Register
Results 1 to 2 of 2
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Triệt: Facebook helped bring free speech to Vietnam. Now it’s helping stifle it



    Facebook helped bring free speech to Vietnam. Now it’s helping stifle it.

    By Rebecca Tan
    June 19, 2023 at 2:00 a.m. EDT




    Rebecca Tan
    Singapore
    Southeast Asia bureau chief



    Rebecca Tan is the Southeast Asia Bureau Chief for the Washington Post. She was previously a reporter on the Local desk, covering government in D.C. and Maryland. She was part of the team that won the 2022 Pulitzer Prize in public service for coverage of the Jan. 6 attack on the U.S. Capitol.






    Vietnamese commuters on their smartphones at a bus stop in Hanoi on June 11, 2019. (Manan Vatsyayana/AFP/Getty Images)

    HANOI — When Facebook took off in Vietnam about a decade ago, it was like a “revolution,” said two of the company’s early employees in Asia. For the first time, people across the country could communicate directly about current affairs. Users posted about police abuse and government waste, poking holes in the propaganda of the ruling Communist Party. “It felt like a liberation,” said one of the Facebook employees, “and we were part of it.”

    But as Facebook’s popularity exploded in Vietnam, soon making this country the company’s seventh largest market worldwide, the government increasingly demanded greater restrictions.

    Since then, the social media giant Meta, which owns Facebook, has been making repeated concessions to Vietnam’s authoritarian government, routinely censoring dissent and allowing those seen as threats by the government to be forced off the platform, according to four former Meta employees, human rights groups, industry observers and lobbyists.

    Meta has adopted an internal list of Vietnamese Communist Party officials who should not be criticized on Facebook, said two former employees in Asia, who, like the others, spoke on the condition of anonymity to avoid retribution. This list, which is kept private even within the company and has not been publicly reported on before, is included in guidelines used in controlling online content and was shaped in large part by Vietnamese authorities, the former employees said. They said such a list of names is unique to Vietnam in East Asia.

    Now, the government is pushing for even more severe restrictions. Meta is preparing to tighten content controls further after being told by officials in recent months that it would otherwise have to store data on servers inside Vietnam, raising alarms about privacy and information security, according to people with knowledge of the company’s internal discussions.

    Meta executives did not respond directly to questions about censorship, the silencing of users or the list of Communist Party officials. In a statement, Rafael Frankel, Meta’s director for public policy in Southeast Asia, said the company is proud of its investments in Vietnam. “Our focus,” he said, “is ensuring as many Vietnamese people as possible are able to use our platform to build community and express themselves.”

    The company is not unique in removing sensitive content in Vietnam. Since 2019, Google, which owns YouTube, has received more than 2,000 government requests to take down content in Vietnam and has complied with the vast majority of them, according to company data. TikTok says it removed or restricted more than 300 posts in the country last year for violating local law. Both companies said they value free expression.

    But, for many in Vietnam, Facebook is synonymous with the internet. More than 70 percent of the Vietnam’s 97 million people use Facebook to share content, operate businesses and send messages, government data shows. The platform has more users than any other social networking app and dominates digital ad spending, according to the Vietnam E-Commerce Association.

    And although governments around the world can ask Facebook to take down content, the concessions that Meta has made to preserve its access in Vietnam — the world’s 15th-most-populous country — go well beyond those it has made anywhere else in East Asia, according to consultants and former employees. (Facebook does not operate in China.)

    Tran Duy Dong, Vietnam’s vice minister of planning and investment, said in an interview that there has been “good cooperation” with Meta over removing “unsuitable” content. “Day by day, they better understand the requirements of Vietnamese law,” he added.


    Vietnamese lawmakers attend a session in Hanoi to approve a cybersecurity law on June 12, 2018. (AFP/Getty Images)

    ‘These firms will bend’

    Until a few years ago, Vietnamese officials worried that Silicon Valley firms would adopt a hard line on free speech, balking at government requests to control content, according to five foreign and local consultants who are in regular contact with Vietnamese government leaders. That is no longer a concern, the consultants said.

    “The sense now among the Vietnamese is that they tested the limits and they won,” said a consultant who has worked with tech firms in Asia and spoke on the condition of anonymity to protect business interests. “The understanding is that these firms will bend.”

    Meta has tracked government censorship requests in Vietnam since 2017, according to its transparency reports. As of June 2022, it had blocked more than 8,000 posts in the country, most for allegedly containing “content opposing the Communist Party and the Government of Vietnam” or information that “distorts, slanders, or insults” organizations or individuals, the reports say.

    Restrictions peaked in 2020 with 3,044 removals ahead of Vietnam’s 2021 Communist Party congress, then dipped in 2021. Data has not been released for the past 11 months, but Vietnam’s Ministry of Information said that between April 15 and May 15 of this year, the government deemed more than 400 posts on Facebook to be fraudulent or “anti-state.” Meta removed 91 percent of them, the ministry said.

    Meta said in 2021 that it censors content in Vietnam to avoid being blocked entirely in the country. Frankel, the public policy director, said the company is “proud that our platform has helped tens of thousands of Vietnamese small businesses grow and prosper.”

    Before it became highly censored in Vietnam, Facebook had been one of the only spaces for free expression, recalled Tran Phuong Thao, the wife of Dang Dinh Bach, a Vietnamese environmental lawyer serving a five-year prison sentence on charges of tax evasion. As the platform becomes more restrictive, said Thao, 29, “no one can raise their voice for Bach.”

    “I am alone,” she added.

    Thirteen Vietnamese activists independently said in interviews with The Washington Post that Meta has stepped up censorship since 2017. They told similar stories of being unfairly accused of violating Facebook’s community standards and of their posts taken down or accounts frozen with little explanation.

    From 2018 to 2021, activists said, some employees in Facebook’s human rights and public policy divisions would field calls for help from users in Vietnam. Many of those lines have now gone dead, activists said.

    “Facebook and our government have done some handshake,” said Dan, 34, an activist who started using Facebook in his 20s. Among his peers, many now behind bars or in hiding, the 10 years spanning 2008 to 2018 were known as the decade of speaking out, he said.

    The years that followed go by a different name: the decade of silence.


    Facebook CEO Mark Zuckerberg introduces a video conferencing feature on Facebook using Skype technology at the social network’s headquarters in Palo Alto, Calif., on July 6, 2011. (Paul Chinn/San Francisco Chronicle/AP)

    Facing a more assertive regime

    Across the world, governments can file takedown requests with Meta for content they deem unlawful. Each request is assessed using country-specific guidelines, and in Vietnam, these include the list of top party officials, said former company employees. These individuals, who left the company between 2018 and 2023, said they shared details of internal operations at Meta because they were concerned about the company’s concessions to Vietnamese authorities and its ability to resist additional pressure from the government after recent layoffs.

    Posts that criticize anyone on this list are generally removed, the former employees said, although some cases are referred to legal and human rights teams for evaluation. Those making decisions recognize the costs to free speech, said one former employee, adding, “No one takes this lightly.”

    Activists confirmed that they have consistently seen posts criticizing top officials taken down.

    In 2020, Meta executives told the Los Angeles Times that they push back on takedown requests when authorities go too far. But in the past three years, critics say, the company’s resistance has weakened as the government has grown more repressive.

    Emboldened by a conservative faction of the party that has edged out reformists, Vietnam’s security apparatus now wields more power than it has in a decade, academics say. Initially caught on the back foot by the internet’s explosive growth, the regime has asserted control over the digital sphere, enacting a raft of legislation to control content on social media and streaming platforms. Disinformation researchers at Oxford University and elsewhere have found evidence in Vietnam of a 10,000-strong military cyber unit tasked with curbing online criticism.

    Last September, authorities adopted a law drafted by the Ministry of Public Security laying out requirements including that tech companies establish local entities and store data on local servers.

    The threat of localization sparked panic at Meta over data privacy and security, according to former employees. But Vu Tu Thanh, the Vietnam country representative for the US-ASEAN Business Council, said the intention of the law was far more straightforward: to pressure companies to tighten censorship.

    In private meetings, the government has told Meta it will be forced to localize data only if it breaks laws on content, said former employees and tech consultants. In response, Meta has mounted a renewed effort to toughen content controls.

    Meta said it does not store data in Vietnam but declined to say whether it plans to do so in the future.

    Despite appeals from rights groups, the Biden administration’s response to Vietnam’s crackdown on free expression has been restrained, said Nguyen Khac Giang, a research fellow focused on Vietnam at the Singapore-based ISEAS Yusof-Ishak Institute. Washington has issued occasional statements but has applied no obvious diplomatic or financial pressure, Giang said, placing a higher priority instead on improving relations with Vietnam as part of confronting China.

    Cameron Thomas-Shah, a spokesman for the U.S. Embassy in Vietnam, said U.S. officials have “directly, openly and candidly” expressed concerns over human rights.

    European Union Ambassador Giorgio Alberti conceded in an interview that Vietnam’s government has not fully abided by its promises to the E.U. to improve human rights. But it would be “myopic,” he added, to fixate on that, given Vietnam’s growing strategic importance.


    The Vietnamese musician and free-speech activist Mai Khoi, shown at San Francisco International Airport in 2018, says she used to urge Facebook to do more to promote freedom of expression in her country. (Corentin Soibinet/AFP/Getty Images)

    The company goes silent

    In 2018, after writing an opinion piece in The Post about Facebook’s being overrun by “troll farms and cyber-army brigades” in Vietnam, the rights activist Mai Khoi, 39, was invited to meet with company representatives in Menlo Park, Calif. She presented examples of pro-government networks abusing Facebook’s platform to target dissidents and urged the company to do more to protect users, she said.

    After that meeting, Mai Khoi stayed in contact with Meta’s human rights division, she said, alerting it when the accounts of activists she knew were wrongly frozen. But responses from the company slowed, then stopped entirely. She rarely tries anymore, she said.

    Meta did not respond to inquiries about Mai Khoi or her appeals to the company.

    With its revenue declining, Meta has laid off tens of thousands of workers worldwide and has allowed the expiry of initiatives, actions that experts warn could affect its ability to deal with issues such as misinformation and regulatory challenges.

    In Asia, a team that had been working with civil society groups to secure elections was recently laid off, along with at least a dozen employees who studied regulations, shaped public policy and tracked government abuses of Meta’s platforms across Southeast Asia, including in Vietnam, said former employees. Several employees who had helped field complaints about censorship from users and organizations in Vietnam were laid off.

    The company said it still has teams working on these issues in Asia. But in Vietnam, some of the platform’s first adopters say it has already strayed too far.

    Hoang Thi Minh Hong, 51, used to rely on Facebook to organize events and recruit members for her Ho Chi Minh City nonprofit organization focused on climate change. But after her group, CHANGE, was placed on a government blacklist, Hong said, its reach on Facebook dwindled from thousands of users to a handful, and she was barred from buying ads on the platform to promote her events. Last year, she shut it down.

    “It was painful because we were building a movement,” Hong said in April, weeks before she was arrested on charges of tax evasion — the same allegations that had been leveled against Bach, the lawyer.

    “I wish we could have continued,” Hong said, “I wish Facebook had helped us continue.”

    /* src.: https://www.washingtonpost.com/world...nt-censorship/

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Dịch thuật: VOA Việt ngữ




    Một thời tạo điều kiện cho tự do ngôn luận tại Việt Nam, Facebook nay tiếp tay kìm hãm nó

    Khi Facebook xuất hiện ở Việt Nam khoảng một thập niên trước, nó giống như một “cuộc cách mạng,” hai trong số các nhân viên đầu tiên của công ty ở châu Á nói với tờ Washington Post. Lần đầu tiên, mọi người trên cả nước có thể trao đổi trực tiếp về các vấn đề thời sự. Người dùng đã đăng bài về sự lạm dụng của công an và sự lãng phí của chính phủ, chọc thủng lỗ hổng trong tuyên truyền của Đảng Cộng sản cầm quyền. Một trong những nhân viên của Facebook nói với Washington Post: “Nó giống như một sự giải phóng, và chúng tôi là một phần trong đó.”

    Nhưng khi mức độ phổ biến của Facebook bùng nổ ở Việt Nam, nhanh chóng đưa quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ bảy trên toàn thế giới của Facebook thì Hà Nội ngày càng yêu cầu nhiều hạn chế hơn, theo Washington Post.

    Kể từ đó, công ty truyền thông xã hội khổng lồ Meta, sở hữu Facebook, đã nhiều lần nhượng bộ chính phủ độc tài Việt Nam, thường xuyên kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến và buộc những người bị chính phủ coi là mối đe dọa phải rời khỏi nền tảng, theo bốn cựu nhân viên của Meta, các tổ chức nhân quyền, các nhà quan sát trong lĩnh vực này và các nhà vận động hành lang.

    Vẫn theo bài tường thuật trên Washington Post, công ty Meta đã chấp nhận một danh sách nội bộ của các quan chức Đảng Cộng sản Việt Nam không thể để bị chỉ trích trên Facebook, hai cựu nhân viên ở châu Á cho biết với điều kiện giấu tên để tránh bị trừng phạt. Danh sách này, được giữ kín ngay cả trong công ty và chưa từng được phúc trình công khai trước đây, được đưa vào các hướng dẫn được dùng để kiểm soát nội dung trực tuyến và phần lớn được định hình bởi chính quyền Việt Nam, các cựu nhân viên nói với tờ Washington Post và cho biết một danh sách như vậy là duy nhất chỉ có tại Việt Nam trong khu vực Đông Á.

    Bây giờ, chính phủ đang thúc đẩy các giới hạn thậm chí còn nghiêm ngặt hơn. Meta đang chuẩn bị thắt chặt kiểm soát nội dung hơn nữa sau khi được các quan chức cho biết trong những tháng gần đây rằng họ sẽ phải lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ bên trong Việt Nam, làm dấy lên cảnh báo về quyền riêng tư và bảo mật thông tin, theo những người hiểu biết về các cuộc thảo luận nội bộ của công ty được Washington Post trích dẫn.

    Các giám đốc điều hành của Meta không trả lời trực tiếp các câu hỏi về kiểm duyệt, về việc bịt miệng người dùng hoặc về danh sách các quan chức của Đảng Cộng sản vừa kể. Trong một tuyên bố, ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công của Meta tại Đông Nam Á, cho biết công ty tự hào về các khoản đầu tư của mình tại Việt Nam. Washington Post dẫn lời ông rằng: “Trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo càng nhiều người Việt Nam càng tốt có thể sử dụng nền tảng của chúng tôi để xây dựng cộng đồng và bày tỏ bản thân.”

    Công ty Meta không phải là công ty duy nhất bị yêu cầu gỡ bỏ nội dung nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ năm 2019, Google, công ty sở hữu YouTube, đã nhận được hơn 2.000 yêu cầu của chính phủ Việt Nam về việc gỡ bỏ nội dung ở Việt Nam và đã tuân thủ phần lớn các yêu cầu đó, theo dữ liệu của công ty được Washington Post trích thuật. TikTok cho biết họ đã xóa hoặc hạn chế hơn 300 bài đăng ở Việt Nam vào năm ngoái vì vi phạm luật địa phương. Cả hai công ty đều nói họ coi trọng quyền tự do ngôn luận.

    Tuy nhiên, đối với nhiều người ở Việt Nam, Facebook đồng nghĩa với internet. Dữ liệu của chính phủ cho thấy hơn 70% trong số 97 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook để chia sẻ nội dung, điều hành doanh nghiệp và gửi tin nhắn. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, nền tảng này có nhiều người dùng hơn bất kỳ ứng dụng mạng xã hội nào khác và thống trị chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số.

    Vẫn theo tường thuật của Washington Post, mặc dù các chính phủ trên khắp thế giới có thể yêu cầu Facebook gỡ bỏ nội dung, nhưng những nhượng bộ mà Meta đã thực hiện để duy trì quyền truy cập của mình tại Việt Nam — quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới — vượt xa những nhượng bộ mà Meta đã đưa ra ở bất kỳ nơi nào khác tại Đông Á, theo các chuyên gia tư vấn và nhân viên cũ. (Facebook không hoạt động ở Trung Quốc.)

    Ông Trần Duy Đông, thứ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư của Việt Nam, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng đã có “sự hợp tác tốt” với Meta trong việc loại bỏ nội dung “không phù hợp”. “Càng ngày, họ càng hiểu rõ hơn các yêu cầu của luật pháp Việt Nam,” ông được tờ Washington Post dẫn lời.

    ‘Những công ty này sẽ cúi mình’


    Theo tường thuật của Washington Post, cho đến vài năm trước, các quan chức Việt Nam lo lắng rằng các công ty ở Thung lũng Silicon sẽ áp dụng đường lối cứng rắn bảo vệ tự do ngôn luận mà từ chối các yêu cầu của chính phủ về kiểm soát nội dung, theo năm chuyên gia tư vấn nước ngoài và địa phương có liên hệ thường xuyên với các nhà lãnh đạo chính phủ Việt Nam. Đó không còn là một mối quan tâm nữa, các chuyên gia tư vấn nói với Washington Post.

    Một chuyên gia tư vấn đã làm việc với các công ty công nghệ ở châu Á và phát biểu với điều kiện giấu tên để bảo vệ lợi ích kinh doanh cho tờ báo biết rằng: “Người Việt Nam hiện nay có cảm giác rằng [chính phủ] đã thách thức các giới hạn và họ đã chiến thắng. “Mọi người hiểu rằng các công ty này sẽ cúi mình.”

    Meta đã theo dõi các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ tại Việt Nam từ năm 2017, theo các phúc trình minh bạch của công ty. Tính đến tháng 6 năm ngoái, Meta đã chặn hơn 8.000 bài đăng trong nước, hầu hết bị cáo buộc chứa “nội dung chống Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam” hoặc thông tin “xuyên tạc, vu khống hoặc xúc phạm” các tổ chức hoặc cá nhân, Washington Post dẫn các phúc trình cho biết.

    Các hạn chế đạt đỉnh điểm vào năm 2020 với 3.044 lượt xóa trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2021, sau đó giảm xuống trong năm 2021. Dữ liệu chưa được công bố trong 11 tháng qua, nhưng Bộ Thông tin Việt Nam cho biết từ ngày 15/4 đến ngày 15/5 năm nay, chính phủ coi hơn 400 bài đăng trên Facebook là lừa đảo hoặc “chống phá nhà nước”. Meta đã loại bỏ 91 phần trăm trong số đó, Washington dẫn thông tin từ Bộ này cho biết.

    Meta nói vào năm 2021 rằng họ kiểm duyệt nội dung ở Việt Nam để tránh bị chặn hoàn toàn trong nước. Ông Frankel, giám đốc chính sách công, nói công ty “tự hào rằng nền tảng của chúng tôi đã giúp hàng chục ngàn doanh nghiệp nhỏ Việt Nam phát triển và thịnh vượng,” vẫn theo Washington Post.

    Bà Trần Phương Thảo, vợ ông Đặng Đình Bách, một luật sư môi trường Việt Nam đang thụ án 5 năm tù về tội trốn thuế, nhớ lại trước khi bị kiểm duyệt chặt chẽ ở Việt Nam, Facebook là một trong những không gian duy nhất cho tự do ngôn luận. Bà Thảo, 29 tuổi, nói khi nền tảng này trở nên hạn chế hơn, “không ai có thể lên tiếng ủng hộ ông Bách.”

    “Tôi chỉ có một mình,” bà nói với Washington Post.

    Mười ba nhà hoạt động độc lập ở Việt Nam cho biết trong các cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post rằng Meta đã tăng cường kiểm duyệt kể từ năm 2017. Họ kể những câu chuyện tương tự về việc bị buộc tội bất công vì vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook và các bài đăng của họ bị gỡ xuống hoặc tài khoản của họ bị đóng băng mà không có lời giải thích nào.

    Washington Post dẫn lời các nhà hoạt động cho biết từ năm 2018 đến năm 2021, một số nhân viên trong bộ phận nhân quyền và chính sách công của Facebook còn hồi đáp những lời kêu cứu từ người dùng ở Việt Nam nhưng nhiều đường dây trong số đó đã không còn hoạt động.

    Ông Dân, 34 tuổi, một nhà hoạt động bắt đầu sử dụng Facebook ở độ tuổi 20, nói với Washington Post rằng: “Facebook và chính phủ của chúng tôi đã bắt tay.” Trong số các đồng nghiệp của ông, nhiều người hiện đang ngồi sau song sắt hoặc đang lẩn trốn. Mười năm kéo dài từ 2008 đến 2018 được coi là thập niên lên tiếng, ông nói.

    Những năm sau đó mang một cái tên khác: thập niên im lặng.

    Đối mặt với một chế độ quyết đoán hơn

    Trên khắp thế giới, các chính phủ có thể yêu cầu Meta gỡ bỏ đối với nội dung mà họ cho là bất hợp pháp. Mỗi yêu cầu được đánh giá bằng cách sử dụng các nguyên tắc cụ thể của quốc gia và tại Việt Nam, những yêu cầu này bao gồm danh sách các quan chức cấp cao nhất của đảng, cựu nhân viên của công ty nói với Washington Post. Những cá nhân này, những người đã rời công ty từ năm 2018 đến năm 2023, cho tờ báo biết họ chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động nội bộ tại Meta vì lo ngại về những nhượng bộ của công ty đối với chính quyền Việt Nam và khả năng của Meta kháng cự áp lực thêm từ chính phủ sau những đợt sa thải gần đây.

    Các bài đăng chỉ trích bất kỳ ai trong danh sách này thường bị xóa, các cựu nhân viên cho Washington Post biết, mặc dù một số trường hợp được chuyển đến các nhóm pháp lý và nhân quyền để đánh giá. Một cựu nhân viên nói những người đưa ra quyết định nhận ra cái giá của quyền tự do ngôn luận và “không ai xem nhẹ điều này.”

    Các nhà hoạt động xác nhận với tờ Washington Post rằng họ thường thấy các bài đăng chỉ trích các quan chức cấp cao bị gỡ xuống.

    Vào năm 2020, các giám đốc điều hành của Meta nói với Los Angeles Times rằng họ đẩy lùi các yêu cầu gỡ bỏ nội dung khi các nhà chức trách đi quá xa. Nhưng trong ba năm qua, các nhà phê bình nói, sự phản kháng của công ty đã yếu đi khi chính phủ ngày càng đàn áp hơn, vẫn theo tường thuật của Washington Post.

    Được khuyến khích bởi một phe bảo thủ trong đảng đã loại bỏ những người theo chủ nghĩa cải cách, bộ máy an ninh của Việt Nam hiện nắm giữ nhiều quyền lực hơn so với những gì họ có trong một thập niên, các học giả cho biết. Ban đầu bị cản trở bởi sự phát triển bùng nổ của internet, chế độ này đã khẳng định quyền kiểm soát lĩnh vực kỹ thuật số, ban hành một loạt luật để kiểm soát nội dung trên mạng xã hội và các nền tảng phát trực tuyến, vẫn theo Washington Post. Các nhà nghiên cứu về thông tin sai lệch tại Đại học Oxford và các nơi khác đã tìm thấy bằng chứng tại Việt Nam về một đội quân mạng gồm 10.000 người được giao nhiệm vụ kiềm chế những lời chỉ trích trực tuyến.

    Tháng 9 năm ngoái, nhà chức trách đã thông qua một đạo luật do Bộ Công an soạn thảo đưa ra các yêu cầu bao gồm việc các công ty công nghệ phải thành lập các thực thể địa phương và lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ địa phương.

    Theo các cựu nhân viên được Washington Post trích dẫn, mối đe dọa của việc bản địa hóa đã gây ra sự hoảng loạn tại Meta về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Nhưng ông Vũ Tú Thành, đại diện tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, cho biết ý định của luật đơn giản hơn nhiều: gây áp lực buộc các công ty phải thắt chặt kiểm duyệt.

    Trong các cuộc họp riêng, chính phủ đã nói với Meta rằng họ sẽ chỉ buộc phải bản địa hóa dữ liệu nếu vi phạm luật về nội dung, các cựu nhân viên và các chuyên gia tư vấn công nghệ nói với Washington Post. Đáp lại, Meta đã nỗ lực đổi mới để tăng cường kiểm soát nội dung.

    Meta nói họ không lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam nhưng từ chối cho biết liệu họ có kế hoạch làm như vậy trong tương lai hay không.

    Ông Nguyễn Khắc Giang, một nhà nghiên cứu chú trọng vào Việt Nam tại Viện ISEAS Yusof-Ishak có trụ sở tại Singapore, được Washington Post dẫn lời rằng bất chấp kêu gọi của các tổ chức nhân quyền, phản ứng của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với cuộc đàn áp quyền tự do ngôn luận của Việt Nam đã bị hạn chế. Washington thỉnh thoảng đưa ra các tuyên bố nhưng không gây áp lực rõ ràng về ngoại giao hay tài chính, ông Giang nói, thay vào đó đặt ưu tiên cao hơn cho việc cải thiện quan hệ với Việt Nam như một phần trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

    Ông Cameron Thomas-Shah, phát ngôn viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói các quan chức Hoa Kỳ đã “trực tiếp, công khai và thẳng thắn” bày tỏ quan ngại về nhân quyền với Việt Nam, theo bài tường thuật trên Washington Post.

    Đại sứ Liên hiệp châu Âu Giorgio Alberti thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn rằng chính phủ Việt Nam đã không tuân thủ đầy đủ những lời hứa với EU để cải thiện nhân quyền. Nhưng ông nói thêm, sẽ là “thiển cận” nếu chỉ tập trung vào điều đó, xét đến tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của Việt Nam, Washington Post trích lời ông Alberti.

    Công ty im lặng

    Năm 2018, sau khi viết một bài quan điểm trên tờ Washington Post về việc Facebook bị tràn ngập bởi “các tổ chức quấy rối và các đội quân trên mạng” ở Việt Nam, nhà hoạt động nhân quyền Mai Khôi, 39 tuổi, đã được mời gặp đại diện công ty ở Menlo Park, California. Bà cho biết đã trình bày các ví dụ về các mạng ủng hộ chính phủ lạm dụng nền tảng của Facebook để nhắm mục tiêu vào những người bất đồng chính kiến và kêu gọi công ty làm nhiều hơn để bảo vệ người dùng, theo tường thuật của Washington Post.

    Sau cuộc gặp đó, bà Mai Khôi vẫn giữ liên lạc với bộ phận nhân quyền của Meta, đồng thời thông báo cho bộ phận này khi tài khoản của các nhà hoạt động mà bà biết bị đóng băng một cách sai trái. Nhưng phản hồi từ công ty chậm lại, sau đó dừng lại hoàn toàn khiến bà thôi không cố gắng nữa, Washington Post dẫn lời bà Mai Khôi cho biết.

    Meta không hồi đáp yêu cầu bình luận của Washington Post về câu chuyện của bà Mai Khôi hoặc khiếu nại của bà với công ty.

    Với doanh thu giảm, Meta đã sa thải hàng chục nghìn công nhân trên toàn thế giới và để cho các sáng kiến hết hiệu lực, những hành động mà các chuyên gia cảnh báo có thể ảnh hưởng đến khả năng giải quyết các vấn đề như thông tin sai lệch và các thách thức về quy định.

    Ở châu Á, một nhóm làm việc với các nhóm xã hội dân sự để đảm bảo các cuộc bầu cử gần đây đã bị sa thải cùng với ít nhất hơn chục nhân viên nghiên cứu các quy định, định hình chính sách công và theo dõi sự lạm dụng của chính phủ đối với các nền tảng của Meta trên khắp Đông Nam Á, bao gồm cả ở Việt Nam, cựu nhân viên cho Washington Post biết. Một số nhân viên từng giúp giải quyết các khiếu nại từ người dùng và từ các tổ chức ở Việt Nam về vấn đề kiểm duyệt đã bị sa thải, vẫn theo tường thuật của Washington Post.

    Công ty cho biết họ vẫn có các nhóm làm việc về những vấn đề này ở châu Á. Nhưng tại Việt Nam, một số người đầu tiên sử dụng nền tảng này nói rằng mọi việc đã đi quá xa.

    Bà Hoàng Thị Minh Hồng, 51 tuổi, từng dựa vào Facebook để tổ chức các sự kiện và tuyển thành viên cho tổ chức phi lợi nhuận của mình ở Thành phố Hồ Chí Minh đấu tranh về vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng sau khi tổ chức CHANGE của bà bị đưa vào danh sách đen của chính phủ, bà Hồng nói, phạm vi tiếp cận của tổ chức trên Facebook đã giảm từ hàng nghìn người dùng xuống còn một số ít và bà bị cấm mua quảng cáo trên nền tảng này để quảng bá cho các sự kiện của mình, theo tường thuật của Washington Post. Năm ngoái, bà đã đóng cửa tổ chức.

    “Thật đau đớn vì chúng tôi đang xây dựng một phong trào,” bà Hồng nói vào tháng Tư năm nay, vài tuần trước khi bà bị bắt vì tội trốn thuế – cùng những cáo buộc đã được đưa ra chống lại luật sư Bách.

    “Tôi ước mong chúng tôi có thể tiếp tục,” bà Hồng nói, “Tôi ước gì Facebook giúp chúng tôi tiếp tục.”

    (Bài viết của tác giả Rebecca Tan đăng trên Washington Post ngày 19/6/2023)

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/mot-t...o/7146114.html
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Facebook
    By Triển in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 42
    Last Post: 11-02-2021, 09:59 PM
  2. Triệt adware
    By Triển in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 21
    Last Post: 06-21-2021, 09:16 PM
  3. How free is the internet
    By Triển in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 11-05-2019, 04:50 AM
  4. The Vietnam War
    By Nhã Uyên in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 138
    Last Post: 05-21-2018, 07:37 PM
  5. Facebook
    By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 03-25-2014, 05:58 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:43 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh