Register
Results 1 to 1 of 1
  1. #1

    Nhìn Lại Mình - TRÍCH ĐOẠN 8: HỌC GIỎI, THÔNG MINH, HIẾU HỌC, THÀNH CÔNG - HIỂU LẦM NHIỀU TÁC HẠI??

    Nhìn Lại Mình - TRÍCH ĐOẠN 8: HỌC GIỎI, THÔNG MINH, HIẾU HỌC, THÀNH CÔNG - NHỮNG HIỂU LẦM NHIỀU TÁC HẠI???

    ………………………

    1. Thành Công - Một Cái Nhìn Khái Quát

    Tôi được nghe và được đọc nhiều về những thành công của người Việt đạt được ở nước ngoài, và tôi muốn tìm hiểu thử xem sự thành công đó ở mức độ nào và trong một môi trường như thế nào.


    “Thành công” nói chung có ý nghĩa rộng quá. Nó không cho thấy được mức độ cũng như lãnh vực của sự thành công. Tôi chỉ đồng ý phần nào với vấn đề người Việt thành công ở nước ngoài mà thôi. Trải qua 25 năm tị nạn thực sự người Việt Nam đã đạt được một số thành công đáng kể và đáng hãnh diện. Thông thường chỉ một vài năm đầu là nhiều khó khăn trong môi trường xã hội mới mà thôi. Người Việt Nam ai ai cũng cố gắng hết sức mà vươn lên. Họ học hỏi siêng năng và làm việc cần cù để rồi không bao lâu sau cuộc sống của họ từ từ ổn định. Họ bắt đầu sắm xe cộ và nhà cửa. Người Việt coi trọng việc học nên trong gia đình và trong cộng đồng sự khuyến khích học rất cao, đồng thời trong gia đình cha mẹ hy sinh rất nhiều cho con cái để tạo điều kiện cho con cái được đi đại học, để rồi có cuộc sống tốt, ổn định. Nhìn chung trong cộng đồng người Việt hầu hết mọi người đều có cuộc sống kinh tế ổn định. Ðây là một điều đáng khen. Ðặc biệt hơn nữa là sự ổn định và “thành công” của một số người Việt chỉ di
    n ra trong thế hệ đầu tiên định cư bên Mỹ mà thôi. Tôi thấy đây là một điều gây nhiều ấn tượng. Thế hệ thứ hai tôi nghĩ còn thành công nhiều hơn nữa.

    Mặc dầu vậy, tôi nghĩ rằng sự thành công của chúng ta còn khá nhiều giới hạn. Thứ nhất là giới hạn về mức độ. Nếu nhìn vào tỷ lệ người Việt có bằng đại học thì tôi nghĩ đây là một tỷ lệ cao. Tôi nhận thấy số lượng người Việt Nam có bằng đại học, cao học, tiến sĩ, có bằng Kỹ Sư, Y, Nha, Dược, Luật khá nhiều. Nhưng đạt được một bằng cấp tôi nghĩ vẫn chưa phải là một thành công mặc dầu có rất nhiều người, nhất là những thế hệ trước và có thể một số thuộc thế hệ trẻ, nghĩ rằng có một cái bằng cấp nào đó đã là thành công rồi. Mặc dầu đạt được bằng cấp cũng nói lên một mức độ thành công nào đó, nhưng đó không phải là mức độ thành công cao, đặc biệt, đáng hài lòng, và đáng hãnh diện nhiều.

    Có một việc làm ổn định với cuộc sống vật chất ổn định cũng chưa phải thành công. Nếu quan sát để ý thì phần lớn những người Việt chúng ta sau khi đạt được một bằng cấp nào đó rồi thì cũng đi làm việc cho người khác, lãnh lương, và giữ những vai trò không quan trọng lắm trong xã hội hoặc trong thế giới chuyên nghiệp. Một số mở những văn phòng chuyên môn chỉ để phục vụ cộng đồng người Việt hoặc những người thiểu số khác trong lãnh vực y tế, luật pháp, thuế má, địa ốc, v.v. trong những công việc không phức tạp và không nhiều đòi hỏi. Và họ sống một cuộc sống thoả mãn. Ðó cũng phần nào nói lên sự thành công nhưng là thành công rất nhỏ và khép kín trong phạm vi cộng đồng. Tôi nghĩ số lượng những người “thành công” như vậy trong cộng đồng Việt Nam khá nhiều. Những người Việt Nam đạt được vị trí cao, nắm giữ những chức vụ quan trọng có ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội thì rất ít. “Thành công to lớn” và “có ảnh hưởng” tôi muốn nói tới trong bài viết này là một định nghĩa chủ quan và có tính cách cá nhân. Mỗi người sẽ có một cái nhìn về sự “to lớn” hoặc “có ảnh hưởng” khác nhau.


    Một số người cũng thường hay ca ngợi sự thành công của người Việt và nói rằng chỉ thế hệ đầu tiên thôi nhưng chúng ta đã khá thành công rồi. Điều này cũng đúng nhưng chúng ta cần phải nhìn vào môi trường xã hội, kinh tế, và chính trị nước Mỹ để tìm hiểu tại sao chúng ta làm được điều đó trong khi những thế hệ đầu
    tiên của dân tộc khác trước đây không làm được ở mức độ tương tự. Tôi chỉ nói sơ sơ ở đây mà thôi. Một vài điều cần được phân tích là: chúng ta đến nước Mỹ không phải là những tù nhân chiến tranh hoặc như những người nô lệ; ngày nay có nhiều lãnh vực làm việc và học hành hơn trước kia; cơ hội thăng tiến nhiều hơn và dễ dàng thực hiện hơn; kinh tế phát triển hơn vì sự gia tăng của thương mại thế giới và “globalization”; phương tiện giao thông và thông tin ngày nay phát triển hơn; xã hội Mỹ ngày nay chấp nhận những giống dân, dân tộc khác dễ dàng hơn; luật pháp phát triển hơn và quyền lợi của con người, quyền lợi làm việc và học hành được bảo đảm cho mọi giống dân; xã hội ngày nay hoạt động hiệu quả hơn trong việc phân phối tài chánh; sự trợ giúp từ chính phủ và tư nhân trong vấn đề giáo dục, huấn nghệ, cũng như những lợi tức xã hội khác cho học sinh và mọi người nói chung tăng cao, v.v. Còn rất nhiều lý do khác và tất cả chúng hoạt động chung với nhau để tạo nên kết quả là xã hội Mỹ ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi cho những người thiểu số như Việt Nam dễ dàng thành công. Nếu chúng ta nhìn vào một số giống dân đến Mỹ từ các nước khác trong thời gian sau này thì cũng thấy được sự thành công của họ tương tự như hoặc hơn người Việt.

    ………………


    Trên đây tôi có nói tới hai chữ “hài lòng”. Hài lòng có lẽ là tâm lý của một dân tộc bị nhiều chiến tranh. Họ chỉ mong muốn một cuộc sống ổn định, yên bình mà thôi. Một số người chúng ta mặc dầu ham học nhưng chúng ta cũng mau thoả mãn. Học chỉ để đạt được một cái bằng cấp nào đó, ra đi làm, hạnh phúc, và ... tự hào (đối với một số người). Thoả mãn, hạnh phúc cũng tốt, không sao, nhưng để bàn về sự thành công thì những yếu tố đó sẽ cho thấy một bức tranh rõ hơn về sự thành công của người Việt.

    Tâm lý hài lòng mà đưa tới sự tự mãn, tự kiêu thì lại còn nguy hiểm hơn. Tự mãn thì sự học cũng không đi sâu và chúng ta d
    hài lòng với cái bằng cấp đạt được và coi đó là một thành công rồi. Tự mãn cũng kiềm chế con người trong việc đi cao hơn trong việc làm và làm con người hài lòng với vị trí của mình. Ðối với một số người đạt được một bằng cấp và đạt được một công việc nào đó là đạt được mức cuối cùng rồi, "the end", và họ ngưng lại ... "mission accomplished".

    Tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ nên coi bằng cấp là bước đầu tiên mà thôi chứ không phải bước cuối cùng. Nếu nhìn vào xã hội Mỹ thì sẽ thấy đối với nhiều người, đạt được bằng cấp (dù cao đi nữa) thì cũng chỉ là sự bắt đầu mà thôi. Sau đó là một chuỗi những ngày tháng không ngừng nghỉ không những chỉ làm việc mà còn nghiên cứu, học hỏi liên tục. Nhờ vậy mà kiến thức chuyên môn và khả năng làm việc và khả năng sáng tạo của họ cao hơn rất nhiều và cũng nhờ vậy mà họ có thể nắm giữ những vai trò quan trọng hoặc có ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Nhờ vậy cống hiến của họ cho xã hội nhiều hơn. Những trường hợp như vậy tôi mới thấy là thành công và là thành công lớn. Ðôi khi vị trí chức vụ hoặc lương bổng không cần cao nhưng ảnh hưởng lớn cũng là thành công. Ví dụ như Mother Teresa, không có chức vụ cao, cuộc sống khổ cực, nghèo, nhưng ảnh hưởng của bà rất sâu rộng. Đó là một thành công. Người Tây phương theo quan sát của tôi coi bằng cấp chỉ là một phương tiện, “the means”, chứ không phải “the end.” Họ khiêm tốn, không thoả mãn và tiếp tục học hỏi, tìm tòi, đóng góp.


    Nhân tiện nói về sự ham học, kiến thức, và bằng cấp, tôi xin được đề cập tới một điểm. Ðó là sự ham học của người Việt Nam. Chúng ta từ xưa tới nay hay tự hào là dân tộc “hiếu học”, và chúng ta cũng hiểu rõ sự quan trọng của việc học. Nhờ vậy chúng ta khá siêng năng học hỏi và cố gắng nhiều. Tuy nhiên, tôi lo lắng vì “ham học” và bị áp lực của việc học quá nhiều mà sự hiếu học, ham học nói trên bị trở thành hiếu bằng cấp và ham bằng cấp chứ không phải ham kiến thức. Hoặc cũng ham kiến thức nữa nhưng ham bằng cấp hơn, và mọi người học vì muốn kiếm một cái bằng trong khi kiến thức thì ... chẳng đi tới đâu. Một tác động khác của việc ham bằng cấp là mọi người để ý quan sát những người xung quanh mình, bạn bè mình coi họ có bằng cấp gì để rồi cạnh tranh hoặc ganh tỵ.


    Tôi nhận thấy rằng khác với người Việt Nam, phần lớn người Tây phương học vì họ coi trọng kiến thức chứ không phải học vì coi trọng bằng cấp. Họ học để thâu thập kiến thức, rồi áp dụng và cải tiến những kiến thức đó với mục đích làm cho xã hội và bản thân con người trở nên tốt hơn. Trong khi đó, đối với người Việt thì tâm lý ham bằng cấp là một động cơ rất lớn trong việc “chịu khó” đi học của chúng ta. Dĩ nhiên là điều này cũng “relative” vì cũng có người Tây phương coi trọng bằng cấp. Tuy nhiên nếu so sánh với Việt Nam thì tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng tỷ lệ người Tây phương coi trọng kiến thức nhiều hơn tỷ lệ người Việt Nam, và tỷ lệ người Việt Nam coi trọng bằng cấp nhiều hơn tỷ lệ người Tây phương. Ðiều này tôi thấy được qua quan sát, lắng nghe, và nói chuyện với người Việt lẫn người Mỹ chứ tôi không có một cuộc nghiên cứu nào để hỗ trợ cho kết luận đó. Mặc dầu vậy, qua quan sát và lắng nghe, tôi tin rằng kết luận của tôi đúng, và tôi nghĩ quí vị và các bạn cũng tin vào kết luận đó. Ðây là một điều rất không tốt và đem lại những nguy hiểm sâu xa cho xã hội. Bằng cấp không nói lên được nhiều về người có bằng cấp. Kiến thức mới là yếu tố chính yếu. Hơn nữa bằng cấp có giới hạn trong khi đó kiến thức là vô hạn.


    Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp chứng minh cho sự ham bằng cấp này. Tôi có dự những buổi đám cưới mà bằng cấp, việc làm của cả cha mẹ cô dâu, cha mẹ chú rể, và lẫn cô dâu chú rể đều được giới thiệu cho mọi người biết. Tôi đã dự những buổi tiệc, những buổi văn nghệ mà trong đó, không hiểu tại sao, không hiểu vì lý do gì, tên tuổi bằng cấp của nhiều người cứ được lôi ra nhắc nhở. Tôi đã gặp những trường hợp có những người mở miệng chính thức đòi hỏi trên bất cứ cái gì có tên của họ đều phải đi kèm theo những chữ nói lên bằng cấp, danh phận của họ. Có những người nói rằng trên thiếp mời đám cưới mà không có danh vị bằng cấp của họ thì họ sẽ không dự đám cưới. Thế mới "kinh" chứ. Tôi đã gặp những người để cả danh hiệu bằng cấp của mình trong địa chỉ email. Tôi đã gặp những người khi mới được giới thiệu với nhau, họ đã vội vã kể về tiểu sử của họ học ngành gì, có bằng cấp gì, và làm việc gì cho nhau nghe. Cứ y như một cái “resume” xin việc. Tôi đã gặp những trường hợp người con trai tự động giới thiệu một cách rất ... vô tư (như trong nước hay nói) với người con gái mới quen về ngành học và bằng cấp của mình. Tôi đã gặp những trường hợp khi có người ngỏ ý làm mai cô gái với một người con trai, câu đầu tiên cô gái hỏi về người con trai đó là, “Anh ta có bằng gì?” Tôi gặp nhiều trường hợp ... lý thú lắm; có người nói thẳng cho mọi người biết bằng cấp nghề nghiệp, nhưng cũng có người nói mấp mé, khéo léo làm như vô tình vậy. Ðáng “phục” lắm. Tôi đã gặp nhiều người có bằng cấp cao nhưng kiến thức thì rất thấp. Ngay cả kiến thức trong lãnh vực chuyên môn của họ cũng thấp, và kiến thức ... “làm một con người” cũng thấp. Và một ví dụ nữa rất đáng đau buồn là trên những trang cáo phó, chia buồn người chết, những người đăng tin chia buồn đã liệt kê cả một danh sách mọi người với tất cả tước hiệu, bằng cấp của họ cho công chúng biết. Tôi không nghĩ những người có đầu óc và ... biết làm người sẽ làm những việc vừa được kể trên. Chán quá. Chẳng lẽ bây giờ kêu gọi mọi người đừng ... “hiếu học” nữa?

    Mặt khác chúng ta ham học, và tự hào là học giỏi (?), nhưng chúng ta cũng biết rằng học giỏi hay có bằng cấp và sự thông minh sáng tạo là những điều khác nhau. Sự thông minh tôi nghĩ sẽ đưa đến học giỏi nhưng học giỏi không có nghĩa là thông minh hay sáng tạo. Có bằng cấp và sự thông minh lại còn khác xa nhau hơn nữa. Chúng ta học phần lớn là học thuộc lòng và bắt chước những gì có sẵn đã được sáng tạo ra trước. Cách học như vậy nhiều khi chỉ cần một trí nhớ tốt hoặc chịu khó siêng năng, hoặc chỉ cần chịu khó học tủ, học gạo là sẽ đạt được kết quả, một mảnh bằng mà thôi. Tôi cũng đồng ý là để học được theo cách như vậy và để có một bằng cấp thì cũng cần sự thông minh, nhưng sự thông minh ở đây chắc chắn không nhiều.
    Những người sáng tạo ra những điều chúng ta học và bắt chước và xây dựng nên môi trường cho chúng ta phát triển mới là những người thông minh, thành công, và nhiều sáng tạo.

    Nhìn vào thực tế tôi không thấy chúng ta có nhiều thành công trong những ngành học và lãnh vực làm việc đòi hỏi nhiều suy nghĩ, phân tích, sáng tạo, chiến lược, tầm nhìn xa, nhìn rộng, khả năng ng
    ôn ngữ, khả năng tổ chức, khả năng quản lý, khả năng định hướng, khả năng suy luận, khả năng lãnh đạo, khả năng giải quyết vấn đề giữa con người, v.v. Những khả năng và đòi hỏi trên đây mới nói lên được nhiều về mức độ thông minh của con người.


    Vấn đề khác nhau giữa việc học, có bằng cấp, và sự thông minh rất rõ ràng, hiện diện mọi nơi mà không hiểu tại sao nhiều người không thấy, hay là thấy nhưng cố tình lảng tránh để rồi cuối cùng lại cứ cho rằng có được bằng này bằng nọ là đã tài giỏi, có khả năng và thành công rồi.

    ………..

    Kết luận tôi muốn nói là chúng ta không nên nhìn vào số lượng bằng cấp để đánh giá sự thành công, sự thông minh, hoặc kiến thức của con người. Một kết luận nữa là thông minh và học giỏi hay có bằng cấp là hai điều hoàn toàn khác nhau, nhưng có lẽ chúng ta cứ “hiểu lầm” hoặc “lẫn lộn” chúng với nhau.

    Theo tôi thì sự hiểu lầm trên đây giữa thông minh, tài giỏi, và học giỏi, bằng cấp chính là một nguyên nhân làm đất nước chậm phát triển. Sự hiểu lầm này sẽ đưa tới sự tự hào sai lạc. Sự hiểu lầm này sẽ đưa tới tự kiêu, tự mãn. Sự hiểu lầm này sẽ làm chúng ta đánh giá sai hoặc đánh giá không chính xác về khả năng và sự thông minh thực sự của chính mình và của dân tộc. Sự hiểu lầm này sẽ đưa con người tới sự tự tin quá đáng hoặc tự tin sai lạc, làm việc không phù hợp, sai trái (như đã nói tới ở trên). Sự hiểu lầm này sẽ lại càng làm cho nhiều người tập trung vào việc học và làm những ngành nhất định. Và còn những tác hại khác nữa.

    Tôi cũng tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng cách chọn ngành học hạn hẹp và cái nhìn hạn hẹn về các ngành học của chúng ta lâu nay là một nguyên nhân khiến cho đất nước, xã hội Việt Nam không phát triển và còn nghèo nàn lạc hậu về nhiều mặt.


    Sự hiểu lầm và lẫn lộn giữa thông minh, sáng suốt với bằng cấp, học giỏi (và chỉ có khả năng học trong một số ngành nhất định, cũng như chỉ có khả năng làm việc trong một số lãnh vực nhất định) sẽ làm chúng ta ngạc nhiên khi nhận thấy xã hội chúng ta chưa được phát triển. Sự hiểu lầm và ngạc nhiên này sẽ làm cho chúng ta tự hỏi, “Ủa, tôi và dân tộc tôi có nhiều người học giỏi, thông minh, thành công lắm mà sao xã hội, đất nước của chúng tôi không phát triển?" Tôi nghĩ là chúng ta chỉ tưởng chúng ta thông minh và thành công mà thôi. Thực tế của sự "thành công", "thông minh", và "học giỏi" của chúng ta thì khác hẳn và sẽ không đem đến được sự phát triển xã hội như chúng ta mong muốn hoặc đúng hơn là đòi hỏi.

    Tệ hại hơn nữa là sự hiểu lầm "thông minh" đó cộng với việc chọn ngành học và việc làm một cách "chọn lọc" như vậy sẽ có thể đưa tới việc đổ lỗi. Chúng ta đổ lỗi sự kém phát triển của xã hội cho người khác. Sự kém phát triển là do người khác gây nên chứ không phải là chính mình ... vì mình là những người "thành công" và "thông minh" mà. Trong cái nhìn của tôi thì chính những người trong chúng ta với cái nhìn hạn hẹp, đầu óc nhỏ bé, “mentality” lạc hậu là phải chịu một phần lớn trách nhiệm cho sự kém phát triển của xã hội Việt Nam.


    ......................

    Ðó là nói về mức độ thành công. Bây giờ tôi xin được nói về lãnh vực thành công. Ở đây bức tranh sẽ đơn điệu lắm. Phần lớn những bằng cấp do người Việt Nam đạt được đều nằm trong lãnh vực khoa học tự nhiên như Ðiện tử, Y, Dược, Nha. Trong khi những lãnh vực như thương mại, kinh tế thì không nhiều (có một số người Việt khá thành công trong lãnh vực thương mại nhưng cũng không phải ở mức độ to lớn và hầu hết đều giới hạn trong phạm vi cộng đồng mà thôi). Chúng ta có một số lượng Luật sư khá nhiều nhưng số người thành công một cách đáng kể trong thế giới chính trị, ngoại giao, thế giới luật pháp Mỹ thì hầu như không có. Trong những lãnh vực khác như tự nhiên học, môi trường, nghệ thuật, xã hội học, chính sách xã hội, nhân chủng, giáo dục, ngôn ngữ, v.v. thì vắng hẳn bóng dáng người Việt Nam. Như vậy thì làm sao chúng ta có được Bill Gates, Alan Greenspan, làm sao có được Jacques Cousteau, Steven Spielberg, làm sao có được John Maynard Keynes, làm sao có được những người trong gia đình Leakeys, làm sao có được Andrew Lloyd Webber...

    Nhìn chung số lượng người Việt hải ngoại có bằng cấp khá cao. Phần lớn mọi gia đình đều có những người học xong Cử nhân. Số lượng Luật sư, Tiến sĩ thì ít hơn, nhưng cũng khá nhiều. Theo thống kê của chính phủ Mỹ thì tính theo tỷ lệ người Việt Nam có bằng cấp đại học cao hơn phần đông những giống dân khác trong cộng đồng các dân tộc ở Mỹ. Mặc dầu vậy, những ngành học của người Việt Nam lại chỉ tập trung nghiêng hẳn về lãnh vực khoa học tự nhiên. Số lượng người có bằng cấp thì nhiều; có thể nói “thành công” ở mức độ nhỏ thì nhiều. Nhưng số người thành công lớn, giữ vai trò quan trọng trong xã hội, công ty, chính phủ, và có ảnh hưởng sâu rộng thì quá ít ỏi (Tôi nghĩ xu hướng tập trung vào khoa học tự nhiên sẽ giảm dần đi theo thời gian, khi thế hệ người Việt Nam thứ hai có cái nhìn rộng hơn và hăng hái tham gia vào xã hội nhiều hơn). Sự thành công của người Việt Nam ở hải ngoại theo tôi thấy thì không lớn trong vài lãnh vực và rất nhỏ bé trong nhiều lãnh vực.

    Viết tới đây tôi lại tự hỏi có lẽ tôi quá nôn nóng không? Chỉ mới thế hệ đầu tiên ở hải ngoại mà thành công ở mức độ và lãnh vực như vậy cũng là điều đáng khâm phục rồi. Mới thế hệ đầu tiên thì cũng khó có những đòi hỏi phải thành công và ảnh hưởng lớn. Tôi nghĩ có lẽ tôi không muốn là một người tự mãn hoặc tự hào quá đáng, và tôi chỉ muốn tìm kiếm một định nghĩa chính xác hơn về chữ “thành công”, và tôi muốn phân biệt “thành công” với “bằng cấp” và “học giỏi”. Ðồng thời tôi cũng muốn đưa vào, và nhấn mạnh, ý tưởng “ảnh hưởng lớn” trong khái niệm của “thành công”.


    Ca ngợi và khuyến khích giáo dục và tinh thần ham học là điều tốt. Nhưng sự ca ngợi và khuyến khích này cũng phải thực tế, rõ ràng, và cho thấy được nhiều khía cạnh của vấn đề học và khả năng con người. Nếu không có một cái nhìn rõ ràng và từ nhiều góc độ thì chúng ta sẽ tự kiêu, tự mãn, tự hào quá đáng, và tự tin sai lạc; và ngạc nhiên, lúng túng khi thực tế không như mong đợi. Hơn nữa, nếu chúng ta ca ngợi quá nhiều về sự “thông minh”, “học giỏi”, hoặc “thành công” mà không thấy rõ được thực tế về giới hạn của sự “thông minh”, “thành công”, và “khả năng” đó thì chúng ta lại mắc phải lỗi lầm tương tự như việc ca ngợi và tự hào “bốn ngàn năm văn hiến”. Chúng ta không nên lập lại lỗi lầm này.
    Last edited by LeKhoi; 11-09-2011 at 11:07 AM. Reason: Thêm thông tin

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 12-09-2014, 09:17 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2011, 10:02 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-04-2011, 12:06 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:26 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh