Register
Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 41
  1. #21
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Nhiều trường sinh viên tốt nghiệp xong, hạng ưu nữa đấy, không làm nổi toán algebra.
    Chu choa, nước Mỹ cũng mua bằng cấp nữa hử Tôm đại ca ?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #22
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    569
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Chu choa, nước Mỹ cũng mua bằng cấp nữa hử Tôm đại ca ?
    Anh Tôm đang nói về chính mình đấy , ổng nào là đi đánh tôm , đánh cá , đi bụi ... mà giờ nghe đâu ngồi bàn giấy chỉ tay năm ngón hàng đống kỹ sư chạy có cờ ) ... chặc chặc nói không làm nổi toán algebra như tui nè , nhưng về kỹ năng khác thư/ đi thì biết , những nước như Ấn Độ đầy các tay toán học nhưng khoa học thực dụng lại dốt như bò thì toán có một bồ cũng bỏ xó thôi .

    Đọc cái bài Khôi Phục Giấc Mơ Mỹ tôi lại đâm lo , năm 86 lúc tôi còn chân ướt chân ráo đến California , kinh tế thì ngừng trệ đã mấy năm trước dó dù máy computer đã ra đời nhiều năm trước đó - ngày đó cuộc sống mắc mỏ và khó khăn lắm , đồng tiền rất lớn , lãi xuất vay mượn thì cao ngất trời như mua nhà thì 12% hoặc hơn , thẻ tín dụng thì 22% , muốn mua muốn sắm thứ gì thì phải dè xẻn tiếp kiệm , việc làm nói nhiều thì sai bét , năm đó cỡ trên 60t thì đừng hòng xin việc hãng xưởng dù là đang ở Silicon Valley . So với bây giờ thì quả thực là khác 1 trời 1 vực , con người ngày nay quả là làm có ít hơn , ăn xài nhiều hơn , hưởng thụ nhiều hơn , thế thì giấc mơ Mỹ nếu phải mơ thì đúng như anh Gun nói ... nên mơ ít đi , làm nhiều và hưởng ít đi là đâu vào đó .

  3. #23
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    http://hieuminh.org/2011/11/12/nuoi-...en/#more-13637
    Trong bài nài có một giấc mơ Mỹ rất vui:
    Bây giờ lấy chồng, có hai con, định cư bên Mỹ rồi. Em vẫn có giấc mơ Mỹ không thành là nuôi heo bên xứ cao bồi để dạy con cái. Có trải qua gian khổ mới nên người.

    Em kể, hồi đó vào mùa Tết, nhà được phân phối 1 kg thịt bò, sang lắm. Các cụ kho mặn rồi để trên bếp dầu, dành cho các con ăn dần ba ngày Tết. Cạnh đó là chuồng lợn, chính là cái buồng tắm, đã ngăn bằng một cái vỉ tre rất to và chắc. Cả nhà yên tâm đi chơi đón Giao thừa.

    Khuya về thấy cái vách ngăn tung lên, nồi thịt bò bị lợn xơi sạch hết sạch. Các con nước mắt ngắn dài, tiếc nồi thịt đứt ruột. Thế là hết Tết.

    Nhưng hai cụ còn lo lắng hơn khi thấy con lợn 50kg đang kêu réo, chõ mõm vào cái xô nước đã cạn tới đáy.

    Hóa ra cu cậu chén cả nồi thịt bò mặn quá nên khát nước. Uống bao nhiêu nước cũng chẳng ăn thua. Mấy ngày liền toàn nằm thở, bụng chướng, tưởng không qua khỏi. Mà lối đời, thịt lợn ốm không bán được cho ai, có bán cũng như cho.

    Run lập cập, các cụ thắp mấy nén hương, khấn trời đất giúp cho lợn tai qua nạn khỏi. Giời có mắt, thương người nghèo, chú lợn khỏi bệnh nan y thời đại “đời lợn ăn mặn, đời chủ tràn nước…mắt”.

  4. #24
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Camel View Post
    ... mà giờ nghe đâu ngồi bàn giấy chỉ tay năm ngón hàng đống kỹ sư chạy có cờ ).
    Đám kỹ sư không làm nổi toán đại số đó hử ? hihihi
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #25
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Chào các bác

    Nghe các bác "ní nuận " sao mà vui thế .

    Trong phần thân bài của tác giả có đoạn :

    "Phần Lan có nhiều giáo chức giỏi, họ được trả lương cao, và được kính trọng ngang hàng với bác sĩ, luật sư. Các giáo sư được tuyển theo một thủ tục hết sức khó khăn. Tất cả ứng viên xin vào nghề dạy học phải có ít nhất một văn bằng Cao học (Master), và cứ 10 người dự thi, chỉ có một người trúng tuyển vào chương trình sư phạm huấn luyện giáo chức."

    Tôi thắc mắc là 10 người học Cao Học xong , chỉ có 1 người được tuyển vào Chương Trình Sư Phạm , vậy mấy người kia còn lại LÀM CÁI GÌ ĐỂ SỐNG .

    Bữa nào gọi điện thoại qua bển hỏi thăm mấy đứa cháu mới được .

  6. #26
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Chào các bác

    Nghe các bác "ní nuận " sao mà vui thế .

    Trong phần thân bài của tác giả có đoạn :

    "Phần Lan có nhiều giáo chức giỏi, họ được trả lương cao, và được kính trọng ngang hàng với bác sĩ, luật sư. Các giáo sư được tuyển theo một thủ tục hết sức khó khăn. Tất cả ứng viên xin vào nghề dạy học phải có ít nhất một văn bằng Cao học (Master), và cứ 10 người dự thi, chỉ có một người trúng tuyển vào chương trình sư phạm huấn luyện giáo chức."

    Tôi thắc mắc là 10 người học Cao Học xong , chỉ có 1 người được tuyển vào Chương Trình Sư Phạm , vậy mấy người kia còn lại LÀM CÁI GÌ ĐỂ SỐNG .

    Bữa nào gọi điện thoại qua bển hỏi thăm mấy đứa cháu mới được .
    Đại Hàn chú trọng đến việc dùi mài kinh sử, học thật nhiều. Trong lúc đó, ở Phần Lan, người ta dạy cho học sinh theo lối khác. Học sinh Phần Lan gần như đứng đầu trong hầu hết các môn thi quốc tế, song các em không học theo kiểu “học gạo” như học sinh Á châu. Ngược lại, học sinh Phần Lan bắt đầu cắp sách đến trường trễ hơn học sinh các nước khác một năm, song các em được dạy cho tinh thần sáng tạo và tránh không phải làm nhiều bài thi trong niên học. Phần Lan có nhiều giáo chức giỏi, họ được trả lương cao, và được kính trọng ngang hàng với bác sĩ, luật sư. Các giáo sư được tuyển theo một thủ tục hết sức khó khăn. Tất cả ứng viên xin vào nghề dạy học phải có ít nhất một văn bằng Cao học (Master), và cứ 10 người dự thi, chỉ có một người trúng tuyển vào chương trình sư phạm huấn luyện giáo chức. Điều này hoàn toàn khác hẳn với thủ tục tuyển giáo chức ở Hoa Kỳ. Phân nửa thầy cô giáo của Mỹ thuộc một phần ba thành phần sinh viên học kém nhất trong các trường đại học.
    tôi cũng không biết ông này viết vụ tuyển đó như thế nào. Bên này (Đức) cũng rất ngưỡng mộ năng lực thầy giáo bên Phần Lan và cách giáo dục học sinh cũng như ngân sách cho giáo dục rất hậu đãi. Bên Đức thì ra tú tài điểm cao nhất (thuộc loại xuất sắc) mới được đi học Y Khoa. Ngược lại bên Phần Lan thì ngành ngon nhất lại là ngành sư phạm. Lương chỉ ba cọc ba đồng thôi (chưa trừ thuế từ 2000 - 3000 euro) nhưng thầy giáo là nghề nghiệp rất được xem trọng bên họ. Học sinh có tú tài ra xuất sắc hay thích đi học sư phạm. Và khi xét tuyển "vào trường" thì khó khăn. Nghĩa là không có kiểu dân học sư phạm là dân không còn biết học gì ở đại học nên chui vào sư phạm kiểu Đức. Mà sư phạm ở Phần Lan rất được yêu chuộng và khó khăn. Thầy giáo họ ra trường đi xin việc thì chẳng biết ra sao nhưng giáo dục bên Phần Lan, Thụy Điển và Anh đã bỏ từ lâu vụ lưu ban rồi, nghĩa là học sinh học không có vụ ở lại lớp. Học sinh nào học kém sẽ được thầy giáo loại ra cho vào nhóm riêng, cần thiết thì được phụ đạo luôn cá nhân, cho đến khi nào bắt kịp các em còn lại. Họ chăm sóc trong ngành giáo dục cẩn thận đến như thế. Nên phần đào tạo thầy giáo họ cũng khó khăn.
    Nói chung là họ nhận sinh viên vào học đại học sư phạm lọc rất dữ. Nhưng học xong thì chẳng biết xin việc ra sao (có quá khó như bài viết bên trên hay không thì chưa thấy bài báo nào viết). Nhưng thầy giáo họ đòi hỏi rất cao về khả năng sư phạm. Nghĩa là phải dạy sao cho học sinh phát triển và hiểu bài, thầy có tiêu tán thòn mặc kệ (!). Ngược lại thầy giáo được quyền chọn phương pháp dạy tùy ý.

    Đó là nãy chừ tôi đi nghe anh đặt câu hỏi nên cũng tò mò đi xem, vì lâu nay cũng cứ hay nghe bọn Đức thường khen ngợi phương pháp và chính sách giáo dục của các nước Bắc Âu.
    Last edited by Triển; 11-13-2011 at 09:26 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #27
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Nói chuyện giáo dục, tớ thấy học hay không là tùy vào học sinh. Thầy cô giáo chỉ là người kiểm soát coi tụi nó có học theo chương trình đề ra hay không thôi. Thêm nữa, thấy cô giáo cũng là người động viên cho học sinh học bài, giỏi thì thưởng, dốt thì phạt (tớ không thích cái kiểu phạt này). Thầy cô giáo kiểm soát trình độ (theo điểm của bài thi) để sắp đặt học sinh vào đúng chỗ. Thấy cô giáo không cần phải có trình độ cao, chỉ cần có một trình độ căn bản và ngăn nắp. Thử nghĩ giáo giỏi mà học trò không thèm học thì sao? Nói chuyện trình độ sư phạm cao để dạy cho học sinh phát triển và hiểu bài thì chỉ có mà chết. Gặp mấy thằng trò dốt đặc cán mai làm sao mà dạy. Chưa kể, gò tụi nó theo kiểu Nhật, là làm bài tập cho nhiều (văn ôn võ luyện), thì bố mẹ chúng phàn nàn là bắt con họ học nhiều quá làm sao có giờ để giao thiệp xã hội.

    Tầm phào nha. Theo tớ, thầy cô giáo chỉ cần học sư phạm, nghĩa là học biết tâm lý con nít, để biết đường uốn nắn thái độ học của tụi nó. Kiến thức của thấy cô giáo chỉ cần căn bản thôi, không cần phải giỏi. Học trò nào không muốn học thì cho nó chọn con đường của nó, chờ đủ tuổi đi làm việc chân tay, hay làm thương mại riêng (mướn mấy anh học giỏi làm công cho nó :P). Trò nào muốn học hay học giỏi thì cho vào mấy lớp cao hơn để phát triển tài năng.
    Laissez les bon temps rouler!

  8. #28
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Đám kỹ sư không làm nổi toán đại số đó hử ? hihihi
    Không phải bác TC ơi. Chỉ có tớ không biết làm thôi. Đã nói rồi, ai không biết làm gì thì phải cho ngồi bàn giấy, vì có làm cũng làm bị hư. Để mây người giỏi làm cho chắc ăn.
    Laissez les bon temps rouler!

  9. #29
    Ăn cái gì bi giờ? angie's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    355
    [/PHP]
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Chu choa, nước Mỹ cũng mua bằng cấp nữa hử Tôm đại ca ?
    http://essaywriter.org/home_new
    Có dịch vụ viết luận văn. Có người nghe nói là người Hoa nói tiếng Anh không thành câu, nhờ dịch vụ để viết bài cuối khóa được A. Cũng như ông bác sĩ trứ danh trị ghẻ ngày xưa để ở nhà cả đống luận án mang tên người khác vì ổng viết luận án thuê bằng tiếng Pháp tiếng Mỹ cho các bạn cùng khóa.

  10. #30
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Nói chuyện giáo dục, tớ thấy học hay không là tùy vào học sinh. Thầy cô giáo chỉ là người kiểm soát coi tụi nó có học theo chương trình đề ra hay không thôi. Thêm nữa, thấy cô giáo cũng là người động viên cho học sinh học bài, giỏi thì thưởng, dốt thì phạt (tớ không thích cái kiểu phạt này).
    Thầy giáo phải có lương tâm. Làm thầy mà chỉ biết mang giáo án vào ngồi đọc toe toe thì bị chê dốt là phải đạo rồi.

    Thầy cô giáo kiểm soát trình độ (theo điểm của bài thi) để sắp đặt học sinh vào đúng chỗ. Thấy cô giáo không cần phải có trình độ cao, chỉ cần có một trình độ căn bản và ngăn nắp. Thử nghĩ giáo giỏi mà học trò không thèm học thì sao? Nói chuyện trình độ sư phạm cao để dạy cho học sinh phát triển và hiểu bài thì chỉ có mà chết. Gặp mấy thằng trò dốt đặc cán mai làm sao mà dạy. Chưa kể, gò tụi nó theo kiểu Nhật, là làm bài tập cho nhiều (văn ôn võ luyện), thì bố mẹ chúng phàn nàn là bắt con họ học nhiều quá làm sao có giờ để giao thiệp xã hội.
    Trình độ căn bản và ngăn nắp là trình độ thế nào ? Đại khái như hiệu trưởng đang nói ngọng ngoài Hà Nội vấy ? Trình độ OK đó, chỉ phải tật nói ngọng thôi ! ;-)

    Tầm phào nha. Theo tớ, thầy cô giáo chỉ cần học sư phạm, nghĩa là học biết tâm lý con nít, để biết đường uốn nắn thái độ học của tụi nó. Kiến thức của thấy cô giáo chỉ cần căn bản thôi, không cần phải giỏi. Học trò nào không muốn học thì cho nó chọn con đường của nó, chờ đủ tuổi đi làm việc chân tay, hay làm thương mại riêng (mướn mấy anh học giỏi làm công cho nó :P). Trò nào muốn học hay học giỏi thì cho vào mấy lớp cao hơn để phát triển tài năng.
    Không phải đứa nhỏ nào cũng biết kinh doanh. Chân tay lao động cũng là nghề nhưng khi nào nó bắt đầu 5 bó nó thấy thấm, lúc đó trễ tía nó rồi, bởi vì càng già càng lao động chân tay khó khăn. Xin lỗi hỏi đại ca một cái riêng tư nhé Đại ca năm nay mấy bó ? Tôi nghĩ rằng không có cha mẹ nào muốn con cái mình phải chịu khổ, cho nên người ta khuyến khích con nít còn trẻ thì gắng mà học hành để sau này ân hận thì muộn, muốn học cũng ứ vào .... Xác suất những đứa trẻ chơi bời lây lất thành tệ nạn xã hội đa số là vô công rỗi nghề không học vấn. Còn dạng tị nạn mà qua không biết học hành để có cuộc sống thoải mái lại ỉ vào đồng phúc lợi xã hội lây lất hút sách bài bạc thì là thiểu số. Thứ cặn bả này người gốc Việt Nam không nhiều. Có đúng không ? Bởi vậy lý thuyết và thực hành của Tôm đại ca gốc Năm Cam chỉ đại diện số nhỏ, đa số không ai nghĩ và làm thế. Thêm cái nữa là con nít đứa nào cũng ham chơi. Không hướng dẫn là chúng nó hư. Chìu chuộng con nít không phải là dân chủ, tự do và biết tâm lý nhi đồng, mà đó là một hình thức trốn tránh trách nhiệm làm cha mẹ mà thôi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Giấc Mơ Hoa
    By Thùy Linh in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 205
    Last Post: 09-05-2022, 05:12 AM
  2. Replies: 12
    Last Post: 12-02-2011, 07:50 AM
  3. Tưởng Vậy Nhưng Cũng Không Phải Vậy
    By Mr Cù in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 82
    Last Post: 10-19-2011, 10:29 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:05 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh