Register
Page 27 of 42 FirstFirst ... 17252627282937 ... LastLast
Results 261 to 270 of 413
  1. #261
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135

    Nhập Cư Hay Xâm Nhập

    Mỹ là nước tự do, dân chủ, giàu mạnh nhứt hoàn cầu, vấn đề dân nhập cư lậu là một truyện dài chưa có hồi kết. Cứ mỗi lần có cuộc bầu cử lớn như tổng thống, quốc hội liên bang là mỗi lần vấn đề người nhập cư lậu xảy ra như giặc, trước và trong cuộc tranh cử.

    Trong mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ của TT Trump sẽ diễn ra vào ngày 6 tháng 11 năm 2018 này, cả một binh đoàn bảy tám ngàn người, quân số càng đi gần Mỹ càng tăng, gọi là caravan như một đoàn quân di hành đến Mỹ để vượt biên giới, nhập cư bất hợp pháp, như xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ.

    Họ thành lập đoàn 7.000 người đi từ Honduras và các quốc gia thuộc tam giác Bắc Trung Mỹ gồm Honduras, El Salvador và Guatemala. Họ đến Mexico ngày 26-10, theo yêu cầu của TT Trump, Tổng thống Mexico giúp Mỹ, tuyên bố với số người này, rằng nếu ở đây như “Bạn đang ở nhà”, sẽ được chăm sóc y tế, trẻ em được đến trường và có thể được cấp thẻ căn cước tạm trú để tiến hành các thủ tục cần thiết trong khi chờ hợp pháp hóa.

    Nhưng họ bất chấp, cứ tiến quân, căng biểu ngữ, hô khẩu hiệu như khi xung phong: “Trái tim của các bạn rất can đảm, đừng bỏ cuộc”. Binh đoàn đón nhận thêm thành viên trên đường tiến về hướng bắc để xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Mỹ. Chỉ có người mơ ban ngày mới cho đó là hành động tự phát, vô tổ chức.


    Trên thế giới này chánh quyền nước nào cũng coi nhiệm vụ bảo quốc là nhiệm vụ hàng đầu và tiên quyết. Mỹ cũng thế. Tin cho biết Mỹ đã đang điều vệ binh quốc gia và quân đội chánh qui ra ngăn chận 'đoàn caravan' như một binh đoàn dân quân ‘biển người’ sắp vượt biên giới Mỹ, xâm nhập nước Mỹ.

    Chắc chắn trong đoàn người ô họp này, hành động như võ biền có những thành phần bất hảo, du thủ, du thực và các tổ ngầm của quân khủng bố, phá hoại của Hồi giáo cực đoan trà trộn, len lỏi đi từ Trung Mỹ qua Mexico để xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ.


    Hôm 4.4 TT Trump ra lệnh điều lực lượng Vệ Binh Quốc Gia tới khu vực biên giới phía nam nước này nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico.

    Bộ trưởng An Ninh Nội Địa Mỹ Kirstjen Nielsen cho hay Tổng thống Trump đã chỉ đạo bộ này cùng Bộ Quốc Phòng làm việc với các thống đốc của những bang biên giới để bàn cách khai triển lực lượng Vệ binh quốc gia nhằm hỗ trợ việc tuần tra kiểm soát biên giới.
    “Chúng tôi hy vọng việc khai triển này sẽ bắt đầu ngay lập tức. Hôm nay 4.4 là ngày chúng tôi muốn bắt đầu quá trình này”, bà Nielsen cho biết.


    Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis vừa phê chuẩn việc dùng quân đội chánh qui và nguồn lực quân sự khác tại biên giới giáp với Mexico, đẩy mạnh cuộc chiến do TT Trump ra lịnh ngăn chặn làn sóng xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ.

    Quân đội Mỹ và Vệ Binh Quốc gia và lực lương thi hành luật pháp Mỹ đã phối hợp bố trí đội hình phòng thủ biên giới phía Nam của Mỹ, báo chí ghi nhận được như sau.
    Mỹ đã bố trí 5.200 binh sĩ đến bảo vệ biên giới Mỹ-Mexico. Quân đội cũng dự trù sẵn sàng 7.000 binh sĩ nữa làm lực lượng trừ bị, cấm trại 24/24 giờ, sẵn sàng ra quân thi hành nhiệm vụ.

    Tướng Terrence O'Shaughnessy, Chỉ huy Bộ Tư lệnh phía Bắc của Mỹ, cho biết các cánh quân Mỹ đã đến biên giới của Texas, California và Arizona.
    Tướng O’Shaughnessy cho biết khi trình bày chi tiết kế hoạch triển khai tăng quân với quy mô lớn hơn nhiều so với con số 800 đến 1.000 binh sĩ được ước tính hồi tuần trước, "Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh rằng an ninh biên giới là an ninh quốc gia".


    Bộ Quốc Phòng Mỹ điều thêm ba đại đội trực thăng trang bị cảm biến công nghệ cao và thiết bị nhìn đêm để giám sát biên giới, cùng nhiều đơn vị quân cảnh làm nhiệm vụ tuần tra. Quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định binh sĩ chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ và không tham gia các hoạt động của lực lượng hành pháp, nhưng vẫn được trang bị đầy đủ vũ khí.

    Số người định xâm nhập vào Mỹ một cách bất hợp pháp này tin rằng khi tạo thành hành động, tình trạng đã rồi, đã vào được bên trong đất nước Mỹ thì có thể được hợp thức hoá thành người nhập cư hợp pháp, đã có tiền lệ rồi.

    Tiêu biểu như năm 2012, trong mùa bầu cử 2012, TT Obama tái tranh cử nhiệm kỳ 2, Ông đã dùng đặc quyền hành pháp, ra một sắc lịnh ưu đãi cho một số người nhập cư lậu được ở lại Mỹ hai năm, có quyền làm việc để thực hiện lời Ông hứa trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ đầu, tỷ lệ người Mỹ gốc Hispanics đã ủng hộ Ông rất cao.

    Ông viện lẽ dùng sắc lịnh vì Ông trình dự luật Dream Act giúp hợp thức hoá người Hispanics không thành, bị Quốc Hội nhứt là Hạ Viện chống đối.
    Nên Ông ra sắc lịnh với hiệu lực vào ngày 15 tháng Tám, là thời gian còn khoảng 12 tuần nữa là bầu cử tổng thống.


    Và trong mùa bầu cử 2014, thông tín viên VOA Carolyn Presutti 20/11/2014, tường trình từ Tòa Bạch Ốc, rằng “Theo dự liệu, ông [TT Obama] sẽ ký những mệnh lệnh hành pháp, không cần có sự chấp thuận của quốc hội, để giúp hàng triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ ở Mỹ tránh bị trục xuất.”

    Đây là vấn đề hai phe Cộng hòa và Dân chủ đã tranh cãi với nhau rất dữ dội. TT Obama đổ thừa vì quốc hội không hành động nên Ông phải hành động.
    “Tôi sẽ loan báo từ Tòa Bạch Ốc một số biện pháp để bắt đầu sửa chữa hệ thống di trú bị hỏng của chúng ta."

    Ông sẽ loan báo việc thực hiện những hành động của hành pháp để giúp khoảng 5 triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ khỏi bị trục xuất.


    Nhưng trong bối cảnh bầu cử và dưới lăng kính chánh trị bầu cử, việc hợp thức hoá hàng triệu di dân bất hợp pháp ấy là để câu phiếu.

    Không phải những người được hưởng ân huệ do sắc lịnh của TT Obama ban cho sẽ bỏ thăm cho Ông vì những người đó không phải là công dân nên không có quyền bầu cử. Nhưng vì cảm tình với TT Obama dành cho đồng hương họ, số người gốc Latino hay Hispanics có quốc tịch Mỹ, là công dân Mỹ, có quyền bỏ phiếu ở Mỹ, với số cử tri Mỹ gốc Hispanic lên đến 21 triệu người.

    Đó là mục tiêu TT Obama và đảng Dân Chủ hướng đến khi dùng đặc quyền hành pháp này.


    Theo trình bày của những giới chức có liên quan của chánh phủ Obama, sắc lịnh của TT Obama ban hành hồi tháng 6, 2012 chỉ có khoảng 800.000 người được hưởng ân huệ này. N

    hưng theo viện dân số học độc lập của Mỹ, ba phần tư số người được hưởng ân huệ của sắc lịnh của TT Obama là người gốc Latino, gốc gác ở nước Mexico lân cận Mỹ và một số nước ở Nam Mỹ châu.

    Số người này sống tập trung ở các tiểu bang California, Texas, Florida, New York và Illinois của Mỹ. Như Viện Chính Sách Di Trú (MPI) công bố vào Thứ Ba 7 tháng 8, 2012, có đến 1.760.000 người nhập cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ sẽ tạm thời không bị trục xuất.

    Họ sẽ không bị trục xuất và được cấp giấy cư trú hay giấy cho phép làm việc trong hai năm.


    Công luận bất bình TT Obama hơn trong việc lợi dụng sắc lịnh trong thời gian vận động tranh cử. Báo Wall Street Journal và truyền hình NBC cùng thăm dò, kết quả cho thấy 48% dân chúng Mỹ không tán thành việc giải quyết vấn đề di trú bằng sắc lịnh hành pháp.
    Phía Cộng Hoà cho đó là một thủ đoạn chính trị và một sự ân xá trá hình của TT Obama Dân Chủ.


    Thiết nghĩ những giới chức nào cho việc tổ chức cả một binh đoàn vượt biên giới Mễ, xâm nhập vào lãnh thổ, để phe đảng mình hốt phiếu, khiến chánh quyền Mỹ phải điều vệ binh quốc gia, quân đội chánh qui ra ngăn chận, tạo rối loạn cho ngành nội an trong mùa bầu cử để câu phiếu, hốt phiếu cho phe đảng mình, việc làm ấy là làm hại đất nước Mỹ.

    Làm là mất ý nghĩa bầu cử, bắt Mỹ phải gồng gánh thêm một số dân bất hợp pháp, tạo thành tiền lệ hễ có bâu cử cấp quốc gia thì biên giới phía nam có rắc rối, hai đảng lớn Cộng Hòa và Dân Chủ chống đối nhau về số người nhập cư bất hợp pháp.

    Phe đảng nào làm những điều ấy để câu phiếu, kiếm phiếu có thể tránh né được luật pháp Mỹ, nhưng không tránh được chế tài của toà án lương tâm, và cán cân công lý chánh trực của cử tri Mỹ./.

    Vi Anh Nov 3, 2018
    https://vietbao.com/p123a287195/nhap-cu-hay-xam-nhap-my

  2. #262
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135

    Trung Quốc cũng đã bắt đầu kế hoạch “Made in 2025” cùng tham vọng trở thành bá chủ công nghệ thế giới trong vài năm nhờ chuyển hướng đầu tư ra các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chủ chốt ra nước ngoài.




    Giới chuyên gia cho rằng mục tiêu thật sự của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi chủ động ra đòn trước trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là nhằm ngăn cản Bắc Kinh tiếp tục hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.


    Kể từ khi nhậm chức Tổng thống, ông Trump đã thể hiện mình là một chính trị gia khác biệt so với những người tiền nhiệm,và những chính trị gia khác trên thế giới. Các chính sách đối nội và đối ngoại của ông trong gần 2 năm qua đều mang đậm nét riêng biệt.

    Một trong những dấu ấn nổi bật nhất đó chính là sự cứng rắn trong cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc xoay quanh vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tham vọng dẫn đầu nền công nghệ thế giới của Bắc Kinh.

    Sau cuộc gặp không thành công hồi tháng 7/2017 giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, chính phủ Mỹ bắt đầu gia tăng áp lực lên Bắc Kinh nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

    Ngoài ra, Washington muốn Trung Quốc dừng các hành động mà Washington tin rằng Bắc Kinh đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
    Vào thời điểm đó, giới chuyên gia nhận định rằng việc ông Trump gây áp lực lên Trung Quốc có thể là vì ông muốn Bắc Kinh sẽ góp tiếng nói thuyết phục Triều Tiên phi hạt nhân hóa, tuy nhiên đây dường như không phải là mục tiêu cuối cùng của Mỹ.

    Hồi giữa năm ngoái, ông Trump đặc biệt cử Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer phụ trách điều tra về hoạt động của Trung Quốc trong vấn đề sở hữu trí tuệ.

    “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện cam kết khi tranh cử bằng việc thực hiện những bước đi cứng rắn đảm bảo rằng chúng ta có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ và quan trọng hơn là việc làm của người lao động Mỹ”, ông Trump phát biểu, nhấn mạnh rằng việc chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ khiến Washington thiệt hại hàng tỷ USD và hàng triệu người dân Mỹ mất việc làm mỗi năm.

    Tổng thống Mỹ khẳng định chính quyền của ông sẽ không thờ ơ với việc này và bắt đầu phân công ông Robert Lighthizer thực hiện cuộc điều tra Trung Quốc.

    Trong quan điểm của ông Trump về tình trạng bất cân bằng trong thương mại với Trung Quốc, nghi vấn Bắc Kinh chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ dường như có ý nghĩa quan trọng hơn cả với nền kinh tế và tình hình an ninh quốc gia Mỹ.
    Sau hàng chục năm chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, Mỹ nhận ra rằng quân đội Trung Quốc dường như đang sử dụng những công nghệ được chuyển qua để hợp tác trên lĩnh vực dân sự, ứng dụng vào lĩnh vực quân sự. Bắc Kinh sử dụng những công nghệ này để mang lại lợi ích cho quân đội của họ.

    Kể từ đó, ông Lightizer bắt đầu đi sâu vào điều tra các hoạt động của Bắc Kinh. Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, các “nhân chứng” bắt đầu quá trình điều trần trước quốc hội.
    Ông Richard Ellings, chủ tịch ủy ban các vấn đề về chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, dẫn lời các quan chức an ninh quốc gia, gọi vấn đề chiếm đoạt công nghệ Bắc Kinh đang thực hiện là “động thái chuyển giao tài sản lớn nhất trong lịch sử”.

    Trung Quốc cũng đã bắt đầu kế hoạch “Made in 2025” cùng tham vọng trở thành bá chủ công nghệ thế giới trong vài năm nhờ chuyển hướng đầu tư ra các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chủ chốt ra nước ngoài. Mỹ cho rằng nghi vấn Trung Quốc ép các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ, bí mật kinh doanh nếu muốn làm ăn ở Bắc Kinh là hành động sai trái.

    Căng thẳng leo thang
    Ngoài ra, trong nhiều năm qua, các cơ quan tình báo Mỹ thu thập các bằng chứng cáo buộc Trung Quốc có hoạt động gián điệp, theo dõi các công ty Mỹ và các cơ quan chính phủ của Washington.
    Từ các cáo buộc tấn công mạng tới con chip siêu nhỏ gắn trong hệ thống máy chủ ở các công ty hàng đầu của Mỹ, các cuộc điều tra liên quan tới nghi vấn sở hữu trí tuệ của Washington dường như đều có bóng dáng của Trung Quốc bên trong.

    Vào tháng 3, ông Trump công bố kết quả điều tra của ông Lighthizer kèm với cảnh báo Mỹ có thể sẽ đánh thuế vào 60 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đại diện Thương mại Mỹ khi đó cho biết “công nghệ là thành tố quan trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ với 44 triệu người làm việc trong lĩnh vực này cũng như công nghệ là xương sống của nền kinh tế Mỹ trong tương lai”.

    Vào đầu tháng 4, Mỹ công bố danh sách 1.000 sản phẩm nhập từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, nằm trong danh mục xem xét đánh thuế 25%. Ông Lighthizer công bố các tiêu chí lựa chọn sản phẩm đó là: các sản phẩm trên làm lợi cho nền công nghiệp Trung Quốc, bao gồm cả kế hoạch “Made in China 2025”.

    Bắt đầu từ đây, Trung Quốc và Mỹ lần lượt có các động thái và tuyên bố đáp trả lẫn nhau. Dù sau đó, 2 bên bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề căng thẳng thương mại, tuy nhiên, phía chính quyền ông Trump vẫn tiếp tục có những động thái cứng rắn với mục tiêu phải nhìn thấy sự thay đổi thực sự từ Trung Quốc.

    Theo SCMP, vào thời điểm đó, truyền thông Trung Quốc dường như đã nhận được chỉ đạo dừng đưa tin về “Made in China 2025”, động thái cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn giảm nhẹ đi chính sách liên quan trực tiếp tới công nghệ và sở hữu trí tuệ.

    Tuy nhiên, hành động này có vẻ đã quá muộn vì sau đó Mỹ dường như không còn niềm tin rằng Trung Quốc sẽ tự động thay đổi chính sách.

    Căng thẳng thương mại bắt đầu được đẩy lên cao trào khi 2 bên lần lượt áp thuế lên hàng hóa lẫn nhau.
    Giới quan sát cho rằng ông Trump là người có tầm nhìn xa hơn hẳn so với hình ảnh của ông trong mắt giới truyền thông.

    Chính sách “Nước Mỹ là trên hết” của ông đã được thực thi một cách cứng rắn và kiên quyết xuyên suốt gần 2 năm qua theo đúng những gì mà ông cam kết dù vấp phải nhiều phản ứng trái chiều về hệ lụy. Các chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump sẽ “tranh đấu” tới cùng để đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt trong vấn đề bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.

    http://tapchihoaky.com/muc-tieu-thuc...ung-42210.html


  3. #263
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Vĩnh Tường: Phải – Trái Ta Đi Bên Nào?



    Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 36
    Ra công trường ta thường thấy nhiều người bưng gạch và cũng có nhiều kẻ vác xà beng, nhưng họ chỉ có chung một mục tiêu là hoàn thành một đồ án duy nhất.

    Còn chuyện cử tri đối với việc giữ gìn và xây dựng đất nước, nhất là ở Hoa Kỳ ngày nay thì có khác.

    Cho dù chính phủ đương thời có vẽ ra tiền đồ rõ ràng, và cho dù đã thực hiện có kết quả tốt đẹp rõ ràng, thì cử tri như những người khiên gạch và những kẻ vác xà beng, cứ việc ai nấy làm. Xây hay xeo căn nhà chung, tuỳ sự tin theo lẽ phải, chính nghĩa hoặc chạy theo tham vọng quyền lực của đảng phái, hoặc bị tuyên truyền, hoặc chạy theo lý thuyết chính trị lừa phỉnh – mai mốt hưởng.

    Cái mới lạ nhất trong kỳ bầu cử giữa mùa năm nay – 6/11/2018 là không hỏi bầu cho ai, mà hỏi bầu cho bên nào, bởi vì hiện tình chính trị bây giờ đã khác xưa rất nhiều, rất khó tìm được một điểm chung.

    Cộng hòa hay Dân chủ, hai bên có chính sách gần như hoàn toàn ngược chiều tựa như: phải – trái, đúng – sai, tốt – xấu, dương – âm, ánh sáng – và bóng tối, như thiện và bất thiện hay chánh và bất chánh, chính nghĩa và phi nghĩa.
    Sự phân cực ngày càng tách biệt giữa HAI đảng, thoạt nhìn là một trở ngại lớn trong việc bảo vệ và vun bồi những giá trị nền móng, nhờ đó mà Hoa Kỳ mãi mãi là nước vĩ đại nhất thế giới.

    Tuy nhiên, đối với hiện tình xã hội, phải nói nó không hoàn toàn xấu, mà ngược lại, đây là một cơ hội thật hiếm có đến lạ lùng, như một lần phán xét.

    Công dân Hoa Kỳ, cho dù kém thông tin nhất, hoặc thờ ơ nhất, vẫn có được một lần – một lần dễ dàng lựa chọn lá phiếu rõ ràng, dứt khoát, quyết định ta theo bên nào (it is a real clear cut) – nói theo lẽ phải thông thường, chứ không phải theo chính trị.

    Ở Hoa Kỳ có đa đảng, nhưng thực ra có hai đảng lớn. Một bên PHẢI (hữu/right) – CH, và một ở bên TRÁI (tả/left) – DC. Kể từ phong trào Cấp tiến (Progressive) – tả khuynh nổi rộ trong thập niên 60, đảng DC dần hồi đi thật xa về phía trái (left).

    Phong trào này đã góp phần không ít trong kiềm chân, đánh phá, làm sụp đổ chế độ tự do non trẻ, Cộng hoà miền Nam Việt nam, trong khi từng bước chập chửng nhưng kiên trì, vươn lên trong muôn vàn khó khăn, còn phải đối đầu với lực lượng CS miền bắc, được yểm trợ bởi cả khối CS Bắc kinh và Liên bang Sô Viết. Jane Fonda, John Kerry – DC là hai nhân vật nổi tiếng nhất thời đó.

    Sau khi mất miền Nam, đám giao chỉ – Anamic, da vàng chúng ta, bất đắc dĩ phải tị nạn – đúng và đủ tư cách dân tị nạn chứ không phải là di cư như đoàn caravan đang đạp rào tràn sang Hoa Kỳ. Nhưng ông Jerry Brown và Joe Biden đã quyết từ chối chúng ta.

    Đây là những vị Dân chủ như những gốc cây cổ thụ, mà người tị nạn Việt nam nào cũng biết, và chỉ có người kém trí nhớ hoặc óc đảng phái nặng quá nên mới mờ mắt không thấy mà thôi.

    Mấy mươi năm qua, Cấp tiến Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã xây nền móng từ trong đảng DC. Đến thời Obama, ông đã có công đem sở học về chủ nghĩa này, hình thành được phong trào xã hội chủ nghĩa có bề thế để trình làng, sau khi ông mãn nhiệm.

    Phong trào này do cụ Bernie Sander lãnh đạo. Tuy ông không đắc cử sơ bộ, nhưng toàn bộ tiến trình chuyển hóa tận căn Hoa Kỳ (fundamentally change the USA) của cựu tổng thống Obama được bà Clinton kế thừa và cam đoan sẽ thực hiện.
    ....................................


    Đọc nguyên bài tại đây:
    https://baotgm.net/vinh-tuong-phai-trai-ta-di-ben-nao/




  4. #264
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345
    Chào các bác Việt Nam ủng hộ cho Trump và Đảng Cộng Hòa,
    tui mới vừa làm nghĩa vụ dân sự . các bác nhớ nhín chút thời gian nhé
    Last edited by TLNVN; 11-06-2018 at 08:07 AM.

  5. #265
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018: Đảng Cộng hòa sẽ thắng thế?


    Một điểm bầu cử tại Texas.

    Cựu sĩ quan tình báo quân đội và chuyên gia chống khủng bố Philip M. Giraldi cho rằng đảng Cộng hòa sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ năm 2018 vì hai vấn đề chính là chương trình chăm sóc sức khỏe và vấn đề nhập cư, theo Văn hóa Chiến lược.

    Một vài nhà quan sát chính trị tại Mỹ nói rằng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào ngày 6.11 cho các ghế tại Thượng và Hạ viện Hoa Kỳ cũng như số lượng các thống đốc là cuộc bầu cử quốc gia quan trọng nhất kể từ hai cuộc bầu cử năm 1968 và 1980. Cuộc bầu cử năm 1968 chứng kiến một Richard Nixon "luật lệ và trật tự" thắng cử tổng thống khi khiển trách ông Lyndon Johnson yếu kém trong việc thực thi quyền công dân và các hành động chống chiến tranh Việt Nam. Còn năm 1980, ông Ronald Reagan đắc cử trong thời điểm khó khăn về kinh tế, và có những biện pháp cứng rắn hơn người tiền nhiệm là ông Jimmy Carter không quyết đoán và thiếu may mắn.

    Trong cả 2 năm 1968 và 1980, các cuộc bầu cử tạo nên bước ngoặt quyết định của chính phủ, dẫn tới việc ông Nixon phải quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam hay việc ông Reagan có chính sách ngoại giao quyết đoán hơn. Mặc dù, cuộc bầu cử sắp tới là bầu cử giữa nhiệm kỳ chứ không phải là bầu cử tổng thống nhưng những người theo dõi coi nó là một hy vọng quan trọng để thay đổi quyền kiểm soát lưỡng viện trong quốc họi để theo dõi tổng thống Donald Trump và buộc ông phải thay đổi tiến trình trong một số lĩnh vực. Cuộc bầu cử này thực tế là thời điểm để giải trình về một số chính sách của ông Trump đối với dư luận Mỹ. Nếu có một "làn sóng xanh" (viễn cảnh đảng Dân chủ sẽ chiến thắng năm 2018) trong quốc hội và các thống đốc bang, ông Trump chắc chắn sẽ phải lưu ý điều này và những cáo buộc với ông có thể trở thành sự thật.

    Nhưng điều gì sẽ xảy ra. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 cũng sẽ không khác gì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Trong cả hai trường hợp các học giả và giới truyền thông đều tin vào một chiến thắng dễ dàng với đảng Dân chủ. Nhưng một chiến thắng cần nhiều yếu tố hơn với cử tri hơn là sự căm ghét ông Trump.

    Nhưng không may cho họ, đảng Dân chủ hầu như không có bằng chứ gì về các vấn đề ảnh hưởng tới các cử tri và tiếp tục là phe luôn "đổ lỗi cho người Nga" trong khi nói rằng "sự chia rẽ" không phải là một giải pháp cho những gì gây ảnh hưởng xấu tới đất nước. Họ cố ý lờ đi thực tế rằng thăm dò dư luận cho thấy có 2 vấn đề thực sự gây ảnh hưởng tới người Mỹ. Đứng đầu trong danh sách là vấn đề chăm sóc sức khỏe. Những ai đã trả tiền bảo hiểm sức khỏe và mắc phải cảnh nợ nần rõ ràng đã chứng kiến chi phí chăm sóc sức khỏe tăng vọt bởi chương trình Obamacare - vẫn có bảo hiểm nhưng với mức phí khó chấp nhận và trong nhiều trường hợp chi phí tháng tăng lên gấp 3 lần trong 4 năm qua. Ảnh hưởng tới chi phí có thể chấp nhận cho bảo hiểm sức khỏe được gây ra bởi đảng Dân chủ và những người phải tự trả phí bảo hiểm rất rõ điều đó.

    Đảng Cộng hòa không có kế hoạch cho chương trình chăm sóc sức khỏe và đang kiên quyết để bãi bỏ chương trình Obamacare và họ sẽ được lòng cử tri về vấn đề này. Vấn đề quan trọng thứ hai là nhập cư cả việc khai thác những lỗ hổng trong hệ thống một cách hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Vấn đề nhập cư hợp pháp bao gồm cả quyền công dân theo nơi sinh, khi người nước ngoài tới Mỹ và sinh con và mặc nhiên trở thành công dân Mỹ. Ông Trump đã chỉ ra ông sẽ cấm điều này bằng một mệnh lệnh hành chính.

    Vấn đề nhập cư hợp pháp bao gồm cả những người đã được cấp thẻ xanh hợp pháp đưa toàn bộ gia đình bao gồm cả anh em hay họ hàng sang Mỹ nhờ con đường kết hôn. Đó không phải là mục đích của luật nhập cư năm 1965. Thực tế, việc di dân dây chuyền đã không được xét đến và là hệ quả của bộ luật này, trong khi cựu tổng thống Lyndon Johnson và các nghị sĩ Dân chủ bao gồm cả thượng nghị sĩ Ted Kennedy đã đảm bảo với dư luận điều này sẽ không xảy ra. Tất nhiên, họ đã sai lầm. Hoặc họ đã không thật thà. Và họ đều là những người thuộc đảng Dân chủ.

    Giải pháp của đảng Dân chủ cho vấn đề nhập cư trái phép là bãi bỏ luật di trú và kiểm soát cửa khẩu, mở của biên giới Mỹ. Ngay cả với thực tế rằng vùng Trung Mỹ đang hỗn loạn là kết quả của việc Washington can thiệp vào những đất nước tại đây trong 100 năm qua, cũng không có nghĩa là một chính sách mở cửa sẽ thay đổi mạnh mẽ châu Mỹ. Đưa hàng nghìn hay hàng triệu những di dân không có kỹ năng nghề nghiệp, không có học thức, không nói tiếng Anh sẽ khiến chính quyền sở tại phải giáo dục, cung cấp nơi ăn chốn ở. Đây là một thảm họa. Thực tế đã được chính minh với rất nhiều cộng đồng, tiêu chuẩn sống bị hạ thấp và suy sụp.

    Có một mối nghi ngờ đáng kể về việc số lượng người nhập cư lớn từ Trung Mỹ được tổ chức và tài trợ bởi tỷ phú theo đảng Dân chủ George Soros trùng khớp ngay với thời điểm nổ ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Và điều này chỉ làm các cử tri tức giận khi nhớ tới thời điểm cộng đồng địa phương là một nơi an cư nơi mọi người đều biết hàng xóm của mình và làm việc chăm chỉ để xây dựng nó. Ngày nay, những "chiến binh" xã hội như ông Soros hay các lãnh đạo đảng Dân chủ khác dường như đã gây nên một tội ác với cộng đồng.
    Nếu ai đó so sánh, thì đảng Cộng hòa sẽ chiến thắng trong vấn đề nhập cư vì họ cam kết sẽ ngừng các hành vi nhập cư trái phép và giảm số lượng người nhập cư hợp pháp. Đây là một vấn đề lớn đối với cử tri và đảng Dân chủ đang đứng nhầm bên cũng như với chương trình bảo hiểm sức khỏe.

    Đảng Dân chủ đang có một chiến thuật sai lầm, với chiến dịch của nhà Clinton và cựu tổng thống Obama cho các ứng viên đảng Dân chủ sẽ kích động những người theo đảng Cộng hòa đi bầu cử. Đảng Cộng hòa sẽ có thể có kết quả tốt khi tập trung vào các vấn đề của cử tri và chiếm lợi thế ở cả lưỡng viện quốc hội.

    (VietTimes)

  6. #266
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135
    Quote Originally Posted by TLNVN View Post
    Chào các bác Việt Nam ủng hộ cho Trump và Đảng Cộng Hòa,
    tui mới vừa làm nghĩa vụ dân sự . các bác nhớ nhín chút thời gian nhé

    Tui bầu bằng mail lâu rồi bác ui.
    Mấy tuần nay tui bỏ nhiều thời gian giúp
    miễn phí điền đơn bầu cử cho hội bô lão cũng được hơn một trăm phiếu, rồi tui vác cả bó mang tới địa điểm chỉ định bỏ thùng thư luôn.
    Xong bổn phận rồi. Bây giờ chỉ ngồi chờ coi con tạo xoay vần ra sao .
    Chúc vui và hồi hộp tới các bác

  7. #267
    Quote Originally Posted by hongnguyen View Post
    Tui bầu bằng mail lâu rồi bác ui.
    Mấy tuần nay tui bỏ nhiều thời gian giúp
    miễn phí điền đơn bầu cử cho hội bô lão cũng được hơn một trăm phiếu, rồi tui vác cả bó mang tới địa điểm chỉ định bỏ thùng thư luôn.
    Xong bổn phận rồi. Bây giờ chỉ ngồi chờ coi con tạo xoay vần ra sao .
    Chúc vui và hồi hộp tới các bác
    hai bác TL và HD

    theo chủ quan của tôi, công hoà cũng vẫn sẽ nắm đa số Hạ Viện và Thưọng Viện.

    Chờ tối nay sẽ biết.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  8. #268
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    theo chủ quan của tôi, công hoà cũng vẫn sẽ nắm đa số Hạ Viện và Thưọng Viện.
    Thôi thì cứ tin vậy đi, để còn coi Dân Chủ nằm vạ long trời lở đất tiếp cho vui. Nhưng mà, CH v. DC, ai thắng ai thua chưa cần biết, dầu gì cũng nhờ ông Trump mà kỳ bầu cử năm này rộn ràng quá thể. Chí ít thì dân chúng cũng bắt đầu thấy lá phiếu của mình là quan trọng. Turnouts của những kỳ bầu cử trước bèo lắm, nhất là trong những cộng đồng châu Á.
    Carpe diem

  9. #269
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post
    Thôi thì cứ tin vậy đi, để còn coi Dân Chủ nằm vạ long trời lở đất tiếp cho vui. Nhưng mà, CH v. DC, ai thắng ai thua chưa cần biết, dầu gì cũng nhờ ông Trump mà kỳ bầu cử năm này rộn ràng quá thể. Chí ít thì dân chúng cũng bắt đầu thấy lá phiếu của mình là quan trọng. Turnouts của những kỳ bầu cử trước bèo lắm, nhất là trong những cộng đồng châu Á.
    Phen này mà CH chiếm đa số thì chắc chắn là có sự can thiệp của Đức, không phải Nga. Thật ra, ông Muller điều tra lộn đường rồi. Theo nguồn tin của mật vụ dấu tên (nghe quen không? ) thì ông Trump thắng là có sự can thiệp của Đức. Phen này cũng không ngoại lệ.
    Laissez les bon temps rouler!

  10. #270
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Phen này mà CH chiếm đa số thì chắc chắn là có sự can thiệp của Đức, không phải Nga. Thật ra, ông Muller điều tra lộn đường rồi. Theo nguồn tin của mật vụ dấu tên (nghe quen không? ) thì ông Trump thắng là có sự can thiệp của Đức. Phen này cũng không ngoại lệ.
    sao dẩy , giờ tui mới dỡ lẻ dân Đức quá giàu và trong sạch, weo cơm dân tị nạn tứ xứ, bao nhiêu người mơ ước được dọn tới Đức làm dân của nó . quá sá ngầu
    cà điên dùng cà na bít nhiều quá , dân mẽo sợ rầu chỉ muốn tới Đức tìm đường cứu nước mẽo mà thâu
    Last edited by TLNVN; 11-06-2018 at 01:01 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Tổng Thống Mỹ Donald Trump
    By Red Apple in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 01-16-2018, 02:17 PM
  2. Danh sách các bộ trưởng trong nội các ông Trump.
    By dalat1953 in forum Thời Sự Trong Ngày
    Replies: 0
    Last Post: 05-16-2017, 08:36 AM
  3. Mã độc từ VN / Vietnamese Malware Gets Very Personal
    By Lotus in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 0
    Last Post: 02-27-2014, 01:49 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-01-2012, 05:37 PM
  5. Third San Francisco Vietnamese American Poetry & Art Festival
    By visabelle in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 2
    Last Post: 04-25-2012, 09:14 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:27 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh