Register
Page 22 of 42 FirstFirst ... 12202122232432 ... LastLast
Results 211 to 220 of 413
  1. #211
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Anh MM ! Hai ngàn năm nữa thì thằng tàu nó vẫn không thay đổi , anh cứ nhìn hình thằng Vương Nghị qua VN mặt nó cứ gườm gườm ...

  2. #212
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Công ty truyền thông Fox bổ nhiệm ông Đinh Đồng Phụng Việt làm Giám đốc Pháp lý và Chính sách của cô

    Bác Lê Bác HongNguyen , hai bác lâu nay có nghe gì về tay trẻ dưới này không?

    ****
    Công ty truyền thông Fox bổ nhiệm ông Đinh Đồng Phụng Việt làm Giám đốc Pháp lý và Chính sách của công ty




    Công ty 21st Century Fox đã bổ nhiệm ông Đinh Đồng Phụng Việt làm người đứng đầu ngành Pháp lý và Chính sách của công ty sau khi phần lớn của Fox được mua lại bởi công ty Disney.
    Ông Việt đã rời khỏi vị trí thành viên Hội đồng Quản trị của Fox để nhận chức vụ mới này.

    Đại công ty 21st Century Fox bao gồm Hệ thống truyền hình Fox, FS1, Fox News và ông Việt sẽ là người đứng đầu đại công ty về mặt pháp lý, chính sách cũng như quan hệ giữa công ty với chính phủ và quần chúng.


    Trực tiếp dưới quyền Tổng giám đốc Lachlan Murdoch, trong những tháng tới, ông Việt sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hoàn tất những thủ tục hành chánh, pháp lý của việc mua lại Fox từ công ty Disney.

    Bên cạnh những vị trí trong 21st Century Fox, ông Việt cũng là thành viên HĐQT của Revlon, LPL Financial, Scientific Games, MacAndrews & Forbes Worldwide và nhiều công ty nhỏ khác.

    Ông Đinh Đồng Phụng Việt (Viet D. Dinh) sinh năm 1968 tại Sài Gòn. Sau năm 1975, Cha của ông là ông Đinh Phong đã bị nhà cầm quyền cộng sản bỏ tù. Vào năm 1978, ông cùng với mẹ là bà Nguyễn Thu Nga cùng các chị vượt biên trên một con thuyền nhỏ 4.5m chứa 85 người. Cuộc hành trình gian nan và nguy hiểm kéo dài 12 ngày lênh đênh trên biển, hết thức ăn và nước uống trước khi cập bến Malaysia. Gia đình ông được chấp nhận định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1978.

    Ông tốt nghiệp Cử nhân ngành "Chính phủ và Kinh tế" hạng danh dự và sau đó tốt nghiệp bằng Tiến sĩ Luật tại Đại học Harvard. Ông là giáo sư luật của Đại học Georgetown trong 20 năm qua và là Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2003. Trong thời gian làm Trợ lý cho Bộ trưởng Tư pháp, ông là người đóng vai trò nòng cốt, là "kiến trúc sư" của Đạo luật Chống Khủng bố (Patriot Act) mà Hoa Kỳ đã áp dụng cho đến nay.

    Nguồn: CTV Danlambao

  3. #213
    Quote Originally Posted by TLNVN View Post
    Bác Lê Bác HongNguyen , hai bác lâu nay có nghe gì về tay trẻ dưới này không?

    ****
    Công ty truyền thông Fox bổ nhiệm ông Đinh Đồng Phụng Việt làm Giám đốc Pháp lý và Chính sách của công ty

    Thỉnh thoảng có nghe nhắc lại ông Đinh Việt.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #214
    Lại Chiến tranh thương mại, mỗi người có một cái nhìn khác nhau.

    ****

    Bản tin cho biết, hiện nay, chính sách của Bắc Kinh là kéo dài đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, với kỳ vọng Đảng Dân chủ cản trở ông Trump có thể vượt lên, đồng thời thông qua sức mạnh của giới doanh nghiệp tài chính ở Phố Wall thân cộng sản để gây áp lực cho ông Trump, buộc ông phải thay đổi kế hoạch.
    Tuy nhiên, tỉ lệ người dân ủng hộ ông Trump hiện tại đang lên cao, do đó kỳ vọng này của Đảng Cộng sản Trung Quốc là rất mong mạnh.

    Alexei Piric giải thích rằng, nguyên nhân trực tiếp là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, và xuất khẩu lại dựa nhiều vào thị trường Mỹ.
    Chuyên gia Nga: Ông Trump làm đúng, Bắc Kinh sẽ tổn thất nặng nề
    • Huệ Anh
    • •
    • Thứ Tư, 19/09/2018 • 4.6k Lượt Xem

    Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ tiếp tục leo thang. Sau khi Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Đô la Mỹ, Bắc Kinh cũng đã đưa ra biện pháp đáp trả. Có chuyên gia của Nga cho rằng, từ góc độ lợi ích quốc gia của Mỹ mà xét, cách làm của ông Trump phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ, bên cạnh đó một khi chiến tranh thương mại bùng nổ một cách toàn diện, Bắc Kinh sẽ tổn thất thảm hại.

    Ngày 17/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thu thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Đô la Mỹ (USD), ngày 24/9 sẽ bắt đầu thực thi. Hiện tại tỉ lệ trưng thu thuế quan là 10%, đến ngày 1/1/2019, tỉ lệ thuế quan sẽ tăng cao lên đến 25%.

    Ông Trump cho biết, phía Mỹ mong muốn đối thoại với Trung Quốc, nhưng nếu Bắc Kinh thực hiện biện pháp trả đũa đối với nông dân và ngành công nghiệp Mỹ, thì Mỹ sẽ lập tức đánh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 267 tỷ USD, điều này có nghĩa là tất cả các hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đều sẽ bị ảnh hưởng. Ông còn nhấn mạnh, hành vi thương mại của chính quyền Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh lâu dài của nền kinh tế Mỹ, ông cũng kêu gọi Bắc Kinh có biện pháp hành động để chấm dứt chính sách thương mại không công bằng.

    Ngày 18/9, Bắc Kinh đã đáp trả lại và cho biết, sẽ thu thuế quan 10% hoặc 5% đối với 5207 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ trong danh mục thuế, tổng trị giá khoảng 60 tỷ USD, bắt đầu thực thi từ ngày 24/9.

    Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn quan điểm của một chuyên gia Nga cho biết, Bắc Kinh sẽ tổn thất nặng nề trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.

    Bản tin cho biết, ông Alexei Piric – Giám đốc “Trung tâm liên lạc Âu – Á” của Nga cho rằng, từ lợi ích quốc gia của Mỹ mà xét, cách làm của ông Trump là vô cùng chính xác, có hiệu quả và thiết thực, “nhưng từ góc độ của Trung Quốc mà xét, thì Trung Quốc sẽ phải chịu tổn thất, hơn nữa lại là tổn thất nặng nề. Bởi vì chiến tranh thương mại đã bùng nổ trên mọi phương diện, trong khi thực lực kinh tế của Bắc Kinh vẫn không cách nào sánh ngang với Washington.”

    Alexei Piric giải thích rằng, nguyên nhân trực tiếp là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, và xuất khẩu lại dựa nhiều vào thị trường Mỹ.

    Bắc Kinh muốn tìm một thị trường có quy mô tương đương Mỹ để thay thế nhưng là điều cực kỳ khó. Mặc dù các sản phẩm của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Quốc, nhưng mức độ tổn hại là nhỏ hơn rất nhiều so với tổn hại của Trung Quốc.

    Còn có chuyên gia Nga cho rằng, trong cuộc chiến thương mại này, Trung Quốc vẫn luôn giữ tư thế đối kháng có nguyên nhân là do Trung Quốc đã không còn đường lui, cho dù Trung Quốc không suy xét đến tổn thất kinh tế quốc gia, nhưng chấp nhận quá nhiều điều kiện ví dụ như mở cửa tự do internet, thì sẽ đe dọa trực tiếp đến sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Bản tin cho biết, hiện nay, chính sách của Bắc Kinh là kéo dài đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, với kỳ vọng Đảng Dân chủ cản trở ông Trump có thể vượt lên, đồng thời thông qua sức mạnh của giới doanh nghiệp tài chính ở Phố Wall thân cộng sản để gây áp lực cho ông Trump, buộc ông phải thay đổi kế hoạch.

    Tuy nhiên, tỉ lệ người dân ủng hộ ông Trump hiện tại đang lên cao, do đó kỳ vọng này của Đảng Cộng sản Trung Quốc là rất mong mạnh.

    Bên cạnh đó, theo CNBC đưa tin, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, biện pháp tăng thu thuế quan không phải là “hành động lỗ mãng”, mục đích là để thay đổi cho ngay chính lại hành vi của Bắc Kinh, để các công ty Mỹ đang cạnh tranh tại Trung Quốc có một sân chơi công bằng. Đối với hành động trả đũa của Bắc Kinh, Bộ trưởng Ross cho rằng, “đạn của Trung Quốc đã dùng hết rồi”, bởi vì kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ gấp gần 4 lần so với kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc.

    Huệ Anh
    https://trithucvn.net
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 09-20-2018 at 09:05 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #215
    Cuộc chiến mậu dịch: Mỹ-Trung sẽ đấu đến mức nào?



    Trung Quốc đang có những dấu hiệu hòa hoãn hơn trong khi Hoa Kỳ cũng khó lòng leo thang tối đa lời đe dọa áp thuế của Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh những đợt đánh thuế sắp tới sẽ tác động trực tiếp đến túi tiền của người dân Mỹ, một chuyên gia kinh tế ở Hoa Kỳ nói với VOA.

    Washington và Bắc Kinh đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại leo thang và hiện vẫn chưa thấy lối ra sau các đợt áp thuế qua lại liên tiếp vào hàng hóa của nhau. Đợt áp thuế mới nhất nhắm vào 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 60 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ vốn đều có hiệu lực kể từ ngày 24/9.
    Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc với tổng giá trị trên 500 tỷ đô la với lý do ông cho là ‘Trung Quốc giao thương bất công với Mỹ’.

    Các đợt đánh thuế của ông Trump có mục tiêu là buộc Trung Quốc phải thay đổi các chính sách thương mại của mình, trong đó có mở cửa hơn nữa cho hàng hóa Mỹ, chấm dứt việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, chấm dứt việc trợ giá cho các công ty xuất cảng vào Mỹ và hủy bỏ điều luật buộc các công ty Mỹ hợp tác với Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ.

    Bắc Kinh nao núng?

    Hiện giờ, mặc dù Bắc Kinh chính thức tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng cuộc chiến mậu dịch với Mỹ, nhưng ‘đã có dấu hiệu’ cho thấy Bắc Kinh sẽ nhượng bộ.
    Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc, hiện đang giảng dạy chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường sau đại học Keller về Quản lý thuộc Đại học DeVry, cho biết ông quan sát thấy Bắc Kinh đã ‘có các biện pháp dịu dàng và ve vuốt với Hoa Kỳ’ trong tuần qua.

    “Những chiếc tàu buôn Hoa Kỳ đang neo đậu ngoài biển không cho nhập cảng hiện hải quan Trung Quốc đã cho vào,” ông dẫn chứng. “Họ (Bắc Kinh) cũng đang triệu tập một phái đoàn trung cấp để gặp phái đoàn Hoa Kỳ sắp đến.”

    Theo ông Lộc phân tích thì mặc dù mạnh miệng như thế nhưng Bắc Kinh không thể đi đến cùng trong chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ vì họ ‘đang cạn dần lá bài để trả đũa’ và họ sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn Hoa Kỳ.

    “Dù họ có trả đũa 60 tỷ đô la hàng hóa Mỹ nữa thì chẳng bao lâu nữa họ sẽ dùng đến viên đạn cuối cùng là toàn bộ 150 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ,” ông nói. Trong khi đó, với trên 500 tỷ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ thì Mỹ vẫn còn nhiều dư địa để đánh thuế hàng Trung Quốc.

    Ông Lộc cũng cho biết là phạm vi ảnh hưởng của thuế Trung Quốc hẹp hơn rất nhiều so với phạm vi ảnh hưởng của thuế Mỹ vì ‘thuế Trung Quốc chỉ nhắm vào một vài sản phẩm của Mỹ như là ngũ cốc, sản phẩm nông nghiệp, thép, nhôm, xe cộ trong khi thuế Mỹ có bình diện rất rộng từ hàng tiêu dùng cho đến hàng điện tử của Trung Quốc’.

    Có bài nhưng khó xài?

    Tuy nhiên, theo ông Lộc, ngoài hàng nhập khẩu từ Mỹ, Bắc Kinh hiện giờ đang có trong tay những lá bài quan trọng để đối phó Mỹ, nhưng khả năng họ sử dụng những con bài này là không cao vì bản thân họ cũng bị thiệt hại nặng nề.

    Về số trái phiếu của Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc hiện đang nắm giữ (1.300 tỷ đô la), Bắc Kinh có thể gây khó dễ cho Mỹ nếu bán toàn bộ số trái phiếu đó. Khi đó, Mỹ sẽ phải tìm người mua lại số nợ này và lãi suất do vậy sẽ tăng lên tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ.

    Nhưng Giáo sư Lộc cho rằng với tình hình kinh tế Mỹ hiện đang khả quan thì dù số nợ của Mỹ có bị tăng lãi suất, ‘vẫn trong mức chịu đựng được của Mỹ’.
    “Khi anh bán ra (trái phiếu Mỹ) thì chẳng những dân Mỹ mua mà thế giới cũng mua,” ông nói.

    Về phần Trung Quốc, việc họ bán trái phiếu Mỹ sẽ đẩy giá trị đồng nhân dân tệ lên cao, và khi đồng tiền của Trung Quốc tăng giá thì hàng hóa của họ sẽ trở nên đắt đỏ khiến họ mất ưu thế cạnh tranh trên hầu hết các thị trường trên thế giới, cũng theo Tiến sỹ Lộc.

    Trước câu hỏi về việc Bắc Kinh có thể gây khó dễ cho các công ty Mỹ đang làm ăn ở Trung Quốc hay không, Giáo sư Lộc nói rằng Bắc Kinh ‘đã và đang làm’ nhưng ‘họ không thấy hiệu quả nên đã bắt đầu xoa dịu lại’.

    “Nếu Trung Quốc siết chặt (hoạt động của doanh nghiệp Mỹ) thì Mỹ cũng sẽ siết chặt lại,” ông giải thích và cho biết điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc vốn dĩ dựa vào các sản phẩm kỹ thuật cao của Mỹ và các đồng minh.

    Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh của Mỹ đã cải thiện với gói cắt giảm thuế của Đảng Cộng hòa hồi năm rồi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%, cộng với việc áp thuế quan làm gia tăng chi phí nên một số công ty Mỹ đã rút về nước. Tuy nhiên những ngành nghề nào cần nhiều lao động thì vẫn phải bám trụ ở Trung Quốc và sẽ bị ảnh hưởng khi môi trường kinh doanh trở nên khắt khe hơn, theo phân tích của Giáo sư Lộc.

    Thâm thủng hầu bao dân Mỹ?

    Trả lời câu hỏi của VOA rằng có phải thuế quan của Mỹ đánh vào hàng hóa Trung Quốc cuối cùng thì người tiêu dùng Mỹ phải chịu do có những mặt hàng mà Trung Quốc chi phối thị trường Mỹ khiến họ khó lòng hoặc không thể tìm hàng hóa thay thế, nên cuối cùng cũng phải mua hàng Trung Quốc bị áp thuế, ông Lộc thừa nhận rằng người dân Mỹ sẽ bị thâm thủng hầu bao nhưng ‘việc này chỉ diễn ra trong ngắn hạn’.

    “Ảnh hưởng sẽ nhiều. Điều không tránh khỏi là dịch vụ và hàng hóa sẽ tăng giá,” ông nói.

    Ông Lộc dự đoán rằng nếu thuế quan áp lên hàng Trung Quốc tăng 5 đến 10% thì người dân Mỹ sẽ cắt giảm đi khoảng 5 đến 10% chi tiêu.

    “Tuy nhiên trong 6 tháng nay, tiền lương của người Mỹ đã tăng lên khoảng 2,5% cộng với công ăn việc làm có thì vật giá có cao hơn mặc dù có ảnh hưởng đến túi tiền của người dân Mỹ nhưng sự phản kháng sẽ không nhiều,” ông nói.

    “Nhưng đó chỉ là trong ngắn hạn. Còn nếu kéo dài (cuộc chiến thương mại) năm này sang tháng nọ thì sẽ có thay đổi trong phản ứng của người dân Mỹ.”
    Tiến sỹ Lộc cho biết gần đây Hoa Kỳ đã đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập cảng rất nhiều những mặt hàng tương tự từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia để giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp từ Trung Quốc.

    “Người tiêu dùng Mỹ luân chuyển rất nhanh. Nếu giá hàng hóa Trung Quốc lên cao quá do thuế quan thì họ sẽ chuyển sang các mặt hàng thay thế. Miễn làm sao là Hoa Kỳ mở rộng đường cho hàng hóa các nước khác vào thay thế hàng Trung Quốc,” ông nói.

    Khi được hỏi liệu người dân Mỹ cắt giảm chi tiêu thì có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Mỹ hay không vì GDP của Mỹ phụ thuộc đến 70% vào tiêu dùng nội địa, ông Lộc nói rằng sẽ có ảnh hưởng nhưng không nhiều vì người Mỹ cũng sẽ cắt giảm 5-10% chi tiêu trong ngắn hạn và sẽ chi tiêu trở lại khi có sản phẩm thay thế.

    Trump có đánh đến cùng?

    Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump hiện đang được hỗ trợ bởi điều kiện thuận lợi của kinh tế Mỹ với tăng trưởng kinh tế quý cao nhất trong bốn năm, tỷ lệ thất nghiệp dưới 3,3%, tiền lãi công trái vẫn tròm trèm mức 3,5%, lạm phát ở ngưỡng 2%, Giáo sư-Tiến Sỹ Khương Hữu Lộc cho biết.

    Tuy nhiên, ông dự đoán cuộc chiến thương mại ‘cao lắm sẽ dừng ở mức 200 tỷ đô la chứ không bao giờ đi đến mức toàn bộ 500 tỷ đô la như ông Trump đe dọa’ vì không chỉ ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, chưa kể còn tác động đến các vấn đề địa chính trị.
    “Sẽ có giải pháp nào đó,” ông nói và cho biết Mỹ cũng cần sự hợp tác của Trung Quốc đối với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và không muốn chiến tranh quan thuế sẽ đẩy liên minh giữa Nga và Trung Quốc ngày càng chặt chẽ hơn.

    Bên cạnh đó, ông Trump không chỉ có chiến tranh thương mại với Trung Quốc mà còn có tranh chấp thương mại với một loạt các nước đồng minh như Liên minh châu Âu, Canada, Mexico và Nhật Bản. Do đó, Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng các nước có tranh chấp với Mỹ sẽ hợp sức lại đối phó với Mỹ.

    “Cho nên khi cần đánh thuế Trung Quốc thì Mỹ cũng phải tính thế nào để hòa hoãn với khối Âu châu,” ông nói và cho biết lúc đầu khi Mỹ tuyên bố đánh thuế cả EU, Canada, Mexico và Nhật Bản thì ‘phản ứng mạnh lắm’.

    Lúc đó, Trung Quốc đã gửi phái đoàn sang EU để đàm phán mở rộng thị trường của hai bên nhưng nỗ lực của Bắc Kinh ‘không đi đến đâu’, theo lời ông Lộc, vì ‘dân châu Âu rất bảo thủ, họ xài đồ Âu châu chứ không chịu xài đồ Trung Quốc nhiều. Hơn nữa, họ hiểu rất rõ mối nguy khi những công nghệ quốc phòng lọt vào tay Trung Quốc và còn vấn đề ăn cắp sở hữu trí tuệ và yêu cầu bắt buộc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc nữa’.

    Ngay sau cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và EU, lập tức Mỹ đã bắt tay với EU và tạm thời hòa hoãn khi gia hạn việc áp thuế lên hàng hóa nhập từ EU. Hiện tại Mỹ cũng đang cố gắng thu hẹp bất đồng trong khối NAFTA với Mexico và chỉ còn mắc mứu từ phía Canada, ông Lộc cho biết.
    Trung Quốc sẽ nhượng bộ?
    Liệu Trung Quốc sẽ lùi bước và chấp nhận những yêu sách của Mỹ? Tiến sỹ Lộc nói ‘khó mà đoán trước’.

    “Dân tộc tính của Hoa Kỳ thay đổi rất nhanh. Họ có thể chịu đựng một thời gian ngắn rồi sẽ thay đổi,” ông phân tích. “Còn dân Trung Quốc có thể chịu đường dài.”

    Tuy nhiên, trong trường hợp ông Trump leo thang đến tối đa (500 tỷ) thì ông Lộc đoán rằng ‘Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ trong thời gian ngắn’ vì Trung Quốc đang ở thế bất lợi: dân số sẽ tăng sau khi hạn chế tỷ lệ sinh bị bãi bỏ, trong khi GDP bị ảnh hưởng vì không thể xuất khẩu ồ ạt vào Mỹ như trước – đó là chưa tính đến nợ công của Trung Quốc hiện theo con số chính thức là gấp đôi GDP.

    “Cho nên hiện tại Trung Quốc không dại gì để kịch bản đó diễn ra. Cho nên họ vẫn đang vừa đánh vừa đàm,” ông nói thêm.

    Những vấn đề mà Trung Quốc có thể nhượng bộ, theo Giáo sư Lộc, là sẽ bãi bỏ việc yêu cầu các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ và ‘sẽ bớt trợ cấp không chính đáng những mặt hàng xuất cảng vào Mỹ để đẩy giá xuống thấp một cách nhân tạo để nhập cảng ồ ạt điển hình như giá thép’.

    Tuy nhiên ông Lộc cũng nghi ngờ việc Bắc Kinh sẽ thật lòng nhượng bộ trên vấn đề trợ cấp này. “Về mặt chính thức thì họ có thể nói sẽ bãi bỏ, nhưng trong cách làm việc bên trong và đằng sau như thế nào thì không biết chắc.” Còn việc ăn cắp sở hữu trí tuệ, ông Lộc cho rằng vẫn sẽ tiếp diễn chứ không thể dừng ngay được.

    Giải pháp hiện thời của Bắc Kinh, theo ông Lộc, là cố gắng hòa hoãn với Mỹ để tránh thêm thiệt hại, tìm các thị trường khác thay thế (như EU và các nước đang phát triển) và kích thích tiêu dùng nội địa.

    Giáo sư Lộc cũng lưu ý rằng mặc dù Trung Quốc có tầng lớp trung lưu đông đảo và những năm qua họ đã bỏ tiền xây nhà cửa, mua đồ xa xỉ phẩm và gia tăng tiêu dùng, nhưng ‘việc chuyển sang tiêu dùng nội địa còn rất chậm vì tầng lớp trung lưu Trung Quốc có lớn mạnh hay không còn tùy thuộc vào xuất cảng sang Hoa Kỳ’.
    https://www.voatiengviet.com/a/cu%E1...-/4580612.html
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #216
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Anh Hiệp,

    Để tránh trường hợp bị Mỹ đục te tua, bọn khựa đang mỗi ngày mỗi giảm giá "nhăn răng tệ" để decrease the impact of export taxes. Tụi đó rất nham hiểm. Tuy nhiên vụ cố tình lạm phát nhăn răng tệ by its government sẽ bị phản ứng mạnh từ ngay cả những nước không force tariffs on China's products, vì sẽ tạo thêm future trade imbalances. Cũng đáng ngại lắm đó. Tui thì muốn Trump đục cho chít cha thằng khựa luôn. This is the chance. Mỹ phải dở hết chiêu ra để finish them off. Nếu khựa bị kiệt quệ kinh tế, thì ở biển đông, nó cũng sẽ yếu thế. Kinh tế và quân sự là hai việc rất liên quan, IMO.
    Last edited by Mang Mộc; 09-21-2018 at 11:56 AM. Reason: thay chữ up bằng chữ off
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  7. #217
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Người dân bị ảnh hưởng bão Florence được TT Trump tặng suất ăn nóng hổi

    Hơn 1,6 triệu suất ăn nóng hổi đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump tận tay trao suất ăn nóng hổi và ôm chặt những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão tại North Carolina, và chúc người dân những điều tốt lành.

    Tính đến ngày 19/9, đã có 37 người thiệt mạng vì bão Florence tại Mỹ. Tờ Daily Mail (Anh) cho biết Tổng thống Trump thông báo hơn 1,6 triệu suất ăn đã được chuyển tới những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão tại North Carolina. Trong khi sắp tới South Carolina sẽ được nhận 400.000 suất ăn.


    Tổng thống Trump vừa trao suất ăn vừa chúc người dân những điều tốt lành. Ảnh: AP


    Tại một nhà thờ ở bang North Carolina, nhiều người dân đã đề nghị muốn được ôm Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters


    Tổng thống Trump khẳng định chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ tất cả những người dân bị ảnh hưởng bởi bão Florence. Ảnh: AP

    Ngày 6/11/2018, các bạn Việt Nam nhớ đi bầu cho nghị viên đảng Cộng Hoà nhé . Xin chân thành gửi lời "CẢM ƠN" đến lá phiếu của các bạn.

  8. #218
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Anh MM ! Hai ngàn năm nữa thì thằng tàu nó vẫn không thay đổi , anh cứ nhìn hình thằng Vương Nghị qua VN mặt nó cứ gườm gườm ...
    Bọn khốn nạn đó thì từ đời đời kiếp cha ông nó đến đời đời kiếp ngàn sau đều muốn đồng hóa VN. Nó cũng thừa biết, dù mạnh cỡ nào đi nữa, không dễ nuốt VN bằng quân sự. Ngay cả nó chơi nguyên tử hoặc san bằng VN thành bình địa. Nhưng, người Việt còn lại ở nước ngoài sẽ tiếp tục chiến đời đời bằng mọi giá, mọi cách. Lịch sử đã từng chứng minh là khi nó há họng ra cố nuốt VN, thì đều mẻ răng, đứt lưỡi mà nhả ra. Chiêu bài của nó bây giờ là chuyển qua đồng hóa giáo dục, mướn đất 99 năm để sinh con đẻ cái, thả độc tố triệt kinh tế, đưa người vào âm thầm nắm mọi ngành nghề và lũng đoạn chính trị .... VN sẽ còn khổ dài dài, nhưng nhất quyết là nó không thể nuốt được VN, vì người Việt là người Việt, không khuất phục (ngoại trừ bọn khỉ Trường Sơn đít đỏ vói gia phả nô lệ).
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  9. #219
    Chủ nơ của chính phủ Mỹ

    Một số bài báo khi nói đến chủ nợ của Mỹ thường cố tình nói Tầu là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, sau đó thòng thêm một câu, nếu Tầu bán công khố phiếu thì Mỹ sẽ sập.

    Họ cố tình bỏ sót vế thứ hai ….chủ nợ lớn nhất trong “các nước ngoại quốc” đầu tư vào công khố phiếu..

    ***
    Cơ quan nào sở hữu hầu hết các Công khố phiếu?

    Công khố Hoa Kỳ đã công bố báo cáo tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017. Tính đến thời điểm này, tổng số nợ là 20,47 nghìn tỷ đô la.

    Nợ phi chính phủ là 5,67 nghìn tỷ đô la. Bao gồm:

    • Quỹ Ủy thác An sinh Xã hội và Quỹ Ủy thác Bảo hiểm Người khuyết tật Liên bang - 2.820 tỷ đô la.
    • Văn phòng quản lý nhân sự nghỉ hưu - 884 tỷ USD.
    • Quỹ hưu trí quân đội - 742 tỷ đô la.
    • Medicare, bao gồm Quỹ Ủy thác Bảo hiểm Bệnh viện Liên bang và Quỹ Ủy thác Bảo hiểm Y tế Bổ sung Liên bang - 202 tỷ đô la.
    • Tất cả các quỹ hưu trí khác - $ 415 tỷ.
    • Tiền mặt trong tay để tài trợ cho các hoạt động của chính phủ liên bang - $ 606 tỷ.

    Nợ công. Công chúng nắm giữ phần còn lại của nợ quốc gia 8,515 nghìn tỷ đô la.

    Chúng bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, cũng như chính quyền tiểu bang và địa phương. Mười lăm phần trăm được tổ chức bởi các quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí tư nhân, và chủ sở hữu của trái phiếu tiết kiệm và Treasury Note. 10% còn lại thuộc sở hữu của các doanh nghiệp, như ngân hàng và công ty bảo hiểm.

    • Dự trữ Liên bang - 2,463 nghìn tỷ đô la.
    • Quỹ tương hỗ - 1,788 nghìn tỷ đô la.
    • Chính phủ tiểu bang và địa phương, kể cả quỹ hưu trí của họ - $ 934 tỷ.
    • Quỹ hưu trí tư nhân - 385 tỷ USD.
    • Các ngân hàng - 633 tỷ đô la.
    • Các công ty bảo hiểm - 344 tỷ đô la.
    • Trái phiếu tiết kiệm của Mỹ - 160 tỷ đô la.
    • Các chủ sở hữu khác như cá nhân, doanh nghiệp do chính phủ tài trợ, môi giới và đại lý, quỹ tín thác và bất động sản của ngân hàng, doanh nghiệp của công ty và doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác - 1.831 nghìn tỷ đô la.

    Như vậy người dân mỹ là chủ nợ lớn nhất $14,185 nghìn tỉ đô la. (Tức 69.296%)

    Nợ nước ngoài - 6.285 tỷ đô la, hay (30,703%)

    Trung Quốc sở hữu 1,184 nghìn tỷ đô la (5.784%)

    Nhật Bản sở hữu 1,061 nghìn tỷ đô la (5.183%).

    Brazil and Ireland $300 billion, The United Kingdom $275 billion, Switzerland $237 billion.
    Luxembourg $220 billion, Cayman Islands $197 billion, Belgium at $155 billion.
    Hong Kong, Saudi Arabia, Taiwan, India. $147 billion ~ $196 billion.

    https://upload.wikimedia.org/wikiped..._2000-2014.svg

    Biểu đồ trên cũng nói Việt Nam là chủ nợ của Mỹ, không biết bao nhiêu tỉ???
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 09-24-2018 at 01:46 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #220
    Mức thuế mới nhất của Trump đối với Trung Quốc là điều đúng đắn cần làm

    Bởi Gordon G. Chang | Fox News (phỏng dịch bởi LN Hiệp)

    Thông báo của Tổng thống Trump hôm thứ Hai để áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la đã gây ra cơn sốt, nhưng thuế quan được chứng minh và có lợi cho quốc gia Mỹ. Chúng cũng tốt hơn cho thế giới.

    Tổng thống cho biết thuế suất 10% sẽ có hiệu lực từ ngày 24/9/2018 và sẽ tăng lên 25% vào ngày 1/1/2019. Ông nói thêm: “Hơn nữa, nếu Trung Quốc có hành động trả thù chống lại nông dân hoặc các ngành khác, chúng tôi sẽ ngay lập tức theo đuổi đợt ba, đó là thuế nhập khẩu khoảng $ 267 tỷ. "

    Mức thuế sẽ áp dụng cho hàng ngàn sản phẩm Trung Quốc được bán ở Hoa Kỳ, tăng giá sản phẩm tiêu dùng và làm cho các sản phẩm do Mỹ tạo ra cạnh tranh hơn.

    Vào tháng 6, Hoa Kỳ đã công bố mức thuế trị giá 34 tỷ đô-la của các sản phẩm Trung Quốc được nhập khẩu hàng năm vào Hoa Kỳ, thúc đẩy những lời chỉ trích phóng đại và tiêu cực mà bây giờ chắc chắn sẽ tăng cường độ chỉ trích hơn. Chính quyền Trump đã áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 16 tỷ đô la trong tháng Tám.

    "Tôi chắc chắn rằng các chính sách được chấp nhận bởi chính quyền Mỹ xung quanh thương mại thể hiện rủi ro lớn nhất hiện nay đối với nền kinh tế toàn cầu", Philipp Hildebrand, phó chủ tịch của BlackRock, giám đốc tài sản lớn nhất thế giới, nói với CNBC.

    Và dự đoán của Hildebrand không có nghĩa là thảm khốc nhất. Một số nhà phê bình về hành động của Tổng thống Trump đang làm, làm như quyết định mới áp đặt nhiều thuế quan hơn đối với các sản phẩm Trung Quốc sẽ kết thúc thương mại quốc tế như chúng ta có bây giờ.

    Emily Blanchard thuộc Trường Kinh doanh Tuck của Dartmouth cho biết: “Nỗi sợ của tôi là hệ thống giao dịch toàn cầu sẽ bắt đầu sụp đổ, và nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là đợt mở đầu trong cuộc chiến thương mại lớn hơn nhiều trên thế giới”. . "Nếu nó diễn ra theo cách đó, vấn đề của chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều."

    Nhưng nếu kịch bản xấu nhất xảy ra và thị trường sụp đổ, nền kinh tế sụp đổ và hệ thống giao dịch toàn cầu sụp đổ, không nên đổ lỗi cho Tổng thống Trump. Trong thực tế, chính sách của ông là hy vọng tốt nhất để tiếp tục giao dịch tự do.

    Vấn đề cơ bản đối mặt với hệ thống thương mại toàn cầu ngày nay là kể từ thời điểm chuyển giao thế kỷ 21, Trung Quốc đã cư xử như một kẻ ngoài vòng pháp luật tại trung tâm thương mại thế giới. Là chuyên gia thương mại Alan Tonelson nói với tôi, Trung Quốc không tin vào nguyên tắc cơ bản của thương mại - lợi thế cân bằng.

    Bắc Kinh, do đó, đang tìm kiếm sự thống trị tất cả các công nghệ quan trọng của tương lai. Để giải quyết vấn đề tương lai, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi động sáng kiến “Made in China 2025” trong 10 năm, tìm kiếm gần như tự cung tự cấp trong 11 lĩnh vực (thông tin liên lạc không dây 5G được thêm vào tháng 1 tới 10 lĩnh vực trước).

    CM2025, như là sáng kiến được biết đến ở Trung Quốc, có chứa hạn ngạch chiếm lãnh thị trường - một sự vi phạm rõ ràng về các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sáng kiến này cũng bao gồm các khoản trợ cấp và các tính năng khác mà hầu như chắc chắn sẽ làm thay đổi các cam kết thương mại của Trung Quốc.

    Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025 chỉ là một trong một loạt các chính sách công nghiệp được thiết kế để đảm bảo rằng tương lai bị chi phối bởi người Trung Quốc. Đồng thời, Tập đã đóng cửa nền kinh tế của Trung Quốc cho những công ty bên ngoài với các chiến thuật như hành động thực thi pháp luật phân biệt đối xử chống lại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
    Tập cũng đang sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ trở thành những công ty độc quyền và độc quyền chính thức - có vẻ như ông sắp kết hợp China Telecom và China Unicom để hỗ trợ Bắc Kinh đẩy mạnh kiểm soát công nghệ 5G. Đồng thời, ông đang hợp tác với các công ty đa quốc gia với Luật chống độc quyền khét tiếng của Trung Quốc.

    Ví dụ, Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Bắc Kinh vào cuối tháng 7 đã giết chết việc mua lại NXP Semiconductors của Qualcomm bằng cách không phê duyệt. Tất cả tám quốc gia bị ảnh hưởng khác đã chấp thuận thỏa thuận này.

    Bắc Kinh thực hành rất tốt trong nghệ thuật không cấp phê duyệt cho người nước ngoài. Lấy trường hợp American payment processors. Năm 2001, Bắc Kinh đã đồng ý mở cửa thị trường của mình cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài vào năm 2006. Trung Quốc trong năm 2012 đã thua một vụ kiện của WTO với Hoa Kỳ về vấn đề này.

    Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc - bất chấp lời hứa từ Bắc Kinh và đòi hỏi liên tục từ Washington - vẫn từ chối ban hành các quy tắc cho phép Visa, MasterCard và American Express vào Trung Quốc. Trong khi Bắc Kinh đình trệ và không có lời hứa với các công ty, China UnionPay đã có thể giành quyền kiểm soát hơn 90% thị trường Trung Quốc.

    Trường hợp của American payment processors minh họa cách Bắc Kinh đã đánh lừa hệ thống thương mại toàn cầu. Quy tắc của WTO, vô cùng quái gở, không áp đặt hình phạt đối với các vi phạm thương mại trừ khi một quốc gia tiếp tục thực hành vi phạm, trừ phi một quyết định bất lợi của một cuộc giải quyết tranh chấp.

    Trung Quốc đã nhiều lần lợi dụng điều khoản hào phóng đó bằng cách vi phạm rõ ràng - cho phép thời gian làm tổn thương các đối thủ cạnh tranh nước ngoài như các cuộc tranh chấp có chủ ý - và sau đó khắc phục các vi phạm sau các quyết định bất lợi. Hoặc không khắc phục vi phạm, như trong trường hợp American payment processors.

    Hoa Kỳ đã thắng được mọi vụ kiện WTO mà Hoa Kỳ đã đưa ra chống lại Trung Quốc kể từ năm 2004 - và nhiều vụ trước ngày đó - nhưng hành vi thương mại của Bắc Kinh chỉ xấu đi, đặc biệt là trong năm năm qua. Thật không may, hệ thống giao dịch dựa trên quy tắc đã chứng minh là không đủ để hạn chế một quốc gia muốn đi ra ngoài quy tắc.

    Và hệ thống giao dịch đã thất bại trong việc ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ - sáng tạo của tâm trí, chẳng hạn như phát minh, thiết kế, tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật - thường được bảo vệ bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu.

    Như đã nêu chi tiết trong báo cáo điều tra 215 trang của Đại diện Thương mại Mỹ, được ban hành vào tháng 3 - cùng với các nghiên cứu khác, đáng chú ý nhất là báo cáo của Ủy ban trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ năm 2013 và 2017 - Trung Quốc, thông qua hành vi trộm cắp và ép buộc lấy tài sản trí tuệ của Mỹ, trị giá hàng trăm tỷ đô la mỗi năm.

    Điều này, với luật pháp, được gọi là hành vi trộm cắp lớn nhất trong lịch sử.

    Các tổn thất cho Hoa Kỳ rất lớn. Tuy nhiên, đã không có sự trách mắng, châm biếm, đàm phán, hoặc đe dọa của Washington để ngăn cản hành vi tràn lan của Trung Quốc.
    Tổng thống Trump không thể bắt giữ các quan chức Trung Quốc vì trộm cắp, nhưng ông có thể áp đặt thuế quan để ngăn chặn tội phạm thêm.

    Hành vi trộm cắp quá lớn đến nỗi một số nhà phân tích, kể cả Alan Tonelson, đang tranh luận rằng Hoa Kỳ chỉ nên tránh buôn bán với Trung Quốc. Trong một email gửi cho tôi, nhà phê bình nổi tiếng nói rằng " Disengagement (sự gỡ bỏ) là mục tiêu sẽ mang lại nhiều ý nghĩa nhất."

    Disengagement (Sự gỡ bỏ) là giải pháp cuối cùng nước Mỹ đương đầu trừ khi Tổng thống Trump thành công. Biện pháp khắc phục của ông là thuế quan áp đặt đối với Trung Quốc dưới hạng Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974. Vào tháng 7, Tổng thống đe dọa sẽ đặt thuế đối với tất cả các sản phẩm của Trung Quốc. Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu các sản phẩm trị giá 505,5 tỷ USD từ Trung Quốc.

    Không ai thích thuế quan. Như Jacques deLisle của Đại học Pennsylvania chỉ ra: “Thuế quan và các biện pháp khác nhắm mục tiêu nhập khẩu - là cơ chế chính giúp tự trợ giúp, đôi khi được ủy quyền hợp pháp và công cụ ưu tiên của chính sách quản trị Trump - là công cụ thô lỗ và thiếu sót trong một nền kinh tế toàn cầu được đặc trưng bởi chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu phức tạp, đa số đó là Trung Quốc. ”

    Thật ra, thuế quan không phải là công cụ trả đũa hoàn hảo, nhưng nó hứa hẹn sẽ hiệu quả hơn các phương pháp khác, như nỗ lực thuyết phục, thỏa thuận song phương, hoặc các trường hợp WTO. Và thuế quan chỉ có thể làm khó khăn với một Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu, nợ nần, mà biết rằng nó không có phương tiện để chống lại Hoa Kỳ trong dài hạn.

    Điều thực sự hoá giải các phê bình về Trump là, như deLisle giải thích, "Hoa Kỳ đã không đóng vai trò chủ đạo của nó như là người bảo trợ chính của một trật tự đa phương, dựa trên luật pháp."

    Các biện pháp tự giúp đỡ của Tổng thống Trump, như hạng Mục 301, không được chuyển giao theo quy định của WTO. Kết quả là, có nguy cơ bỏ qua các cuộc giải quyết tranh chấp bởi tổ chức thương mại, nó sẽ dẫn đến sự kết thúc lệnh giao dịch thương mại dựa trên quy tắc.

    Thế nào? Các biện pháp trả đũa của Trung Quốc - Bắc Kinh đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 50 tỷ đô la Mỹ - cũng làm ngơ WTO.

    WTO, do đó, có vẻ mong manh. Như một bài xã luận được xuất bản bởi Bloomberg Opinion gần đây đã lưu ý, Trung Quốc đã "đẩy đến điểm phá vỡ hệ thống thương mại đa phương."

    Do sự ăn cướp dai dẳng của Trung Quốc, các cơ chế thực thi của hệ thống giao dịch hiện nay được nhìn thấy không hiệu quả bởi cả các nạn nhân và thủ phạm.

    Các tổ chức không hiệu quả, bất kể mục đích cao quý của họ, sẽ không kéo dài. Vì vậy, chúng ta có thể sớm thấy sự sụp đổ của WTO, đó là một vấn đề thực tế có nghĩa là sự kết thúc của lệnh giao dịch thương mại dựa trên quy tắc.

    Những người chỉ trích Tổng thống Trump về chính sách thương mại của ông đối với Trung Quốc, thật ra họ đang đổ lỗi cho nạn nhân của những hiệu quả gây ra bởi tội phạm quốc tế. Thay vào đó họ nên đổ lỗi cho thủ phạm - Trung Quốc.

    Một cái gì đó phải được thực hiện để ngăn chặn tội phạm Trung Quốc. Càng ngày, Hoa Kỳ có nền kinh tế dựa trên sự đổi mới, do đó hành vi trộm cắp sự đổi mới là một mối đe dọa nghiêm trọng. Trung Quốc sẽ thống trị thời đại của chúng ta nếu người Mỹ không thể thương mại hóa công nghệ mà họ phát triển.
    Vì vậy. Nhiều người gọi cuộc đấu tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là "cuộc chiến thương mại". Nếu có, đó là cuộc chiến thương mại của thế kỷ bởi vì hệ thống giao dịch dựa trên quy tắc sẽ chỉ tồn tại nếu Trung Quốc thua - nói cách khác, nếu Trung Quốc bị buộc phải tuân thủ các nghĩa vụ của nó.

    Tất cả mọi người, do đó, có một phần trong việc xem chính sách thuế quan của Tổng thống Trump thành công. Đảng dân chủ, cộng hòa hay độc lập, tất cả chúng ta đều là nạn nhân của Trung Quốc.

    Gordon G. Chang là tác giả của Nuclear Showdown:: North Korea Takes On the World.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Similar Threads

  1. Tổng Thống Mỹ Donald Trump
    By Red Apple in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 01-16-2018, 02:17 PM
  2. Danh sách các bộ trưởng trong nội các ông Trump.
    By dalat1953 in forum Thời Sự Trong Ngày
    Replies: 0
    Last Post: 05-16-2017, 08:36 AM
  3. Mã độc từ VN / Vietnamese Malware Gets Very Personal
    By Lotus in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 0
    Last Post: 02-27-2014, 01:49 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-01-2012, 05:37 PM
  5. Third San Francisco Vietnamese American Poetry & Art Festival
    By visabelle in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 2
    Last Post: 04-25-2012, 09:14 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:11 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh