Register
Page 25 of 42 FirstFirst ... 15232425262735 ... LastLast
Results 241 to 250 of 413
  1. #241
    HeaWeaSUNHawk CCG's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Location
    Kapa'a Kauai
    Posts
    1,865
    hi ha hi ha........





    hi ha hi ha

    Last edited by CCG; 10-08-2018 at 10:34 PM.

  2. #242
    Chào CCG với những tấm hình đầy ý nghĩa.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  3. #243
    Susan Collins cho rằng Ford bị 'nhầm lẫn' khi cáo buộc Kavanaugh tấn công tình dục

    Ngày 7 tháng 10 năm 2018 9:31 chiều ET

    Thượng nghị sị Cộng hòa bang Maine nói với chương trình '60 Minutes ' bà tin rằng có người tấn công Ford, nhưng không phải Kavanaugh.

    Bởi MikeMurphy
    Biên tập viên (phỏng dịch LNHiệp)

    Thượng nghị sĩ Susan Collins nói hôm Chủ nhật rằng bà “không lưỡng lự” với việc bỏ phiếu để xác nhận Brett Kavanaugh được vào Tối cao pháp viện Hoa Kỳ, mặc dù các cáo buộc về hành hung tình dục đã bị Christine Blasey Ford đưa ra.

    "Tôi tin rằng một cuộc tấn công tình dục đã xảy ra với bà ấy ... nhưng tôi nghĩ rằng bà ấy nhầm lẫn về thủ phạm ... Tôi không tin rằng kẻ xách nhiễu bà là Brett Kavanaugh." Thượng nghị sĩ Susan Collins Cộng hòa Maine nói với chương trình CBS “60 Minutes” vào ngày chủ nhật rằng “Do sự chối bỏ của [Kavanaugh] và việc thiếu bằng chứng cho thấy điều này đã xảy ra, tôi nghĩ thật không công bằng để hủy hoại cuộc đời vị thẩm phán này và gia đình của ông về cáo buộc không thể được chứng minh. "

    Collins là một lá phiếu quan trọng trong sự xác nhận của ngày thứ Bảy, và đã bị chỉ trích gay gắt bởi những người liberal, những người sống sót bởi xách nhiễu tình dục và có ít nhất một thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ủng hộ Kavanaugh.

    Trước đây bà đã nói rằng phiếu bầu là một trong những cuộc tranh luận khó khăn nhất bà từng có, và trong cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật, đó không phải là kết quả của “âm mưu chính trị”, nhưng “Tôi phải làm những gì tôi nghĩ là đúng”.

    Collins, nói với "60 Minutes" rằng bà tin Kavanaugh sẽ không lật ngược quyết định của Roe v. Wade hợp pháp hóa phá thai. "Ông ấy xem tiền lệ không chỉ là một học thuyết pháp lý, mà đã bắt nguồn từ hiến pháp của chúng ta," Collins nói.

    Collins dự định tái tranh cử vào năm 2020, và bà chỉ trích một chiến dịch tài trợ cho đối thủ của bà, bà gọi đó là một nỗ lực để "mua phiếu và mua các vị trí." Một liên minh của các nhóm liberal đã đe dọa gây quỹ để tài trợ cho đối thủ của Collins nếu không bác bỏ Kavanaugh. Cho đến nay, nỗ lực đó đã gây quĩ được hơn 3 triệu đô la, mặc dù chưa có đối thủ nào tham gia cuộc đua thượng viện.





    Thẩm phán Kevanaugh tuyên thệ tối thứ hai dưới sự chứng kiến của tổng thống Trump và gia đình
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 10-09-2018 at 12:02 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #244
    Nhược Điểm Của Trung Quốc
    11/10/201800:00:00(Xem: 687)
    • Nguyễn Xuân Nghĩa
    • Nguyên Lam RFA

    Nguyễn Xuân Nghĩa & Nguyên Lam RFA


    Bài toán kinh tế sẽ là vấn nạn chính trị cho lãnh đạo...


    Trong trận thương chiến đang bùng nổ với Hoa Kỳ, Trung Quốc lại có những nhược điểm nội tại khiến lãnh đạo Bắc Kinh phải nhìn xa hơn biện pháp trả đũa. Những nhược điểm ấy là gì, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây...

    Nguyên Lam:
    Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bùng nổ và mâu thuẫn giữa hai nước còn trở nên gay gắt hơn như người ta có thể thấy qua cuộc gặp gỡ của hai Ngoại trưởng hôm Thứ Hai mùng tám vừa qua trong khi kinh tế Trung Quốc lại có dấu hiệu đình trệ khiến Bắc Kinh phải ra biện pháp kích thích lần thứ tư nội trong năm nay. Nếu như vậy, tình hình có thể xoay chuyển như thế nào, thưa ông?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    - Tôi cho rằng Hoa Kỳ muốn chặn đứng sự bành trướng của Trung Quốc chứ không chỉ có nhu cầu khôi phục khu vực chế biến của mình, và ngược lại Trung Quốc có nhiều nhược điểm lớn trong cơ cấu kinh tế chính trị nên sẽ bị nhiều tổn thất hơn người ta dự đoán trước đây. Nhìn cách khác thì Bắc Kinh có thể chịu đựng nổi nhiều thiệt hại kinh tế vì trận thương chiến nhưng sẽ bị đẩy lui vì những nhược điểm sẵn có trong cơ cấu kinh tế chính trị của họ. Chúng ta nên nhìn ra những nhược điểm ấy trong trường kỳ chứ không chỉ đếm sự tổn thất sẽ có trong vài ba năm sắp tới mặc dù Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF vừa nhận định rằng kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn kinh tế Hoa Kỳ.

    Nguyên Lam:
    Nói về tổn thất, việc Hoa Kỳ có thể áp thuế nhập nội thêm 10% hay 25% trên một lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có trị giá tương đương với hơn 500 tỷ đô la, tức là cao hơn số xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ, nên tất nhiên là gây khó khăn cho Bắc Kinh. Nhưng dường như ông còn thấy ra nhiều vấn đề khác nữa. Thưa ông, những vấn đề ấy là gì?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    - Kinh tế Trung Quốc vẫn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, lên tới 20% của Tổng sản lượng GDP, và dù có tìm ra thị trường khác thay cho thị trường Hoa Kỳ thì cũng bị thất thâu trong nhiều năm tới. Chưa ai có thể tính ra mức thiệt hại một cách chính xác vì mỗi loại hàng hóa lại có sự đàn hồi hay co giãn khác nhau về cung và cầu, nhưng với đà tăng trưởng chỉ còn ở khoảng 6,5% một năm, là chỉ tiêu khó đạt cho năm nay, kinh tế Trung Quốc có thể mất thêm tới 1% của GDP và đấy là thất nghiệp gia tăng lẫn tiêu thụ suy giảm. Bắc Kinh có thể chống đỡ được sự tổn thất ấy, nhưng nhìn về dài thì sẽ không thể vượt nổi những thách đố vốn đã có sẵn ở bên trong.

    Nguyên Lam:
    Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho những thách đố Bắc Kinh đang phải đối đầu như ông vừa nói.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    - Chúng ta sẽ khởi đi từ địa dư hình thể là yếu tố gần như bất biến là khó thay đổi. Tôi cứ hay nói đến hiện tượng “nhất quốc tam kinh” là một quốc gia có ba nền kinh tế của xứ này. Tại vùng duyên hải ở miền Đông là các tỉnh tương đối trù phú và mở ra thế giới bên ngoài làm dư luận hiểu lầm như sự thịnh vượng của cả nước. Kế đó là các tỉnh bị khóa trong lục địa và khó thông thương với bên ngoài nên còn chậm tiến và kém phát triển. Sau cùng là các vùng phiên trấn do Bắc Kinh lấn chiếm của các sắc tộc khác thành những đặc khu tự trị về hành chính và trại tù khổng lồ. Con Đường Tơ Lụa Mới mà Tổng bí thư Tập Cận Bình đề xướng qua sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ từ năm năm trước, sẽ tốn tiền bạc và thời gian thực hiện để khai thông sự ách tắc này. Nhưng kế hoạch đó chưa thành thì đã gây phản ứng từ nhiều quốc gia như người ta đã thấy.

    - Bây giờ, trận thương chiến bùng nổ sẽ gây thiệt hại cho các tỉnh duyên hải, nặng nhất là Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang và thành phố Thượng Hải vì khu vực này sống nhờ buôn bán với bên ngoài và xuất khẩu hơn phân nửa số hàng hóa của Trung Quốc cũng là do đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp ngoại quốc vào đây. Khi các nơi trù phú nhất lại là chiến trường của trận đấu mậu dịch thì Bắc Kinh tính sao, có thể làm gì? Mà đấy không là thách đố duy nhất vì còn các khu vực lạc hậu kia ở bên trong. Lẽ hợp tan trong lịch sử Trung Quốc nằm tại đó.

    - Khi lên lãnh đạo, Tập Cận Bình thấy ra sự thiếu cân đối và thiếu phối hợp nên thâu tóm quyền lực để trung ương tái phân lợi tức cho các địa phương đói kém. Bây giờ, các tỉnh khá giả vùng duyên hải lại mất nguồn lợi từ bên ngoài thì sẽ nghĩ sao về việc tái phân đó? Đấy là một bài toán chính trị cho nỗ lực chuyển hướng kinh tế lồng trong việc tranh đoạt quyền lực và giải trừ tham nhũng!

    Nguyên Lam:
    Ông nêu ra thách đố đầu tiên và có lẽ thuộc về trường kỳ vì liên hệ tới địa dư và lịch sử Trung Hoa. Xưa nay, các tỉnh duyên hải đều hướng ra ngoài và cần trung ương yểm trợ để chạy theo kịp thế giới nhưng cũng vì vậy mà tách rời khỏi các tỉnh bên trong. Bây giờ mâu thuẫn âm ỉ đó có thể gia tăng khi khu vực duyên hải lại bị tổn thất nặng trong trận thương chiến với Hoa Kỳ. Ngoài ra, thưa ông, Bắc Kinh còn bị những thách đố nào khác nữa?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    - Chúng ta chưa biết các tỉnh duyên hải phản ứng thế nào với trung ương vì hai bài toán là 1/ chia sẻ lợi tức cho các tỉnh ở trong rồi 2/ bị thiệt vì trận thương chiến Mỹ-Hoa, nhưng hẳn là họ phải có phản ứng và chưa chắc là đã đồng ý rằng chấp nhận tổn thất trong ngắn hạn thì sẽ đạt kết quả khả quan hơn cho cả nước trong dài hạn. Việc Tập Cận Bình ngày càng có chỉ dấu thiên về xu hướng sùng bái cá nhân như Mao Trạch Đông không hẳn là điều hay. Ông ta đang phải đối phó với hai trận đánh, ở bên trong và với bên ngoài. Đã vậy, Trung Quốc đang ở vào khúc quanh chiến lược sau vài chục năm tăng trưởng cao.

    - Nền kinh tế bị chìm dưới một núi nợ, khi môi sinh bị hủy hoại và Trung Quốc có thể trôi vào cái “bẫy xập của lợi tức trung bình”. Chúng ta biết các nước kém mở mang đều có một giai đoạn tăng trưởng cao sau khi áp dụng quy luật thị trường, rồi bị đình trệ nếu không tìm ra một hướng phát triển để thay cho lợi thế nhân công nhiều và rẻ. Hướng phát triển đó phải nhắm vào năng suất, với đà tăng trưởng có phẩm hơn lượng và trình độ sản xuất có trị giá cao hơn để theo kịp các nước tiên tiến. Nếu không lên tới đó thì Trung Quốc vẫn chỉ là một nước nghèo, có lợi tức trung bình thấp khi dân số lại bị lão hóa vì chính sách mỗi hộ một con ban hành 40 năm về trước.

    Nguyên Lam:
    Thưa ông, phải chăng vì vậy mà Bắc Kinh đã có kế hoạch chủ động công nghiệp hóa gọi là “Chế tạo tại Trung Quốc năm 2025”?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    - Thưa đúng vậy. Nhưng kế hoạch “Made in China 2025” nhằm tìm bước nhảy vọt vượt mặt Hoa Kỳ về công nghệ chỉ là sao chép và thậm chí ăn cắp kiến năng hay “know how” của các nước tiên tiến và đang bị các nước Tây phương than phiền. Trong trận thương chiến hiện nay, Hoa Kỳ còn đặc biệt nhắm vào kế hoạch đó và huy động hậu thuẫn của nhiều xứ khác vì thực chất của kế hoạch này là gì? Là đảng và nhà nước Bắc Kinh thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tân tiến của thiên hạ, như vật liệu bán dẫn, trí thông minh nhân tạo, robotics, hay thuật lý sinh học là bio-technology, v.v... cho hệ thống quốc doanh để áp dụng cho cả hai lĩnh vực dân sự lẫn quân sự. Trong khi đó, tương lai xứ này tùy thuộc vào tiềm năng của doanh nghiệp tư nhân, loại nhỏ và vừa chứ không nằm trong các tập đoàn kinh tế nhà nước kém hiệu năng mà đầy quyền lực. Các doanh nghiệp tư nhân hiện cũng bị thiệt hại nhất vì không được nhà nước bảo vệ.

    Nguyên Lam:
    Nếu vậy, lãnh đạo Bắc Kinh đang gặp bài toán thứ nhì là tìm ra một chiến lược phát triển khác để vươn lên trình độ sản xuất cao hơn tương tự như Nhật Bản, Nam Hàn hay Đài Loan khi dân số lao động lại thu hẹp. Nhưng đúng vào lúc sinh tử này, họ lại bị tấn công trong trận thương chiến, có phải như vậy không, thưa ông?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    - Chúng ta nên hiểu lời phát biểu của Tập Cận Bình trong ý đó, khi ông nói rằng “Về mặt quốc tế, Trung Quốc ngày càng khó tiếp nhận công nghệ tiên tiến và kiến năng cao cấp. Chủ nghĩa hành động đơn phương và bảo hộ mậu dịch gia tăng khiến chúng tôi phải tự lực cánh sinh và đấy không là điều dở!” Nôm na là không bám thiên hạ để bơi ra biển thì ‘ta về ta tắm ao ta”! Như vậy, Bắc Kinh đành tìm lấy chiến lược phát triển với nhiều khó khăn hơn và chưa chắc đã thoát khỏi cái bẫy của thu nhập trung bình.

    Nguyên Lam:
    Như vậy, Bắc Kinh còn bị nhược điểm gì khác nữa, thưa ông?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    - Nếu đi từ xa tới gần, ta thấy ra ba vấn đề. Thứ nhất là dị biệt về lợi tức và nhận thức giữa các địa phương; thứ hai là tìm một chiến lược phát triển bền vững, hơn là chỉ cậy vào hệ thống quốc doanh và nghề ăn cắp. Thứ ba, gần hơn cả, là giải quyết những bài toán ngay trước mắt. Trung Quốc không thể nào tìm lại đà tăng trưởng 10% như trong 30 năm đầu của thời cải cách sau Đặng Tiểu Bình và hết còn lợi thế nhân công nhiều và rẻ, cứ đầu tư dư thừa và xuất khẩu dưới giá thị trường. Ngày nay, xứ này cần tìm ra lực đẩy khác là sức tiêu thụ nội địa.

    - Nhưng mô hình tăng trưởng nhờ chắt bóp và trưng thu tiết kiệm của người dân lại gây hậu quả bất lợi là đánh sụt khả năng tiêu thụ trong khi các hộ gia đình ngày nay lại mắc nợ nhiều hơn, nhất là sau trận Tổng Suy Trầm toàn cầu năm 2008-2009. Để ứng phó, Bắc Kinh đã tăng chi và ào ạt bơm tín dụng vào dự án xây dựng hạ tầng và các khu phố ma lẫn các công ty vỡ nợ, những xác chết chưa chôn, trong khi 60% sản lượng lại xuất phát từ các tiểu doanh thương không được bảo vệ và nay đang khốn đốn vì trận thương chiến. Bài toán kinh tế sẽ là vấn nạn chính trị cho lãnh đạo, khi chúng ta không quên rằng đài Á Châu Tự Do vừa loan tin ngày mùng tám hôm qua về việc các cựu chiến binh đã biểu tình tại thị xã Bình Độ của tỉnh Sơn Đông và đụng độ nặng với lực lượng cảnh sát cơ động.

    Nguyên Lam:
    Nếu như vậy, nhìn từ chuyện xa đến gần thì phải chăng trận thương chiến hiện nay bùng nổ vào lúc bất lợi nhất cho Bắc Kinh, thưa ông có phải như thế không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa:
    - Tôi không nghĩ Hoa Kỳ dự tính chuyện này từ trước để chọn thời điểm tấn công, nhưng các nhược điểm kinh tế chính trị của Trung Quốc cũng chẳng do Hoa Kỳ gây ra. Ba chục năm trước, Nhật Bản đã có sản lượng kinh tế bằng 17% của thế giới rồi suy sụp và phải chuyển hướng trong hai thập niên vừa qua mà chưa xong, khi sản lượng ngày nay chỉ còn là 7% của thế giới. Đi sau thiên hạ, Trung Quốc có sản lượng bằng 15% của toàn cầu, đã vượt nước Nhật để đứng hạng nhì thế giới nhưng cũng phải chuyển hướng với ba nhược điểm tôi vừa tóm lược ở trên. Tổn thất kinh tế của trận thương chiến chỉ là chuyện nhỏ, tổn thất chính trị mới là điều ta nên theo dõi trong nhiều năm tới...

    Nguyên Lam:
    Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích những nhược điểm của của Trung Quốc ngay giữa trận thương chiến này.

    https://vietbao.com/p112a286324/nhuo...cua-trung-quoc
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #245
    Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

    BBC phỏng vấn tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida về các diễn biến mới nhất liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung và vấn đề hướng đi của Việt Nam.

    Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Hoa Kỳ, đây là vấn đề hai ông Trump-Pence muốn hướng tới cử tri Mỹ trước bầu cử giữa kỳ, hay thực sự nhắm vào Trung Quốc, và nếu đó là ý định của họ thì có lý do gì về chiến lược?

    TS Phạm Đỗ Chí: Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn "nảy lửa" ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên những vấn đề tệ hại của các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa trên toàn cầu, và kêu gọi các quốc gia đang phát triển nên tránh xa CNXH, đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc 'Chiến Tranh Lạnh Mới'.

    Ông Trump đã cho khởi xướng chiến lược này ngay từ thời gian tranh cử của ông trong nội bộ Đảng Cộng hòa nhất là từ giữa năm 2016, gói ghém đơn giản trong khẩu hiệu làm Mỹ Đứng Đầu Trở Lại ("Make America Great Again") hay sau này trong 21 tháng đã làm Tổng thống, ông luôn dùng lời kêu gọi Nước Mỹ trên hết ("America First") như nguyên tắc cốt lõi cho các chính sách quốc gia hệ trọng.

    Rõ ràng đó là chiến lược chỉ đạo của cặp ứng cử viên Trump-Pence nay thành hiện thực trong cương vị lãnh đạo, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, tương phản hẳn với ngoại giao mềm của cựu Tổng thống Barack Obama đi xin lỗi khắp thế giới về vai trò sai lầm của Mỹ khi tỏ ra là lãnh đạo thế giới, là cảnh sát viên lo duy trì trật tự thế giới và đôi khi gây nhiều điều tai hại cho an ninh thế giới…

    Vẻ mềm mỏng của ông Obama được vài nước tỏ ra yêu thích như cuộc đón tiếp nồng nhiệt ở Việt Nam nói là "ông bình dân gần gũi", nhưng ngược lại bị Trung Quốc coi khinh ra mặt với các nghi thức tiếp đón ông nhạt nhẽo lúc đến thăm Trung Quốc và "không đúng tầm nghi lễ đáng dành cho một nguyên thủ Hoa Kỳ", theo một số tờ báo bên Mỹ chê ông.

    Hiện nay thì khác, chiến lược của ông Trump có thể coi như "một viên đá nhắm hai con chim", vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy "oai lực" của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

    BBC:Nói đến chiến tranh thương mại, bước tiếp theo của Mỹ là gì, và các sáng kiến về chính sách họ được tính toán trong bối cảnh giá dầu, giá vàng, USD cũng biến động như thế nào, ông có thể giải thích rõ hơn?

    TS Phạm Đỗ Chí: Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
    Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017.

    Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế Cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ siết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, (về chủ nghĩa xã hội), phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự.

    Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới.

    Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hồi và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama.

    Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018.

    Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữ tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

    BBC: Tờ The Economist ở Anh vừa chạy headline nói về The Next Recession(Suy thoái lần sau) trên thế giới và cho là chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn, phá giá đồng Nhân dân tệ cũng khó, mà để giá tiền này cao thì xuất khẩu tiếp tục bị Trump đánh vào bằng thuế quan(tariffs), theo ông vấn đề có đúng thế không? Và cả sự phong tỏa công nghệ với Trung Quốc nữa, ảnh hưởng sẽ ra sao?

    TS Phạm Đỗ Chí: Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ "The Next Recession" thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

    Trái lại 'nhà tiên tri' về kinh tế mà tôi tin tưởng suốt vài chục năm qua là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền "kinh tế thực" (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Tôi vẫn đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

    Nhưng tôi đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

    TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý "tẩu tán tài sản" của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?
    Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn 'quân biết nói tiếng Hoa' vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

    BBC:Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

    TS Phạm Đỗ Chí: Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương 'gần Nga xa Trung Quốc', trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng 'đạo diễn' Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn 'đồng minh một lúc' là VNCH.

    Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để 'giúp Nga đánh Hoa' vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.
    Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và "mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025".

    Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh "một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới" là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

    Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ.

    Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

    Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

    Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều "nhường nhịn" với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.
    Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để "nắn gân Trung Quốc" và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.

    Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn 'Đường Lưỡi Bò' ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

    BBC:Cuối cùng, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ- Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai?

    TS Phạm Đỗ Chí: Đây là một đề tài lớn và quan trọng cần đề cập trong một bài bình luận riêng biệt. Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

    Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn 'Made in China' bằng 'mác Việt Nam giả' để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với 'âm mưu' này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng 'mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc' lúc vào cửa khẩu Mỹ.
    Trong tinh thần này, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/18 cho phép tiền CNY (NDT) vào bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp VN), là một quyết định chính sách sai lầm cần rút lại ngay, trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn thêm ồ ạt vào Việt Nam, và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, ngoài vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.

    Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

    Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một liên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN-- vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.

    Không loại trừ trường hợp Mỹ có thể đề nghị tái lập TPP với vài điều kiện mới, để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU.
    Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế "đu dây" của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

    Đó có thể là thế "Chẳng Đặng Đừng" duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

    Tác giả Phạm Đỗ Chí, Tiến sĩ kinh tế (Wharton School, University of Pennsylvania), cựu chuyên viên IMF:

    https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45862058
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 10-15-2018 at 04:11 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #246
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345

    Gót chân Asin của Trung Quốc đã lộ rõ



    Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (đang leo thang) đã làm thị trường chứng khoán Trung Quốc xuống dốc, đồng NDT mất giá, xuất khẩu giảm sút, kinh tế phát triển chậm lại. Bên cạnh những hệ quả nhãn tiền đó, Trung Quốc đang bộc lộ “gót chân Asin” (Achilles’ Heel), như một tiếng chuông cảnh báo làm người Trung Quốc giật mình tỉnh ngộ. Tôi tin rằng nếu Trung Quốc bị suy sụp thì không phải từ bên ngoài như Biển Đông, là nơi họ có lợi thế so sánh tương đối, mà chính từ bên trong nơi họ dễ bị tổn thương vì “gót chân Asin”.


    Gót chân Asin
    Cách đây hơn hai năm, khi tôi viết bài “Gót chân Asin của Trung Quốc: Cơ hội thoát Trung” (Viet-studies, 12/2/2016) và bài “Nghịch lý Tập Cận Bình: Dr Jekyll or Mr Hyde” (Viet-studies, 17/5/2016), chưa ai hình dung được kết cục thế này. Tuy vẫn còn quá sớm để đánh giá và kết luận về cuộc chiến tranh thương mại (chưa có điểm dừng) nhưng sẽ quá muộn nếu không kịp thời rút ra bài học, để có đối sách thoát hiểm (trước khi quá muộn). Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để điều chỉnh chiến lược, đổi mới thể chế, và thoát Trung.


    Trong các bài phân tích trước đây, tôi đã đề cập đến cảnh báo của các học giả hàng đầu về Trung Quốc (như Paul Krugman, David Shambaugh, Minxin Pei, Andrew Nathan). Về cơ bản, họ đều cho rằng Trung Quốc có nhiều vấn đề nghiêm trọng, và không mạnh như người ta tưởng. Trung Quốc có dấu hiệu sắp đổ vỡ, nhưng chưa biết khi nào. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là một bước ngoặt mới, làm bộc lộ “gót chân A-sin” như mở cái “hộp Pandora”, với những tử huyệt mà trước đây người ta mới đồn đoán, nhưng nay thành sự thật.


    Cách đây 5 năm, Paul Krugman (một chuyên gia kinh tế hàng đầu, được giải Nobel) đã nhận định rằng “Trung Quốc đang có vấn đề lớn” (China is in big trouble) vì mô hình phát triển của họ đã kịch đường, đang đụng phải bức tường lớn. Vấn đề chưa biết rõ là bao giờ Trung Quốc sẽ suy sụp. (Hitting China’s Wall, Paul Krugman, NYT, July 18, 2013).


    Cách đây 3 năm, David Shambaugh (một học giả hàng đầu về Trung Quốc) cũng nhận định tương tự: “Trung Quốc sắp đổ vỡ” (crack up). Theo Shambaugh, “màn chót của Trung Quốc đã điểm, các biện pháp cứng rắn của Tập Cận Bình chỉ làm Trung Quốc tiến gần hơn đến chỗ đổ vỡ (breaking point). (The Coming Chinese Crackup, WSJ, March 6, 2015).


    Gần đây, trong một bài phân tích mới, Minxin Pei (một chuyên gia hàng đầu về Trung Quôc) cũng nhận định rằng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang làm Trung Quốc bộc lộ các mặt yếu kém như “một người khổng lồ chân bằng đất sét” (as a giant with feet of clay). (China’s Summer of Discontent, Minxin Pei, Project Syndicate, August 2, 2018).


    Biết mình biết người
    Trong binh pháp, Tôn Tử từng răn “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Nhưng những gì vừa diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm bộc lộ một thực tế khó phủ nhận là Bắc Kinh không biết mình biết người. Hay nói cách khác đó là “ngộ nhận chiến lược”. Bắc Kinh đã đánh giá thấp Trump, tưởng ông là “tổng thống con buôn” (dealer) nên chắc chỉ dọa già để đàm phán, chứ không dám đánh thuế thật. Vì vậy, khi Trump tuyên chiến và ra đòn quyết liệt, Bắc Kinh đã bị bất ngờ (caught off guard) và đối phó bị động và lúng túng.


    Gần đây, khi các chuyên gia của Stratfor (một tổ chức nghiên cứu chiến lược) đến Trung Quốc, họ cảm thấy có sự bất ổn (uncertainty). Người Trung Quốc không còn nhắc đến “Made-in-China 2025” như trước, như có một cuộc “rút lui chiến lược” (tuy đã quá muộn). Cuộc chiến thương mại với Mỹ làm Bắc Kinh đau đầu, và nổ ra tranh luận về chính sách (đã bộc lộ sai lầm), về vị thế của Tập Cận Bình (đang bị nội bộ chỉ trích), về vai trò và tương lai của các cố vấn chủ chốt liên quan đến Mỹ, như Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) Phó Chủ Tịch Nước, là cánh tay phải của Tập, và Lưu Hạc (Liu He) Phó Thủ Tướng, phụ trách đàm phán với Mỹ. Nếu Trung Quốc bị thất thế và thua cuộc thì sự nghiệp chính trị của họ cũng bị tổn thương.


    Nay Tập Cận Bình nắm quyền lực tuyệt đối, như “Chủ tịch Mọi Thứ” (Chairman of Everything) hay “Hoàng đế Đỏ” (Red Emperor). Xung quanh Tập không thiếu người tài, nhưng thể chế độc tài và tệ “sùng bái cá nhân” đang làm thui chột sáng tạo và vô hiệu hóa tài năng, vì vua không chịu lắng nghe, hoặc các quan không dám nói thật. Đó chính là nghịch lý Tập Cận Bình và “gót chân Asin” của Trung Quốc (và một số nước khác). Muốn khắc phục vấn nạn đó, phải thay đổi thể chế, vì chỉ thay người (như thay áo) sẽ không giải quyết được vấn đề. Einstein đã từng nói: “không thể giải quyết được vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra nó”.


    Trung Quốc đã đi quá xa với tham vọng bành trướng ra toàn cầu để thách thức Mỹ. Tuy đã quá muộn để quay lại theo lời răn của Đặng Tiểu Bình là “giấu mình chờ thời”, nhưng “muộn còn hơn không”. Lúc này, dù Tập Cận Bình vẫn có thể tránh né được chỉ trích trực tiếp, nhưng chắc không tránh né được mãi. Các quyết định của Tập ẩn tàng rủi ro, vì ngộ nhận hoặc do “hệ quả không định trước” (unintended consequences), đang làm suy yếu quyền lực. Các quyết sách của Tập về kinh tế, đối ngoại, và quân sự đang chịu sức ép lớn của dư luận trong và ngoài nước, vì những ngộ nhận và nghịch lý đang làm Trung Quốc dễ bị tổn thương.


    Trong khi chính quyền Trump điều chỉnh chiến lược để ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy thách thức Mỹ, Bắc Kinh vẫn ngộ nhận và coi thường (như dưới thời Obama). Vì vậy, khi Trump chuyển sang tấn công, Bắc Kinh đã sa vào thế bị động và thiếu chuẩn bị để đối phó. Trong khi Bắc Kinh đang tái cấu trúc nền kinh tế (để giảm núi nợ khổng lồ) nên dễ bị tổn thương như “rắn đang lột xác”, bộ máy tuyên truyền vẫn hùng hổ thách thức Mỹ. Nếu chiến tranh thương mại leo thang (như dự báo), Trung Quốc chắc càng bất ổn về kinh tế, và Tập càng bị thách thức nhiều hơn về chính trị. Nay dù Bắc Kinh có muốn xuống thang hay “rút lui chiến lược” cũng khó vì họ đã đi quá xa. (Xi Jinping’s Path for China, Stratfor, August 10, 2018).


    Cao Biền dậy non
    Trong bối cảnh Lưu Hạc thất bại (6/2018) không ngăn được Mỹ quyết định đánh thuế 34 tỷ USD, nhiều người kỳ vọng Vương Kỳ Sơn sẽ vào cuộc như “người chữa cháy số một” (fire fighter in chief). Tuy chưa rõ Vương Kỳ Sơn thực sự không dính líu sâu vào quan hệ với Mỹ, hay ông cố tránh xa quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, nhưng chắc Vương không tham gia vào lúc này vì Mỹ tiếp tục đánh thuế cao hơn, ông sợ bị mất mặt. Nếu Lưu Hạc đã bị bỏng bởi đám cháy, Vương Kỳ Sơn có thể bị bỏng còn nặng hơn. Tuy Vương không tham gia lúc này là “dấu hiệu xấu trong quan hệ Mỹ-Trung”, nhưng ông có thể là lá bài chiến lược để dành (cho nước cờ cuối). Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa thực sự biết Washington muốn gì, vì các quan chức Mỹ tham gia đàm phán chia rẽ sâu sắc, nên không có tiếng nói chung (reneging on one’s words). (China-US trade war: Vice-President Wang Qishan ‘the firefighter’ might not be sent to front line, Shi Jiangtao, South China Morning Post, August 22, 2018).


    Nhưng Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) lại là câu chuyện khác. Ông được coi là “quốc sư” vì phục vụ ba đời Tổng Bí Thư, là bộ óc đằng sau các chủ thuyết qua từng giai đoạn: Giang Trạch Dân với thuyết “Ba Đại diện”, Hồ Cẩm Đào với thuyết “Xã hội Khá giả”, và Tập Cận Bình với thuyết “Giấc mộng Trung Hoa”. Tại Đại hội 19, Vương được Tập đưa vào thường vụ Bộ Chính Trị, phụ trách tuyên truyền (thay Lưu Vân Sơn). Mô hình chuyên chế có sức sống (authoritarian resilience) đã phát huy hiệu quả (sau Thiên An Môn). Nhưng khi mô hình “chuyên chế tập thể” biến thành “chuyên chế cá nhân”, khoác cái áo tư bản nhà nước với “đặc sắc Trung Quốc”, nó đã bộc lộ “gót chân Asin” khi bị Mỹ tấn công. Gần đây, Vương không xuất hiện, làm dấy lên tin đồn là Vương đã thất sủng vì chủ trương tuyên truyền phản tác dụng.


    Thời xưa, Tào Tháo đã để lại một câu nổi tiếng: “ta thà phụ người còn hơn để người phụ ta”. Thời nay, Đặng Tiểu Bình cũng quyền biến không kém, khi trở mặt thí Triệu Tử Dương (là đệ tử của mình chủ trương cải cách ôn hòa) và ủng hộ phe cực đoan xuống tay đàn áp đẫm máu sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn. Tuy buộc phải nhúng tay vào chàm để giữ quyền lực, nhưng Đặng có lý khi để lại mấy lời răn nổi tiếng: “giấu mình chờ thời”, “quyết không đi đầu”, “lãnh đạo tập thể” và “mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột”.


    Nhưng đáng tiếc là Tập Cận Bình đã làm ngược lại các lời răn của Đặng Tiểu Bình, vì chủ quan tin rằng đã đến lúc Trung Quốc không cần giấu mình, sẵn sàng đi đầu, tập trung quyền lực tuyệt đối để trở thành độc tài và “sùng bái cá nhân” như thời Mao Trạch Đông. Sau Đại hội 19, Tập còn thay đổi hiến pháp để lãnh đạo suốt đời (như một hoàng đế Trung Hoa). Đó là một nghịch lý, không chứng tỏ sức mạnh mà là điểm yếu như “Cao Biền dậy non”. Đây là một cuộc cách mạng lộn ngược trở về quá khứ (chẳng khác gì cách mạng Hồi giáo Iran).

    Cục diện tứ giác thương mại quốc tế Mỹ-Trung-Nhật-EU bắt đầu suy sụp với tiếng chuông báo động của WTO, mở ra một giai đoạn mới của trật tự kinh tế quốc tế, trong đó Trung Quốc đang bị các cường quốc khác cô lập. Lý Khắc Cường đã đề nghị hợp tác với EU để chống lại Mỹ, nhưng đã bị EU từ chối. Trong khoảng hai tháng qua, đồng tiền NDT đã liên tục mất giá trong khi đồng USD vẫn đang mạnh lên. Nhưng điều làm cho Bắc Kinh lo ngại nhất là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rút vốn ồ ạt ra khỏi Trung Quốc, làm cho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh. Trong hơn 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện nay, dự trữ ngoại hối khả dụng không đến 50%, trong khi nợ nước ngoài khoảng 1.800 tỷ USD.

    Lợi bất cập hại
    Lãnh đạo Trung Quốc đã chủ quan tưởng rằng họ có thể thắng cuộc khi đối đầu thương mại với Mỹ (trade standoff). Bắc Kinh tưởng Washington sẽ bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại vì chịu sức ép của cử tri Mỹ đang bị thua thiệt do thương mại bị đình đốn. Trên thực tế, Bắc Kinh dễ bị tổn thương hơn, vì họ cần duy trì tăng trưởng kinh tế để có chính danh quyền lực, và luôn bị ám ảnh bởi bất ổn xã hội. Trong khi Bắc Kinh tăng cường bịt miệng những người bất đồng chính kiến, thì họ cũng bịt luôn những “thông tin trái chiều” (nhưng là sự thật cần biết). Việc Tập nắm quyền lãnh đạo độc tôn đã gây trở ngại cho việc hoạch định chính sách hiệu quả khi các quan chức không dám nói thật, đùn đẩy trách nhiệm ra quyết sách cho lãnh đạo, và thi hành mệnh lệnh một cách thụ động và máy móc (dù hệ quả tốt hay xấu).

    Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang (như dự báo) sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường. Lòng tin của dân chúng vào nền kinh tế sẽ bị suy sụp, làm cho đất nước đứng trước các thách thức mới còn nghiêm trọng hơn nhiều so với xuất khẩu bị giảm sút. Theo quy luật, chiến tranh thương mại thường kéo theo chiến tranh tiền tệ. Lúc đó, không chỉ đồng tiền NDT sẽ tiếp tục phá giá, dẫn đến suy thoái, mà dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc, bất chấp các biện pháp kiểm soát, dẫn đến các hệ quả còn lớn hơn cả tài chính và kinh tế.

    Một biện pháp truyền thống là bán nợ để đối phó với đòn trừng phạt thuế quan trong đối đầu thương mại. Tháng 4/2018, Nga đã quyết định bán 84% số công trái chính phủ Mỹ (US Treasury bonds) mà Nga đang nắm (trị giá 81 tỷ USD), để trả đũa và đối phó với Mỹ đánh thuế các hàng hóa của Nga (như thép). Quyết định này tưởng sẽ tác động đến thị trường và kinh tế Mỹ, nhưng lãi suất công trái 10 năm của Mỹ vẫn giữ ở mức 3%. Số công trái trị giá 81 tỷ USD mà Nga bán ra chỉ như muối bỏ biển, so với tổng số công trái Mỹ trị giá 21.000 tỷ USD.

    Trung Quốc là nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ, trong đó có 1.200 tỷ USD công trái (Treasury bonds), bằng 6% tổng số nợ (gấp 10 lần Nga). Nếu Bắc Kinh bán số công trái chính phủ Mỹ (như Nga) sẽ là một quả bom kích hoạt cuộc chiến tiền tệ, tác động đến thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu. Đó sẽ là một cuộc chiến hủy diệt lẫn nhau (mutually assured destruction), nên ít có khả năng Tập Cận Bình sẽ trả đũa bằng “quả bom công trái Mỹ” (như dự đoán). Theo một tài liệu nghiên cứu của bộ Quốc phòng Mỹ (năm 2012), về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ vì Trung Quốc mua quá nhiều công trái, đã kết luận rằng Trung Quốc không thể đem công trái Mỹ ra bán hàng loạt, vì Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn.

    Song song với chiến tranh thương mại (đang leo thang), ngày 13/8/2018, Tổng thống Trump đã ký “Luật Chuẩn chi Quốc phòng cho năm tài chính 2019” (NDAA) được Quốc hội thông qua (1/8/2018) phê chuẩn ngân sách quốc phòng 716,3 tỷ USD (tăng 16 tỷ USD so với năm trước). NDAA nhằm ngăn chặn: (1) các hoạt động xâm chiếm lãnh thổ biển đảo của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á; (2) các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Mỹ và quốc tế; (3) các kế hoạch của Trung Quốc nhằm làm suy yếu Mỹ. Quốc hội nhấn mạnh “cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc là ưu tiên chính của Mỹ”. NDAA cũng kêu gọi “xác định lại, mở rộng và kéo dài” (redesignation, expansion, and extension) Sáng kiến Hàng hải Đông Nam Á. (With a wary eye on China’s maritime expansion the US is switching up gear in the Indo Pacific, Emanuele Scimia, South China Morning Post, August 23, 2018).

    Trí thức trỗi dậy
    Theo các nguồn tin từ Trung Quốc, gần đây có một số sự kiện đáng chú ý: Giáo sư Hồ An Cương (Đại học Thanh Hoa) bị phê phán kịch liệt là tác giả thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ”; Bộ phim “Amazing China” bị ngừng phát hành, sau mấy tháng gây sốt dư luận; Báo chí Trung Quốc được chỉ đạo không còn nhắc đến kế hoạch “Made in China 2025”.

    Ông Hồ An Cương đang bị dư luận Trung quốc phê phán, coi lý thuyết của ông là thủ phạm và nguyên nhân trực tiếp làm Trump nổi giận, gây ra cuộc Chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Trong một báo cáo (năm 2016) Hồ An Cương khẳng định Trung Quốc đã trở thành nước chế tạo lớn nhất thế giới, nước xuất nhập khẩu nhiều nhất và thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. Trong một báo cáo khác (tháng 4/2017) ông kết luận: “Trung Quốc đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt qua toàn diện nước Mỹ, trong đó thực lực kinh tế đã vượt Mỹ năm 2013, khoa học kỹ thuật đã vượt Mỹ năm 2015, sức mạnh quốc gia tổng hợp đã vượt Mỹ năm 2012. Đến năm 2016, ba thực lực trên so với Mỹ đã lớn gấp 1,15 lần về kinh tế, gấp 1,31 lần về khoa học kỹ thuật và 1,36 lần về sức mạnh quốc gia tổng hợp, nên Trung Quốc đứng đầu thế giới!”.

    Gần đây, 27 học giả, nhà nghiên cứu, và cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa đã ký tên vào một lá đơn yêu cầu Đại học Thanh Hoa cách chức Viện trưởng và tước bỏ học hàm giáo sư của Hồ An Cương. Sau đó, lá đơn này đã được 1.000 cựu sinh viên của trường đại học danh tiếng này hưởng ứng ký tên. Nội dung lá đơn tố cáo các nghiên cứu của Hồ An Cương đi ngược lại những kiến thức thông thường, đẻ ra cái gọi là “báo cáo học thuật về sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã vượt Mỹ”. Họ cho rằng Hồ An Cương không chỉ làm ô danh trường Đại học Thanh Hoa mà về lâu dài còn làm hại đất nước và nhân dân Trung Quốc.

    Một sự kiện khác đáng chú ý là Giáo sư Tôn Lập Bình (Đại học Thanh Hoa) đã viết bài trên mạng Weibo (được lan truyền khắp cả nước), chỉ trích các hoạt động tuyên truyền nói trên là “vừa gây tai họa cho quốc gia, vừa mang tai ương cho nhân dân”. Theo ông, các trường đại học danh tiếng (Ivy League) và các cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ đã hội tụ được các nhân tài giỏi nhất toàn cầu, kiên trì nghiên cứu cơ bản suốt mấy chục năm nay, trong khi Trung Quốc chỉ mới trỗi dậy trong một thời gian ngắn, nên đừng mong đuổi kịp Mỹ. Ông cảnh báo nếu người Trung quốc suốt ngày tung hô kế hoạch “Made in China 2025”, và bộ phim “Amazing China”, là “Đại quốc Trọng khí” (vật quý, quan trọng của nước lớn) thì chẳng khác gì “gõ thanh la và đánh trống lôi người khác tỉnh dậy, để tìm cách kiềm chế chúng ta”.

    Ông Long Vĩnh Đồ (cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc) cũng phê phán quan điểm của ông Hồ An Cương về “Trung Quốc đã vượt Mỹ về ba thực lực”. Ông Long viết: “Mới đây, một báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện trưởng Hồ An Cương ở Đại học Thanh Hoa cho rằng 6 thực lực phát triển của Trung Quốc (kinh tế, khoa học kỹ thuật, sức mạnh tổng hợp, quốc phòng, ảnh hưởng quốc tế và văn hóa mềm) đều đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt Mỹ toàn diện, trong đó 3 thực lực đầu đã vượt Mỹ”. Theo ông, từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ coi thực lực kinh tế vượt Mỹ là tiền đề để xử lý quan hệ với Mỹ. Về thực lực phát triển, tố chất con người, hay sức mạnh tổng hợp quốc gia đều còn khoảng cách rất xa so với người Mỹ. Nhưng ông Hồ An Cương đã làm lãnh đạo và xã hội Trung Quốc lầm lẫn.

    Tuyên truyền ra sao
    Trên Nhân dân Nhật báo (2/7/2018) có bài “Bàn về trào lưu thổi phồng tự đại”, cũng chỉ trích “cách nói 3 thực lực của Trung Quốc đã đuổi kịp và vượt Mỹ”. Bài báo phê phán một số bài viết tung hô “Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về một số lĩnh vực, ai cũng khâm phục”, và “Trung Quốc hiện là nền kinh tế số 1 thế giới”, hoặc “Mỹ đã sợ chúng ta, Nhật cũng sợ, và châu Âu hối hận”. Những bài báo đó đã kích động tinh thần dân tộc cực đoan, làm nhiều người tự cao tự đại, xã hội sa đà vào thông tin sai lạc, vô tình cổ súy cho tư tưởng dân túy.

    Sau khi nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, “Sự kiện ZTE” bị Mỹ trừng phạt vì lấy cắp công nghệ Mỹ, trở thành một liều thuốc tỉnh ngủ, làm người Trung Quốc giật mình. Nhiều chuyên gia Trung Quốc lên tiếng cảnh báo cái gọi là “thành tựu trong lĩnh vực công nghệ cao” của Trung Quốc không đúng như tuyên truyền. Trong khi Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố cấm các công ty Mỹ trong vòng 7 năm không được bán linh kiện/cấu kiện cho công ty ZTE để phát triển công nghệ 5G cho điện thoại thông minh, làm ZTE đối mặt nguy cơ phá sản, bộ phim “Amazing China” lại tung hô công nghệ cao Trung Quốc, với nhiều tình tiết có thể làm bằng chứng Trung Quốc đã lấy cắp, dùng trộm và cưỡng bức chuyển giao công nghệ, làm các công ty công nghệ khác (như Huawei và Alibaba) lo ngại sẽ là nạn nhân tiếp theo (như ZTE).

    Bộ phim “Amazing China” tràn ngập những hình ảnh về các “kỳ tích vượt bậc, gây nức lòng người” trong lĩnh vực khoa học công nghệ (như máy bay tàng hình J-20, tàu sân bay Liêu Ninh, cầu lớn vượt biển nối Hongkong với Ma Cao). Xuyên suốt bộ phim là những lời ca ngợi sức mạnh Trung Quốc, bừng bừng khí thế yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Phim được mô tả là “tác phẩm truyền đi sức mạnh Trung Quốc” gây cơn sốt cả trong nước và ngoài nước. Nhưng đến ngày 19/4/2018, bộ phim đó đột nhiên được thông báo rút khỏi hệ thống các rạp, và gỡ khỏi các trang phim trực tuyến, theo chỉ thị của Ban Tuyên truyền Trung ương.

    Theo Tân Hoa Xã, ngày 25/7/2018, Tưởng Kiến Quốc (Phó ban Tuyên truyền TW) đã đột ngột bị cách chức, và ngày 30/7/2018, Lỗ Vỹ (Phó Ban Tuyên truyền TW), đã bị Tòa án đưa ra xét xử. Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TW đã buộc tội ông với những lời lẽ nặng nề, như là người khởi xướng trào lưu sùng bái cá nhân và lừa dối lãnh đạo. Nhiều người cho rằng việc chỉnh lý công tác tuyên truyền phản ánh tình trạng Trung Quốc bị đòn đau trong Chiến tranh thương mại. Sai lầm về tuyên truyền dường như đã làm cho lãnh đạo bị bất ngờ (caught off guard), nay họ nhận ra thì đã quá muộn. Công tác tuyên truyền gắn với Tập Cận Bình, tuy vị thế chưa bị suy yếu, nhưng khả năng kiểm soát quyền lực chắc bị giảm sút. (Trumps trade war is rattling China’s leaders, Keith Bradsher & Steven Lee Myers, NYT, August 14, 2018).

    Trong nghiên cứu người ta phải dựa trên sự thật, nhưng trong tuyên truyền người ta có thể dựa vào “một nửa sự thật” (half truth) hay “sự thật khác” (alternative facts), thậm chí “tin vịt” (fake news) để đạt mục đích. Nghiên cứu và tuyên truyền tồn tại song song nên dễ làm người ta ngộ nhận và nhầm lẫn. Joseph Goebbels (bộ trưởng tuyên truyền Đức) từng nói: “Nói dối một lần chỉ là nói dối, nhưng nói dối một ngàn lần sẽ thành sự thật” (a lie told once remains a lie, but a lie told a thousand times becomes the truth). Sử gia Yuval Harari gọi xã hội loài người là “hậu sự thật” (post-truth) và cho rằng fake news đã tồn tại từ lâu trước Facebook. (Humans are a post-truth species, Yuval Noah Harari, the Guardian, August 5, 2018).

    Ngộ nhận và nhầm lẫn giữa nghiên cứu và tuyên truyền có thể gây tai họa. Điều đó thường xảy ra dưới chế độ chuyên chế khi vua không chịu lắng nghe sự thật và các quan không dám nói ra sự thật (vì sợ trái ý vua). Nó không chỉ xảy ra trong lịch sử, mà đang xảy ra tại Bắc Kinh (và một số nơi khác). Nhiều người đã nhận ra lãnh đạo Trung Quốc vừa qua bị bất ngờ và bị động đối phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại, vì họ đã ngộ nhận và nhầm lẫn lớn (hay còn gọi là “ngộ nhận chiến lược”). Không phải vì Trung Quốc thiếu người tài để đối phó với Mỹ, mà họ đã bị thể chế làm cho thui chột hoặc vô hiệu hóa. Muốn khắc phục vấn nạn này phải thay đổi thể chế, vì chỉ thay người (như thay áo) không thể giải quyết được vấn đề.

    Thoát Trung thế nào
    Trong khu vực, xu hướng “thoát Trung” và “theo Trung” xảy ra đồng thời, phản ánh sự phân hóa của các nước (như ASEAN) dưới tác động của Trung Quốc đang trỗi dậy, muốn thao túng khu vực này và Biển Đông (như cái ao riêng của họ). Miến Điện là một trường hợp điển hình đã dám “tái cân bằng” (rebalance) quan hệ với Trung Quốc. Nói cách khác, đó là quá trình “thoát Trung”, để tránh bị “Hán hóa” (sinicization) về kinh tế và chính trị thông qua “bẫy nợ” (debt trap). “Tái cân bằng” hay “thoát Trung” không có nghĩa là bài Trung hay chống Trung Quốc, vì đó là một cường quốc (láng giềng), có một nền văn hóa vĩ đại.

    Quá trình “tái cân bằng” tại Miến Điện không phải ngẫu nhiên, mà do mấy thập kỷ kinh nghiệm quan hệ Miến-Trung làm người Miến tỉnh ngộ, buộc phải đảo ngược (push back), tuy họ vẫn phải giữ quan hệ tốt với Trung Quốc. Nay quá trình đó đang lặp lại tại Triều Tiên sau cấp cao Liên Triều và Mỹ-Triều, tại Malaysia sau khi Mahathir Mohamad thắng Najib Razak và lên làm thủ tướng, và sẽ diễn ra tại các nước khác như một xu hướng mới. Trong khi quá trình “theo Trung” (như Cambodia, Lào, Thailand, Philippines) là do hoàn cảnh, và có thể đảo ngược, thì quá trình “thoát Trung” hầu như không thể đảo ngược (irreversible).

    Một số học giả và nhà báo thiếu phê phán (uncritically) thường có quan điểm thân Trung Quốc, do thấy đầu tư và ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng tăng trong khu vực. Nhưng đầu tư của Trung Quốc trong mấy năm qua đã dẫn đến phản ứng của dân chúng (public backlash) làm quan hệ song phương dễ đổ vỡ (fragile). Tại Malaysia, thủ tướng mới Mahathir Mohamad (93 tuổi) đang tái cân bằng (rebalance) quan hệ với Trung Quốc như một ưu tiên hàng đầu. Ông đã quyết hủy hai dự án lớn là tuyến đường sắt East Coast Rail Link (trị giá 20 tỷ USD) và đường ống dẫn khí Sabah Gas Pipeline (trị giá hơn 2 tỷ USD). Đây là một phép thử (litmus test) để xem Trung Quốc có mềm dẻo để tái cấu trúc quan hệ trong tương lai hay không.

    Tuy Thủ tướng Mahathir công khai chỉ trích quan hệ Trung-Mã dưới thời Razak, nhưng trong chuyến thăm Trung Quốc (18-22/8/2018), ông đã khéo léo tránh đổ lỗi cho Trung Quốc, mà đổ trách nhiệm cho người tiền nhiệm là Rajib Razak. Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Mahathir nói rõ: “Chúng tôi luôn ghi nhớ trình độ phát triển của các nước không giống nhau…Chúng tôi không muốn có tình trạng chủ nghĩa thực dân kiểu mới vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu. Vì vậy chúng tôi cần thương mại công bằng”.

    Tuy quyết định của ông Mahathir là một thất bại lớn (big blow) cho kế hoạch “Vành đai & Con đường” của Trung Quốc tại khu vực, nhưng Tập Cận Bình vẫn phải vui vẻ chấp nhận và tuyên bố “hài lòng sâu sắc” (deeply satisfied) với chuyến thăm của thủ tướng Mahathir. Sau khi lên cầm quyền, ông Mahathir đã quyết đảo ngược các chính sách của Rajib Razak đã làm Malaysia nợ gần 250 tỷ USD do ký nhiều dự án bất lợi và vay Bắc Kinh hàng tỷ USD để cứu quỹ đầu tư nhà nước khỏi phá sản. (Malaysia cancels two big Chinese projects, fearing they will bankrupt the country, Amada Erickson, Washington Post, August 21, 2018).

    Tại Philippines, phản ứng trái chiều của dân chúng sẽ xảy ra khi làn gió chính trị đổi chiều, hoặc khi sức khỏe của tổng thống có vấn đề. Duterte có lần thú nhận ông là “tổng thống vịt què” (lame duck president) và “sẵn sàng từ chức” nếu quân đội và cảnh sát tìm được người thay thế. Lào và Campuchia cũng không phải ngoại lệ. Lào đang sa vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, với dự án đường sắt cao tốc (trị giá 6 tỷ USD). Tại Campuchia, ngày càng nhiều người bất bình vì Hun Sen cho Trung Quốc thuê cảng Sihanoukville and Koh Kong 99 năm, và một diện tích chiếm 20% bờ biển nước này. Tuy Hunsen đàn áp đảng đối lập và công khai thân Trung quốc, nhưng con trai Hun Sen lại học West Point (chứ không phải Thanh Hoa).

    Đa dạng hóa quan hệ
    Theo New York Times, các nước châu Á buôn bán với Trung Quôc nhiều hơn với Mỹ (thường với tỷ lệ “hai trên một”). IMF dự báo Trung Quốc có thể trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới vào năm 2030. Theo NDS, “Trung Quốc muốn gạt Mỹ khỏi khu vực Indo-Pacific, mở rộng phạm vi mô hình kinh tế nhà nước, và lập lại trật tự khu vực có lợi cho họ… Cạnh tranh kiểu chiến tranh lạnh thường không thấy sự chênh lệch (imbalance) về vùng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực. Đây là hệ quả do Mỹ đã lỡ bước (missteps) và do chính sách tùy tiện (ad hoc) dựa trên quan hệ song phương của Trump tại Đông Nam Á. (Does China really dominate Southeast Asia?, David Hunt, Asia Times, August 23, 2018).

    Theo CNBC (23/8/2018), cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang tiếp tục “ăn miếng trả miếng”, đánh thuế 25% số hàng hóa của nhau trị giá 16 tỷ USD, đưa tổng số lên 50 tỷ USD (giai đoạn một, từ 6/7/2018), bất chấp đàm phán đang diễn ra (ở cấp thứ trưởng). Nếu đàm phán lần trước (6/2018) ở cấp bộ trưởng (với phó thủ tướng Lưu Hạc) đã thất bại, đàm phán lần này càng khó thành công. Trump nói ông “không hy vọng nhiều vào đàm phán”. Có nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục đánh thuế trị giá 200 tỷ USD (giai đoạn hai, từ 9/2018).

    Nếu Trung Quốc vẫn không chịu thay đổi, Trump dọa sẽ đánh thuế trị giá hơn 500 tỷ USD (giai đoạn ba) trên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ năm 2017. Theo Wilbur Ross (bộ trưởng thương mại Mỹ): “Họ sẽ không chịu thua một cách dễ dàng. Dĩ nhiên họ sẽ trả đũa đôi chút, nhưng cuối cùng, chúng ta có nhiều đạn hơn họ. Họ biết điều đó. Nền kinh tế của chúng ta mạnh hơn nhiều so với Trung Quốc, họ cũng biết điều đó”. (CNBC, 23/8/2018).

    Theo một báo cáo của Hội Đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations), tuy Mỹ vẫn là đồng minh chính về an ninh của các nước khu vực, nhưng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gia tăng, càng thúc đẩy các nước Đông Nam Á đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược vượt ra khỏi quỹ đạo với Bắc Kinh hay Washington. Tại Malaysia, sau khi lên cầm quyền, Mahathir quyết định đi thăm Tokyo (chứ không phải Bắc Kinh hay Washington), trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Mahathir có thể quay lại chính sách “Hướng Đông” (Look East), vì ông tin rằng Nhật Bản có vai trò quan trọng hơn tại khu vực này. Đó là quan điểm được nhiều nước khác trong khu vực này chia sẻ (trong đó có Việt Nam).

    Quá trình Hán hóa là chiến lược của Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ra toàn cầu, nhằm cạnh tranh với Mỹ sau khi trỗi dậy thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, thông qua cho vay, đầu tư, xây dựng hạ tầng (theo sáng kiến “Vành đai & Con đường”) và dùng ảnh hưởng văn hóa tư tưởng (như Viện Khổng Tử và “Charm Offensive”). Đó là một loại chủ nghĩa thực dân mới (neo-colonization) dùng “bẫy nợ” thay “ngoại giao pháo hạm”, thường dễ thành công tại các nước có thể chế tương đồng (như độc tài, tham nhũng), nhưng về lâu dài sẽ phản tác dụng khi chủ nghĩa dân tộc và xu hướng dân chủ hóa tại các nước đó trỗi dậy để “thoát Trung”, chống lại sự nô dịch kinh tế và văn hóa (economic and cultural coercion).

    Tham vọng Hán hóa nhằm nô dịch về kinh tế và văn hóa có thể thành công tại một số nước, nhưng thực tế chứng tỏ đó là một con dao hai lưỡi, có thể trở thành “gót chân Asin” của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, khi Mỹ triển khai chiến tranh thương mại và chiến lược quốc phòng (NDS) nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Xu hướng dân chủ hóa và “thoát Trung” theo chủ nghĩa dân tộc tại khu vực sẽ làm Trung Quốc bị cô lập. Những gì đang diễn ra sẽ làm người Trung Quốc giật mình tỉnh ngộ vì họ đã “ngộ nhận chiến lược”. Đó là một bài học lớn không chỉ cho người Trung Quốc, mà còn cho các quốc gia khác chưa tỉnh ngộ.

    Lời cuối
    Gần đây, Patrick Cronin (senior advisor, Center for New American Security) đã đưa ra một khái niệm mới để chỉ hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là “insurgency” (bạo động). Theo Cronin, luật pháp quốc tế trên biển có đứng vững được hay không còn phụ thuộc vào lòng tin của người dân được tự do đi lại như thế nào và tới đâu mà người ta muốn trong phạm vi quyền hạn của họ theo luật quốc tế. Mỹ phải tư duy và hành động như “counterinsurgent” (chống bạo động) trên Biển Đông, để phát huy ảnh hưởng của mình trước Trung Quốc là “insurgent” (kẻ gây bạo động) để bảo vệ sự có mặt thường xuyên và liên tục của tàu bè dân sự tại khu vực này. (China is waging a Maritime insurgency in the South China Sea. It’s time for the United States to counter it, Patrick Cronin, National Interest, August 6, 2018).

    Theo Cronin, Việt Nam là một đồng minh chủ chốt (key ally) của Mỹ tại khu vực, trong khi Mỹ ủng hộ chủ quyền các nước tại Biển Đông, cung cấp nhiều vũ khí, và coi việc ngăn chặn Trung Quốc là mục tiêu chính. Gần đây, các quan chức cấp cao Mỹ đến thăm Việt Nam ngày càng nhiều, như ngoại trưởng Mike Pompeo (cũng như Rex Tillerson), bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis, và Tổng thống Trump (11/2017). Việt Nam vẫn thân thiện với Mỹ và lập trường này chắc không thay đổi… Đáng chú ý là gần đây đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình tại Việt Nam để phản đối luật đặc khu kinh tế, định cho nước ngoài thuê đất 99 năm.

    Tuy Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh Mạng (12/6/2018), nhưng lại hoãn thông qua Luật ba Đặc khu (ít nhất là đến hết năm). Diễn biến này có thể liên quan đến những gì đang diễn ra tại Bắc Kinh cũng như trong quan hệ Mỹ-Trung, như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Chắc phải có mối liên quan chặt chẽ giữa mục tiêu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và mục tiêu chiến lược mới của Mỹ (NDS). Nếu Trung quốc giật mình vì bộc lộ “gót chân Asin”, liệu Việt Nam có giật mình tỉnh ngộ hay không?


    Nguyễn Quang Dy

    Tham khảo
    1. Hitting China’s Wall, Paul Krugman, New York Times, July 18, 2013
    2. The Coming Chinese Crackup, Wall Street Journal, March 6, 2015
    3. China’s Summer of Discontent, Minxin Pei, Project Syndicate, August 2, 2018
    4. Humans are a post-truth species, Yuval Noah Harari, the Guardian, August 5, 2018
    5. China is waging a Maritime insurgency in the South China Sea. It’s time for the United States to counter it, Patrick Cronin, National Interest, August 6, 2018
    6. Xi Jinping’s Path for China, Stratfor, August 10, 2018
    7. Trumps trade war is rattling China’s leaders, Keith Bradsher & Steven Lee Myers, New York Times, August 14, 2018
    8. Malaysia cancels two big Chinese projects, fearing they will bankrupt the country, Amada Erickson, Washington Post, August 21, 2018
    9. China-US trade war: Vice-President Wang Qishan ‘the firefighter’ might not be sent to front line, Shi Jiangtao, South China Morning Post, August 22, 2018
    10. Does China really dominate Southeast Asia? David Hunt, Asia Times, August 23, 2018
    11. With a wary eye on China’s maritime expansion, the US is switching up gear in the Indo- Pacific, Emanuele Scimia, South China Morning Post, August 23, 2018

  7. #247
    Lần đầu tiên trong lịch sử: Lưỡng Đảng Dân Chủ – Cộng Hòa của Mỹ thống nhất cao độ chủ trương chống Trung Quốc
     11:23 13/10/2018

    Có thể nói kể từ sau Liên Xô sụp đổ đến nay, chưa có 1 chủ trương nào của chính phủ Mỹ đạt đến độ đồng thuận cao trong nhân dân, trong giới tinh hoa Mỹ cũng như trong 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa như chủ trương chống Trung quốc hiện nay.



    Từ ngày nổ ra cuộc chiến chống Trung quốc, không có bất kỳ một cuộc biểu tình nào của người dân Mỹ, không có bất kỳ sự phản đối nào của nghị sĩ Dân Chủ hay Cộng Hòa, không có bất kỳ một ý kiến phê phán hay đề nghị xem xét lại của nhà hoạt động chính trị Mỹ nào về cuộc chiến này. Ngay cả các doanh nghiệp Mỹ hay người nông dân Mỹ chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc chiến, cũng không hề tỏ thái độ bất mãn mà chỉ có chút lo lắng về việc kinh doanh sản xuất của họ.

    Trên báo chí Mỹ, những bài viết phê phán hay phản đối Trump chỉ liên quan đến những vấn đề khác chứ không liên quan đến chủ trương chống Trung quốc của ông. Vào ngày mùng 5 vừa qua, tại Viện Hudson, phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói rõ sự đồng thuận này trong bài phát biểu của ông như sau:“Khi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ…”. Và theo Pence, sự đồng thuận không chỉ là trong người dân, mà còn trong những nhà lãnh đạo kinh doanh, các nhà báo, các trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả… Và trên hết là các nghị sĩ ở cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.

    Không chỉ thống nhất cao về chủ trương như lời phát biểu của Phó tổng thống Mỹ Pence, mà theo một số nguồn tin khác, thì hiện hai đảng Dân Chủ Cộng Hòa còn đòi hỏi tổng thống Trump phải mạnh mẽ hơn nữa, gây áp lực lớn hơn nữa với Trung quốc về mọi mặt, từ thương mại kinh tế đến khoa học kỹ thuật, an ninh hàng hải và cả dân chủ nhân quyền.Và hiện nay Quốc hội Mỹ cũng xác định nước Mỹ không cần lợi ích đến từ Trung quốc mà ngược lại còn sẵn sàng chấp nhận thiệt hại từ cuộc chiến chống Trung quốc.



    Có điều thú vị, khác với những cuộc chiến với Afghanistan, Iraq hay Syria, nước Mỹ chỉ hao người tốn của, thì cuộc chiến với Trung quốc đem lại sự thịnh vượng về kinh tế cho nước Mỹ. Liên tiếp những số liệu khởi sắc của nền kinh tế Mỹ được công bố khiến người dân Mỹ tin rằng chính phủ của họ đang đi đúng hướng.

    Chính vì vậy chúng ta thấy, cường độ cuộc chiến ngày càng dồn dập hơn, lĩnh vực ngày càng mở rộng hơn. Khởi đầu chỉ trong thương mại, sau thời gian rất ngắn đã lan ra khoa học kỹ thuật, an ninh hàng hải và tới đây chắc chắn sẽ xiết vấn đề nhập cư của công dân Trung quốc.

    Chúng ta đặt câu hỏi, vì sao mà có được sự đồng thuận cao này?

    Đó là do vấn đề đã được đặt ra từ hàng chục năm về trước, chứ không phải từ lúc tổng thống Trump ngồi vào ghế tổng thống. Trong một bài viết hồi tháng 8 tôi đã nói rõ về vấn đề này, rằng nước Mỹ đã được đánh thức sau một thời gian dài ngủ quên bằng những số liệu kinh hoàng điều tra từ nhiều nguồn, được tập hợp lại trong cuốn sách “Death by China” và người Mỹ bàng hoàng nhận thấy sự nguy hiểm đến từ quốc gia mà họ coi là bạn đó.

    Người Mỹ hiểu ra rằng họ không thể sống yên ổn nếu Trung quốc ngày càng phát triển. Vì vậy mà toàn bộ nhân dân Mỹ, giới tinh hoa và các nhà chính trị Mỹ đều đồng ý phải chiến đấu chống lại Trung quốc. Sắp tới đây người Mỹ sẽ đi bầu giữa kỳ. Những đánh giá cho thấy đảng Cộng Hòa có nhiều lợi thế hơn Dân Chủ, tuy nhiên nếu Cộng Hòa không đạt được kết quả như mong muốn, thì cuộc chiến chống Trung quốc của nước Mỹ cũng không có gì thay đổi.

    Ngay cả khi tổng thống Trump rời ghế tổng thống thì cuộc chiến ấy vẫn không có gì thay đổi. Vì đó là cuộc chiến giữa nước Mỹ và Trung quốc chứ không phải là cuộc chiến giữa tổng thống Donald Trump hay đảng Cộng Hòa với Trung quốc.

    (Theo Tran Dinh Thu)
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  8. #248
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345
    Chào bác Lê,

    Hồi sáng Ác Đô Gân nói dụ Kha Chi tường thuật trực tiếp qua đài Pháp 24. Cuối cùng Ác Đô Gân treo một câu lơ lửng "còn đang tìm xem ai là đầu nậu dụ này". Tay này bám Kha Chi cho chắc để làm tiền Ả rập và Mỹ thôi . bên châu âu gần đây cũng có mấy nhà báo ăn đạn đồng đâu có ai đếm xỉa gì tới

    bác đọc cuốn này thú vị lắm


    chả biết tin mới hôm nay vui hay buồn, mụ bà Con Nơ ở toà án tối cao đang mất trí nhớ, đi xe lăn mụ đang ở ẩn tận AZ . nhưng tên thì còn nằm trong danh sách chánh án tối cao pháp luật . chắc có lẽ mụ tính chờ đến ngày đảng dân chủ làm tổng thống thì mụ rút tên, nhưng không còn thời gian nữa rồi . Nếu bầu cử giữa kỳ lần này đảng cộng hoà chiếm ghế đa số , thế nào cũng sẽ có một vụ ngoạn mục lựa Chếch nữa cho bác và dân chúng xem

  9. #249
    Quote Originally Posted by TLNVN View Post
    Chào bác Lê,

    Hồi sáng Ác Đô Gân nói dụ Kha Chi tường thuật trực tiếp qua đài Pháp 24. Cuối cùng Ác Đô Gân treo một câu lơ lửng "còn đang tìm xem ai là đầu nậu dụ này". Tay này bám Kha Chi cho chắc để làm tiền Ả rập và Mỹ thôi . bên châu âu gần đây cũng có mấy nhà báo ăn đạn đồng đâu có ai đếm xỉa gì tới

    bác đọc cuốn này thú vị lắm


    chả biết tin mới hôm nay vui hay buồn, mụ bà Con Nơ ở toà án tối cao đang mất trí nhớ, đi xe lăn mụ đang ở ẩn tận AZ . nhưng tên thì còn nằm trong danh sách chánh án tối cao pháp luật . chắc có lẽ mụ tính chờ đến ngày đảng dân chủ làm tổng thống thì mụ rút tên, nhưng không còn thời gian nữa rồi . Nếu bầu cử giữa kỳ lần này đảng cộng hoà chiếm ghế đa số , thế nào cũng sẽ có một vụ ngoạn mục lựa Chếch nữa cho bác và dân chúng xem
    Hi bác TLNVN,

    Nếu việc trên là sự thật thì sẽ có nhiều màn gay cấn, dân chủ sẽ ăn thua đủ, và tui nghĩ TT Trump sẽ nhượng bộ để đổi lấy cái gì đó.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #250
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135

    Nhìn lại hai năm cầm quyền, ông Trump đã giữ đúng lời hứa. Nói bình dân một chút là ông “không đóng phim” trên chính trường, ông đang sử dụng quyền lực của một tổng thống và lợi thế của Hoa Kỳ, điều đặc biệt quan trọng là những điều ông làm, các công dân Mỹ đều được hưởng!


    NHÌN LẠI KINH TẾ CỦA HOA KỲ VÀ TQ SAU CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI


    Tạm thời không bàn đến những ồn ào của dư luận đối với tổng thống Donald Trump, có thể những lời ong tiếng ve gây ít nhiều ảnh hưởng đến chính quyền của ông. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng, ông Trump dường như đã và đang thực hiện đúng lời hứa của mình đó là “nước Mỹ trên hết”.

    Dư luận đâu đó vẫn chỉ trích chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump, và cho rằng, chính sách này sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế của chính Hoa Kỳ và thế giới.

    Đề công bằng, chúng ta hãy đưa ra bức tranh sống động và thực tế nhất, đó là sau khi xảy ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc thì nền kinh tế Mỹ ra sao và TQ hiện nay như thế nào.
    Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không thể đưa tất cả các ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà phân tích hay các chính trị gia về chính sách của ông Trump.
    Tuy nhiên, có thể tóm lại rằng tuy có nhiều người chỉ trích, thì cũng có rất nhiều người ủng hộ chính sách của ông Trump.
    Thôi thì cứ để họ tranh cãi với nhau. Riêng đối với cái nhìn của người dân, có lẽ đó là thước đo thực tế nhất bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ.

    Tỉ lệ thất nghiệp giảm ở mức thấp nhất trong 50 năm
    Tỉ lệ thất nghiệp giảm có nghĩa là hầu như đại đa số đầu có việc làm, và điều đó cũng đồng nghĩa rằng cuộc sống người dân ổn định hơn.
    Theo giới truyền thông đưa tin và căn cứ trên số liệu từ chính phủ Hoa Kỳ, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ chỉ còn 3,7% trong tháng 9, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969, và cho thấy việc thuê mướn kéo dài kỷ lục đã giúp hàng triệu người Mỹ đi làm trở lại.

    Trong những tháng gần đây, người tiêu dùng giàu lên và chi tiêu của các cơ sở kinh doanh đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và khuyến khích chủ nhân tiếp tục thuê mướn nhân công.
    Người Mỹ tin tưởng vào triễn vọng của nền kinh tế được thúc đẩy vì có thêm công ăn việc làm và có những chỉ dấu cho thấy lương cao.
    Tăng trưởng trong tháng 9 đã nới rộng mức tăng trưởng của việc làm hàng tháng trong 8 năm rưỡi liên tiếp. Đó là thực trạng của nước Mỹ trong cuộc chiến thường mại với Trung Quốc. Vậy Trung Quốc đã đạt được gì trong cuộc chiến thương mại

    Trung Quốc đang “kiên cường” đấu “võ miệng” trong cuộc chiến thương mại
    Trung Quốc từng nhấn mạnh rằng nền kinh tế của nước này”rất kiên cường” và Bắc Kinh không lo ngại một cuộc chiến thương mại. Nhưng hành động gần đây cho thấy điều ngược lại.

    Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thiên Tân, Trung Quốc hồi tháng 9, một quan chức của cơ quan điều hành chứng khoán nhà nước hùng hổ nói “văng cả bọt mép” rằng, chính quyền Tổng thống Trump không thể khiến kinh tế Trung Quốc chao đảo.

    Fang Xinghai, Phó Chủ tịch Ủy ban điều hành chứng khoán Trung Quốc cho biết, ngay cả khi Mỹ áp thuế lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ bị giảm 0,7 %.
    Tuy nhiên, việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mới đây cắt tỷ lệ dự trữ cho thấy, tình hình không “màu hồng” như quan chức này tưởng tượng, các chuyên gia lưu ý.

    Ngân hàng TW Trung Quốc vừa tuyên bố cắt tỷ lệ dự trữ của hầu hết các ngân hàng, cho phép bơm 750 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 109,2 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng, đồng nghĩa với việc nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế.
    Động thái giảm tỷ lệ dự trữ lần thứ 4 trong năm được đưa ra khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang, và có khả năng kéo dài hơn dự kiến.

    Cuộc chiến tranh thương mại kéo dài trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang có tín hiệu vững vàng có thể khiến các nhà đầu tư rút tiền khỏi Trung Quốc. “Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và bạn có thể nhìn thấy chính phủ đang chủ động có các biện pháp kích thích kinh tế”, nhà phân tích Cindy Ponder-Budd từ công ty nghiên cứu View from the Peak cho biết.

    Động thái mới nhất của PBOC được đưa ra sau kỳ nghỉ quốc khánh kéo dài một tuần ở Trung Quốc. Khi thị trường Trung Quốc đóng cửa tuần trước, cổ phiếu Hồng Kông đã giảm 4 ngày liên tiếp khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Động thái giảm tỷ lệ dự trữ có tác động không nhiều trong việc xoa dịu thị trường khi cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục giảm ngay trong phiên giao dịch đầu tiên.

    Cổ phiếu tại Thượng Hải và Thâm Quyến giảm gần 3% trong sáng ngày 8/10. “Trung Quốc đang lo lắng. Đang có rất nhiều áp lực đối với Trung Quốc”, Gareth Nicholson, Ngân hàng Singapore cho hay. “Trung Quốc có thể đang đối mặt với thời kỳ tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
    Tất cả các thông tin đều chống lại Bắc Kinh”, Fraser Howie, nhà phân tích độc lập trả lời CNBC. “Tất nhiên là họ muốn hạn chế bất kỳ thông tin cho thấy họ đang lo sợ nhưng rõ ràng đây không phải là tình hình kinh tế thường thấy ở Trung Quốc”, ông nói thêm.

    Mọi khả năng đối với Trung Quốc vẫn còn bỏ ngõ
    Tuy nhiên, hình như ông Trump chưa có ý định ngồi lại với họ Tập. Ông Trump đã để ngỏ khả năng có thể tiến hành thêm nhiều biện pháp nữa khiến nền kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn.
    Tuyên bố này cho thấy không hề có dấu hiệu Washington sẽ “hạ nhiệt’ căng thẳng thương mại đang leo thang với Bắc Kinh.

    Trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News, Tổng thống Trump nhấn mạnh các biện pháp áp thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã có “tác động lớn” đối với nền kinh tế thứ 2 thế giới. Ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc về cơ bản đã bị suy giảm, đồng thời cảnh báo có thể gây thêm áp lực hơn nữa nếu ông muốn.

    Ông nhấn mạnh: “Tôi không muốn làm vậy, song Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán.” Vị nguyên thủ Hoa Kỳ cũng cho rằng mặc dù Trung Quốc muốn đàm phán song ông không tin họ đã sẵn sàng. Ông Trump cáo buộc những người tiền nhiệm vì đã cho phép Trung Quốc theo đuổi các hành vi thương mại mà ông cho là không công bằng, đồng thời nhấn mạnh “điều đó đã kết thúc.”

    Lời kết
    Nhìn lại hai năm cầm quyền, ông Trump đã giữ đúng lời hứa. Nói bình dân một chút là ông “không đóng phim” trên chính trường, ông đang sử dụng quyền lực của một tổng thống và lợi thế của Hoa Kỳ, điều đặc biệt quan trọng là những điều ông làm, các công dân Mỹ đều được hưởng.

    https://vietmynewspaper.com/2018/10/14/nhin-lai-kinh-te-cua-hoa-ky-va-tq-sau-cuoc-chien-thuong-mai/

 

 

Similar Threads

  1. Tổng Thống Mỹ Donald Trump
    By Red Apple in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 01-16-2018, 02:17 PM
  2. Danh sách các bộ trưởng trong nội các ông Trump.
    By dalat1953 in forum Thời Sự Trong Ngày
    Replies: 0
    Last Post: 05-16-2017, 08:36 AM
  3. Mã độc từ VN / Vietnamese Malware Gets Very Personal
    By Lotus in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 0
    Last Post: 02-27-2014, 01:49 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-01-2012, 05:37 PM
  5. Third San Francisco Vietnamese American Poetry & Art Festival
    By visabelle in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 2
    Last Post: 04-25-2012, 09:14 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:01 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh