Register
Page 2 of 20 FirstFirst 123412 ... LastLast
Results 11 to 20 of 199
  1. #11
    Lotus
    Guest
    Lũ lụt ở Thái Lan không mang lại cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam

    Trong hai năm qua, trong khi rất nhiều nhà sản xuất ô tô trên thế giới phải đối mặt với khó khăn và đã phải cơ cấu lại hoạt động của họ, Thái Lan vẫn có thể thu hút hàng tỷ đô la đa giá trị của đầu tư nước ngoài đổ vào các dự án xe. Các chuyên gia nói rằng Việt Nam vẫn không thể cạnh tranh với Thái Lan về sự linh hoạt và sức hấp dẫn của các chính sách áp dụng cho sản xuất...


    Floods in Thailand do not bring opportunities to Vietnam’s auto industry

    ...In the last two years, while a lot of automobile manufacturers in the world faced difficulties and had to restructure their operation, Thailand still could attract multi billions dollars worth of foreign investment which poured into the projects to making clean and green vehicles.
    The expert said that Vietnam still cannot compete with Thailand in terms of the flexibility and the attractiveness of the policies applied to foreign manufacturers. ...

    http://vietnambusiness.asia/floods-i...auto-industry/

  2. #12
    Lotus
    Guest
    Nhập siêu với Trung Quốc ngày càng lớn


    Tổng Bí thư VN muốn thúc đẩy quan hệ thương mại với tỉnh Quảng Đông

    ...Theo báo chí Việt Nam, Tổng Bí thư Việt Nam cũng hứa rằng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có các doanh nghiệp Quảng Đông đầu tư, làm ăn tại Việt Nam..

    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...131856708.html


    Nhập siêu với Trung Quốc ngày càng lớn

    Thứ tư, 25 Tháng 5 2011

    Con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã lên đến 4 tỉ đô la Mỹ trong bốn tháng đầu năm nay...

    Với những bước đi như thế từ Trung Quốc, việc Việt Nam bị chìm trong “cái hố” nhập siêu là điều khó tránh. Vì vậy, dự báo nhập siêu từ Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng khoảng hơn 20% so với năm trước, tức tăng thêm hơn 2 tỉ đô la nữa (năm 2010 nhập siêu với Trung Quốc 12,7 tỉ đô la).

    http://nhipcauviet.vn/xuat-nhap-khau...-ngay-cang-lon
    http://www.uni-bros.com/vn/news.php/.../id=8860/cid=4


    Các nước ASEAN khác thì xuất siêu, bán nhiêù hàng qua Trung Quốc :

    Ba quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đã nỗ lực vươn lên để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây.

    Trong đó, Malaysia sớm thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990 với kim ngạch xuất khẩu 852 triệu Đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này (thập kỷ 1990 tăng bình quân 20,46%/năm, trong khi xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung chỉ tăng 12,80%/năm), cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2008 đã đạt 34,644 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 17,36% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của Malaysia.

    Tương tự, Thái Lan tuy cũng thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu nhưng với xuất phát điểm chỉ là 386 triệu Đô la Mỹ, cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Thái Lan chỉ đứng thứ ba với 23,245 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 13,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.

    Khác với hai quốc gia nói trên, từ xuất phát điểm chỉ là 90 triệu Đô la Mỹ năm 1990, gần hai thập kỷ vừa qua Philippines đã dồn mọi sức lực để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu như nhịp độ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thập kỷ 1990 chỉ mới cao gấp đôi so với nhịp độ tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung (33,98%/năm so với 16,65%/năm), thì tám năm gần đây các tỷ lệ này là 39%/năm và 3,6%/năm. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của Philippines chỉ riêng sang thị trường Trung Quốc đã đạt 23,363 tỉ Đô la Mỹ, chiếm tới 47,66% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.


    http://vneconomy.vn/2010083111051432...u-hang-xom.htm
    Last edited by Lotus; 02-16-2013 at 04:16 AM. Reason: Bổ sung

  3. #13
    Lotus
    Guest
    Nợ công của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng ngại

    Theo các số liệu do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.

    Đối với chính phủ Hà Nội, nợ công Việt Nam hiện vẫn ở trong mức an toàn, bởi vì chưa vượt qua mức 60% GDP, vốn được một số nhà kinh tế xem là mức giới hạn an toàn.

    Vào đầu tháng 8/2011, hãng định mức tín nhiệm Fitch đã loan báo giữ nguyên mức tín nhiệm nợ công dài hạn của Việt Nam ở hạng B+, nhưng cảnh báo là mức hạng này có thể hạ xuống nếu chính phủ Việt Nam không tiếp tục kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ, kềm chế lạm phát và tái lập sự tín nhiệm vào tiền đồng. Nhất là theo hãng Fitch, những vấn đề trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng là một nguồn rủi ro so với mức hạng tín nhiệm nợ công của Việt Nam.

    Hiện giờ, tuy nợ công của Việt Nam đúng là vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng nhìn lại những năm gần đây, món nợ công này đã tăng nhanh một cách đáng ngại, khoảng 25% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2011, tức là trung bình tăng 5% mỗi năm. ( Số liệu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: nợ công 2007:33,8% GDP, 2008: 36,2% GDP, 2009: 41,9%, 2010: 56,7% GDP và 2011 dự báo 58,7% GDP ). Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sách của Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc chính phủ phải vay nợ thêm, cho nên nợ nần sẽ chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con.

    Ấy là chưa kể, do Việt Nam nay được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, cho nên điều kiện vay nợ nước ngoài kể từ nay khó khăn hơn, tức là chính phủ phải vay với lãi suất cao hơn, chứ không còn được hưởng những lãi suất ưu đãi như trước đây.

    Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt “báo động đỏ” (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. “

    Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, thì nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng nhanh của nợ công Việt Nam là dấu hiệu đáng ngại:

    “Tôi nghĩ là nợ công của Việt Nam trong thời gian qua tăng rất là nhanh. Đấy là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tất nhiên là một nước đang phát triển như thế này thì cần đi vay nợ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng rất tiếc là ở Việt Nam, vấn đề là đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào vốn. Cho nên, giữ được một mức tăng trưởng tương đối như những năm vừa qua, Việt Nam đã cần rất nhiều vốn và chính vì thế nợ công tăng nhiều. Chi ngân sách cũng tăng lên nhiều.

    Nếu xét về cơ cấu cho đến bây giờ, khả năng trả nợ của Việt Nam, với những khoản vay dài hạn như thế, chưa có vấn đề gì. Nhưng nếu cứ để tiếp tục như thế này và đầu tư vẫn kém hiệu quả, trong tương lai Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề.

    Bản thân khái niệm thế nào là an toàn cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nói rằng nợ công dưới 60% GDP là an toàn, thì tôi không nghĩ là như vậy. Bởi vì tỷ lệ nợ công có thể thấp hơn mức đó mà không có khả năng trả nợ, tức là có khả năng vỡ nợ, thì như thế là không an toàn. Còn cho dù nó có lên tới 80% GDP mà có khả năng trả nợ thì cũng không sao. Tức là phải xét khả năng trả nợ, bởi vì những khoản vay là có thời hạn. Nếu đó là thời hạn ngắn, lãi suất cao và mỗi năm phải trả nợ lãi và một phần vốn, mà nguồn thu lại không đủ để trả các khoản đó thì thật là gay go. Không xem xét kỹ thì khó có thể đánh giá thế nào là an toàn, thế nào là không an toàn.

    Với tình trạng nợ công gia tăng nhanh như vậy, đó là một lời cảnh báo rất nghiêm túc đối với chính phủ là phải hết sức thận trọng với nợ công. Trong bối cảnh mà Hy Lạp, rồi Ý bị hạ mức tín nhiệm và nợ của chính phủ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đang lan sang hệ thống ngân hàng, chính phủ Việt Nam càng cần phải lưu ý."

    Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ý rằng nợ công của Việt Nam chỉ là nợ của chính phủ, trong khi theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN ), nhất là ở Việt Nam nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên càng không được loại nó ra khỏi nợ công.

    Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải phân biệt rạch ròi giữa nợ của chính phủ với nợ của các doanh nghiệp:

    “Theo quan điểm riêng của tôi, doanh nghiệp là doanh nghiệp, bất luận nó thuộc sở hữu nào. Vay mà không trả được, đó là chuyện của kinh doanh với nhau. Doanh nghiệp đó có thể là phải phá sản, phải bị bán đi, hoặc làm cách nào đó để trả nợ. Tất nhiên, những khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước mà được Bộ Tài chính bảo lãnh thì là thuộc nghĩa vụ của chính phủ. Nói chung, đều cần phải lưu ý đến cả hai khoản này. Nếu giải quyết theo như đề nghị của các tổ chức quốc tế, tức là tính cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, thì có thể là nợ công còn cao hơn nữa.

    Nếu tính các khoản vay của ngân hàng Việt Nam và của ngoại quốc thì con số có thể lên rất cao. Còn nếu tính toàn bộ nợ của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, những khoản do Nhà nước bảo lãnh, những khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, thì tỷ lệ không còn là năm mươi mấy phần trăm GDP nữa."

    Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nợ công của Việt Nam hiện có nhiều rủi ro: “ Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết “tảng băng chìm” này, thì cũng không thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai.”

    Đối với tiến sĩ Trần Quang A, để giảm được nợ công thì trước hết phải nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công:

    “ Phải rất cẩn trọng với đầu tư công và phải tìm cách nâng cao hiệu quả của nó lên. Có những khoản chắc chắn là Nhà nước phải đầu tư, nhưng có những khoản có thể để cho tư nhân làm được, nên để cho tư nhân nào.

    Không còn cách nào khác là phải rất minh bạch trong các khoản đầu tư, trong các khoản vay mượn, thường xuyên cung cấp thông tin, thì lúc đó mới có thể góp ý để có một chính sách phù hợp hơn.

    Rất tiếc là người ta có thông báo đã cắt giảm được 10 ngàn tỷ đầu tư công. Đấy là con số thống kê hay con số thực thì chưa rõ. Nhưng thực tế là đầu tư công, đầu tư về ngân sách năm nay tăng khoảng sáu bảy chục ngàn tỷ đồng. Trong khi thu ngân sách thì tăng hơn năm ngoái 80 ngàn tỷ.

    Tình hình khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của các hộ gia đình, với tình hình lạm phát như thế này, mà nguồn thu vẫn tăng lên đến như vậy, thì đấy không phải là một thành tích, mà là một điều rất dở. Đáng lẽ phải giảm nguồn thu đó đi, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách và giảm nguồn chi tiêu, thì lúc đó người ta buộc phải giảm chi tiêu công.

    Ở Việt Nam còn có một vấn đề nữa, mà có lẽ cũng gần giống như ở Trung Quốc, tức là chi tiêu công có phần của chính phủ trung ương và phần của các chính phủ địa phương. Có lẽ phải xem xét lại việc phân cấp như thế nào để làm sao có thể kiểm soát được, chứ nếu không, 61 tỉnh thành mà đều nợ tùm lum thì rất là nguy hiểm. Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương thường là cao hơn trung ương ( con số chi tiết thì tôi không nhớ rõ).

    Việc phân cấp phải rõ ràng những phần nào là của địa phương và những phần nào là của trung ương. Hiện nay, rất nhiều dự án đều do địa phương làm chủ đầu tư, nhưng một số dự án đó lẽ ra phải là do chính phủ trung ương làm chủ, để có thể điều phối cả một vùng, một khu vực nào đấy. Không thể để cho mỗi địa phương làm theo kiểu của mình, phục vụ cho lợi ích riêng.

    Đó là những căn bệnh đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng muốn xây sân bay, trong khi chỉ cách nhau chưa tới 100 cây số! Làm như thế thì thật vô cùng lãng phí. Tôi nghĩ việc phân cấp như thế là đúng rồi. Nhưng phân cấp cái gì, phân cấp như thế nào, đó là vấn đề lớn cần phải xem xét lại.”... Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh : “ Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công”. Chuyên gia kinh tế này cho biết, theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30% !

    Mặt khác, ông Bùi Kiến Thành lưu ý là báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp cho thấy là 30% doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản và 50% doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông đặt câu hỏi: “ Nếu tình hình kinh tế đình đốn như thế này thì lấy đâu ra nguồn thu để trả nợ công?”

    Trong khi đó nhiều tập đoàn Nhà nước lại đang trong tình trạng báo động về nợ. Tờ Dân Trí, số ra tháng 9 vừa qua, có trích dẫn dự thảo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về tình hình 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này. Kết quả cho thấy là chỉ trong 8 tháng đầu năm, nhiều đơn vị đã lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Vinashin, Petrolimex… Đứng đầu là EVN nợ gần 11,7 nghìn tỷ đồng.

    Theo Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, một trong những nguyên nhân của tình trạng nợ nần này là một số doanh nghiệp đang thiếu vốn cho đầu tư phát triển ngành nghề kinh doanh chính, nhưng lại đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    Như vậy, trước mắt để giảm bớt tốc độ tăng của nợ công, một mặt Việt Nam phải cắt giảm đầu tư công và mặt khác phải cải thiện hiệu quả của các dự án đầu tư công, cũng như chỉnh đốn lại cung cách làm ăn của các doanh nghiệp Nhà nước.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...cach-dang-ngai

  4. #14
    Lotus
    Guest
    Vì sao chính phủ CHXHCNVN cần bang giao và hợp tác vơí Ấn Độ :

    Việt Nam là một trong những quốc gia có thâm hụt tài khóa cao nhất ở Đông Nam Á với khoản nợ công không ngừng tăng lên
    ...

    http://www.xaluan.com/modules.php?na...cle&sid=264239


    Theo ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của Quĩ Tiền Tệ Quốc tế tại Hà Nội, nếu so sánh với các nước trong khu vực châu Á, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

    Vietnam’s foreign-exchange reserves measured in relation to import coverage are lower than those of China, India, Indonesia, Malaysia, the Philippines, South Korea, Taiwan or Thailand, according to Benedict Bingham, the International Monetary Fund’s senior resident representative in Hanoi.

    http://www.bloomberg.co.jp/apps/news...d=arWFyR6WRJ1o
    http://www.intellasia.net/news/artic...11289395.shtml

    Kinh tế gia kỳ cựu Lê Đăng Doanh nhận xét: "Dự trữ ngoại tệ thấp như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm vì chỉ còn tương đương khoảng 5-6 tuần nhập khẩu, trong khi mức tối thiểu phải có là 12 tuần theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF".

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._reserve.shtml
    http://in.reuters.com/article/2011/0...71801X20110209


    Dự trữ ngoại hối đạt 2 tháng nhập khẩu

    Từ đầu năm, NHNN hầu như không bán ngoại tệ. ...

    dự trữ ngoại hối hiện bằng khoảng 8,5-9 tuần nhập khẩu, tức 2 tháng.


    http://dddn.com.vn/20110807080039402...-nhap-khau.htm

    Chuyên gia kinh tế cao cấp của Credit Agricole tại Hồng Kông cho biết, mức tăng trưởng dự trữ ngoại hối trong 2011 của Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan đạt 67 tỷ USD.

    India, Indonesia, Taiwan, Korea, Malaysia, the Philippines, Singapore and Thailand probably purchased $36 billion of foreign currencies in April alone, as their reserves surged by a record $67 billion
    , according to a May 17 report by Credit Agricole SA.

    http://www.bloomberg.com/news/2011-0...c-to-yuan.htmlhttp://www.businessweek.com/news/201...ures-hsbc.html

    Ấn Độ sẽ tăng cường cung cấp vốn ODA cho Việt Nam

    Bộ trưởng Tài chính 2 nước Việt - Ấn đã có buổi tiếp xúc nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang....Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ khẳng định Chính phủ nước này sẽ tăng cường cung cấp ODA cho Việt Nam, ngoài khoản 100 triệu USD vốn ODA đã được công bố tại cuộc Hội đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bên cạnh đó, Ấn Độ sẽ tích cực xem xét cung cấp thêm tín dụng cho Việt Nam...

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2...-cho-viet-nam/

  5. #15
    Lotus
    Guest

    Vỡ nợ dây chuyền từ tín dụng đen ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục


    Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.
    Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Không chỉ riêng ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội mà cả ở các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh … Đặc biệt là tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ người vay bỏ trốn với số nợ hàng trăm tỉ. Còn tại Sài Gòn, cách đây khoảng hai tuần cũng rúng động về vụ một phụ nữ và đồng bọn lừa đảo số tiền được cho là lên đến 2.800 tỉ đồng, trong đó có doanh nghiệp bị mất đến hàng trăm tỉ !

    Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, thường được gọi là "tín dụng đen", rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.

    Trong tình hình nền kinh tế đang chững lại, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán xuống dốc, ngân hàng siết chặt tín dụng, nhiều người đã phải xoay sở vay bên ngoài bằng bất cứ giá nào. Không chỉ các cá nhân, những người buôn bán nhỏ, mà thậm chí các ngân hàng nhỏ thiếu vốn có khi cũng phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất đến 40%/năm cho các khoản vay kỳ hạn một tháng.

    Nhưng không chỉ những người cần tiền chi xài, kinh doanh, người đầu tư mạo hiểm chẳng may bị thua lỗ phải xoay món vay khác để trả, mà còn có những người khi vay đã có mục đích lừa đảo ngay từ đầu.

    Các chuyên gia nước ngoài vẫn lo ngại là nợ xấu của Việt Nam có thể cao hơn con số chính thức. Theo báo chí Việt Nam, thì đến cuối tháng 8/2011, dư nợ cho vay của các ngân hàng là 2.389 ngàn tỉ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 76 ngàn tỉ, và tỉ lệ nợ xấu tăng liên tục từ đầu năm đến nay. Dù tổng nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng nợ có nguy cơ mất vốn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, đến trên 49%. Vì vậy, thời điểm cuối năm nay, khi nhu cầu về vốn tăng lên thì hệ thống ngân hàng thương mại có thể vấp phải vấn đề thanh khoản, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Cơ quan thẩm định tài chính Fitch, cách đây không lâu, đã nhận định, các ngân hàng Việt Nam - có mức độ tín nhiệm thấp trong khu vực - cần phải tăng vốn. Trong bối cảnh đó, nếu còn tiếp tục xảy ra hàng loạt các vụ vỡ nợ, nền kinh tế có thể sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt vào dịp cuối năm...

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...con-tiep-tuc-0

  6. #16
    Lotus
    Guest
    S&P xếp hạng từ "nhóm 1" (rủi ro thấp nhất) đến "nhóm 10" (rủi ro cao nhất).

    Hệ thống ngân hàng VN có tính rủi ro cao nhất.



    TEXT-S&P: BICRA on Vietnam revised to Group '10' from Group '9'

    On Nov. 9, 2011, Standard & Poor's Ratings Services revised its Banking Industry Country Risk Assessment (BICRA) on Vietnam to group '10' from group '9'. It has also revised the economic risk score to '10' from '9'. In addition, it has assigned an industry risk score of '8'.

    We have reviewed the banking sector of Vietnam under our updated BICRA methodology. The BICRA groups summarize our view of the risks that a bank operating within a particular country and banking industry faces relative to those in other banking industries. They range from group '1', (the lowest risk) to group '10' (the highest risk)...Our economic risk score of '10' for Vietnam reflects "very high risk" assessments on economic resilience and economic imbalances, and an "extremely high" credit risk in the economy....


    http://www.reuters.com/article/2011/...LA880420111109
    Last edited by Lotus; 01-21-2012 at 06:57 PM.

  7. #17
    Lotus
    Guest
    Tập đoàn Việt Nam Vinashin bị Hà Lan khởi kiện đòi nợ[


    Nợ của Vinashin lên tới 4,4 tỷ đô la, tương đương 4,5% GDP (DR)


    Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty con tại Việt Nam vừa bị công ty tài chính Elliott của Hà Lan, một trong số các chủ nợ của Vinashin khởi kiện tại tòa án Luân Đôn. Đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đô la Mỹ mà Vinashin vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, trong đó khoản trả lần đầu 60 triệu đô la đã đáo hạn hồi tháng 12 nhưng Vinashin chưa thể thanh toán.

    Tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin hiện mắc nợ khoảng 4 tỷ đô la. Nhiều khoản nợ của tập đoàn đã đến hạn trả nợ, hiện tại chính phủ đang cố gắng tìm giải pháp khắc phục hậu quả mà trước mắt là giãn nợ và tiếp đó là tiến hành tái cơ cấu tập đoàn.

    Việc công ty Elliott đưa Vinashin và các công ty con ra tòa án ở nước ngoài phân xử nợ nần có thể trở thành tiền lệ đề các chủ nợ khác của Vinashin làm theo. Những vụ kiện như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch tái cơ cấu nhằm vực dậy một tập đoàn nhà nước đã gần như phá sản. Từ Luân Đôn thông tín viên Lê Hải tóm lược lại sự việc :

    Cuối cùng tập đoàn tài chính Elliott của Hà Lan đã quyết định đưa vụ việc ra tòa án Anh quốc và đánh động dư luận quốc tế. Hiện tại, theo nguyên tắc thì tòa không thể thông báo gì nhều hơn là chuyện xác nhận đã nhận đơn và thông báo số hồ sơ, mà trong trường hợp này là 11-1296. Vụ việc được nộp lên tòa cao (High Court) của nước Anh, và được phân việc cho một trong ba cơ quan của tòa này tên là Queen's Bench, nơi có trách nhiệm phân xử các tranh chấp quốc tế trong đó có công ước La-Hay về thương mại và dân sự.

    Về mặt nguyên tắc thì bên đơn là công ty ở Hà Lan và bị đơn là công ty ở Việt Nam có thể dàn xếp tại tòa hay trọng tài kinh tế ở một trong hai nước đó. Tuy nhiên đa số các hợp đồng kinh tế tại Việt Nam đều lấy mẫu nội dung có một điều khoản qui định là trong điều kiện tranh chấp thì sẽ sử dụng văn bản tiếng Anh và theo các qui định quốc tế, cho nên bên đơn có thể đã dùng quyền lợi đó để nộp hồ sơ ra tòa án nước Anh.

    Vụ việc này chắc chắn có lợi thế cho Elliott vì họ có chi nhánh ở Anh và thủ tục kiện tụng ở đây không phải là điều lạ lẫm, trong khi phía Việt Nam và đặc biệt là chính phủ Việt Nam hầu như không có kinh nghiệm về định chế tài phán kinh tế ở Anh hay của Anh đối với các tranh chấp quốc tế. Trước mắt là các công ty Việt Nam sẽ phải tốn nhiều tiền cho hệ thống luật sư và chi phí tòa án tại Luân Đôn, mà mức giá khởi đầu có thể là vài chục ngàn USD, lên đến vài trăm ngàn USD cho một vụ trung bình, tính ra là một khoản tiền vô cùng lớn tại Việt Nam, nơi những người dân nghèo đóng thuế vào ngân sách không chỉ để cho các tập đoàn như Vinashin vỡ nợ, mà cả chi phí trả nợ như trong vụ việc này nữa. Việc tòa Thượng thẩm của Anh nhận hồ sơ này sẽ mở đường cho nhiều công ty khác trên thế giới cân nhắc đến phương án này khi đòi nợ Việt Nam.

    Riêng tổng số nợ của Vinashin đã lên đến gần 4 tỷ USD. Tin từ tòa cho biết vụ kiện do tập đoàn luật quôc tế Bingham McCutchen [4] đảm trách, và giới thạo tin nói rằng ban đầu Elliott rủ các chủ nợ khác cùng kiện nhưng sau lại không cho các chủ nợ khác cùng đứng tên bên đơn, có thể là sợ nếu số tiền lên cao quá thì lại càng khó đòi. Theo qui định phân nhánh Queen's Bench của tòa Thượng thẩm ở Anh phân xử các vụ tranh chấp tiền bạc có trị giá từ 15.000 bảng Anh trở lên. Giới thạo tin trên trang Debwire nói các chủ nợ khác của Vinashin nay quay sang nghiên cứu trường hợp nếu Elliott đòi được số tiền nợ 600 triệu USD Mỹ hoặc một phần số tiền đó thì họ có thể khởi kiện luôn ở tòa này để yêu cầu Elliott chia bớt một ít tiền đòi được hay không. Nếu như vậy thì vụ án Vinashi ở London sẽ còn tiếp tục kéo dài.

    Trước mắt, nội dung hồ sơ chưa được các bên công bố. Tòa giữ kín, tập đoàn Elliott chưa bình luận, và 22 công ty Việt Nam bị kiện mà đứng đầu là Vinashin và trên đó là chính phủ Việt Nam chưa tỏ thái độ gì. Thế nhưng Elliott có vẻ như đã đi trước một bước và có lợi thế cả trên báo chí quốc tế lẫn báo chí tiếng Việt ở London. Gần 1 tháng trước họ đã có tin trên tờ nhật báo tài chính thuộc loại lớn nhất thế giới là tờ Financial Times, với nội dung chi tiết do hãng tin chuyên về nợ là Debwire.com cung cấp. Nay tiếp tục là bản tin tiếng Việt của đài BBC vào ngày hôm qua, nhưng thông tin hầu hết là lược lại từ bài báo vừa kể trên Financial Times.

    Khu vực tòa Thượng thẩm ở Luân Đôn cũng là nơi chuyên xử các vụ việc nổi tiếng và luôn tập trung nhiều báo chí quốc tế, cho nên câu chuyện này ít nhiều sẽ được các phóng viên từ đủ mọi nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Món nợ 600 triệu USD của Vinashin không phải là số tiền lớn đối với ngân sách và quĩ kinh doanh của chính phủ Việt Nam, nhưng kể cả nếu vụ việc được dàn xếp ngoài tòa thì trước mắt tiếng xấu về các tập đoàn nhà nước tại Việt Nam và bê bối trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã sang đến Luân Đôn, một trong những trung tâm tài chính lớn của toàn châu Âu và thế giới.

    Có vẻ như Hà Nội muốn đi theo hướng này vì bài báo từ tháng trước trên tờ Financial Times nói rằng họ nhận được tin về ý định kiện tụng của Elliott từ các nguồn tin ở ngay tại Hà Nội. Nhận định của giới chuyên gia tài chính cũng cho rằng quyết định khởi kiện của Elliott sẽ làm tiêu tan kế hoạch tái cơ cấu để giãn nợ của chính phủ Việt Nam mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đưa ra gần đây.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...oi-kien-doi-no

  8. #18
    Lotus
    Guest
    Việt Nam mất sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại quốc

    Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam EuroCham cảnh báo: Việt Nam đang mất sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại quốc do các biện pháp hạn chế thương mại, luật lệ chồng chéo và kinh tế mất ổn định.

    Trong bản báo cáo thường niên về thương mại và đầu tư tại Việt Nam, được công bố ngày hôm nay, chủ tịch EuroCham, ông Alain Cany, nhận định : “Lòng tin của các nhà đầu tư châu Âu đối với Việt Nam bị giảm”. Theo ông, cách nay 5 năm, Việt Nam là một trong những nước ưu tiên đối với các nhà đầu tư ngoại quốc, nhưng giờ đây, họ quan tâm đến các quốc gia khác hơn, như Indonesia, nơi có một thị trường rộng lớn và có sức hấp dẫn hơn. Do vậy, theo chủ tịch EuroCham, “Việt Nam đang ở vào chân tường”.

    Bản báo cáo dày 284 trang đánh giá rằng Việt Nam đã có một số tiến bộ nhưng lại liên tục đưa ra những biện pháp ngăn cản thương mại phát triển. Ví dụ, hồi tháng Sáu vừa qua, chính phủ đưa ra một quy định mới, theo đó, các đồ uống có cồn, mỹ phẩm và điện thoại di động chỉ được phép nhập khẩu qua 3 cảng biển.EuroCham đưa ra một số khuyến nghị, kêu gọi Việt Nam tăng cường tôn trọng luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh chống tham nhũng.

    Theo giới quan sát, từ nhiều tháng qua, Việt Nam phải tập trung mọi nỗ lực để kiểm soát lạm phát hiện đang ở mức rất cao và giữ giá đồng tiền quốc gia. Bên cạnh những mất cân đối này, chính quyền đang phải đối phó với tình trạng mất lòng tin của các tác nhân kinh tế, đặc biệt là giới doanh nhân ngoại quốc.

    Việt Nam hy vọng đạt mức tăng trưởng 6% trong năm nay và phấn đấu có mức tăng trưởng từ 6% đến 6,5% trong năm tới.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...-tu-ngoai-quoc


    Theo bảng xếp hạng của Chỉ số quyền sở hữu quốc tế (International Property Rights Index) thì Việt Nam đứng thứ 81 (trên 129 nước được khảo sát), tệ hơn nhiều nước Đông Á khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia , Thái Lan .

    The International Property Rights Index (IPRI) is an international comparative study that measures the significance of both physical and intellectual property rights and their protection for economic well-being.

    http://www.internationalpropertyrigh...g/vietnam-c128

    http://www.internationalpropertyrightsindex.org/

  9. #19
    Lotus
    Guest
    Quỹ đầu tư Elliott Associates kiện Việt Nam ra Tòa

    Sau khi Elliott đang khởi kiện tập đoàn nhà nước công ty Vinashin trong Vương quốc Anh, thì nay khởi kiện ở toà án New York vì Vinashin đã không trả được món nợ cho vay hợp vốn 600 triệu USD .

    Những chủ nợ khác là Credit Suise Thụy Sĩ, Dublin-based Depfa Bank PLC (Irland), Malayan Banking Bhd.,...

    Sau khi không trả được các khoản cho vay trong tháng 12 năm 2010, Vinashin đã đề nghị được trả 35 cent trên mỗi đồng đô la cho những sở hữu trái phiếu. Elliott đang khởi kiện để đòi lại ngang bằng với giá trị đầu tư của mình.


    DECEMBER 12, 2011

    U.S. Hedge Fund Sues Vietnam's Vinashin


    U.S. hedge fund Elliott Advisers LP is suing Vietnamese state-run shipbuilder Vinashin in the U.K. High Court, according to a filing seen by The Wall Street Journal.

    Vinashin defaulted on a $600 million syndicated loan last December, when the first repayment of $60 million was due. Other investors in the loan, which was arranged by Credit Suisse AG in 2007, include Dublin-based Depfa Bank PLC and Malayan Banking Bhd., as well as Credit Suisse...


    Wall Street Journal

    http://online.wsj.com/article/SB1000...137615996.html


    * December 12, 2011, 8:44 AM ET

    Hedge Fund Elliott Associates Takes Vietnam to Court


    New York hedge fund Elliott Associates LP is challenging another sovereign in court. This time it’s Vietnam’s state-owned shipbuilder Vinashin.

    Elliott is suing troubled Vinashin in the U.K. for defaulting on a US$600 million syndicated loan that originally had the Vietnamese government’s backing. After defaulting on the loan in December 2010, Vinashin offered repayment of 35 cents on the dollar to bondholders, according to a person familiar with the matter. Elliott is suing for nothing less than par value of its investment....

    http://blogs.wsj.com/deals/2011/12/1...tnam-to-court/

  10. #20
    Lotus
    Guest
    Trước đây CHXHCNVN đã từng mượn mà không trả được nợ :

    Vietnam is one of only two communist countries--the Democratic People's Republic of Korea (North Korea) is the other- -to default on its international debts
    ....

    http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-14688.html

    Bắt thang lên hỏi ông trời, lâý tiền cho Đảng mâý đơì lâý lui ....

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:44 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh