Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 22
  1. #1
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922

    Trang Hát Nói của Trần Nhất Lang và thân hữu


    Trang Hát Nói của Trần Nhất Lang và thân hữu



  2. #2
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922
    HÁT NÓI

    Trích trong sách “Việt nam Văn Học Sử Yếu” của Dương Quảng Hàm
    N. N sưu tầm

    Hát nói là một trong các lối hát ả-đào hay đào nương-ca. Hát ả - đào gốm những lối ca trù do đào-nương (hoặc cô đào) hát, đối với lối hát trai hay Hà-nam do giáp-công (hoặc kép) hát.
    Hát ả - đào kể có nhiều lối như dâng hương,giáo trống, gửi thư, thét nhạc… Nhưng chỉ có lối hát nói là thông dụng nhất là có văn chương lý-thú nhất.
    Hát nói có thể coi là một biến thể của hai thể lục bát và song thất.

    Đủ khổ, dôi khổ và thiếu khổ,- Mỗi bài hát nói chia làm nhiều đoạn gọi là khổ bài. Mỗi khổ có bốn câu, trừ khổ cuối chỉ có ba câu.


    Theo số khổ, hát nói chia làm ba thể:
    1. Đủ khổ là những bài có ba khổ (khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, khổ xếp 3 câu) cộng là 11 câu. Thế này là chính thức.
    2. Dôi khổ là những bài có hơn ba khổ (khổ dôi ra là khổ giữa).
    3. Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thường là khổ giữa) chỉ có 7 câu.
    Hai thể sau là biến thức.

    I. Đủ khổ
    Các câu trong bài đủ khổ: theo tiếng nhà nghề, 11 câu trong bài đủ khổ có tên riêng là :
    - khổ đầu: hai câu 1 – 2 là lá đầu, hai câu 3 – 4 là xuyên thưa.
    - Khổ giữa: hai câu 5-6 là thơ, hai câu 7-8 là xuyên mau.
    - Khổ xếp: câu 9 là dồn, câu 10 là xếp, câu 11 là keo.

    Số chữ trong câu hát nói: số chữ không nhất định , thường đặt những câu 7,8 chữ, nhưng có khi đặt những câu ngắn hơn chỉ có 4,5 chữ, hoặc dài tới 12,13 chữ.
    Duy có câu cuối bao giờ cũng đặt 6 chữ và hai câu 5-6 đặt thành hai câu thơ thì phải theo thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Nhưng hai câu 5-6 không đặt theo thể thơ và có số chữ so le cũng được. Thí dụ (hai câu 5-6 trong bài Rõ mặt tu mi của Nguyễn Công Trứ):

    Đố kỵ sá chi con tạo
    Nợ tang bồng quyết trả cho xong.

    Cách gieo vần trong bài hát nói:


    Cách gieo vần phải theo các lệ sau này:



    1. Trong bài hát nói, dùng cả hai thứ vần: vầng bằng và vần trắc. Khi nào trong một câu đang vần bằng đổi sang vần trắc hoặc trả lại thế thì vừa có yêu vận và cước vận. những câu ấy là các câu chẵn, trừ câu thứ sáu là câu thơ nên chỉ có cước vận thôi.
    2. Trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối phải dùng tiếng trắc, cước vận của hai câu giữa phải dùng tiếng bằng. còn yêu vận của câu thứ hai thì phải dùng tiếng trắc mà của câu thứ tư thì dùng tiếng bằng để có thể chuyển vần trắc sang vần bằng hoặc vần bằng sang vần trắc được.
    3. yêu vận gieo vào chữ cuối đoạn thứ nhì (về sự chia đoạn, xem rõ mục sau).
    [LEFT]Luật bằng trắc trong các bài hát nói. - Đại khái luật bằng trắc các câu trong mỗi khổ bài hát nói là như sau (những chữ in nghiêng ) không cần theo đúng luật, theo lệ (nhất, tam, ngũ bất luận ):

    Câu thứ nhất : t t b b t t
    Câu thứ nhì : b bt t b b
    Câu thứ ba : b b t t b b
    Câu thứ tu : t t b bt t

    Nên nhớ : Câu đầu và câu cuối theo một luật vì hai câu ấy đều gieo vần trắc, hai câu giữa đều theo một luật vì hai câu ấy đều gieo vần bằng.


    Lời chú

    1. Khổ xếp chỉ có ba câu thì theo luật của ba câu đầu kể trên.
    2. Những câu 5-6 và những câu khác trong bài hát nói, nếu đặt thành câu thơ, thì phi theo đúng luật thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
    3. Những câu 6 chữ theo đúng luật kể trên. Còn những câu dài trên 6 chữ thì đối với việc ứng-dụng luật ấy, phải chia làm ba đoạn con, mỗi đoạn hai chữ, hoặc 3,4 chữ hay dài hon nữa. Trong mỗi đoạn, chỉ kể chữ cuối là phi theo luật bằng trắc, trong chữ trên gác ra ngoài không kể, muốn đặt tiếng gì cũng đuợc.
    4. Những câu 4,5 chữ chỉ chia làm hai đoạn thì đoạn thiếu là đoạn đầu không kể, còn hai đoạn cuối theo đúng luật. Thí dụ câu đầu bài Chơi thuyền Hồ Tây của Nguyễn Khuyến :

    Thuyền lan nhẹ nhẹ
    b b t t
    Câu đầu bài Cái thú say ruợu của Nguyễn Công Trứ (?)

    Say chưa ? Say mới thú
    b b 0 t t

    5. Những câu lấy chữ sẵn không theo đúng luật bằng trắc.
    Thí dụ câu thứ hai của khổ xếp trong bài này Mộng sự với chân thân của Cao Bá Quát (?):
    Quân bất kiến Hoàng-hà chi thủy thiên thuợng lai.
    ( câu này là câu lấy chữ sẵn ở trong bài Tuong tiến tửu của Lý Bạch ).


    Lời chú-
    Lệ gieo vần và luật bằng trắc tuy như đả kể trên, nhưng đôi khi nhà văn không làm theo đúng hẳn cũng đuợc, miễn là câu đăt có thể hát đuợc lưu loát thì thôi..


    Một bài hát nói có đủ khuôn khổ làm mẫu :

    Nợ nam nhi của Nguyễn Công Trứ (0= chữ gác ra ngoài luật, b = bằng; t = trắc; yv = yêu -vận; cv = cuớc-vận; (hết một đoạn)

    I :Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái.
    B b t t b b t (cv) ( theo luật thơ)

    II : Cái công danh là cái nợ nần.
    0 b b t t (yv) b b

    III : Nặng nề thay hai chữ “quân thân” !
    0 b b t t b b (cv)

    IV : Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ.
    0 t t b b (yv) 0 t t (cv)

    V : Cũng rắp điền viên vui tuế nguyệt.
    T t b b b t t (cv)

    VI : Trót đem thân- thế hẹn tang bồng.
    B b t t t b b (cv)

    VII : Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung.
    0 t b t t b b (cv)

    VIII : Hết hai chữ “trinh trung” báo quốc,
    0 t t b b t t (cv)

    IX : Nghiêng mình những vì dân vì nuớc,
    0 t t b b t t (cv)

    X : Túi kinh luân từ truớc để về sau,
    0 b b t t (yv) 0 b b (cv)

    XI : Nghìn thu một tiếng : công hầu.
    B b t t b b (cv)

    II DÔI KHỔ

    Cách làm bài hát nói dôi khổ. - Trong những bài dôi khổ, khổ đầu, vẫn ở trên, khổ xếp vẫn ở duới, còn khổ giữa thì làm dôi ra thành hai ba khổ hoặc nhiều hon nữa tùy ý. Trong những khổ dôi ra, số câu, số chữ, cách gieo vần và luật bằng trắc cung theo như các khổ chính. Thí dụ phong cảnh Huong son của Mạnh Chu Trinh ( xem phần thứ nhì, bài số 133).

    III_ THIẾU KHỔ
    Những bài khổ thiếu - một đôi khi bài hát nói thiếu hẳn đi một khổ, thuờng là khổ giữa, chỉ còn lại có 7 câu.
    Thí dụ :

    Tiễn biệt

    Ngán cho nỗi xoay vần thế cục
    Sum-họp này chả bõ lúc phân ly,
    Hỡi ông tơ ! Độc địa làm chi!
    Bắt kẻ ở người đi mà nỡ được!
    Thôi đã chót cùng nhau nguyện-ước,
    Duyên đôi ta chả trước thì sau.
    Yêu nhau nhớ lấy lời nhau.

    CUNG THÚC THIỀM


    IV-MƯỠU

    Định nghĩa : Mưỡu là những câu làm theo thể loại lục bát đi kèm với hát nói, hoặc ở trên (mưỡu đầu), hoặc ở dưới (mưỡu hậu).
    Không phải bài hát nói nào cũng có mưỡu; có nhiều bài không có. Lại có bài chỉ có mưỡu đầu hoặc mưỡu cuối; có bài có cả mưỡu đầu và mưỡu cuối.

    Mưỡu đầu :

    Mưỡu đầu có thể có một cặp câu lục bát (mưỡu đơn)hoặc hai cặp câu lục bát (mưỡu kép).
    Những câu mưỡu đầu bao giờ cũng đặt trùm lên bài hát nói. Câu mưỡu cuối không phải hiệp vần với câu đầu bài hát nói. Thí dụ :


    Đồng Tiền

    Mưỡu ( đơn)

    Hôi tanh chẳng thú vị gì,
    Thế mà ai cũng kẻ vì, người yêu.

    Nói:

    Tạo-vật bất thị vô để sự,
    Bòn chài ra một thứ quấy chơi.
    Đủ vuông tròn tuợng Đất, tuợng Trời.
    Khẳm họa, phúc, nguy, yên, tử, hoạt.
    Chốn kim-môn noi tử-thát
    Mặc phao tuồng không kẻ phòng nhàn.
    Đương om-sòm chớp giật, sấm ran
    Nghe xốc xách, lại gió hòa mua ngọt.
    Kẻ tài-bộ đa vào phương vận đạt,
    Không ngươi, cùng ải với cỏ cây
    Nguời yêm yêm đành một phận trầm mai
    Có gã, lại trổ ra sừng gạc.
    Dốc đáy túi, mặt Nguyễn lang ngơ-ngác,
    Trổng đầu giuờng, gan tráng-si-làu-bàu.
    Để đoàn ấm-á càu-nhàu,
    Khiến lu tài-danh vơ-vẩn.
    Khả quái tầm thuờng “a đổ vật”
    Khuớc giao đáo để đại thần linh.
    Đương đồ ai chẳng chuộng gia Huynh,
    Thù thế, kể lấy làm đệ nhất,
    Tiếng xỏng-xảnh đầy trong trời đất,
    Thần cũng thông, huống nữa là ai?
    Long đồ nghĩ cũng nực cuời.

    NGUYỄN CÔNG TRỨ


    Hồ Hoàn Kiếm

    Muỡu (kép )

    Lênh-đênh duới nuớc trên trời,
    Quanh thuyền trăng gió một vài ông thơ.
    Bút nghiên để sẵn bao giờ,
    Đề câu tuyệt-diệu còn nhờ tay ai?

    Nói:

    Thu phong thu nguyệt.
    Cảnh Kiếm-hồ bao xiết vẻ phong-quang,
    Soi biết bao lợi-tẩu danh-truờng,
    Kìa vân-cẩu mảnh guong còn mãi đó
    Nước biếc khôn tìm gương Thái-tổ
    Đá xanh hầu mốc chữ Phuong-đinh.
    Chẳng quản chi nguời chi nhục, kẻ chi vinh,
    Lấy sơn thủy hữu tình làm khế hữu.
    Khi bình hoa,khi đối tửu,
    Kho trời chung phong nguyệt của riêng ta:
    Chơi đi kẻo nữa mà già.

    HOÀNG CẢNH TUÂN


    Muỡu hậu - Muỡu hậu bao giờ cũng là muỡu đơn. Muỡu hậu thuờng đặt ở câu xếp và câu keo; nhưng cung có khi đặt ở duới câu keo, nghia là đặt hẳn xuống cuối câu bài hát nói. Nếu hai câu muỡu hậu đặt xen vào giữa câu xếp và câu keo, thì câu lục phải ăn vần với câu xếp ở trên ở câu bát phải buông vần với câu keo ở duới bắt vào. Thí :Cầm kì thi tửu của Nguyễn Công Trứ (xem phần thứ nhì, bài thứ 102)
    Một số bài Nói có thể vừa có muỡu đầu vừa có muỡu hậu. Thí dụ :


    Vịnh Tiền Xích Bích

    Gió trăng chứa một thuyền đầy,
    Của kho vô tận biết ngày nào vơi.
    Ông Tô-tử qua choi xích-bích,
    Một con thuyền với một túi thơ.
    Gió hiu-hiu mặt nuớc nhu tờ,
    Trăng chênh-chếch đầu non mới ló.
    Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch-lộ,
    Buông chèo hoa len-lỏi chốn sơn-cương.
    Ca rằng:
    Quế chạo hề lan tương,
    Kích không minh hề tố lưu quang.
    Diểu-diểu hề du hoài,
    Vọng mi-nhân hề thiên nhất phương.
    Nguời ỷ-a réo-rắt, khúc cung thương.
    Tiếng kêu lẫn tiếng ca vang đáy nuớc.
    Sực nhớ kẻ quay ngọn giáo vịnh câu thơ thuở truớc,

    Nghi sự đời nên cảm nỗi phù-du.
    Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn.
    Còn trời, còn nuớc, còn non.

    NGUYỄN CÔNG TRỨ

    CÁC TÁC PHẨM KÊ CỨU

    1.) Phan Kế Bính, Việt hán văn khảo (sách đa kể truớc)
    2.) Uu-thiên Bùi-Kỉ, Quốc văn cụ thể: Tân Việt Nam thư-xã Hà Nội
    3.) Đông Châu, Cổ-súy nguyên-âm, cuốn thứ nhì (sách đa kể truớc)
    4.) Ôn-như Nguyễn Văn Ngọc, Đào- nương ca, tập I, Hát nói và hát muỡu. Việt văn thư-xã, Vĩnh-hưng-long thư quán Hà Nội.
    5.) Phạm Văn Duyệt, Hát ả đao, quyển thứ nhất. Imp. Du Trung- Bắc tân- văn Hà-nội
    6.) Hoàng- tăng- Bý, Văn ca trích cẩm 200 bài hát ả đao, Tân-dân thư-quán Hà- nội.
    7.) Phạm Quỳnh, Văn chuong trong hát ả đao, P.N.t.XII số 69 tr.171-188



    ____________________________


    DU XUÂN

    MƯỠU

    Du xuân ngày rộng tháng dài
    Muôn hồng ngàn tía biết ai bạn giờ ?
    Mận hỏi thì Đào xin thưa
    Trách người không đến hững hờ hoa xuân .


    NÓI

    Ngày xuân đẹp thảnh thơi du ngoạn
    Lắm hoa xinh muôn vạn tía hồng
    Đang cợt đùa chờ đón gió đông
    Thơ với rượu, vẳng bên sông én gọi .

    Thi sĩ gieo vần tìm ý mới
    Giai nhân dạo gót ngắm trời xanh
    Dù là ai, dân giả hay bậc công, khanh
    Cũng sắm sửa hội đạp thanh nô nức
    Xuân chín chục thiều quang đưa bóng ác
    Đôi chim oanh ríu rít hót trên cành
    Vui xuân tơ liễu còn xanh !

    Trần Nhất Lang
    Last edited by Thùy Linh; 12-08-2011 at 04:06 PM.

  3. #3
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922
    Thùy Linh đã xin và được phép của Đại Thi huynh Trần Nhất Lang đem thơ qua Đặc Trưng



    CẢNH ĐÀN NHẠN BAY XUỐNG BÃI CÁT . (1)



    MƯỠU

    Kìa đâu cát phẳng một doi
    Mấy chòm cỏ lục, loi thoi trận nhàn
    (Hoa Tiên Truyện)


    NÓI

    Ngàn Tương cát phẳng
    Trên không kìa đàn nhạn đưa thoi
    Lớp theo đàn, lớp chậm cánh lẻ loi
    Thủy triều xuống nhạn từng đôi về bãi trú .
    Vàng lập ruộng thu ăn dễ đủ
    Tuyết in bãi trảy chẹn thưa rồi (2)
    Cảnh thanh nhàn chim nhạn đậu bên doi
    Trên dòng nước bóng chiều rơi thấp thoáng .
    Mộng hương quan mơ màng khói sóng (3)
    Thương cho người lẻ bóng đèn chong
    Nõi lòng ai biết hay không ?


    (1) Phỏng theo ý thơ bài Bình Sa Lạc Nhạn,
    một trong 8 bài Bát Cảnh Tiêu Tương
    của danh sĩ nước ta Lương Nhữ Hộc
    vịnh 8 bức họa của Tống Địch, Trung Hoa .

    (2) Hai câu 5 & 6 lấy nguyên văn bài nguyên tác
    Bình Sa Lạc Nhạn .
    Trảy là lúa điêu cô, chim nhạn rất thích ăn .
    Chẹn là ngăn cản .
    (3) Hương quan là cái cổng làng, thôn . Câu này ý nói
    nhìn khói sóng trên sông mà nhớ tới quê hương .
    Mượn ý hai câu cuối bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu :
    "Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu "
    Tản Đà dịch thơ :
    "Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trên sông khói sóng thêm buồn lòng ai ."


    Trần Nhất Lang
    Last edited by Thùy Linh; 12-08-2011 at 04:21 PM.

  4. #4
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922

    CẢNH CHỢ CHIỀU Ở CHÂN NÚI . (1)

    MƯỠU

    Kìa đâu mây tạnh chân ngàn
    Lưng đèo xơ xác, họp tan chợ chiều .

    (Hoa Tiên Truyện)


    NÓI

    Tám bức bình phong non mở
    Cảnh hoàng hôn chân núi chợ họp bầy
    Dẫy lá xanh, ánh vàng chiếu trên cây
    Rượu lưu khách, người về cá dây liễu xỏ .
    Điếm nọ cờ còn trương gió
    Lều kia rèm đã cuốn mây (2)
    Vẳng trên sông điệu sáo khúc Lạc Mai (3)
    Người cỡi hạc đã bay về núi thẳm .
    Trên sườn núi bóng chiều bảng lảng
    Chốn quê nhà vầng trăng sáng còn không ?
    Trăng chia hai mảnh nhớ mong ! (4)


    (1) Đây là bài Sơn Thị Tình Lam, là bài thứ hai của
    Bát Cảnh Tiêu Tương cùng một tác giả Lương Nhữ Hộc .
    Thiết tưởng chúng ta cũng nên biết đôi nét về Tiêu Tương .
    Tiêu Tương là chỗ sông Tiêu và sông Tương hiệp lại trong
    tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa . Sông Tương phát nguyên từ
    Dương Hải Sơn (Quảng Tây) chảy qua Hồ Nam, Trường Sa,
    vào hồ Động Đình. Nơi này có nhiều cảnh đẹp,
    nhà danh họa Tống Địch đã ghi lại những cảnh này trên
    tám bức họa nổi tiếng, được nhiều danh sĩ làm thơ vịnh .

    Vua Thuấn di giá đi tuần thú xứ Thương Ngô và mất ở đó .
    Hai bà vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm vua Thuấn đến
    bờ sông Tiêu Tương, cả hai ngồi bên bờ sông mà khóc,
    nước mắt vấy vào những cành trúc . Về sau trúc mọc ở
    bờ sông Tương đều lấm chấm trông như đồi mồi .
    Người ta gọi là Tương phi trúc, hay dùng làm mành cửa .
    Trong Truyện Kiều có câu :

    "Mành Tương lất phất gió đàn
    Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình".

    Và chữ giọt Tương chỉ nước mắt cũng ở điển này mà ra .

    (2) Hai câu này trích nguyên văn của nguyên tác .Đây là
    loại thơ Thất Ngôn Bát Cú cổ thể, thường có hai
    câu 6 chữ ở cặp Trạng hay cặp Luận .
    Trong cuốn Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập chúng ta thường
    thấy những bài thơ viết theo cách này .

    (3) Lạc Mai Hoa là tên một khúc sáo rất thê lương khiến
    người nghe phải chạnh nhớ tới quê hương mình .

    (4) Điển này thì dễ rồi . Trong Tuyện Kiều có câu :
    "Vầng trăng ai xẻ làm đôi
    Nửa in gối chiếc, nửa soi dậm trường".


    Trần Nhất Lang

    __________

    CÁNH BUỒM VỀ TỪ NƠI XA (1)

    MƯỠU

    Kìa đâu cuối phố quạnh hiu
    Chân trời thấp thoáng con chèo về khơi .
    (Hoa Tiên Truyện)


    NÓI

    Bến liễu thuyền san sát
    Buồm xa về lớp lớp đậu bên doi
    Giây lèo căng thuận gió phương trời
    Xuyên cánh mây vượt trùng khơi sóng rẽ .
    Thuyền tách thinh thinh chèo nhẹ nhẹ
    Khói tan thức thức lục ơi ời (2)
    Sông Ngô, bể Sở từng đến thăm chơi
    Bút Ma Cật đố vẽ vời nên bức họa (3)
    Phong cảnh ấy tay thợ trời điểm hóa
    Sông nước, thuyền mây đã gom cả vào đây
    Càng nhìn mà dạ thêm say !

    (1) Đây là bài Viễn Phố Quy Phàm, là bài thứ ba
    trong Bát Cảnh Tiêu Tương của Lương Nhữ Hộc .
    Viễn Phố : Là nơi bán hàng xa . Còn có nghĩa là nơi ở xa .
    Thơ Bà Huyện Thanh Quan có câu :
    Gác mái, ngư ông về viễn phố
    Gõ sừng, mục tử lại cô thôn .

    (2) Hai câu 5&6 lấy trong bài nguyên tác .
    Tách : Là tách bến . Rời bến .
    Thinh thinh : Như thênh thênh, có nghĩa là rộng rãi .
    Còn có nghĩa là rất nhẹ .
    Thức thức : Là thứ này thứ khác . Nhiều thứ .
    Trong Truyện Kiều có câu :
    "Thời trân thức thức sẵn bầy
    Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường".
    Lục : Mầu xanh lá cây . Ý nói sau khi khói tan,
    phong cảnh hiện ra với bao nhiều cây cối xanh tươi
    cùng với mầu xanh của vòm trời, khiến ta liên tưởng
    tới câu thơ cổ : "Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc."
    Dòng nước thu và bầu trời (dài) cùng chung một mầu .
    Tố Như tiên sinh có câu tả cảnh rất hay, có lẽ phần
    nào ảnh hưởng câu thơ cổ này :
    "Lung linh đáy nước in trời
    Thành xây khói biếc, non phơi ánh vàng."

    (3) Ma Cật . Vương Duy tự là Ma Cật, đời Đường .
    Năm 21 tuổi thi đậu tiến sĩ, ra làm quan .
    Ông sớm từ quan về ở ẩn ở núi Chung Nam .
    Ngoài tài thơ ra, Vương Duy còn sành âm nhạc,
    giỏi thư pháp và hội họa . Tranh sơn thủy của ông
    mở đầu cho lối họa Nam tông .
    Vương Duy có địa vị cao trong Nam phái Thiền tông .
    Người đời gọi ông là Thi Phật .

    Trần Nhất Lang


  5. #5
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922

    BÓNG CHIỀU Ở XÓM CHÀI (1)


    MƯỠU



    Kìa đâu thuyền bến nơi doi
    Ngư thôn mấy nóc bóng trời tà dương .
    (Hoa Tiên Truyện)



    NÓI


    Bên sông nhà chục mái
    Ráng chiều rơi hồng trải thôn trang
    Dẫy núi tây non nhuộm ánh vàng
    Thuyền đậu sát chan chan bến lặng .
    Pha khói chim về cây điểm phấn
    Quáng vòng cá hớp nước tuôn la (2)
    Kìa thuyền ai chèo lan vẫy xa xa
    Người đội nguyệt cất tiếng ca bay theo gió .
    Thương Lang hề một bài thơ cổ (3)
    Thương Lang hề nước vỗ trăng treo
    Thơ rằng :
    "Sông Thương nước chảy trong veo
    Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta .
    Sông Thương nước đ ục chảy ra
    Thì ta lội xuống để mà rửa chân." (4)


    (1) Đây là bài thứ tư, tức là Ngư Thôn
    Tịch Chiếu của Lương Nhữ Hộc .
    (2) Hai câu 5&6 mượn nguyên văn trong bài nguyên tác .
    (3) (4) Thương Lang là tên một phần sông Hán .
    Do chữ lấy trong thơ : "Thương Lang chi thủy thanh hề,
    khả dĩ trạc ngã anh; Thương Lang chi thủy trọc hề,
    khả dĩ trạc ngã túc ."
    Nghĩa bóng ý nói : "Thời thái bình ra gánh vác việc đời,
    Thời loạn lạc lui về ở ẩn ."
    Phần dịch thơ của cổ nhân ở ghi chú (4) .
    Tác giả mượn làm Mưỡu Hậu Kép để
    kết bài Hát Nói .


    [/COLOR]Trần Nhất Lang
    Thu Apr 01 2010


  6. #6
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922
    CẢNH ĐÀN NHẠN BAY XUỐNG BÃI CÁT . (1)

    MƯỠU

    Kìa đâu cát phẳng một doi
    Mấy chòm cỏ lục, loi thoi trận nhàn
    (Hoa Tiên Truyện)


    NÓI

    Ngàn Tương cát phẳng
    Trên không kìa đàn nhạn đưa thoi
    Lớp theo đàn, lớp chậm cánh lẻ loi
    Thủy triều xuống nhạn từng đôi về bãi trú .
    Vàng lập ruộng thu ăn dễ đủ
    Tuyết in bãi trảy chẹn thưa rồi (2)
    Cảnh thanh nhàn chim nhạn đậu bên doi
    Trên dòng nước bóng chiều rơi thấp thoáng .
    Mộng hương quan mơ màng khói sóng (3)
    Thương cho người lẻ bóng đèn chong
    Nõi lòng ai biết hay không ?


    (1) Phỏng theo ý thơ bài Bình Sa Lạc Nhạn,
    một trong 8 bài Bát Cảnh Tiêu Tương
    của danh sĩ nước ta Lương Nhữ Hộc
    vịnh 8 bức họa của Tống Địch, Trung Hoa .

    (2) Hai câu 5 & 6 lấy nguyên văn bài nguyên tác
    Bình Sa Lạc Nhạn .
    Trảy là lúa điêu cô, chim nhạn rất thích ăn .
    Chẹn là ngăn cản .
    (3) Hương quan là cái cổng làng, thôn . Câu này ý nói
    nhìn khói sóng trên sông mà nhớ tới quê hương .
    Mượn ý hai câu cuối bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu :
    "Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu "
    Tản Đà dịch thơ :
    "Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trên sông khói sóng thêm buồn lòng ai ."


    Trần Nhất Lang
    Thu Mar 25, 2010


    [/CENTER]
    Last edited by Thùy Linh; 04-01-2021 at 06:28 AM.

  7. #7
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922
    BÓNG CHIỀU Ở XÓM CHÀI (1)


    MƯỠU


    Kìa đâu thuyền bến nơi doi
    Ngư thôn mấy nóc bóng trời tà dương .
    (Hoa Tiên Truyện)


    NÓI


    Bên sông nhà chục mái
    Ráng chiều rơi hồng trải thôn trang
    Dẫy núi tây non nhuộm ánh vàng
    Thuyền đậu sát chan chan bến lặng .
    Pha khói chim về cây điểm phấn
    Quáng vòng cá hớp nước tuôn la (2)
    Kìa thuyền ai chèo lan vẫy xa xa
    Người đội nguyệt cất tiếng ca bay theo gió .
    Thương Lang hề một bài thơ cổ (3)
    Thương Lang hề nước vỗ trăng treo
    Thơ rằng :
    "Sông Thương nước chảy trong veo
    Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta .
    Sông Thương nước đ ục chảy ra
    Thì ta lội xuống để mà rửa chân." (4)


    (1) Đây là bài thứ tư, tức là Ngư Thôn
    Tịch Chiếu của Lương Nhữ Hộc .
    (2) Hai câu 5&6 mượn nguyên văn trong bài nguyên tác .
    (3) (4) Thương Lang là tên một phần sông Hán .
    Do chữ lấy trong thơ : "Thương Lang chi thủy thanh hề,
    khả dĩ trạc ngã anh; Thương Lang chi thủy trọc hề,
    khả dĩ trạc ngã túc ."
    Nghĩa bóng ý nói : "Thời thái bình ra gánh vác việc đời,
    Thời loạn lạc lui về ở ẩn ."
    Phần dịch thơ của cổ nhân ở ghi chú (4) .
    Tác giả mượn làm Mưỡu Hậu Kép để
    kết bài Hát Nói .


    Trần Nhất Lang
    Thu Apr 01, 2010

    -------------------------




    ]TIẾNG CHUÔNG CHÙA VĂNG VẲNG TRÊN NÚI (1)

    MƯỠU

    Kìa đâu nghi ngút khói sương
    Chầy khuya mấy tiếng chuông vang mái chùa .
    (Hoa Tiên Truyện)


    NÓI

    Đầu non sương khói
    Tiếng chuông đâu ban tối tỏ cơ Thiền
    Chùa núi cao như một thế giới riêng
    Chuông văng vẳng tới khách thuyền bến trước .
    Ngảnh mặt xem ngờ những nước
    Nghiêng tai mảng mới hay chiền (2)
    Giật mình tỉnh giấc cô miên
    Khách tang hải nợ trần duyên chưa dứt .
    Chuông thanh thoát xua tan niềm tục
    Cửa Từ Bi công đức cao sâu
    Không Môn càng tỏ pháp mầu .

    (1) Đây là bài thứ năm, Yên Tự Vãn Chung của
    Lương Như Hộc vịnh Bát Cảnh Tiêu Tương .
    (2) Câu 5&6 trích trong bài nguyên tác .
    Chiền : Là chùa .

    Đọc đến đây chúng ta không thể nào không
    liên tưởng tới bài Tứ Tuyệt nổi tiếng của Trương Kế, đời Đường .
    Đó là bài Phong Kiều Dạ Bạc.

    Truyện kể lại rằng : Một đêm kia,
    một bài thơ Tứ Tuyệt tình cờ được làm ra do
    hai thầy trò nhà sư chùa Hàn San, hai câu trên
    là của vị tăng, hai câu dưới là của chú tiểu .

    Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
    Bán tự ngân câu bán tự cung
    Thùy bả kim hoàn phân lưỡng đoạn
    Bán trầm thủy để bán phù không .

    Dịch thơ :

    Mồng ba, mồng bốn trăng mờ
    Nửa dường móc bạc, nửa như cung trời .
    Ai đem vòng ngọc chia hai
    Nửa in đáy nước, nửa cài tầng không .

    Tiếng chuông chùa do nhà sư đánh lên
    lúc nửa đêm để cảm tạ Phật tổ về sự
    hoàn thành bài thơ trên, đã vẳng đến
    bến sông gần đó, khiến cho thi sĩ Trương
    Kế làm nên câu cuối của bài thơ tuyệt diệu
    "Phong Kiều Dạ Bạc".

    PHONG KIỀU DẠ BẠC

    Trương Kế

    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên .
    Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền .

    Phong Kiều : Ở ngoài cửa Xương Môn,
    thị trấn Tô Châu, tỉnh Giang Tô .
    Cô Tô : Thị trấn Tô Châu ngày nay .
    Hàn San tự : Ở phía tây Phong Kiều .
    Đời Đường, hai nhà sư Hàn San và Thập Đắc
    trụ trì tại đây, nên chùa có tên là Hàn San .

    Dịch thơ :

    Ban Đêm Thuyền Đậu
    Bến Phong Kiều

    Quạ kêu, trăng lặn sương trời
    Buồn hiu giấc ngủ lửa chài, bến phong .
    Đêm Cô Tô vẳng tiếng chuông
    Chùa Hàn San đến thuyền sông Phong Kiều .
    Trần Trọng San dịch .

    Tản Đà dịch :

    Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
    Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ .
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San .

    (Trích từ Thơ Đường của Trần Trọng San) .

    Last edited by Thùy Linh; 05-10-2013 at 06:26 AM.

  8. #8
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922


    MƯA ĐÊM TRÊN SÔNG TIÊU TƯƠNG (1)

    MƯỠU

    Kìa đâu lệ trúc nhuộm thâu
    Tiêu Tương rả rích mưa mau canh chầy .
    (Hoa Tiên Truyện)


    NÓI

    Mưa đêm rả rích
    Suốt canh thâu tí tách giọt thu
    Dải Tiêu Tương khóm lệ trúc âm u
    Tiếng nhặt thưa nhu ru, không chợp mắt .
    Đầy vơi lòng khách mưa không dứt
    Lai láng hồn thơ hứng có thừa (2)
    Sớm mai dậy xem rồng đã mọc cháu chưa ? (3)
    Cảnh ngoạn mục lạ hơn xưa biết mấy !
    Người tài tử bút thần say vẽ lấy
    Tranh Tiêu Tương Dạ Vũ còn đấy ngàn sau
    Giọt tuôn lệ trúc mưa mau !

    (1) Đây là bài Tiêu Tương Dạ Vũ, bài thứ tám
    của Lương Nhữ Hộc vịnh Bát Cảnh Tiêu Tương .
    Và cũng để chấm dứt loạt bài này .
    (2) Phóng tác theo hai câu 5&6 của nguyên tác .
    (3) Do chữ Long Tôn tức là mục măng, cũng là
    tên một thứ trúc ở Thần Châu mọc trong hang núi,
    nhỏ như cây trâm .
    Chữ lấy trong câu :
    "Nhất dạ tứ sơn lôi vũ khởi
    Mãn sơn vô số trường long tôn".
    Dịch thơ :
    Một đêm mưa gió bốn bề
    Đầy non vô số măng tre mọc dài .

    Trần Nhất Lang
    Sun Mar 21, 2010

    ----------------------------


    TIẾNG VẠC ĐÊM SƯƠNG


    MƯỠU

    Vẳng nghe tiếng vạc kêu sương
    Bể dâu mấy độ tang thương mấy lần .


    NÓI

    Mù sương phố núi
    Một người xưa đi dưới bóng chiều rơi
    Mười lăm năm bao vật đổi sao dời
    Nghe đâu đó tiếng vạc Hời kêu đêm vắng .
    Đời vương mộng áo xanh mây trắng
    Thơ đọng sầu dòng thắm gối khuya
    Dấu ruộng dâu biển cả hãy còn kia
    Tranh vân cẩu vẫn hiện về theo mây xám .
    Giấc mộng lớn một mầu ảm đạm (**)
    Chưa suy tàn ai dám nói bền lâu
    Cổ kim mấy bãi nương dâu !

    Năm 1990 tác giả lên thăm thành phố Đà Lạt .

    (**) Phỏng theo ý thơ của Lý Bạch trong bài
    Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí .

    "Xử thế nhược đại mộng"

    Dịch nghĩa : Cuộc đời giống như giấc mộng lớn .


    Trần Nhất Lang
    Sun Mar 21, 2010
    Last edited by Thùy Linh; 05-10-2013 at 06:39 AM.

  9. #9
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922
    THĂM GIẾNG NGỌC TRÊN NÚI .

    MƯỠU

    Nhớ xưa thăm giếng trên đèo
    Rừng hoa chim hót, thác gieo tiếng đàn .


    NÓI


    Rủ nhau thăm Giếng Núi
    Một đoàn người dắt díu nối đuôi leo
    Thăm giếng Ngọc xa mãi tận đỉnh đèo
    Xe giây cáp cheo leo qua núi lửa .
    Đáy giếng lung linh trời lật ngửa
    Cỏ rêu lún phún nước trong veo
    Qua đồi hoa chim hót gió ngàn reo
    Đường khúc khuỷu giọt sương gieo cành liễu .
    Nào thi sĩ, giai nhân yểu điệu
    Nắng hồng lên rọi chiếu bước cầu treo
    Mải vui dốc mấy cũng trèo .

    Trần Nhất Lang
    Sat Mar 13, 2010




    -----------



    NGƯỜI VỀ KẺ Ở

    MƯỠU

    Người ơi, người ở đừng về
    Để cho nguyệt gác hoa lê tủi hờn
    Tương tư chết nửa tâm hồn
    Môi son phai nhạt, lệ tuôn má đào .


    NÓI

    Người về, kẻ ở
    Suốt năm canh cứ nhớ nhớ, thương thương
    Buổi hôm nao chia chén rượu đêm trường
    Giục tiếng trống bên tường, gà báo gọi .
    Bứt rứt nhẽ trăm tơ ngàn mối
    Băn khoăn lời một chốn hai nơi
    Trót đa mang tiếng hát giọng cười
    Một ngày nên nghĩa cũng là người tri kỷ .
    Không nỡ bước phút phân kỳ buồn tẻ
    Tiễn người đi mà giòng lệ đầy vơi
    Tương tư gánh nặng chàng ơi !


    Trần Nhất Lang
    Sat Mar 13, 2010

  10. #10
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,922

    NGỒI TỰA SONG ĐÀO


    MƯỠU

    Ngồi rằng ngồi tựa song đào
    Hỏi người tri kỷ ra vào có thấy vấn vương ?
    Gió lạnh suốt đêm canh trường
    Nửa chăn nửa chiếu nửa giường để đó đợi ai !
    (Quan Họ Bắc Ninh )


    NÓI

    Song đào ngồi tựa
    Đếm sao khuya mà nhớ thương nhau
    Buổi chia tay em nghiêng nón bên cầu
    Chàng đi mãi, thiếp ôm sầu gối chiếc .
    Xuân trước ngõ hoa đào sắc biếc
    Sầu trong tim má thắm mầu phai
    Đường hoa xưa thơ thẩn em dạo gót hài
    Đôi tay em ngắt nhụy bông nhài mà nhớ chàng da diết
    Tiếng gà gáy đâu đây nơi điếm Nguyệt
    Dấu giầy ai in tuyết ván cầu Sương (**)
    Cô đơn gió lạnh đêm trường .


    Chú thích : (**) Thoát ý ở hai câu thơ cổ :
    "Kê thanh mao điếm nguyệt,
    Nhân tích bản kiều sương".
    Dịch nghĩa :
    Tiếng gà gáy nơi điếm cỏ dưới trăng,
    Vết chân người in trên cầu ván có sương ướt .

    Trong Truyện Kiều có câu :
    "Tiếng gà điếm Nguyệt, dấu giầy cầu Sương".

    Ở đây tác giả mượn ý hai câu thơ cổ này
    để tô đậm thêm cảnh quạnh hiu, thanh vắng
    trong đêm trường .

    Trần Nhất Lang


    _________o0o__________


    LÝ RĂNG ĐEN

    MƯỠU

    Răng đen ai nhuộm cho mình
    Cho duyên mình đẹp cho tình anh say .

    Ca Dao


    NÓI

    Hỡi người gánh nước
    Yếm thắm, răng đen bước gió bay
    Tà trong quấn quít vạt bên ngoài
    Hãy dừng chân lại, anh gánh thay chốc lát .
    Mây biếc trên đê lùa mái tóc
    Khăn điều dưới bến vắt bờ vai
    Đó về ngoảnh mặt lại đây
    Để anh ngó chút vơi đầy thương nhớ .
    Sông nước câu thề trăng vẫn đó
    Sao ta còn cách trở đôi nơi
    Yêu nhau xin giữ lấy lời .


    Trần Nhất Lang
    Fri Mar 19, 2010
    Last edited by Thùy Linh; 05-10-2013 at 06:50 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Nhất Việt Nam
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 6
    Last Post: 04-13-2012, 12:56 PM
  2. Chuyến Bay May Mắn Nhất ...
    By LeThu in forum Du Lịch
    Replies: 0
    Last Post: 11-26-2011, 06:57 PM
  3. Trút cơn thịnh nộ (Trần Yên Hạ)
    By Ba Ếch in forum Gia Đình
    Replies: 3
    Last Post: 10-12-2011, 07:24 PM
  4. Lang vườn
    By July in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 0
    Last Post: 10-03-2011, 12:07 PM
  5. Lang Thang ...
    By nhunguyen in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 10-01-2011, 05:38 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:55 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh