Register
Page 1 of 20 12311 ... LastLast
Results 1 to 10 of 199
  1. #1
    Lotus
    Guest

    Kinh tế CHXHCNVN

    Các chỉ sô´kinh tê´

    Vietnam's economic indicators

    Fri Aug 26, 2011 4:40pm IST

    HANOI, Aug 26 (Reuters) - Vietnam's economic indicators

    2011 2010 2009

    OVERSEAS REMITTANCES, in billions of dollars
    8.45 8.0 6.24

    Nguyên bài trong :

    http://in.reuters.com/article/2011/0...7JQ1Y120110826

    Ghi thêm lơì dịch :

    TRADE DEFICIT : Thâm hụt thương mại

    OVERSEAS REMITTANCES : Kiêù hôí

    FOREIGN CURRENCY RESERVES : Dự trữ ngoại hôí

    FOREIGN DEBT : Nợ nươc´ ngoài



    Kiều hối về Việt Nam khoảng $8 tỉ năm 2011


    Wednesday, November 02, 2011 612 PM

    ...

    Theo VNExpress, số ngoại tệ của người Việt ở hải ngoại gửi về nước ước lượng khoảng 8.5 tỉ đô trong năm 2011, nhiều hơn năm rồi 500 triệu đô. Số tiền này gần bằng một phần tư ngân sách chế độ CSVN.

    Phúc trình của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam được VNExpress trích dẫn cho biết “kiều hối” gửi về Việt Nam trong năm nay trung bình khoảng 2.5 tỉ đô mỗi quý. Số “kiều hối” trong ba tháng đệ nhị tam cá nguyệt có giảm một ít nhưng cũng không dưới 2 tỉ đô....

    Chính quyền Hà Nội cho rằng khoản “kiều hối” tăng liên tiếp những năm gần đây được coi là nguồn bổ túc quan trọng giúp cân bằng cán cân mậu dịch và bù đắp khoản dự trữ ngoại hối của Việt Nam bị thiếu hụt.

    Cũng theo Ngân Hàng Thế Giới thì người Việt ở hải ngoại bắt đầu gửi “kiều hối” về Việt Nam từ năm 1991 và “kiều hối” riêng năm này đạt khoảng 35 triệu đô. Số tiền này tăng dần hàng năm.

    Số “kiều hối” của năm 1992 tăng gần gấp 4 lần của năm 1991, lên tới 136.6 triệu đô. Chỉ có năm 2009, số kiều hối sụt mạnh sau những con số gia tăng dần đều theo kiểu “năm sau cao hơn năm trước,” còn khoảng 6.2 tỉ đô, sụt 12.8% so với năm 2008.

    Theo một nguồn tin khác từ các viên chức lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ thì kiều hối là một “nguồn lực quý giá, mang về số ngoại tệ mạnh cho Việt Nam mà không một nguồn nào sánh nổi về sự hữu hiệu.”

    Các cán bộ này cho rằng ngoại tệ thu được từ các ngành xuất cảng hàng hóa còn tốn hao chi phí vận chuyển, chịu thuế, quảng cáo... còn kiều hối thì không mất phí tổn nào cả....

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm.../?a=139441&z=2




    Thứ hai 17 Tháng Mười 2011

    Nợ công của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng ngại

    Theo các số liệu do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP. Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt “báo động đỏ” (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. “

    Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, thì nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng nhanh của nợ công Việt Nam là dấu hiệu đáng ngại:

    “Tôi nghĩ là nợ công của Việt Nam trong thời gian qua tăng rất là nhanh. Đấy là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tất nhiên là một nước đang phát triển như thế này thì cần đi vay nợ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng rất tiếc là ở Việt Nam, vấn đề là đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào vốn. Cho nên, giữ được một mức tăng trưởng tương đối như những năm vừa qua, Việt Nam đã cần rất nhiều vốn và chính vì thế nợ công tăng nhiều. Chi ngân sách cũng tăng lên nhiều.

    Nếu xét về cơ cấu cho đến bây giờ, khả năng trả nợ của Việt Nam, với những khoản vay dài hạn như thế, chưa có vấn đề gì. Nhưng nếu cứ để tiếp tục như thế này và đầu tư vẫn kém hiệu quả, trong tương lai Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề.

    Bản thân khái niệm thế nào là an toàn cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nói rằng nợ công dưới 60% GDP là an toàn, thì tôi không nghĩ là như vậy. Bởi vì tỷ lệ nợ công có thể thấp hơn mức đó mà không có khả năng trả nợ, tức là có khả năng vỡ nợ, thì như thế là không an toàn. Còn cho dù nó có lên tới 80% GDP mà có khả năng trả nợ thì cũng không sao. Tức là phải xét khả năng trả nợ, bởi vì những khoản vay là có thời hạn. Nếu đó là thời hạn ngắn, lãi suất cao và mỗi năm phải trả nợ lãi và một phần vốn, mà nguồn thu lại không đủ để trả các khoản đó thì thật là gay go. Không xem xét kỹ thì khó có thể đánh giá thế nào là an toàn, thế nào là không an toàn.

    Với tình trạng nợ công gia tăng nhanh như vậy, đó là một lời cảnh báo rất nghiêm túc đối với chính phủ là phải hết sức thận trọng với nợ công....

    Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ý rằng nợ công của Việt Nam chỉ là nợ của chính phủ, trong khi theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN ), nhất là ở Việt Nam nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên càng không được loại nó ra khỏi nợ công.

    Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải phân biệt rạch ròi giữa nợ của chính phủ với nợ của các doanh nghiệp:

    “Theo quan điểm riêng của tôi, doanh nghiệp là doanh nghiệp, bất luận nó thuộc sở hữu nào. Vay mà không trả được, đó là chuyện của kinh doanh với nhau. Doanh nghiệp đó có thể là phải phá sản, phải bị bán đi, hoặc làm cách nào đó để trả nợ. Tất nhiên, những khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước mà được Bộ Tài chính bảo lãnh thì là thuộc nghĩa vụ của chính phủ. Nói chung, đều cần phải lưu ý đến cả hai khoản này. Nếu giải quyết theo như đề nghị của các tổ chức quốc tế, tức là tính cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, thì có thể là nợ công còn cao hơn nữa.

    Nếu tính các khoản vay của ngân hàng Việt Nam và của ngoại quốc thì con số có thể lên rất cao. Còn nếu tính toàn bộ nợ của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, những khoản do Nhà nước bảo lãnh, những khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, thì tỷ lệ không còn là năm mươi mấy phần trăm GDP nữa."

    Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nợ công của Việt Nam hiện có nhiều rủi ro: “ Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết “tảng băng chìm” này, thì cũng không thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai.”

    Đối với tiến sĩ Trần Quang A, để giảm được nợ công thì trước hết phải nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công:

    “ Phải rất cẩn trọng với đầu tư công và phải tìm cách nâng cao hiệu quả của nó lên. Có những khoản chắc chắn là Nhà nước phải đầu tư, nhưng có những khoản có thể để cho tư nhân làm được, nên để cho tư nhân nào.

    Không còn cách nào khác là phải rất minh bạch trong các khoản đầu tư, trong các khoản vay mượn, thường xuyên cung cấp thông tin, thì lúc đó mới có thể góp ý để có một chính sách phù hợp hơn.

    Rất tiếc là người ta có thông báo đã cắt giảm được 10 ngàn tỷ đầu tư công. Đấy là con số thống kê hay con số thực thì chưa rõ. Nhưng thực tế là đầu tư công, đầu tư về ngân sách năm nay tăng khoảng sáu bảy chục ngàn tỷ đồng. Trong khi thu ngân sách thì tăng hơn năm ngoái 80 ngàn tỷ.

    Tình hình khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của các hộ gia đình, với tình hình lạm phát như thế này, mà nguồn thu vẫn tăng lên đến như vậy, thì đấy không phải là một thành tích, mà là một điều rất dở. Đáng lẽ phải giảm nguồn thu đó đi, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách và giảm nguồn chi tiêu, thì lúc đó người ta buộc phải giảm chi tiêu công.

    Ở Việt Nam còn có một vấn đề nữa, mà có lẽ cũng gần giống như ở Trung Quốc, tức là chi tiêu công có phần của chính phủ trung ương và phần của các chính phủ địa phương. Có lẽ phải xem xét lại việc phân cấp như thế nào để làm sao có thể kiểm soát được, chứ nếu không, 61 tỉnh thành mà đều nợ tùm lum thì rất là nguy hiểm. Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương thường là cao hơn trung ương ( con số chi tiết thì tôi không nhớ rõ).

    Việc phân cấp phải rõ ràng những phần nào là của địa phương và những phần nào là của trung ương. Hiện nay, rất nhiều dự án đều do địa phương làm chủ đầu tư, nhưng một số dự án đó lẽ ra phải là do chính phủ trung ương làm chủ, để có thể điều phối cả một vùng, một khu vực nào đấy. Không thể để cho mỗi địa phương làm theo kiểu của mình, phục vụ cho lợi ích riêng.

    Đó là những căn bệnh đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng muốn xây sân bay, trong khi chỉ cách nhau chưa tới 100 cây số! Làm như thế thì thật vô cùng lãng phí. Tôi nghĩ việc phân cấp như thế là đúng rồi. Nhưng phân cấp cái gì, phân cấp như thế nào, đó là vấn đề lớn cần phải xem xét lại.”... Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh : “ Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công”. Chuyên gia kinh tế này cho biết, theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30% !

    Mặt khác, ông Bùi Kiến Thành lưu ý là báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp cho thấy là 30% doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản và 50% doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông đặt câu hỏi: “ Nếu tình hình kinh tế đình đốn như thế này thì lấy đâu ra nguồn thu để trả nợ công?”

    Trong khi đó nhiều tập đoàn Nhà nước lại đang trong tình trạng báo động về nợ. Tờ Dân Trí, số ra tháng 9 vừa qua, có trích dẫn dự thảo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về tình hình 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này. Kết quả cho thấy là chỉ trong 8 tháng đầu năm, nhiều đơn vị đã lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Vinashin, Petrolimex… Đứng đầu là EVN nợ gần 11,7 nghìn tỷ đồng.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...cach-dang-ngai

    Thứ Ba, 18 tháng 10 2011

    VN nâng số liệu về thâm hụt thương mại trong tháng 9 lên 1,5 tỷ đôla

    Việt Nam đã điều chỉnh lại số liệu về cán cân thương mại trong tháng 9 với khoản thâm hụt thương mại ở mức 1,5 tỷ đôla theo như số liệu mới được Tổng Cục Hải quan công bố cuối ngày hôm qua.

    Hồi tháng trước, Tổng Cục Thống kê Việt Nam ước tính mức thâm hụt thương mại trong tháng 9 chỉ vào khoảng 1 tỷ đôla.

    Hãng tin tài chính Dow Jones cho hay xuất khẩu trong tháng 9 đã được điều chỉnh xuống còn 7,94 tỷ đôla so với con số 8,30 tỷ đôla trước đó, trong khi nhập khẩu được điều chỉnh lên thành 9,44 tỷ đôla so với con số 9,30 tỷ đôla.

    Xuất khẩu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 đã tăng 34,9% so với năm ngoái, đạt 69,73 tỷ đôla, trong khi nhập khẩu tăng 27,7% lên 77,32 tỷ đôla.

    Với số liệu mới này, tổng mức thâm hụt thương mại của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2011 ở mức 7,59 tỷ đôla.


    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...132047028.html


    Thứ ba 25 Tháng Mười 2011

    Vỡ nợ dây chuyền từ tín dụng đen ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục


    Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.
    Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Không chỉ riêng ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội mà cả ở các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh … Đặc biệt là tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ người vay bỏ trốn với số nợ hàng trăm tỉ. Còn tại Sài Gòn, cách đây khoảng hai tuần cũng rúng động về vụ một phụ nữ và đồng bọn lừa đảo số tiền được cho là lên đến 2.800 tỉ đồng, trong đó có doanh nghiệp bị mất đến hàng trăm tỉ !

    Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, thường được gọi là "tín dụng đen", rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.

    Trong tình hình nền kinh tế đang chững lại, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán xuống dốc, ngân hàng siết chặt tín dụng, nhiều người đã phải xoay sở vay bên ngoài bằng bất cứ giá nào. Không chỉ các cá nhân, những người buôn bán nhỏ, mà thậm chí các ngân hàng nhỏ thiếu vốn có khi cũng phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất đến 40%/năm cho các khoản vay kỳ hạn một tháng.

    Nhưng không chỉ những người cần tiền chi xài, kinh doanh, người đầu tư mạo hiểm chẳng may bị thua lỗ phải xoay món vay khác để trả, mà còn có những người khi vay đã có mục đích lừa đảo ngay từ đầu.

    Các chuyên gia nước ngoài vẫn lo ngại là nợ xấu của Việt Nam có thể cao hơn con số chính thức. Theo báo chí Việt Nam, thì đến cuối tháng 8/2011, dư nợ cho vay của các ngân hàng là 2.389 ngàn tỉ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 76 ngàn tỉ, và tỉ lệ nợ xấu tăng liên tục từ đầu năm đến nay. Dù tổng nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng nợ có nguy cơ mất vốn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, đến trên 49%. Vì vậy, thời điểm cuối năm nay, khi nhu cầu về vốn tăng lên thì hệ thống ngân hàng thương mại có thể vấp phải vấn đề thanh khoản, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Cơ quan thẩm định tài chính Fitch, cách đây không lâu, đã nhận định, các ngân hàng Việt Nam - có mức độ tín nhiệm thấp trong khu vực - cần phải tăng vốn. Trong bối cảnh đó, nếu còn tiếp tục xảy ra hàng loạt các vụ vỡ nợ, nền kinh tế có thể sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt vào dịp cuối năm.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...con-tiep-tuc-0


    .

  2. #2
    Lotus
    Guest
    Tập đoàn Việt Nam Vinashin bị Hà Lan khởi kiện đòi nợ




    Nợ của Vinashin lên tới 4,4 tỷ đô la, tương đương 4,5% GDP (DR)


    Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty con tại Việt Nam vừa bị công ty tài chính Elliott của Hà Lan, một trong số các chủ nợ của Vinashin khởi kiện tại tòa án Luân Đôn. Đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đô la Mỹ mà Vinashin vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, trong đó khoản trả lần đầu 60 triệu đô la đã đáo hạn hồi tháng 12 nhưng Vinashin chưa thể thanh toán.

    Tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin hiện mắc nợ khoảng 4 tỷ đô la. Nhiều khoản nợ của tập đoàn đã đến hạn trả nợ, hiện tại chính phủ đang cố gắng tìm giải pháp khắc phục hậu quả mà trước mắt là giãn nợ và tiếp đó là tiến hành tái cơ cấu tập đoàn.

    Việc công ty Elliott đưa Vinashin và các công ty con ra tòa án ở nước ngoài phân xử nợ nần có thể trở thành tiền lệ đề các chủ nợ khác của Vinashin làm theo. Những vụ kiện như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch tái cơ cấu nhằm vực dậy một tập đoàn nhà nước đã gần như phá sản. Từ Luân Đôn thông tín viên Lê Hải tóm lược lại sự việc :

    Cuối cùng tập đoàn tài chính Elliott của Hà Lan đã quyết định đưa vụ việc ra tòa án Anh quốc và đánh động dư luận quốc tế. Hiện tại, theo nguyên tắc thì tòa không thể thông báo gì nhều hơn là chuyện xác nhận đã nhận đơn và thông báo số hồ sơ, mà trong trường hợp này là 11-1296. Vụ việc được nộp lên tòa cao (High Court) của nước Anh, và được phân việc cho một trong ba cơ quan của tòa này tên là Queen's Bench, nơi có trách nhiệm phân xử các tranh chấp quốc tế trong đó có công ước La-Hay về thương mại và dân sự.

    Về mặt nguyên tắc thì bên đơn là công ty ở Hà Lan và bị đơn là công ty ở Việt Nam có thể dàn xếp tại tòa hay trọng tài kinh tế ở một trong hai nước đó. Tuy nhiên đa số các hợp đồng kinh tế tại Việt Nam đều lấy mẫu nội dung có một điều khoản qui định là trong điều kiện tranh chấp thì sẽ sử dụng văn bản tiếng Anh và theo các qui định quốc tế, cho nên bên đơn có thể đã dùng quyền lợi đó để nộp hồ sơ ra tòa án nước Anh.

    Vụ việc này chắc chắn có lợi thế cho Elliott vì họ có chi nhánh ở Anh và thủ tục kiện tụng ở đây không phải là điều lạ lẫm, trong khi phía Việt Nam và đặc biệt là chính phủ Việt Nam hầu như không có kinh nghiệm về định chế tài phán kinh tế ở Anh hay của Anh đối với các tranh chấp quốc tế. Trước mắt là các công ty Việt Nam sẽ phải tốn nhiều tiền cho hệ thống luật sư và chi phí tòa án tại Luân Đôn, mà mức giá khởi đầu có thể là vài chục ngàn USD, lên đến vài trăm ngàn USD cho một vụ trung bình, tính ra là một khoản tiền vô cùng lớn tại Việt Nam, nơi những người dân nghèo đóng thuế vào ngân sách không chỉ để cho các tập đoàn như Vinashin vỡ nợ, mà cả chi phí trả nợ như trong vụ việc này nữa. Việc tòa Thượng thẩm của Anh nhận hồ sơ này sẽ mở đường cho nhiều công ty khác trên thế giới cân nhắc đến phương án này khi đòi nợ Việt Nam.

    Riêng tổng số nợ của Vinashin đã lên đến gần 4 tỷ USD. Tin từ tòa cho biết vụ kiện do tập đoàn luật quôc tế Bingham McCutchen [4] đảm trách, và giới thạo tin nói rằng ban đầu Elliott rủ các chủ nợ khác cùng kiện nhưng sau lại không cho các chủ nợ khác cùng đứng tên bên đơn, có thể là sợ nếu số tiền lên cao quá thì lại càng khó đòi. Theo qui định phân nhánh Queen's Bench của tòa Thượng thẩm ở Anh phân xử các vụ tranh chấp tiền bạc có trị giá từ 15.000 bảng Anh trở lên. Giới thạo tin trên trang Debwire nói các chủ nợ khác của Vinashin nay quay sang nghiên cứu trường hợp nếu Elliott đòi được số tiền nợ 600 triệu USD Mỹ hoặc một phần số tiền đó thì họ có thể khởi kiện luôn ở tòa này để yêu cầu Elliott chia bớt một ít tiền đòi được hay không. Nếu như vậy thì vụ án Vinashi ở London sẽ còn tiếp tục kéo dài.

    Trước mắt, nội dung hồ sơ chưa được các bên công bố. Tòa giữ kín, tập đoàn Elliott chưa bình luận, và 22 công ty Việt Nam bị kiện mà đứng đầu là Vinashin và trên đó là chính phủ Việt Nam chưa tỏ thái độ gì. Thế nhưng Elliott có vẻ như đã đi trước một bước và có lợi thế cả trên báo chí quốc tế lẫn báo chí tiếng Việt ở London. Gần 1 tháng trước họ đã có tin trên tờ nhật báo tài chính thuộc loại lớn nhất thế giới là tờ Financial Times, với nội dung chi tiết do hãng tin chuyên về nợ là Debwire.com cung cấp. Nay tiếp tục là bản tin tiếng Việt của đài BBC vào ngày hôm qua, nhưng thông tin hầu hết là lược lại từ bài báo vừa kể trên Financial Times.

    Khu vực tòa Thượng thẩm ở Luân Đôn cũng là nơi chuyên xử các vụ việc nổi tiếng và luôn tập trung nhiều báo chí quốc tế, cho nên câu chuyện này ít nhiều sẽ được các phóng viên từ đủ mọi nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Món nợ 600 triệu USD của Vinashin không phải là số tiền lớn đối với ngân sách và quĩ kinh doanh của chính phủ Việt Nam, nhưng kể cả nếu vụ việc được dàn xếp ngoài tòa thì trước mắt tiếng xấu về các tập đoàn nhà nước tại Việt Nam và bê bối trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã sang đến Luân Đôn, một trong những trung tâm tài chính lớn của toàn châu Âu và thế giới.

    Có vẻ như Hà Nội muốn đi theo hướng này vì bài báo từ tháng trước trên tờ Financial Times nói rằng họ nhận được tin về ý định kiện tụng của Elliott từ các nguồn tin ở ngay tại Hà Nội. Nhận định của giới chuyên gia tài chính cũng cho rằng quyết định khởi kiện của Elliott sẽ làm tiêu tan kế hoạch tái cơ cấu để giãn nợ của chính phủ Việt Nam mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đưa ra gần đây.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...oi-kien-doi-no



    Hệ thống ngân hàng VN có tính rủi ro cao nhất.

    S&P xếp hạng từ "nhóm 1" (rủi ro thấp nhất) đến "nhóm 10" (rủi ro cao nhất).


    TEXT-S&P: BICRA on Vietnam revised to Group '10' from Group '9'

    Wed Nov 9, 2011 6:02am EST

    On Nov. 9, 2011, Standard & Poor's Ratings Services revised its Banking Industry Country Risk Assessment (BICRA) on Vietnam to group '10' from group '9'. It has also revised the economic risk score to '10' from '9'. In addition, it has assigned an industry risk score of '8'.

    ...They range from group '1', (the lowest risk) to group '10' (the highest risk). ...Our economic risk score of '10' for Vietnam reflects "very high risk" assessments on economic resilience and economic imbalances, and an "extremely high" credit risk in the economy....

    Nguyên bài trong :

    http://www.reuters.com/article/2011/...LA880420111109

  3. #3
    Lotus
    Guest
    Báo Wallstreet, ân´ bản trong German, ngày 14.11.2011 :


    Nhiêù nỗ lực trong vô vọng

    Thật là một sự thất vọng khi mà nói chuyện cổ phiếu Việt Nam.

    Cổ phiêú Việt Nam tụt xuống dần


    Các bảng chỉ số FTSE trong EUR của Việt Nam thâý đáng sợ. Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam không đơm hoa kết trái. Trong khi môi trường kinh tế chung quanh ở Châu Á thì thịnh vượng ...


    FTSE Vietnam EUR Index in EUR, 01.01.06 – 14.11.11




    http://www.wallstreet-online.de/nach...-muehe-umsonst

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    giãn nợ, tái cơ cấu.
    Chiêu này "Ngụy hơn năm xị". Bọn phương Tây là dân "tư bản không phụ sản", chuyên cho vay lãi nặng. Giật nợ của chúng "hơi khó" nhé. Hay là khai phá sản rồi chạy sang ôm mông "thiên triều" lạnh như tiền trơ như đá cẩm thạch, có cơ hội thế chân thêm vài các thác Bản Giốc nữa (chỗ này có vị đăng đắng ))). Chứ hốt bên đây "giãn" sang bên kia câu giờ cũng rứa. Petro VN chỉ mới ký khai thác thăm dò dầu khí thôi, biết khi nào mới có lợi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Dạo ấy Lúa nước ta vừa được gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (Đúp lờ Vê Tê Ô) thì ai cũng nhẩy lên câng cẩng tưởng là béo bở lắm.

  6. #6
    Lotus
    Guest
    Giới vận tải đường biển đang bàn về việc những thùng vận tải có gắn máy lạnh (refrigerated containers) tự dưng bị nổ tung. Các vụ nổ đã làm thiệt mạng hai ngươì tại Việt Nam và một tại Brazil. Các thùng vận tải này được cho là đều bắt đầu hoặc từng cập cảng Việt Nam trước khi có sự cố.

    Theo điều tra ban đầu thì có thể là hợp chất làm lạnh đã bị đánh tráo với loại có chất lượng không đúng tiêu chuẩn, dẫn đến dễ bị nổ khi tiếp xúc với dầu hoặc không khí.

    Những tổ chức công đoàn bốc dỡ tại một số bến cảng miền Tây Hoa Kỳ như Seattle, Tacoma, Oakland... đã từ chối bốc dỡ những chiếc tàu nào có chứa những thùng này. Hãng vận tải đường biển APL cũng đã tuyên bố tạm dưng việc bảo trì các thùng vận tải tại Việt Nam và đưa việc sửa chữa sang những nước khác.
    The longshoreman are refusing to move any containers at certain terminals because they say refrigerated containers that were improperly serviced in Vietnam have already exploded in Vietnam, China, and Brazil. Some of those containers have been found in Oakland and other West Coast ports.

    http://www.globalpost.com/dispatches...ainers-vietnam

    http://abclocal.go.com/kgo/story?sec...bay&id=8413677

    As a precaution, APL said it has suspended reefer maintenance work in Vietnam. It will send boxes to other locations for repairs. It has taken out of service all 103 boxes that underwent refrigeration system repairs in Vietnam during 2011.

    http://logisticsweek.com/ocean/2011/...er-fleet-safe/

  7. #7
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Có nhẽ tại Việt kiều rủ nhau về nước đông quá nên nhu cầu cần máy lạnh đã kịch trần, dẫn đến tình trạng phải cung ứng vật liệu một cách sáng tạo và táo bạo chăng?

  8. #8
    Lotus
    Guest
    Không. Các bản thông tin trong post trên liên quan các thùng hàng containers vận chuyển hàng đông lạnh từ CHXHCNVN hay là đã ghé cảng CHXHCNVN và dễ nổ tung.
    Last edited by Lotus; 11-18-2011 at 08:13 AM.

  9. #9
    Lotus
    Guest
    Vietnam has a return rate of just 5% compared to Thailand’s whopping 50%.

    http://www.economist.com/blogs/asiav...rism_promotion
    Last edited by Lotus; 02-03-2012 at 01:14 PM. Reason: Ghi chú

  10. #10
    Lotus
    Guest
    Thứ Sáu, 18 tháng 11 2011

    Việt Nam hô hào tăng cường thương mại biên giới với Trung Quốc


    Việt Nam hô hào cho việc tăng cường hoạt động thương mại biên giới với Trung Quốc.

    Theo tin của Tân Hoa Xã, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú đã kêu gọi như vậy hôm thứ 6 tại một cuộc hội nghị qui tụ các đại diện của 7 tỉnh miền bắc giáp với Trung Quốc.


    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...134113923.html

    10 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc hơn 11 tỷ USD .

    Riêng trong tháng 10, chi 2,133 tỷ USD nhập khẩu hàng từ Trung Quốc (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái) -> nhập siêu từ Trung Quốc trong tháng 10 đạt gần 1,147 tỷ USD.

    Tính chung 10 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc là 11,015 tỷ USD, tăng khoảng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 134% tổng giá trị nhập siêu cả nước trong 10 tháng đầu năm 2011.


    Vietnam's trade deficit with China touches over $11b in Jan-Oct
    18-NOV-2011
    ... Vietnam spent $2.133 billion on imports of goods from China in October, rising 22 percent on year....

    Thus, in October, Vietnam's trade deficit from China was nearly $1.147 billion, rising 3.4 percent on year....

    Therefore, Vietnam's trade gap from China in Jan-October was $11.015 billion, up 4.5 percent from the same period last year and equaling to 134 percent of the country's total trade deficit in Jan-October

    http://www.intellasia.net/news/artic...11347778.shtml

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:25 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh