Register
Page 11 of 14 FirstFirst ... 910111213 ... LastLast
Results 101 to 110 of 139

Thread: The Vietnam War

  1. #101
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Cảm ơn anh Triển, việc tù binh Đức sau Thế Chiến II bị Pháp bắt làm lính viễn chinh ở Đông Dương và tham chiến ở Điện Biên Phủ với số quân khá lớn như thế quả là có thật, chỉ có điều ít người biết đến. Có tài liệu ghi lại rằng khoảng 900 lính viễn chinh Pháp gốc Đức tham gia trận Điện Biên Phủ, lo quân tiếp vụ, họ biết chút ít tiếng Pháp, đủ để nhận mệnh lệnh, đa số báo cáo trực tiếp với cấp trên đồng chủng với họ, nói tiếng Đức.

    Hình như một số binh sĩ này về sau than phiền rằng nước Pháp đối xử với họ không công bằng, không tử tế như đã đối xử với những cựu chiến binh gốc Pháp.

    Ở Mỹ có một quyển sách, hiện vẫn còn bán khá chạy, xuất bản lần đầu tiên năm 1971, viết về lính viễn chinh gốc Đức trong quân đội Liên Hiệp Pháp có tựa là Devil's Guard (tác giả là George R. Elford). Devil's Guard vẫn còn là đề tài tranh luận để trả lời câu hỏi đó là chuyện thật hay chỉ là tiểu thuyết.

  2. #102
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Cho nên em tin chắc là trong tiếng Việt cũng có vài chữ gốc Đức.

  3. #103
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Ja.



  4. #104
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post
    Cảm ơn anh Triển, việc tù binh Đức sau Thế Chiến II bị Pháp bắt làm lính viễn chinh ở Đông Dương và tham chiến ở Điện Biên Phủ với số quân khá lớn như thế quả là có thật, chỉ có điều ít người biết đến. Có tài liệu ghi lại rằng khoảng 900 lính viễn chinh Pháp gốc Đức tham gia trận Điện Biên Phủ, lo quân tiếp vụ, họ biết chút ít tiếng Pháp, đủ để nhận mệnh lệnh, đa số báo cáo trực tiếp với cấp trên đồng chủng với họ, nói tiếng Đức.

    Hình như một số binh sĩ này về sau than phiền rằng nước Pháp đối xử với họ không công bằng, không tử tế như đã đối xử với những cựu chiến binh gốc Pháp.

    Ở Mỹ có một quyển sách, hiện vẫn còn bán khá chạy, xuất bản lần đầu tiên năm 1971, viết về lính viễn chinh gốc Đức trong quân đội Liên Hiệp Pháp có tựa là Devil's Guard (tác giả là George R. Elford). Devil's Guard vẫn còn là đề tài tranh luận để trả lời câu hỏi đó là chuyện thật hay chỉ là tiểu thuyết.

    Có dịp tôi cũng sẽ mua sách đọc. Sách Đức viết về những người lính đánh thuê gốc Đức cũng nhiều. Người Đức xưa không hài lòng về việc dân tộc họ từng có người làm lính đánh thuê cho Pháp. Không chỉ vì ở trong tình trạng tù binh mà có sự vận động của chính phủ Pháp hẳn hòi. Trong tờ báo viết tháng 1 năm 1949 của Spiegel có ghi, đội quân lính Lê dương (Légion) có lính đánh thuê người Đức thành lập từ năm 1830.

    _____________

    PS:

    * Sách Pháp - L'ennemi utile : 1946-1954, des vétérans de la Wehrmacht et de la Waffen-SS dans les rangs de la Légion étrangère en Indochine




    * Sách Đức - INDOCHINA. Der lange Weg nach Dien Bien Phu (Đông Dương - Đoạn đường dài đến Điện Biên Phủ (sách hồi ký mới nhất 2017, tác giả là lính dù Đức trong đội lính Lê dương đánh thuê cho Pháp sống sót trong trận ĐBP)




    Last edited by Triển; 11-29-2017 at 11:35 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #105
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc
    Cho nên em tin chắc là trong tiếng Việt cũng có vài chữ gốc Đức.

    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post
    Ja.

    Chữ "Ja" phát âm là "da". Tiếng Việt là "dạ". Tự điển Ốc phọọc làm sao thiếu được.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #106
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Có dịp tôi cũng sẽ mua sách đọc. Sách Đức viết về những người lính đánh thuê gốc Đức cũng nhiều. Người Đức xưa không hài lòng về việc dân tộc họ từng có người làm lính đánh thuê cho Pháp. Không chỉ vì ở trong tình trạng tù binh mà có sự vận động của chính phủ Pháp hẳn hòi. Trong tờ báo viết tháng 1 năm 1949 của Spiegel có ghi, đội quân lính Lê dương (Légion) có lính đánh thuê người Đức thành lập từ năm 1830.

    _____________

    PS:

    * Sách Pháp - L'ennemi utile : 1946-1954, des vétérans de la Wehrmacht et de la Waffen-SS dans les rangs de la Légion étrangère en Indochine




    * Sách Đức - INDOCHINA. Der lange Weg nach Dien Bien Phu (Đông Dương - Đoạn đường dài đến Điện Biên Phủ (sách hồi ký mới nhất 2017, tác giả là lính dù Đức trong đội lính Lê dương đánh thuê cho Pháp sống sót trong trận ĐBP)





    ...


    Xin chào cả nhà,

    N5 ưi, có thấy sách tiếng Anh không và bán ở đâu, chỉ dulan với, cám ơn N5 trước nha!


    ...


    Thân mến và chúc vui,
    Dulan




    ...

  7. #107
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by dulan View Post
    ...


    Xin chào cả nhà,

    N5 ưi, có thấy sách tiếng Anh không và bán ở đâu, chỉ dulan với, cám ơn N5 trước nha!


    ...


    Thân mến và chúc vui,
    Dulan




    ...


    ở amazon có nè Trù Thần, tuy nhiên không biết họ có gởi qua Thụy Điển không:

    Devil's Guard: The Real Story

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #108
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    ở amazon có nè Trù Thần, tuy nhiên không biết họ có gởi qua Thụy Điển không:

    Devil's Guard: The Real Story


    ...

    Dạ, cám ơn N5, dulan hay mua bên amazon của uk, mới coi thấy giá 9,99 bảng Anh.

    Cám ơn N5 nhiều nghen!
    Dulan

    ...

  9. #109
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by dulan View Post
    ...

    Dạ, cám ơn N5, dulan hay mua bên amazon của uk, mới coi thấy giá 9,99 bảng Anh.

    Cám ơn N5 nhiều nghen!
    Dulan

    ...
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #110
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187
    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post
    Hiện diện tại Hội Nghị Genève (Thụy Sĩ) về hoà bình cho Đông Dương có Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Cộng, Quốc Gia Việt Nam, Việt Minh (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà), Cam Bốt và Lào. Hội nghị bắt đầu ngày 8 tháng 5 năm 1954 và kết thúc hai tháng rưỡi sau đó, ngày 20 tháng 7 năm 1954, với 3 hiệp ước về quân sự được ký kết để chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương, 6 bản tuyên bố riêng của các quốc gia và 1 bản tuyên cáo chung (Final Declaration of the Geneva Conference) không có chữ ký nào.

    Cam Bốt và Lào mỗi bên ký riêng với các phe tham dự một hiệp định về hoà bình cho đất nước của họ.

    Riêng về hoà bình cho Việt Nam, Hiệp Định Genève 1954 bao gồm các điều khoản chính sau đây:

    - Hiệp Định Genève 1954 tôn trọng độc lập, tự do và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

    - Vĩ tuyến 17, nơi sông Bến Hải chảy qua, phân định đường chia ngang vùng phi quân sự của Việt Nam, mỗi bên cách 5 km tính từ vĩ tuyến 17. Đường phân chia này không nhằm vĩnh viễn chia cắt biên giới chính trị hay hành chánh chính thức của hai miền Nam và Bắc ở Việt Nam.

    - Quân đội Liên Hiệp Pháp và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đồng ý ngừng bắn và trao trả tù binh. Trong vòng 300 ngày, quân đội Liên Hiệp Pháp phải rút hết quân về phía Nam của vĩ tuyến 17 và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phải rút hết quân về phía Bắc của vĩ tuyến 17. Hai bên không bên nào được tăng cường lực lượng quân sự của mình hoặc liên minh quân sự với các lực lượng quân sự khác.

    - Trong vòng 300 ngày ngừng bắn này, dân chúng được quyền tự do đi lại.

    Bên cạnh Hiệp Định Genève, Bản Tuyên Cáo Chung (không nước nào ký) đề nghị rằng Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (từ đây gọi tắt là Uỷ Hội Quốc Tế) được thành lập, gồm có đại diện của hai nước Gia Nã Đại và Ba Lan, chủ toạ bới đại diện của Ấn Độ.

    Hiệp Định Genève 1954 về hoà bình tại Việt Nam được ký kết bởi Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Quốc Gia Việt Nam từ chối không ký bản hiệp định này. Hoa Kỳ cũng không ký, nhưng ra một bản tuyên cáo xác nhận Hoa Kỳ tôn trọng các điều khoản đình chiến giữa Liên Hiệp Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và ủng hộ một cuộc tổng tuyển cử tự do, hai năm sau, dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, như đã được đề nghị trong Bản Tuyên Cáo Chung (trong khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tán thành việc tổng tuyển cử nhưng không công nhận thẩm quyền kiểm soát tổng tuyển cử của Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến).

    https://peacemaker.un.org/sites/peac...Agreements.pdf

    Hiệp Định Genève vừa ký xong, đầu tháng 8 năm 1954, người di cư từ miền Bắc vào Nam bắt đầu tràn dâng như sóng. Thống kê của Uỷ Hội Quốc Tế ghi nhận có khoảng 900 ngàn người đã di cư từ bắc vào Nam, sau hiệp định. Họ là những người theo Thiên Chúa giáo, những gia đình bị liệt vào giai cấp địa chủ, bị quy vào hàng trung nông, những nhà buôn, những người có đủ tự do để di cư từ những vùng do Pháp kiểm soát, hay do quân đội Quốc Gia Việt Nam kiểm soát (như Bùi Chu, Phát Diệm), hay những người trốn thoát được Việt Minh từ những vùng xôi đậu hay những vùng do Việt Minh kiểm soát. Những người di cư vào Nam cũng là những người đã từng góp phần trong việc ủng hộ Việt Minh nhưng cũng không thể thoát nổi cuộc “đấu tranh giai cấp” do chủ nghĩa cộng sản sinh ra. Ngoài 900 ngàn người di cư do Uỷ Hội Quốc Tế chính thức ghi nhận, người di cư nhờ trốn thoát khỏi sự kiểm soát của Việt Minh và không qua sự giúp đỡ của Uỷ Hội Quốc Tế cũng lên đến một con số đáng kể, nói chung là tổng số người di cư vào Nam phải có đến hàng triệu. Họ di cư bằng tàu hải quân Hoa Kỳ, tàu biển của Anh, Pháp, Đài Loan, Ba Lan, bằng cầu không vận nối phi trường Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) với các phi trường Gia Lâm, Bạch Mai (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng) tổ chức và giúp đỡ bởi các chính phủ Úc, Ý, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Tây Đức, Nam Hàn và các tổ chức quốc tế như UNICEF, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services, Church World Services, Mennonite Central Committee, CARE và Thanh Thương Hội Quốc Tế. Số người di cư đông quá đông, Cao Uỷ Pháp phải xin Việt Minh gia hạn thêm ba tháng, từ 19 tháng 5 đến 19 tháng 8 năm 1955.

    Từ miền Nam, những người đã từng theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp và những người có cảm tình với Việt Minh cũng bắt đầu tập kết hay đem gia đình tập kết ra Bắc. Họ băng Trường Sơn hay đi tàu biển cung cấp bới các chính phủ Anh, Pháp và Ba Lan. Tổng số người tập kết từ Nam ra Bắc có thể lên đến gần 100 ngàn người.

    Về phía Liên Hiệp Pháp, sau khi rút lui xong từ các tỉnh miền châu thổ sông Hồng, ngày 9 tháng 10 năm 1954, quân Pháp từ Thành Hà Nội hạ cờ Pháp xuống, tuần tự băng qua cầu Long Biên để lên tàu qua Hải Phòng, tập trung chờ ngày rời Việt Nam về nước.

    Hôm sau, ngày 10 tháng 10 năm 1954, Việt Minh trở về Hà Nội sau gần 8 năm rút lui về Việt Bắc và gọi Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

    Ở miền Nam, ngày 20 tháng 5 năm 1955, quân Pháp bắt đầu rời Sài Gòn và kết thúc việc rút quân khỏi Việt Nam vào ngày 28 tháng 4 năm 1956.

    ...


    Dulan quote bài của chị PVy ngày 28/11/2017 để đọc lại, chờ sang trang chị PVy viết tiếp.
    Xin cám ơn chị PVy và N5 đã giới thiệu sách.
    Dulan
    ...

 

 

Similar Threads

  1. Vietnam Road Trip Dec 30, 2015 - Jan 7th, 2016
    By TranTrinhThy in forum Không Gian Riêng
    Replies: 23
    Last Post: 08-22-2019, 04:24 AM
  2. Vietnam next top model ... ?!
    By Eve. in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 02-23-2014, 04:08 PM
  3. Vote for Vietnam Human Rights Act (HR 1897)
    By visabelle in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 06-25-2013, 05:06 PM
  4. Biểu tình chống Vietnam Airlines tại Pháp
    By NangThuyTinh in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 10
    Last Post: 05-13-2013, 06:44 AM
  5. Mystery Illness Strikes Vietnam
    By ngocdam66 in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 1
    Last Post: 04-20-2012, 09:55 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:18 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh