Register
Page 3 of 12 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 117

Thread: Mùa Lụt!

  1. #21

    cô giáo triết

    Hồi học QH, mỗi lần Đập Đá bị ngập nước là tk được nghỉ giờ Triết vì nhà cô Diệu Trang,
    [INDENT=2]giáo sư Triết ở vùng này.

    Dear Thụy Khanh,
    Tôi không biết Đồng Khánh có đệ nhất hay không và nếu có thì không biết từ lúc mô. Tôi rời QH 1959, khi nớ con gái đệ nhất học chung với gà trống chưa thiến là tụi tui. Tuy chưa thiến nhưng không kè được ai, vì mấy mợ mới xong tú tài bán thì nhìn lên trời mà thôi. QH tụi tui lúc mô cũng nhờ tiếng chuông nhắn ĐK: Muốn chi? muôn chi?. ĐK dùng trống, trống thiệt chứ không phải trống cà rừng nhé, trả lời: Muốn chồng, Muốn chồng.... học cao giàu hơn tụi bây.
    Lúc đó, bao trùm môn triết A,B, C đều do cha Luận, tuy cha đã làm Viện Trưởng ĐH Huế. Thầy của Thụy Khanh là cô Diệu Trang. Nếu Đập Đá lụt mà cô không đi dạy được thì cô phải ở phía Vỹ Dạ. Mà cái tên Diệu ...99% thuộc dòng Nguyễn Khoa. (Nói tầm bậy: trong phố nầy có người mang súng thuộc chi nầy).
    Nếu tui nhớ đủ, thì ở góc đường Thuận An và ngõ rẽ vô cầu Ông Thượng (kêu theo Nhiếp Chính Vương Tôn Thất Hân), có nhà ông Cả Bính, làm ty lục lộ (công chánh) . Nhà nầy nhiều cô và có hai anh em thầy Chỉnh (và Nghiêm?) nhào vô bợ hai cô. Tôi chưa bao giờ nghe Diệu Trang dạy triết, như vậy Thụy Khanh phải là tiểu muội của "bô hê miêng" ni hí.

    (mới thử màu mè ... cho nên post sau sẽ có bài về chuyện học triết).

  2. #22
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Quote Originally Posted by tonthattue View Post
    ....có nhà ông Cả Bính, làm ty lục lộ (công chánh) . Nhà nầy nhiều cô và có hai anh em thầy Chỉnh (và Nghiêm?) nhào vô bợ hai cô.
    Hình như là bà con rất gần với em đó anh Tuệ, nếu đúng vậy thì họ là vai chị.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  3. #23

    Yêu thương muôn loài và muôn tánh, Quỳnh Giao

    Quote Originally Posted by gun_ho View Post
    Hình như là bà con rất gần với em đó anh Tuệ, nếu đúng vậy thì họ là vai chị.
    @ gun_ho: Tôi không chắc ông Cả Bính thuộc hệ Nguyễn Khoa; nhưng nhà nầy nhiều con gái lắm. Thầy Chỉnh dạy tôi Hán Tự năm 1952, hình như về sau thầy đi Saigon học dược. Sau một thời gian vắng bóng thầy trở về Huế và vô nhà ông Cả. Ngoài đường thì thầy ngồi trong chiếc xe hơi Peugeot 203. Có giai thoại truyền khẩu rất nhanh ở Huế về chiếc xe tai họa nầy:
    chuyện kể rằng thầy lái chiếc xe xuống phía biển; đường Thuận An chật, thầy lái chậm. Chẳng may chiếc xe phía sau là của ông cố vấn miền Trung, bóp còi mà xe Peugeot không nhường; hôm sau thầy vô tù. Tôi không thể kiểm chứng chuyện nầy nhưng ông cố vấn có nhà nghỉ mát ở nơi phá trước khi qua bãi cát; ai cũng thấy ông cố vấn mặc áo bà ba lụa, đội nón colonial, và chỉ đi xe jeep bầu (gọi theo hình của nắp máy) mà thôi. Bên sau có chiếc jeep thứ hai. Dân quen lái xe nhà hay xe đò đều bằng mọi cách nhường cho yếu nhân đi qua.

    @ toàn làng, toàn xóm: bên dưới là một tạp bút của Quỳnh Giao chuyển đến tôi bởi một niên trường kèm theo một nhận xét về triết học nhân khi QG nói về thái độ thờ ơ của học sinh môn triết. Có lẽ trích từ một tập san Phật Giáo vì có hoa sen (phố nầy không nhận paste). Mục post kế tiếp, tôi sẽ xin có ý kiến. Đặc Trưng cũ có nhiều bài viết vế âm nhạc của ca sĩ gốc Vỹ Dạ nầy. QG có thể như Diệu Trang không dám lên phố khi Đập Đá ngập nước.

    Yêu thương muôn loài và muôn tánh
    Tạp ghi Quỳnh Giao

    Khi còn bé, vào lớp học môn Triết, người viết không thấy vui bằng vào chùa, hoặc học nhạc hay... ở nhà!
    Quỳnh Giao không hiểu sao và cho đến giờ này vẫn chưa hiểu (!)lý do nào mà học trò trung học lại phải ngồi nghe hàng giờ một số ý kiến về luận lý học, tâm ý hay luân lý học của môn Triết. Thầy cô thì cố gắng nhồi nhét vào đầu lũ trẻ những tư tưởng của mấy ông Bergson hay Descartes xa lạ nào đó, trong khi học trò ngơ ngáo nhìn ra cửa sổ, hay lén chuyền cho nhau mấy hột ô mai!
    Chỉ vì sau đó, qua giờ văn chương thì lại được lôi vào một thế giới khác.
    Thế giới của những cụ Nguyễn Du với thân phận nàng Kiều hay chuyện “tài mệnh tương đố,” trong khi hai cụ Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát thì cãi nhau về cái lẽ xuất và xử, nên tìm công danh hay nên hưởng nhàn? Ít ra thì mấy tác giả này cũng... nói tiếng Việt, chỉ lâu lâu mới pha câu chữ Hán như “cầm chính đạo để tịch tà cự bí - hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên”!
    Về đến nhà thì con bé lại lọt vào một cõi riêng, với người lớn từ u già đến bà ngoại lại nói về phép xử thế ngoài đời, “yêu nhau củ ấu cũng tròn,” hoặc “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”... Ngơ ngác hỏi thì thấy lờ mờ như nghe từ ông Kant, Bergson hay Descartes nào đó ở trong lớp. Rằng chúng ta có bị ngoại cảnh chi phối và nếu không khéo thì học thói xấu của người khác.
    “Chọn bạn mà chơi” trở thành chân lý, nhưng vì con nít không biết chọn nên nhiều khi cha mẹ chọn giùm. Con bé đó hay ăn quà, thằng bé này ưa nói dối, đứa nhỏ kia thì cứ liếm mép cả ngày!
    Lớn lên một chút và vào bậc đại học thì càng hoang mang hơn khi đoán là các ông thầy Triết ngày xưa phải dùng sách Tây. Vì vậy, các ông phải đánh vật với hai cuốn từ điển Ðào Duy Anh để xem chữ này chữ kia của Pháp thì nên dịch thế nào sang tiếng Việt. Mà thường thì là những tiếng Hán Việt cho nên mới phải có hai cuốn.
    Lúc ấy thì mới thấy thông cảm hơn với các tác giả đời xưa khi các cụ viết câu “nhân sinh hào kiệt bất ưng hư - muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng.” Cũng là chữ Hán-Việt, với hàm ý là trời sinh người tài thì hay bắt trui rèn bằng nghịch cảnh gian nan, để sau này sẽ có lúc dùng! Ðấy là cách giải thích chuyện tài và mệnh, hoặc “chữ tài liền với chữ tai một vần.”
    Tuy nhiên, “tài” với “tai” thì cái nào đi trước? Vì bị nhiều tai ách mà trở thành người tài, hay vì có tài nên cứ hay gặp chuyện tai ngược do một ông Xanh nào đó trên trời ganh ghét mà giáng lên đầu mình?
    Ngẫm lại thì có thể đoán ra vì sao mà nhiều người phát điên! Nhưng chưa hết đâu.
    Vì lũ trẻ sắp trưởng thành lại được giới thiệu với một ông Phờ-rớt nào đó về sau lại được gọi lại là ông Phờ-roi, tức là cha đẻ của môn tâm phân học mà có người khác dịch là phân tâm học! Ðó là Sigmund Freud, khi thì đọc theo kiểu Tây, khi đọc theo kiểu Anh.
    Chỉ biết rằng ông cụ này dạy ta là loài người bị chi phối bởi những động lực chìm sâu trong vô thức. Mãnh liệt nhất là những động lực sinh dục. Hóa ra, chẳng có Ông Xanh hay Bà Nguyệt nào đó trên trời mà là những bản năng bẩm sinh từ khi oe oe chào đời đã khiến chúng ta nói thế này làm thế nọ!
    Nhiều ông bà viết văn đã đào sâu vào cõi vô thức hay tiềm thức ấy mà sáng tác khiến chúng ta phát khùng vì những truyện con trai yêu mẹ mà có manh tâm giết cha... Truyện như thế mới là tân kỳ chứ?
    May là vào ngay thời kỳ hoang mang cùng cực đó, nhiều ông khác lại chỉ ra con đường giải thoát của ông Suzuki qua cuốn Thiền tông! Vô minh cả đấy! Không thật đâu!
    Vì thế, đã có một thời mà Sài Gòn năm xưa của chúng ta có ông Freud đứng bên này đường mà chỉ. Bên kia lại có ông Suzuki giơ ngón tay chỏ ra hướng khác, lên tận mặt trăng. Ở giữa là một lớp người ra dáng trí thức vì nhìn sự đời từ một cõi thăm thẳm nào đó rất cao xa. Vào trong chùa thì lại nghe câu “Nam Mô A Di Ðà Phật,” “tứ đại giai không” và thầy giảng là không có vô minh mà chẳng có chuyện hết vô minh, “vô vô minh - vô vô minh tận”!
    Bây giờ, khi mọi chuyện đã lắng, đến lượt chúng ta nhìn lớp trẻ và những trằn trọc của chúng.
    Nói như Phạm Duy trong bài “Kỷ Niệm”: xin đi lại từ đầu...
    Trẻ thơ tất nhiên là bị ngoại cảnh chi phối, nhưng nội tâm cũng có vấn đề hay câu hỏi. Ngoại cảnh khiến chúng càng có nhiều câu hỏi hơn và đôi khi dẫn đến phản ứng mà người lớn không biết nếu không để ý tìm hiểu. Nội tâm của chúng không chỉ có những động lực mờ ám của dục tính và ngoại cảnh cũng chẳng là cha mẹ anh chị em. Ngoại cảnh ấy là bạn bè, trường lớp, truyền hình hay cả trăm trò chơi game và ngàn truyện hoang đường.
    Trong thế giới đó đứa trẻ muốn được yêu thương nên sẵn sàng nhường cơm xẻ áo với chúng bạn. Khi ấy, chúng ta thấy là một đứa bé dễ thương. Nhưng cũng đứa trẻ này lại muốn lôi kéo sự chú ý của người khác và đôi khi có phản ứng ganh ghét kèn cựa để được cưng chiều nhất. Giữa tính hòa nhã và lối tai ngược, chúng ta đã mường tượng ra sự đấu tranh giữa thiện và ác, vị tha hay vị kỷ.
    Thế rồi khi thấy khó dung hòa được hai ước muốn trái ngược, là có nhiều bạn nhất lớp hoặc là đứa giỏi giang ngang ngạnh nhất trường, đứa trẻ có khi lại chọn con đường thứ ba. Ðó là lủi thủi lui về với con búp bê, ngồi chơi một mình. Chúng nói và hát như Văn Cao, “ta ca trái đất còn riêng ta”!
    Khi đứa trẻ cứ phải một mình lòng vòng giữa ba ngả đường, mà hình như ngả nào cũng quy vào cái “ngã,” chúng rất cần đến sự dẫn dắt của người thân ở chung quanh. Trường hợp cực đoan nhất là khi chúng không thể dung hòa được cả ba đòi hỏi tâm lý ấy thì chúng ta có vấn đề!
    Quỳnh Giao bỗng dưng bàn lẩn thẩn như vậy vì trời mưa nghe lại một bài “Ðạo Ca,” lời Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy và hòa âm của Hồ Ðăng Tín.
    Nghe lại câu “yêu muôn loài và muôn tánh... mai sau chẳng sống một mình.”
    Sống một mình có thể là một cảnh ngộ xã hội hay gia đình mà cũng là một hoàn cảnh tâm lý. Nhưng cách mình yêu người, và cả chúng sinh muôn tánh, có khi là cách sống hạnh phúc. Hơn là chỉ chú ý để thỏa mãn những đòi hỏi thâm sâu mà ông Freud nói đến, hoặc chuyện cao xa như ông Suzuki chỉ ra.
    __._,_.___

  4. #24

    yêu thương muôn loài (tiếp theo)

    (tiếp theo post #23)

    Lời ghi của một cựu giáo sư triết
    TÔI KHÔNG LẤY LÀM LẠ TÁC GIẢ BÀI VIẾT NẦY "không hiểu sao và cho đến giờ này vẫn chưa hiểu (!)lý do nào mà học trò trung học lại phải ngồi nghe hàng giờ một số ý kiến về luận lý học, tâm lý hay luân lý học của môn Triết".
    LÝ DO NÀNG THÍCH ĂN Ô MAI, THÍCH CHO RUNG CẢM CỦA DÒNG NHẠC RÀO RẠT TRONG TÂM HỒN MÌNH HƠN...CŨNG TỐT THÔI!
    TIẾC THAY, VÌ DO ĐÓ CÓ THỂ NÀNG THIẾU MẤT CHIỀU KÍCH LUẬN LÝ CỦA TƯ DUY!
    CÁI MÀ NÀNG CÓ THỂ THIẾU TRẦM TRỌNG HƠN LÀ VÀI KHÍA CẠNH TINH TÚY CỦA TÂM TRẠNG CON NGƯỜI (MÔN TÂM LÝ HỌC) CÓ THỂ ĐƯA TỚI SỰ NGỘ NHẬN ĐẠO ĐỨC HỌC (TRIẾT LÝ ĐẠO ĐỨC) VỚI "LUÂN LÝ" GIÁO KHOA THƯ!
    LẠM BÀN VÀI PHÁT CHO VUI, NHƯNG VẪN TÔN TRỌNG SỰ LỰA CHỌN CỦA TÁC GIẢ CŨNG NHƯ NHỮNG SUY NGHĨ CỦA TÁC GIẢ TRONG BÀI VIẾT, MỘT BÀI VIẾT RẤT HAY...

    Ý kiến ngắn của người gởi
    Theo nhận xét trên, Quỳnh Giao mất tầm cở của lý luận tư duy. Nhà mô phạm nầy lo ngại rằng QG mất cái tinh túy của tâm lý học, làm cho nàng NGỘ NHẬN ĐẠO ĐỨC HỌC (TRIẾT LÝ ĐẠO ĐỨC) VỚI "LUÂN LÝ" GIÁO KHOA THƯ!.
    Tôi không hiểu sự liên hệ giữa tâm lý học và đạo đức học và tôi không hiểu sự phân biệt giữa đạo đức học và cái gọi "luân lý giáo khoa thư".
    Đạo Đức Học (la morale) là một trong bốn phần triết học dạy ở trung học; ít nhất cho đến 1959, hai ban A và B chỉ học đạo đức học và luận lý học, còn C thì thêm tâm lý học và siêu hình học. Bốn phần nầy, học sinh có thể học theo bốn cuốn sách Morale, Logique, Psycholgie, Métaphysique của Foulqué hoặc thoải mái hơn thì mua Tâm Lý Học, Siêu Hình Học, Luận Lý Học và Luân Lý Học của cha Luận, rất "song song" sánh đôi với bốn cuốn tiếng tây, như hai người tình đi bên nhau trên bờ sông Hương.
    Về nhận xét "ngộ nhận" nói trên, cần nói rõ, còn không thì lại ngộ nhận chồng lên ngộ nhận. Luân lý trong luân lý giáo khoa thư là những chỉ bảo về lối sống, có tính chất thực dụng, có tính cách tương đối như Pascal đã nói: Buồn cười thay cái chân lý bị bao quanh bởi một dòng sông; sự thật bên nầy là cái giả dối bên kia núi Pyrenee. Huỳnh Thúc Kháng cũng gọi cách hành sử trong đời sống là luân lý để phân biệt với đạo lý. Nhà cách mạng nầy không chê trách luân lý tuy nhấn mạnh tính cách tương đối, ông ca ngợi tính cách phổ quát của đạo lý. Cho có vẻ sách vở, hình nhi thượng và hình nhi hạ sống theo hai thế ẩn hiện.
    Chủ trương cắt đôi đạo đức học và cái luân lý tầm thường cần suy nghĩ lại. Việc nầy cũng giống như Phong Hóa Ngày Nay chê bai anh lý trưởng xấu xa cùng lúc đập phá định chế xã ấp, một định chế văn minh có trước sự tự trị tiểu bang và thành phố mà người Hoa Kỳ rất hãnh diện. Cách thức thi hành hiếu thảo trong Nhị Thập Tứ Hiếu đáng chê không hợp thời nhưng tinh thần hiếu thảo không nên tiêu hủy, nhất là không nên tiêu hủy để điền khuyết bằng hiếu với lãnh tụ, thương đến mười mà tình thương cho cha mẹ không được một, còn gì phi nhân hơn. Một tiểu bang Canada hiện có luật buộc con cái phải lo cho cha mẹ già yếu.
    Có người đã chê Khổng Học chỉ ở bình diện cõi người và khen Phật Giáo lên đến tầm mức tâm linh.
    Họ nói Khổng chỉ lo những vấn đề như quân quân thần thần phụ phụ tử tử. Lối ấy rất phiến diện. Khổng Tử không đề cập đến những câu hỏi siêu hình vì kính nhi viễn chi. Nào có khác chi khi có cả một cuốn kinh dày trong đó Phật bảo đệ tử đừng nói mấy thứ ấy. Khi có mũi tên độc bắn vào người, lo mà chạy thuốc, đừng hỏi vì sao, ai bắn, bắn thuốc độc gì, cung nỏ ai chế ra; tên độc là tham sân si dìm người trong biển khổ. Những lời khuyên của Phật chẳng khác chi Khổng Tử, có những lời khuyên đúng cho lúc đó mà bây giờ không hợp nữa. Phật luôn dùng tục đế để thuyết giảng chân đế.
    Phương pháp phân tích, nhị nguyên của tây phương đưa các khía cạnh của một tổng thể xa rời nhau trong lúc chúng thật sự chỉ là những thế ẩn hiện. Luân lý trong giáo khoa thư nằm trong tục đế, nằm trong cái nhìn của Pascal nhưng con người làm ra nó, con người sẽ thích ứng với sự đổi thay. Cái cao siêu của đạo đức học còn khó tiếp nhận bởi học sinh tú tài như QG, huống hồ mấy đứa con nít. Nhưng xã hội cần có những đứa con nít biết tôn trọng người lớn yêu thương đồng loại. Thương người như thể thương thân. Bài học đó đã được thi hào Phạm Thiên Thư tô nết điểm trang thành duyên dáng: yêu thương muôn loài muôn tánh ... mai sau chẳng sống một mình.
    QG không nói đạo ca số mấy, tên gì. Nhưng nếu không nhầm là trong bài gì đó nói về tiếng ru của mẹ, có câu chí lý: Câu ru mạch sống đông phương, con ơi mẹ là thượng đế cho con nguyên lý cuộc đời.
    Nguyên lý đơn sơ, chưa cần Foulqué với cuốn Morale.
    Ý kiến của giáo sư chỉ đưa hai vấn đề khác nhau trong phương pháp phân tách ở nhà trường. Phật nói: kinh đại thừa phương đẳng vừa là thuốc bổ, vừa là thuốc độc.
    Bài học của thầy sẽ là thuốc bổ nếu học sinh lấy cái thâm sâu của đạo lý để nuôi các hành vi luân lý hằng ngày.
    Bài học của thấy sẽ là thuốc độc nếu học sinh nói rằng cái luân lý giáo khoa thư là đồ bỏ, không dính líu cái cao siêu của đạo đức học; cho nên cậu ta sẽ rất triết mà: - buổi sáng áo mão trịnh trọng thuyết giảng từ Pythagore, xuống đến Tagore, lên đến Đạt Lai Lạc Ma, trở về Bergson; - buổi tối thì đục hàng rào qua lối xóm ngó nghé vô giường người.
    Thuốc độc hay thuốc bổ không từ thầy giáo, không từ ông Phật. Mỗi người tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, chánh kiến hay tà kiến do mình mà ra.
    tôn thất tuệ

    tiếp: vị niên trưởng nầy đã viết thêm sau khi đọc bài tham luận trên đây:

    CHỮ MORALE THƯỜNG BỊ NGỘ NHẬN LÀ''GIẢNG" MORALE!
    CHO NÊN, TÔI ÍT KHI DÙNG CHỮ MORALE, MÀ THÍCH DÙNG CHỮ PHILOSOPHIE MORALE. BỞI VÌ ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ GIẢNG MORALE MÀ LÀ REMISE EN QUESTION DE LA MORALE CONVENTIONNELLE!(TINH THẦN TRIẾT HỌC LUÔN LÀ UNE REMISE EN QUESTION): LA VRAIE MORALE SE MOQUE DE LA MORALE! (PASCAL)...
    RẤT NHIỀU BẬN VÀI VỊ GS ĐẠI HỌC "UYÊN THÂM" (nhất là các thượng tọa) ĐÒI DẠY TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG Ở TRUNG HỌC. TÔI GÓP Ý LÀ TRIẾT ĐÔNG CHỈ CÓ THỂ DẠY Ở BẬC ĐẠI HỌC. Ở TRUNG HỌC, MÌNH CHỈ MUỐN TẬP CHO HỌC SINH CÁCH LÝ LUẬN TRIẾT HỌC (KHÁC HƠN CÁCH BIỆN LUẬN VĂN CHƯƠNG). QUÍ NGÀI NẦY KÍCH BÁC THÈME THƯỢNG ĐẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH. TÔI GÓP Ý THƯỢNG ĐẾ LÀ UNE QUESTION, UN PROBLÈME PHLILOSOPHIQUE DẪN TỚI MỘT CHỌN LỰA: HỮU THẦN HAY VÔ THẦN. CHỨ KHÔNG PHẢI THƯỢNG ĐẾ LÀ "CHÚA" CỦA THIÊN CHÚA GIÁO, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ "PHẬT" CỦA PHẬT GIÁO...
    TÔI KHÔNG CÓ Ý ĐI SÂU VÀO CHUYỆN DỄ GÂY NGỘ NHẬN NẦY.

  5. #25
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by tonthattue View Post
    Hồi học QH, mỗi lần Đập Đá bị ngập nước là tk được nghỉ giờ Triết vì nhà cô Diệu Trang,
    [INDENT=2]giáo sư Triết ở vùng này.

    Dear Thụy Khanh,
    Tôi không biết Đồng Khánh có đệ nhất hay không và nếu có thì không biết từ lúc mô. Tôi rời QH 1959, khi nớ con gái đệ nhất học chung với gà trống chưa thiến là tụi tui. Tuy chưa thiến nhưng không kè được ai, vì mấy mợ mới xong tú tài bán thì nhìn lên trời mà thôi. QH tụi tui lúc mô cũng nhờ tiếng chuông nhắn ĐK: Muốn chi? muôn chi?. ĐK dùng trống, trống thiệt chứ không phải trống cà rừng nhé, trả lời: Muốn chồng, Muốn chồng.... học cao giàu hơn tụi bây.
    Lúc đó, bao trùm môn triết A,B, C đều do cha Luận, tuy cha đã làm Viện Trưởng ĐH Huế. Thầy của Thụy Khanh là cô Diệu Trang. Nếu Đập Đá lụt mà cô không đi dạy được thì cô phải ở phía Vỹ Dạ. Mà cái tên Diệu ...99% thuộc dòng Nguyễn Khoa. (Nói tầm bậy: trong phố nầy có người mang súng thuộc chi nầy).
    Nếu tui nhớ đủ, thì ở góc đường Thuận An và ngõ rẽ vô cầu Ông Thượng (kêu theo Nhiếp Chính Vương Tôn Thất Hân), có nhà ông Cả Bính, làm ty lục lộ (công chánh) . Nhà nầy nhiều cô và có hai anh em thầy Chỉnh (và Nghiêm?) nhào vô bợ hai cô. Tôi chưa bao giờ nghe Diệu Trang dạy triết, như vậy Thụy Khanh phải là tiểu muội của "bô hê miêng" ni hí.

    (mới thử màu mè ... cho nên post sau sẽ có bài về chuyện học triết).

    Chào anh Tuệ,
    Không ngờ câu chuyện với Hương Trầm làm bận lòng anh.
    Dạ GS dạy Triết của tk tên là Tôn nữ Diệu Trang, vợ thầy HDL, GS Toán QH.
    Cô Diệu Trang xinh lắm, phục sức trang nhã, trong lớp đi giày kêu cốp cốp và
    phụ trách các lớp A và C.

    Mấy anh học trò không dám phá, sợ cô khóc. Chừng nào cô giảng thao thao bất tuyệt,
    sợ phải học nhiều là mấy ảnh truyền lệnh cho anh ngồi sau khều vai tôi và yêu cầu đặt
    câu hỏi để cô giảng chậm lại.
    Vậy mà tôi cũng nghe lời, dơ tay xin hỏi, thiệt tình!

    Niên khóa 62-63 là năm chót trường QH có nữ sinh ở lớp đệ nhất anh à. Sau đó trường
    Đồng Khánh có lớp đệ nhất và ai học trường nấy.
    Anh nói: tiểu muội của "bô hê miêng" là gì, tôi không hiểu.
    Nói về Đập Đá, tôi chỉ biết tới chỗ có mấy quán bánh bèo và chả tôm thôi thưa anh, chưa qua
    đến Vỹ Dạ, bữa trước phải hỏi Gun.


    Đêm văn nghệ nhân ngày truyền thống 26/12/62 của trường QH
    Last edited by thuykhanh; 12-01-2011 at 01:24 PM.

  6. #26
    Nam cho Trầm là cho theo kiểu "hoa quả" cúng Phật ấy mà. Rồi vật vẫn hoàn lại chủ, không mất chút nào. Chữ ký của quý khách nếu hào-phóng thì kẻ hèn nầy xin thọ lãnh! Không dám xin vì sợ mang tiếng tham-lam. Mà quả là Trầm tham thiệt. Không tham sao thấy mấy nhánh cam của TK, mở miệng xin liền?
    Trầm là con mán trong rừng chân ướt chân ráo mới vào thành ... phố. Đường xá chưa quen nói chi dùng hình này nọ. Chỉ ngắm thôi.
    Tánh Trầm dể lắm, không hay lý-sự đâu. Bức hình Mưa trên sông Hương hay lắm, có phải Nam mới chụp không? Năm rồi về Huế, nhìn sông Hương mà thương muốn khóc. Nam biết tại sao không? Vì họ cho xáng hút cát từ lòng sông, thêm vào đó dân vạn đò lặn vớt rong bán cho người nuôi heo. Đi đò ngược lên Tuần, nước sông Hương đục ngầu vì nạn chặt cây trên rừng. Màu xanh của giòng sông từng làm dân Huế hãnh-diện rồi một ngày không xa sẽ không còn!

    _ Góc ơi, Làm cái gì mà gấp quá vậy, ghé nhà chưa kịp hỏi câu nào đã ù té chạy. Sợ trễ máy bay hả?
    Cám-ơn tất cả các bạn đã ghé thăm. Cám-ơn anh Gun_Ho nữa.

    H.Trầm
    Last edited by Hương-Trầm; 12-01-2011 at 02:05 PM.

  7. #27

    trường cũ

    Chào anh Tuệ,

    Dạ GS dạy Triết của tk tên là Tôn nữ Diệu Trang, vợ thầy HDL, GS Toán QH.

    Anh nói: tiểu muội của "bô hê miêng" là gì, tôi không hiểu.


    Thụy Khanh,

    1. Bô hê miêng là bohémien một chữ mang ý nghĩa lãng du trong đời sống xã hội hay trong tâm tưởng. Thesaurus.com ghi cho một loạt chữ đồng nghĩa từ tốt đến xấu. May nhờ câu hỏi của TK, tôi mới tra cứu và biết chữ nầy không dính líu đến vương quốc Bohème (Bohemia) xưa cũ nay trong lãnh thổ Tiệp.
    Vương quốc nầy nằm trong vùng Đông Âu có những nhóm thiểu số không có chỗ ở nhất định và hay ca hát vui chơi; cái tên gần tổng quát là gypsy. Họ không phải du mục hay du canh (nomade).
    TK trích thiếu chữ "ni" trong "bô hê miêng ni", chính tôi là kẻ lãng du. Có bài hát rất lâu: đoàn người tưng bừng về trong cơn gió; hồn như đám mây trắng phất phơ, giang hồ không bờ không bến đẹp như kíp bô he mieng. Thầy dạy nhạc cùa tôi ở đệ thất 1952, ông Nguyễn Hữu Ba không cho hát phần có mấy chữ "kíp bo hê miêng" vì là ngoại ngữ, mà ngoại ngữ thiếu vì "kíp" thay cho chữ hai âm là équipe.
    TK ra trường 1963 thì thuộc khóa sau nên tôi gọi là tiểu muội cho có vẻ Kim Dung.

    2. May mà tôi viết 99% các cô có tền Diệu thuộc dòng Nguyễn Khoa. 1% an toàn nầy đúng vào cô Tôn Nữ Diệu Trang. Thầy HDL, nếu là Hồng Dũ Lưu thì cũng có cô vợ tên Trang. Thầy Lưu về Huế cùng với một số giáo sư tốt nghiệp sư phạm Saigon, cái nhóm được xem như những hạt bắp nở tung đẹp đẽ sáng rực trong xứ Huế im lìm; và cũng trong xứ ấy nhiều người dành cho các thầy sự quý mến mà họ đã dành cho cựu sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm Pháp (Ecole Normale Superieure) tức là mấy ông normaliens viết sách giáo khoa.
    Thầy Lưu dạy lý hóa đệ nhị C của tôi. Nhà thầy Lưu ở giữa nhà ông cả Bính tôi nói kỳ trước và Đập Đá. Hình như thầy có cô em là Chi Điền mà bọn tôi cứ chọc là Chi Điên. Nói huyên thuyên chút nữa. Theo một bài nói về nhà văn Cung Giũ Nguyên, nhánh "Cung" ở Nha Trang nầy xuất phát từ đại tộc họ Hồng người Minh Hương Huế. Thầy Lưu còn có người em là Hồng Dũ Trân, trưởng ban hợp ca của QH.
    Tôi nhận ra cha Cao Văn Luận ngồi hàng ghế đầu trong tấm ảnh TK đưa lên.
    Last edited by tonthattue; 12-01-2011 at 05:31 PM.

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    [QUOTE=tonthattue;18301
    . Có bài hát rất lâu: đoàn người tưng bừng về trong cơn gió; hồn như đám mây trắng phất phơ, giang hồ không bờ không bến đẹp như kíp bô he mieng. Thầy dạy nhạc cùa tôi ở đệ thất 1952, ông Nguyễn Hữu Ba không cho hát phần có mấy chữ "kíp bo hê miêng" vì là ngoại ngữ, mà ngoại ngữ thiếu vì "kíp" thay cho chữ hai âm là équipe..[/QUOTE]



    ......Anh Tuệ ,được anh giảng dậy bây giờ tôi mới hiểu rõ về lối sống của dân " bo hê miêng " chứ từ hồi còn ở ngoài Bắc , tôi cứ nghêu ngao câu hát ....giang hồ không bờ không bến đẹp như Kiếp Bố Hê Miêng...và tưởng tượng đến kiếp sống du mục rày đây mai đó...
    Đang chờ nghe tiếp về mấy O Huế.....

  9. #29
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by Hương-Trầm View Post
    T.Khanh mở hàng thật đắt địa. Cám-ơn TK lần nữa nè (hôm nào cho Trầm xin mấy nhánh cam đi).
    Mấy nhánh cam Trầm muốn đây nè, cam này mọc lẹ lắm, đừng lo!


  10. #30
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603


    - H.Trầm tuy chân ướt chân ráo nhưng đã viết nhiều hơn tôi rồi đó!

    Tôi có thấy họ làm cái gì ở sông nhưng lúc đó tưởng là họ đang vét bùn?
    HT cho xem hình chụp ở Huế đi.


    - thuykhanh ơi! Hồi đó chưa có cầu Vỹ Dạ sao?

    Last edited by nam2010; 12-02-2011 at 02:19 AM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:48 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh