hiệp ước với Việt Minh, vì không ký với Việt Minh thì ai cho Pháp chính thức trở lại Việt Nam. Nhưng Việt Minh ký hiệp ước với Pháp, chọn cho Pháp vào giải giới Nhật, đuổi quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng đi, để Việt Minh dễ thanh toán Việt Nam Quốc Dân Đảng, chưa được bao lâu thì lại phải đánh đuổi Pháp để vừa lòng đàn anh Nga-Hoa.

    Hoa Kỳ, đồng minh của Pháp, muốn chống cộng, nhưng cũng không muốn Pháp lấy Việt Nam làm thuộc địa.

    Vua Bảo Đại vẫn còn là Quốc Trưởng của Việt Nam, chỉ không có quân mà thôi.
    Last edited by PhPhuongVy; 10-13-2017 at 08:08 AM. Reason: Sửa lỗi chính tả.

  3. #83
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Căn cứ Hòa Mỹ ( Phong Điền ) ngày ngưng bắn
    Trong Trung Tâm Hành Quân xôn xao vì TQLC và Thiết Giáp thiệt hại nặng khi tái chiếm căn cứ Hải Quân Cửa Việt phải rút về Hòa Mỹ
    BTL/Sư Đoàn TQLC ra lệnh CD/Thiết Giáp và một tiểu đoàn TQLC phải chiếm lại căn cứ Cửa Việt trước giờ ngừng bắn ...Bên Thiết Giáp lấy lý do lệnh ban xuống gấp gáp không chuẩn bị kịp , khi đến mục tiêu thì trời tối sẽ bị nhiều tổn thất ...v...v
    Lệnh đưa xuống : phải thì hành
    Khi vượt qua khoảng 10 km , đi vòng qua bãi biển ( cho an toàn trong khi TQLC chưa theo kịp ) các xe tăng dàn hàng ngang cách mục tiêu 100m chờ yểm trợ lương thực , đạn dược và pháo binh bắn hủy diệt
    Chờ đợi...chờ đợi...không liên lạc được ...không tiếp tế được
    Người lính Kỵ Binh nghĩ đến bị cấp trên bỏ rơi ...nghĩ đến vợ con khi... sống sót trở về



    (theo dõi qua tần số Thiết Giáp )

  4. #84
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Căn cứ Hòa Mỹ ( Phong Điền ) ngày ngưng bắn
    Trong Trung Tâm Hành Quân xôn xao vì TQLC và Thiết Giáp thiệt hại nặng khi tái chiếm căn cứ Hải Quân Cửa Việt phải rút về Hòa Mỹ
    BTL/Sư Đoàn TQLC ra lệnh CD/Thiết Giáp và một tiểu đoàn TQLC phải chiếm lại căn cứ Cửa Việt trước giờ ngừng bắn ...Bên Thiết Giáp lấy lý do lệnh ban xuống gấp gáp không chuẩn bị kịp , khi đến mục tiêu thì trời tối sẽ bị nhiều tổn thất ...v...v
    Lệnh đưa xuống : phải thì hành
    Khi vượt qua khoảng 10 km , đi vòng qua bãi biển ( cho an toàn trong khi TQLC chưa theo kịp ) các xe tăng dàn hàng ngang cách mục tiêu 100m chờ yểm trợ lương thực , đạn dược và pháo binh bắn hủy diệt
    Chờ đợi...chờ đợi...không liên lạc được ...không tiếp tế được
    Người lính Kỵ Binh nghĩ đến bị cấp trên bỏ rơi ...nghĩ đến vợ con khi... sống sót trở về



    (theo dõi qua tần số Thiết Giáp )
    Chào anh Hoài Vọng. Mời anh đọc tiếp bài này, do TQLC Phạm Văn Tiền viết. Anh của PV cũng là TQLC và có tham dự trận đánh chiếm Cửa Việt, như đã viết ở trong bài.

    https://thienhasu.com/2011/05/28/cuộ...a-việt-1973/

  5. #85
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Viết tiếp.

    Ngược giòng lịch sử, vua Bảo Đại sau khi thoái vị dưới áp lực của Việt Minh, để Việt Minh lập Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc ngày 2 tháng 9 năm 1945, trở thành Công Dân Vĩnh Thuỵ (tên huý của ông) và ngay trong tháng 9 này được/bị Việt Minh mời làm Cố Vấn Tối Cao. Sau đó ông được bầu làm Đại Biểu Quốc Hội khoá đầu tiên của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhân một dịp đi theo phái đoàn Việt Nam sang viếng Trung Hoa tại Trùng Khánh tháng 3 năm 1946 (chừng nửa năm sau tháng 9 năm 1945), vua Bảo Đại quyết định không về nước, từ chức Cố Vân Tối Cao và bắt đầu bôn ba hoạt động ở hải ngoại, đàm phán với Pháp và liên lạc với Hoa Kỳ (đàn anh đồng minh của Pháp), để vận động độc lập cho một quốc gia Việt Nam.

    Điều này có nghĩa là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà sau khi thành lập vẫn chỉ là một chính phủ chưa được công nhận là chính phủ của một nước Việt Nam. Việt Minh chỉ kiểm soát được một phần của miền Bắc. Ngay tại miền Bắc, những năm đầu sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và Trung Hoa qua Việt Nam giải giới quân Nhật, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt đã kiểm soát một số vùng giáp biên giới Trung Hoa như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, trước khi họ bị Việt Minh bán đứng cho Pháp (chỉ điểm cho Pháp bắt) khi Việt Minh ký hiệp ước cho Pháp trở lại Việt Nam thay Trung Hoa Tưởng Giới Thạch giải giới quân Nhật. Một số nhân vật cao cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cũng đã được mời tham gia chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà của Việt Minh, nhưng đây chỉ là một trong những chiến lược, chiến thuật của Việt Minh. Đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt dần dần bị vào bẫy của Việt Minh, những người chưa bị Pháp hoặc Việt Minh bắt giết đã phải trốn sang Trung Hoa để tiếp tuc hoạt động. Đó là thời kỳ 1946, 1947 và 1948. Đến cuối năm1949 thì Trung Hoa, trừ Đài Loan, lọt hẳn vào tay Mao Trạch Đông, Trung Cộng. Và như đã nói trong trang trước, Việt Minh bắt đầu công khai nhận viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô đầu năm 1950.

    Nhưng loại trừ được các đảng phái võ trang chống Pháp không có nghĩa là Việt Minh đã kiểm soát được miền Bắc. Pháp cũng chiếm đóng và kiểm soát được một số vùng trọng yếu như Phát Diệm, Hải Phòng. Việt Minh kêu gọi kháng chiến chống Pháp và lập nhiều chiến khu (trong đó có chiến khu Việt Bắc).

    Khi chiếm đóng Việt Nam và sau đó đặt Việt Nam (cùng với Lào và Cam Bốt) vào khối Đông Dương (Indochina), Pháp đã chia Việt Nam ra làm Bắc Kỳ (cai trị bởi Thống Sứ), Trung Kỳ (Khâm Sứ) và Nam Kỳ (Công Sứ). Sau khi Việt Minh tuyên bố thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngày 2 tháng 9 năm 1945, thì cuối tháng 5 năm 1946 Pháp vận động một số người Việt có quốc tịch Pháp ở miền Nam thành lập Nam Kỳ Quốc, gọi là tự trị Nam Kỳ, nhưng thực chất là do Pháp kiểm soát. Các phong trào chống Pháp tại miền Nam vì thế lại càng hoạt động mạnh hơn, trong đó có Hoà Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Minh.

    Thời gian giữa 1946 và 1947, tình hình chính trị của nước Pháp cũng có chỗ thay đổi. Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản Pháp có nhiều ảnh hưởng với chính phủ và Thủ Tướng của nước Pháp, một trong 5 nước phê chuẩn Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, tôn trọng quyền bình đẳng giũa các quốc gia, không kể lớn hay nhỏ (phê chuẩn tháng 10 năm 1945).

  6. #86
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Thời gian giữa 1946 và 1947, tình hình chính trị của nước Pháp cũng có chỗ thay đổi. Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản Pháp có nhiều ảnh hưởng với chính phủ và Thủ Tướng của nước Pháp, một trong 5 nước phê chuẩn Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, tôn trọng quyền bình đẳng giũa các quốc gia, không kể là lớn hay nhỏ (phê chuẩn tháng 10 năm 1945). Tình thế này rất thuận lợi cho vua Bảo Đại đang vận động độc lập và thống nhất cho Việt Nam. Các lực lượng không cộng sản như Hoà. Hảo, Cao Đài, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt tuyên bố làm hậu thuẫn cho vua Bảo Đại đàm phán với Pháp.

    Đàm phán nghĩa là bàn luận về việc tương nhượng quyền lợi, chứ nước Pháp nào chịu nhả không Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nước Pháp và người Pháp tất nhiên không thể nào một sớm một chiều mà có thể thu dọn quyền lợi tài chánh của họ ở một nước thuộc địa (đồn điền cao su ở Nam Kỳ là một thí dụ, chi nhánh Ngân Hàng Đông Dương ở Sài Gòn Hải Phòng là thí dụ thứ hai). Mà muốn bảo vệ quyền lợi tài chánh thì phải có binh lực trong nước và kiểm soát ngoại giao ở ngoài nước.

    Cuộc đàm phán đầu tiên đưa đến nghi định thư của Thoả Ước Vịnh Hạ Long ngày 6 tháng 12. năm 1947. Theo đó, Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam nhưng Việt Nam sẽ nằm trong Liên Hiệp Pháp, với định nghĩa về nền độc lập không được mấy rõ ràng. Điều này gây bất mãn cho những lực lượng và nhân vật ủng hộ Bảo Đại (trong đó có ông Ngô Đình Diệm). Vua Bảo Đại chấm dứt đàm phán, không chịu về nước và đòi Thoả Ước Vịnh Hạ Long phải được bổ sung.

    Vua Bảo Đại và Pháp đàm phán ở Vịnh Hạ Long một lần nữa vào tháng 6 năm 1948. Tháng 1 năm 1949 vua Bảo Đại và Pháp ký Thoả Ước Vịnh Hạ Long, không khá hơn lần trước là mấy, trong đó Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp, giới hạn Việt Nam về quản trị tài chánh, ngoại giao và quân sự. Thoả Ước này lại bị chỉ trích. Vua Bảo Đại không chịu về nước để thành lập chính phủ. Vua Bảo Đại chính thức đòi hỏi Pháp phải huỷ bỏ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, trả Nam Kỳ lại cho Việt. Nam và bảo đảm nền độc lập của Việt Nam.

    Pháp chấp nhận những yêu cầu này. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, vua Bảo Đại và tổng thống Pháp Vincent Auriol ký Hiệp Định Élyssée, thành lập quốc gia Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp.

  7. #87
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Hiệp Định Élyssée quy định quốc gia Việt Nam có cơ quan ngoại giao riêng, có tài chánh và quân đội riêng, đó là quyền lợi của Việt Nam; nhưng quốc gia Việt Nam vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, đó là quyền lợi của Pháp. Sự tròng tréo này là lẽ đương nhiên, vì nếu Việt Nam đã mạnh đủ để đòi có đầy đủ tất cả thì đã chẳng cần đàm phán với Pháp.

    Ngày 24 tháng 4 năm 1949, vua Bảo Đại về nước, tạm giữ danh là Hoàng Đế. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, Nam Kỳ Quốc tự giải tán. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính Phủ Lâm Thời của Quốc Gia Việt Nam được thành lập, Vua Bảo Đại lên nắm quyền và được gọi là Quốc Trưởng.

    Như vậy là vào giữa năm 1949, miền Bắc có chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch. Miền Trung và miền Nam có chính phủ Quốc Gia Việt Nam với Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Hai chính phủ này không chính phủ nào công nhận chính phủ nào.

    Sau đó, đến năm 1950, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được Trung Cộng, Liên Xô, các nước cộng sản (và không nước nào khác) công nhận.

    Trong thời gian đó, Quốc Gia Việt Nam được 35 quốc gia công nhận và trở thành một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, lần lượt tham gia các tổ chức quốc tế như ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế), FAO (Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế) và UNESCO (Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hoá của Liên Hiệp Quốc),

  8. #88
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Quốc Gia Việt Nam đã có rồi, nhưng quân đội ra sao? Quân đội nào cũng cần có binh lính, cấp chỉ huy, vũ khí, trường huấn luyện, Bộ Tư Lệnh và Tổng Tư Lệnh.

    Hiệp định đã ký kết quy định rằng Quốc Gia Việt Nam sẽ có quân đội riêng. Đầu tiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, cuối năm 1950, hai bên Việt và Pháp thoả thuận cho Quốc Gia Việt Nam lập quân đội dưới quyền chỉ huy của quân đội Pháp đóng tại Việt Nam. Ngay sau đó, hai bên lại ký kết thoả thuận cho người Việt, kể cả người dân tộc thiểu số, thuộc quân đội Pháp đóng tại Việt Nam chuyển sang cho Quốc Gia Việt Nam, đặt dưới quyền chỉ huy của Quốc Gia Việt Nam. Mục đích chung là để cùng chống Việt Minh, nghĩa là chống cộng sản, mối đe doạ mới của các lực lượng chính trị, các chính thể quốc gia và nền hoà bình của thế giới, theo quan điểm của các nước không cộng sản. Hoa Kỳ là phe ủng hộ giải pháp này, ủng hộ bằng cách viện trợ tài chính, cố vấn và quân sự cho Pháp để Pháp có thể đánh lại Việt Minh. Hoa Kỳ cũng ủng hộ quân đội Quốc Gia Việt Nam bằng cách áp lực với Pháp khi Phâp dè dặt, lưỡng lự, chậm trễ hay không thật tình (vẫn còn mang tư tưởng thực dân) trong các cuộc chuyển nhượng binh quyền cho Quốc Gia Việt Nam.

    Dù Pháp muốn hay không, trong thời gian này, vũ khí của quân đội Quốc Gia Việt Nam được gia tăng từ vũ khí cho bộ binh với cấp độ hạng nhẹ đến pháo binh, thiết giáp và không quân. Các cấp chỉ huy từ hạ sĩ quan cho đến sĩ quân lần lượt được chuyển giao và đào tạo từ các trường huấn luyện quân sự như Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định và Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, chưa kể đến ba trường huấn luyện quân sự cấp địa phương ở Huế, Sài Gòn và Hà Nội (chừng vài trăm sinh viên sĩ quan mỗi trường).

    Quốc Trưởng Bảo Đại kiêm nhiệm quyền Tổng Tư Lệnh. Tham Mưu Trưởng đầu tiên là Đại tá Chánh Văn Phòng của Quốc Trưởng được thăng cấp thành Thiếu Tướng, rồi Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, rồi đến Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vỹ. Cả hai ông đều xuất thân từ quân đội Liên Hiệp Pháp.

    Quân đội Liên Hiệp Pháp được chỉ huy bởi Tướng Marcel Carpentier (1949 – 1950), không mấy thuận theo chính sách Hoa Kỳ ủng hộ quân đội Quốc Gia Việt Nam. Tướng Carpentier sau đó được thay thế bởi Tướng Jean de Lattre de Tassigny (1950 -1951), ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ về việc chuyển giao quyền chỉ huy quân đội cho Quốc Gia Việt Nam. Viên tướng này được thay thế bới Tướng Henri Navarre.

    Quân đội Liên Hiệp Pháp vẫn tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự từ Móng Cái đến Hải Phòng và Vĩnh Yên, để chống lại Việt Minh (Việt Minh chính thức nhận được viện trợ quân sự của Trung Cộng và Liên Xô từ năm 1950).
    Last edited by PhPhuongVy; 11-12-2017 at 07:42 PM. Reason: Sửa ỗi chánh tả vì viết vội.

  9. #89
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Năm 1951, trên báo Paris Match, cha tk có đọc tin Bernard de Lattre de Tassigny, con trai Tướng Jean de Lattre
    de Tassigny tử trận gần Nam-định, điều này ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của người cha nên ông xin về Pháp.

    Theo cha tk kể thì Tướng de Lattre de Tassingy là một vị tướng rất giỏi của Pháp.

    Cảm ơn PV tiếp tục viết về chiến tranh Việt-Nam, chị học được nhiều lắm.

  10. #90
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Cảm ơn chị Thuỵ Khanh đã ghé đọc và để lại những lời khích lệ.

 

 

Similar Threads

  1. Vietnam Road Trip Dec 30, 2015 - Jan 7th, 2016
    By TranTrinhThy in forum Không Gian Riêng
    Replies: 23
    Last Post: 08-22-2019, 04:24 AM
  2. Vietnam next top model ... ?!
    By Eve. in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 02-23-2014, 04:08 PM
  3. Vote for Vietnam Human Rights Act (HR 1897)
    By visabelle in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 06-25-2013, 05:06 PM
  4. Biểu tình chống Vietnam Airlines tại Pháp
    By NangThuyTinh in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 10
    Last Post: 05-13-2013, 06:44 AM
  5. Mystery Illness Strikes Vietnam
    By ngocdam66 in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 1
    Last Post: 04-20-2012, 09:55 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:10 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh